Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học loài bò sát tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TÀI THẮNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA DẠNG SINH HỌC
LOÀI BÕ SÁT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TÀI THẮNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA DẠNG SINH HỌC
LOÀI BÕ SÁT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG,
TỈNH THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 60.62.02.11



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI

Hà Nội, 2016


i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
cá nhân, các cơ quan ban ngành. Nhân dịp này tôi xin chân thành bày tỏ lòng
cảm ơn đến:
- PGS. TS. Đồng Thanh Hải, Phó trưởng phòng khoa Sau đại học
Trường Đại học Lâm Nghiệp, giảng viên bộ môn Động vật rừng Trường Đại
học Lâm Nghiệp, người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
- Tiến sỹ Nguyễn Đắc Mạnh - Giảng viên bộ môn Động vật rừng, Nghiên
cứu sinh Bùi Văn Bắc - Giảng viên bộ môn Côn trùng bệnh cây Trường Đại học
Lâm nghiệp đã cùng tham gia điều tra nghiên cứu và có những góp ý cho luận
văn của tôi thêm hoàn thiện
- Ông Lê Thế Sự - Giám đốc, ông Trương Văn Vinh - Phó giám đốc
KBTTN Pù Luông đã tạo điều kiện giúp tôi ký hợp đồng tư vấn dự án điều tra
giám sát các loài bò sát tại KBTTN Pù Luông giai đoạn năm 2014 -2015 và
cho phép tôi sử dụng một phần kết quả dự án cho luận văn của mình. Xin cảm
ơn các cán bộ Nguyễn Bá Tâm, Nguyễn Văn Quang, Trương Văn Hợp Phòng Bảo tồn thiên nhiên KBTTN Pù Luông đã cùng tôi tham gia, làm công
tác chuẩn bị cho 6 chuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu.
- Quỹ học bổng Nagao Nhật Bản đã hai lần tài trợ kinh phí cho các
chuyến nghiên cứu thực địa.

- Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á và các cá nhân trong tổ chức đã
cho mượn trang thiết bị nghiên cứu thực địa và cho phép tôi sử dụng một số
hình ảnh cần thiết cho báo cáo luận văn.
- TS. Nguyễn Ngọc Sang - Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp tôi rất nhiều trong công tác giám
định mẫu vật trong quá trình nghiên cứu.
- Ông Benjamin Tapley vườn thú Luân Đôn, Vương Quốc Anh, ông
Hoàng Văn Hà, Phạm Văn Thông, Nguyễn Thành Luân - Chương Trình Bảo


ii
Tồn Rùa Châu Á, ông Phùng Mỹ Trung đã gửi cho tôi rất nhiều tài liệu và cho
phép tôi sử dụng hình ảnh trong luận văn.
Xin cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016

Nguyễn Tài Thắng


iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
MỤC LỤC ......................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vi

DANH MỤC BẢN ĐỒ ..................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. viii
Đ T VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN .............................................................................3
1.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tại Việt Nam .......3
1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát .....................................................4
1.2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát ở Việt Nam............................... 4
1.2.2. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát tại KBTTN Pù Luông...............9
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................11
2.1.1. Mục tiêu chung ......................................................................................11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................11
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 11
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................11
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................11
2.4.1. Phỏng vấn.............................................................................................. 11
2.4.2. Điều tra thực địa ...................................................................................13
2.4.3. Phân tích mẫu vật..................................................................................18
2.4.4. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu ...................................................23
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 25


iv
3.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................25
3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 25
3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng .............................................26
3.1.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn ....................................................................27
3.1.4. Đặc điểm thảm thực vật rừng................................................................ 28

3.1.5. Đặc điểm khu hệ động thực vật ............................................................. 30
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...........................................................................30
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
4.1. Thành phần loài bò sát tại KBTTN Pù Luông .........................................32
4.1.1. Danh lục bò sát tại KBTTN Pù Luông ..................................................32
4.1.2. Sự đa dạng các bậc taxon bò sát........................................................... 39
4.2. Xây dựng khóa định loại cho các loài bò sát tại KBTTN Pù Luông .......41
4.2.1. Khóa định loại ....................................................................................... 41
4.2.2. Bảng tra cứu hình ảnh các loài bò sát tại KBTTN Pù Luông ...............48
4.3. Phân bố của các loài bò sát quan trọng trong KBTTN Pù Luông. ..........58
4.4. Đề xuất phương án quản lý thông tin điều tra giám sát các loài bò sát. .67
4.4.1. Đề xuất quản lý cơ sở dữ liệu ............................................................... 67
4.4.2. Truy xuất dữ liệu ...................................................................................68
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ..................................................................70
1. Kết Luận ......................................................................................................70
2. Khuyến Nghị ............................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1 Đặc điểm các tuyến điểm điều tra bò sát tại KBTTN Pù Luông


14

3.1 Dân số và diện tích của các xã thuộc vùng lõi và vùng đệm

31

4.1 Danh lục các loài bò sát tại Pù Luông 2016

32

4.2 Danh sách các loài mới phát hiện cho KBTTN Pù Luông

37

4.3 Sự phân bố các loài, họ trong các bộ bò sát tại KBTTN Pù Luông

39

4.4 So sánh số loài bò sát tại KVNC với các khu bảo tồn lân cận

41

4.5 Danh sách loài bò sát ưu tiên bảo tồn tại KBTTN Pù Luông

58


vi
DANH MỤC HÌNH
TT


Tên hình

Trang

1.1 Giao diện cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học

3

2.1 Bẫy hố bắt bò sát

18

2.2 Các chỉ số đo ở thằn lằn

18

2.3 Các tấm khiên ở đầu thằn lằn (theo Manthey and Grossman, 1997)

19

2.4 Mặt dưới bàn chân thằn lằn (theo Bourret, 1943)

20

2.5 Vảy và tấm đầu của rắn

21

2.6 Cách đếm số hàng vảy thân


21

2.7 Vảy bụng, vảy dưới đuôi và tấm hậu môn

22

2.8 Ðo các phần cơ thể rùa

22

4.1 Mô hình quản lý dữ liệu bò sát tại KBTTN Pù Luông

67

4.2 Nhập dữ liệu vào Access 2007

68

4.3 Truy xuất dữ liệu từ Access 2007 sang Excel 2007

68

4.4

Truy xuất dữ liệu bản đồ phân bố của rùa Sa nhân Cuora mouhotii
tại KBTTN Pù Luông bằng phần mềm Arc Map 9.2

69



vii
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Tên bản đồ

TT

Trang

2.1 Bản đồ thể hiện các tuyến điều tra

16

3.1 Vị trí KBTTN Pù Luông trong tỉnh Thanh Hóa

25

3.2 Vị trí KBTTN Pù Luông với các KBTTN lân cận

26

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5


Bản đồ khu vực phát hiện loài Rồng đất Physignathus
cocincinus Cuvier, 1829
Bản đồ khu vực phát hiện loài tắc kè ri vơ Gekko reevesii
Gray, 1831 tại KBTTN Pù Luông
Bản đồ khu vực phát hiện loài rắn sọc dưa Coelognathus
radiatus (Boie, 1827) tại KBTTN Pù Luông
Bản đồ khu vực phát hiện loài rắn ráo thường Ptyas korros
(Schlegel, 1837) tại KBTTN Pù Luông
Bản đồ khu vực phát hiện loài rắn cạp nong Bungarus fasciatus
tại KBTTN Pù Luông

60

61

63

65

66


viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

TT

Ý nghĩa


1

A

Ảnh

2

ATP

Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á

3

BQL

Ban quản lý

4

CBD

Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học

5

CITES

6


CR

Công ước về buôn bán quốc tế các loài đông, thực
vật hoang dã nguy cấp
Rất nguy cấp

7

ĐDSH

Đa dạng sinh học

8

ĐVCXS

Động vật có xương sống

9

ĐVHD

Động vật hoang dã

10

EN

Nguy cấp


11

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

12

IUCN

Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Thế giới

13

KBTTN

Khu Bảo tồn thiên nhiên

14

KVNC

Khu vực nghiên cứu

15

LT

Tài liệu


16

LR

Ít đề cập đến

17

M

Mẫu vật

18

NXB

Nhà xuất bản

19

PV

Phỏng vấn

20

UBND

Ủy ban nhân dân


21

VU

Sẽ nguy cấp

22

VQG

Vườn quốc gia


1

Đ T VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông được thành lập năm 1999
theo Quyết định Số 495/QĐ-UB ngày 24 tháng 4 năm 1999 của UBND tỉnh
Thanh Hóa, nằm trên địa phận của 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước.
Pù Luông nằm trong danh sách đề xuất các khu rừng đặc dụng Việt
Nam đến năm 2010 diện tích 17.662 ha (Cục Kiểm lâm, 1998). Trong đó,
diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 8.876,26 ha, diện tích khu phục hồi
sinh thái: 7.892,34 ha, diện tích khu dịch vụ hành chính: 216,0 ha. Năm 1998,
dự án đầu tư đã được Viện Điều tra quy hoạch rừng xây dựng, trong đó đề
xuất thành lập một KBTTN với diện tích 17.662 ha, gồm 13.320 ha phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha phân khu phục hồi sinh thái (Anon, 1998) [1].
Địa hình KBTTN gồm hai dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc Đông Nam, trong đó dãy núi lớn hơn nằm phía Đông Bắc hình thành bởi
những vùng núi đá vôi bị chia cắt mạnh và là một phần của vùng núi đá vôi
liên tục chạy từ VQG Cúc Phương đến tỉnh Sơn La (Birdlife International &

MARD, 2004).
KBTTN Pù Luông là khu vực tiêu biểu cho sự chuyển tiếp giữa vùng
núi Tây Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích rừng tự nhiên lớn,
tập trung, đa dạng về hệ động thực vật. Đặc biệt, khu vực nằm trong vùng
phân bố của nhiều loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao; nhiều loài có tên
trong Sách Đỏ Việt Nam và trong danh sách những loài bị đe doạ của IUCN.
Trong đó, lớp Bò sát là một trong những thành phần quan trọng nhất trong hệ
thống sinh vật tạo nên tính đa dạng sinh học cao cho khu vực.
Hàng năm, có rất nhiều nhà khoa học từ các viện nghiên cứu về sinh
học, tài nguyên môi trường, các trường đại học và nghiên cứu của KBT về tài
nguyên thiên nhiên tại KBTTN Pù Luông. Trong đó có nhiều nghiên cứu liên
quan đến tài nguyên bò sát trong khu vực. Tuy nhiên, kết quả của những


2

nghiên cứu này còn tương đối rời rạc. Những nghiên cứu sau rất khó để tiếp
cận phương pháp và kết quả của những nghiên cứu trước. Do công tác quản lý
cơ sở dữ liệu tại khu bảo tồn chưa hoàn thiện
Xuất phát từ lý do này tôi thực hiện đề tài ―Nghiên cứu xây dựng cơ
sở dữ liệu đa dạng sinh học loài bò sát tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Luông, tỉnh Thanh Hóa‖ kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý lập
kế hoạch điều tra, giám sát, sử dụng, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên
bò sát tại KBTTN Pù luông một cách bền vững.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tại Việt Nam
Hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học: là tập hợp thông tin, dữ liệu
về đa dạng sinh học đã được kiểm tra, đánh giá, xử lý, tích hợp và được lưu
trữ một cách có hệ thống, có tổ chức dưới dạng tệp/file dữ liệu lưu trên các hệ
thống tin học, các thiết bị lưu trữ và các vật mang tin như các loại ổ cứng máy
tính, băng từ, đĩa CD, DVD hoặc văn bản, tài liệu.
Bắt đầu từ năm 2011, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường và Cơ quan Hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) thực hiện Dự
án: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học ở Việt
Nam (Dự án JICA/VEA/BCA-NBDS). Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học là cơ
quan thực hiện dự án này. Trong khuôn khổ Dự án này, các tài liệu ―Hướng
dẫn quan trắc, đánh giá đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển Việt
Nam‖và ―Hướng dẫn xây dựng và sử dụng chỉ thị đa dạng sinh học‖ được
soạn thảo và công bố rộng rãi như là các tài liệu kỹ thuật.

Hình 1.1. Giao diện cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, điều tra thành lập danh
lục động thực vật rừng khu bảo tồn loài hạt trần Nam Động, huyện Quan Hóa,
tỉnh Thanh Hóa được UBND Tỉnh Thanh Hóa phê duyệt bằng quyết định số


4

1750/QĐ-UBND từ ngày 14 tháng 5 năm 2015 triển khai trong hai năm 2015
đến 2016. Hiện tại dự án vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Tại KBTTN Pù Luông dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học
cho KBTT đã được trung tâm đa dạng sinh học trường Đại học Lâm Nghiệp
triển khai vào năm 2013. Đề tài đã xây dựng được danh lục các loài thực vật
có phân bố tại KBT cập nhật đến năm 2013.
1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát

1.2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Sáng et al. (2009), có thể chia lịch sử nghiên cứu bò
sát ở Việt Nam thành 4 thời kỳ chính: thời kỳ trước năm 1954, thời kỳ từ
năm 1954 đến năm 1975, thời kỳ 1976 đến năm 1986 và thời kỳ từ năm
1987 đến nay (2009).
1.2.1.1. Thời kỳ trước năm 1954
Tuệ Tĩnh (1623-1713) - nhà y học dân tộc, người đầu tiên đã ghi nhận
16 vị thuốc có nguồn gốc từ lưỡng cư và bò sát (Tuệ Tĩnh, 1972)[32]
Sau ông những nghiên cứu bò sát do người nước ngoài thực hiện. Các
kết quả nghiên cứu được xuất bản trên nhiều ấn phẩm khác nhau cả trong
nước và ngoài nước cho một khu vực hay chung cho cả vùng Đông Dương.
Một số chuyên khảo về bò sát và lưỡng cư đã được xuất bản như:
―Surla Faune de la Cochinchine Francaise‖của Morice A., 1875; ―Notes surles
Reptiles et Batraciens de la Cochinchine et du Cambodge‖ của Tirant G., năm
1885. (Theo Nguyen Van Sang et al. 2009)[45], trong thế kỷ XIX và đầu thế
kỷ XX có 84 loài mới được các tác giả Bourret (1920, 1937, 1939, 1942),
Cuvier (1829), Smith (1921, 1922, 1924), Boulenger (1903, 1927), Angel
(1927, 1928, 1933), Schlegel (1839), Mocquard (1897), Morice (1875),
Pellegril (1910) Siebenrock (1903) v.v… mô tả với mẫu vật thu được ở Việt
Nam[45].

Comment [DP1]: Mấy ông này trích từ
nguyenvan sang nên để trích dẫn trong này


5

Ba cuốn sách chuyên khảo của Bourret gồm: Les Serpents de
l’Indochine mô tả 189 loài và phân loài rắn xuất bản năm 1936, Les Tortues
l’Indochine mô tả 44 loài và phân loài rùa xuất bản năm 1941 và Les

Batraciens de l’Indochine mô tả 171 loài và phân loài ếch nhái xuất bản năm
1942 được coi là tài liệu đầy đủ nhất về lưỡng cư và bò sát của vùng Đông
Dương ở thời gian đó (trong đó chủ yếu là Việt Nam, Lào và
Campuchia)[34,35,36].
Qua tài liệu công bố cho thấy thời kỳ này tập trung thống kê phân loại
và mô tả loài, địa điểm khảo sát tập trung ở Nam Bộ, các khu nghỉ mát (Mẫu
Sơn, Tam Đảo, Sa Pa, BaVì, Đà Lạt) hay khu đồn trú của người Pháp (Ngân
Sơn, Phước Sơn…).
1.2.1.2. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975
* Ở miền Bắc:
Mở đầu thời kỳ này, đoàn nghiên cứu của Đào Văn Tiến và cs. tiến
hành điều tra lưỡng cư, bò sát ở Vĩnh Linh (Quảng Trị), từ ngày 8 đến ngày
28/8/1956 đã thống kê được 12 loài, trong đó có một loài mới. Năm 1961,
Đào Văn Tiến công bố loài Trăn mốc thu được ở Đình Cả (Thái Nguyên).
Từ năm 1956 - 1975, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã
điều tra, thống kê ở miền Bắc Việt Nam có 159 loài BS, 69 loài LC (Trần
Kiên và cs., 1981)[30].
Địa điểm nghiên cứu cũng được mở rộng ra nhiều khu vực: Ba Bể, Chợ
Rã (Bắc Kạn), Hữu Lũng (Lạng Sơn), Cúc Phương (Ninh Bình), Thái
Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Vĩnh Phú. Kết quả nghiên cứu
được công bố trên nhiều tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Hướng
nghiên cứu cũng mở rộng ra như nghiên cứu về sinh thái học Cá cóc, Thạch
sùng đuôi sần, Ếch đồng của Đào Văn Tiến, Lê Vũ Khôi (1965)[3].
* Ở miền Nam:
Năm 1955, Marx và Inger công bố loài mới Calamaria buchi cho khoa
học[40].


6


Năm 1970, Campden - Main đã thống kê có 77 loài rắn [37]. Năm

Comment [DP2]: Thống nhất cách rồi đến [] hoặc
dính lền với từ phía trước

1972, Saint Girons nghiên cứu về bộ sưu tập rắn của Morice[48].
1.2.1.3. Thời kỳ 1975 - 1986
Trong giai đoạn này có 1 loài ếch nhái và 5 loài thằn lằn mới được phát
hiện ở Việt Nam trong đó có 3 loài do Darevsky và Nguyễn Văn Sáng mô tả
(Nguyen et al. 2009)[45]. Bên cạnh các nghiên cứu về thành phần loài và
phân loại học, đã có một số nghiên cứu về sinh thái, sinh học của một số loài
có giá trị kinh tế như: tắc kè (Gekko gecko) của Vũ Thanh Tịnh, rắn hổ mang
(Naja naja) của Trần Kiên 1980[45].
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đòi hỏi cần có tài liệu tiếng Việt phục vụ
nghiên cứu, Đào Văn Tiến đã công bố liên tiếp 3 bài báo: Về định loại rùa và
cá sấu Việt Nam (1978) [4], Về định loại thằn lằn Việt Nam (1979)[5], Về
định loại rắn Việt Nam (1981, 1982)[6,7] trên tạp chí Sinh vật - Địa học, sau
đó tách ra tạp chí Sinh học. Theo đó, tác giả đã thống kê ở Việt Nam có 77
loài Thằn lằn, 165 loài rắn, 32 loài rùa và 2 loài cá sấu. Cùng thời gian (1980),
Trần Kiên và Nguyễn Quốc Thắng xuất bản cuốn Các loài rắn độc Việt Nam[30].
1.2.1.4. Thời kỳ từ năm 1987 đến nay
Sau thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu
với các nước thuận tiện hơn, sự bùng nổ thông tin đã giúp cho những cán bộ
nghiên cứu về bò sát có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và tham khảo các tài liệu.
Công tác nghiên cứu và bảo tồn, do vậy cũng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là
sau năm 1990. Các lĩnh vực nghiên cứu cũng hết sức đa dạng: phân loại học,
hệ thống học, di truyền và tiến hoá, sinh học, sinh thái học, ký sinh trùng và
bệnh học. Có thể nói đây là thời kỳ phát triển đáng khích lệ của các nghiên
cứu về bò sát ở Việt Nam, đóng góp đáng kể cho khoa học cũng như góp phần
vào sự phát triển của đất nước.


Comment [DP3]: thường thì là et al. 2009, không
có dấu phẩy, anh xem lại và thống nhất cho toàn bài
nhé


7

Về thành phần loài, số lượng loài lưỡng cư và bò sát tăng lên nhanh
chóng: năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc thống kê ở nước ta có
340 loài (82 loài lưỡng cư, 258 loài bò sát)[23], đến năm 2005 tổng số loài đã
lên tới 458 loài (162 loài lưỡng cư, 296 loài bò sát) (Nguyễn Văn Sáng và cs.,
2005)[24]. Năm 2007, Nguyễn Văn Sáng xuất bản Động vật Chí (phần Rắn)
đã mô tả 149 loài rắn thuộc 8 họ ở Việt Nam[25].và cuốn danh lục xuất bản
năm 2009 đã ghi nhận tổng số loài là 545 loài (177 loài ếch nhái, 368 loài bò
sát) (Nguyen et al., 2009)[45].
Số loài mới cho khoa học được công bố hàng năm cũng tăng lên rõ rệt
qua các thời kỳ. Nếu trong thời kỳ 1975 - 1986 phát hiện được 6 loài mới cho
khoa học, trong đó chỉ có 3 loài có tác giả là người Việt Nam thì từ năm 1987
- 2009, số loài phát hiện mới cho khoa học đã tăng lên 108 loài, trong đó có
65 loài có nhà khoa học Việt Nam tham gia và có tới 11 loài có tác giả đứng
đầu là người Việt Nam. Từ năm 2010 - 2013 có 49 loài mới cho khoa học
được tiếp tục phát hiện ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ cán bộ Việt Nam đã có
những bước trưởng thành đáng kể và tiềm năng nghiên cứu về khu hệ ếch
nhái và bò sát ở nước ta còn rất lớn.
Từ năm 1990 đến nay cùng với việc thành lập các Vườn Quốc gia và
các KBTTN, việc nghiên cứu càng được phát triển mạnh. Năm 1993, Hoàng
Xuân Quang nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Bắc Trung bộ. Từ năm 1994,
Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Lê Nguyên Ngật và nhiều tác giả khác đã
nghiên cứu ở Vườn Quốc gia Tam Đảo và thị trấn Tam Đảo, đến nay đã phát

hiện có 57 loài lưỡng cư, 124 loài bò sát . Năm 1996, Lê Nguyên Ngật,
Nguyễn Văn Sáng ghi nhận 17 loài lưỡng cư, 42 loài bò sát ở rừng Cúc
Phương và ở Ngọc Linh (Kontum, 1997)[13]; Năm 1998, Ngô Đắc Chứng
nghiên cứu ở Nam Bình Trị Thiên có 28 loài lưỡng cư, 147 loài bò sát (Ngô
Đắc Chứng, 1998)[17]; Năm 1997, Hoàng Xuân Quang và cs. nghiên cứu ở


8

Tây Nam Nghệ An thống kê được 18 loài lưỡng cư, 38 loài bò sát; điều tra sự
đa dạng và hiện trạng ếch nhái, bò sát ở vùng núi Yên Tử trong thời gian 2004
đến năm 2009 (Trần Thanh Tùng, 2009)[31];...
Trong Hội thảo Quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam lần thứ
nhất diễn ra năm 2009 tại Trường Đại học Sư phạm Huế, tỉnh Thừa ThiênHuế, các báo cáo khoa học về đánh giá khu hệ bò sát, ếch nhái như: Điều tra
tại KBTTN Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai năm 2008-2009 (Hồ Thu Cúc và cs. ,
2009) có 31 loài lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ và 61 loài bò sát thuộc 13 họ, 2 bộ
Đánh giá sự đa dạng ếch nhái, bò sát ở KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa
năm 2008 (Lê Nguyên Ngật và cs., 2009) có 38 loài lưỡng cư thuộc 6 họ, 1 bộ
và 53 loài bò sát thuộc 14 họ, 2 bộ. Ziegler et al. 2009 đã tổng kết 10 năm
nghiên cứu đa dạng sinh học ếch nhái, Bò sát ở Vườn Quốc gia Phong NhaKẻ Bàng từ năm 2000 đến 2009 thống kê 45 loài lưỡng cư và 33 loài bò
sát,….[12,14,10]
Trong báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị
khoa học toàn quốc lần thứ III năm 2009, có một số kết quả nghiên cứu về đa
dạng khu hệ bò sát, ếch nhái của một số vùng trên cả nước: Điều tra đa dạng
ếch nhái bò sát tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Nguyễn Văn Sáng và cs.,
2009)[26] ghi nhận 77 loài thuộc 22 họ, 5 bộ gồm 48 loài bò sát thuộc 14 họ,
2 bộ và 29 loài ếch nhái thuộc 8 họ, 3 bộ; Điều tra tại VQG và Khu BTTN
Lam Kinh tỉnh Thanh Hóa (Nguyễn Kim Tiến, 2009)[18] cho thấy có 49 loài
ếch nhái và 72 loài bò sát thuộc 22 họ, 73 giống,….
Trong báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, hội nghị

khoa học toàn quốc lần thứ IV năm 2011, có một số báo cáo nghiên cứu về đa
dạng khu hệ ếch nhái: Điều tra tại KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An (Lê Vũ
Khôi và cs., 2011)[15] ghi nhận 72 loài bò sát thuộc 15 họ, 2 bộ và lớp lưỡng
cư có 25 loài thuộc 7 họ, 1 bộ...


9

Hoàng Xuân Quang và cs., 2012[9] điều tra khu hệ ếch nhái, bò sát ở
VQG Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống kê được 44 loài ếch nhái thuộc
6 họ, 1 bộ và 64 loài bò sát thuộc 14 họ, 2 bộ.
Trong báo cáo Hội thảo Quốc gia về Lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam lần
thứ II tổ chức tại Đại học Vinh (Nghệ An, 2012), có một số báo cáo về đa
dạng khu hệ lưỡng cư, bò sát: Nghiên cứu thành phần loài bò sát và ếch nhái
ở Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa (Phạm Thế Cường và cs., 2012)
[28] với 70 loài được ghi nhận trong đó có 38 loài bò sát và 32 loài ếch nhái;
Nghiên cứu sự đa dạng thành phần loài ếch nhái, bò sát ở khu dự trữ sinh
quyển Tây Nghệ An (Hoàng Ngọc Thảo và cs. 2012) [9] ghi nhận 144 loài
ếch nhái, bò sát thuộc 24 họ, 5 bộ;….
Bên cạnh đó có rất nhiều loài mới được mô tả và nhiều loài mới được
ghi nhận từ năm 2010 trở lại đây như loài; Scincella aparefrontalis (Nguyen
et al. 2010)[43]; Gekko truongi (Phung & Ziegler, 2011) ; Oligodon nagao
(David et al., 2012) [x]; Calotes bachae (Hartmann et al., 2013);
Hemiphyllodactylus banaensis (Ngo et al., 2013); Cyrtodactylus jaegeri (Luu
et al., 2014) [41], Cyrtodactylus puhuensis (Sang et al., 2014) [49]…
Về các loài quý hiếm: Năm 1992, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường xuất bản Sách Đỏ Việt Nam (Phần Động vật) trong đó liệt kê 43 loài
bò sát và 11 loài lưỡng cư bị đe dọa. Năm 2000, Sách Đỏ Việt Nam được tái
bản có chỉnh sửa và bổ sung đã thống kê 43 loài bò sát và 11 loài lưỡng cư.
Mới đây nhất, Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 đã ghi nhận 40 loài bò sát và 13

loài ếch nhái bị đe dọa ở Việt Nam [].
1.2.2. Khái quát tình hình nghiên cứu bò sát tại KBTTN Pù Luông
Một số cuộc điều tra cơ bản về đa dạng sinh học về thú ở KBTTN Pù
Luông đã được thực hiện (Anon, 1998a; Lê Trọng Trải & Đỗ Tước, 1998;
Baker, 1999), Đặng Ngọc Cần (2003), Mai Đình Yên et al., (2003), Vũ Đình


10

Thống (2003). Năm 2003, tổ chức FFI Việt Nam đã thực hiện chương trình
Dự án bảo tồn cảnh quan đá vôi Pù Luông - Cúc Phương với các chương trình
điều tra đa dạng sinh học đối với các nhóm thực vật, thú, cá, bướm, thân mềm
và các loài động vật không xương sống trong hang động. Các điều tra trên đã
cho thấy KBTTN Pù Luông hiện có 84 loài thú (bao gồm cả 24 loài dơi), 162
loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát và 13 loài ếch nhái đã được ghi nhận
[1,16,38,39, 52,]
Gần đây trong khuôn khổ dự án điều tra, lập danh lục khu hệ động
thực vật rừng tại KBTTN Pù Luông tỉnh Thanh Hóa từ tháng 3 năm 2012 đến
tháng 8 năm 2013 do Viện sinh thái và bảo vệ công trình thực hiện đã thông
kê được: 40 loài bò sát thuộc 30 giống, 14 họ, 2 bộ [33].
Từ năm 2014-2015, trong khuôn khổ dự án điều tra giám sát các loài
Cu li, Chim, Bò sát, Bướm tại KBTTN Pù Luông. Nguyễn Tài Thắng đã công
bố 4 báo cáo chuyên đề nghiên cứu về bò sát bao gồm; Báo cáo điều tra đánh
giá hiện trạng quần thể các loài bò sát tại KBTTN Pù Luông tháng 12 năm
2014 [19], báo cáo điều tra các mối đe dọa đến các loài bò sát tại KBTTN Pù
luông tháng 12 năm 2014 [20], Xây dựng chương trình giám sát các loài bò
sát tại KBTTN Pù Luông tháng 11 năm 2015 [], Xây dựng kế hoạch bảo tồn
các loài bò sát tại KBTTN Pù Luông tháng 12 năm 2015 [21 ]. Các báo cáo đã
công bố 35 loài bò sát thuộc 2 bộ 8 họ và thông kê 6 mối đe dọa làm suy giảm
tài nguyên bò sát tại khu vực nghiên cứu trong đó săn bắt động vật hoang dã

là nguyên nhân trực tiếp và chủ đạo.
Gần đây nhất Nguyễn Tài Thắng và cộng sự công bố kết quả bước đầu
về thành phần loài bò sát tại KBTTN Pù Luông. Thống kê 38 loài bò sát thuộc
2 bộ, 9 họ có phân bố tại KBTTN Pù Luông. Đăng trong hội nghị khoa học
toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần 6 [22].


11

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Cung cấp thông tin cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu và bảo tồn đa dạng
sinh học tại KBTTN Pù Luông phục vụ cho công tác bảo tồn loài.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các loại thông tin cần thiết của cơ sở dữ liệu.
- Cung cấp được thông tin đầu vào cho CSDL.
- Hướng dẫn quản lý cơ sở dữ liệu bò sát cho KBT.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các loài bò sát tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa điểm: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù luông, tỉnh Thanh Hóa.
+ Thời gian: từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 11 năm 2016.
2.3. Nôi dung nghiên cứu
- Xác định cấu trúc của cơ sở dữ liệu.
- Xác định thành phần loài bò sát tại KBTTN Pù Luông.
- Xác định phân bố của một số loài nguy cấp quý hiếm trong KBTTN
Pù Luông.

- Đề xuất giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu quản lý thông tin điều tra
giám sát các loài bò sát trong KBTTN Pù Luông.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phỏng vấn
Phỏng vấn được thực hiện song song với quá trình điều tra thực địa.
Các đối tượng được phỏng vấn bao gồm:


12

+ Phỏng vấn cán bộ (KBTN PL, chính quyền địa phương, kiểm lâm,…)
+ Phỏng vấn thợ săn
+ Phỏng vấn người dân địa phương khác
Phương pháp này cung cấp cho chúng ta những thông tin có ý nghĩa về
tình hình tài nguyên động vật rừng của địa phương điều tra trên các phương
diện thành phần loài, mức độ phong phú, phân bố thực tại, thức ăn, sinh sản,
tình trạng các loài. Trong khi trao đổi thu thập thông tin, tôi đã sử dụng tranh
ảnh chuẩn về hình thái bên ngoài của các loài. Với hình thức các câu hỏi ngắn
gọn, dễ hiểu về những đặc điểm dễ nhận dạng của loài. Gặp gỡ người dân địa
phương hay đi rừng để thu thập thông tin về các loài động vật có mặt ở địa
phương và tìm hiểu về nơi ở, tập tính hoạt động, thành phần thức ăn, sinh
cảnh, phân bố theo độ cao, thành phần và số lượng các loài động vật bị đánh
bắt cũng như ý nghĩa kinh tế của các loài đó.
Toàn bộ thông tin thu thập được ghi chép đầy đủ vào phiếu phỏng vấn
(Mẫu biểu 01) và các thông tin từ nguồn khác được ghi vào sổ ghi chép thực
địa.
Mẫu biểu 01: Phiếu phỏng vấn ngƣời dân
Ngày..…. tháng .… năm 2016….
Tên người được phỏng vấn:..................................Tuổi..........Dân tộc..............
Địa chỉ :Bản ..... Xóm ............Xã ......................Huyện.................................

Tên loài
TT

1
2
3
…..

Tên địa

Tên phổ

phƣơng

thông

Địa điểm

Thời gian

Số lƣợng

Ghi

gặp

gặp

gặp


chú


13

2.4.2. Điều tra thực địa
a) Chuẩn bị địa điểm điều tra
- Khảo sát thực tế để kiểm tra lại các thông tin đã có trên bản đồ hiện
trạng. Bổ sung và hiệu chỉnh các thông tin thu thập được.
- Mô tả các dạng sinh cảnh chính của khu vực theo các chỉ tiêu (Địa
hình, cấu trúc rừng, thảm thực vật, tác động của con người tới sinh cảnh)
- Lập các tuyến điều tra cố định. Các tuyến phân bố đều trên các dạng
sinh cảnh chính của khu vực để điều tra.
b) Điều tra theo tuyến
Tổ chức công tác điều tra theo nhóm, mỗi nhóm điều tra có 3 người
(bao gồm chuyên gia, cán bộ KBT và người dân dẫn đường) được trang bị
máy định vị GPS, ống nhòm, máy ảnh, dụng cụ bắt bò sát, dụng cụ làm mẫu
và, sách định loại bò sát ngoài thực địa. Thời gian điều tra bò sát vào mùa
xuân- hè. Tổng cộng 11 tuyến điều tra đã được thực hiện Thông tin chi tiết
các tuyến được mô tả trong bảng sau.


14

Bảng 2.1. Đặc điểm các tuyến ðiểm ðiều tra bò sát tại KBTTN Pù Luông
Số hiệu

Tuyến khảo sát

Mô tả sinh cảnh trên tuyến


tuyến

Đầu tuyến

Độ cao (m)

Dài

Vị trí các điểm khảo

-

tuyến

sát (WGS 84)

Cuối tuyến

(km)

Ðóng lán

(WGS 84)
Sinh cảnh làng bản, nương rẫy: Phân bố rải rác hai bên đường đi

T1

Bản


Hang



thung ông Cại

gần bản Hang
Sinh cảnh rừng tre nứa: giáp ranh giữa khu canh tác nông
nghiệp và rừng bảo tồn. Loài Luồng chiếm ưu thế

507864/ 2270343

100- 600

1,5

-

507938/ 2270201

508861/ 2270514

Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi: các khu rừng phân
bố ở thung lũng núi đá.

T2

Thung ông Cại-

Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi: các khu rừng phân


thung Keo lồm

bố ở thung lũng núi đá.
Sinh cảnh rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi: các khu rừng phân

508861/ 2270514
-

300 – 780

1,8

509996/ 2271133

bố ở sườn và đỉnh núi đá
Sinh cảnh chủ đạo là rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi. Ngoài ra,

T3

T4

512972/ 2270616

Bản Kịt

có sinh cảnh nương rẫy phân bố rải rác giữa các khu dân cư, dọc

Thung Cạo –


các khe suối.

510496/ 2271764

Thung

Cạo-

Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi: các khu rừng phân

510496/ 2271764

Thung

Thùng

bố ở thung lũng núi đá, độ cao dưới 700m
Sinh cảnh rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi: các khu rừng phân

Phi



a. 512920/ 2270897
200 - 650

2,8

340 - 600


2,0

340 - 750

2,0


509884/ 2271424

bố ở sườn và đỉnh núi đá

T5

Thung
Thung Sen

Cạo-

Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi: các khu rừng phân
bố ở thung lũng núi đá, độ cao dưới 700m

510496/ 2271764


b. 511117/ 2271942


15

Sinh cảnh rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi: các khu rừng phân


509397/ 2273063

bố ở sườn và đỉnh núi đá
Bản Eo điếu -

T6

Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy: giáp ranh giữa khu

Thung Tiếu

canh tác nông nghiệp và rừng bảo tồn.
Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi: Phân bố độ cao

524911/ 2258110
-

a. 524446/ 2258648
500 – 750

1,0

550- 750

2,0

300- 600

2,2


700-1000

2.6

b. 525122/ 2259370

525026/ 2259273

dưới 700m

T7

Thung Tiếu -

Sinh cảnh rừng thông núi thấp trên đá vôi: Phân bố ở độ cao

Đỉnh Pà Cò

trên 700m. Thông Pà có là loài ưu thế, ngoài ra; ở một vài địa

Bản Khuyn

-

điểm Taxus chinensis là loài đồng ưu thế trong tầng tán

524889/ 2259499

Sinh cảnh làng bản, nương rẫy: Phân bố ở hai bên đường đi gần


502685/ 2268129

bản Mỏ

T8

525026/ 2259273

Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá phiến và đá cát: rừng

-

a. 502662/ 2268301
b. 504548/ 2267525

504683/ 2267633

ổn định ở chân và sườn Tây Nam dãy Pù Pan

T9

Bản Son

Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi: các khu rừng phân
bố ở thung lũng núi đá, độ cao trên 700m
Sinh cảnh rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi: các khu rừng phân

525098/ 2265584


519893/2286010

523329/ 2266877

bố ở sườn và đỉnh núi đá
Bản Nghèo

T10
T11



núi Nà Tốm

Sinh cảnh nương rẫy; Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy;
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác chọn

510150/ 2259110 –

a. 509797/ 2259370

509976/ 2260918

480 – 1020

2,3

509976/ 2260918

1020 - 1400


2,0

Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá phiến và đá cát
Eo Kén - giông

Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá phiến và đá cát

Pù Luông

Sinh cảnh rừng lá rộng núi thấp trên đá bazan


509828/ 2262914

b. 509929/ 2260692


×