Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phân tích đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ THỊ THANH PHƯƠNG

PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ THỊ THANH PHƯƠNG

PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế Phát triển

Mã số:

60310105

Quyết định giao đề tài:



/QĐ-ĐHNT ngày

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Chủ tịch Hội Đồng:

Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA CÁC YẾU TỐ
NGUỒN LỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA”
Là công trình nghiên cứu và thực hiện của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của
TS. Phạm Hồng Mạnh trên cơ sở các lý thuyết đã học và tìm hiểu thực tế tại địa
phương. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chính xác.
Chưa công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác.
Luận văn tham khảo tư liệu và sử dụng thông tin được đăng tải trong danh mục
tài liệu tham khảo.
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

LÊ THỊ THANH PHƯƠNG

iii



LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu nghiêm túc tại lớp thạc sỹ kinh tế của trường
Đại Học Nha Trang, luận văn thạc sỹ là kết quả của quá trình nghiên cứu thực tiễn và
lý thuyết nghiêm túc của tôi trước khi tốt nghiệp.
Không có thành công nào mà không gắn với những hổ trợ, giúp đỡ của người
khác, trong suốt thời gian từ khi bắt đầu quá trình học tập tại lớp thạc sỹ kinh tế của
trường Đại Học Nha Trang, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ
của quý Thầy Cô, gia đình và bè bạn.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến quý thầy cô của trường Đại Học Nha Trang
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Hồng Mạnh, đã tận tình hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Với kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài còn nhiều thiếu xót. Rất mong được sự
quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

LÊ THỊ THANH PHƯƠNG

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiên nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ...............................................................................3
1.6. Cấu trúc luận văn......................................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...........5
2.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGÀNH DU LỊCH......................................5
2.1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................................5
2.1.2. Tính chất của ngành du lịch...................................................................................6
2.1.3. Các yếu tố cấu thành ngành du lịch.......................................................................7
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch.................................9
2.2. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ............................................................................11
2.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế.............................................................................11
2.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế ..............................................................................13
2.2.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.....................................................13
2.3. Các mô hình tăng trưởng kinh tế ............................................................................16
2.3.1. Mô hình tăng trưởng Solow.................................................................................16
2.3.2. Mô hình tăng trưởng nội sinh ..............................................................................17
v


2.3.3. Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế qua nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử
dụng các yếu tố sản xuất................................................................................................18

2.4. Những đóng góp của ngành du lịch........................................................................20
2.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................23
2.5.1. Nghiên cứu nước ngoài .......................................................................................24
2.5.2. Các nghiên cứu trong nước..................................................................................25
2.6. Khung phân tích của nghiên cứu ............................................................................26
Kết luận chương 2: ........................................................................................................27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................28
3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................28
3.2. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................28
3.3. Mô hình nghiên cứu................................................................................................29
3.3.1. Mô hình kinh tế lượng .........................................................................................29
3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................31
3.4. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................32
3.5. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu......................................................................32
3.5.1. Phương pháp ước lượng trữ lượng vốn đầu tư trong ngành du lịch....................33
3.5.2. Phương pháp ước lượng α và β ...........................................................................33
3.5.3. Cách xác định kích thước mẫu đối với mô hình hồi quy ....................................34
Tóm tắt chương 3: .........................................................................................................34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................35
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa .....35
4.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên........................................................................35
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.......................................................................................35
4.2. Cơ sở vật chất ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa........................................................41
4.2.1. Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa ..................................................43
4.2.2. Vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa ...................................................44
4.2.3. Các yếu tố khác ...................................................................................................45
4.3. Một số kết quả về hoạt động của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa ..........................46
4.3.1. Khách du lịch.......................................................................................................46
4.3.2. Thời gian lưu trú của khách du lịch.....................................................................49
4.3.3. Chi tiêu của khách du lịch ...................................................................................50

vi


4.3.4. Giá trị sản xuất kinh doanh của ngành du lịch ....................................................51
4.4. Phân tích đóng góp của các yếu tố nguồn lực đối với tăng trưởng ngành du lịch
Khánh Hòa .....................................................................................................................52
4.4.1. Kết quả phân tích tương quan..............................................................................52
4.4.2. Kết quả phân tích hồi qui.....................................................................................52
4.4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................53
Tóm tắt chương 4: .........................................................................................................59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG
TRƯỞNG NGÀNH DU LỊCH KHÁNH HÒA .........................................................60
5.1. Kết luận...................................................................................................................60
5.2. Quan điểm phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 .....................61
5.3. Các gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch Khánh Hòa ........62
5.3.1. Đẩy mạnh công tác đầu tư để phát triển ngành du lịch .......................................62
5.3.2. Tăng cường các chính sách đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du
lịch tỉnh nhà ...................................................................................................................65
5.3.3. Tăng cường hiệu quả sử dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động du lịch........67
5.3.4. Tăng mối liên kết với các ngành, các vùng, các địa phương và cả nước trong
phát triển ngành du lịch .................................................................................................68
5.3.5. Tăng cường tổ chức và quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch .................70
Kết luận chương 5: ........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa giải thích
GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

K

:

Vốn

L

:

Lao động

TFP

:

Năng suất các nhân tố tổng hợp

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật


KHCN

:

Khoa học công nghệ

OLS

:

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................32
Bảng 4.1: Cơ sở vật chất lưu trú ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2016...... 42
Bảng 4.2: Doanh thu lữ hành ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2015........42
Bảng 4.3: Cơ cấu lao động tỉnh Khánh Hòa giai đoạn năm 1995 - 2016......................43
Bảng 4.4: Thống kê khách du lịch từ 2010 - 2016 đối với một số thị trường quốc tế và
nội địa của du lịch Nha Trang - Khánh Hòa..................................................................47
Bảng 4.5: Chi tiêu bình quân của khách du lịch (tự sắp xếp chuyến đi) đến Khánh Hòa
năm 2005, 2009 và 2013 ...............................................................................................50
Bảng 4.6: Kết quả phân tích tương quan .......................................................................52
Bảng 4.7: Kết quả phân tích tương quan .......................................................................53
Bảng 4.8: Đóng góp của Vốn vào tăng trưởng ngành du lịch Khánh Hòa....................55
Bảng 4.9: Đóng góp của Lao động vào tăng trưởng ngành du lịch Khánh Hòa ...........56
Bảng 4.10: Đóng góp của nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng ngành du lịch Khánh Hòa .......57


ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cân bằng trong trong mô hình tăng trưởng Solow........................................16
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích nghiên cứu ........................................................................27
Biểu đồ 4.1: Tổng sản phẩm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2016 ..........................38
Biểu đồ 4.2: Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2016.......... 39
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2016 ....40
Biểu đồ 4.4: Doanh thu theo giá so sánh 2010 và tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành
du lịch Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2016.....................................................................41
Biểu đồ 4.5: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2016 ...44
Biều đồ 4.6: Vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2016 ...45
Biểu đồ 4.7: Số lượt khách lưu trú ở tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 1995 - 2016 .............48
Biểu đồ 4.8: Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch ở tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
1995 – 2016 ...................................................................................................................49
Biểu đồ 4.9: Giá trị sản xuất của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2016 .......51

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Khánh Hòa là một tỉnh có địa thế tiềm năng với nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng để phát triển ngành du lịch. Trong đó việc khai
thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng
của ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay. Với mục tiêu làm rõ được vai trò, đóng
góp của các yếu tố nguồn lực đối với tăng trưởng trong ngành du lịch của tỉnh Khánh
Hòa và giúp cho chính quyền địa phương có những giải pháp, chính sách phù hợp
nhằm thúc đẩy tiềm năng du lịch của tỉnh nhà, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích những

đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa”.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy toàn tỉnh có 556 số cơ sở lưu trú với tổng số
14.400 phòng tăng gấp hơn 4,6 lần so với năm 2000. Trong đó có 8 khách sạn 5 sao
với 1.329 phòng, 9 khách sạn 4 sao với 1.719 phòng, 40 khách sạn 3 sao với 2.990
phòng, còn lại là khách sạn 1 – 2 sao, khách sạn đạt chuẩn và nhà nghỉ. Với công suất
sử dụng buồng phòng trung bình đạt 70%, cao hơn so với mức trung bình về công suất
sử dụng buồng phòng mà UNWTO đưa ra là 60%.
Lao động tham gia trong hoạt động của ngành du lịch Khánh Hòa tăng lên khá
nhanh. Từ năm 1995, lao động toàn ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa là 2351 người, thì
đến năm 2010 có 10348 người, tăng 4,4 lần so với năm 1995. Đến năm 2012, du lịch
tỉnh Khánh Hòa bắt đầu vào giai đoạn tăng trưởng nóng nên nguồn nhân lực cũng bắt
đầu tăng một cách nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh đã có 24901 lao
động trực tiếp tham gia vào ngành tăng hơn 10,59 lần so với năm 1995. Năm 2016, lao
động toàn ngành đã đạt 24901 lao động.
Vốn đầu tư vào du lịch tăng lên rất nhanh trong giai đoạn từ năm 1995 – 2016.
Nếu năm 1995 mới chỉ đạt 477.61 tỷ đồng thì năm 2005 đã tăng lên 2710.49 tỷ đồng,
gấp 5.68 lần so với 10 năm trước đó. Đến năm 2016 tăng lên 10565.26 tỷ đồng, tăng
gấp 22.12 lần so với năm 1995 và 3.90 lần so với năm 2005.
Trong giai đoạn 1995 – 2016, giá trị sản xuất kinh doanh du lịch tỉnh Khánh Hòa
đã tăng khá nhan. Năm 1995, đạt 85.100 tỷ đồng. Năm 2000, đạt 199.073 tỷ đồng và
tăng đều qua các năm, đến năm 2010, đạt 1.877.254 tỷ đồng, gấp gần 9,5 lần so với
năm 2000. Nhưng bắt đầu từ cuối năm 2012, thì du lịch Khánh Hòa bước vào giai
đoạn phát triển mạnh mẽ, doanh thu du lịch tăng lên một cách nhanh chóng, năm 2014,
xi


du lịch Khánh Hòa đã đạt con số 4264.757 tỷ đồng đồng hơn gấp 2,27 lần so với năm
2010 và 21,4 lần so với năm 2000. Trong năm 2016 giá trị sản xuất kinh doanh của
ngành đạt 4546.09 tỷ đồng.
Kết quả phân tích đã cho thấy trong giai đoạn 1995 – 2016, mức đóng góp của

các yếu tố nguồn lực trong 1% điểm tăng trưởng của ngành du lịch Khánh Hòa trong
thời gia qua chủ yếu là do đóng góp của lao động (64.38%), đóng góp của vốn
(31.48%) và tỉ trọng đóng góp của TFP là không đáng kể (3.95%).
Như vậy, có thể thấy rằng, đóng góp của nhân tố TFP vào tăng tăng trưởng ngành
du lịch Khánh Hòa của Khánh Hòa còn rất thấp và nhiều năm không đóng góp gì cho
tăng trưởng. Điều này cũng có thể do đặc thù ngành kinh doanh du lịch của Khánh
Hòa trong thời gian qua, mới chỉ chú trọng thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế
vào phát triển du lịch mà chưa quan tâm nhiều đến trình độ quản lý, ứng dụng công
nghệ vào hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch.
Từ khóa: đóng góp, yếu tố nguồn lực, du lịch, tăng trưởng

xii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch dịch vụ là lĩnh vực hiện nay được hầu hết các quốc gia trên thế giới xác
định là ngành kinh tế quan trọng. Tùy thuộc vào đặc điểm chính trị mà mỗi nước xem
du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là công cụ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
kích thích các ngành khác phát triển. Sự đóng góp của du lịch đối với tăng trưởng kinh
tế và phát triển kinh tế là đề tài không chỉ được quan tâm bởi các nước phát triển mà
dần lan rộng ra các nước đang phát triển và thực tế cho thấy rằng du lịch hiện là hoạt
động kinh tế quan trọng được nhiều quốc gia thừa nhận.
Phát triển du lịch dịch vụ góp phần tăng trưởng kinh tế và ngược lại; Do đó, các
chính sách cần hướng vào mục tiêu phát triển du lịch để đạt được tăng trưởng cao
(Gautam,2011). Du lịch là một ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, trực tiếp
kích thích sự phát triển các ngành truyền thống như giao thông, cơ sở hạ tầng, thương
mại, thực phẩm và lưu trú. Ngoài ra, du lịch cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành
dịch vụ khác như tài chính, thông tin liên lạc, văn hóa, giải trí, hội nghị và triển lãm, ...
Du lịch không chỉ làm tăng thu nhập ngoại tệ, mà còn tạo ra cơ hội việc làm.Từ đó, tạo

nên tăng trưởng tổng thể nền kinh tế (WTTC, 2016).
Khánh Hòa được biết đến là địa phương có nhiều tiềm năng về phát triển du
lịch, thu hút nhiều lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan và lưu trú; là một
trong những tỉnh của Việt Nam đưa du lịch là ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế và
thúc đẩy hoạt động của các ngành khác. Được thiên nhiên ưu đãi về địa hình và khí
hậu ôn hòa, Khánh Hòa không chỉ là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong nước mà
còn là khách du lịch nước ngoài. Với đường bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn
đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh..., cùng
với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26oC, có hơn 300 ngày nắng trong năm; nhiều
di tích lịch sử văn hóa, lễ hội nổi tiếng; các dịch vụ du lịch khám phá, nghỉ dưỡng.
Những thế mạnh này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho du lịch Việt Nam nói
chung, nó đã trở thành thương hiệu riêng có của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa. Những
năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của tỉnh Khánh Hòa để phục vụ cho phát triển du lịch
tăng đáng kể, riêng đối với thành phố Nha Trang – trọng tâm của du lịch Khánh Hòa thì
xuất hiện ngày càng nhiều khách sạn, toàn nhà cao tầng ở khu vực phía Tây đường bờ
1


biển. Hàng năm, Khánh Hòa thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và ngoài
nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, đóng góp tỷ lệ lớn vào GDP của tỉnh nhà.
Các nước trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đóng góp của các
yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế như: nghiên cứu của Huang Xiujuan (2009),
Zhang Guang-hai,Shang Xiu-zhu (2013)..; từ các nghiên cứu đó, chính phủ mới lập
những kế hoạch hay có những chính sách hỗ trợ du lịch và thúc đẩy các ngành khác
phát triển phù hợp với thực tiễn của quốc gia mình.Mặc dù các nghiên cứu dạng này ở
nước ngoài khá phổ biến nhưng ở Việt Nam, các nghiên cứu dạng này lại chưa được
nhiều.
Với mục tiêu làm rõ được vai trò, những đóng góp của ngành du lịch đối với
kinh tế của tỉnh Khánh Hòa và giúp cho chính quyền địa phương có những giải pháp,
chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy tiềm năng du lịch của tỉnh nhà, tác giả lựa chọn đề

tài “Phân tích những đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng ngành du
lịch tỉnh Khánh Hòa” để làm nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ. Tác giả mong rằng kết
quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp một phần giúp cho chính quyền địa phương và
các tỉnh thành khác sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa.
1.2. Mục tiên nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích những đóng góp của các yếu tố nguồn lực
đến tăng trưởng ngành du lịch ở tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn năm 1995 – 2016.
Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành
du lịch tỉnh Khánh Hòa
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể được xây dựng để đạt được mục tiêu chung, bao gồm:
(1) Phân tích đặc điểm của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng ngành du lịch của
tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016.
(2) Xác định mức đóng góp của các yếu tố nguồn lực đối với tăng ngành du lịch
dịch vụ của tỉnh Khánh Hòa dựa trên bộ dữ liệu thu thập từ năm 1995 - 2016;
(3) Đề xuất các gợi ý chính sách nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực giúp phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các mục tiêu cụ thể được xây dựng để đạt được mục tiêu chung, bao gồm:
2


(1) Đặc điểm của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng ngành du lịch của tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016 diễn biến như thế nào?
(2) Mức đóng góp của các yếu tố nguồn lực chủ yếu đó đối với tăng trưởng ngành
du lịch của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 -2016 ra sao?
(3) Những gợi ý chính sách nào nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực giúp phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến ngành du lịch,
vấn đề tăng trưởng ngành du lịch và đóng góp của các yếu tố đầu vào đến tăng trưởng
du lịch ở tỉnh Khánh Hòa.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: nghiên cứu đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng
trưởng ngành du lịch ở Khánh Hòa.
+ Về thời gian: nghiên cứu về sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng ngành du lịch
tỉnh Khánh Hòa từ năm 1995 đến năm 2016.
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu giúp lượng hóa những đóng góp của ngành du lịch đến
tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa.
Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để định hướng các kế hoạch, chính
sách hỗ trợ cho ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong
tương lai.
Kết quả nghiên cứu cũng có thể cung cấp thông tin cho những nghiên cứu của
sinh viên, học viên cao học các khóa sau.
1.6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài nghiên cứu có kết
cấu thành 5 chương như sau :
Chương 1: Giới thiệu. Trong chương này, luận văn trình bày giới thiệu các vấn
đề chính của luận văn, như: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và
phương pháp nghiên cứu…
Chương 2: Tổng quan lý luyết và mô hình nghiên cứu

3


Chương 2 trình bày những khái niệm, tính chất và các các nhân tố cấu thành của
ngành du lịch, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch. Đồng thời,

nghiên cứu cũng trình bày khái quát quá trình phát triển của lý thuyết tăng trưởng kinh
tế, hệ thống lại kiến thức làm cơ sở để phân tích tăng trưởng của ngành du lịch, chủ
yếu liên quan đến GDP.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 đi sâu vào việc phân tích một số nghiên cứu trên thế giới về du lịch
và tăng trưởng kinh tế, so sánh tính khả thi và kết quả đạt được của các nghiên cứu này
để chỉ ra mô hình và phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất với tình hình thực tế tại
Khánh Hòa và và điều kiện nghiên cứu của tác giả.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trên cơ sở mô hình và phương pháp nghiên cứu lựa chọn tại chương 2, chương
3 sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch ở tỉnh Khánh Hòa,
làm nổi bật lên các yếu tố đầu vào của ngành du lịch. Từ đó, nghiên cứu tiến hành
kiểm tra và đo lường mức đóng góp của các yếu tố nguồn lực đối với tăng trưởng du
lịch ở tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 1995 – 2016. Rút ra những nguyên nhân dẫn
đến các kết quả đóng góp này dựa trên tình hình thực tế của tỉnh Khánh Hòa.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
Chương 5 sẽ dựa trên cơ sở nội dung phân tích ở chương 3 để đề xuất một số
gợi ý chính sách nhằm hỗ trợ phát triển ngành du lịch bền vững với mục tiêu thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trong tương lai, bao gồm: nhóm giải pháp tăng
đóng góp trực tiếp; nhóm giải pháp tăng đóng góp gián tiếp và nhóm giải pháp khác.

4


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGÀNH DU LỊCH
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Cho tới nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về du lịch, có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về du lịch đã được nêu ra. Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome

- Italia (diễn ra từ ngày 21/8/1963 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du
lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quanhệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc cuả họ.
Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch – Le Dictionnaire international du tourisme
do Viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản: “Du lịch là tập hợp các hoạt
động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp
liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là một cuộc hành
trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là
những công cụ làm thõa mãn các nhu cầu của họ” (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị
Minh Hòa 2006, tr.17)
Còn theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 2010), một tổ chức thuộc Liên
Hiệp Quốc thì cho rằng du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du
hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những
mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài
môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm
tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn
nơi định cư.
Theo I. I. Pirogionic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ
nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh
tế và văn hóa.
5


Tại Việt Nam, theo khoản 1, điều 4 Luật Du lịch (2005) có quy định: “Du lịch
là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên

của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Dựa trên các khái niệm được viện dẫn như trên, tác giả tổng hợp khái niệm
chung về du lịch như sau: Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không vì mục
đích kiếm tiền.
2.1.1.2. Khái niệm về ngành du lịch
Cùng với sự phát triển mạnh của du lịch ở hầu hết các quốc gia trên thế giới thì
khái niệm ngành du lịch cũng được định nghĩa lại theo hướng mở nhiều hơn.
Macintosh và Goeldner (1986) đưa ra khái niệm “Ngành du lịch là tổng hợp các điều
kiện, các hiện tượng và các mối quan hệ tác động qua lại giữa khách du lịch với các
nhà cung cấp các sản phẩm du lịch, với chính quyền và cộng đồng dân cư ở địa
phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch”. Đây là khái niệm được xem
là mang tính tổng hợp, khái quát cao và được nhiều nhà nghiên cứu khoa học sử dụng.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới -UNWTO (2010), ngành du lịch là nhóm các
đơn vị sản xuất trong các ngành công nghiệp khác nhau cung cấp hàng hóa và dịch vụ
theo nhu cầu của du khách. Các ngành công nghiệp đó được gọi là ngành công nghiệp
du lịch bởi vì việc mua hàng hóa của du khách thể hiện một phần đáng kể trong nguồn
cung của nó, trong trường hợp không có du khách, việc sản xuất của các hàng hóa và
dịch vụ đó sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình.
2.1.2. Tính chất của ngành du lịch
Thứ nhất, tính tổng hợp: du lịch là ngành có tính tổng hợp bởi lẽ khi tiến hành
hoạt động du lịch, du khách có các nhu cầu về đi lại, ăn ở, du ngoạn, vui chơi giải trí,
mua sắm. Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách đòi hỏi phải có các ngành
nghề khác nhau để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách như: tư vấn tin tức,
cung cấp tuyến du lịch, phương tiện giao thông, chỗ ở cho du khách,…
Thứ hai, tính phục vụ: ngành du lịch luôn bao hàm tính phục vụ, bởi lẽ, sản
phẩm du lịch chủ yếu cung cấp dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của du khách. Trong sản
6



phẩm du lịch luôn bao hàm nhân tố sản phẩm hữu hình, nhưng đối với một lần du lịch
hoàn chỉnh thì nhu cầu của du khách đối với du lịch là nhu cầu nhằm thỏa mãn hưởng
thụ tinh thần. Chính nhu cầu mang tính chỉnh thể này đã quyết định sản phẩm mà các
xí nghiệp du lịch bán cho du khách, còn đối với du khách đó là ký ức sau chuyến du 26
lịch. Trong tất cả quá trình hoạt động du lịch, nói chung không liên quan tới sự chuyển
dịch sở hữu sản phẩm (trừ việc mua hàng lưu niệm du lịch), do đó ngành du lịch là
ngành mang tính phục vụ và trực tiếp tạo ra lợi ích kinh tế.
Thứ ba, tính liên quan với nước ngoài: chia theo nghiệp vụ, dịch vụ du lịch chủ
yếu có ba mặt: một là đón tiếp người nước ngoài tới tiến hành hoạt động lữ hành du
ngoạn trong nước, hai là tổ chức người trong nước ra nước ngoài tiến hành hoạt động
lữ hành du ngoạn, ba là tổ chức người trong nước tiến hành hoạt động lữ hành trong
nước. Hai hoạt động trước đều là nghiệp vụ có tính chất liên quan tới nước ngoài.
Thứ tư, tính nhạy cảm: ngành du lịch là ngành có tính nhạy cảm hơn so với các
ngành kinh tế khác. Việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch phải chịu tác động và ảnh
hưởng của nhiều nhân tố khác nhau bao gồm các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
Thứ năm, tính thời vụ: tài nguyên du lịch là cơ sở phát triển ngành du lịch của
một nước hoặc khu vực, tài nguyên du lịch thiên nhiên là bộ phận hợp thành quan
trọng của tài nguyên du lịch thường bị ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên có tính
theo mùa sẽ dẫn tới sự thay đổi về giá trị thưởng thức, tăng hoặc giảm sức hấp dẫn du
khách, do đó hình thành nên tính thời vụ trong ngành du lịch.
Thứ sáu, tính phụ thuộc: ngành du lịch biểu hiện ở tính phụ thuộc đối với tài
nguyên du lịch, phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân, phụ thuộc
vào sự hợp tác, phát triển nhịp nhàng của các bộ phận và ngành nghề liên quan. Bất cứ
một ngành nghề liên quan nào tuột khỏi mắt xích thì hoạt động kinh doanh của
ngành du lịch sẽ khó chuyển động bình thường.
2.1.3. Các yếu tố cấu thành ngành du lịch
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho du khách về
chỗ ở, thực phẩm, vận tải du lịch, hoạt động giải trí, văn hóa – văn nghệ - thể thao

cũng như các hoạt động khác, ngành du lịch cơ bản được cấu thành bởi các yếu tố cơ
bản như sau:
Thứ nhất, cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch, bao gồm: các cơ sở lưu trú, cơ
sở phục vụ ăn uống,…Đây là nhân tố cấu tạo cơ bản của việc cung cấp du lịch, là điều
7


kiện vật chất không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh du lịch. Các cơ sở lưu trú
đáp ứng nhu cầu về ở trọ của con người khi rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình.
Căn cứ và nhu cầu và khả năng thanh toán của con người nhiều loại hình cơ sở lưu trú
xuất hiện như: khách sạn các hạng loại, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, khu du lịch, biệt
thự, bungalows, bãi cắm trại... Tất cả các cơ sở có chung bản chất kinh doanh dịch vụ
lưu trú (cho thuê buồng để ở trọ) được gọi ngành khách sạn , đối tượng cho thuê là
những người cần nơi ở trọ trong đó chỉ một phần là khách du lịch. Ngành khách sạn có
tính độc lập tương đối với ngành du lịch, muốn phát triển du lịch thì cần phải có ngành
khách sạn, nhưng ngược lại khi du lịch chưa phát triển, nhưng xã hội vẫn cần đến
ngành khách sạn để phục vụ nhu cầu ở trọ của con người. Bên cạnh đó, ăn uống là nhu
cầu thiết yếu và cơ bản nhất của con người để tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát
triển kinh tế, mức sống người dân ngày càng cao; ăn uống không chỉ thoả mãn nhu cầu
sinh lý của con người mà còn thể hiện “văn hóa ẩm thực” riêng có của mỗi quốc gia và
trở thành một ngành kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao trong nền kinh tế nói chung và
ngành du lịch nói riêng.
Thứ hai, lữ hành hoặc đại lý du lịch là tổ chức cung cấp các dịch vụ (bao gồm
hoạt động lữ hành, các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động giải trí và các hoạt động
khác), là cầu nối giữa những người cung ứng các sản phẩm dịch vụ du lịch với du
khách. Các hoạt động liên quan đến việc nhận dịch vụ vận chuyển khách với tư cách
làm đại lý cho các cơ sở vận chuyển, dịch vụ đăng ký chỗ ở, ăn trong khách sạn với tư
cách làm đại lý cho các cơ sở ngành khách sạn, làm dịch vụ thu xếp các yêu cầu của
khách (lữ khách). Dịch vụ tổ chức các chương trình du lịch trên cơ sở tổng hợp các
dịch vụ đại lý nói trên và trên cơ sở yêu cầu của khách du lịch. Các chương trình du

lịch có thể với giá trọn gói và giá của từng dịch vụ. Dịch vụ bán buôn, bán lẻ chương
trình du lịch. Dịch vụ đưa, đón khách, dịch vụ hướng dẫn du lịch. Thực hiện các dịch
vụ khác liên quan đến việc đi lại của khách như: thủ tục về hộ chiếu, thị thực XN
cảnh,mua vé vận chuyển, mua bảo hiểm, đăng ký chỗ ở khách sạn, ăn ở nhà
hàng,…v.v.
Thứ ba, hạ tầng giao thông phục vụ du lịch là yếu tố quan trọng, là điều kiện
tiền đề của sự ra đời và phát triển của ngành du lịch. Du lịch là sự di chuyển của con
người ra khỏi nơi cư trú và làm việc thường xuyên. Vì vậy du lịch gắn liền với sự di
chuyển và vận chuyển khách du lịch. Vận chuyển du lịch giữ vị trí quan trọng đối với
8


sự phát triển ngành du lịch, hệ thống giao thông vận tải càng phát triển, chất lượng các
phương tiện vận tải càng tốt, thì ngành du lịch càng phát triển. Các nhà kinh tế du lịch
đã khẳng định, để phát triển du lịch tại một khu du lịch, một địa phương, một đất nước
thì nơi đó phải có ít nhấ ba trong năm loại phương tiện vận chuyển khách du lịch tới,
đó là: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường sông.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch
Tình hình và xu hướng kinh tế - xã hội của đất nước: việc quốc gia lựa chọn xu
thế phát triển kinh tế có tác động nhất định đến sự phát triển của ngành du lịch. Trong
đó, sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương thực – thực
phẩm để cung cấp cho các hoạt động du lịch trong nước có ý nghĩa quan trọng đến sự
phát triển du lịch. Hàng năm, ngành du lịch sử dụng lượng lương thực – thực phẩm
khá lớn; bên cạnh đó, các ngành công nghiệp nhẹ như ngành dệt, ngành công nghiệp
đồ gốm, sành sứ, hàng tiêu dùng hay ngành vận tải,… đều có vai trò quan trọng trong
việc góp phần làm cho du lịch ngày càng phát triển nếu được khai thác và tạo điều kiện
hợp lý.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: hiểu theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
được hiểu là toàn bộ các phương tiện kỹ thuật dùng để khai thác tài nguyên du lịch,
lượng hàng hóa thảo mãn nhu cầu của du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Ngoài ra

có thể kể đến cơ sở vật chất kỹ thuật của những ngành khác tác động đến ngành du lịch
như hạ tầng giao thông, dịch vụ viễn thông, điện nước. Hoặc có thể hiểu, cơ sở hạ tầng
kỹ thuật là toàn bộ những phương tiện vật chất kỹ thuật do các công ty, tổ chức du lịch
tạo ra để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của một quốc gia và cung cấp những
sản phẩm du lịch thu hút, đáp ứng nhu cầu của du khách, cụ thể như: chuỗi nhà hàng,
khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ lữ hành. Điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch dù hiểu theo nghĩa nào cũng đóng vai trò quan trọng đến việc đánh giá mức
độ thỏa mãn, hài lòng của du khách đối với các sản phẩm của quốc gia đó cung cấp.
Tài nguyên du lịch: Theo Pirojnik (1985) tài nguyên du lịch là tổng thể tự
nhiên, văn hóa và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát
triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài
nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ
du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ
9


thuật cho phép. Nói cách khác, tài nguyên du lịch là tất cả các nhân tố có thể kích thích
động cơ du lịch của du khách được ngành du lịch tận dụng và từ đó sinh ra lợi ích kinh
tế- xã hội. Tài nguyên du lịch được sử dụng trong nghiên cứu của tác giả là tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên là tài
nguyên thiên nhiên ban tặng cho con người được con người sử dụng, khai thác để tiến
hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, du ngoạn, tham quan và khảo sát
khoa học. Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và của cải tinh thần
do con người sáng tại nên, có thể thu hút được mọi người tiến hành hoạt động du lịch.
Nguồn nhân lực trong ngành du lịch: Đây là nhân tố cần, nhân tố then chốt của
tất cả các ngành, không chỉ riêng ngành du lịch. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch
có thể chia thành 3 nhóm như sau: nhóm lao động chức năng quản lý nhà nước về du
lịch (Nhóm lao động này gồm các công chức, nhân viên phục vụ,... làm việc trong các
cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương như Tổng cục Du
lịch, Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch, Sở Du lịch - Thương mại ở các tỉnh,

thành phố, phòng quản lý du lịch ở các quận huyện); nhóm lao động chức năng sự
nghiệp ngành du lịch (Nhóm lao động này gồm những người làm việc ở các trường
đào tạo du lịch (cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp, các cơ sở dạy nghề) và cán bộ nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về du lịch, viện
thông tin, các cơ quan báo chí chuyên về du lịch. và nhóm lao động chức năng kinh
doanh du lịch (Nhóm này gồm bộ phận lao động chức năng quản trị doanh nghiệp du
lịch: Tổng hay Phó Tổng giám đốc, Giám đốc hay Phó giám đốc,… và Bộ phận lao
động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng tỏng doanh nghiệp du lịch).
Nguồn lực đầu tư phát triển du lịch: vốn đầu tư cho du lịch của một quốc gia là
nhân tố nội lực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Việc sử dụng nguồn vốn có ý
nghĩa rất quan trọng, nếu sử dụng có hiệu quả, phù hợp với tiềm lực du lịch sẽ giúp
thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Sản phẩm du lịch: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa những dịch vụ và
phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác những tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho
du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài
lòng” (Ngô Thị Diệu An – Nguyễn Thị Oanh Kiều 2014, tr12). Theo điều 4, chương I,
Luật Du lịch giải thích từ ngữ thì “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để
thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Sản phẩm du lịch bao
10


gồm các yếu tố hữu hình (hàng hóa và vật chất) và các yếu tố vô hình (dịch vụ, sự tiện
nghi) để cung cấp cho khách du lịch. Sản phẩm du lịch bao gồm 2 thành phần quan
trọng: Tài nguyên du lịch; các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Theo UNWTO, sản phẩm
du lịch là tổng hợp các yếu tố khác nhay nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của
khách du lịch. UNWTO đã chia sản phẩm du lịch thành 2 nhóm: sản phẩm đơn lẻ và
nhóm sản phẩm tổng hợp. Danh mục sản phẩm đơn lẻ của du lịch do UNWTO đề xuất
gồm: các dich vụ nhà nghỉ; dịch vụ văn hóa; dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ du
lịch khác. Nhóm các sản phẩm tổng hợp bao gồm các sản phẩm chỉ liên quan chút ít
hoặc gián tiếp đến khách du lịch như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế,…nói chung.

Như vậy, sản phẩm du lịch càng đa dạng, phong phú, chất lượng cao bao nhiêu thì
càng là nền tảng cho sự phát triển của ngành du lịch.
Chính sách phát triển ngành du lịch: chính sách phát triển được ban hành và
vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị của quốc gia sẽ
giúp thúc đẩy ngành du lịch của quốc gia đó phát triển. Nhìn lại bài học của ngành du
lịch Thái Lan gượng dậy nhanh chóng sau khủng hoảng tài chính năm 1997 nhờ những
chính sách ưu tiên cho ngành du lịch nước nhà như: xây dựng chương trình “Amazing
Thailand” giảm giá mạnh các dịch vụ du lịch và đầu tư mạnh vào sơ sở vật chất cho
ngành du lịch, cho đến nay ngành du lịch Thái Lan đã có một vị thế nhất định trên thế
giới cũng nhờ các chính sách linh hoạt và khôn ngoan của chính phủ nước này.
2.2. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế được sử dụng trong nghiên cứu để phân tích
đóng góp của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng du lịch. Trong các mô hình kinh
tế, nghiên cứu tiếp cận mô hình tăng trưởng của trường phái Tân cổ điển để làm rõ hơn
mức độ đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng. Các lý thuyết tăng trưởng
riêng cho từng ngành trong nền kinh tế không phổ biến. Do đó, nghiên cứu sử dụng lý
thuyết tăng trưởng kinh tế nói chung để xác định khung phân tích.
2.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
“Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản lượng
của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định” (Nguyễn Trọng Hoài 2013, tr. 12).
“Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng sản lượng thực tế, là kết quả của các hoạt
động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của một nền kinh tế tạo ra. Sự tăng trưởng kinh tế
11


được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế”
(Nguyễn Trọng Hoài, 2013, tr.13).
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội(GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định. Như vậy, tăng trưởng kinh tế liên quan đến

sự gia tăng thu nhập quốc dân thực trên đầu người, nghĩa là sự gia tăng giá trị hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra trên mỗi đầu người trong một nền kinh tế sau khi đã
điều chỉnh lạm phát.
Theo Nguyễn Trọng Hoài (2013), tăng trưởng kinh tế được biểu hiện bởi 2 cách:
- Cách thứ nhất là sự tăng lên của:
 Tổng sản phẩm quốc dân (GNI)
 Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
 Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI)
Cách thứ nhất này đơn thuần chỉ thể hiện việc mở rộng sản lượng quốc gia của
một nước.
- Cách thứ hai là sự tăng lên theo đầu người của các chỉ tiêu trên – cụ thể là:
 Tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người (GNI/đầu người)
 Sản phẩm quốc dân ròng trên đầu người (NNP/đầu người)
 Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (GDP/đầu người)
 Thu nhập quốc dân sử dụng trên đầu người (NDI/đầu người)
Cách thứ hai này thể hiện sự tăng trưởng mức sống của một quốc gia. Bằng các
chỉ tiêu này có thể so sánh mức sống giữa các quốc gia khác nhau.
Ngoài ra, để đo lường tăng trưởng kinh tế, một chỉ tiêu thường được sử dụng là
tốc độ tăng trưởng kinh tế, thường được tính bằng tốc độ gia tăng của GDP theo giá so
sánh hoặc được tính bằng tốc độ gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người theo giá
so sánh. Chỉ tiêu GDP hay GNP thường được sử dụng để đánh giá quy mô của một
nền kinh tế cũng như vị trí của nền kinh tế đó trên trường quốc tế. Còn các chỉ tiêu
bình quân đầu người lại giúp đánh giá sơ bộ khả năng hưởng thụ của người dân. Tuy
12


nhiên, cả hai chỉ tiêu này đều có những nhược điểm như: chưa tính đến thời gian nahfn
rỗi, chi phí cho xử lý ô nhiễm môi trường, sự chênh lệch giữa giá cả sản phẩm giữa các
nước hay phân phối thu nhập, điều kiện làm việc của người lao động,… Mặc dù có

những nhược điểm nhất định nhưng các chỉ tiêu này vẫn được sử dụng bởi lẽ đây là số
liệu được công bố hàng năm bởi các cơ quan có uy tín của quốc gia hoặc để có được
số liệu này không cần phải mất quá nhiều chi phí.
2.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%)
Trong đó:
Y là quy mô của nền kinh tế.
y là tốc độ tăng trưởng.
Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ
tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP
(hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông
thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
2.2.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Các đầu ra của nền kinh tế là kết quả tác động qua lại của tổng mức cung và
tổng mức cầu của nền kinh tế. Vì vậy, để xem xét các nhân tố tác động đến tăng
trưởng kinh tế (tăng trưởng của GDP thực tế) cần phải xem xét các nhân tố tác động
đến tổng cung và các nhân tố tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.
- Thứ nhất, các nhân tố thuộc tổng cầu.
Tổng mức cầu của nền kinh tế đề cập đến khối lượng mà người tiêu dùng, các
doanh nghiệp và Chính phủ sẽ sử dụng: GDP = C + I + G + X - M. Do đó, sự biến đổi
của các bộ phận trên sẽ gây nên sự biến đổi của tổng cầu và từ đó tác động đến tăng
trưởng kinh tế. Sự biến đổi của tổng cầu có thể theo hai hướng: suy giảm hay gia tăng
tổng cầu. Theo hai hướng đó, tác động của sự thay đổi tổng cầu đến tăng trưởng kinh
13



×