Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TIEU LUAN - QUAN LY DU AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.27 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦN
A. ĐỀ BÀI:
Chuyên ngành:
Môn học:
Họ, Tên CBGD:

KT XD Công trình DD&CN

Khóa:

K32

LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Số tín chỉ:
ĐẦU TƯ XDCT
PGS.TS. LÊ THỊ KIM OANH

Ngày thi:

2TC
……/……./ 2016

Vấn đề 1:
1.1. Đánh giá về những đổi mới trong các Văn bản quy định của pháp luật liên quan tới


công tác Lập, thẩm định, quyết định đầu tư và quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư
xây dựng kể từ khi Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực đến nay.
1.2. Trên cơ sở lý luận và các văn bản quy định pháp luật hiện hành, phân tích thực trạng
và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong công tác thẩm định dự án và
quản lý thực hiện dự án xây dựng tại một đơn vị/hoặc địa phương có ít nhất 01 thành
viên của nhóm đang công tác.
Vấn đề 2:
Một dự án thủy điện với công suất lắp máy 2*6 MW, có các thông số sau:
- Thời gian đầu tư 2 năm.
- Thời gian sử dụng công suất cực đại (Tmax) là 3577 h/năm.
- Tỷ lệ điện tự dùng và tổn thất là 1% điện năng sản xuất được.
- Giá điện bình quân là 1050 đồng/kWh trong suốt thời gian vận hành 35 năm.
- Tổng vốn đầu tư là 272,32 tỷ đồng (trong đó vốn thiết bị + xây dựng là 205,62 tỷ
đồng), giải ngân trong năm thứ nhất là 105,44 tỷ đồng và phần còn lại vào năm thứ hai.
Giả sử dự án dùng 100% vốn chủ sở hữu, không sử dụng vốn vay.
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng hằng năm là 1% vốn thiết bị + xây dựng.
- Thuế tài nguyên nước tính bằng 2% 1524 đồng/kWh điện năng thương phẩm (sau
khi đã trừ đi tổn thất).
- Phí tài nguyên môi trường là 20 đồng/kWh điện năng sản xuất được.
- Khấu hao theo nguyên tắc đường thẳng: 20,57 tỷ đồng/năm trong 10 năm vận
hành đầu tiên, 6,67 tỷ đồng/năm trong 10 năm vận hành tiếp theo.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng chế độ ưu đãi như sau: áp dụng thuế
suất 10% trong thời gian 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu kinh doanh, miễn thuế cho 4
năm vận hành đầu tiên, giảm 50% số thuế nộp cho 9 năm tiếp theo. Từ năm vận hành thứ
16 trở đi áp dụng thuế suất 25% lợi nhuận chịu thuế.
- Tỷ suất chiết khấu được chủ đầu tư áp dụng là 10,5%/năm
Yêu cầu:
-1-



1. Tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) đối với dự
án.
2. Cho khuyến cáo về việc đầu tư dự án này.
B. PHÂN CÔNG NGHIỆM VỤ TRONG NHÓM

1/ Trương Văn Bằng

- Nhóm trưởng

Thực hiện nội dung của Vấn đề 2 .
- Tổng hợp số liệu tính toán của dự án
- Tổng hợp cơ sở lý thuyết tính toán, phân tích đánh giá dự án
- Lập bảng tính Excel tính toán các giá trị NPV, IRR, DPP.
2/ Đoàn Công Chánh

- Thành viên

- Thực hiện nội dung của Vấn đề 1, nội dung 1.1. Đánh giá về những đổi mới
trong các Văn bản quy định của pháp luật liên quan tới công tác Lập, thẩm định, quyết
định đầu tư và quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng kể từ khi Luật Xây
dựng 2014 có hiệu lực đến nay.
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung báo cáo.
3/ Huỳnh Thị Mỹ Dung

- Thành viên

- Thực hiện nội dung của Vấn đề 1, nội dung 1.2. Trên cơ sở lý luận và các văn
bản quy định pháp luật hiện hành, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường
hiệu lực và hiệu quả trong công tác thẩm định dự án và quản lý thực hiện dự án xây dựng
tại một đơn vị/hoặc địa phương có ít nhất 01 thành viên của nhóm đang công tác.

- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung báo cáo.
- Tổng hợp thuyết minh báo cáo, in ấn.

BÀI LÀM
Vấn đề 1:
-2-


1.1. Đánh giá về những đổi mới trong các Văn bản quy định của pháp
luật liên quan tới công tác Lập, thẩm định, quyết định đầu tư và quản lý quá
trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng kể từ khi Luật Xây dựng 2014 có hiệu
lực đến nay.
Luật Xây dựng năm 2014 đã được Quốc hội khoá XIII tại kỳ họp thứ 7
thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, đã khắc phục những hạn chế
tồn tại và có nhiều điểm mới phù hợp hơn so với Luật Xây dựng năm 2003. Ngày
18/6/2015 Chính phủ ký ban hành Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án
đầu tư xây dựng có hiệu lực kể từ ngày 05/8/2015.
Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng
năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự
án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử
dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu
đãi của nhà tài trợ nước ngoài được thực hiện theo quy định của Nghị định này và
pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài.
Những nội dung mang tính cốt lõi trong Luật Xây dựng mới 2014 gồm:
phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng; quy định quản lý hoạt động đầu tư xây
dựng phù hợp với loại nguồn vốn; về vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan
chuyên môn; Sửa đổi, bổ sung các quy định về quy hoạch xây dựng; Đổi mới hình
thức tổ chức quản lý thực hiện dự án; Tăng cường quản lý chất lượng các công

trình xây dựng ở tất cả các giai đoạn đầu tư xây dựng; Làm rõ các đối tượng được
miễn giấy phép xây dựng; công khai, minh bạch và đơn giản về quy trình, thủ tục
cấp giấy phép xây dựng…
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội, gồm 10
chương, 168 điều, tăng 1 chương, 45 điều so với Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
và Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư
xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.
Những điểm mới của Luật Xây dựng 2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng có hiệu lực kể từ
ngày 05/8/2015 và thay thế các Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số
83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình; Nghị định 64/2012/NĐ-CP và các văn bản pháp lý có liên quan…về
các vấn đề liên quan tới công tác Lập, thẩm định dự án, quyết định đầu tư xây
dựng và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng so với các văn bản quy định
trước đây.
I. Lập dự án đầu tư xây dựng (Điều 52 Luật Xây dựng năm 2014)

-3-


1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu
tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng
loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, trước khi lập Báo cáo
nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi đầu tư xây dựng. Những dự án khác trong trường hợp cần phải lập Báo cáo

nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết
định.
3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng trong các trường hợp sau:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy
định.
4. Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư không phải lập dự án hoặc Báo
cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
II. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng (Điều 58 Luật Xây dựng
năm 2014)
1. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm thẩm định thiết kế cơ sở và nội
dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
2. Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở gồm:
a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt
bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với
công trình xây dựng theo tuyến;
b) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết
nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
c) Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa
chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ;
d) Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo
vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
đ) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế;
e) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề
của cá nhân tư vấn lập thiết kế;
g) Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng
mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở.
3. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được
thẩm định gồm:

a) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư xây dựng gồm sự phù hợp với chủ trương
đầu tư, khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô, công suất, năng lực khai
thác sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh trong từng thời kỳ;
-4-


b) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án gồm sự phù hợp về quy
hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng
đất, giải phóng mặt bằng xây dựng; nhu cầu sử dụng tài nguyên (nếu có), việc bảo
đảm các yếu tố đầu vào và đáp ứng các đầu ra của sản phẩm dự án; giải pháp tổ
chức thực hiện; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; các giải pháp bảo vệ môi
trường; phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác;
c) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án gồm tổng mức đầu tư,
tiến độ thực hiện dự án; chi phí khai thác vận hành; khả năng huy động vốn theo
tiến độ, phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
4. Đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng quy
định tại khoản 3 Điều 52 của Luật này thì nội dung thẩm định gồm:
a) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư, quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức
đầu tư, hiệu quả về kinh tế - xã hội;
b) Xem xét các yếu tố bảo đảm tính khả thi gồm nhu cầu sử dụng đất, khả
năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng,
an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình; sự tuân thủ tiêu
chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây
dựng cho công trình; sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ
đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ; sự tuân thủ quy định về bảo vệ
môi trường, phòng, chống cháy nổ;
d) Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử
dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình

lân cận;
đ) Đánh giá sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng
thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây
dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình;
e) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân thực hiện
khảo sát, thiết kế xây dựng, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
III. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng có hiệu lực kể từ ngày 05/8/2015
Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và hình thức tổ chức
quản lý thực hiện dự án (Điều 7 - Điều 15)
Lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Theo các cấp độ
■ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (Điều 7)
■ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (Điều 9)
■ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (Điều 13)
Lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Yêu cầu về nội dung
1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan
trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ
sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm
-5-


A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các
nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 7 thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi.
Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định
tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014 bao gồm:
1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.
2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.
3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật
và thiết bị phù hợp.
5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.
6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả
nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động
của dự án.
Trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
gồm các nội dung sau:
a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình
chính;
b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt
công trình chính của dự án;
c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn
của công trình chính;
d) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
2.1. Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại
Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 để trình người quyết định đầu tư tổ chức
thẩm định dự án, quyết định đầu tư, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều
52 của Luật Xây dựng năm 2014 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Riêng đối với dự án PPP, việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây
dựng do cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối
tác công tư thực hiện. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi được lập theo quy
định của Nghị định này và Nghị định của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối
tác công tư.
2.2. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, chủ đầu tư tổ
chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi đã có quyết định chủ trương đầu tư
của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công.
2.3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng chưa có trong quy hoạch ngành, quy
hoạch xây dựng thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành, Bộ Xây dựng hoặc

địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm
quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch ngành trước
khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Thời gian xem xét, chấp thuận bổ sung quy
hoạch ngành, quy hoạch xây dựng không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày.
-6-


2.4. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình công
nghiệp tại khu vực chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép
quy hoạch xây dựng theo quy định tại Điều 47 của Luật Xây dựng năm 2014 để
làm cơ sở lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.
2.5. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có yêu cầu về bồi
thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thì khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi, người quyết định đầu tư căn cứ điều kiện cụ thể của dự án có thể
quyết định tách hợp phần công việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và
tái định cư để hình thành dự án riêng giao cho địa phương nơi có dự án tổ chức
thực hiện. Việc lập, thẩm định, phê duyệt đối với dự án này được thực hiện như
một dự án độc lập.
Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi được thực hiện theo quy định tại
Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 bao gồm:
1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công
trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào
khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội
dung sau:
a) Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp
công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
b) Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
c) Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích
thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;

d) Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí
xây dựng cho từng công trình;
đ) Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp
phòng, chống cháy, nổ;
e) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây
dựng để lập thiết kế cơ sở.
2. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:
a) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm
xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây
dựng;
b) Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên,
lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm,
yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt
bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận
hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;
c) Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng
mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây
dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;

-7-


d) Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai
thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ
chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
3. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư
dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Ngoài ra, Nghị định 59 còn quy định về thẩm quyền thẩm định dự án cũng
như cách thức lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trình tự xây dựng, quản lý, thực hiện
và nghiệm thu dự án…
Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại
Điều 55 của Luật Xây dựng năm 2014 bao gồm:
1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây
dựng.
2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm
thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện
tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng,
an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường,
bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Ngoài những điểm mới trong công tác Lập, thẩm định dự án, quyết
định đầu tư xây dựng, Luật Xây dựng 2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng còn có nhiều
điểm mới trong lĩnh lực quản lý dự án đầu tư xây dựng, cụ thể như:
1. Đối với nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng
50/2014/QH13 đã thay đổi và quy định cụ thể về thẩm quyền thẩm định dự án đầu
tư cụ thể:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế
cơ sở; cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định
thiết kế công nghệ (nếu có) và các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi
đầu tư xây dựng;
- Đối với dự án chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật thì cơ quan chuyên môn về
xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì thẩm
định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình, cơ quan chuyên môn
trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có) và

các nội dung khác của báo cáo kinh tế kỹ thuật.
* Theo quy định của Luật Xây dựng cũ thì người quyết định đầu tư tự tổ
chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án là đơn
vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước về
xây dựng chỉ tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở khi cần thiết.
-8-


2. Về Thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng, TKBVTC và dự toán: Dự
án sử dụng vốn vốn NSNN: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKKT
(3 bước), TKBVTC (2 bước), dự toán, người QĐĐT phê duyệt thiết kế, dự toán,
riêng đối với TKBVTC, dự toán (Trường hợp thiết kế 3 bước) do chủ đầu tư phê
duyệt; Dự án sử dụng vốn vốn Nhà nước: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm
định TKKT (3 bước), TKBVTC (2 bước), dự toán, riêng phần thiết kế công nghệ
do Cơ quan chuyên môn của người QĐĐT thẩm định, người QĐĐT phê duyệt
TKKT, dự toán (3 bước), Chủ đầu tư phê duyệt TKBVTC, dự toán (3 bước, 2
bước); Dự án sử dụng vốn khác: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định
TKKT, TKBVTC đối với công trình cấp I, đặc biệt, công trình công cộng gây ảnh
hưởng an toàn, môi trường cộng đồng, riêng phần thiết kế công nghệ, dự toán do
Cơ quan chuyên môn của người Quyết định đầu tư thẩm định, Thiết kế, dự toán do
người quyết định đầu tư và chủ đầu tư phê duyệt;
3. Về thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng: Đối với dự án sử dụng Vốn
đầu tư công (có sử dụng vốn nhà nước) thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư
công; Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước đầu tư kinh doanh thì người đại diện
của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quyết định đầu tư; Đối với dự án sử dụng vốn
khác thì chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư.
4. Về quản lý thực hiện dự án đầu tư:
- Luật xây dựng mới phân rõ các hình thức tổ chức quản lý quản lý gồm:
+ Hình thành 02 loại Ban quản lý dự án là Ban QLDA chuyên ngành và Ban
QLDA khu vực để quản lý các dự án vốn NSNN, vốn NN theo chuyên ngành; Các

ban này sẽ được giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện chức năng, nhiệm
vụ QLDA, thực hiện tư vấn QLDA đối với dự án khác.
+ Ban QLDA một dự án: Được thành lập để thực hiện 01 dự án sử dụng vốn
nhà nước có quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt, công nghệ cao hoặc dự án
quốc phòng, an ninh.
+ Thuê tư vấn QLDA: vốn nhà nước ngoài NSNN, đặc thù, đơn lẻ.
+ Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn: sửa chữa, cải tạo nhỏ, DA có sự
tham gia của cộng đồng.
Đặc biệt là Luật Xây dựng mới quy định Ban QLDA, tư vấn QLDA phải có
điều kiện năng lực, trong đó Giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia
quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.
- Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các Ban Quản lý dự án, nội dung quản
lý dự án.
5. Quy định về các đối tượng được miễn giấy phép xây dựng, Luật nêu
rõ công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở
thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện
tích sản dưới 500m2. thì được miễn giấy phép xây dựng.
6. Ngoài các công trình bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh
khẩn cấp và nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị nêu trên, các công trình nằm trên
địa bàn của 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; công trình xây dựng tạm phục
-9-


vụ thi công xây dựng công trình chính; công trình xây dựng thuộc dự án khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế; công trình
thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư và các công trình sửa
chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong độ

thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc... sẽ không phải xin cấp Giấy phép xây dựng từ
ngày 01/01/2015.
7. Đối với công trường xây dựng, Luật quy định, trừ nhà ở riêng lẻ có quy
mô dưới 07 tầng, các công trường xây dựng còn lại đều phải được lắp đặt biển báo
tại công trường xây dựng. Biển báo bao gồm tên, quy mô công trình; ngày khởi
công, ngày hoàn thành; tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi
công, tổ chức thiết kế xây dựng, tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng
và bản vẽ phối cảnh công trình. Đồng thời, xung quanh khu vực công trường phải
có rào ngăn, trạm gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bảo đảm ngăn cách giữa phạm
vi công trường với bên ngoài.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng năm 2014, chủ
đầu tư bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình đối với các công trình sau: có ảnh
hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường; công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù;
công trình có điều kiện thi công xây dựng phức tạp.
8. Đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng bắt buộc phải mua bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây
dựng cho công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
9. Riêng nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm cho người lao động
thi công trên công trường.
10. Đưa ra 5 hình thức quản lý dự án. Theo đó, nét đổi mới chính là yêu cầu
phải thành lập các ban quản lý chuyên nghiệp, trong đó có Ban quản lý khu vực,
Ban quản lý chuyên ngành thay vì trước đây các ban quản lý được thành lập chủ
yếu theo từng công trình xây dựng.
11. Luật Xây dựng 2014 cũng đã quy định cụ thể và rõ ràng hơn về nghĩa
vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng đối với công tác an
toàn lao động trong thi công xây dựng. Cụ thể:
11.1. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây
dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị,
phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng;
11.2. Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc

thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc
đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi
phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố
hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền
khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người; Nhà thầu thi công xây
dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, máy, thiết
bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kế;
-10-


máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng;
11.3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập và thực hiện các biện
pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường
không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và yêu cầu khác theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường.

1.2. Trên cơ sở lý luận và các văn bản quy định pháp luật hiện hành,
phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu lực và hiệu quả
trong công tác thẩm định dự án và quản lý thực hiện dự án xây dựng tại một
đơn vị/hoặc địa phương có ít nhất 01 thành viên của nhóm đang công tác
Trong thời gian qua Quốc hội đã ban hành Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII; Chính phủ ban hành nhiều Nghị định liên
quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản: Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày
25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực kể từ
ngày 10/5/2015; Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ Quy
định chi tiết về hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2015; Nghị định số
46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015; Nghị định số 59/2015/NĐCP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng có hiệu lực kể
từ ngày 05/8/2015; Công văn số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây

dựng hướng dẫn thực hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Thông tư
06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 về việc hướng dẫn xác định quản lý chi phí
đầu tư xây dựng; Thông tư 08/2016/TT-BXD về việc hướng dẫn hợp đồng tư vấn
xây dựng; Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng
công trình; Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 về việc quy định chi
tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông
tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về
hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Từ khi ban hành Luật Xây dựng năm 2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/6/2015 của Chính phủ và các Nghị định, văn bản pháp lý có liên quan đến
lĩnh vực đầu tư xây dựng. Nhìn chung, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện
theo Luật Xây dựng năm 2014, các Nghị định của Chính phủ đã ban hành và các
văn bản có liên quan. Công tác thẩm định dự án được giao cho Sở Xây dựng, Sở
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ, chủ trì tổ chức thẩm định. Do đó,
công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án được thực hiện đúng trình tự theo quy
định, chất lượng thẩm tra, thẩm định dự án được được nâng lên, dự án đầu tư đúng
mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án mang tính khả thi cao góp phần ổn định phát
triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
-11-


Năm 2016 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long đã ban hành quyết định số
749/Đ-UBND ngày 4/4/2016 về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí của tỉnh năm 2016.
- Chống lãng phí, nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, giải pháp
thi công, thẩm định dự án để phấn đấu tiết kiệm từ 10% đến 15% tổng mức đầu tư;
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2013 của

Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu
tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước;
- Không tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây
dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia; công trình có giá trị lớn, có ý
nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của địa phương;
Trong năm 2016 các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã chủ
động triển khai các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và cụ thể hóa
các quy chế chi tiêu từ khâu lập dự toán đến chấp hành, quyết toán ngân sách nhà
nước trong việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc
lợi công cộng. Từ đó, góp phần thực hiện có hiệu quả tiền vốn, tài sản của Nhà
nước.
Sở Tài chính đã kiểm soát chặt chẽ vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án
thuộc vốn ngân sách nhà nước, không bố trí vốn dàn trải, hạn chế tối đa nợ xây
dựng cơ bản. Trong năm, ngành đã thẩm tra và phê duyệt quyết toán được 268 dự
án, công trình; tổng giá trị đề nghị thẩm tra phê duyệt của đơn vị là 2.400 tỷ đồng.
Kết quả đã tiết kiệm được số tiền trên 191 tỷ đồng từ công tác thẩm định,
phê duyệt dự án, tổng dự toán và thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã quản lý, khai thác tốt trụ sở
được giao, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm cho tất cả các công trình,
dự án.
Ngày 21/02/2017, Ông Lê Quang Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh
Long ký ban hành Quyết định số 328/ QĐ-UBND Ban hành Quy trình thẩm định
dự án, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước trên địa tỉnh Vĩnh Long.
Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc
có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà
nước.

Công tác quản lý dự án được UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành thành lập
các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực gồm: Ban quản

lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
-12-


các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của các Ban QLDA, tư
vấn QLDA phải có điều kiện năng lực, trong đó Giám đốc quản lý dự án, cá nhân
trực tiếp tham gia quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô,
loại dự án.
Do đó, công quản lý dự án trên địa bàn tỉnh được tăng cường, đảm bảo thực
hiện đúng theo quy định của pháp luật, hạn chế đầu tư dàn trải, không tập trung,
không hiệu quả, khắc phục thất thoát và lãng phí vốn đầu tư, chất lượng các công
trình xây dựng đạt yêu cầu, góp phần nâng cao vai trò, hiệu lực và hiệu quả quản
lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
a. Về thực trạng thực tế, địa phương:
- Đội ngủ cán bộ của các đơn vị đầu mối thẩm định dự án, thẩm định thiết
kế bản vẽ thi công còn thiếu so nhu cầu thực tế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
còn hạn chế, do chưa đi sâu vào thực tế.
- Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý dự án theo quy định mới của
xây dựng mới chưa được kiện toàn, năng lực của cán bộ quản lý còn hạn chế.
- Công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng công trình còn hạn
chế.
b. Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác thẩm định
dự án và quản lý thực hiện dự án xây dựng công trình:
- Tăng cường đội ngủ cán bộ ở đơn vị đầu mối thẩm định dự án, thẩm định
thiết kế bản vẽ thi công cả về số lượng, lẫn chất lượng, để đáp ứng công việc được
giao.
- Tăng cường tập huấn kiến thức về xây dựng cho các cán bộ thẩm định dự
án.

- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp, đảm
bảo tính hiệu quả của dự án đầu tư.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh,
góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng.
- Tổng kết, đánh giá những hạn chế, thiếu xót qua công tác thanh tra, kiểm
các dự án xây dựng công trình. Từ đó, phổ biến cho các Sở, ngành, UBND các
huyện, thành phố, các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư… rút kinh nghiệm để các
đơn vị thực hiện công tác thẩm định dự án và quản lý thực hiện dự án xây dựng
công trình được tốt hơn trong thời gian tới.

Vấn đề 2:
1- THÔNG TIN CHI TIẾT DỰ ÁN
1.1. Thời gian đầu tư và khai thác dự án
- Thời gian đầu tư dự án :

02 năm.
-13-


- Thời gian khai thác dự án:

35 năm

1.2. Nguồn vốn đầu tư
- Tổng vốn đầu tư:

272,32 tỷ đồng

+ Vốn thiết bị + xây dựng:


205,62 tỷ đồng

+ Giải ngân năm thứ nhất:

105,44 tỷ đồng

+ Giải ngân năm thứ hai: 272,32 – 105,44 =

166,88 tỷ đồng

1.3. Công suất và sản lượng điện hàng năm
- Công suất lắp máy của thuỷ điện:

2*6 = 12MW =

- Thời gian sử dụng công suất cực đại (Tmax):

=

12.000 KW
3.577 h/năm.

- Tổng năng suất điện năng sản suất hàng năm:
12.000x3.577

= 42.924.000 KWh

- Tỷ lệ điện tự dùng và tổn thất điện áp 1% điện năng sản xuất được
42.924.000 x1%


=

429.420 KWh

- Điện năng thương phẩm, sau khi trừ tổn thất.
42.924.000 KWh - 429.420 KWh = 42.494.760 KWh
1.4. Doanh thu hàng năm
- Giá điện bình quân:

1050 đồng/kWh

- Khoản thu từ việc khai thác sản lượng điện thương phẩm
42.494.760 KWh x 1050 đồng/kWh
- Doanh thu bình quân hàng năm

= 44.619.498.000 đồng
= 44,619498 tỷ đồng

1.5. Chi phí vận hành
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng hằng năm là 1% vốn thiết bị + xây dựng
205,62 tỷ đồng x 1%

= 2,06 tỷ đồng

1.6. Các khoảng chi phí
- Thuế tài nguyên nước: Tính trên điện năng thương phẩm
+ Đơn giá tính thuế: 2% 1524 đồng/kWh

= 30,48 đồng/KWh


+ Tổng giá trị thuế tài nguyên nước hàng năm:
42.494.760 KWh x 30,48 đồng/KWh

= 1.295.240.285 đồng
= 1,295240285 tỷ đồng

- Phí tài nguyên môi trường: Tính trên điện năng sản xuất.
+ Đơn giá phí:

= 20 đồng/kWh

+ Tổng Phí tài nguyên môi trường:
42.924.000 KWh x 20 đồng/kWh

= 858.480.000 đồng
= 0,85848 tỷ đồng.

-14-


- Khấu hao theo nguyên tắc đường thẳng:
+ 10 năm vận hành đầu tiên:

= 20,57 tỷ đồng/năm.

+ 10 năm vận hành tiếp theo:

= 6,67 tỷ đồng/năm


1.6. Thuế thu nhập doanh nghiệp và thời gian tính thuế:
- Thời gian tính thuế 10%, 15 năm vận hành đầu tiên, miển thuế 04 năm vận hành
đầu tiên.
- Giảm 50% số thuế nộp cho 9 năm tiếp theo.
- Từ năm vận hành thứ 16 trở đi áp dụng thuế suất 25% lợi nhuận chịu thuế.
a. Thu nhập chịu thuế hàng năm được xác định như sau:
Thu nhập
chịu thuế

=

Doanh thu

-

Chi phí
được trừ

+

Các khoản thu nhập khác
(Nếu có)

Giá trị thu nhập chịu thuế hàng năm được tính toán như sau:
Thu
Doanh thu +
nhập
Các khoản thu
=
- Chi phí được trừ = Kết quả tính toán

chịu
nhập khác (Nếu
thuế
có)
2,06 tỷ
1,295240285 tỷ
TNCT =
44,619498 tỷ
0,85848 tỷ =
13,16577772 tỷ
20,57 tỷ
6,67 tỷ
b. Các khoản thời gian tính thuế, mức thuế.
- Năm thứ 01 - 04: Miển thuế
- Năm thứ 05 - 15: Áp mức thuế 10% thu nhập chịu thuế.
13,16577772 x 10%

=

1,316577772 tỷ đồng

- Năm thứ 16 – 24: Áp mức thuế 12,5% thu nhập chịu thuế.
13,16577772 x 12,5%

=

1,645722214 tỷ đồng

- Năm thứ 25 – 35: Áp mức thuế 25% thu nhập chịu thuế.
13,16577772 x 25%


=

3,291444429 tỷ đồng

1.7. Tỷ suất chiết khấu
- Được chủ đầu tư áp dụng là 10,5%/năm
2- XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN
2.1. Tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) đối
với dự án.
a) Chỉ tiêu hiệu số thu chi quy về thời điểm hiện tại (NPV)
Là tổng giá trị của lợi ích đã trừ đi chi phí hoạt động và chi phí đầu tư của tất cả
các năm của đời dự án sau khi đã chiết khấu về giá trị hiện tại.
-15-


CF0 +

CF3
CFn
CF1
CF2


 ...... 
1
2
3
1  i  1  i  1  i 
1  i  n


NPV

=

Với:

- CF0 = (B0 – C0) ;
- CFn = (Bn – Cn)

NPV ( Bo  Co) 

(B  C )
(B  C ) (B  C )
n  SV
1
1  2
2  ......  n
n
(1  i )
(1  i )t
(1  i )1
(1  i ) 2

Hoặc

n ( Bt  Ct )
NPV  
t
t 0 (1  i)

Trong đó Bt: thu nập của dự án ở năm t.
Ct: chi phí của dự án ở năm t
i: suất chiết khấu của dự án.
n: số năm thực hiện của dự án.
SV: giá trị còn lại của dự án ở năm t
Để tính được chỉ tiêu hiện giá ròng chúng ta cần phải có những số liệu và thông
tin sau đây:
 Dòng ngân lưu ròng (NCF: Net cashflow)
 (Bo-Co), (B1-C1),(B2-C2),…..,(Bn-Cn).
 Thời điểm quy chiếu.
 Suất chiết khấu hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn.
 KẾT QUẢ TÍNH
NPV = CF0+

CF3
CFn
CF1
CF2


 ...... 
1
2
3
1  i  1  i  1  i 
1  i  n = 89,9 Tỷ đồng

b) Suất sinh lời nội tại IRR
Suất sinh lời nội tại là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá dòng tiền ròng đã xác
định của dự án bằng không (NPV = 0, thì i* = IRR)


n ( Bt  Ct )
NPV  
0; i* IRR
t
t 0 (1  i)

NPV 1
IRR i  (i  i )
1 2 1 NPV1  NPV2
Trong đó:
IRR là suất thu lời nội tại của dự án.
-16-


i1 là suất chiết khấu của dự án có NPV1 >0.
i2 là suất chiết khấu của dự án có NPV2 <0.
Chỉ tiêu suất thu lời nội tại được các nhà đầu tư sử dụng rất nhiều để mô tả sự hấp
dẫn của dự án.
Các thông tin cần có để tính IRR.
 Để tính chỉ tiêu IRR cần có thông tin là dòng ngân lưu ròng (NCF):
 (Bo-Co), (B1-C1), (B2-C2), …..,(Bn-Cn)
 Quy tắc lựa chọn dự án theo tiêu chuẩn IRR.
 IRR≥MARR: dự án tốt.
 IRR< MARR: dự án xấu.
 MARR ( minimum acceptable rate of return)
 KẾT QUẢ TÍNH

NPV 1
IRR  i  (i  i )

1 2 1 NPV1  NPV2

 13,13 (%)

c) Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 10,5%/năm (DPP- Discounting Payback
Period)..
Là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại tất cả các khoản tiền thuần
hàng năm của dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Công thức tính thời gian
hoàn vốn có chiết khấu giống như công thức xác định thời gian hoàn vốn không chiết
khấu, nhưng dựa trên dòng tiền có chiết khấu.
Công thức tính:

 NCF
(1r )
DPP n 
NCF
(1r )
n

t
t

t 0

t 1
t 1

Trong đó: DPP : Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
n : Năm ngay trước năm thu hồi vốn đầu tư
NCFt : Ngân lưu dòng năm t

NCFt+1: Ngân lưu dòng năm (t+1)
r : Lãi suất chiết khấu
 KẾT QUẢ TÍNH

-17-


 NCF
(1 r )
DPP n 
NCF
(1 r )
n

t
t

t 0

 7,8

t 1
t 1

DPP = 7 năm 8 tháng
2.2. Cho khuyến cáo về việc đầu tư dự án này.
Trường hợp các dự án độc lập với nhau. Mọi dự án đầu tư . Chỉ chấp nhận
những dự án tốt là những dự án làm cho của cải của xã hội tăng lên tức là NPV
của dự án phải dương hoặc tối thiểu bằng 0.Một số điều kiện quy định đánh giá dự
án.

- Các dự án có NPV ≥0 sẽ được chấp nhận
- Các dự án có NPV<0 sẽ bị loại bỏ.
Xét trên khía cạnh khả năng sinh lợi, IRR thể hiện suất sinh lời của dự án
đầu tư. IRR còn được hiểu là tỷ lệ tăng trưởng của dự án đầu tư đặc biệt đối với
các dự án chỉ chi tiền một lần trong hiện tại và lợi ích thu được một lần trong
tương lai.
Xét trên phương diện khả năng thanh toán, IRR thể hiện mức lãi suất tôi đa
mà dự án có thể chấp nhận được khi huy động nguồn tài trợ đầu tư cho dự án.
- Trường hợp các dự án độc lập với nhau: dự án đầu tư có IRR ≥ MARR sẽ
được chấp nhận
- Các dự án có IRR< MARR sẽ bị loại bỏ
 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
- Dự án thuỷ điện có suất chỉ tiêu hiệu số thu chi quy về thời điểm hiện tại
NPV = 89,90 ≥ 0  Dự án sẽ được chấp nhận đầu tư.
- Dự án có tỷ suất sinh lời nội tại IRR = 13,13%
- Dự án có tỷ suất sinh lời nội tại chấp nhận được MARR = 10%
 IRR = 13,1% ≥ MARR = 10% Dự án sẽ được chấp nhận đầu tư.
3- KẾT QUẢ TÍNH TOÁN - SỬ DỤNG BẢNG TÍNH EXCEL ĐỂ XÁC ĐỊNH
2.1 Hàm NPV()
Công thức: NPV(rate, value1, value2, …)
Rate : Tỷ suất chiết khấu trong suốt thời gian sống của khoản đầu tư.
Value1, value2, … : các ô có chứa số liệu dòng tiền thu được (B-C), không bao
gồm ô chứa giá trị vốn đầu tư ban đầu.
2.2 Hàm IRR()
Công thức = IRR(values, guess)
-18-


Values : là mảng dữ liệu đến các giá trị giống của NPV
Guess : Một tỷ lệ % ước lượng gần được bạn đưa ra mà bạn đoán. Dựa vào kinh

nghiệm của bạn mà đoán tỷ lệ guess này. Chủ đầu tư chọn guess = 10%.
2.3 Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn hay còn gọi là kỳ hoàn vốn (PP – Payback Period), là thời
gian (năm, quý, tháng) để giá trị hiện tại (PV) của các khoản “thu nhập ròng – Net
income”sao cho NPV đến thời điểm đó =0.
Đổi với thời gian hoàn vốn, dùng công thức tính toán thông thường để tính toán.
BẢNG PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TÍNH CỦA DỰ ÁN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22


Khoản mục
Giá trị
- Công suất lắp máy của thuỷ điện
12,00
- Thời gian vận hành
35,00
- Thời gian đầu tư
2,00
- Thời gian sử dụng công suất cực đại
3.577,00
- Sản lượng điện hàng năm
42.924.000,00
- Tổn thất điện năng 1% điện năng sản xuất.
429.240,00
- Sản lương điện còn lại sau khi trừ khấu hao 42.494.760,00
- Giá điện bình quân trong 35 năm vận hành
1.050,00
- Tổng vốn đầu tư ( không sử dụng vốn vay)
272,32
- Xây dựng + Thiết bị
205,62
- Giải ngân trong năm thứ nhất
105,44
- Phần còn lại giải ngân năm thứ 2
166,88
- Chi phí VH và BD hằng năm là 1% vốn
2,06
TB+XD
- Thuế tài nguyên nước 2% 1524 đồng/kwh

30,48
- Phí tài nguyên môi trường 20 đồng/kWh
20,00
SX được
- Khấu hao trong 10 năm đầu vận hành
20,57
- Khấu hao trong 10 năm tiếp theo
6,67
- Thuế thu nhập DN 4 năm đầu vận hành
0,00
- Thuế thu nhập DN 9 năm tiếp theo
0,10
- Thuế thu nhập DN 2 năm tiếp theo
0,125
- Thuế thu nhập DN từ năm thứ 16 trở đi
0,25
- Tỷ xuất chiết khấu
0,10

-19-

Ghi chú
MW
năm
năm
h/năm
Kw
Kw
Kw
đồng/kWh

tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
đồng/kWh
đồng/kWh
tỷ đông/năm
tỷ đông/năm
Được miễn thuế
10 %/Năm
25%/Năm ( giảm 50%)
25%/Năm
%/năm


BẢNG TÍNH PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
STT
1

Khoản mục chi phí
Vốn đầu tư ban đầu

Đơn vị

(-1)

0

1


2

3

THỜI GIAN VẬN HÀNH (NĂM)
4
5
6
7
8
9 10

11

12

13

14

15

16

Tỷ đồng 105,44 166,88

1.1 Vốn xây dựng + Thiết bị

Tỷ đồng 205,62


1.2 Giải ngân năm thứ nhất

Tỷ đồng 105,44 166,88

2

Doanh thu hàng năm

Tỷ đồng

44,62

44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62

44,62

3

Các khoản chi phí

Tỷ đồng

24,78

24,78 24,78 24,78 24,78 24,78 24,78 24,78 24,78 24,78 10,88 10,88 10,88 10,88 10,88

10,88

3.1 Chi phí vận hành và bảo dưỡng


Tỷ đồng

2,06

2,06

2,06

2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06

2,06

3.2 Thuế tài nguyên nước

Tỷ đồng

1,30

1,30

1,30

1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30

1,30

3.3 Phí tài nguyên môi trường

Tỷ đồng


0,86

0,86

0,86

0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86

0,86

3.6 Chi khấu hao 10 năm vận hành đầu tiên

20,57

20,57 20,57 20,57 20,57 20,57 20,57 20,57 20,57 20,57

3.7 Chi khấu hao 10 năm vận hành tiếp
4

Lợi nhuận trước thuế

5

Thuế thu nhạp Doanh nghiệp
5.1 Năm thứ 1-4: Được miểm thuế 0%

0%

5.2 Năm thư 05-15: Áp mức thuế 10%


10%

5.3 Năm thứ 16 - 24: Áp mức 12,5%
5.4 Năm thứ 25 - 35: Áp mức 25%
6

Tỷ suất chiết khấu

7

Lợi nhuận ròng

8

Ngân lưu dự án (NCF)
n Năm ngay trước năm thu hồi vốn đầu tư

9

19,84

Giá trị đầu tư còn lại

6,67 6,67 6,67 6,67 6,67

6,67

19,84 19,84 19,84 19,84 19,84 19,84 19,84 19,84 19,84 33,74 33,74 33,74 33,74 33,74


33,74

0,00

0,00

0,00

0,00 2,48 2,48 2,48 2,48 2,48 2,48 4,22 4,22 4,22 4,22 4,22

0,00

0,00

0,00

0,00

4,22

2,48 2,48 2,48 2,48 2,48 2,48 4,22 4,22 4,22

12,50%

4,22 4,22

4,22

19,84


19,84 19,84 19,84 17,36 17,36 17,36 17,36 17,36 17,36 29,52 29,52 29,52 29,52 29,52

29,52

40,41

40,41 40,41 40,41 37,93 37,93 37,93 37,93 37,93 37,93 36,19 36,19 36,19 36,19 36,19

36,19

25%
10%
-105,44 -166,88

6
-231,91 -191,50 -151,09 -110,68 -72,75 -34,82

BẢNG TÍNH PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
-20-

3,11 41,04 78,97


STT
1

Khoản mục chi phí

Vốn đầu tư ban đầu
1.1 Vốn xây dựng + Thiết bị


Đơn vị

THỜI GIAN VẬN HÀNH (NĂM)
17

18

19

20

21

22

Tỷ đồng
Tỷ đồng

-21-

23

24

25

26

27


28

29

30

31

32

33

34

35


1.2 Giải ngân năm thứ nhất
2
Doanh thu hàng năm
3
Các khoản chi phí
3.1 Chi phí vận hành và bảo dưỡng
3.2 Thuế tài nguyên nước
3.3 Phí tài nguyên môi trường
3.6 Chi khấu hao 10 năm vận hành đàu
3.7 Chi khấu hao 10 năm vận hành tiếp
4
Lợi nhuận trước thuế

5
Thuế thu nhạp Doanh nghiệp
5.1 Năm thứ 1-4: Được miểm thuế 0%
5.2 Năm thư 05-15: Áp mức thuế 10%
5.3 Năm thứ 16 - 24: Áp mức 12,5%
5.4 Năm thứ 25 - 35: Áp mức 25%
6
Tỷ suất chiết khấu
7
Lợi nhuận ròng
10 Ngân lưu dự án (NCF)
n
Năm ngay trước năm thu hồi vốn
Giá trị đầu tư còn lại

1
2
3

KẾT QỦA TÍNH TOÁN
NPV
IRR
DPP

Tỷ đồng
Tỷ đồng 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62 44,62
Tỷ đồng 10,88 10,88 10,88 10,88 4,21 4,21 4,21 4,21 4,21 4,21 4,21 4,21 4,21 4,21 4,21 4,21 4,21
Tỷ đồng 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06 2,06
Tỷ đồng 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30
Tỷ đồng 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86

6,67

6,67

6,67

44,62 44,62
4,21 4,21
2,06 2,06
1,30 1,30
0,86 0,86

6,67

33,74 33,74 33,74 33,74 40,41 40,41 40,41 40,41 40,41 40,41 40,41 40,41 40,41 40,41 40,41 40,41 40,41 40,41 40,41

0%
10%
12,50%
25%
10%

4,22

4,22

4,22

4,22


5,05

5,05 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10

4,22

4,22

4,22

4,22

5,05

5,05
10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10 10,10

29,52 29,52 29,52 29,52 35,36 35,36 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30
36,19 36,19 36,19 36,19 35,36 35,36 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30 30,30

6

$89,90
13,13%
7,8

-22-


-23-




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×