Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Thử nghiệm nuôi cá trê vàng clarias macrocephalus (gunther,1864) trong hệ thống tuần hoàn (RAS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN QUỐC HẬU

THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ TRÊ VÀNG Clarias macrocephalus
(Gunther, 1864) TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN (RAS)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN QUỐC HẬU

THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ TRÊ VÀNG Clarias macrocephalus
(Gunther, 1864) TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN (RAS)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng Thủy sản

Mã số:

60620301

Quyết định giao đề tài:



938/QĐ-ĐHNT, 01/11/2016

Quyết định thành lập HĐ:

1230/QĐ-ĐHNT, 30/11/2017

Ngày bảo vệ:

13/12/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lương Công Trung
ThS. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. Nguyễn Đình Mão
Phòng đào tạo sau đại học:

KHÁNH HÒA – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả luận văn này là hoàn toàn do tôi nghiên cứu và thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lương Công Trung và ThS. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi
với đề tài “Thử nghiệm nuôi cá trê vàng Clarias macrocephalus (Gunther, 1864)
trong hệ thống tuần hoàn (RAS)”. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn chính xác,
trung thực và chưa từng được công bố cho đến thời điểm này. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về những kết quả đã nêu trong luận văn này.

Kiên Giang, ngày 18 tháng 12 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Hậu

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa
học & Công nghệ Kiên Giang đã tài trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cả về vật
chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS. Lương Công
Trung và ThS. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong
suốt thời gian định hướng và thực hiện đề tài luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo trong Viện Nuôi trồng thuỷ sản Trường Đại học Nha Trang, Phòng Đào tạo Sau đại học, các bạn đồng nghiệp, các bạn
cùng lớp khoá học 2014 - 2016 đã luôn sẵn lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Cảm ơn gia đình đã luôn luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học
tập. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các tập thể, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kiên Giang, ngày 18 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Hậu

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................iv
MỤC LỤC .........................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .............................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...............................................................................................xi
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh học cá trê vàng ........................................................................3
1.1.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái ...............................................................3
1.1.1.1. Hệ thống phân loại ................................................................................................3
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm phân bố và môi trường sống ....................................................................5
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng ..............................................................................................6
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng ..............................................................................................7
1.1.5. Đặc điểm sinh sản ....................................................................................................8
1.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê ...............................................9
1.2.1. Tình hình nuôi cá trê trên thế giới ...........................................................................9
1.2.2. Tình hình nuôi cá trê ở Việt Nam ..........................................................................10
1.3. Các hình thức nuôi cá trê trên thế giới và Việt Nam ................................................12
1.3.1. Trên thế giới...........................................................................................................12
1.3.2. Tại Việt Nam .........................................................................................................13
1.4. Nghiên cứu và ứng dụng hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS) .......................................15
v


1.4.1. Trên thế giới...........................................................................................................15
1.4.2. Tại Việt Nam .........................................................................................................17
1.4.3. Ưu, nhược điểm của hệ thống tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản .....................18

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tuần hoàn ..............................19
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................21
2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu ...............................................................21
2.2.. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ..............................................................................21
2.3. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................................21
2.3.1. Hệ thống nuôi ........................................................................................................21
2.3.2. Nguồn giống và thả giống......................................................................................22
2.3.3. Chăm sóc và quản lý ..............................................................................................23
2.4. Xác định các yếu tố môi trường................................................................................23
2.5. Xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá .....................................................24
2.6. Sơ bộ đánh giá hiệu quả mô hình nuôi .....................................................................25
2.7. Sơ bộ đánh giá sự tác động môi trường ....................................................................26
2.8. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................27
3.1. Biến động các yếu tố môi trường trong hệ thống nuôi tuần hoàn ............................27
3.2. Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá ................................................................................28
3.2.1. Tăng trưởng về chiều dài .......................................................................................28
3.2.2. Tăng trưởng về khối lượng ....................................................................................29
3.3. Tỷ lệ sống .................................................................................................................30
3.4. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình nuôi ...........................31
3.4.1. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế.............................................................................31
3.4.2. Sơ bộ đánh giá tác động môi trường ......................................................................33

vi


CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................36
4.1. Kết luận .....................................................................................................................36
4.2. Đề xuất ......................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................37

PHỤ LỤC ......................................................................................................................... A

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các yếu tố môi trường trong hệ thống nuôi ....................................................27
Bảng 3.2. Tăng trưởng về chiều dài của cá thí nghiệm ...................................................29
Bảng 3.3. Tăng trưởng về khối lượng của cá thí nghiệm ................................................29
Bảng 3.4. Kết quả nuôi cá trê vàng ..................................................................................32
Bảng 3.5. Cơ cấu chi phí sản xuất ...................................................................................33
Bảng 3.6. Tác động môi trường của hệ thống nuôi .........................................................34

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái bên ngoài của cá trê vàng ..................................................................3
Hình 1.2. Phân biệt các loài cá trê (Phạm Thanh Liêm, 2006) ..........................................4
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài .....................................................21
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí hệ thống tuần hoàn .......................................................................22
Hình 2.3. Hệ thống bể thí nghiệm....................................................................................22
Hình 2.4. Cá trê vàng giống .............................................................................................23
Hình 2.5. Xác định chiều dài và khối lượng cá ...............................................................24
Hình 3.1. Tỷ lệ sống của cá trê vàng trong chu kỳ nuôi ..................................................31

ix


DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

AGR:

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối

d:

Số ngày thí nghiệm

DT:

Tổng doanh thu

FAO:

Tổ chức nông lương thế giới

FCR:

Hệ số thức ăn, hệ số tiêu tốn thức ăn

FI:

Lượng thức ăn sử dụng

LN:

Lợi nhuận

Ls, Le:


Chiều dài toàn thân cá đầu, cuối thí nghiệm

P:

Giá bán (đồng/kg)

Q:

Sản lượng cá thu hoạch (kg)

RAS:

Hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn

SGR:

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng

TC:

Tổng chi phí

TLS:

Tỷ lệ sống

TSLN:

Tỷ suất lợi nhuận


Ws, We:

Khối lượng cá đầu, cuối thí nghiệm

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu này nhằm thử nghiệm nuôi cá trê vàng Clarias macrocephalus
(Gunther, 1864) trong hệ thống tuần hoàn (RAS). Nghiên cứu được thực hiện tại Kiên
Giang từ tháng 12/2015 - 05/2016. Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống tuần hoàn,
với 3 bể composite, 4 m3/bể. Cá giống mua tại địa phương, kích cỡ 10,7 ± 0,14 cm, khối
lượng 5,0 ± 0,45 g/con. Cá được thả nuôi với mật độ ban đầu 200 con/m3, cho ăn bằng
thức ăn công nghiệp dùng cho cá rô phi trong suốt chu kỳ nuôi. Thời gian thí nghiệm
kéo dài 5 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố môi trường trong quá trình thí
nghiệm phù hợp với cá trê vàng trong suốt thời gian thí nghiệm: nhiệt độ 27,1 ± 1,2 oC,
pH 7,2 - 7,5, hàm lượng oxy hòa tan 4,7 ± 0,2 mg O2/L, hàm lượng NH3 0,15 ± 0,02
mg/L, hàm lượng NH4+ 0,82 ± 0,02 mg/L, hàm lượng NO2 0,02 ± 0,007 mg/L. Sau 5
tháng nuôi chiều dài cá đạt 25,1 ± 0,11 cm. Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối bình
quân 0,1 ± 0,001 cm/ngày. Tốc độ tăng trưởng chiều dài đặc trưng bình quân 0,57 ±
0,01 %/ngày. Khối lượng của cá sau 5 tháng nuôi đạt 205,2 ± 0,73 g/con. Tốc độ tăng
trưởng khối lượng tuyệt đối bình quân 1,33 ± 0,01 g/ngày. Tốc độ tăng trưởng khối
lượng đặc trưng bình quân 2,48 ± 0,06 %/ngày. Tỷ lệ sống của cá khi thu hoạch đạt
63,3%. Hệ số thức ăn là 1,67 ± 0,03. Năng suất trung bình là 26,0 ± 0,05 kg/m3. Tổng
sản lượng cá nuôi đạt 312 kg. Tổng doanh thu đạt 28,08 triệu đồng. Tổng chi phí là
25,49 triệu đồng. Lợi nhuận đạt 2,59 triệu, tỷ suất lợi nhuận đạt 10,16%. Tổng lượng ni
tơ thải ra môi trường trong chu kỳ nuôi là 19.710 g. Lượng ni tơ thải bình quân theo sản
lượng là 63,17 g/kg cá. Hiệu quả sử dụng ni tơ là 28,35%.
Từ khóa: cá trê vàng, Clarias macrocephalus, hệ thống tuần hoàn (RAS), sinh
trưởng, tỷ lệ sống.


xi


MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phát triển mạnh ở hầu hết các vùng trên cả
nước, trở thành nguồn cung cấp sản phẩm thuỷ sản chính trong hoạt động nghề cá.
Hoạt động nuôi thuỷ sản chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên đất và nước là các
thành phần trong môi trường sinh thái chung cũng được sử dụng bởi các hoạt động
sống khác. Bên cạnh lợi ích mang đến như việc làm, thu nhập, ngoại tệ, nuôi trồng
thuỷ sản cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Nước thải từ các hệ
thống nuôi dẫn đến suy thoái nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường, phì dưỡng thủy
vực. Từ những quan tâm về ô nhiễm môi trường gây nên bởi nuôi trồng thuỷ sản, việc
xây dựng mô hình nuôi ít thay nước, tuần hoàn, giảm lượng chất thải, thân thiện với
môi trường, có tính bền vững cao là rất cần thiết.
Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hoạt động nuôi trồng thủy sản chủ yếu theo
phương pháp truyền thống, đòi hỏi nhiều diện tích và lượng nước cấp đồng thời nước
thải từ các vùng nuôi có nguy cơ gây ô nhiểm môi trường cao. Trong các vùng nuôi
hiện nay việc kiểm soát chất lượng môi trường tương đối khó khăn và ít hiệu quả dẫn
đến các loài nuôi dễ nhiễm bệnh, chậm lớn và tỷ lệ sống thấp. Mô hình nuôi tuần hoàn
có nhiều ưu điểm như tiết kiệm diện tích, nguồn nước sử dụng, giảm lượng chất thải,
ổn định chất lượng nước, gia tăng năng suất nuôi, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Mô
hình nuôi tuần hoàn được xem là mô hình nuôi tiên tiến và thân thiện môi trường.
Cá trê vàng là một trong những loài thuỷ sản đặc trưng của vùng Cà Mau - Kiên
Giang. Trong vài năm qua, cá trê vàng luôn có giá cao và ổn định. Tuy nhiên, nguồn
lợi cá trê vàng tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Do đó, nhiều nơi trong tỉnh đã và đang
phát triển mô hình nuôi cá trê vàng thương phẩm cho hiệu quả kinh tế rất khả quan bởi
cá trê vàng là đối tượng dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp. Nhờ mang lại hiệu quả cao, hiện
nhiều mô hình nuôi cá trê vàng đang được triển khai tại nhiều địa phương trong tỉnh.
Ưu điểm của cá trê vàng là hệ số thức ăn thấp, chỉ 1,3 so với cá tra là 1,5. Ngoài ra, cá

trê vàng thích ứng với nhiều điều kiện nuôi, hệ thống nuôi và môi trường khắc nghiệt,
thị trường ổn định, chi phí thấp hơn so với cá tra. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có mô
hình nuôi cá trê trong hệ thống tuần hoàn mặc dù hệ thống này có nhiều ưu điểm trong
nuôi trồng thủy sản nói chung. Từ những đặc điểm nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài:

1


“Thử nghiệm nuôi cá trê vàng Clarias macrocephalus (Gunther, 1864) trong hệ
thống tuần hoàn (RAS)”.
- Mục tiêu của đề tài: Đánh giá hiệu quả của việc nuôi cá trê vàng trong hệ
thống tuần hoàn.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Xác định biến động các yếu tố môi trường
+ Đánh giá sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá trê vàng trong hệ thống tuần hoàn
+ Đánh giá tác động môi trường của hệ thống nuôi tuần hoàn.
- Ý nghĩa của đề tài: Cung cấp dữ liệu khoa học về quy trình nuôi cá trê vàng
trong hệ thống tuần hoàn, bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho học tập, giảng dạy và
nghiên cứu. Góp phần hoàn thiện quy trình nuôi cá trê vàng trong hệ thống tuần hoàn,
mở ra một mô hình nuôi mới, thân thiện và bền vững.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học cá trê vàng
1.1.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái
1.1.1.1. Hệ thống phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) [10], cá trê vàng nằm

trong hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Chodrata
Lớp: Actinoptergii
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidae
Giống: Clarias
Loài: Clarias macrocephalus (Gunther, 1964)
Tên tiếng Việt: cá trê vàng, tên tiếng Anh: Yellow catfish.
Họ cá trê (Clariidae) gồm nhiều loài ở châu Á và châu Phi. Ở nước ta hiện nay
đang khai thác và nuôi 6 loài cá trê đó là: cá trê đen (Clarias focus) ở miền Bắc, cá trê
đuôi vẹo niêu (C. nieuhofii), cá trê đuôi vẹo cata (C. cataractus) ở Tây Nguyên, cá trê
trắng (Clarias batracus), cá trê vàng (Clarias macrocephalus), cá trê phi hay còn gọi
là cá trê Phú Quốc (Clarias gariepinus) nuôi ở miền Nam [29]. Ngoài ra, hiện nay còn
có cá trê lai - là con lai của hai loài cá trê vàng cái và cá trê phi đực (Clarias
macrocephalus x Clarias gariepinus) đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương
trên cả nước do có nhiều ưu điểm nổi bật.

Hình 1.1. Hình thái bên ngoài của cá trê vàng
3


Để phân biệt 4 loài cá trê trắng, trê vàng, trê lai, trê phi, theo Phạm Thanh Liêm
(2006) có thể sử dụng nhiều đặc điểm hình thái cơ thể. Tuy nhiên có 5 đặc điểm hình
thái dễ nhận biết nhất giúp phân biệt nhanh các loài cá trê đó là các đặc điểm về màu
sắc cơ thể, hình dạng của thóp trán, hình dạng xương chẩm, khoảng cách xương chẩm
với vây lưng, và hình dạng gai vây ngực. Theo tác giả, cá trê vàng có màu sậm, đồng
nhất, có nhiều đốm trắng sáng sắp xếp thành những vạch ngang trên thân, và rải rác ở
mặt dưới thân; thóp trán ngắn, dạn hình thoi; xương chẩm có hình tam giác, đỉnh
xương chẩm nhọn chứ không tròn như cá trê lai; khoảng cách xương chẩm đến vây
lưng dài bằng 1/4 - 1/5,5 lần chiều dài đầu; mặt trong của gai vây ngực có dạng xẻ

răng cưa, sâu, rất dễ kẹt vào trong lưới khi đánh bắt (Hình 1.2) [13].

Hình 1.2. Phân biệt các loài cá trê (Phạm Thanh Liêm, 2006)
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái
Theo mô tả của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê vàng
có đầu rộng, dẹp, bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng; miệng cận
dưới không co duỗi được; rạch miệng thẳng nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng
chắc. Cá có 4 đôi râu khá phát triển trong đó có 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi
râu cằm dưới. Râu mép to và dài hơn các râu khác. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu
và gần chót mõm hơn điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có 2 lỗ
thóp, một lỗ nằm phía sau đường ngang nối hai mắt, còn hai lỗ kia nằm trước mấu

4


xương chẩm. Mấu xương chẩm tròn, chiều rộng tương đương 3 – 5 lần chiều cao. Lỗ
mang hẹp, nằm ở mặt bụng của đầu, xương nắp mang kém phát triển [10].
Cá có thân dài, phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn,
đường bên hoàn toàn chạy từ mép trên của lỗ mang và kết thúc ở điểm giữa của vây
đuôi, phần trước lệch xuống mặt bụng và phần trên trục giữa của thân. Vây hậu môn
dài, phần cuối gần chạm gốc vây đuôi. Cơ gốc vây phát triển, phủ lên gần phía ngọn
các tia. Gai vây ngực cứng, nhọn, cả hai đều có răng cưa hướng xuống gốc, xương vây
ngực lộ hẳn ra ngoài. Vây đuôi tròn không chẻ đôi. Mặt lưng của thân và đầu có màu
xám đến nâu đen và nhạt dần xuống bụng. Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng.
Trên thân mỗi bên có khoảng 10 chấm nhỏ màu trắng nằm vắt ngang thân [7].
Cá trê phi có nguồn gốc từ Châu Phi, thân có màu xám có những mảng vân đen
to, cá lớn nhanh - nuôi 6 tháng đạt bình quân 1 kg/con, trọng lượng cá đạt tối đa là
12,8 kg nhưng thịt mềm, kém thơm ngon. Cá trê vàng có màu vàng nâu, điểm đốm nhỏ
màu vàng thành hàng trên thân, thịt rất thơm ngon nhưng có kích thước nhỏ, nuôi
chậm lớn - nuôi 1 năm chỉ đạt trên dưới 300 g/con. Cá trê lai được lai giữa cá trê phi

và cá trê vàng, có ngoại hình tương tự cá trê vàng, da trơn nhẵn, đầu dẹp, thân hình trụ,
dẹp ở đuôi. Thân có màu xám có những chấm nhỏ mờ, u lồi xương chẩm có hình gần
giống chữ M với các góc tròn. Trong khi đó ở cá trê vàng là chữ U còn có trê phi là
chữ M có các góc nhọn và rõ nét. Cá trê lai dễ nuôi, mau lớn, nuôi tốt có thể tăng
trưởng bình quân 100 g/tháng [2], [7], [19].
1.1.2. Đặc điểm phân bố và môi trường sống
Cá trê vàng là loài sống trong môi trường nước ngọt ở vùng khí hậu nhiệt đới ở
châu Á như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Lào, Campuchia và
Việt Nam, tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long [7], [10], [46].
Cá trê là loài sống trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể sống được
môi trường nước lợ (độ mặn < 5‰) và hơi phèn. Cá phát triển tốt trong môi trường có
pH khoảng 5,5 - 8,0 [19]. Cá trê là loài sống đáy, khả năng thích nghi với môi trường
rất tốt, đặc biệt là cá có cơ quan hô hấp phụ (dạng hoa khế). Cá có thể sống trong điều
kiện môi trường bất lợi, ở những nơi có hàm lượng ôxy hòa tan rất thấp chỉ khoảng 1 2 mg/l [5]. Khả năng thích ứng với nhiệt độ của loài cá này cũng khá tốt, dao động từ
12 - 39oC [35].
5


Cá trê vàng thích sống ở tầng đáy, tại những nơi có nước trong, thậm chí là
nước đen. Loài cá này phân bố nhiều ở vùng đầm lầy, kênh mương, rãnh nước, đồng
lúa, ao tù, sông ngòi. Nếu nước bốc hơi trong mùa khô, thủy vực chuyển sang dạng
sình lầy, cá trê vẫn có thể tồn tại trong một thời gian dài. Trong điều kiện di chuyển
trên cạn, cá có thể sử dụng các vây mở rộng [13]. Nhìn chung, cá trê có khả năng chịu
đựng rất tốt với môi trường khắc nghiệt. Nhờ đó, có thể nuôi loài cá này với điều kiện
mật độ cao tương tự như cá tra, cá ba sa.
Khi nuôi thương phẩm, cá trê nhìn chung ít bị bệnh. Tuy nhiên loài cá này có
tập tính sống chui rúc, tạo hang ổ, dễ làm hỏng bờ ao. Khi mực nước ao cao trong
những ngày nước lớn hoặc trời mưa, cá thường tìm cách thoát khỏi hệ thống nuôi gây
thất thoát. Cá trê vàng hoạt động, bơi lội, ăn mồi tích cực vào buổi chiều tối hoặc ban
đêm, lúc trời mờ sáng. Vì vậy các hoạt động cho ăn, thu hoạch cá thường dựa vào các

đặc điểm tập tính sống của loài cá này.
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá trê là loài ăn tạp thiên về động vật đáy. Thức ăn ưa thích của chúng là xác
động vật đang phân hủy, côn trùng, giun ốc, tôm, cua, cá,... Những nghiên cứu sâu hơn
về cơ quan tiêu hóa của cá trê vàng cho thấy, chúng là loài ăn tạp thiên về động vật và
có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của loài [19].
Cá bột mới nở từ trứng do có túi noãn hoàng dự trữ nên chưa ăn thức ăn ngoài.
Sau khi nở được 48 giờ, cá mới tiêu thụ hết noãn hoàng. Cá bột từ ngày thứ 3 trở đi bắt
đầu sử dụng trứng nước (Moina). Sau vài ngày chúng đã ăn được trùn chỉ. Khi ương
nuôi cá bột trong bể xi măng hay bể bạt thì trùn chỉ là thức ăn chủ yếu cho đến khi cá
đạt cỡ 4 – 6 cm. Từ cỡ cá này trở đi, thức ăn thích hợp là tôm tép, cá con, động vật
không xương sống, côn trùng và các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, các phế phẩm từ nhà
máy chế biến thủy sản, ngoài ra chúng rất thích ăn xác động vật thối rữa. Khi nuôi
thương phẩm ở quy mô hộ gia đình, cá trê vàng có thể sử dụng hiệu quả các loại thức
ăn chế biến dựa trên việc tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp, chế biến, lò mổ gia
súc gia cầm tại địa phương [12]. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm
(2009), cá trê vàng ở giai đoạn cá bột và cá hương cũng thể hiện tính ăn như ở cá tra tức là cá dữ ăn mồi sống [28]. Theo Rainboth (1996) thức ăn của cá trê vàng chủ yếu

6


là cá tạp vì vậy, loài cá này có thể gây nguy hại cho một số quần thể cá phân bố bản
địa [46].
Hiện nay, thức ăn công nghiệp cho nuôi cá trê cũng như các loài cá nước ngọt
khác có sẵn trên thị trường. Ngoài thức ăn chế biến, các loại thức ăn công nghiệp cũng
được sử dụng tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng. Các loại thức ăn công nghiệp đáp
ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết, chủ động cung cấp, dễ tính toán và điều
chỉnh lượng thức ăn, dễ bảo quản nhưng giá thành cao. Một số loại thức ăn công
nghiệp đang được cho ăn với khẩu phần 3 - 12% trọng lượng thân, hàm lượng đạm
thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển, tháng thứ nhất là 28 - 30%, tháng thứ 2 là 24 26% và tháng thứ 3 trở đi là 18 - 20%. Các chất bổ sung dinh dưỡng cũng được

khuyến cáo sử dụng như vitamin C, chất khoáng để tăng cường sức đề kháng, sinh
trưởng của cá. Trong nuôi thương phẩm, cá được cho ăn 2 - 4 lần/ngày [19].
Trong nuôi thương phẩm có thể nuôi ghép cá trê (cá trê phi, cá trê vàng lai, cá
trê vàng) với các loài cá khác như cá rô phi, cá chép, cá trắm cỏ, cá trôi để tận dụng
nguồn thức ăn trong ao giúp cải thiện môi trường nước [5].
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Cá trê vàng là loài có kích cỡ nhỏ, dễ nuôi nhưng tốc độ tăng trưởng ở mức
trung bình, sau 5 - 6 tháng nuôi cá đạt cỡ thương phẩm 150 – 250 g/con [21]. Ở giai
đoạn cá bột lên cá giống, cá tăng trưởng nhanh chủ yếu về chiều dài. Khi cá đạt kích
thước từ 15 cm trở lên, cá sẽ tăng trưởng nhanh về khối lượng [5].
Theo Phạm Thanh Liêm (2014), cá trê phi khi còn nhỏ (chiều dài dưới 25 cm)
tăng trưởng chủ yếu về chiều dài trong khi tăng trưởng về khối lượng không đáng kể.
Cá bắt đầu đầu tăng trưởng nhanh về khối lượng khi gần đạt tuổi thành thục sinh dục
[15]. Theo Nguyễn Văn Tư và ctv (2011), kích cỡ cá lớn nhất mà người dân đánh bắt
được từ tự nhiên đạt tới 70 cm chiều dài [34].
Tốc độ tăng trưởng của cá còn phụ thuộc vào mật độ nuôi, số lượng và chất
lượng thức ăn, điều kiện môi trường ao nuôi [4]. Theo Phạm Văn Khánh và Lý Thị
Thanh Loan (2004), cá một năm tuổi trong tự nhiên có khối lượng trung bình 400 –
500 g/con, tuy nhiên trong điều kiện nuôi, cá được cho ăn đầy đủ có thể đạt khối lượng
này chỉ sau 5 - 7 tháng nuôi [8].

7


Trong số các loài cá trê nuôi phổ biến, cá trê phi có tốc độ sinh trưởng nhanh
nhất. Sau 6 tháng nuôi, cá đạt bình quân 1 kg/con, trọng lượng cá đạt tối đa là 12,8 kg.
Cá trê vàng lại sinh trưởng khá chậm, cá một năm tuổi chỉ đạt khoảng 300 g/con. Để
khắc phục hạn chế của hai loài cá trê này và tận dụng ưu điểm lớn nhanh của cá trê
phi, thịt thơm ngon của cá trê vàng người ta đã lai hai loài cá này để tại ra cá trê lai.
Con lai có tốc độ sinh trưởng nhanh, bình quân đạt 100 g/tháng [2], [19].

1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Cá trê vàng trong tự nhiên có thể sinh sản quanh năm. Cá thành thục lần đầu khi
được khoảng 8 tháng tuổi. Khi thành thục cá cái có bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục hình
vành khuyên và phồng to, thường có màu đỏ nhạt. Lấy ngón tay vuốt nhẹ bụng cá từ
trên xuống thấy có trứng chảy ra, kích cỡ trứng đồng đều, căng tròn với màu sắc đặc
trưng. Cá đực thành thục có gai sinh dục dài, hình tam giác, phía đầu gai sinh dục nhọn
và hơi nhỏ, gai sinh dục màu hồng nhạt [5].
Cá sinh sản mạnh vào mùa mưa từ tháng 4 – 9, tập trung chủ yếu từ tháng 5 – 7.
Trong điều kiện nuôi, cá có thể sinh sản từ 4 – 6 lần trong một năm. Nhiệt độ thích
hợp để cá sinh sản từ 25 – 320C. Sau khi sinh sản xong, cá được nuôi vỗ, tái phát dục
sau khoảng 30 ngày có thể tham gia sinh sản trở lại. Sức sinh sản của cá trê vàng từ
60.000 – 80.000 trứng/kg cá cái, đường kính trứng 1,1 – 1,2 mm, trứng có màu nâu
nhạt hay vàng nâu, trứng thuộc loại trứng dính [17]. Vào mùa sinh sản cá bố mẹ
thường có tập tính làm tổ đẻ gần bờ ao, kênh mương nơi có mực nước khoảng 0,3 –
0,5 m. Cá thường đẻ vào ban đêm và thường rộ nhất vào lúc gần sáng [12].
Trong sinh sản nhân tạo, nguồn cá bố mẹ được khai thác từ tự nhiên hoặc nuôi
trong ao, tuổi từ 8 - 12 tháng, trọng lượng trung bình 150 - 200 g/con. Cá được nuôi vỗ
trong các ao có diện tích nhỏ từ 100 - 200 m2, mật độ nuôi từ l - l,5 kg/m2. Thức ăn
cho nuôi vỗ thường là cám hỗn hợp nấu chín, bổ sung vitamin và khoáng tổng hợp 1 2%, các phụ phẩm như đầu tôm, ốc bươu vàng, phụ phẩm lò mổ. Cá thành thục sau 3 4 tháng nuôi, có thể tham gia sinh sản. Cá thành thục có bụng lớn, lỗ sinh dục màu
phớt hồng. Cá đực được nuôi trong điều kiện tương tự nhưng nuôi riêng, trọng lượng
từ 500 - 700 g/con.
Cá thành thục được kích thích sinh sản bằng não thùy cá chép, cá mè hoặc cá
trê tương tự như sinh sản nhân tạo các loài cá nước ngọt khác với liều lượng 10 - 12
8


mg/kg cá cái, cá đực bằng 1/2 - 1/3 liều cá cái. Ngoài ra, người ra cũng có thể sử dụng
HCG (Human Chorionic Gonadotrophin) với liều lượng 5.000 - 8.000 Ul/kg cá cái,
liều cho cá đực từ 2.000 - 3.000 UI/kg. Cá bố mẹ cũng được tiêm làm hai lần tiêm với
liều sơ bộ 1/3 tổng liều và liều quyết định 2/3 tổng liều, thời gian tiêm cách nhau 5 - 6

giờ. Cá cái sẽ rụng trứng khoảng 8 - 9 giờ sau khi tiêm liều quyết định. Các loại kích
dục tố như LRHa chưa được sử dụng phổ biến trong kích thích sinh sản nhân tạo cá trê
ở Việt Nam nhưng được dùng nhiều ở Thái Lan và Trung Quốc với liều là 30 - 50 µg
LRHa và 3 - 5 mg Domperidone/kg cá trê. Do là loài cá đẻ trứng dính, người ta thường
áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng cách vuốt trứng, sẹ thụ tinh trong khoảng
2 - 3 phút. Trứng nở sau 22 - 26 giờ ấp ở nhiệt độ 28 - 30°C [15], [19].
1.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê
1.2.1. Tình hình nuôi cá trê trên thế giới
Cá trê thuộc nhóm cá nuôi phổ biến, có sản lượng khá lớn trên thế giới, đứng
thứ 5 trong nhóm cá da trơn với sản lượng khoảng 350.000 tấn. Cá trê được nuôi phổ
biến ở các quốc gia Châu Á, gồm ba loài cá trê trắng, cá trê vàng và cá trê phi. Ở một
số nước trên thế giới như Thái lan, Philippines, Ấn độ, Đài Loan nghề nuôi cá trê đã có
từ rất lâu đời. Đặc biệt, ở Thái Lan và Philippines, nghề nuôi cá trê được phổ cập đến
các hộ gia đình tương tự cá chép và cá rô phi [17].
Nghề nuôi cá trê ở Thái Lan bắt đầu vào những năm 1950, lúc đầu chủ yếu
được nuôi ở Bangkok, sau đó phát triển nhiều ở miền trung Thái Lan. Năm 1987, cá
trê phi được đưa từ Lào sang nuôi ở Thái Lan. Cục nghề cá Thái Lan đã khuyến cáo
nông dân nuôi loài này vì chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn,
chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Sau khi lai tạo thành công cá trê
phi và cá trê vàng, Thái Lan đã chuyển hướng nuôi đối tượng con lai giữa 2 loài này.
Đến năm 1997, sản lượng nuôi cá trê đạt 52.680 tấn có trị giá 43.615.000 USD, đưa
Thái Lan thành nước sản xuất cá trê lớn nhất khu vực Đông Nam Á [6]. Các thống kê
về sản lượng cá trê vàng gần đây hầu như không được đề cập do mức độ nuôi loài cá
này không thật sự phổ biến. Cá trê phi được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, sản lượng
theo thống kê không ngừng gia tăng từ năm 2000 đến năm 2014. Năm 2000, sản lượng
cá trê phi chỉ đạt khoảng 5.500 tấn nhưng đến năm 2010 đã đạt gần 200.000 tấn, năm
2014 đã đạt gần 240.000 tấn [41].
9



Nghề nuôi cá trê tại Malaysia cũng xuất hiện từ những năm 1960 nhưng với quy
mô nuôi nhỏ hơn so với Thái Lan, đối tượng nuôi chính là cá trê trắng. Sản lượng cá
trê nuôi tại đây tiếp tục gia tăng và đạt kỷ lục vào đầu những năm 1970. Tuy nhiên,
sang đầu những năm 1980 sản lượng cá nuôi giảm mạnh do dịch bệnh bùng phát. Tới
giữa những năm 1980, Trung tâm nghiên cứu cá nước ngọt ở Batu Berendam sản xuất
thành công giống cá trê vàng kể từ đó nghề nuôi cá trê mới có dấu hiệu khôi phục lại.
Sản lượng cá trê nuôi năm 1988 đạt 183 tấn, đến năm 1997 đã tăng lên 4.117 tấn, cùng
với đó là sự cải thiện công nghệ nuôi và sử dụng thức ăn viên nổi trong nuôi thương
phẩm loài cá này [6].
1.2.2. Tình hình nuôi cá trê ở Việt Nam
Vào khoảng những năm 1982 – 1987, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã
sản xuất giống cá trê phi và cung cấp cho người nuôi với số lượng lớn. Sự xuất hiện
của cá trê phi dẫn đến các biện pháp kỹ thuật lai tạo giữa cá trê phi và cá trê vàng ra
đời, đạt được những kết quả đáng khích lệ [11]. Năm 1988, Khoa Thủy sản của trường
Đại học Cần Thơ cho lai tạo thành công hai loài cá trê vàng và cá trê phi thu được con
lai F1, tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt ngon, chịu đựng được điều kiện môi
trường khắc nghiệt. Từ đó, phong trào nuôi cá trê ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long phát triển một cách nhanh chóng. Cá trê lai tại Việt Nam đã được Viện nghiên
cứu nuôi trồng thủy sản II nghiên cứu cho lai tạo thành công vào năm 1981 [36].
Nguyễn Văn Triều và Phạm Văn Mạnh (1999), đã thực hiện thí nghiệm so sánh
hiệu quả gây chín và rụng trứng của DOCA, HCG, LHRHa trên cá trê vàng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy 3 loại kích thích tố trên đều có thể gây chín và rụng trứng tốt trên
cá trê vàng. Tuy nhiên, dùng DOCA đạt hiệu quả kinh tế cao nhất [30].
Năm 2012, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Long An
kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện đề tài khoa học "Phát triển mô hình
sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở Đồng
Tháp". Đề tài đã hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng,
chủ động sản xuất được nguồn giống nhân tạo phục vụ nhu cầu nuôi, tạo thêm nguồn
cá thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa mô hình nuôi, khai thác hiệu
quả tiềm năng diện tích đất canh tác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo thêm thu nhập cho

các nông hộ vùng Đồng Tháp Mười. Kết quả đã cung cấp con giống đạt chất lượng
10


cho người nuôi trong vùng với số lượng khoảng 200.000 con, cỡ trung bình từ 5 - 7
cm, sản lượng cá trê vàng thương phẩm khoảng 30 tấn/ha [22].
Năm 2013, Đoàn Hữu Nghị đã công bố mô hình nuôi thương phẩm cá trê vàng
trong ao đất, quy mô 500 - 1.000 m2/ao, mực nước 1,6 - 1,8 m. Cá giống cỡ 5 - 10 cm,
mật độ thả 15 - 20 con/m2. Cá được nuôi bằng thức ăn công nghiệp với lượng cho ăn là
4 - 6% khối lượng thân, bổ sung vitamin C, chất khoáng để tăng cường sức đề kháng.
Sau 5 - 6 tháng nuôi, cá trê vàng đạt kích cỡ từ 150 - 250 g/con. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến cá trê vàng trong quá trình nuôi, nhất là mật độ [21]. Theo Nguyễn Bình
Nguyên (2015), tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê giảm dần theo sự tăng dần
mật độ nuôi [23]. Theo Đinh Thị Ngọc Tuyền (2013) mật độ nuôi cá trê vàng liên quan
đến kích cỡ cá thả, nếu cá nhỏ mật độ thả sẽ cao hơn đáng kể [33]. Thực nghiệm nuôi
cá trê vàng trong ao đất, Phạm Hiếu Ngởi (2014) đã đánh giá ảnh hưởng của hai loại
thức ăn công nghiệp và thức ăn chế biến. Cá được nuôi trong ao đất, mật độ 15 con/m2,
kích cỡ ban đầu 16 g/con. Sau 5 tháng nuôi, cá được nuôi bằng thức ăn công nghiệp
đạt tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng lần lượt là 85,2% và 290 g/con, cao hơn đáng kể
so với các chỉ tiêu tương ứng ở thức ăn chế biến lần lượt là 83,1% và 230 g/con. Hệ số
thức ăn cũng thấp hơn đáng kể ở nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp so với thức
ăn chế biến, lần lượt là 1,2 và 4,0. Tác giả đã kết luận thức ăn công nghiệp hiệu quả
hơn so với thức ăn chế biến về tính chủ động, chi phí, chăm sóc, quản lý trong nuôi cá
trê vàng [22].
Cá trê có khả năng thích ứng tốt với môi trường, ít nhiễm bệnh trong quá trình
nuôi. Tuy nhiên trong điều kiện chăm sóc quản lý không tốt, cá cũng mắc một số bệnh
do vi khuẩn, ký sinh trùng, do môi trường. Khi bị nhiễm ký sinh trùng Costia hay
Vodinium, cá có biểu hiện thối vây, xuất huyết nội tạng, mang, da tổn thương, tiết
nhiều nhày nhớt, bơi lội không định hướng. Bệnh được điều trị bằng tắm formalin 30 50 ppm. Cá cũng bị mắc bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas và Cohumnaris. Các biểu
hiện thường gặp là sưng mình, trướng bụng, xuất huyết trên thân, vây, nổi hạch ở gốc

vây, cá bỏ ăn, chết nhanh. Bệnh được xử lý bằng kháng sinh kết hợp bón vôi 15 - 30
kg/1.000 m2 và muối 120 - 200 kg/1.000 m2. Các bệnh liên quan đến thiếu hụt dinh
dưỡng và ô nhiễm môi trường thường gặp là bệnh da vàng, nhợt nhạt, dị hình. Nguyên
nhân được cho là do ăn thức ăn bị thối, hỏng, nhiễm nấm mốc, thiếu hụt vitamin A, C
11


và khoáng chất [19]. Phạm Thành Liêm và ctv (2008), cũng đã nghiên cứu về khả
năng kháng bệnh của cá trê lai (Clarias macrocephalus x C. gariepinnus) thế hệ F1 và
con lai sau F1 với vi khuẩn Aeromonas hydrophila, kết quả cho thấy cá trê phi có sức
chịu đựng cao nhất, tiếp theo là cá trê lai F1 và thấp nhất là cá trê vàng [14].
1.3. Các hình thức nuôi cá trê trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Có rất nhiều hình thức nuôi cá trê thương phẩm bao gồm nuôi trong ao đất,
kênh mương, bể, hệ thống tuần hoàn và trong lồng.
Nuôi trong ao đất: Ao có thể được hình thành bằng cách đào mới hoặc tận dụng
các vùng đất trũng ngập nước sau mưa. Vào mùa khô, các thủy vực chứa nước còn sót
lại sẽ được đào sâu, loại bỏ bớt bùn, tạo bờ để nuôi cá. Hình thức nuôi cá trê trong ao
là phổ biến nhất áp dụng ở hầu hết các quốc gia có nghề nuôi cá trê phát triển như châu
Phi, châu Á. Nguồn thức ăn cho cá được tận dụng từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp
hay chế biến. Ao nuôi thường có kích cỡ trung bình 40 m2 (dao động từ 2 – 240 m2),
độ sâu mực nước trung bình 1,7 m (dao động từ 0,5 - 3 m). Cá được nuôi từ vài tháng
đến tối đa hơn 2 năm. Năng suất đạt 8,6 kg/m2 [41].
Nuôi trong các hầm, kênh mương: Nuôi cá trê trong hầm, kênh mương được áp
dụng phổ biến tại Băng - la - đét và Nê - pal từ năm 1996, phát triển mạnh từ những
năm 2000. Hình thức nuôi này được hỗ trợ phát triển bởi các tổ chức phi chính phủ
trong nỗ lực phát triển nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển. Các hầm, kênh
mương có diện tích dao động từ vài mét vuông đến 2.500 m2, thiết kế đa dạng tùy
thuộc vào điều kiện cụ thể. Cá được nuôi với mật độ 40 - 80 con/m3, thu hoạch khi đạt
cỡ 200 - 300 g/con sau 5 - 7 tháng. Tỷ lệ sống dao động từ 30 - 50%. Năng suất đạt 40

- 60 tấn/ha. Cá được cho ăn các loại thức ăn rẻ tiền, phụ phẩm nhà bếp, nhà máy chế
biến nhằm giảm chi phí sản xuất [41].
Nuôi ghép trong ao đất: Cá được thả nuôi đơn hoặc nuôi ghép trong các ao đất,
cỡ ban đầu từ 10 g/con. Ở hình thức nuôi ghép, cá được nuôi cùng với cá rô phi, cá
trôi, cá trắm, cá mè. Tỷ lệ thả ghép từ 0,5 - 1,0 cá trê với 2 cá rô phi, mật độ nuôi
không quá 5 con/m2, cá biệt lên đến 10 - 15 con/m2 trong điều kiện có sục khí, cho ăn
thức ăn công nghiệp. Cá được cho ăn bằng thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp
12


(28 - 35% protein), thu hoạch chính vào dịp cuối năm. Ao nuôi được gây màu nước
bằng phụ phẩm nông nghiệp, nhà bếp và phân gia súc, gia cầm. Năng suất đạt từ 3 - 4
tấn/ha/năm ở hình thức thông thường và 10 - 25 tấn/ha với ao nuôi có sục khí và bổ
sung thức ăn công nghiệp [41].
Nuôi trong bể và hệ thống nước chảy: Đây là hình thức đóng góp sản lượng cá
trê lớn nhất mặc dù có những khó khăn nhất định trong việc thiết kế hệ thống, cung
cấp năng lượng, con giống, thức ăn, nhân công và thị trường. Hình thức này rất phù
hợp với đặc điểm sinh học của cá trê do loài cá này có nhu cầu oxy hòa tan thấp. Cá
được nuôi trong các bể xi măng có kích thước 4 m x 3 m x 1,3 m. Mật độ nuôi khoảng
400 con/bể, cỡ giống 5 - 15 g/con, sử dụng thức ăn công nghiệp. Chất lượng nước
được duy trì bằng cách thay nước 2 lần/tuần. Sau 6 tháng nuôi, năng suất đạt 300 - 600
kg/bể tùy thuộc vào mức độ đầu tư, trình độ quản lý của người nuôi [41].
Nuôi trong hệ thống tuần hoàn: Hình thức này mới phát triển trong những năm
gần đây đã cho thấy hiệu quả kinh tế rất cao. Khó khăn cơ bản với hình thức nuôi này
là thiếu nguồn thức ăn viên nổi (nhất là giai đoạn 3 - 5 tháng đầu), chi phí đầu tư cao,
đòi hỏi trình độ vận hành, quản lý. Hệ thống nuôi bao gồm các bể composite (hoặc bể
xi măng, bể nhựa), máy bơm nước, các giá thể lọc sinh học. Cá được thả với mật độ 80
- 200 con/m3, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp chất lượng cao. Lưu lượng nước
tuần hoàn từ 2 - 10 lít/giây. Năng suất nuôi đạt trên 700 - 1.000 kg/m3/năm. Hình thức
này được áp dụng ở một số nước có nghề nuôi cá phát triển như Hà Lan, Bỉ. Cá được

thu hoạch định kỳ [41].
Nuôi trong lồng: Ở một vài quốc gia châu Á, cá trê được nuôi trong lồng sử
dụng hoàn toàn thức căn công nghiệp. Trong trường hợp này, cá rô phi được thả bên
ngoài hệ thống nhằm ngăn cản hiện tượng phú dưỡng các thủy vực tận dụng khả năng
ăn tạp của loài cá này [41].
1.3.2. Tại Việt Nam
Cá trê được nuôi trong ao đất, bể xi măng, bể lót bạt tại nhiều địa phương trên
cả nước, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ. Trong đó nuôi trong ao
đất là hình thức phổ biến nhất. Ao đất thường có diện tích từ 200 - 3.000 m2 để thuận
lợi cho quá trình chăm sóc, quản lý và thu hoạch. Độ sâu mực nước ao từ l,2 - l,5 m.
Cá được thả nuôi ở kích cỡ 3 - 12 cm, mật độ từ 20 - 70 con/m2 ở hình thức nuôi đơn
13


và 10 con/m2 với hình thức nuôi ghép (các loài còn lại từ 2 - 10 con/m2). Các đối
tượng nuôi ghép thường là cá rô phi, chép, trắm cỏ, trôi. Cá được cho ăn các loại thức
ăn chế biến, phụ phẩm nhà máy đông lạnh, cám nấu, phân ủ, thức ăn công nghiệp tùy
quy mô đầu tư và mức độ thâm canh. Lượng thức ăn 5 - 15% khối lượng thân tùy loại
và chất lượng thức ăn. Sau 2,5 - 3 tháng nuôi, cá đạt tỷ lệ sống 40 - 90%, cỡ 150 - 250
g/con, người nuôi tiến hành thu tỉa hoặc thu toàn bộ. Ở hình thức này, người nuôi
thường thu lãi 40 - 45% so với tiền vốn bỏ ra ban đầu [19].
Các thử nghiệm nuôi cá trê vàng trong ao đất và ao lót bạt được tiến hành nhiều
ở Cần Thơ. Nguyễn Bình Nguyên (2015) đã thực nghiệm nuôi cá trê vàng trong ao đất
lót bạt với 3 mật độ khác nhau (8 con/m2, 12 con/m2, 16 con/m2) và nhận thấy, mật độ
nuôi nuôi thấp hơn đạt tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn trong các mật độ
nghiên cứu [23]. Thử nghiệm với hai loại thức ăn tự chế (hàm lượng protein 32,7%) và
thức ăn công nghiệp (Tomboy, protein 35%), Phạm Hiếu Ngởi (2014) kết luận cá được
cho ăn thức ăn tự chế đạt tốc độ tăng trưởng tốt hơn về cuối vụ nhưng hệ số thức ăn lại
cao hơn nhiều (FCR 4,0 so với 1,2). Trong khi đó, tỷ lệ sống giữa hai loại thức ăn
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [22]. Khảo sát nuôi cá trê vàng trong ao đất

tại Vĩnh Long Đinh Thị Ngọc Tuyền (2013) cho thấy, cá có tốc độ tăng trưởng khá
chậm, chỉ đạt 70 g/con sau 6 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 71 - 78%. Nguyên nhân có thể
là do điều kiện chăm sóc, quản lý, mức độ đầu tư của người dân chưa cao. Cá được
cho ăn bằng các loại phụ phẩm nông nghiệp có hàm lượng dinh dưỡng thấp [33].
Nuôi cá trê trong bể xi măng ở Bình Thuận, Khánh Hòa cũng mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Bể nuôi có diện tích từ 10 - 50 m2, cao 0,5 - 1,5 m, cấp nước 0,5 - 0,7 m,
che mát bằng bạt hoặc bóng cây. Cá được nuôi với mật độ 20 - 50 con/m2, trong 4 - 5
tháng. Người ta thường tiến hành nuôi theo 2 giai đoạn, giai đoạn đầu từ 2 - 3 tháng,
sau đó chuyển qua giai đoạn nuôi thương phẩm đến cỡ thu hoạch. Thức ăn tận dụng
nguồn cá tạp và phế phẩm trộn với bột bắp, bột mì, cho ăn 2 lần/ngày. Chất lượng
nước được duy trì bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp thay nước 1
tháng/lần. Cỡ thu hoạch 400 g/con, tổng sản lượng 1,5 - 2,0 tấn, giá bán bình quân
25.000 đồng/kg, thu lãi 10 - 30 triệu đồng/bể. Nuôi cá trê trong bể xi măng có ưu điểm
dễ chăm sóc, quản lý, kiểm soát môi trường nước và dịch bệnh, ít ảnh hưởng bởi thiên

14


×