Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lý luận chung về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam VOER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.95 KB, 4 trang )

6/5/2018

Lý luận chung về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - VOER

Lý luận chung về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam

TÀI LIỆU

BUSINESS

Thích 0

Chia sẻ 0

Tweet

0

Quan niệm về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Chúng ta có thể hiểu, cổ phần hoá là việc chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp không phải công ty cổ phần sang
hoạt động theo quy chế của công ty cổ phần.
Từ quan niệm trên, kết hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta, có thể đưa ra khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
nước là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần
(doanh nghiệp đa sở hữu) , chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt
động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp.
Từ nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII(6/1992), tiếp theo đó là quyết định số
202/CT(6/1992) của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), rồi tới các nghị định số
28/CP(7/5/1996), 25/CP(23/7/1997) và nghị định 44/CP(29/6/1998), cổ phần hoá luôn được Đảng và Nhà nước xác
định là việc chuyển các DNNN thành các Công ty cổ phần nhằm thực hiện các mục tiêu:
Chuyển một phần sở hữu nhà nước sang sở hữu hỗn hợp


Huy động vốn của toàn xã hội
Tạo điều kiện để người lao động trở thành người chủ thực sự trong doanh nghiệp
Thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp

Như vậy có thể thấy so với các nước đã và đang tiến hành cổ phần hóa(CPH)trên thế giới, ở nước ta, chủ trương
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước( CPH DNNN) lại xuất phát từ đường lối kinh tế và đặc điểm kinh tế xã hội
trong giai đoạn hiện nay: chúng ta đang bố trí lại cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ chế quản lý cho phù hợp với nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản của Nhà nước. Đó là đặc điểm lớn
nhất chi phối, quyết định mục đích nội dung và phương thức CPH DNNN. Vì vậy về thực chất CPH ở nước ta là
nhằm sắp xếp lại DNNN cho hợp lý và hiệu quả, còn việc chuyển đổi sở hữu của Nhà nước thành sở hữu của các
cổ đông trong công ty cổ phần chỉ là một trong những phương tiện quan trọng để thực hiện mục đích trên.

Nội dung cổ phần hoá
Với mục tiêu như trên, tiến trình CPH đã dành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và các ban ngành,
chính quyền địa phương. Trong suốt gần 10 năm thực hiện, nhiều văn bản pháp qui quy định chi tiết nội dung cổ
phần hoá DNNN đã được ban hành nhằm đưa công tác CPH phù hợp với từng giai đoạn. Đặc biệt Nghị định
44/CP(29/6/1998) của Chính phủ quy định chi tiết nội dung CPH bao gồm: đối tượng cổ phần hoá, hình thức cổ
phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, đối tượng mua cổ phần và phân tích đánh giá thực trạng doanh nghiệp.

Về đối tượng cổ phần hoá

/>
1/4


6/5/2018

Lý luận chung về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - VOER

Xuất phát từ thể chế chính trị, lịch sử, để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế nước ta, đối tượng thực hiện

cổ phần hoá là những DNNN hội tụ đủ 3 điều kiện : có quy mô vừa và nhỏ ; không thuộc diện Nhà nước giữ 100%
vốn đầu tư ; có phương án kinh doanh hiệu quả hoặc tuy trước mắt có khó khăn nhưng triền vọng tốt.
Trong 3 điều kiện này, điều kiện thứ 2 ( doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn đầu tư ) được coi
là quan trọng nhất bởi những DNNN giữ 100% vốn đầu tư là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước , là đòn bẩy kinh
tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, theo đúng định hướng XHCN.

Về lựa chọn hình thức tiến hành
Theo quy định thì có 4 hình thức CPH , Ban cổ phần hoá sẽ lựa chọn một hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể
của doanh nghiệp và người lao động. Các hình thức đó là: giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh
nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp ; bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước
hiện có tại doanh nghiệp ; tách một bộ phận của doanh nghiệp để cổ phần hoá ; bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc
vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần.

Trên cơ sở đã lựa chọn hình thức CPH, khâu tiếp theo đó là xác định giá trị doanh nghiệp
Đây là một khâu quan trọng và thường chiếm nhiều thời gian, công sức nhất trong quá trình CPH. Có 2 nguyên tắc
xác định giá trị doanh nghiệp được đưa ra, đó là:
Giá trị thực tế là giá toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua, người bán
cổ phần đều chấp nhận được. Người mua và người bán cổ phần sẽ thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, đôi bên
cùng có lợi. Tại các nước có nền kinh tế phát triển, thoả thuận này diễn ra trên thị trường chứng khoán, còn ở nước
ta thoả thuận có thể diễn ra thông qua các công ty môi giới, kiểm toán( đã diễn ra trên thị trường chứng khoán
nhưng chưa phổ biến). Trên cơ sở xác định được giá trị thực tế của doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn Nhà
nước tại doanh nghiệp sẽ là phần còn lại của giá trị thực tế sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả.
Cơ sở xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp đó là số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm
CPH và giá trị thực tế của tài sản tại doanh nghiệp được xác định trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ
thuật, nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thị trường tại thời điểm CPH. Nguyên tắc này được đặt ra để
đảm bảo tính khách quan trong việc xác định giá trị doanh nghiệp.
Thực tế việc CPH các doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp đăng ký CPH thường có xu hướng định thấp giá trị
doanh nghiệp, thông qua việc khai báo không chính xác như khai thấp giá trị TSCĐ của doanh nghiệp, khai không
đúng lượng vốn…từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc định giá trị doanh nghiệp và gây thiệt hại cho Nhà nước.
Ngược lại, hiện tượng cơ quan kiểm toán định giá cao hơn giá trị thực của doanh nghiệp lại có thể làm thiệt hại cho

người mua cổ phần.

Về việc xác định đối tượng mua cổ phần và cơ cấu phân chia cổ phần
Các đối tượng được phép mua cổ phần đó là: các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam, người nước
ngoài định cư ở Việt Nam trong đó CBCNV tại các DNNN là đối tượng được ưu tiên mua cổ phần.
Về số lượng cổ phần được mua có quy định như sau:
Loại doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt: Một pháp nhân được mua không quá 10%, một cá
nhân được mua không quá 5% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
Loại doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt: Một pháp nhân được mua không quá 20%,
một cá nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.

/>
2/4


6/5/2018

Lý luận chung về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - VOER

Loại DNNN không tham gia cổ phần: không hạn chế số lượng cổ phần lần đầu mỗi pháp nhân và cá nhân được mua nhưng
phải đảm bảo số cổ đông tối thiểu theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.

Trên đây là mức quy định cụ thể về đối tượng mua cũng như mức mua cổ phần, tuy nhiên nghị định 44/CP đã có sự
điều chỉnh nhằm khuyến khích việc mua cổ phần. Cụ thể là mọi người mua cổ phần sẽ được vay một cổ phiếu khi
mua một cổ phiếu bằng tiền mặt. Với người lao động, họ sẽ được Nhà nước bán cổ phần với mức giá thấp hơn
30% so với giá bán cho các đối tượng khác, mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp được mua tối đa 10 cổ phần. Đối
với người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hoá, ngoài việc được mua cổ phần ưu đãi họ còn được hoãn
trả tiền mua cổ phần trong 3 năm đầu mà vẫn được hưởng cổ tức, số tiền này sẽ trả dần trong 10 năm không phải
trả lãi.


Thích 0

Chia sẻ 0

0

Tweet

0 bình luận

Sắp xếp theo Mới nhất

Thêm bình luận...

Plugin bình luận trên Facebook

(/user/reuse/m/47d61e33/1)

TẢI VỀ

TÁI SỬ DỤNG

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (/profile/4)
52 GIÁO TRÌNH (/PROFILE/4?TYPES=2)

|

2298 TÀI LIỆU (/PROFILE/4?TYPES=1)

(/profile/4)

ĐÁNH GIÁ:
0 dựa trên 0 đánh giá
NỘI DUNG CÙNG TÁC GIẢ

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm (/m/cac-chi-tieu-danh-gia-ket-qua-tieu-thu-san-pham/2475ad8a)
Tìm hiểu đầu tư phát triển (/m/tim-hieu-dau-tu-phat-trien/69120dbb)
Các loại chất lượng sản phẩm (/m/cac-loai-chat-luong-san-pham/abbc75df)
Định mức chi phí (/m/dinh-muc-chi-phi/1dce0825)
Nguyên tắc phát hành tiền và các kênh phát hành tiền (/m/nguyen-tac-phat-hanh-tien-va-cac-kenh-phat-hanh-tien/c7f4da6a)
Đánh giá hiệu quả xuất khẩu (/m/danh-gia-hieu-qua-xuat-khau/467a4520)
Tổ chức hạch toán vật liệu công cụ và dụng cụ (/m/to-chuc-hach-toan-vat-lieu-cong-cu-va-dung-cu/46d5e7f1)

/>
3/4


6/5/2018

Lý luận chung về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - VOER

Quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (/m/qua-trinh-xay-dung-he-thong-chuan-muc-kiem-toan-vietnam/32d3104f)
Tổng quan về bảng cân đối kế toán (/m/tong-quan-ve-bang-can-doi-ke-toan/7a5632ce)
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường (/m/bao-hiem-xa-hoi-viet-nam-trong-dieu-kien-kinh-te-thitruong/2a822d96)
TRƯỚC
TIẾP

NỘI DUNG TƯƠNG TỰ

Những ưu điểm của Cổ phần hoá và sự cần thiết phải tiến hành Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (/m/nhung-uu-diem-cua-cophan-hoa-va-su-can-thiet-phai-tien-hanh-co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc/ecbc6f29)
Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa ở Việt Nam

(/m/danh-gia-hieu-qua-hoat-dong-cua-he-thong-doanh-nghiep-nha-nuoc-va-su-can-thiet-phai-tien-hanh-co-phan-hoa-o-vietnam/6bb39c18)
Tác động của cổ phần hóa đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (/m/tac-dong-cua-co-phan-hoa-denhieu-qua-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep/b10256cf)
Tính tất yếu của sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam (/m/tinh-tat-yeu-cua-su-ra-doi-thi-truong-chung-khoan-vietnam/7e58384d)
Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước (/m/vai-tro-cua-tin-dung-ngan-hang-doi-voi-doanh-nghiep-nhanuoc/dfabfa5d)
Cổ phần hóa và cổ phần doanh nghiệp nhà nước (/m/co-phan-hoa-va-co-phan-doanh-nghiep-nha-nuoc/6a55c2be)
Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (/m/khai-niem-hieu-qua-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh/114c6d55)
Doanh nghiệp nhà nước (/m/doanh-nghiep-nha-nuoc/9a0b5c0e)
Cơ chế kích thích các doanh nghiệp nhà nước (/m/co-che-kich-thich-cac-doanh-nghiep-nha-nuoc/4a29485c)
Vẫn đề xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá (/m/van-de-xac-dinh-gia-tri-doanh-nghiep-trong-qua-trinh-cophan-hoa/1bfeeed1)
TRƯỚC
TIẾP

Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) được tài trợ bởi Vietnam Foundation () và
vận hành trên nền tảng Hanoi Spring (). Các tài liệu đều tuân thủ giấy phép Creative
Commons Attribution 3.0 trừ khi ghi chú rõ ngoại lệ.
( />
/>
4/4



×