Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (Dipterocarpaceae) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 127 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của hội đồng khoa học.
ĐHLN, ngày... tháng... năm 2016
Ngƣời cam đoan

Triệu Đức Hoàn


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc thực hiện và hoàn thành theo Chƣơng trình đào tạo
Thạc sĩ của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội.
Đề tài đƣợc thực hiện tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân
Lạc, tỉnh Bắc Kạn từ tháng 4/2016 đến 10/2016. Sau một thời gian nghiên
cứu, đến nay bản luận văn Thạc sỹ đã hoàn thành. Nhân dịp hoàn thành luận
văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp, Ban chủ nhiệm Khoa Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trong
Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng cũng nhƣ Ban lãnh đạo và các
cán bộ Kiểm lâm của Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS. Hoàng Văn Sâm,
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả về chuyên môn trong
suốt quá trình khảo sát và hoàn thiện luận văn.


Cuối cùng xin cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè, ngƣời thân đã giúp
đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn chế nên chắc chắn đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Tác giả rất mong nhận
đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các chuyên gia và bạn bè
đồng nghiệp để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân trọng cảm ơn!
ĐHLN, ngày...tháng...năm 2016
Tác giả

Triệu Đức Hoàn


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN T I LI U ............................................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 4
1.3. Tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc .................................. 7
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG V
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 9

2.1. Mục tiêu...................................................................................................... 9
2.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 9
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 9
2.2. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................ 9
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 9
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 9
2.2.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 9
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 10
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 10
2.4.1. Kế thừa tài liệu ...................................................................................... 10
2.4.2. Phƣơng pháp phỏng vấn ........................................................................ 10
2.4.3. Điều tra thực địa .................................................................................... 11


iv

Chƣơng 3 ĐIỀU KI N TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI........... 18
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 18
3.1.1.Vị trí địa lý ............................................................................................. 18
3.1.2. Đặc điểm địa hình và địa mạo ............................................................... 18
3.1.3. Đặc điểm địa chất và thổ nhƣỡng ......................................................... 19
3.1.4. Đặc điểm khí hậu – thủy văn ............................................................... 19
3.2. Dân sinh kinh tế và văn hóa xã hội .......................................................... 20
3.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cƣ ....................................... 20
3.2.2. Tình hình kinh tế và thu nhập của ngƣời dân sống ở Khu bảo tồn ....... 22
3.2.3 Tập quán sinh hoạt, sản xuất .................................................................. 24
3.2.4. Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng đệm....................... 28
3.2.5. Đánh giá chung về kinh tế - xã hội ....................................................... 28
3.3. Tài nguyên rừng ....................................................................................... 29
3.3.1. Diện tích các loại rừng .......................................................................... 29

3.3.2. Phân khu chức năng .............................................................................. 31
3.3.3 Trữ lƣợng các loại rừng.......................................................................... 31
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 33
4.1. Thành phần loài họ Dầu tại KBT Nam Xuân Lạc ................................... 33
4.2. Giá trị bảo tồn các loài thực vật họ Dầu tại KBT Nam Xuân Lạc ........... 34
4.3. Đặc điểm lâm học của các loài thuộc họ Dầu tại KBT Nam Xuân Lạc .. 35
4.3.1.Loài Chò chỉ .......................................................................................... 35
4.3.2 Loài Chò nâu .......................................................................................... 41
4.3.3 Loài Táu muối ........................................................................................ 47
4.4. Đặc điểm thảm thực vật nơi có phân có các loại cây ho Dầu tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 53
4.5. Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển các loại cây họ Dầu tại KBT
LVSC NXL ..................................................................................................... 59


v

4.5.1. Nghiên cứu khoa học ............................................Lạc

49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nƣớc nằm trong vùng nhiệt đới có hệ sinh thái rừng phong
phú và đa dạng. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn
giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều
hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành
tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn

chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo
tồn nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và
nƣớc.
Việt Nam, cũng nhƣ nhiều nƣớc khác trên thế giới đang đứng trƣớc
những thử thách lớn về vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, hệ sinh thái và môi
trƣờng. Ngày nay, do dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên ngày càng lớn
nên đã gây sức ép cho các loại tài nguyên nói chung và tài nguyên rừng nói
riêng. Tài nguyên rừng đã đƣợc huy động ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu
cầu tăng nhanh về lƣơng thực, thực phẩm, gỗ củi và các nguyên liệu cho sự
phát triển kinh tế xã hội của con ngƣời. Vì vậy, vấn đề suy giảm tài nguyên
rừng đã và đang trở thành vấn đề chung, cấp bách của toàn thế giới đặc biệt là
ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc (KBTLVSC Nam Xuân
Lạc), đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại quyết định số
109/QĐ-UBND, ngày 14/01/2014 của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành phê
duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn Loài và Sinh
cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013-2020 với diện tích vùng
lõi là 4.155,67 ha, vùng đệm là 2.552,50 ha, phân khu phục hồi sinh thái
1.586,12 ha, phân khu dịch vụ - hành chính 9,04 ha. Nơi đây là khu đặc trƣng
cho hệ sinh thái rừng trên núi đá của miền Bắc Việt Nam, hệ động thực vật ở
đây đa dạng và phong phú. Theo kết quả điều tra sơ bộ cho thấy KBT Nam


2

Xuân Lạc là nơi phân bố của rất nhiều loài cây gỗ quý hiếm có giá trị bảo tồn
cao nhƣ Nghiến, Sam vàng, Lát hoa, Đinh … các loài thuộc họ lan (Lan hài)
và nhiều loài dƣợc liệu quý hiếm nhƣ Sa nhân, Bình vôi, Ba kích…Với vị trí
của KBT Nam Xuân Lạc nằm giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và
Vƣờn Quốc gia Ba Bể (VQG Ba Bể) nên đƣợc coi nhƣ hành lang bảo vệ, là

nơi giao lƣu qua lại của các loài động vật. Ngoài ra, nơi đây còn có giá trị
phòng hộ đầu nguồn điều tiết nguồn nƣớc, điều hòa khí hậu cho các xã thuộc
huyên Chợ Đồn và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Trong những năm qua, mặc dù đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, nhƣng các
hoạt động khai thác gỗ củi và lâm sản trái phép vẫn diễn ra. Điều đó ảnh
hƣởng xấu đến đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các loài quý hiếm và các
loài có vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi ở khu
bảo tồn.
Hiện nay, Nhà nƣớc cũng nhƣ tỉnh Bắc Kạn đã có các chƣơng trình đầu
tƣ xây dựng KBT Nam Xuân Lạc nhằm quản lý bền vững và bảo tồn đa dạng
sinh học, từng bƣớc khai thác tiềm năng về cảnh quan tự nhiên, xã hội và đa
dạng sinh học phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái. Tuy nhiên, do mới đƣợc
thành lập nên các công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học còn hạn chế. Do
đó, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae)
tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn”. Nhằm
cung cấp những cơ sở dữ liệu về đa dạng thực vật, làm cơ sở cho việc bảo tồn
và phát triển các nguồn tài nguyên sinh vật tại Khu bảo tồn.


3

Chƣơng 1
T NG QUAN T I LI U
1.1. Trên thế giới
- Họ Dầu ( Dipterocarpaceae Blum 1825) trên thế giới có 17 chi với
680 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Theo Ashton, cây họ Dầu tập
trung ở vùng khí hậu nhiệt đới với lƣợng mƣa bình quân lớn hơn 1000 mm và
mùa mƣa dƣới 6 tháng, các loài không phân bố trên độ cao quá 1000 mm so
với mực nƣớc biển. Họ Dầu chia làm 3 họ phụ:
+ Dipterocarpoideae là phân họ lớn nhất gồm 13 chi và 475 loài, phân

bố ở vùng châu Á nhiệt đới.
+ Monotoideae có 3 chi và 30 loài, phân bố ở vùng châu Phi và
Madagasca.
+ Pakaraimoideae chỉ có một chi và một loài, phân bố ở vùng Nam Mỹ.
- Theo T.Smitinand, J.E. Vidal và Phạm Hoàng Hộ ở Lào, Campuchia
và Việt Nam họ Dầu có 6 chi và 46 loài.
- Ở châu Á, họ Dầu tập trung chủ yếu ở vùng rừng nhiệt đới ẩm nhƣ
Malaysia

gồm

các

chi:

Anisoptera,

Balanocarpus,

Cotylelobium,

Dipterocarpus, Hopea, Parashorea, Shorea, Stemonoporus, Upuna, Vateria,
Vateriopsis, Vatica, trong đó có các chi lớn nhất là Shorea (196 loài), Hopea
(105 loài), Dipterocarpus (70 loài) và Vatica (65 loài). Ở khu vực châu Phi và
Madagasca với 2 chi Marquesia và Monotes, ở khu vực Nam Mỹ với chi đặc
trƣng là Pakaraimaea (Guyana).
- Họ Dầu Dipterocarpaceae gồm những cây gỗ lớn, thƣờng xanh hoặc
bán thƣờng xanh, thƣờng rụng lá vào mùa khô, thân thẳng, lá đơn, nguyên
mọc xen, phiến lá với gân lá có hình mạng lông chim, mép lá nguyên hoặc có
khía, cuống có gối, lá bẹ bao lấy chồi, lá kèm không rụng hoặc rụng sớm. Hoa

lƣỡng tính, mẫu 5, đối xứng, chùm tụ tán, cánh hoa màu trắng đến hƣờng,


4

đính bên hoặc dính liền với đế, nhiều nhị đực mang trung đới kéo dài, nhị rời
hay đính với cánh hoa, bầu trên thƣờng có 3 ô. Trái có lá đài trƣởng thành 2, 3
hoặc 5 cánh lớn, hạt không có phôi nhũ, rễ mầm hƣớng về phía rốn hạt. Gỗ
của các loài họ Dầu có sự biến đổi về màu sắc, tỷ trọng và cƣờng độ phù hợp
với cấu trúc của chúng. Gỗ từ màu vàng nhạt đến nâu đỏ, tỷ trọng gỗ cũng
khác nhau từ 40pounds/m3 (tƣơng đƣơng 640kg/m3) đến 60pounds/m3
(tƣơng đƣơng 960kg/m3). Một đặc điểm cơ bản của gỗ cây họ Dầu là sự có
mặt các ống nhựa xếp thẳng đứng, khi cắt ngang các ống nhựa này là những
điểm màu trắng nằm rải rác, hoặc nằm song song với nhau.
- Theo Maury - Lecon, cây họ Dầu châu Á đƣợc ghép thành hai nhóm
lớn dựa vào sắp xếp cơ bản của lá đài trên quả và số thể nhiễm sắc là:
+ Nhóm Valvate - Dipterocarpi: Vateria, Vateriopsis, Stemonoporus,
Vatica, Cotylelobium, Upuna, Anisoptera, Dipterocarpus với số lƣợng nhiễm
sắc cơ bản n = 11.
+ Nhóm Imbricate - Shoreae: Shorea, Parashorea, Hopea, Balanocarpus
với số lƣợng nhiễm sắc cơ bản n = 7. Năm 1985 tại thành phố Samarinda ở đảo
Borneo Indonesia diễn ra hội nghị quốc tế lần III về họ Dầu, xác định đây là
trung tâm phát sinh của họ Dầu và đề cập đến nhiều vấn đề nhƣ phân bố, phân
loại, hình thái giải phẫu cổ sinh, tái sinh và trồng lại rừng, bảo tồn và phát triển
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên.
1.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về họ Dầu nhƣ: “Báo
cáo tổng quan về họ Dầu Việt Nam” của Thái Văn Trừng năm 1986, họ Dầu
khu vực Lào, Campuchia và Việt Nam của Smitinand và Phạm Hoàng Hộ
năm 1990. Cây làm thuốc trong họ Dầu của Việt Nam của Võ Văn Chi năm

1985. Các công trình trên tập trung vào mô tả và tìm hiểu giá trị sử dụng của
các loài họ Dầu tại Việt Nam.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full

















×