Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

các loại hình kinh tế dùng cày và sức kéo động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.62 KB, 13 trang )

MỤC LỤC


I.

DẪN NHẬP

Kinh tế của một xã hội phải từng bước phát triển qua thời gian và qua những
thời kỳ khác nhau. Đầu tiên con người chỉ dựa vào hình thức săn bắt, hái lượm để
sinh sống trong cộng đồng người, sau đó con người đã có bước tiến mới hơn là biết
trồng các loại cây hoa màu và bắt các loại thú rừng rồi thuần phục chúng thành vật
nuôi để chúng sinh sản làm tăng thêm lượng sản phẩm thu được đó là hình thức
kinh tế trồng trọt và chăn nuôi. Từng bước hoàn thiện hơn, con người đã biết sử
dụng những công cụ tiên tiến hơn là dùng cày và sức kéo của động vật trong sản
xuất nông nghiệp, khu vực canh tác giờ đây là những cánh đồng rộng lớn với thời
gian canh tác lâu dài. Từ đó dân cư ổn định chỗ sống, định cư thành làng mạc ổn
định. Sự chuyển biến từ nông nghiệp dùng cuốc sang nông nghiệp dùng cày và sức
kéo của động vật đánh dấu một bước phát triển mới về chất của sức sản xuất, mở
rộng diện tích canh tác, tăng năng xuất cây trồng, của cải tích lũy càng nhiều, làm
cho xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. Hình thành các giai cấp khác nhau gọi là sự
phân tầng xã hội khá rõ rệt.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân số sống ở nông thôn họ chủ yếu phụ
thuộc vào sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là nghề trồng lúa. Điều kiện sinh thái
của một nước nhiệt đới nóng ẩm cùng với nghề trồng lúa truyền thống và tập quán
chăn nuôi lâu đời đã hình thành nên quần thể trâu, bò nước ta khá lớn. Ở Việt Nam,
trâu, bò đã được thuần hoá từ lâu và được sử dụng chủ yếu cho cày kéo, giúp ích
cho con người trong việc sản xuất và vận chuyển tạo ra nguồn lực cho phát triển
kinh tế.
Vì vậy trước đây khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì nông nghiệp dựa
vào khả năng của con người, cày và sức kéo của động vật là chủ yếu. Đó là sự ra
đời của lưỡi cày bằng sắt, đồng thau và sức kéo của động vật từ thời Hùng Vương,


chứng tỏ tổ tiên ta đã biết khá sớm những kĩ thuật canh tác tiến bộ nhất thời đó.

2


II. NỘI DUNG
2.1. Lịch sử hình thành
Loại hình kinh tế - văn hoá nông nghiệp dùng cày và sức kéo của động vật là
bước tiến quan trọng của phát triển lực lượng sản xuất của con người khi họ biết sử
dụng cày và sức kéo vào canh tác nông nghiệp trên phạm vi rộng lớn.
Với loại hình kinh tế - văn hoá nông nghiệp dùng cày và sức kéo của động vật,
xã hội đã bước sang hẳn xã hội bước đầu có nhà nước sơ khai nhưng còn nhiều tàn
tích thời nguyên thủy. Bên cạnh đó các nền văn hoá nông nghiệp lớn cũng hình
thành ở một số trung tâm và đạt đến đỉnh cao như Hy Lạp, Tiền Á, Ấn Độ, Trung
Quốc. Không như công cụ cuốc có thể xuất hiện ở nhiều nơi cùng một lúc và độc
lập với nhau thì nông nghiệp dùng cày chỉ xuất hiện từ một số trung tâm và có sự
giao lưu giữa các vùng.
Theo những tài liệu khảo cổ học thì cuối thiên niên kỉ thứ III, đầu thiên niên kỉ
thứ I TCN (thời đại đồ đồng đầu thời đại đồ sắt), việc sử dụng động vật làm sức kéo
chỉ giới hạn trong khu vực nhiệt đới mưa nhiều. Đó là lưu vực sông lớn như Tigre,
Nil, Hằng, Hoàng Hà, Dương Tử.
Loại hình kinh tế nông nghiệp dùng cày ở vùng rừng thảo nguyên và rừng ôn
đới cũng hết sức đa dạng. Loại hình kinh tế này chủ yếu ở miền Bắc và Đông Bắc
châu Âu ở các tộc người nói ngôn ngữ Xlavơ và Pribantich.
Trong nhóm loại hình kinh tế nông nghiệp dùng cày thì loại hình kinh tế nông
nghiệp ở vùng đất khô cằn là cổ xưa nhất. Loại hình kinh tế này có lẽ nảy sinh sớm
nhất ở vùng Tây Nam Á, sau đó phổ biến trong vùng rộng lớn bao gồm Địa Trung
Hải, Tây Nam Á, Trung Á, Bắc Ấn Độ, Bắc Trung Quốc.
Loại hình kinh tế nông nghiệp dùng cày ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm
ướt ở các nước Nam Á và Đông Nam Á với đặc điểm trồng lúa nước, có hệ thống

tươi tiêu nhân tạo, biết thâm canh và cải tạo đất và dùng trâu làm sức kéo chủ yếu.
Ở Việt Nam, Thời Hùng Vương với thời gian tồn tại khoảng 2.000 năm trước
Công Nguyên, bao quát các giai đoạn phát triển từ sơ kì thời đồng thau đến sơ kì
thời đại đồ sắt, tương ứng với giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên là giai đoạn mở

3


đầu, và trải qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, là các giai đoạn phát
triển của nền văn minh cổ xưa đầu tiên của người Việt. Thời đại Hùng Vương – An
Dương Vương tuy có nhà nước sơ khai vẫn còn nhiều tàn tích thời nguyên thủy.
Từ giai đoạn Phùng Nguyên đã suất hiện kim loại đồng đưa đến nghề trồng lúa
nước và qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn nền kinh tế Hùng Vương
– Văn Lang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt đến trình độ cao. Nền kinh tế dần
dần bao gồm nhiều nghành nghề mà trong đó nông nghiệp trồng lúa nước trở thành
nghề chủ đạo. Ngoài rìu đồng được sử dụng để khai thác đất đai, từ giai đoạn Gò
Mun đã tìm thấy những liềm đồng. Đến giai đoạn Đông Sơn, tìm thấy loạt lưỡi cày
đồng, nhím đồng và cuốc, mai, thuổng bằng sắt.
HÌNH 1: Lưỡi cày đồng, sắt thuộc văn hóa Đông Sơn.

Nguồn:
Trước đây đã phát hiện được 79 lưỡi cày đồng trong các di tích thuộc văn hóa
Đông Sơn. Gần đây, tại Cổ Loa người ta tìm thấy một trống đồng được chôn sâu
30cm bên trong chứa hơn 100 hiện vật đồng thau, trong số ấy có 96 lưỡi cày đồng.
Những lưỡi cày đồng này gồm nhiều loại kích thước khác nhau, thường có hình
cánh bướm, hình tam giác hay hình quả tim. Căn cứ vào kích thước, hình dáng, cấu
tạo, vết mòn ở công cụ, nhất là cấu tạo của hông, nhiều nhà khoa học xác nhận đây
là những lưỡi cày thực sự với công dụng dùng để rẽ và lật đất một cách liên tục
4



bằng sức kéo của người hay của động vật, chứ không phải dùng để xới đất từng nhát
như mai, thuổng, cuốc.
Như vậy là một nền nông nghiệp dùng cày bằng sức kéo với những lưỡi cày
bằng kim loại đã ra đời và phát triển, thay thế dần cho nông nghiệp dùng cuốc ngay
từ thời Hùng Vương, chứ không phải đợi đến thời Bắc thuộc, nhờ sự khai hóa của
thái thú Nham Diên dạy.
2.2. Đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội của loại hình kinh tế dùng cày và sức
kéo động vật
2.2.1. Đặc điểm về kinh tế
Loại hình kinh tế - văn hoá nông nghiệp dùng cày và sức kéo của động vật là
bước tiến quan trọng về phát triển lực lượng sản xuất của con người khi họ biết sử
dụng cày và sức kéo vào canh tác nông nghiệp trên phạm vi rộng lớn. Nếu ở loại
hình kinh tế nông nghiệp dùng cuốc và chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và chăn
nuôi phát triển độc lập, tách rời nhau thì ở giai đoạn này đã có sự kết hợp chăn nuôi
trong nông nghiệp với việc lợi dụng sức lao động của động vật vào canh tác để tăng
năng suất lao động và năng suất kinh tế.
Cày là xới trộn lớp mặt đất ở độ sâu nhất định để lật trở lớp đất bên trên, mang
chất dinh dưỡng mới lên bề mặt, đồng thời chôn cỏ dại hoặc những gì còn sót lại từ
mùa vụ trước khiến chúng bị phân huỷ. Nông nghiệp dùng cày hình thành gắn liền
với việc xuất hiện và sử dụng các công cụ khác được chế tác từ kim loại bằng đồng
và sắt như rìu đồng, liềm đồng, nhím đồng và cuốc, mai, thuổng bằng sắt...Việc sử
dụng các công cụ bằng kim loại giúp giải phóng sức lao động và mang lại năng xuất
cao hơn.
Nông nghiệp chăn nuôi vẫn được phát triển, trong đó chăn nuôi trâu, bò, ngựa
được chú trọng hơn bởi việc sử dụng sức kéo của chúng trong nông nghiệp và trong
vận chuyển hàng hoá, đi lại đã dẫn đến sự tăng nhanh của lực lượng lao động xã hội
và sự gia tăng khả năng tích luỹ của cải xã hội. Thời kỳ trước, khi canh tác nông
nghiệp chỉ với công cụ cuốc thì không những mất nhiều công sức và thời gian lao
động mà năng suất cũng còn hạn chế, do đó của cải làm ra chưa nhiều. Bước sang

giai đoạn nông nghiệp dùng cày kết hợp với sức kéo của động vật, công sức và thời
5


gian lao động sẽ được rút ngắn, năng suất sẽ cao hơn bởi lực lượng lao động ở đây
không chỉ riêng con người nữa mà có cả sức kéo của động vật, sức lao động cộng
lại tăng lên gấp bội sẽ rút ngắn được thời gian canh tác, giúp cho việc canh tác được
liên tục và có cơ hội mở rộng thêm phạm vi canh tác. Khi việc mở rộng phạm vi
canh tác cùng với hoạt động canh tác diễn ra liên tục thì sẽ cần đến nguồn lao động
lớn nên sẽ thúc đẩy sự tăng nhanh của lực lượng lao động, đồng thời của cải làm ra
cao hơn làm tăng khả năng tích luỹ của cải xã hội.
Nhờ có những công cụ kim khí với những kĩ thuật canh tác tiến bộ như vậy
nghề trồng lúa nước đã phát triển khá nhanh, đòi hỏi phải mở rộng địa bàn canh tác
và cư trú. Cư dân Văn Lang đã đẩy mạnh cuộc chinh phục vùng đồng bằng Bắc Bộ
và Trung Bộ, tràn xuống hầu khắp vùng trung du, đồng bằng châu thổ cho đến vùng
ven biển từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Hưng, Hà Nam Ninh, lưu vực sông mã, sông
Cả…
Để trồng trọt trong các loại ruộng này, cư dân Văn Lang đã áp dụng kỹ thuật
“đao canh thủy nậu” (cày bằng dao, làm tơi đất bằng nước) hoặc “hỏa canh thủy
nậu” ( cày bằng lửa, làm tơi đất bằng nước) tức phát cây, đốt cỏ rồi chờ nước thủy
triều lên hay tháo nước vào ruộng, giẫm cho sục bùn để gieo trồng.
Ngay từ thời Hùng Vương, có nhiều nơi biết áp dụng kỹ thuật cày bằng đồng
thau rồi tiến lên bằng sắt có dung sức kéo trâu bò. Nhìn chung, nền kinh tế thời
Hùng Vương đã trãi qua những bước phát triển lớn lao. Từ nền kinh tế mang dáng
dấp nguyên thủy đã trở thành một nền kinh tế đa dang, phong phú với những công
cụ bằng đồng thau, bằng sắt, lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm cơ sở vào giai
đoạn cuối. Bản thân nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng chuyển biến mạnh mẽ từ
nông nghiệp dùng cuốc lên nông nghiệp dùng lưỡi cày bằng kim loại và sức kéo của
động vật.


6


Hình 2: Họa tiết các con vật như trâu, bò,… trên mặt trống đồng Đông Sơn

Nguồn:
2.2.2. Đặc điểm về xã hội
Xuất hiện nhà nước sơ khai trên cơ sở về yêu cầu làm thủy lợi phục vụ nông
nghiệp, trao đổi buôn bán, nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ, mở
công cuộc chinh phục bộ tộc khác để mở mang lãnh thổ.
Xuất hiện các thành thị, các trung tâm hành chính và thương mại nông nghiệp,
trung tâm sản xuất hàng hoá.
Xã hội có sự phân hoá giàu - nghèo và sự phân tầng xã hội trên nền tảng sở
hữu về đất đai, trâu bò và số lượng các quyền mà đại diện của giai tầng ấy có. Trong
đó, mỗi giai tầng có địa vị xã hội, có lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội khác nhau.
Những giai tầng thống trị trong xã hội gồm những người nắm giữ quyền hành trong
xã hội như vua, chúa và tầng lớp quý tộc, quan lại. Còn những giai tầng bị trị gồm
nông dân, nông nô, thợ thủ công, dân nghèo thành thị.
Khác với tổ chức thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy được hình thành trên cơ sở
những quan hệ huyết thống. Nhà nước xuất hiện đã lấy sự phân chia lãnh thổ theo

7


nơi cư trú làm điểm xuất phát và để cư dân nơi đó thực hiện những quyền và nghĩa
vụ xã hội của họ theo nơi cư trú, không kể họ thuộc thị tộc và bộ lạc nào.
Nhà nước tổ chức một bộ máy quyền lực mang tính cưỡng chế đối với mọi
thành viên trong xã hội bao gồm các đội vũ trang đặc biệt như quân đội, nhà giam
và bộ máy quản lý hành chính như quan lại, nha sai để thực hiện quyền lực của
mình trong việc quản lý.

Phân công lao động trong gia đình là theo độ tuổi và giới tính, trong đó đàn
ông chuyên làm các công việc nặng nhọc như cày bừa, làm thuỷ lợi, làm dân binh
nên đã có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình. Do đó, giai
đoạn này có chuyển đổi từ gia đình mẫu hệ sang gia đình phụ hệ.
Việc tìm ra nguyên liệu mới là kim loại sắt, đồng làm thay đổi mạnh mẽ công
cụ sản xuất, đưa đến chuyển biến sâu sắc về sức sản xuất và cơ cấu xã hội, chấm dứt
thời nguyên thủy, đưa người Việt cổ vào thời kỳ có giai cấp và nhà nước.
Hình 3: Nhà sàn, và sinh hoạt trên trống đồng

Nguồn: bacsinguyenxuanquang.wordpress.com
Thời nguyên thủy con người còn ở trong hang động. Dưới thời Hùng Vương,
người Việt cổ đã ở trên những nhà sàn bằng gỗ tre, nứa lá. Trên trống đồng Đông
Sơn có chạm khắc 2 kiểu nhà: nhà sàn mái cong hình thuyền và mái tròn hình mũi
thuyền.
Văn minh sông Hồng của thời đại Văn Lang – Hùng Vương thì quan hệ trao
đổi mua bán ngày càng được mở rộng và phổ biến không chỉ trong giữa các bộ lạc,
bộ tộc với nhau mà còn lan sang nhiều nước khác trong vùng. Đồ đồng Đông Sơn

8


có mặt ở khắp miền xuôi, miền núi trong cả nước và lên phía Bắc đến tận đất Điền
(Vân Nam), đất Thục (Tứ Xuyên) của Trung Quốc,…
2.3. Liên hệ thực tiễn với các dân tộc Việt Nam
Có 54 dân tộc cư trú ở miền núi, trung du và đồng bằng. Nông nghiệp là canh
tác lúa nước vùng thấp và canh tác lúa trên cạn ở nương rẫy ở các rẻo cao và rẻo
giữa.
Loại hình kinh tế nông nghiệp bằng cày bao gồm cả hình thái canh tác trên
nương và hình thái canh tác trên ruộng. Hình thái nông nghiệp dùng cày trên nương
lại là hình kinh tế chủ yếu của người H’Mông. Ngoài những dụng cụ thường có như

rìu, đao, cuốc, họ còn dùng một loại cây riêng gọi là “cày Mèo" để vỡ đất. Trước
khi trồng trỉa, họ dùng rìu và dao để phát cây, đốt cháy lấy tro làm phân rối nhặt hết
đá. Cuối cùng họ dùng trâu hay bò để kéo cày. Cày Mèo có đặc điểm là lưỡi cày to
và ngắn. Họ thường cày đất về đầu mùa xuân để trồng ngô và vào gần cuối thu để
trồng thuốc phiện. Cày xong là gieo hạt, việc gieo hạt làm bằng cuốc. Người đi
trước đào lỗ, người đi sau gieo hạt và lấp đất. Ngô hàng năm thu hoạch vào giữa
mùa thu.
Hình 4: Cày Mèo

Nguồn: www.daibieunhandan.vn

9


Ở nhiều vùng, người H’Mông phạt núi làm thành những bậc thang nhằm giữ
nước bên trong để trồng lúa nước. Mảnh đất được chọn để làm ruộng nước hay
ruộng bậc thang thường là những mảnh nằm dưới chân đồi, giữa hai sườn đồi. Vùng
đất này phải có độ dốc không cao lắm, đặc biệt phải có nguồn nước tự nhiên do suối
và mạch nước mang lại.
Chăn nuôi cũng là ngành kinh tế bổ trợ quan trọng trong hệ thống kinh tế nông
nghiệp của người H’Mông. Các loại gia súc, gia cầm chính thường được mỗi gia
đình chăn nuôi gồm có trâu, ngựa, lợn, gà,… Mục đích chủ yếu kinh tế chăn nuôi là
nhằm thỏa mãn các nhu cầu về cày ruộng, sức kéo, vận chuyển, cung cấp thực phẩm
cho đời sống. Nhiều khi sản phẩm của kinh tế, chăn nuôi còn được dùng vào các
sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng (như lễ tế, ma chay,…) hay trong các dịp sinh hoạt
cộng đồng khác (như cưới hỏi, về nhà mới,…) v.v… Xưa kia đàn gia súc còn là một
tiêu chuẩn để đánh giá sự giàu nghèo nên các gia đình đều mong muốn có đàn gia
súc, gia cầm đông đúc.
Hình 5: Cày trên ruộng bậc thang của tộc người H’Mông.


Nguồn: www.baomoi.com/mu-cang-chai-mua-nuoc-do-dep-nhu-tranh
Nếu những hình thái nông nghiệp trên là loại hình kinh tế trên địa hình cao thì
lối canh tác ở ruộng bằng là loại hình kinh tế trên địa bản thấp. Loại hình kinh tế
nông nghiệp trên địa hình thấp là loại hình kinh tế chủ yếu của các dân tộc Thái,
Mường trong các vùng trung du miền Thanh Nghệ. Họ khai phá ruộng đất ở các lưu

10


vực sông, ở những thung lũng rộng đất màu mỡ và trong những khoảnh ruộng nước
ở chân núi. Họ trồng lúa là chủ yếu, một năm có nơi thu hoạch hai vụ chính. Sau khi
gặt, nơi thu hoạch một vụ thì họ lại cho đất nghĩ trong một thời gian dài rồi mới
trồng trọt lại. Dụng cụ nông nghiệp của loại hình kinh tế nông nghiêp rất phát triển
và phong phú hơn các loại hình kinh tế khác. Kỹ thuật canh tác phương pháp canh
tác và các công trình thủy lợi, phân bón cũng tiến bộ hơn. Đồng thời các kinh
nghiệm sản xuât nông nghiệp cũng được tích lũy và hệ thống lại một cách toàn diện
hơn. Đời sống kinh tế và văn hóa của họ cũng được dồi dào hơn, so với các tộc
người sống về nương rẫy. Dụng cụ tiêu biểu của loại hình kinh tế này là chiếc cày
cán cong, lưỡi sắt nhỏ và dài gọi là “cày chia vôi". Trước khi bừa, họ thường có tập
quán "cày ải” phơi đất cho khô ráo. Sau đó, họ dùng bừa có răng để làm tơi đất. Họ
không gieo lúa mà cấy lúa. Họ rất thành thạo viêc thuần phục trâu bò và dùng trâu
bỏ để kéo cày, hơn. Sau khi cấy xong, họ rất coi trọng việc làm có và bón phân, họ
dùng tay, nhổ cỏ và dùng phân gia súc hoặc cây lá, đất phù sa để bón ruộng. Họ thu
hoạch lúa và đầu mùa hạ và gần giữa mùa đông. Dụng cụ gặt hái là một mảnh sắt
con có răng cưa đặt trên miếng tre có móc cong gọi là cái "chíp“. Họ gặt từng bông
và cột lại thành từng khóm.
Hình 8: Cày chia vôi của tộc người Thái

Nguồn:www.dsvh.sonla.gov.vn


11


III.

KẾT LUẬN

Loại hình kinh tế nông nghiệp bằng cày và sức kéo là loại hình kinh tế có một
năng suất lao động cao hơn các loại hình kinh tế trước đó. Việc sử dụng cày sắt và
sức kéo của trâu bò trên ruộng là loại hình thô sơ, đơn giản và chỉ dựa vào sức động
vật và sức người là chủ yếu. Tuy nhiên vẫn là chuyên dụng nhất và đem lại cho các
tộc người nguồn hỗ trợ khá lớn, tạo ra nguồn lương thực dồi dào, hỗ trợ kinh tế phát
triển và đời sống được cải thiện. Điều đó rất có ý nghĩa, người ta có thể không cần
thiết phải di cư nhiều như trước nữa để tìm kiếm lương thực mà có thể sống định cư
một chỗ và sống sung túc hơn. Nó làm cho quá trình di cư rút ngắn lại dần và cuối
cùng được thay thế bằng những làng xóm đông dân, định cư lâu dài.
Nhìn chung, loại hình kinh tế kinh cày và dùng sức kéo trâu bò đã trãi qua
những bước phát triển lớn lao. Từ nền kinh tế mang dáng dấp nguyên thủy đã trở
thành một nền kinh tế đa dạng, phong phú với những công cụ bằng đồng thau, bằng
sắt, lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm cơ sở vào giai đoạn cuối. Bản thân nền
nông nghiệp trồng lúa nước cũng chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp dùng cuốc
lên nông nghiệp dùng lưỡi cày bằng kim loại và sức kéo của động vật.
Quyền sở hữu đất đai và ruộng nương ở các vùng tồn tại loại hình kinh tế bằng
cày thường được xác định rõ rệt hơn trong các vùng khác. Trên cơ sở xuất hiện
quyền sở hữu đất đai và ruộng nương, những mâu thuẫn về ruộng đất và sự bóc lột
trên ruộng đất cũng dần trở nên sâu sắc. Sự cách biệt và phân chia những tầng lớp
người trong xã hội có quyền lợi về kinh tế và những quyền lợi khác dần dần được
hình thành.

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2010) – Việt nam văn hóa sử cương. NXB Văn học, Hà Nội.
2. Mạc Đường (1997) - Dân tộc học và các vần đề xác định thành phần dân
tộc. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Đào Thị Hiếu (2018) – Bài giảng tóm tắt các loại hình văn hóa kinh tế, Lâm
Đồng.
4. Chu Thái Sơn – Trần Thị Thu Thủy (2005) – Người H’mông. NXB Trẻ, Hà
Nội.
5. Lê Quốc Sử (1998) – Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam. NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đặng Nhiêm Vạn – Ngô Văn Lệ (1999) – Dân tộc học đại cương. NXB Giáo
dục, TP Hồ Chí Minh.

13



×