Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

nghiên cứu đo đạc một số chỉ tiêu chất lượng sống năm 2002 của thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.15 KB, 131 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn nhất nước, nơi hoạt động kinh tế xã
hội sôi động đang làm thay đổi hàng ngày bộ mặt của thành phố và đời sống của mỗi

Đề tài:

người dân đồng thời có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển bền vững của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và cả nước trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Cần phải

NGHIÊN CỨU ĐO ĐẠC
MỘ
CHỈ
Ung trực Thành ủy đã giao
nguồn nhân lực thành phố
theo T
từngSỐ
giai đoạ
n. Vì lẽTIÊ
đó, Thườ
trách nhiệmCHẤ
cho Ban T
Tư LƯ
tưởng – Vă
hóaSỐ
ThànhN
ủyG
chủNĂ
trì mộ
t dự2002
án nghiên cứu HDI
NnG


M
của thành phố năm 2002. Ủy Ban Nhân dân thành phố cũng đã có văn bản số
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

đánh giá trung thực, khách quan và đònh lượng hóa (nếu có thể) những đặc điểm của

1545/UBVX ngày 11/4/2003 gởi UBND các quận huyện và thủ trưởng các ban ngành
thành phố yêu cầu phối hợp cùng Ban TT-VH Thành ủy triển khai thực hiện các nội
dung của Dự án.

Chủ nhiệm đề tài: TS Hồ Thiệu Hùng

PHÓ
G BAN
G-cương
VĂN HOÁ
NH Ủ
Y tTP
MINH
Trong
vòTRƯỞ
ng 3Nquý
vừaTƯ
bảTƯỞ
o vệNđề
dự THÀ
án như
mộ
đềHỒ
tàiCHÍ

khoa
học, vừa thu

thập số liệu mới và tận dụng những dữ liệu được các ngành chuyên môn tích lũy và
cung cấp, Ban Chủ nhiệm đề tài chúng tôi đã tập hợp và xử lý được nhiều thông tin cần
thiết cho hoạt động quản lý thành phố khoảng 5,5 triệu dân này trong báo cáo khoa học
trình ra đây. Vì đề tài đề có nhiều nội dung vượt khỏi khuôn khổ HDI nên chúng tôi đã
Danh sách cộng tác viên
đặït tên cho đề tài là “Nghiên cứu đo đạc một số chỉ tiêu chất lượng sống năm 2002
TT
Họ và tên
Đơn vò công tác
của thành phố Hồ Chí Minh”. Trong báo cáo này, Ban Chủ nhiệm đề tài đã đối chiếu
1 TS. Lê thò Thanh Loan
Cục Thống Kê TPHCM
những số liệ2u cóLê
đượthò
c củ
a
thà
n
h
phố
trong
nhiề
u lónh
vựncgkinh
tế- xã hội (thu nhập,
Kim Chi
Cụ

c Thố
Kê TPHCM
3 o dụ
Đặ
thòtính
ChiếHDI
n của thành phốCụnă
cm
Thố
ng Kê
TPHCM
sức khoẻ, giá
c)ngđể
2002,
ngoà
i ra còn đối chiếu
4 Nguyễn thò Giáng Hương
Cục Thống Kê TPHCM
những số liệu thu thập đáng tin cậy để đối chiếu với một số các mục tiêu trong và
5 ThS. Nguyễn thò Thanh Kiều Ban TT-VH Thành ủy
ngoài khuôn6khổNgô
MDG
Goals)
, VDG
Millenium
Bác(Millenium
h Phong DevelopmentBan
TT-VH
Thà(Việ
nh tủNam

y
Development Goals) trên các lónh vực nhà ở, sinh hoạt văn hóa tinh thần, môi trường,
bình đẳng giới... Trong phạm vi thông tin có được, chúng tôi có đối chiếu một vài chỉ số
có thể so sánh được của thành phố trong những năm khác nhau với một số đòa phương
trong nước và ngoài nước, của 22 quậân huyện với nhau. Hy vọng là những đánh giá


đònh lượng nói trên sẽ giúp các cấp quản lý thấy rõ thực trạng đòa phương mình, từ đó
chấp nhận sử dụng một chuẩn chung để đo sự chuyển biến trong những năm tiếp theo.
Trong quá trình hình thành triển khai đề tài này, Ban Chủ nhiệm chúng tôi đã
nhận được sự giúp đỡ rất kòp thời của các Sở, Ban, ngành thành phố- đặc biệt là đội
ngũ các chuyên viên của Cục Thống kê, sự cộng tác của UBND và Ban Tuyên giáo 22
quận huyện, Hiệu trưởng 49 trường ĐH-CĐ trên thành phố và các em sinh viên tình
nguyện Mùa Hè xanh 2003 của trường Đại học Mở Bán công. Đặc biệt sự giúp đỡ của
Ban Khoa Giáo TW, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Nghiên
cứu con người; của tiến só Vũ Quốc Huy- Viện Kinh tế học- và của ông Robert P.
Glofcheski, Chuyên viên Kinh tế Trưởng của UNDP thường trú tại Hà Nội là hết sức
quý báu. Xin thay mặt nhóm nghiên cứu bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã trực
tiếp hoặc gián tiếp cùng góp sức với chúng tôi.

Tháng 11 năm 2003
Chủ nhiệm đề tài

TS HỒ THIỆU HÙNG

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

CEBCS
CSGD
ĐT 1-7-03
GDI
GDP
HDI
HPI
IMR
MDG
PPP
SDD
STD
THCS
THPT
UNDP
VDG
YMS

1
2

Tiếng Anh
Children Ever BornChildren Surviving

Tiếng Việt
Tổng số con đã sinh hiện còn
sống
Chỉ số giáo dục
Điều tra trình độ văn hóa và điều
kiện sống 1-7-2003

Gender Development Index
Chỉ số phát triển giới
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Human Development Index
Chỉ số phát triển con người
Human Poverty Index
Chỉ số nghèo
Infant Mortality Rate
Tỷ lệ tử vong trẻ em
Millenium
Development Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ1
Goals
Purchasing Power Parity
Sức mua của đồng tiền
Suy dinh dưỡng
Sex Transmitted Diseases
Bênh lây qua đường tình dục
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
United Nations’ Development Chương trình phát triển Liên
Program
Hiệp Quốc
VietNam Development Goals Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
của riêng Việt Nam2
Mean School Years
Số năm học trung bình

Xem nội dung MDG trong Phu lục
Xem nội dung VDG trong Phu lục


2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

Nội dung
Tổng sản phẩm (GDP) trên đòa bàn (theo giá thực tế)
Tốc độ tăng GDP
Cơ cấu tổng sản phẩm trên đòa bàn
GDP bình quân đầu người năm 2002
Mức thu nhập bình quân người/tháng
Thu nhập bình quân đầu người theo 5 nhóm và ngành
Tỷ lệ người 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết
So sánh tỷ lệ biết đọc biết viết năm 1999 với năm 2000
Tỷ lệ từ 6 đến 10 tuổi đến trường tiểu học
Tỷ lệ từ 11 đến 14 tuổi đến trường trung học cơ sở
Tỷ lệ từ 15 đến 17 tuổi đến trường trung học phổ thông
Tỷ lệ từ 18 đến 24 tuổi đi học trường đại học và cao đẳng
Tỷ lệ sinh viên là người có hộ khẩu thành phố trong dân cư từ
18-24 tuổi năm 2002
Yms 2002 người từ 7 tuổi trở lên
Yms theo quận huyện
Xếp hạng quận huyện theo chỉ số giáo dục

Ba chỉ số cơ bản
Đối chiếu các chỉ số cơ bản dùng để tính HDI
Chỉ số HDI năm 1999 và 2002
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở một số thành phố lớn
Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi từ 1999 đến 2002
Tình trạng suy dinh dưỡng ở nội thành, ngoại thành- vùng ven
Tỷ lệ bà mẹ tử vong khi sinh
Tỷ lệ lao động chưa việc làm
Người trong độ tuổi lao động phân theo tình trạng việc làm
Xếp hạng quận huyện theo tỷ lệ người nghiện ma túy
Số trường hợp nhiễm HIV phát hiện qua các năm
Kết quả giám sát dòch tễ trên các nhóm đối tượng
Các nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cao
Thu nhập bình quân đầu người năm 2002 theo 5 nhóm
Thu nhập bình quân đầu người năm 2002 theo 10 nhóm
Tỷ lệ nghèo lương thực
Tỷ lệ nghèo chung
Tỷ lệ nghèo theo chuẩn của thành phố
Tỷ lệ hộ có nguồn nước sạch

Trang
32
32
33
34
35
36
38
38
40

41
42
43
44
46
46
48
49
50
51
52
53
54
56
57
58
60
62
62
63
65
66
68
68
69
70

3



36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47

48

49
50

Tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh
Phân theo giới tính
Các chỉ số phân bổ công bằng theo giới
Tỷ lệ cán bộ nam, nữ
Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố
Tỷ lệ hộ có điện sinh hoạt
Tỷ lệ hộ được thu gom rác
Tỷ lệ hộ dùng các loại phương tiện giao thông
Tỷ lệ hộ có máy thu thanh, TV, điện thoại cố đònh và di động,
máy vi tính và kết nối internet
So sánh năng suất lao động xã hội giai đoạn 2000- 2002
Giá trò sản xuất một số ngành kinh tế chia theo quận, huyện

Cơ cấu giá trò sản xuất của quận huyện phân theo ngành kinh
tế năm 2002 kể cả các đơn vò Trung ương và đầu tư nước ngoài
đóng trên đòa bàn
Cơ cấu giá trò sản xuất của quận huyện phân theo ngành kinh
tế năm 2002 không kể các đơn vò Trung ương và đầu tư nước
ngoài đóng trên đòa bàn
Chi phí cho học sinh/năm từ 2 nguồn theo cấp học
Xếp hạng tổng hợp các quận huyện

70
71
71
72
74
75
75
76
76
77
79
81

82

83
88

4



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nội dung
Tỷ lệ sinh viên trong dân số 18-24 tuổi
Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi
Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi
Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao
Tình trạng suy dinh dưỡng trong vòng 4 năm
Suy dinh dưỡng theo nội ngoại thành
Suy dinh dưỡng theo khu vực dân cư
Tỷ lệ người nhiễm HIV dưới 30 tuổi/Số người nhiễm HIV mới
hàng năm
Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS theo lứa tuổi
Tỷ lệ người nhiễm HIV nữ/Số người nhiễm HIV mới hàng năm

Trang
45
52
53

53
54
54
55
63
63
64

5


MỤC LỤC

A.
B.
C.
D.

TỔNG QUAN
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ CÔNG TRÌNH

trang 9
trang 12
trang 17
trang 31

I. Chương I: KẾT QUẢ ĐO ĐẠC CÁC CHỈ TIÊU HDI
trang 32

I.1.
GDP của thành phố và GDP bình quân đầu người năm 2002
trang 32
I.2.
Tuổi thọ trung bình
trang 37
I.3.
Trình độ giáo dục
trang 38
I.3.1.
Tỷ lệ người từ 15 đến 35 tuổi biết đọc biết viết
I.3.2.
Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 6 đến 24 tuổi đến trường
I.3.3.
Số năm học trung bình người dân thành phố từ 7 tuổi trở lên
I.3.4.
Chỉ số giáo dục và xếp hạng quận huyện theo chỉ số giáo dục
I.4.
HDI năm 2002
trang 49
II. Chương II: KẾT QUẢ ĐO ĐẠC CÁC CHỈ TIÊU MDG
II.1.
Tỷ lệ trẻ em từ 5 tuổi trở xuống suy dinh dưỡng
II.2.
Tỷ lệ bà mẹ tử vong khi sinh
II.3.
Tỷ lệ người thất nghiệp
II.4.
Tỷ lệ người nghiện ma tuý
II.5.

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS
II.6.
Thu nhập trung bình của 5 nhóm dân cư
II.7.
Tỷ lệ hộ và người nghèo theo chuẩn quốc gia và thành phố
II.8.
Tỷ lệ hộ và dân được tiếp cận với nước sạch
II.9.
Tỷ lệ hộ và dân có hố xí hợp vệ sinh
II.10.
Bình đẳng giới
III. Chương III: KẾT QỦA ĐO ĐẠC CÁC CHỈ TIÊU KHÁC
VỀ CHẤT LƯNG SỐNG
III.1.
Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố
III.2.
Tỷ lệ hộ có điện sinh hoạt
III.3.
Tỷ lệ hộ được thu gom rác
III.4.
Tỷ lệ hộ dùng các loại phương tiện giao thông
III.5.
Tỷ lệ hộ sử dụng các phương tiên thông tin điện tử
(TV, điện thoại cố đònh và di động, máy vi tính và internet)
III.6.
Năng suất lao động xã hội
III.7.
Giá trò sản xuất phân theo quận huyện

trang 52

trang 52
trang 56
trang 57
trang 60
trang 62
trang 65
trang 67
trang 70
trang 70
trang 71

trang 74
trang 74
trang 75
trang 75
trang 76
trang 76
trang 77
trang 78

6


III.8.

Mức chi cho đầu học sinh phổ thông mỗi cấp từ 2 nguồn

IV. Chương IV: ĐÁNH GIÁ CHUNG

E. KIẾN NGHỊ

F. TÀI LIỆU THAM KHẢO
G. PHỤ LỤC

trang 83
trang 86

trang 89
trang 93
trang 95

7


A- TOÅNG QUAN

8


Hơn một thập kỷ trước đây, một quan niệm khá phổ biến để xác đònh mức phát
triển của một quốc gia, một đòa phương là sử dụng GDP và GDP/ đầu dân. Nước nào
có GDP theo đầu dân cao được xem là nước phát triển cao, nước nào GDP theo đầu
dân càng thấp bò xem là ít phát triển hơn. Một cách vô tình, tăng trưởng kinh tế trở
thành chìa khoá của sự phát triển, thành tiêu chí duy nhất đánh giá sự phát triển của
quốc gia và con người. Con người vốn là mục tiêu của sự phát triển đã bò đặt ở hàng
thứ yếu.
Cách nhìn nhận như vậy đã dẫn theo những hậu quả xấu cho sự phát triển bền
vững. Nhìn thấy hạn chế này, thế giới đã có cách tiếp cận mới về sự phát triển con
người và đưa ra hệ thống tiêu chí mới để đo đạc mức phát triển đó. Chỉ số phát triển
con người (HDI) ra đời vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước đã tạo ra một đảo lộn
trong việc xếp hạng mức phát triển của các quốc gia. HDI đã nhanh chóng được đánh

giá cao vì tính khoa học và tiến bộ của nó nên được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ
đó đến nay. Ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu rộng rãi của các tỉnh thành, sách Báo cáo
Phát triển con người Việt Nam 2001 của TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN QUỐC GIA do Nhà Xuất bản Chính trò quốc gia ấn hành- Hà Nội 2001đã công bố HDI từng tỉnh thành căn cứ vào số liệu thống kê 1999.
Đây là thông tin rất quý cho các cấp lãnh đạo và nhà nghiên cứu để tìm hiểu về
Việt Nam và mỗi tỉnh thành theo các tiêu chí được thế giới sử dụng. Tuy nhiên, do
mới lần đầu tiên thực hiện việc đo đạc HDI trên phạm vi toàn quốc nên các tỉnh thành
chỉ biết thụ động tiếp nhận kết quả trên những lónh vực được đề cập. Còn rất nhiều
câu hỏi lại phải được chính đòa phương tự giải đáp một cách thường xuyên và đúng
theo giai đoạn phù hợp với yêu cầu quản lý của mình.
Trong nước, ngoài tỉnh Quảng Ngãi có tổ chức điều tra và nghiệm thu một báo
cáo HDI của tỉnh vào năm 2001, chưa có tỉnh nào (tính đến 4/2003) công bố số liệu
tương tự. Kinh nghiệm của tỉnh đi đầu trên lónh vực nghiên cứu này cho thấy mỗi đòa

9


phương cần và có thể tự đo đạc mình với sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu con người
theo các tiêu chí đã trở nên phổ biến trên thế giới.
Lớp tập huấn của Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức cho các tỉnh thành phía
Nam tại thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 2002 đã cung cấp những nội dung quan
trọng cần thiết để mỗi tỉnh thành có thể đo đạc HDI của đòa phương mình.
Nghiên cứu các chỉ tiêu chất lượng sống của thành phố Hồ Chí Minh là một
loại đề tài khoa học mới mẻ: mới về hệ thống nội dung cần điều tra; mới về tiêu chí;
mới về cách thu thập, tổng hợp, tính toán và xử lý số liệu; mới về lực lượng tham gia.
Mặc dù hàng năm Cục Thống kê có công bố các số liệu về GDP của thành phố, thu
nhập dân cư và một số số liệu thô về giáo dục, y tế nhưng các dữ liệu trên là chưa đủ
và chưa hề được sử dụng để xác đònh các chỉ số cần thiết cho việc tính chỉ số phát
triển con người - HDI- của thành phố qua từng giai đoạn. Báo cáo khoa học, thành
quả của đề tài này, là báo cáo đầu tiên do chính các ban ngành của thành phố cùng

nhau cung cấp số liệu cho Ban Chủ nhiệm đề tài gạn lọc, xử lý, trình bày theo đúng
các tiêu chuẩn của UNDP áp dụng cho các quốc gia trên thế giới khi tính HDI và các
chỉ tiêu MDG. Cũng lần đầu tiên, vò trí của 22 quận huyện cũng được thử xác đònh
theo một tiêu chí chung, tổng hợp mức phát triển, cung cấp một cách nhìn tương đối
bao quát, được đònh lượng hoá về từng quận huyện.

10


B- MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ SẢN PHẨM

11


I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là:
Dùng các thước đo và công thức được UNDP áp dụng phổ biến trên thế giới



để tính toán các chỉ số phát triển con người thành phố như tuổi thọ, thu nhập, giáo dục
cùng một số chỉ tiêu khác liên quan đến chất lương sống, chất lượng nguồn nhân lực
tại thành phố và 22 quận huyện trong năm 2002.
Cung cấp những luận cứ khoa học để lãnh đạo thành phố, một số ngành và



lãnh đạo quận huyện đánh giá một cách đònh lượng thực trạng và sự chuyển biến của
đơn vò mình, tự đònh vò so với đơn vò bạn, xác đònh những chỉ tiêu cho tương lai một

cách khoa học hơn.

Nội dung nghiên cứu cụ thể là:


Trong khuôn khổ HDI: đo đạc

1.

GDP của thành phố và GDP theo đầu người năm 2002

2.

Tuổi thọ trung bình của người dân thành phố

3.

Tỷ lệ dân từ 15 tuổi trở lên biết chữ trên thành phố và trên từng quận

huyện. (Từ đây sẽ ký hiệu dấu * cho những chỉ tiêu tính được đến từng quận huyện;
những chỉ tiêu không có dấu * có nghóa là chỉ tính chung cho thành phố mà thôi)
4.

Tỷ lệ nhập học tiểu học , trung học cơ sở, trung học phổ thông, CĐ- ĐH

theo từng độ tuổi 6-10, 11-14, 15-17,18-24 và từng giới *
5.

Số năm học trung bình (Yms) của người dân từ 7 tuổi trở lên *


6.

HDI của thành phố năm 2002



Trên lónh vực MDG và VDG, đo đạc:

7.

Tỷ lệ thất nghiệp *

8.

Tỷ lệ trẻ em từ 5 tuổi trở xuống suy dinh dưỡng

9.

IMR-tỷ lệ trẻ tử vong đưới 1 tuổi

10.

Tỷ lệ bà mẹ tử vong khi sanh

12


11.

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS


12.

Tỷ lệ người nghiện ma túy *

13.

Bình đẳng giới

14.

Thu nhập trung bình của 5 nhóm dân cư

15.

Tỷ lệ hộ, người nghèo theo chuẩn quốc gia và thành phố

16.

Tỷ lệ hộ, người được tiếp cận với nước sạch

17.

Tỷ lệ hộ, người có cầu tiêu hợp vệ sinh
Ngoài 2 lónh vực trên, đo đạc thêm:


18.

Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố


19.

Tỷ lệ hộ có điện sinh hoạt

20.

Tỷ lệ hộ được thu gom rác

21.

Tỷ lệ hộ có phương tiện đi lại từ xe gắn máy trở lên

22.

Tỷ lệ hộ có sử dụng các thiết bò radio, TV, ĐT, máy vi tính, có nối
mạng

23.

Năng suất lao động xã hội của người lao động thành phố

24.

Giá trò sản xuất trên đòa bàn từng quận huyện

25.

Mức chi cho đầu học sinh phổ thông mỗi cấp bậc học của thành phố từ
2 nguồn: nhà nước và gia đình


II. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Về thời điểm- chỉ đo đạc thực trạng năm 2002; về nội dung- chỉ đo đạc 25 chỉ số
đã được nêu, không đo đạc toàn bộ 48 chỉ số thuộc cả 8 mục tiêu trong MDG.

III. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Từ nhận thức nguồn lực con người là “quý báu nhất, có vai trò quyết đònh đặc
biệt đối với nước ta khi nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”, Đại hội IX Đảng CSVN đã
đề ra mục tiêu “nâng đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta”. Việc

13


“cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch đònh đường lối, chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế xã hội” cũng là nhiệm vụ mà Đại hội Đảng CSVN lần thứ IX đã
giao cho khoa học.
Hàng năm, nhất là vào năm chuẩn bò đại hội đảng bộ các cấp, việc đánh giá một
cách đònh lượng và chính xác tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các tiêu
chí liên quan đến nguồn nhân lực, luôn hết sức bức xúc. Việc xây dựng nhiều mục
tiêu, chỉ tiêu phát triển để đưa vào nghò quyết Đảng bộ cho giai đoạn tiếp theo chưa
thật chặt chẽ do thiếu những số liệu đáng tin và có hệ thống . Có số liệu rất cơ bản như
số sinh viên đại học trên đầu dân, thành phố chúng ta cũng chưa có cách tính khoa
học, phản ánh sát thực trạng mà vẫn thường gộp sinh viên của các tỉnh học tại đây để
tính thành tỷ lệ cho thành phố. Thực tiễn đòi hỏi phải áp dụng một hệ thống các tiêu
chí vừa phản ánh được đúng thực trạng một số mặt liên quan đến nguồn nhân lực
thành phố vừa có thể đònh lượng hóa được. Các tiêu chí này phải được nhiều nước áp
dụng trong hoạt động thống kê để số liệu của đòa phương này (thành phố, quận huyện)
có thể đem so sánh được với số liệu đòa phương khác.
Thực hiện Đề tài này chính là để cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch đònh
đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và quận

huyện; góp phần tích cực vào việc khắc phục dần tình trạng báo cáo không khách quan
cùng tình trạng duy ý chí trong việc đề ra các mục tiêu tương lai.
Cán bộ các ngành chuyên môn cấp thành phố và quận huyện (nhất là ngành
thống kê) cũng được dòp thực tập áp dụng những thước đo mà thế giới đã sử dụng để
tính toán cho đòa phương mình, ngành mình, qua đó mà nâng cao trình độ nghiệp vụ,
nâng cao độ tin cậy của các loại báo cáo chuyên môn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ thiết thực phục vụ cho lãnh đạo các quận
huyện và lãnh đạo thành phố trong việc hoạch đònh các chủ trương chính sách nhờ
nắm vững thực trạng đòa phương mình một cách đònh lượng trên một số lónh vực quan
trọng; phục vụ cho các nhà đầu tư nghiên cứu thò trường nhân lực và tiêu thụ hàng hóa;

14


phục vụ cho các cơ quan thống kê; phục vụ cho những cuộc đo đạc theo các tiêu chí
thống nhất trên phạm vi cả nước.

IV. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
Báo cáo khoa học kèm các phụ lục.
Sau khi biên tập lại, kết quả nghiên cứu có thể được xuất bản thành tài liệu
“Chất lượng sống năm 2002 của thành phố Hồ Chí Minh” .

15


C- PHÖÔNG PHAÙP LUAÄN NGHIEÂN CÖÙU

16



I. NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Tham khảo và sử dụng các kết quả được công bố trong ngoài nước về các vấn
đề liên quan; nghiên cứu bộ tài liệu tập huấn cách tính HDI do Ban Khoa giáo Trung
ương mở vào cuối năm 2002, các tham luận trong các cuộc hội thảo khoa học, sử dụng
số liệu các báo cáo của các ngành chuyên môn theo ngành dọc (Sở GD-ĐT, Sở
LĐTB-XH, Công An thành phố, Sở Y tế, Cục Thống kê), báo cáo của 49 trường ĐHCĐ đóng trên đòa bàn thành phố, kết quả điều tra theo chuyên đề, kết quả các công
trình nghiên cứu khoa học và báo cáo chuyên ngành của các tổ chức như Trung tâm
Dinh dưỡng thành phố, Trung tâm Bà mẹ và KHHGĐ thành phố… đã được công bố
và thừa nhận. Phân tích, đối chiếu, diễn dòch các số liệu thu nhận qua từng thời kỳ.

II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, TÍNH TOÁN
II.1. Điều tra trình độ văn hóa và điều kiện sống 1-7-2003
Cuộc điều tra trình độ văn hóa và điều kiện sống 1-7-2003 được Cục Thống kê
thiết kế và thực hiện nhằm thu thập những thông tin còn thiếu theo yêu cầu của đề tài
nghiên cứu. Đây là cuộc điều tra chọn mẫu. Kết quả điều tra dùng để suy rộng cho
thành phố, khu vực thành thò, nông thôn và các quận, huyện.
Cuộc điều tra đã được tổ chức đúng theo yêu cầu khoa học, có phương án điều
tra, sổ tay điều tra viên dùng để tập huấn và hướng dẫn điều tra viên phương pháp thu
thập thông tin, giải thích các khái niệm chỉ tiêu điều tra thống nhất, đảm bảo chất
lượng số liệu thu thập được.
Đã phỏng vấn trực tiếp 19.416 hộ gia đình ở 210 đòa bàn của 70 xã, phường và
22 quận, huyện; huy động 220 điều tra viên là sinh viên trường Đại học Mở bán công
và 60 đội trưởng, giám sát viên là cán bộ Thống kê thành phố, quận, huyện.

17


* Chọn mẫu, danh sách đơn vò mẫu
Mẫu điều tra được thiết kế theo phương pháp chọn mẫu hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: Đơn vò chọn mẫu là xã, phường. Chọn xã, phường mẫu theo phương

pháp chọn mẫu theo xác suất tỷ lệ với qui mô dân số của xã, phường. Số đơn vò mẫu
là 70 xã, phường gồm 57 phường, 1 thò trấn và 12 xã.
p dụng phương pháp chọn mẫu theo xác suất tỷ lệ với qui mô dân số sẽ tạo ra
mẫu tự gia quyền, dễ dàng cho việc ước lïng, suy rộng kết quả điều tra mẫu với sai
số chọn mẫu thấp nhất so với các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khác.
Giai đoạn 2: Đơn vò chọn mẫu là đòa bàn. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu
hệ thống. Mỗi phường, xã mẫu chọn 3 đòa bàn. Tiến hành điều tra tất cả các hộ gia
đình trong đòa bàn mẫu.
Số đòa bàn mẫu là: 3 đòa bàn x 70 phường, xã mẫu= 210 đòa bàn
Số hộ điều tra được trong 210 đòa bàn mẫu là: 19.416 hộ chiếm khoảng 1,6% số
hộ của thành phố.

* Suy rộng kết quả điều tra
Kết quả ĐT 1-7-03 được dùng để ước lượng và suy rộng các chỉ tiêu cho tổng
thể như sau:
- Để tính dân số trung bình năm của toàn thành phố và quận, huyện chia theo
độ tuổi, sử dụng 2 thông số sau: một là kết quả cơ cấu dân số theo từng độ tuổi của
toàn thành phố, của mỗi quận, huyện từ cuộc điều tra 1-7-2003 có đối chiếu với Tổng
điều tra dân số 1-4-1999; hai là dân số trung bình năm của toàn thành phố, của từng
quận, huyện được ước lượng từ kết quả điều tra biến động dân số hàng năm.
- Các chỉ tiêu về giáo dục như tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết,
số năm đi học bình quân của dân số từ 7 tuổi trở lên, tỷ lệ đi học đúng tuổi của các
cấp được suy rộng theo phương pháp tỷ lệ phát triển. Sử dụng kết quả điều tra năm

18


2003 so sánh với kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1-4-1999 cùng mẫu điều tra
210 đòa bàn để tính tỷ lệ phát triển của năm 2003/1999. Suy rộng các chỉ tiêu giáo dục
của toàn thành phố và quận, huyện bằng cách nhân tỷ lệ phát triển tính được của từng

chỉ tiêu (toàn thành phố và từng quận, huyện) với kết quả điều tra toàn diện năm
1999. Cách suy rộng nầy cho kết quả ước lượng (suy rộng) không chệch, sai số thấp.
Khi tính tỷ lệ đi học các cấp, lấy kết quả suy rộng dân số theo độ tuổi làm mẫu số.
- Các chỉ tiêu về điều kiện sống được suy rộng trực tiếp từ kết quả điều tra.

II.2. Điều tra mức sống năm 2002
Cuộc điều tra mức sống hộ gia đình được thực hiện theo quyết đònh số
675/2001/QĐ-TCTK ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Tổng Cục Thống kê. Đây là
cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin phản ảnh mức sống các tầng lớp dân cư phục
vụ cho việc hoạch đònh chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Từ năm 2002 đến năm 2010, Tổng Cục Thống kê sẽ tiến hành Điều tra mức
sống hộ gia đình 2 năm một lần (vào những năm chẵn) nhằm theo dõi và giám sát một
cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam, đồng thời thực hiện trách
nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa
đói giảm nghèo được Thủ tướng phê duyệt. Ngoài ra, cuộc điều tra nầy cũng sẽ góp
phần đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và các Mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra.
Cuộc điều tra mức sống hộ gia đình là cuộc điều tra chọn mẫu, được thiết kế
và thực hiện một cách công phu theo các chuẩn mực quốc tế. Do yêu cầu thông tin của
cấp tỉnh, thành phố nên mẫu của cuộc điều tra mức sống hộ gia đình trên cả nước
năm 2002 được thiết kế khá lớn với 75.000 hộ gia đình3, đảm bảo việc suy rộng kết
Năm 1992-1993 và 1997-1998 dưới sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế UNDP, SIDA,
Ngân hàng Thế giới (WB) cùng Tổng Cục Thống kê đã thực hiện 2 cuộc điều tra mức sống hộ gia đình, qui mô
mẫu của hai cuộc điều tra nầy lần lượt hơn 4.000 hộ và 6.000 hộ chỉ đủ để suy rộng cho cả nước, khu vực thành
thò, nông thôn và các vùng kinh tế.
3

19



quả điều tra đến cấp tỉnh, thành phố. Trong đó mẫu điều tra của thành phố Hồ Chí
Minh là 2.240 hộ gia đình rải đều khắp 22 quận, huyện của thành phố, mẫu được
chọn đủ để suy rộng cho toàn thành phố và cho khu vực thành thò, nông thôn (tuy
nhiên chưa đủ để suy rộng cho từng quận huyện) căn cứ trên danh sách các đòa bàn
điều tra của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999. Mẫu điều tra được chọn theo
phương pháp chọn mẫu phân tổ, ngẫu nhiên, tỷ lệ với qui mô dân số của tỉnh, thành
phố.
Theo phương pháp luận của cuộc điều tra nầy, mức sống không chỉ được thể
hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu là thu nhập và chi tiêu của người dân. Do đó cuộc điều
tra nầy có nội dung thu thập rất phong phú (gồm 700 câu hỏi) nhằm phản ánh một bức
tranh toàn diện, đầy đủ về mức sống dân cư, các nội dung thu thập thông tin bao gồm :
-

Một số đặc điểm về nhân khẩu học của từng thành viên trong hộ gia đình

-

Giáo dục

-

Lao động và việc làm

-

Y tế

-

Thu nhập


-

Chi tiêu

-

Nhà ở, tiện nghi và đồ dùng lâu bền

-

Tài sản cố đònh

-

Chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo

Ngoài nội dung thu thập thông tin ở các hộ gia đình, cuộc điều tra còn thu thập
thông tin về những điều kiện kinh tế xã hội cơ bản ở các xã, phường có tác động đến
mức sống của người dân. Phiếu điều tra xã, phường gồm 220 câu hỏi.
Cuộc điều tra mức sống hộ gia đình của thành phố năm 2002 đã được thực hiện
nghiêm túc theo đúng phương án điều tra của Tổng Cục Thống kê. Mẫu điều tra 2.240
hộ của thành phố đã được chia thành 3 mẫu con và thực hiện trong 3 quý 1, 2, 3 năm
2002. Số liệu về nhân khẩu, thu nhập, giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, xóa đói giảm

20


nghèo được thu thập trên mẫu 2.240 hộ, số liệu về chi tiêu được thu thập trên mẫu 755
hộ.

Các kết quả chủ yếu của cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 đã
được Cục Thống kê biên soạn và công bố riêng.
II.3. Một số cuộc điều tra chuyên ngành khác.
Điều tra doanh nghiệp năm 2002; Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chánh sự
nghiệp năm 2002; các cuộc điều tra thường xuyên về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản năm 2002; điều tra của các ngành giao thông vận tải, xây dựng năm 2002 và các
báo cáo đònh kỳ năm 2002 của các đơn vò…..
II.4. Tính GDP bình quân đầu người theo giá tương đương sức mua (PPP)
Để tính GDP bình quân theo đầu người theo giá tương đương sức mua (PPP),
cần phải tính 1 USD theo giá tương đương sức mua là bao nhiêu. Sử dụng chung tỷ giá
VND so USD tính theo sức mua tương đương tính cho cả nước để tính GDP bình quân
theo đầu người theo giá tương đương sức mua (PPP) của thành phố Hồ Chí Minh.
Để tìm ra tỷ giá VND so USD tính theo sức mua tương đương năm 2001, 2002
của cả nước, phải căn cứ vào GDP bình quân đầu người cả nước năm 2001, 2002 (tính
theo giá thực tế) và GDP bình quân đầu người cả nước năm 2001, 2002 (tính theo
PPP).
Tính GDP bình quân đầu người của thành phố Hồ Chí Minh theo PPP năm
2001, 2002 bằng cách lấy chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của thành phố Hồ Chí
Minh năm 2001, 2002 tính theo giá thực tế chia cho tỷ giá VND so USD tính theo sức
mua tương đương năm 2001, 2002 đã tính được ở trên.

II.5. Tính giá trò sản xuất chia theo quận, huyện
Đề tài đã tính toán chỉ tiêu giá trò sản xuất một số ngành kinh tế chính như giá
trò sản xuất công nghiệp, giá trò sản xuất nông lâm thủy sản, giá trò sản xuất ngành

21


thương mại, khách sạn, du lòch, giá trò sản xuất ngành xây dựng, giao thông vận tải và
bưu điện chia theo quận, huyện.

Giá trò sản xuất của các ngành kể trên được tính đầy đủ kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế nhà nước, dân doanh, đầu tư nước
ngoài và tất cả các loại hình kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh
cá thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả tính giá trò sản xuất các
ngành sản xuất kinh doanh theo từng quận, huyện dựa vào nguồn số liệu sau:
II.6. Sử dụng các công thức khác được UNDP sử dụng và số liệu thu nhận
được để xác đònh những chỉ số chủ yếu
II.6.1. Số năm học trung bình (Yms)
Mean school years –Yms- dòch là số năm học trung bình phản ánh mặt bằng
dân trí của đòa phương, là kết quả của công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục và phát
triển giáo dục trên đòa bàn. Yms được UNDP quy đònh tính theo công thức dưới đây.
Để tính Yms, cần biết:
1.

Số dân tại đòa phương tại thời điểm đầu năm

2.

Số dân tại đòa phương từ 7 tuổi trở lên

3.

Trong đó
Phân loại trình độ

(M)

hệ số được gán


a- Số dân không biết chữ

0

b- số dân biết đọc viết nhưng chưa học hết tiểu học

1

c- số dân học xong tiểu học

5

d- số dân học xong trung học cơ sở

9

e- số dân học xong trung học phổ thông

12

f- số dân học xong trung học chuyên nghiệp

14

g- số dân học xong cao đẳng

15

h- số dân học xong đại học


16

22


18

i- số dân có trình độ trên đại học

Công thức tính Yms là:
Yms= (ax0 + bx1 + cx5 + dx9 + ex12 + fx14 + gx15 + hx16 + ix18) / M

Ví dụ: trong một cộng đồng 1000 người có độ tuổi từ 7 trở lên (M =1000), qua
điều tra, ta có a= 50; b= 30; c= 400; d= 220; e= 180; f= 60; g= 30; h= 20; i= 10 vậy
Yms của cộâng đồng này là:
50x0 + 30x1 + 400x5 +220x9 + 180x12 + 60x14 + 30x15 + 20x16 + 10x18
1000
= (0+ 30 + 2000 + 1980 + 840 + 450 + 320 + 180) / 1000 = 7960/1000 = 7,96

Vậy cộng đồng dân cư này có số năm học trung bình là 7,96 năm.
Ta gọi phương pháp trên là Phương pháp 1.
• Ngoài ra, trong những năm 90, còn có cách tính Yms như sau cho dân số từ 6
tuổi trở lên theo quy đònh dưới đây:
a0

Số người mù chữ

0

a1


Số người biết đọc biết viết

1

a2

Số người học tiểu học

3

a3

Số người học THCS

7

a4

Số người học THPT, KT

a5

Số người học CĐ-ĐH trở lên

10.5
17

Yms = (aox0 + a1x1 + a2x3 + a3x7 + a4x10.5 + a5x17)/ n
với n = a0+a1+a2+a3+a4+a5

• Cách tính của UNDP có thể được cải tiến để tính toán sát hợp với trình độ hơn
bằng cách tính theo đúng số năm học từ lớp 1 đến lớp 12, (số học trên lớp 12 vẫn
được giữ nguyên cách tính) rồi tính toán theo đúng số đã ghi. Cách tính do nhóm tác
giả chúng tôi đề nghò này – tạm gọi là Phương pháp 2 (PP2)- giúp cho những cộâng

23


đồng có đông người học chưa hết một cấp lớp có Yms phản ánh sát trình độ thực tế
hơn. Đối chiếu kết quả theo 2 phương pháp sẽ cho biết tình trạng bỏ học giữa chừng
của người dân có phổ biến hay không.
II.6.2. Chỉ số giáo dục
Chỉ số giáo dục (CSGD) là một loại thước đo thành tựu của một nước, một đòa
phương trên hai yếu tố: một là tỷ lệ người lớn biết chữ (a); hai là tỷ lệ nhập học các
cấp – tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học (b).
Trong thực tế ở VN, do những khó khăn trong vấn đề điều tra trong phạm vi từng
đòa phương nên (b) chỉ tính tỷ lệ% đi học 3 cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông trong dân cư từ 6 đến 17 tuổi, không tính tỷ lệ học đại học như trường hợp
của Quảng Ngãi , tỉnh đầu tiên của Việt Nam tính HDI cho đòa phương mình đã áp
dụng trong năm 2001.
Tỷ lệ huy động đi học cũng có 2 cách hiểu:
• Tỷ lệ đi học thô - hiểu là cứ đi học thì tính là đã được huy động vào trường học,
dù học trễ tuổi. Ví dụ 12 tuổi còn học ở tiểu học, 16 tuổi vẫn còn học trung học cơ sở,
19 tuổi vẫn còn học trung học phổ thông vẫn cứ được tính.
• Tỷ lệ đi học ròng (hay huy động tinh) - hiểu là học đúng tuổi của từng cấp.
Nghóa là nếu cuộc thống kê diễn ra trong quý 4 của năm thì 6 tuổi đã phải vào lớp 1
và 10 tuổi đang phải học lớp 5, 11 tuổi phải đang học lớp 6 còn 14 tuổi phải đang học
lớp 9, 15 tuổi phải đang học lớp 10 và 17 tuổi phải đang học lớp 12. Trường hợp đi học
trễ tuổi phải được loại ra. Tính theo tỷ lệ đi học ròng khiến tỷ lệ huy động vào từng
cấp thấp xuống do nhiều học sinh đã bò ở lại lớp hoặc đi học trễ so với độ tuổi quy

đònh cho mỗi cấp.
Trong công trình này, (b) được tính trên tỷ lệ huy động tinh, với 4 cấp và bậc học
từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và bậc đại học.
Chỉ số giáo dục được tính theo công thức sau:

24


×