Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) trong hệ thống bể tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

BÙI BÁ DIN

“THỬ NGHIỆM NUÔI TÔM HÙM BÔNG (Panulirus ornatus
Fabricius, 1798) TRONG HỆ THỐNG BỂ TUẦN HOÀN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

BÙI BÁ DIN

“THỬ NGHIỆM NUÔI TÔM HÙM BÔNG (Panulirus ornatus
Fabricius, 1798) TRONG HỆ THỐNG BỂ TUẦN HOÀN”
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60620301



Quyết định giao đề tài:

471/QĐ-ĐHNT ngày 22/5/2017

Quyết định thành lập HĐ:

…...../QĐ-ĐHNT ngày …./…/2018

Ngày bảo vệ:

.…./…./2018

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. LÊ ANH TUẤN
2. TS. MAI DUY MINH
Chủ tịch Hội đồng
……………………………….
Khoa sau đại học:
……………………………….

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài “Thử nghiệm nuôi tôm bông, Panulirus
ornatus (Fabricius, 1798) trong hệ thống bể tuần hoàn” là một phần số liệu thuộc dự
án: “Nghiên cứu công nghệ nuôi thâm canh tôm hùm thương phẩm bằng thức ăn công
nghiệp trong hệ thống tuần hoàn”, đang được thực hiên tại Trung tâm Quốc gia Giống
Hải sản miền Trung, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.

Khánh Hòa, ngày 22 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Bùi Bá Din

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của Phòng
Đào tạo sau đại học, Viện Nuôi trồng thủy sản trường Đại học Nha Trang đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu
sắc đến hai thầy tiến sĩ Lê Anh Tuấn và tiến sĩ Mai Duy Minh, những người đã tận tình
hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện các thí nghiệm và hoàn thành
bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản miền Trung, Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, đã tạo điều kiện cho tôi tham gia thực hiện một nội
dung và sử dụng một phần số liệu của đề tài “Nghiên cứu công nghệ nuôi thâm canh
tôm hùm thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp trong hệ thống tuần hoàn” cho bản
luận văn này.
Tôi cũng bày tỏ sự biết ơn về sự giúp đỡ, tạo điều kiện về mặt thời gian của ông
Vũ Tuấn Cường, Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi
trồng thủy sản; ông Đào Bá Cường, Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm,
Kiểm định nuôi trồng thủy sản Vùng I để tôi tham gia khóa đào tạo và thực hiện thí
nghiệm tại Nha Trang.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Khánh Hòa, ngày 22 tháng 10 năm 2017
Tác giả


Bùi Bá Din

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... III
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. IV
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... VIII
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... IX
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... X
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1.

Đặc điểm sinh học của tôm hùm bông ............................................................... 3

1.1.1.

Hệ thống phân loại .......................................................................................... 3

1.1.2.

Đặc điểm hình thái .......................................................................................... 3

1.1.3.

Chu kỳ sống ....................................................................................................4

1.1.4.


Đặc điểm phân bố và môi trường sống ........................................................... 4

1.1.5.

Sinh sản .........................................................................................................10

1.1.6.

Sinh trưởng ...................................................................................................10

1.1.7.

Dinh dưỡng và thức ăn .................................................................................10

1.2.

Tình hình nuôi tôm hùm ................................................................................... 13

1.2.1.

Trên thế giới .................................................................................................13

1.2.2.

Tình hình nuôi tôm hùm ở Việt Nam ........................................................... 16

1.3.

Nghiên cứu về hệ thống tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản...................... 24


CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 27
2.1.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................27

2.2.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................ 27

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................27

2.3.1.

Phạm vi nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm ...................................................... 27
v


2.3.2.

Thức ăn thí nghiệm ....................................................................................... 29

2.3.3.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................31

2.3.4.


Chăm sóc thí nghiệm .................................................................................... 31

2.3.5.

Thu thập và xử lý số liệu ..............................................................................32

2.3.6.

Phân tích hóa học .......................................................................................... 32

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 36
3.1.

Biến động một số yếu tố môi trường trong quá trình nuôi ............................ 36

3.1.1.

Nhiệt độ ........................................................................................................36

3.1.2.

Độ mặn..........................................................................................................37

3.1.3.

Hàm lượng oxy hòa tan ................................................................................39

3.1.4.

Độ pH............................................................................................................40


3.1.5.

Hàm lượng Ni tơ ammoniac tổng số (TAN), NO2- và NO3- ......................... 40

3.2. Sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm nuôi
trong hệ thống tuần hoàn ............................................................................................ 43
3.3.

Thành phần sinh hóa của tôm hùm nuôi và tôm hùm tự nhiên .................... 50

3.3.

Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường .............................................50

3.3.1.

Hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 50

3.3.2.

Hiệu quả môi trường .................................................................................... 52

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................. 53
4.1. Kết luận .................................................................................................................53
4.2. Đề xuất ................................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. I
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..................................VII
PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU BIẾN ĐỘNG CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG NUÔI ..... IX
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ (TRUNG BÌNH) VỀ TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG

..................................................................................................................................... XV
vi


PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ (TRUNG BÌNH) LIÊN QUAN THÀNH PHẦN SINH
HÓA TÔM HÙM BÔNG THÍ NGHIỆM ............................................................. XXI
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢVỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ............................................ XXII
PHỤ LỤC 6: SỐ LIỆU TRUNG BÌNH VỀ HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG ...... XXIV

vii


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TAT

Nghiệm thức thức ăn tươi

TAV

Nghiệm thức thức ăn hỗn hợp (còn gọi là thức ăn viên)

Nthức ăn

Hàm lượng Ni-tơ trong thức ăn thí nghiệm

Ntích luỹ

Hàm lượng Ni-tơ tích lũy trong cơ thể tôm trong thời gian thí nghiệm

Nthải


Hàm lượng Ni-tơ thải ra môi trường trong thời gian thí nghiệm

WG

Mức tăng khối lượng tuyệt đối (Weight Gain)

DGR

Tốc độ tăng trưởng hàng ngày (Daily Growth Rate)

SGR

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (Specific Growth Rate)

FIdm

Lượng thức ăn tôm ăn vào tính theo chất khô (Feed Intake)

FIwm

Lượng thức ăn tôm ăn vào tính theo chất tươi (Wet matter based Feed
Intake)

FCRdm

Hệ số chuyển hoá thức ăn (Feed Conversion Ratio)

FCRwm


Hệ số chuyển hoá thức ăn tính theo chất tươi (Wet matter based FCR)

NPU

Chỉ số sử dụng protein thực

Ws

Khối lượng tôm khi bắt đầu thí nghiệm

We

Khối lượng tôm khi kết thúc thí nghiệm

DM

Hàm lượng chất khô của thức ăn dưới dạng số thập phân

PI

Lượng protein tôm hùm ăn vào

Pef

Protein cơ thể tôm hùm khi kết thúc thí nghiệm

Psf

Protein cơ thể tôm hùm khi bắt đầu thí nghiệm


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Một số yếu tố môi trường chính theo độ sâu ở bè nuôi tôm hùm ..................9
Bảng 1. 2: Một số yếu tố môi trường chính ở bè nuôi theo các tháng ............................ 9
Bảng 1. 3: Diện tích và sản lượng nuôi tôm hùm tại một số tỉnh ..................................17
Bảng 1. 4: Tình hình nghề nuôi tôm hùm bông tỉnh Khánh Hòa ..................................17
Bảng 1. 5: Diện tích và sản lượng tôm hùm nuôi của các tỉnh miền Trung ..................18
Bảng 3. 1. Giá trị trung bình các yếu tố môi trường...................................................... 36
Bảng 3. 2. Kết quả thay nước và số lần bổ sung chế phẩm sinh học ............................ 38
Bảng 3. 3. Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông ..43
Bảng 3. 4. Thành phần sinh hóa của tôm hùm bông ..................................................... 50
Bảng 3. 5. So sánh hiệu quả kinh tế của việc sử dụng ..................................................51
Bảng 3. 6. Ảnh hưởng của thức ăn đến hàm lượng Ni-tơ thải vào môi trường.............52

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Hình thái tôm hùm Panulirus . .......................................................................3
Hình 1.2: Chu kỳ sống của tôm hùm ..............................................................................4
Hình 1. 3: Biến động tôm hùm giống khai thác ở Việt Nam ........................................19
Hình 2. 1. Thi công và vận hành hệ thống lọc tuần hoàn ..............................................28
Hình 2. 2: Sơ đồ lắp đặt hệ thống tuần hoàn .................................................................28
Hình 2. 3: Tôm hùm bông thí nghiệm ...........................................................................29
Hình 2. 4: Thức ăn dùng trong thí nghiệm ....................................................................29
Hình 2. 5: Sơ đồ nội dung nghiên cứu ...........................................................................31
Hình 3. 1: Diễn biến nhiệt độ nước trong bể nuôi ......................................................... 37
Hình 3. 2: Diễn biến độ mặn trong bể thí nghiệm ......................................................... 38

Hình 3. 3. DO trung bình qua các tháng ........................................................................39
Hình 3. 4. Diễn biến pH trong các nghiệm thức ............................................................ 40
Hình 3. 5. Biến động TAN, NO2-, NO3- ở nghiệm thức TAV.....................................41
Hình 3. 6. Biến động TAN, NO2-, NO3- ở nghiệm thức TAT .....................................42
Hình 3. 7. Tỷ lệ sống của tôm hùm bông nuôi bằng hai loại thức ăn khác nhau ..........44
Hình 3. 8. So sánh FCR (theo DM) qua các tháng thí nghiệm ......................................45
Hình 3. 9. Tốc độ sinh trưởng đặc trưng .......................................................................47

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả nuôi tôm hùm bông trong hệ
thống tuần hoàn bằng hai loại thức ăn tươi và thức ăn viên. Tôm hùm bông giống (KLTB
= 24,70 g/con) được bố trí trong hai nghiệm thức thức ăn tươi (TAT) và thức ăn viên
(TAV) với 04 lần lặp lại trong 08 bể có thể tích 4 m3, mỗi bể thả 40 cá thể tôm. Nước
biển có độ mặn 30 - 35‰ được cấp qua hệ thống lọc tuần hoàn, với lưu lượng trao đổi
là 500%/ngày, sục khí liên tục. Tôm thí nghiệm được cho ăn đến khi thỏa mãn nhu cầu
trong thời gian 30 đến 45 phút. Nghiệm thức TAV cho ăn 04 lần/ngày (6h, 12h, 18h và
22h); nghiệm thức TAT cho ăn 02 lần/ngày (6h và 18h). Sau 180 ngày thí nghiệm, không
ghi nhận các diễn biến bất thường về các yếu tố môi trường nuôi (nhiệt độ, pH, độ mặn,
DO, TAN, NO2-, NO3-). Tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức TAV đạt 76,67 ± 5,536% và
nghiệm thức TAT đạt 84,38 ± 5,543%, không có sai khác có ý nghĩa (p < 0,05). Ở
nghiệm thức TAT, mức tăng trưởng đặc trưng đạt 0,97 ± 0,018%/ngày, tăng khối lượng
tuyệt đối đạt 116,64 ± 5,520 g/con, cao hơn so với nghiệm thức TAV, khi 2 chỉ tiêu này
lần lượt đạt 0,91 ± 0,023%/ngày và 101,66 ± 5,172 g/con (p < 0,05). FCR tính theo chất
khô ở nghiệm thức TAT là 4,55 ± 0,155, cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức TAV,
FCR đạt 3,81 ± 0,132 (p < 0,05). Chỉ số sử dụng protein thực (NPU) đạt 24,31 ± 0,24%
ở nghiệm thức TAV, cao hơn ở nghiệm thức TAT (16,22% ± 0,015), với p < 0,05. Hàm
lượng protein thô, lipid thô, độ ẩm, tro thô của tôm thí nghiệm ở hai nghiệm thức và tôm

tự nhiên là như nhau. Chi phí thức ăn cho 01 kg tăng trọng của tôm hùm bông ở giai
đoạn từ 25 đến khoảng 110 g/con nuôi bằng thức ăn hỗn hợp là 460.054 đồng/kg, thấp
hơn so với thức ăn tươi (561.905 đồng). Lượng ni-tơ phát thải tính theo mức độ chuyển
hóa protein khi nuôi hùm bông bằng thức ăn hỗn hợp là 147,75 g N/kg tăng trọng, thấp
hơn so với nuôi bằng thức ăn tươi, đạt 241,89 g N/kg đã chứng tỏ sự ưu việt của thức ăn
hỗn hợp trong giảm phát thải ra môi trường. Nghiên cứu này mở ra triển vọng nuôi tôm
hùm bông bằng thức ăn hỗn hợp trong hệ thống tuần hoàn, góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế, giảm phát thải và giảm rủi ro cho nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam.

Từ khóa: tôm hùm, Panulirus ornatus, thức ăn hỗn hợp, cá tươi, bể lọc sinh học.
xi


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) là loài hải đặc sản có chất
lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, ngày càng được quan tâm phát triển trong nuôi
trồng thủy sản tại nhiều quốc gia.
Tại Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm hiện đang phát triển mạnh mẽ, tập trung tại
các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, từ Bình Định đến Bình Thuận, với hình thức chính là
nuôi lồng bè trên biển. Theo Tổng cục Thủy sản (4/2017), sản lượng tôm hùm nuôi trung
bình hàng năm trong 5 năm qua dao động từ 1.200 - 1.500 tấn/năm, năm 2016 sản lượng
đạt hơn 1.300 tấn, với số lượng lồng nuôi thương phẩm hiện nay đạt hơn 58.000 lồng.
Đồng thời dự báo, số lượng lồng và mật độ thả nuôi tiếp tục tăng lên trong những năm
tới do nhiều hộ dân đang chuyển từ nuôi cá biển sang nuôi tôm hùm.
Thực trạng trên dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường và trong điều kiện môi trường
nắng nóng khắc nghiệt tôm bị bệnh và chết hàng lọat. Điển hình là 2007, nghề nuôi tôm
hùm gặp khó khăn lớn do tôm hùm nuôi gặp dịch bệnh “sữa” gây thiệt hại nặng nề cho
người nuôi. Trong các năm gần đây, tại các khu vực nuôi trọng điểm ở Vạn Ninh (Khánh
Hòa), Sông Cầu (Phú Yên) và một số vùng nuôi khác đều có xuất hiện rải rác dịch bệnh,

các bệnh chủ yếu như đỏ thân, long đầu, bệnh sữa, mềm vỏ,...gây thiệt hại lớn cho người
nuôi. Từ đầu năm 2017 đến nay xuất hiện tôm hùm bị dịch bệnh tại Sông Cầu với số
lượng 16.597 lồng (trên tổng số lồng thả nuôi là 20.981 lồng), kích cỡ tôm bị bệnh từ
0,2 – 0,7 kg/con, tỷ lệ chết ước tính từ 10-30% tổng đàn [11].
Nhằm hạn chế rủi ro đến từ hệ thống nuôi lồng bè trên biển, khai thác tối đa các
nguồn lực để phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững, nhiều nghiên cứu đã và đang được
thực hiện, trong đó có các đề tài, dự án nghiên cứu quy trình nuôi và dinh dưỡng, thức
ăn nổi bật gần đây như: “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi tôm hùm trong
hệ thống bể đạt năng suất 5kg/m2” (Nguyễn Cơ Thạch, 2012-2013); các dự án do Trường
Đại học Nha Trang thực hiện trong khoảng thời gian 2009 - 2014 như: dự án “Hoàn
thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh”
thuộc chương trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất
các đối tượng chủ lực, từ 2012 - 2014; Dự án “Nâng cao tính bền vững trong chế biến
và sử dụng thức ăn cho nuôi hải sản ở Việt Nam và Ôxtrâylia” (Mã số FIS/2006/141) và
1


Dự án: “Phát triển nuôi tôm hùm gai ở Indonesia, Việt Nam và Australia (Mã số
SMAR/2008/021) do ACIAR (Australia) tài trợ trong thời gian từ 2009-2014 đã đạt
được nhiều kết quả khoa học quan trọng.
Đề tài “Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798)
trong hệ thống bể tuần hoàn” là sự kế thừa, kết hợp các kết quả nghiên cứu trên đây,
nhằm đưa ra kết quả bước đầu về hiệu quả của hệ thống nuôi tuần hoàn, gắn với sự so
sánh về thức ăn, môi trường và chất lượng sản phẩm tôm nuôi trong hệ thống này.
Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiệu quả mô hình thử nghiệm nuôi tôm hùm bông trong hệ thống bể tuần
hoàn bằng thức ăn tươi và thức ăn hỗn hợp: hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả môi
trường, sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế.
Nội dung nghiên cứu
1). Đánh giá tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm

nuôi trong hệ thống tuần hoàn.
2). Đánh giá một số thành phần sinh hóa của tôm hùm nuôi trong hệ thống thử
nghiệm: protein, lipid, độ ẩm, tro.
3). Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình thử nghiệm.
4). Sơ bộ đánh giá hiệu quả môi trường thông qua mức độ phát thải ni-tơ vào môi
trường nuôi.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài cung cấp dữ liệu về tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn công
nghiệp của tôm hùm bông nuôi trong hệ thống bể tuần hoàn. Kết quả của đề tài có thể
được dùng làm căn cứ khoa học để xây dựng quy trình công nghệ nuôi tôm hùm thâm
canh bằng thức ăn công nghiệp giúp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững, giảm thiểu
ô nhiễm môi trường và rủi ro do thiên tai, dịch bệnh.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của tôm hùm bông
1.1.1. Hệ thống phân loại
Theo Fabricus (1798), tôm hùm bông có vị trí phân loại như sau:
Ngành chân đốt: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Họ tôm hùm gai: Palinuridae
Giống: Panulirus
Loài tôm hùm bông: Panulirus ornatus (Fabricus, 1798).
1.1.2. Đặc điểm hình thái

(a)


(b)

Hình 1. 1: Hình thái tôm hùm Panulirus [15], [59].
Carpenter & Niem cho rằng, cơ thể tôm hùm Panulirus spp chia thành phần đầu
ngực và phần bụng. Phần đầu ngực gồm 14 đốt, mỗi đốt có một đôi phần phụ ngực; 6
đốt đầu tiên tạo nên phần đầu và 8 đốt còn lại tạo nên phần ngực. Các phần phụ trên
3


phần đầu ngực gồm có: 5 đôi chân bò; 1 đôi mắt kép có thể cử động, bất động, hoặc co
ngắn lại; có 2 đôi anten, anten thứ nhất có phân nhánh, anten thứ hai rất dài và có nhiều
gai nhỏ; phần miệng có hàm trên, hàm dưới và các mảng chân hàm. Phần bụng gồm có
6 đốt, các đốt được bảo vệ bằng lớp vỏ kitin ở cả phần lưng, phần bên và phần bụng. Từ
đốt bụng thứ 2 đến thứ 5 có 4 đôi chân bơi, đốt bụng thứ 6 biến thành chân đuôi và
telson rất cứng và chắc chắn [15] (Hình 1.1).
1.1.3. Chu kỳ sống

Hình 1.2: Chu kỳ sống của tôm hùm [15].
1.1.4. Đặc điểm phân bố và môi trường sống
1.1.4.1. Phân bố
Tôm hùm phân bố rất rộng ở các vùng biển nhiệt đới đến cận nhiệt đới như vùng
biển tây Ấn Độ, tây Thái Bình Dương (Australia, Ðài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản,
Malaysia), phía đông Châu Phi. Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền
Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận (đặc biệt phân bố nhiều ở các tỉnh Phú Yên,
Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận), và xung quanh một số đảo ở vùng biển phía
nam nước ta [15]..
Tùy vào giai đoạn phát triển và tùy vào từng loài mà tôm hùm phân bố theo độ
sâu khác nhau. Rimmer và Phillips cho rằng thời kỳ ấu trùng Phyllosoma tôm hùm gai
sống trôi nổi trong tầng mặt và có tập tính di cư thẳng đứng như những phù du sinh vật
nhờ sóng, gió và dòng chảy. Sau thời gian biến thái, ấu trùng Phyllosoma chuyển sang

giai đoạn bắt đầu sống đáy gọi là Puerulus [17], [17]. Lipcius và ctv khẳng dịnh, ở giai
đoạn này, Puerulii trong suốt, có khả năng bơi tự do và di chuyển vào những vùng biển
4


nông ven bờ nơi có điều kiện sinh thái thuận lợi (nhiều rong che phủ) và sau khoảng 4
lần lột xác và biến thái, hậu ấu trùng Puerulii chuyển thành tôm con (Juvenile) với hình
thái và màu sắc rất giống với tôm trưởng thành. Môi trường sống của chúng là các bãi
rong biển, trên các cành của thực vật biển bậc cao hoặc ở trong các hang, khe kẽ nhỏ
của rạn đá gần bờ hay những nơi có rạn san hô phát triển. Khi đạt đến kích cỡ chiều dài
giáp đầu ngực (CL) khoảng 15-20 mm,tôm hùm con tiếp tục di chuyển khỏi các bụi rong
rêu và các khe kẽ nhỏ tìm đến các hang đá nhỏ có nhiều thức ăn và cỏ biển để dễ trốn
tránh kẻ thù. Sau đó, chúng chuyển tiếp sang cư trú trong các hốc của rạn đá ghềnh, rạn
san hô hoặc các hang đávôi, các bờ đá ghồ ghề có thảm cỏ biển. Theo Phillips, khi trưởng
thành, tôm hùm có tập tính sống thành bầy đàn, di chuyển có định hướng từ vùng rạn
nông ven bờ đến những vùng rạn sâu xa bờ, độ sâu từ 5 đến hơn 100 m, tùy thuộc từng
loài [44].
Ở vùng biển Việt Nam, Nguyễn Văn Chung và đã mô tả vùng phân bố của 17
loài tôm hùm, trong đó có 7 loài thuộc giống Panulirus, phân bố chủ yếu ở vùng biển
miền Trung, kéo dài từ vĩ tuyến 1800N đến 1100N . Trên cơ sở phân tích những kết quả
nghiên cứu về dòng chảy dọc biển Việt Nam của Võ Văn Lành và , Nguyễn Thị Bích
Thúy cho rằng ấu trùng Phyllosoma của tôm hùm bị phát tán bởi hệ thống các dòng chảy
của biển vào mùa hè, chúng luôn di chuyển và hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện
thuỷ văn môi trường biển khơi. Những tác động của hệ thống dòng chảy tầng mặt gió
mùa đông bắc vào mùa đông và hệ thống dòng chảy tạo thành trong mùa hè đẩy các hậu
ấu trùng tôm hùm đã biến thái (Puerulii) vào các vịnh hở ven biển miền Trung vào tháng
12 đến tháng 1 năm sau. Dọc ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận, những nơi có
nền đáy đá tảng lớn và nhỏ, đá hòn, san hô và cát bùn là vùng cư trú chủ yếu của tôm
hùm. Dựa trên nghiên cứu của Hồ Thu Cúc và Nguyễn Thị Bích Thúy, Võ Văn Nha đã
tổng quát phân bố tôm hùm giai đoạn trưởng thành ở vùng biển miền Trung như sau:

+ Vùng biển ven bờ mũi Ròn (Quảng Bình) đến mũi An Lương (Quảng Ngãi):
tôm hùm Panulirus stimpsoni là loài chiếm ưu thế, với khoảng 85% và đạt sản
lượng tới 1/4 tổng sản lượng khai thác tôm hùm ở các tỉnh miền Trung, những loài khác
chiếm ít hơn 15% quần đàn tôm hùm bao gồm P. homarus, P. longipes và P.ornatus.
+ Vùng biển từ mũi An Lương (Quảng Ngãi) đến mũi Sừng Trâu (Ninh Thuận):
vùng này là ngư trường khai thác chính tôm hùm với những loài chiếm ưu thế gồm
Panulirus homarus, P. longipes, P. penicillatus, P. versicolor chiếm 1/3 tổng sản lượng
5


hàng năm tại miền Trung, các loài khác bao gồm P. stimpsoni và P.ornatus chiếm
khoảng 10%.
+ Vùng biển từ mũi Sừng Trâu (Ninh Thuận) đến mũi Kỳ Vân (Vũng Tàu): tôm
hùm Panulirus ornatus chiếm ưu thế, với tỷ lệ 70% và đạt 1/4 sản lượng khai thác ở
biển miền Trung; sau đó là tôm hùm P. homarus và P. longipes, còn P.stimpsoni chỉ
chiếm 5%.
Sự phân bố của tôm hùm từ giai đoạn giống nhỏ tại vùng biển miền Trung như
sau: vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có 4 loài thuộc giống Panulirus phân bố
là: P. stimpsoni, P.homarus, P. ornatus và P. longipes trong đó loài P. stimpsoni là chủ
yếu. Vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận có các loài: P. homarus, P. longipes,
P.versicolor, P. stimpsoni và P. ornatus. Vùng biển từ Ninh Thuận đến Vũng Tàu có
các loài: P. ornatus, P. homarus, P. longipes và P. stimpsoni. Như vậy, hai loài tôm hùm
bông (P. ornatus) và tôm hùm xanh (P.homarus) có thể phát triển nuôi thương phẩm vì
chúng là những đối tượng có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh và phân bố tự nhiên tại
khu vực này [2], [3], [15], [17].
1.1.4.2. Một số đặc điểm sinh thái phân bố
a). Theo nhiệt độ môi trường nước
Hầu hết các loài thuộc giống Panulirus sống ở vùng nước có nhiệt độ dao động từ
20 - 30oC, trung bình khoảng 25oC. Đó là những vùng thềm lục địa, vĩ độ thấp khoảng
35 đến 10oN. Ở vùng biển miền Trung, nhiệt độ vùng phân bố tôm hùm bông con ngoài

tự nhiên khoảng 24- 31oC. Còn ở tôm hùm trưởng thành, nhiệt độ dao động khoảng 2629oC vào mùa hè; khoảng 22 - 27oC vào mùa đông [17], [3]. Hơn nữa, khi nhiệt độ nước
thay đổi đột ngột, như khi giảm nhiệt độ nước 5oC, làm cho pha lột xác tôm chậm dần
và dừng lại hoàn toàn. Ngoài ra, nhiệt độ nước còn ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm
hùm, ở khoảng nhiệt độ 24 - 30oC, nhóm tôm có kích thước nhỏ có chu kỳ lột xác ngắn
hơn nhóm kích thước lớn, và ở cùng một nhóm kích thước, ở nhiệt độ thấp chu kỳ lột
xác kéo dài hơn so với nhiệt độ cao [17].
Đối với tôm hùm nhiệt đới loài Panulirus ornatus, kết quả điều tra của MacFarlane
và Moore về một vài thông số môi trường như nhiệt độ nước biển, độ muối, chế độ dòng
chảy ở vùng đảo Yule (Papua New Guinea), nơi loài này đẻ trứng và nở ra ấu trùng đã
cho thấy, quần đàn tôm hùm có ba lần đẻ trứng trong mùa sinh sản. Thời gian ấp trứng
6


khoảng 35 ngày, từ khoảng cuối tháng10, nhiệt độ nước biển giao động quanh 29oC với
độ mặn khoảng 32-34‰, đến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 ấu trùng bắt đầu nở lần
thứ nhất. Kỳ nở thứ hai vào khoảng đầu tháng 1và kỳ nở thứ ba vào khoảng giữa tháng
2. Nhiệt độ nước biển trong các tháng trứng nở giảm dần xuống đến khoảng 270C vào
đầu mùa hè. Các tác giả cho rằng, đây có thể là môi trường và nhiệt độ nước thích hợp
đối với sự phát triển của ấu trùng tôm hùm P.ornatus ở giai đoạn phyllosoma sống trôi
nổi cho đến khi chuyển sang giai đoạn Puerulus sống đáy [17].
b). Độ mặn
Cùng với nhiệt độ, độ mặn cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thủy
sinh vật cũng như sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái. Áp suất thẩm thấu trong cơ
thể tôm hùm chịu sự chi phối của độ mặn nên đây được xem là một trong những yếu tố
góp phần quyết định giới hạn phân bố của chúng. Sự thay đổi độ mặn trong giới hạn
rộng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến đời sống của tôm hùm, đặc biệt là tôm con như
giảm sinh trưởng và thậm chí tử vong vì quá trình cân bằng áp suất thẩm thấu giữa cơ
thể và môi trường đã bị phá vỡ. Sự thay đổi đột ngột độ mặn (từ 7 - 10‰) gây ra hiện
tượng tôm hùm con chết hàng loạt; ở độ mặn khoảng 12 - 15‰ làm giảm hoạt động bắt
mồi ở tôm hùm con từ 70 - 90% [5]. Nguồn nước có độ mặn thấp khoảng 20 - 25‰ kéo

dài 3 - 5 ngày sẽ gây nên tình trạng chết từ từ ở tôm hùm con. Ngoài ra, độ mặn có tác
động đến hoạt động bắt mồi ở tôm hùm con, từ đó hoặc kéo dài thời gian lột xác hoặc
gây chết đối với tôm con [17], [3]. Ở những nơi phân bố tôm hùm vùng biển Nam Trung
Bộ có độ mặn khá ổn định (31 - 34‰) ở cả mùa khô và mùa mưa nên thuận lợi cho việc
nuôi tôm hùm bằng lồng [14].
c). Ánh sáng
Nghiên cứu về ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên ấu trùng tôm hùm, Hirokazu
Matsuda và ctv cho rằng, ấu trùng tôm hùm gai vùng cận nhiệt đới, loài Panulirus
japonicas được nuôi bằng 2 cách là nuôi chung trong bể có thể tích 40 lít với mật độ 25
con/l và nuôi riêng biệt từng con ở bình thủy tinh có thể tích 400 ml, cường độ ánh sáng
trong các lô thí nghiệm được duy trì chế độ 12 giờ sáng đến 12 giờ tối bằng ánh sáng
đèn neon có cường độ khoảng 278 lux có thể là thích hợp hơn đối với ấu trùng so với
ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm ở lô thí nghiệm nuôi riêng biệt đã có
5/10 con đạt đến giai đoạn puerulus, nhưng ở lô thí nghiệm nuôi chung chỉ có 2/2000
7


con đạt đến giai đoạn puerulus. Các tác giả cho rằng, ánh sáng có thể không phải là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng. Phản ứng sinh lý
học cá thể của ấu trùng phyllosoma lên cường độ ánh sáng đã được Michel Bermudes
và nghiên cứu trên tôm hùm gai ôn đới loài Jasus edwardsii [35]. Nhóm nghiên cứu
chọn tôm mẹ đã đẻ và ôm trứng ngoài biển khơi vùng Tasmania về ấp để thu ấu trùng
phyllosoma phục vụ thí nghiệm. Ấu trùng được chọn lọc và ương nuôi ở mật độ 100
con/lít trong hệ thống bể có thể tích 10 lít, nước chảy tuần hoàn với nhiệt độ nước 18oC
và được cho ăn bằng Naupli của artemia với mật độ 2 nauplius/ml hàng ngày. Các phản
ứng sinh lý của ấu trùng được theo dõi bao gồm quá trình tiêu thụ oxy, bài tiết NO2, bắt
mồi (naupli) ở ba cường độ ánh sáng khác nhau được sử dụng từ nguồn đèn neon là 0,11
x 10-2 lux ; 0,05 lux và 0 lux (không có ánh sáng); và hoạt động bơi của ấutrùng được
theo dõi ở ba cường độ ánh sáng khác nhau là 0,04 lux ; 0,3 lux và 2,5 lux. Kết quả của
nhóm nghiên cứu cho thấy, tốc độ bơi của ấu trùng ở giai đoạn I tăng lên cùng chiều

tăng của cường độ ánh sáng và được thể hiện bằng phương trình logarit như sau: SS = 1,421 + 0,159 (log10 (LI)). Trong đó: SS là tốc độ bơi của ấu trùng ở giai đoạn I (cm/s)
; LI là cường độ ánh sáng (quanta/cm2/s) với 1 quantum = 0,014 x 10-14.
d). Ammoniac
Xác định ngưỡng a mô ni ắc (LC50) của ấu trùng tôm hùm đã được nghiên cứu
trên ấu trùng tôm hùm gai ôn đới, loài Jasusedwardsii. Với nguồn ấu trùng tôm hùm từ
tôm mẹ đẻ ngoài biển khơi, nhóm nghiên cứu gồm Michel Bermudes và cvt đã ương
nuôi ấu trùng phyllosoma từ giai đoạn I đến giai đoạn IV trong điều kiện nhiệt độ nước
19,0 ± 0,50C, độ mặn khoảng 34,5‰ và sử dụng thức ăn là naupli của artemia. Thí
nghiệm được bố trí trong vòng 96 giờ (96-hLC50) ở từng giai đoạn của ấu trùng từ I đến
IV. Nhóm tác giả cho rằng, 96-hLC50 của a mô ni ắc tổng số và NH3-N tương ứng đối
với ấu trùng ở giai đoạn I là 31,6 và 0,97 mg/l; giai đoạn II là 45,7 và 1,40 mg/l giai
đoạn III là 52,1 và 1,59 mg/l ; giai đoạn IV là 35,5 và 1,01 mg/l. So sánh các mức này
ở các giai đoạn không có sai khác ý nghĩa (p < 0,05), nhưng mức này cao hơn so với ấu
trùng của tôm sú (Penaeus monodon). Khi nồng độ NH3-N được tăng lên trong ngưỡng
giới hạn tối ưu trong các giai đoạn I đến giai đoạn III, tỷ lệ chết của ấu trùng có xu hướng
tăng lên, nhưng sự tăng trưởng kích thước chiều dài toàn thân của ấu trùng dường như
không bị ảnh hưởng. Kết quả đáng lưu ý trong nghiên cứu này là đã xác định được
ngưỡng của nồng độ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng phyllosoma
8


loài Jasus edwardsii, cụ thể là nồng độ NH4 + NH3 tổng số (TAN), và nồng độ NH3-N
ở giai đoạn I theo thứ tự là 2,65 và 0,08 ml/l , giai đoạn II là 3,83 và 0,12 mg/l , giai
đoạn III là 4,37 và 0,14 mg/l , giai đoạn IV là 2,98 và 0,09 mg/l [35].
Bảng 1. 1: Một số yếu tố môi trường chính theo độ sâu ở bè nuôi tôm hùm
tại vùng biển Xuân Ninh,vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa [19]
Độ sâu
TN
(m)


Nhiệt độ
nước
(0C)

Oxy
hòa tan
(mg/l)

Độ mặn
(‰)

pH

Độ
trong
(m)

Cường độ
ánh sáng
(lux)

Dòng chảy
(cm/s)

5

26,9 - 29,0 5,3 - 6,7 8,0 - 8,4 33,3 - 4,0 3,1- 4,8 16,90 - 17,90 13,20 - 13,20

6


26,6 - 29,0 5,3 - 6,5 8,0 - 8.4 32,0 - 33,5 3,1- 4,8 16,30 - 17,50 12,80 - 13,95

7

26,5 - 28,0 5,3 - 6,8 8,0 - 8.4 33,3 - 34,0 3,1- 4,8 15,70 - 17,00 13,00 - 14,40

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thúy tại các bảng 1.1 và bảng 1.2 thể
hiện mức độ phù hợp của các yếu tố môi trường cơ bản của vùng nuôi tôm hùm tại Vịnh
Cam Ranh, Khánh Hòa. Theo tác giả, các yếu tố môi trường gồm oxy hòa tan, độ mặn,
pH ở bè nuôi nằm trong ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đối với
các loài hải sản nuôi, đồng thời tương thích với nhận định của Timothy và ctv khi nghiên
cứu về sinh trưởng của tôm hùm bông ở ba vùng biển Tây - Nam, Tây -Bắc và Đông Nam ở Toress Strait (Australia).
Bảng 1. 2: Một số yếu tố môi trường chính ở bè nuôi theo các tháng
thí nghiệm tại vùng biển Xuân Ninh,vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa [19]
Tháng

Nhiệt
độ
nước
(0C)

Oxy hòa
tan
(mg/l)

Độ mặn
(‰)

pH


3

25,4 ±1,2 6,3 ±0,4

4

27,7 ±1,3 6,8 ±0,5

5

30,7 ±1,3 6,8 ±0,5

6

31,4 ±1,5 7,1 ±0,5

7

30,8 ±1,2 6,7 ±0,3

8

30,0 ±1,4 7,2 ±0,6

8,4 ± 0

9

30,5 ±1,2 7,0 ±0,2


10

30,3 ±1,3 7,1 ±0,3

Độ
trong
(m)

8,4 ±0,04 31,6 ±0,5 3,3 ± 0,5

Cường độ Dòng
ánh sáng chảy
(lux)
(cm/s)
17,7

12,2

33,5 ±0,5 3,1 ± 0,4

-

-

8,4 ±0,05 34,0 ±0,4 4,4 ± 0,6

-

-


19,5

13,0

-

-

34,0 ±0,4 3,7 ± 0,2

-

-

8,4 ± 0

33,6 ±0,5 3,4 ± 0,1

16,70

14,4

8,4 ± 0

33,3 ±0,5 3,3 ± 0,4

-

-


8,4 ± 0
8,4 ± 0

34,2 ±1,1 4,5 ± 0,3

8,4 ±0,04 33,6 ±0,8 4,8 ± 0,4

Tác giả cho rằng, ở vùng biển Tây - Bắc điều kiện môi trường với nhiệt độ nước
27,10C tôm hùm bông đã có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với vùng Tây - Nam và Đông
9


- Nam có nhiệt độ nước trung bình 250C. Do đó, nhiệt độ nước ở bè nuôi có thể là thích
hợp đối với sự phát triển của tôm hùm bông.
e). Nền đáy và độ sâu
Những nghiên cứu về đặc điểm môi trường tôm hùm phân bố tại miền Trung cho
thấy hầu hết các loài tôm hùm thường tập trung chủ yếu trong các hang hốc có nền đáy
là đá, san hô, đá tảng, bùn, cát hoặc thảm thực vật (tảo bẹ). Riêng tôm hùm Panulirus
ornatus, P. homarus, P. longipes và P. versicolor thường sinh sống ở những hang đá
tảng và hang đá nhỏ có ánh sáng rọi tới; tôm hùm P. penicillatus sống ở vùng rạn xa bờ,
nơi thường bị sóng biển xô đập mạnh; tôm hùm P. polyphagus lại thích vùi mình dưới
cát vì thế hay gặp loài này phân bố ở những vùng đáy cát, đá cuội có rong phát triển [3].
1.1.5. Sinh sản
Nghiên cứu sinh học sinh sản đã chỉ ra rằng tôm hùm P. ornatus sinh sản rải rác
quanh năm, nhưng mùa vụ sinh sản chính từ tháng 8 đến tháng 9 hàng năm. Sức sinh
sản của tôm hùm tương đối lớn và chúng có thể đẻ nhiều lần trong một năm (nhưng
thường là 2 lần/năm). Tôm hùm có kích thước vỏ đầu ngực từ 90 –99 mm đã bắt đầu
tham gia sinh sản. Tôm hùm khi đẻ, trứng được giữ ở các chân bơi sau một thời gian
trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng này trải qua một loạt các quá trình biến thái để trở thành
tôm hùm con có hình dạng giống tôm trưởng thành [41].

1.1.6. Sinh trưởng
Sự sinh trưởng của tôm hùm được xác định bằng sự tăng lên về chiều dài giáp đầu
ngực (CL) hoặc khối lượng cơ thể (BW) và chu kỳ lột xác chính là sự thể hiện mức độ
tăng trưởng của loài. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm như: nhiệt
độ nước, ánh sáng, thức ăn, quản lý chăm sóc, nhóm kích thước tôm. Tôm hùm bông
đạt kích thước 8 – 13 mm CL có chu kỳ lột xác là 8 – 10 ngày, nhóm kích thước 63 –
68 mm CL thì chu kỳ lột xác là 40 ngày và đồng thời qua mỗi lần lột xác kế tiếp thì tỷ
lệ phần trăm tăng chiều dài giáp đầu ngực giảm xuống, nhưng độ dài vỏ của cá thể đang
trưởng thành vẫn tăng nhanh hơn các cá thể đã thành thục [9].
1.1.7. Dinh dưỡng và thức ăn
Ngoài tự nhiên tôm hùm thường kiếm ăn vào ban đêm, thích mồi sống, ăn cả mồi
chết. Trong tự nhiên, nguồn cá tạp, giáp xác và các loại nhuyễn thể là thức ăn ưa thích
của tôm hùm bông. Điều này cũng đã được chứng minh trong điều kiện phòng thí
10


nghiệm và điều kiện thực tế [9], [56]. Nghiên cứu về phổ thức ăn của tôm hùm cho thấy
chúng là loài thuộc nhóm giáp xác ăn thịt nhưng ít đi kiếm ăn, trong dạ dày của chúng
có tới 65 loài sinh vật làm thức ăn, chiếm ưu thế là động vật thân mềm một mảnh vỏ và
hai mảnh vỏ. Tuy nhiên, khả năng đồng hóa thức ăn của tôm hùm tương đối thấp. Trong
nuôi thương phẩm, tôm hùm được cho ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như cá tạp, động
vật thân mềm và thức ăn công nghiệp nhưng còn hạn chế. Đỗ Thị Hòa và ctv đã chỉ ra
rằng, thức ăn ưa thích của tôm hùm là một số loài cá tạp, động vật giáp xác và động vật
thân mềm. Trong những loài cá tạp thì tôm hùm ưa thích các loài cá mối, cá sơn và cá
liệt; những loài giáp xác thì có ghẹ; và động vật thân mềm thì sò, vẹm xanh là thức ăn
được tôm hùm rất ưa thích [5]. Tuy nhiên, so với với thức ăn tổng hợp thì thức ăn tươi
cho tốc độ tăng trưởng cao hơn, song hệ số thức ăn khi sử dụng thức ăn tươi lại rất cao,
từ 28 – 29 [7].
Kết quả nghiên cứu của Smith và ctv về ảnh hưởng của hàm lượng protein và lipid
trong thức ăn cho tôm hùm bông cho thấy với hàm lượng lipid 6% và 10% ứng với các

mức protein: 30%, 35%, 40%, 45%, 50% và 55% thì tốc độ tăng trưởng của tôm có
tương quan thuận với hàm lượng protein có trong thức ăn. Ở mức lipid 6%, hàm lượng
protein thích hợp cho tôm hùm bông giai đoạn giống là 474 g protein/kg thức ăn. Ở mức
lipid 10%, hàm lượng protein tối ưu cho tăng trưởng của tôm hùm bông là 533 g/kg thức
ăn [7].
Kết quả nghiên cứu của Lại Văn Hùng cũng khẳng định, tỷ lệ protein : lipid thích
hợp cho sự phát triển của tôm hùm bông là 53% : 10% ở giai đoạn giống (khoảng 6 –
35 g/con) và 58% : 11% ở giai đoạn tôm thịt. Đồng thời, ở giai đoạn tôm thịt, tốc độ
tăng trưởng của tôm hùm bông sử dụng thức ăn chế biến theo tỷ lệ protein : lipid trên
đây đạt trên 87% so với tôm hùm bông sử dụng thức ăn hoàn toàn là cá tạp. Kết quả
phân tích thành phần sinh hóa (protein, lipid, độ ẩm, tro) của tôm nuôi cho thấy hàm
lượng tro và độ ẩm của tôm hùm bông thí nghiệm và tôm hùm bông ngoài tự nhiên
không có nhiều biến động. Hàm lượng tro dao động từ 0,96 ÷ 0,98% và độ ẩm từ 77,87
÷ 80,77%. Tuy nhiên hàm lượng protein và lipid của tôm hùm bông thí nghiệm cao hơn
so với protein và lipid của tôm hùm bông ngoài tự nhiên [7].
Về nhu cầu acid béo không no, Lại Văn Hùng kết luận, đối với tôm hùm bông ở
giai đoạn giống, khi hàm lượng acid béo không no DHA tăng từ 1,7% đến 2,0% và EPA
giảm từ 2,7% xuống 2,1% không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng đạt được theo tuần,
11


tốc độ tăng trưởng đặc trưng, hệ số tăng trưởng tương đối theo ngày và hệ số chuyển
hóa thức ăn của tôm hùm bông giai đoạn giống (p < 0,05). Tỷ lệ sống của tôm hùm bông
giai đoạn giống dao động từ 90,00 ÷ 96,67% và không có sự sai khác ý nghĩa giữa các
nghiệm thức thí nghiệm (p < 0,05). Kết quả này cũng phù với quan điểm của Williams
khi ông đề xuất hàm lượng DHA và EPA trong thức ăn cho tôm hùm bông giai đoạn
giống nên ≥ 1,8% [56]. Nghiên cứu cũng kết luận hàm lượng phù hợp của DHA và EPA
cho giai đoạn tôm thịt lần lượt là 1,9% và 0,2% [9].
Cũng theo Lại Văn Hùng, hàm lượng Vitamin C trong thức ăn dao động từ 100 ÷
200 mg/kg thức ăn không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm

bông giai đoạn giống. Nhưng ở giai đoạn tôm thịt, tốc độ tăng trưởng giảm dần khi lượng
vitamin C trong thức ăn tăng từ 200 ÷ 300 mg/kg thức ăn. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin
C ở mức 200 mg/kg thức ăn là thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm hùm bông ở cả
giai giống và nuôi thương phẩm [9], [7].
Ward và ctv; Williams và ctv; Lê Anh Tuấn đã có những nghiên cứu chi tiết hơn
về khả năng tiêu hóa của tôm hùm đối với các nguyên liệu thức ăn khác nhau. Theo đó,
trong kết quả nghiên cứu về khả năng tiêu hóa của tôm hùm bông, với 05 loại nguyên
liệu thức ăn được so sánh, Lê Anh Tuấn đã khẳng định độ tiêu hóa chất khô của các
nguyên liệu lần lượt như sau: Gluten bột mì 29.8%; Bột ruốc khô Nha Trang 37.8%; Bã
đậu nành Ấn Độ 68.3%; Bột cá Kiên Giang 69.9%; Bột cá Pê-ru 78.8%. Kết quả thống
kê cho thấy, độ tiêu hóa chất khô của bột cá Pê-ru, bột cá Kiên Giang và bã đậu nành
Ấn Độ không khác nhau (p < 0,05) và chúng cao hơn so với độ tiêu hóa chất khô của
bột ruốc khô Nha Trang và gluten bột mì (p < 0,05). Nghiên cứu cũng cho thấy, độ tiêu
hóa protein là cao (> 81%) đối với các nguyên liệu động vật ở biển. Với nguyên liệu
thực vật trên cạn, độ tiêu hóa protein của bã đậu nành Ấn Độ cao hơn nhiều (83%) so
với gluten bột mì (73,8%) (p < 0,05). Mặc dù sai khác không có ý nghĩa, nhưng độ tiêu
hóa lipid tổng số của các nguyên liệu động vật ở biển có xu hướng cao hơn (61,6 63,2%) so với các nguyên liệu thực vật trên cạn (49,9 - 50,0%). Độ tiêu hóa năng lượng
cao nhất ở bột cá Pê-ru (85,5%), tiếp theo là bã đậu nành Ấn Độ và bột cá Kiên Giang,
sau đó là gluten bột mì và thấp nhất là bột ruốc khô Nha Trang (34,3%) và đây là những
sai khác có ý nghĩa (p < 0,05). Cũng theo Lê Anh Tuấn, kết quả này gần với kết quả của
Williams và ctv (2007) (lần lượt đạt 84% và 81%) và cao hơn so với kết quả của Ward
và ctv (2003) (lần lượt là 63 và 61%). Điều này có thể do nhiều khác biệt giữa 3 nghiên
12


cứu này, như loài tôm (loài tôm ôn đới J. edwardsiiso với loài tôm nhiệt đới P. ornatus),
kích cỡ tôm (cỡ 200- 300 g so với cỡ 500-600 g), nguồn và đợt sản xuất nguyên liệu.
Ngoài ra, phương pháp thu phân khác nhau (lắng và gắn bong bóng) cũng có thể ảnh
hưởng đáng kể đến các độ tiêu hóa được xác định vì phương pháp lắng mà Ward và
(2003) sử dụng dễ dẫn đến thất thoát các chất dinh dưỡng và chất đánh dấu từ phân [26],

[55].
1.2. Tình hình nuôi tôm hùm
1.2.1. Trên thế giới
Sản lượng tôm hùm trên thế giới tăng đều từ 233.000 tấn (năm 1997) lên 277.000
tấn (năm 2001) và ổn định ở mức 280.000 tấn (năm 2010). Các vùng nuôi chính tập
trung ở Việt Nam, Singapore, Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Australia, New Zealand.
Nghề nuôi tôm hùm thương phẩm trên thế giới xuất hiện sớm ở Bắc Mỹ, Australia, New
Zealand và Đông Nam Á nhưng thực sự phát triển từ năm 1984 [11].
1.2.1.1. Sản xuất giống nhân tạo
Nhật Bản đã tiến hành sản xuất được giống nhân tạo loài tôm hùm gai Nhật Bản
(Panulirus japonicus). Trong thời gian gần đây nước Úc đã nghiên cứu sử dụng hệ thống
bể nước đẩy ngược từ đáy lên (upwellings) hình bán cầu có thể tích 1.000 lít với nước
chảy tuần hoàn để ương nuôi ấu trùng tôm hùm bông P. ornatus trong phòng tối. Nhóm
nghiên cứu đã sản xuất được ấu trùng Phylosoma giai đoạn X [11].
Tại Châu âu, Beal và ctv đã sản xuất ra giống tôm hùm nhân tạo bằng các đĩa
lồng. Tôm hùm giống Hormarus giai đọan V được nuôi trong các đĩa thả nổi trong các
vùng biển. Sau 448 ngày tôm trải qua giai đọan X & XI, chuyển sang tôm giống có giáp
đầu ngực 4-9 mm; tỉ lệ sống 21 - 47% tùy lô. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể chủ
động sản xuất ra con giống tôm hùm nhờ khai thác hệ sinh thái tự nhiên.
Đối với tôm hùm bông P. ornatus, theo kết quả tổng hợp của Tổng cục Thủy sản,
từ đến 2015, sản xuất giống loài này đã đạt được một số kết quả quan trọng. Theo đó,
Úc và Newzealand là các quốc gia đã sản xuất được giống nhân tạo tôm hùm bông (P.
ornatus) đến giai đoạn tôm trắng (Pueruli) và đang có kế hoạch thương mại hóa công
nghệ. Dự kiến hai quốc gia này sẽ sản xuất thương mại tôm hùm giống (Juvenile). Thành
tựu về công nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm hùm bông là cơ sơ để đặt mục tiêu phát
13


triển sản xuất giống nhân tạo ở Việt Nam qua tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu
hoặc nhập công nghệ [11].

1.2.1.2. Nuôi thương phẩm tôm hùm tại một số quốc gia
a). Tại Australia, lợi nhuận thu được từ nuôi tôm hùm đạt trên 450 triệu
AUD/năm, với những khu vực nuôi tại vùng biển nằm giữa đầu mút bắc của Cape York
- Australia và phía nam của Papua New Guinea và vùng bờ biển đông nam của Australia,
sản lượng hàng năm vào khoảng 500 tấn đến 1000 tấn. Nguồn tôm giống được khai thác
từ tự nhiên để phục vụ cho nghề nuôi, chưa sản xuất được con giống nhân tạo nhưng đã
cho đẻ và ương nuôi thành công ở phòng thí nghiệm loài tôm hùm bông P. Ornatus [16].
Ở Australia ngoài hình thức nuôi lồng, cũng đã có những nghiên cứu nuôi trong
ao đất và trong hệ thống bể tuần hoàn. Cụ thể, các nhà khoa học của Trung tâm nghề cá
phía bắc (Northern Fisheries Centre) ở Cairns của Australia đã sử dụng hệ thống bể tuần
hoàn có thể tích 4000 lít để triển khai nuôi tôm hùm bông ở 3 mật độ: 14 con/m2 ;
29 con/m2 và 43 con/m2, sử dụng thức ăn tôm sú để cho tôm hùm ăn ngày 2 lần, ngoài
ra cho ăn thêm thức ăn tươi bao gồm cá tôm và nhuyễn thể 2 lần/tuần, duy trì nhiệt độ
nước từ 25 đến 31oC, độ mặn khoản 35 ‰. Kích thước tôm hùm giống lúc thả 3,24 ±
0,09 g/con, sau thời gian nuôi 272 ngày (khoảng 9 tháng), kết quả nghiên cứu cho thấy
mật độ tôm giống thả nuôi không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khối lượng của tôm; tỷ lệ
sống trung bình đạt 52,5% ± 2,8, khối lượng trung bình đạt 225,3 ± 4,68 g/con; tốc độ
tăng trưởng đạt 5,7 g/tuần (khoảng 0,81 g/ngày) và trên cơ sở đó người ta dự đoán thời
gian nuôi từ tôm hùm giống (3 g/con) đến tôm thương phẩm (1 kg/con) hết 18 tháng,
sinh khối đạt 4,7 kg/m2, tôm chết chủ yếu do chúng ăn thịt lẫn nhau khi lột xác [16].
Việc thử nghiệm nuôi tôm hùm bông trong ao đất được tiến hành dọc theo bờ biển
phía bắc của bang Queensland. Sử dụng ao nuôi tôm sú hay nuôi cá chẽm để nuôi thử
nghiệm tôm hùm bông qua đó xem khả năng thích ứng của tôm hùm trong điều kiện độ
mặn biến thiên, độ trong thấp và giàu dinh dưỡng trong các ao nuôi tôm. Hệ thống thí
nghiệm bao gồm 4 lồng nuôi hình chữ nhật được đặt trong ao nuôi tôm, sử dụng phao
để làm cho lồng nổi; mỗi lồng nuôi có kích thước 1,8 m x 1,8 m x 0,9 m được thả 20
con tôm có khối lượng trung bình 750,2 ± 6,17 g/con và thả 13 con tôm có khối lượng
trung bình 717,8 ± 9,4 g/con trong bể để làm đối chứng, sử dụng thức ăn hỗn hợp của
tôm sú để cho tôm hùm ăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tháng đầu tiên, tôm hùm
14



×