Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng của các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ DUY THÀNH

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÁC LOÀI
THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ
SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC - HUYỆN CHỢ ĐỒN
TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá

: 2010 – 2014

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Văn Mạn



Giảng viên Khoa Lâm nghiệp – trường ĐHNL Thái Nguyên

Thái Nguyên, 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản
thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên là quá trình điều tra trên thực địa
hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!

ThS. Nguyễn Văn Mạn

tháng

năm 2014

Người viết cam đoan

Vũ Duy Thành

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!

(Ký, họ và tên)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương
châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho
mình lượng kiến thức chuyên môn vững vàng cùng với những kỹ năng
chuyên môn cần thiết. Và thời gian thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian
cần thiết để mỗi người vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong
cách làm việc khoa học của một kỹ sư Lâm nghiệp
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của
thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Mạn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu tính đa dạng của các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn loài và
sinh cảnh Nam Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn”.
Sau thời gian thực tập, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo
ThS. Nguyễn Văn Mạn và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối
hợp giúp đỡ của ban lãnh đạo Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân
Lạc tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng
cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, đặc biệt
là thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Mạn người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn đến
ban nghành lãnh đạo, các cán bộ kiểm lâm viên Khu bảo tồn loài và sinh
cảnh Nam Xuân Lạc và bà con trong Khu bảo tồn đã tạo điều kiện giúp tôi
hoàn thành khóa luận.
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ.
Do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các
bạn đồng nghiệp để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Vũ Duy Thành


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................... 1
1.2. Mục đích ................................................................................................. 4
1.3. Mục tiêu.................................................................................................. 4
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 4
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................. 4
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 4
Phần 2.
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ........... Error! Bookmark not defined.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới và Việt Nam .... Error! Bookmark
not defined.
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới .....................................................
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .... Error! Bookmark not defined.
2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của khu vực nghiên cứu .............. 5
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................ 12
2.3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 12
2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn ............................................................ 12
2.3.1.3. Đặc điểm địa hình .......................................................................... 13
2.3.1.4. Đặc điểm hệ động thực vật............................................................. 13
2.3.2. Tình hình dân cư kinh tế ................................................................... 15
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ........................................................ 15
2.3.3. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương.... 15
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ............................................................................................... 16
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................... 16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 16


3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ........................................ 16
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu ......................................................... 16
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ........................................................ 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ............................................... 17
3.4.1.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu cơ bản ...................................... 17
3.4.1.2. Phương pháp điều tra thực địa ...................................................... 17
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ................................................................... 22
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ................................... 24
4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về các loài thực vật
quý hiếm trong khu bảo tồn ........................................................... 24
4.2. Đa dạng các loài cây quý hiếm trong khu bảo tồn ............................... 25
4.2.1. Danh lục và dạng sống của các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn. 25
4.2.2. Đa dạng bậc phân loại ....................................................................... 28
4.2.3. Mức độ nguy cấp của các loài thực vật ............................................. 30
4.2.4. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm ............................................ 35
4.3. Đánh giá sự tác động của con người và vật nuôi tới khu bảo tồn ........ 39
4.4. So sánh kết quả nghiên cứu về mức độ đa dạng của các loài thực vật quý
hiếm tại Khu bảo tồn với các nghiên cứu trước .............................. 44
4.5. Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm....... 44
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 48
5.1. Kết luận ................................................................................................ 48
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 50


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ, cụm từ viết tắt

Giải thích

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

KBT

: Khu bảo tồn

IUCN

: Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

ODB

: Ô dạng bản

OTC


: Ô tiêu chuẩn

STT

: Số thứ tự

VQG

: Vườn quốc gia

KBTL & SC

: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh

WWF

: Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các loài thực vật quý hiếm tại KBTL & SC Nam Xuân Lạc ..... 16
Bảng 3.1: Thang điểm đánh giá mức tác đông của con người và đông vật......... 25
Bảng 4.1: Danh mục các loài cây quý, hiếm được người dân sử dụng ...... 26
Bảng 4.2: Các dạng sống ............................................................................. 28
Bảng 4.3: Bảng tỷ lệ giữa họ - chi – loài .................................................... 31
Bảng 4.4: Bảng tỷ lệ thực vật quý hiếm giữa các ngành ............................ 33
Bảng 4.5: Tỷ lệ các loài trong sách đỏ thế giới (IUCN - 2011) .................. 34
Bảng 4.6: Tỷ lệ mức độ nguy cấp của các loài thực vật trong
sách đỏ Việt Nam......................................................................... 35

Bảng 4.7: Bảng tỷ lệ % mức độ nguy cấp của các loài thực vật trong
Nghị định 32/2006/NĐ-CP ......................................................... 36
Bảng 4.8: Phân bố các loài thực vật quý hiếm theo tuyến điều tra ............. 37
Bảng 4.9: Bảng phân bố các loài thực vật quý hiếm theo các trạng thái rừng........ 38
Bảng 4.10: Phân bố các loài thực vật quý hiếm theo độ cao ...................... 39
Bảng 4.11: Nguồn gốc và chất lượng các loài cây tái sinh quýhiếm .......... 40
Bảng 4.12: Bảng điều tra mức độ tác động trung bình của con người và vật nuôi
đến hệ thực vật rừng trong KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ... 41


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 4.1: Biểu đồ phổ dạng sống các loài cây quý hiếm............................29
Hình 4.2: Biểu đồ bậc phân loại họ - chi – loài ..........................................31
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ các loài thực vật quý hiếm giữa các ngành ...........33
Hình 4.4: Biều đồ tỷ lệ các loài cây quý hiếm trong sách đỏ thế giới
(IUCN) ......................................................................................34
Hình 4.5: Biểu đồ phân cấp bảo tồn của các loài trong
sách đỏ Việt Nam ......................................................................35
Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ các loài cây quý hiếm trong
Nghị định 32/2006/NĐ-CP ...................................................... 36
Hình 4.7: Biểu đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm theo độ cao ........... 40
Hình 4.8: Khai thác gỗ nghiến .................................................................... 43
Hình 4.9: Ảnh khai thác Giang trong khu bảo tồn ...................................... 44
Hình 4.10: Ảnh quả Sa nhân do người dân khai thác ................................. 44
Hình 4.11: Ảnh phát rừng làm nương rẫy ngay trong khu bảo tồn............. 44
Hình 4.12: Chăn thả gia súc ........................................................................ 45
Hình 4.13: Ảnh con Trăn bị người dân bắt ................................................. 46



Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban
tặng cho con người. Trong thực tế rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn như:
Cung cấp lâm sản cần thiết cho cuộc sống, nhiều sản vật quý hiếm, đặc biệt
rừng có vai trò điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu. Tuy nhiên rừng
hiện nay đang bị tàn phá một cách trầm trọng mà không có biện pháp
xử lý triệt để, đứng trước tình hình này là hàng loạt các loài động, thực
vật quý hiếm sẽ bị tuyệt chủng trong một thời gian ngắn mà nguyên
nhân chủ yếu là do con người.
Sự tuyệt chủng hàng loạt ngày nay có thể so sánh với sự tuyệt
chủng hàng loạt các loài của các thời kỳ địa chất trong quá khứ, trong
đó có hàng ngàn, hàng vạn loài bị tiêu diệt do các thảm họa tự nhiên.
Hiện nay nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí
một số loài đang chấp chới ở ngưỡng cửa của sự tuyệt chủng mà
nguyên nhân chủ yếu là do săn bắn, khai thác quá mức, do sinh cảnh bị
phá hủy và do sự xâm nhập của các loài ngoại lai.
Ngày nay dân số tăng nhanh một cách chóng mặt và sự bùng nổ của
tiến bộ khoa học công nghệ đang là vấn đề gây nhiều áp lực đối với đa
dạng sinh học. Tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng hơn do việc
phân phối của cải trên Thế Giới không đồng đều, về sự phân hóa sâu sắc
giữa giàu và nghèo giữa các nước phát triển và kém phát triển, đặc biệt đối
với các nước ở các khu vực nhiệt đới, nơi có vốn loài rất phong phú và đa
dạng. Hơn thế nữa, sự săn bắn, khai thác gỗ một cách tùy tiện, thiếu khoa
học của con người làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng kéo theo
suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH). Chính vì vậy loài người đã, đang và sẽ


phải đứng trước một thử thách, đó là sự suy giảm về ĐDSH dẫn đến làm mất

trạng thái cân bằng của môi trường kéo theo là những thảm họa như lũ lụt, hạn
hán, lở đất, gió bão, cháy rừng, ô nhiễm môi trường sống, các căn bệnh hiểm
nghèo,… Xuất hiện ngày càng nhiều. Tất cả các thảm họa đó là hậu quả, một
cách trực tiếp hay gián tiếp của việc suy giảm ĐDSH. Tất cả các yếu tố trên
đã cùng kết hợp với nhau làm cho tình hình ngày càng tồi tệ.
Là một đất nước với tổng diện tích tự nhiên khoảng 330.541km2
nằm trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam được coi là một trong những
trung tâm đa dạng sinh học của vùng Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu
về khoa học cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước đều nhận định rằng Việt Nam là một trong 25 nước có mức đa
dạng sinh học cao nhất trên Thế Giới với dự tính có thể có tới 20.00030.000 loài thực vật. Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ đa dạng sinh
học (Chiếm 6.5% số loài trên Thế Giới). Với kiểu khí hậu nhiệt đới gió
mùa của Bắc bán cầu, đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và
các loài sinh vật. Về mặt địa lý, Việt Nam là nơi giao thoa của hệ động
thực vật vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Indonesia Malaysia, đã giúp hệ động thực vật của nước ta rất phong phú, theo tổng
kết các công bố về hệ thực vật và động vật ở Việt Nam, đã ghi nhận có
15.989 loài thực vật ở Việt Nam, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát,
120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú, 3.109 loài
cá,… Nhưng hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài
nguyên rừng Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng như nhu cầu
lâm sản ngày càng tăng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác
quá mức, không đúng kế hoạch, chiến tranh,… Theo số liệu mà Maurand P.
công bố trong công trình “Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943
Việt Nam còn khoảng 14,3 triệu ha rừng tự nhiên với độ che phủ là 43,7%
diện tích lãnh thổ. Quá trình mất rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu


những năm 1990, đặc biệt từ năm 1976-1990 diện tích rừng tự nhiên giảm
mạnh, chỉ trong 14 năm diện tích rừng giảm đi 2,7 triệu ha, bình quân mỗi
năm mất gần 190 ngàn ha (1,7%/năm) và diện tích rừng giảm xuống mức

thấp nhất là 9,2 triệu ha với độ che phủ 27,8% vào năm 1990 (Trần Văn
Con, 2001). Tính tới hết năm 2010 - 2011 - 2012 với nhiều nỗ lực cho việc
bảo vệ và phát triển rừng thông qua nhiều chương trình và dự án, tỷ lệ che
phủ rừng của nước ta đạt 39,5% năm 2010, 40,2% năm 2011 phấn đấu năm
2013 đạt 40.7% (Tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội năm 2011,
2012 và quý 1 năm 2013) xong chủ yếu là rừng trồng, rừng tự nhiên vẫn
suy giảm. Việc mất rừng tự nhiên, dẫn tới đất đai bị suy thoái do xói mòn,
rửa trôi, sông hồ bị bồi lấp, môi trường bị thay đổi, hạn hán lũ lụt gia tăng,
ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của nhiều vùng dân cư. Mất rừng còn
đồng nghĩa với sự mất đi tính đa dạng về nguồn gen động thực vật.
Đứng trước tình hình đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên mục tiêu là đảm bảo
các giá trị cảnh quan được gìn giữ, đa dạng sinh học sẽ được bảo tồn. Hiện
nay cả nước có khoảng 128 khu bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen của địa
phương, là cơ sở quyết định cho sự phát triển hệ sinh thái Nông nghiệp,
Lâm nghiệp, Ngư nghiệp đa dạng và bền vững. Cũng như các khu bảo tồn
khác, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là nơi lưu giữ những
nguồn gen và các loài động thực vật có giá trị, đặc biệt là một số loài thực
vật quý hiếm. Để tìm hiểu một số loài động thực vật quý hiếm đó tôi tiến
hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp nhằm: “Nghiên cứu tính đa dạng của
các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân
Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn” trên cơ sở đó có thể thấy được hiện
trạng của các loài thực vật quý hiếm và đề xuất một số giải pháp nhằm mục
đích bảo tồn chúng.


1.2. Mục đích
Lập danh lục các loài thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu, và
thực trạng của chúng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ các loài
thực vật đó và bảo vệ nguồn gen cây rừng quý hiếm.

1.3. Mục tiêu
- Tìm hiểu được sự hiểu biết của người dân địa phương về các loài
thực vật quý hiếm trong khu vực nghiên cứu.
- Xác định được danh mục các loài thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn.
- Xác định được mức độ nguy cấp của các loài thực vật quý hiếm
theo Sách đỏ Thế Giới (IUCN), Sách đỏ Việt Nam (SĐVN), Nghị định
32/2006/NĐ-CP.
- Đánh giá được mức độ tác động của con người và động vật lên khu bảo tồn.
- Đề xuất được một số giải pháp để bảo tồn và phát triển các loài
thực vật quý hiếm.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Việc nghiên cứu giúp tôi củng cố lại và bổ sung thêm kiến thức đã
học. Qua đó giúp tôi làm quen với việc nghiên cứu khoa học, viết và trình
bày báo cáo khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thấy được sự đa dạng của các loài thực vật quý hiếm tại khu vực
nghiên cứu, và sự suy giảm của các loài thực vật trong những năm qua, từ
đó đánh giá được sự tác động của con người đối với tài nguyên rừng.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn các loài thực vật quý hiếm nói
riêng và khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nói chung.
- Đây là tài liệu tham khảo cho mọi người có nhu cầu tìm hiểu về các
vấn đề nêu trong đề tài.


Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Trên Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện nay do nhiều

nguyên nhân tiêu cực khác nhau đang cùng lúc tác động lên nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học, làm cho nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ngày
càng bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện
tích và nhiều taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng trong một tương lai gần.
Về cơ sở sinh học: Là cơ sở khoa học xây dựng mối quan hệ giữa
con người và Thế Giới tự nhiên và đây cũng là cơ sở khoa học cho việc bảo
vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái
các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm
môi trường...
Về cơ sở bảo tồn: Đứng trước tình hình suy giảm đa dạng sinh học đó,
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều các biện pháp khắc phục cùng với
các chính sách kèm theo nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn nguồn tài nguyên
đa dạng sinh học của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế đang đặt ra nhiều
vấn đề liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học cần phải giải quyết như quan
hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu
đối với bảo tồn ĐDSH...
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của Sách đỏ Thế
Giới IUCN 1978, Chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam, để
hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Các
loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt
chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể (population


size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức độ phân tách quần
thể và khu phân bố (degree of population and distribution fragmentation).
+ Tuyệt chủng (EX): Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng
khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW): Một loài hoặc dưới loài bị coi
là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã

biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp (theo ngày,
mùa, năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều không ghi nhận
được cá thể nào. Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp cho vòng
sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các cá thể của loài này chỉ còn
được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc
hoàn toàn vào chăm sóc của con người.
+ Cực kì nguy cấp (CR): Một loài hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy
cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao
trong một tương lai rất gần.
+ Nguy cấp (EN): Một loài bị coi là nguy cấp khi nó phải đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần
nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
+ Sắp nguy cấp (VU): Một loài hoặc nòi bị đánh giá là sắp nguy cấp khi
nó không nằm trong 2 bậc CR và Nguy cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy
cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa.
+ Sắp bị đe dọa: Một loài hoặc nòi bị đánh giá là sắp bị đe dọa khi nó
sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một
tương lai không xa.
+ Ít lo ngại (Least Concern) - Ic: Bao gồm các taxon không được coi
là phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa.


+ Thiếu dẫn liệu (Data Deficient) - DD: Một taxon được coi là thiếu
dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về
nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể.
+ Không được đánh giá (Not Evaluated) - NE: Một taxon được coi
là không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng.
Theo nghị định 32/2006/NĐ-CP [7] về quản lý thực vật, động vật
rừng nguy cấp, quý hiếm đã chia thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm thành 2 nhóm:

- Nhóm I (A, B): Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương
mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về
khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn
rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.
*Trong đó:
Nhóm I A: Gồm các loài thực vật rừng.
Nhóm I B: Gồm các loài động vật rừng
- Nhóm II (A, B): Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại,
gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị khoa học, môi
trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự
nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
*Trong đó:
Nhóm II A: Gồm các loài thực vật rừng
Nhóm II B: Gồm các loài động vật rừng
Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN và các tài liệu
kế thừa của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc - huyện chợ Đồn
- tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Tại đây có rất nhiều loài Động, thực vật được xếp
vào các cấp bảo tồn CR, EN, VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn
gen quý giá cho đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và Thế Giới nói
chung.


2.2. Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do nhiều nguyên nhân tác
động khác nhau mà nguồn tài nguyên ĐDSH trên phạm vi toàn Thế Giới đã
và đang suy giảm một cách nhanh chóng. Trước tình hình đó thế giới có
nhiều nỗ lực nhằm hạn chế sự suy giảm đó, cụ thể là có nhiều công ước liên
quan đến bảo vệ ĐDSH đã ra đời như công ước RAMSAR, Iran (1971),
công ước CITES (1972), công ước Paris (1972), công ước bảo vệ các loài

ĐVHD di cư, Born (1979), Dop P. và Gaussen H. (1931), với công trình
nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương với lượng mưa hàng năm (dẫn
theo Thái Văn Trừng). Song song với việc xây dựng các công ước bảo vệ
ĐDSH, các công trình nghiên cứu khoa học về ĐDSH cũng được công bố.
Theo các nhà thực vật học trên Thế Giới dự đoán thì số loài thực vật bậc
cao hiện có trên Thế Giới vào khoảng 500.000 – 600.000 loài. Năm 1965,
AL. A. Phêđôrốp đã dự đoán trên Thế Giới có khoảng: 300.000 loài thực
vật hạt kín; 5.000 – 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 – 10.000 loài quyết
thực vật; 14.000 – 18.000 loài rêu; 19.000 – 40.000 loài tảo; 15.000 –
20.000 loài địa y; 85.000 – 100.000 loài nấm; và các loài thực vật bậc thấp
khác. Sách đỏ IUCN công bố văn bản năm 2004 (Sách đỏ 2004) vào ngày
17 tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng
với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm
trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài
thực vật và 2 loài nấm.
Danh sách cũng công bố 784 loài tuyệt chủng được ghi nhận từ năm
1500. Như vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm
2000. Mỗi năm một số ít các loài tuyệt chủng lại được phát hiện và sắp xếp
vào nhóm DD. Ví dụ: Trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm
xuống 759 trước khi tăng lên như hiện nay.


Danh sách các loài sinh vật có tên trong sách đỏ ngày càng tăng lên, có
nghĩa là các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng nhiều mà nguyên
nhân không có gì khác hơn là các hoạt động sống của con người. Khi so
sánh các dạng sử dụng đất khác nhau (chẳng hạn Nông nghiệp, Du lịch,
Giao thông, v.v...) thì Lâm nghiệp đứng hàng thứ 2 (sau Nông nghiệp) như
là nguyên nhân của việc suy giảm, trong khi cách đây một phần tư thế kỷ
(1981) còn xếp ở vị trí thứ 6 (sau Nông nghiệp, Du lịch, Khai thác vật liệu,
Đô thị hoá và Thuỷ lợi) (Sukopp, 1981-dẫn theo Pitterle, A. 1993).

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, trong đó đã định
tên được khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu và 600 loài nấm.
Theo SĐVN 2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008 thì Việt
Nam có 882 loài (418 loài động vật và 464 loại thực vật), đang bị đe dọa
ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992. Trong đó có
116 loài động vật được coi là “rất nguy cấp” và 45 loài thực vật “rất nguy
cấp” (trong số 196 loài thực vật đang “nguy cấp”). Tính đặc hữu của hệ
thực vật rất cao, có ít nhất là 40% số loài đặc hữu, không có họ thực vật đặc
hữu, nhưng có tới 3% số chi thực vật đặc hữu. Các khu vực: Hoàng Liên
Sơn, Tây Nguyên, Bắc và Trung Trường Sơn được coi là trung tâm các loài
đặc hữu. (Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
đến năm 2010, Hà Nội 2003). ĐDSH của Việt Nam là sự khác biệt của tất
cả các dạng sống hiện hữu trên mọi miền của đất nước. ĐDSH không tĩnh
tại mà thường xuyên thay đổi, nó tăng lên do sự biến đổi về gen và các quá
trình tiến hóa và giảm bởi các quá trình như suy thoái và mất sinh cảnh, suy
giảm quần thể và tuyệt chủng. Năm 1992, trung tâm giám sát bảo tồn Thế
Giới đã xác định Việt Nam là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao nhất
trên Thế Giới. Việt Nam được công nhận là một trung tâm đặc hữu về loài,
3 vùng sinh thái trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu do WWF xác định


và 6 trung tâm đa dạng về thực vật do IUCN xác định. Toàn bộ đất nước
Việt Nam nằm trong điểm nóng Inđô-Bơ Ma do tổ chức bảo tồn quốc tế
xác định, là một trong những vùng sinh học bị đe dọa nhất và giàu có nhất
trên trái đất. Độ che phủ của rừng Việt Nam khoảng 37% với tổng diện tích
tự nhiên là 12,3 triệu ha. Số loài thực vật ở cạn ở Việt Nam vào khoảng
13.766 loài, chiếm khoảng 6,3% so với toàn cầu. (Báo cáo diễn biến môi
trường Việt Nam 2005 - Đa dạng sinh học, Nxb Lao Động xã hội).
Hiện nay, ở Việt Nam ta cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu

liên quan đến bảo tồn ĐDSH đã được tiến hành và công bố dưới nhiều hình
thức khác nhau. Luận văn tiến sĩ, Cao Thị Lý (2007) với luận án: “Nghiên
cứu bảo tồn ĐDSH: Những vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp tài
nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên”, Ngô
Tiến Dũng (2007) với luận án “Tính đa dạng thực vật của VQG Yok Đôn,
tỉnh Đak Lak”, cùng với những luận văn đó cũng có nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đến bảo tồn ĐDSH như: Nguyễn Nghĩa Thìn
(1997) với “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật”, Nguyễn Hoàng
Nghĩa (1997, 1999) đã đề cập rất chi tiết đến bảo tồn nguồn gen cây
rừng. Chevalier (1918) là người đầu tiên đưa ra một bảng phân loại thảm
thực vật rừng Bắc Bộ Việt Nam (đây được xem là bảng phân loại thảm
thực vật rừng nhiệt đới Châu Á đầu tiên trên Thế Giới). Theo kiểu phân
loại này rừng ở miền bắc Việt Nam được chia thành 10 kiểu. Bảng phân
loại đầu tiên về thảm thực vật rừng Việt Nam do Viện Điều Tra và Quy
hoạch Rừng (1960) đưa ra. Theo đó, rừng Việt Nam được chia làm 4 loại
hình lớn:
- Loại I: Đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này
cần phải trồng rừng.
- Loại II: Gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây
hoặc tỉa thưa.


- Loại III: Gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh trở nên
nghèo kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải xúc
tiến tái sinh, tu bổ, cải tạo.
- Loại IV: Gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu,
chưa bị phá hoại, cần khai thác hợp lí.
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới
Việt Nam đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm
cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thảm thực vật dựa

trên yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật Việt
Nam thành 5 kiểu thảm với 14 kiểu quần hệ.
Từ những năm 1879 – 1899, Pierre đã viết cuốn “Thực vật chí rừng
Nam Bộ với dung lượng 400 trang được xuất bản tại Pari”. Kế đó là hàng
loạt các tác giả người pháp như Petelo, Poilane, Chevalier, Gagnepain,…
đã dày công nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam từ những năm 1907 đến năm
1937 đã cho ra đời bộ “Thực vật trí đại cương Đông Dương” gồm 7 tập,
được xuất bản ở Pari do H.Lecomte chủ biên. Sau này, từ những năm 1960
đến năm 2001 hàng loạt các tác giả đã nghiên cứu và bổ sung các họ chưa
được “Thực vật chí đại cương Đông Dương” đề cập. Các tác giả đó đã cho
ra các tập khác nhau trong bộ “Hệ thực vật Cambốt, Lào và Việ Nam” do
A.Aubreville và J.Leroy, Ph.Morat là chủ biên, trong đó đề cập, bổ sung
hàng loạt các loài, các họ cho hệ thực vật Việt Nam.
Trong đề tài: “Nghiên cứu đa dạng các loài cây quý hiếm làm cơ sở
đề xuất các biện pháp bảo tồn tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn” của Bế Văn Viết năm 2013.
Số liệu điều tra được thu thập tại phía Nam của Khu bảo tồn đã kết luận độ
đa dạng các loài thực vật quý hiếm trong 15 OTC với diện tích là 30.000m2
có 66 cây quý hiếm với mật độ cây quý hiếm là 22 cây/ha. Như vậy có thể
thấy nghiên cứu về đa dạng sinh học thực vật theo các taxon đã được rất


nhiều các tác giả tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau và đã đưa ra
được số liệu thống kê về thành phần loài thực vật ở các khu vực nghiên
cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu tính đa dạng của các loài thực vật quý hiếm ở
nước ta vẫn còn ít, đặc biệt ở trạng thái rừng núi đá vôi tại Khu bảo tồn loài
và sinh cảnh Nam Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.
2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có diện tích là: 1.788
ha, diện tích vùng đệm 7.508 ha. Diện tích rừng tự nhiên chiếm trên 92%
tổng diện tích KBT, diện tích rừng ở đây chủ yếu nằm trên núi đá. Khu bảo
tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm chủ yếu trên địa phận hai thôn
Nà Dạ và thôn Bản Khang xã Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn- tỉnh Bắc Kạn,
có tọa độ địa lý 220017’ – 220 19’ và 1050 28’– 105033’E [4].
- Phía Bắc giáp thôn Bản Eng và Bản Tưn xã Xuân Lạc huyện Chợ Đồn
tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Tây giáp xã Thanh Tương và Vĩnh Yên huyện Na Hang, tỉnh
tuyên Quang.
- Phía Đông giáp Thôn Cốc Tộc xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn.
- Phía Nam giáp thôn Phia Khao, thôn Khuổi Kẹn xã Bản Thi - Chợ Đồn Bắc Kạn.

2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn


* Khí hậu: Theo số liệu khí hậu thuỷ văn của huyện Chợ Đồn thì khu
vực xã Xuân Lạc và xã Bản Thi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè từ
tháng 4 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20.10C
- Lượng mưa trung bình là 153mm phân bố không đều giữa các
tháng trong năm.
- Sương muối mùa đông thường xuất hiện 1 đến 2 đợt.
* Thuỷ văn: Trong khu vực có một con suối chính bắt nguồn từ xã
Vĩnh Yên huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang chảy theo hướng Tây - Bắc,
qua các thôn Nà Dạ, Bản Eng, Bản Tưn, Bản Ó và Tà Han của xã Xuân Lạc
rồi đổ ra Hồ Ba Bể với chiều dài suối dài khoảng 9km.
2.3.1.3. Đặc điểm địa hình
Khu bảo tồn loài sinh cảnh Nam Xuân Lạc có địa hình phức tạp, bị

chia cắt mạnh, chủ yếu là rừng trên núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam, với
độ cao trung bình từ 400m đến 800m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất
1.159m, đi lại khó khăn và chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng núi đá và vùng
núi đất.
2.3.1.4. Đặc điểm hệ động thực vật
* Về thực vật
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là hệ sinh thái rừng
kín thường xanh cây lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam có
giá trị bảo tồn cao. Các loài thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt
chủng trong khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc được liệt kê
trong bảng sau [6]:


Bảng 2.1: Các loài thực vật quý hiếm tại KBTL & SC Nam Xuân Lạc
Tên khoa học

Tên Việt Nam

Sách đỏ
VN 2007
EN

Acanthopanax trifoliatus
Guihaia grossfibrosa

Ngũ gia bì gai
Hèo sợi to

EN


Garcinia fagraeoides

Trai lý

EN

Anamocarya sinensis

Chò đãi

EN

Cinnamomum parthenoxylon

Re hương

CR

Cycas balansae

Thiên tuế

VU

Flickingeria vietnamensis

Lan phích

EN


Anoectochius calcareous Aver

Lan Kim Tuyến đá vôi

EN

Morinda officinalis

Ba kích

EN

Madhuca pasquieri

Sến mật

EN

Camellia pleurocarpa

Chè hoa vàng

EN

Aquilaria crassna

Trầm hương

EN


Lithocarpus finetii

Sồi đấu đứng

EN

Manglietia fordiana

Vàng tâm

VU

Nageia fleuryi

Kim giao

EN

Anoectochilus setaceus

Kim tuyến

EN

Paphiopedilum henryanum

Hài henry

CR


Nervilia fordii

Thanh thiên quỳ

EN

Gynostemma pentaphyllum

Dần tòong

EN

Lysimachia chenii

Trân châu chen

EN

(Nguồn:báo cáo về tài nguyên thiên nhiên của KBTL & SC Nam Xuân Lạc)
* Về động vật
Theo các kết quả điều tra đã thống kê về khu hệ động vật và ghi nhận
sự có mặt của 29 loài thú thuộc 04 bộ, 12 họ, 47 loài chim thuộc 09 bộ, 21
họ và 12 loài bò sát thuộc 06 họ. Chính sự có mặt của các loài này đã làm
cho Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc trở thành một trong
những khu vực được ưu tiên bảo tồn cao ở miền Bắc Việt Nam [4].


2.3.2. Tình hình dân cư kinh tế
Khu bảo tồn nằm trên địa bàn của xã Xuân Lạc và xã Bản Thi với tổng
số 986 hộ, 4750 khẩu, phần lớn là đồng bào Dao và Tày. Trong đó tỷ lệ hộ

nghèo, chiếm 45,13%. Cư dân trong vùng chủ yếu sống tập trung thành các
bản, những hộ ở trên cao rải rác đã chuyển xuống thấp sống cùng bản làng.
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích.
Trong đó đất trồng lúa, màu bình quân 383m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt
chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn... Trong khu vực không có hoạt
động sản xuất Lâm nghiệp của các Lâm trường. Khai thác gỗ của nhân dân
mà chủ yếu là thu hái lâm sản tự phát. Trước đây, lâm sản chính do người
dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật để phục vụ làm nhà
và làm nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thành lập khu
bảo tồn, thực hiện giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã cắm bản cùng
người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú
rừng bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai như trước [7].
2.3.3. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương
* Thuận lợi:
- Khu bảo tồn Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có
diện tích đất đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là một trong
những điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng về thành phần loài và hệ sinh
thái của địa phương.
- Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các
hoạt động làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học ít.
* Khó khăn:
- Khu bảo tồn có hệ động thực vật phong phú là nơi nhòm ngó của
các đối tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên, địa hình hiểm trở
khiến cho công tác quản lý và bảo vệ còn gặp khó khăn.


Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật quý hiếm phân bố tự nhiên tại khu bảo tồn loài và
sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu, xác định một số loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và
sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
- Địa điểm: Khóa luận tập trung triển khai tại các trạng thái rừng điển
hình trong khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
Thời gian tiến hành: Từ 1 tháng 3 năm 2014 đến 15 tháng 5 năm 2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu sự hiểu biết của người dân về các loài thực vật quý hiếm
trong khu bảo tồn, điều tra sơ bộ khu vực nghiên cứu từ đó xác định loài,
chi, họ các loài thực vật quý hiếm.
- Nghiên cứu hiện trạng các loài cây quý hiếm trong khu bảo tồn
+ Danh lục và dạng sống của các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn.
+ Đa dạng bậc phân loại
+ Mức độ nguy cấp của các loài cây quý hiếm.
+ Phân bố các loài cây quý hiếm theo tuyến, trạng thái rừng, độ cao


- Đánh giá tác động của con người và vật nuôi tới khu vực nghiên cứu.
- So sánh kết quả nghiên cứu về mức độ đa dạng của các loài thực vật
quý hiếm tại Khu bảo tồn với các nghiên cứu trước
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và bảo tồn các loài thực
vật quý hiếm.

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
3.4.1.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu cơ bản
- Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực
nghiên cứu.
- Kế thừa các tài liệu hiện có để hệ thống hoá các thông tin đã có liên
quan đến nội dung của đề tài.
3.4.1.2. Phương pháp điều tra thực địa
* Phỏng vấn người dân
Để đánh giá và tìm hiểu sự hiểu biết và sử dụng các loài thực vật trong
khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn các đối tượng phỏng vấn Tôi
sử dụng công cụ RRA để đánh giá, những người được phỏng vấn gồm
những người đã từng khai thác, sử dụng các loài thực vật trong khu vực để
sử dụng, để trao đổi và mua bán. Những người am hiểu các loài cây tại khu
vực như các cụ già, các thầy thuốc, cán bộ Kiểm lâm trong khu bảo tồn,...
Điều tra trong dân theo mẫu biểu thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân
xem cụ thể mẫu loài cây để thu thập các thông tin về giá trị sử dụng, phân
bố... Theo bộ câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục 1).
* Điều tra theo tuyến
- Dựa trên cơ sở bản đồ địa hình và bản đồ quản lý khu vực tiến hành
sơ thám khu vực nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan và các cán bộ,
người dân quen biết thông thạo địa hình. Tiến hành lập kế hoạch cho công
tác điều tra ngoại nghiệp.


×