Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Ôn tập dược lâm sàng 1 phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.89 KB, 16 trang )

Dượ c CQ 2012 - 2017

XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC LÂM SÀNG
Câu 1: Để phân loại thiếu máu, ta cần làm các xét nghiệm sau
A. Đo nồng độ hemoglobine
D. Cả 3 đều sai
B. Đo hematocrite
E. Cả 3 đều đúng
C. Đếm số lượng hồng cầu
Phân loại thiếu máu: Thể tích trung bình của hồng cầu [MCV], lượng Hemoglobin trung bình của hồng cầu
[MCH] và Nồng độ Hemoglobin trung bình của hồng cầu [MCHC]
Chẩn đoán thiếu máu dựa vào hemoglobin
Phân loại thiếu máu dựa vào MCH, MCV, MCHC
Câu 2: Trong bệnh lý thiếu máu, hồng cầu nhỏ nhiều, thông thường
A. MCV < 80 fl
B. MCV > 100 fl [to]
C. MCV bình thường 80 – 100 fl [88 – 100 fl là bình thường]
D. MCV không diễn đạt bệnh lý thiếu máu hồng cầu nhỏ
1 fl (femtolit = 10^(-15) Lit = 1 mcm3
MCV: thể tích trung bình của HC,
HC nhỏ dựa vào MCV < 80fL
HC nhỏ nhiều dựa vào MCV < 80fL và số lượng HC (RBC) > 5,4 triệu/mm3 (nữ), > 6,1 triệu/mm3 (nam)
Câu 3: Nồng độ Hb trung bình của hồng cầu
A. Là tỉ lệ huyết sắc tố trên hematocrite
B. Dùng đánh giá tình trạng thiếu máu và sắt
C. Bình thường từ 320 – 340 g/l [= 20 – 22 mmol/L]
D. Cả 3 đều đúng
MCHC = Hb / Hct = MCH / MCV.
Câu 4: Công thức máu gợi ý đến tình trạng bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng
A. Bạch cầu đa nhân trung tính tăng [nhiễm khuẩn cấp]
B. Bạch cầu đa nhân ưa base tăng [tăng mẫn cảm, thiểu năng giáp]


C. Bạch cầu đa nhân ưa acid tăng
D. Bạch cầu mono tăng [bệnh lao, cúm, thương hàn,]
E. Bạch cầu lympho tăng [nhiễm virus, nhiễm khuẩn]
Câu 5: Số lượng tiểu cầu của 1 công thức máu bình thường là
A. < 200 x 10^9 /L
D. 600 – 800 x 10^9 /L
E. 800 – 1000 x 10^9 /L
B. 150 – 400 x 10^9 /L
C. 400 – 600 x 10^9 /L
150.000 – 300.000/mm3 = 150 – 300 x 10^9 /L, 150.000 – 400.000/mm3
Câu 6 : Căn cứ vào hình dạng, cấu trúc người ta chia bạch cầu thành
A. Bạch cầu trung tính, bạch cầu mono, bạch cầu ưa acid
B. Bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base, bạch cầu mono, bạch cầu lympho
C. Bạch cầu mono, bạch cầu lympho
D. Cả 3 đều đúng
Neu% : 50-70, Lym : 20-35 , Eos % : 1-4 , Baso % : 0-1 , Mono % : 5-10
Câu 7 : Khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết, xét nghiệm đặc hiệu trong trường hợp này
A. Tiểu cầu tăng
B. Tiểu cầu giảm
C. Hồng cầu giảm
D. Hemoglobine giảm
Câu 8 : Bạch cầu đa nhân trung tính giảm trong trường hợp nào :
A. Nhiễm trùng cấp
B. Dị ứng
C. Sau khi tiêm huyết thanh ngừa vi khuẩn/ virus
D. Nhiễm virus
1


Dượ c CQ 2012 - 2017


BC đa nhân trung tính giảm trong TH : nhiễm độc, choáng, dị ứng nhiễm tia xạ, sau hóa trị liệu, nhiễm virus.
Câu 9 : Đông máu theo con đường nội sinh có sự tham gia của những yếu tố sau, TRỪ :
A. VII
B. IX
C. XI
D. XII
Câu 10 : Các xét nghiệm cho biết thời gian đông máu :
A. Phương pháp Millan
B. PP Lee-White
C. Prothrombin time – PT
D. Cả 3 đều đúng
E. Cả 3 đều sai
Câu 11 : Thiếu Vitamin B12 có thể gây ra :
A. Thiếu máu ưu sắc, hồng cầu to
B. Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ
C. Thời gian đông máu tăng
D. Thời gian chảy máu tăng
Câu 13 : Thiếu Vitamin K có thể gây ra :
A. Thiếu máu nhược sắc
B. Thiếu máu ưu sắc
C. Thời gian đông máu tăng
D. Thời gian đông máu giảm
Câu 14 : Giai đoạn hình thnahs cục máu đông :
A. Giai đoạn thành mạch- gđ tiểu cầu- gđ huyết tương
B. Gđ huyết tương- gđ thành mạch- giai đoạn tiểu cầu
C. Gđ tiểu cầu- gđ huyết tương- gđ thành mạch
D. Cả 3 đều sai
Giai đoạn thành mạch : co mạch
Giai đoạn tiểu cầu

Giai đoạn huyết tương : hoạt hóa các yếu tố đông máu, fibrin tạo thành 1 lưới làm cho các tiểu cầu tập trung
được vững chắc.
Câu 15 : Trường hợp bị nhiễm khuẩn thì loại bạch cầu nào TĂNG :
A. Lympho
B. Mono
C. Neutrophil
D. Basophil
E. Eosinophil

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG :
MCV : thể tích trung bình hồng cầu
MCH : số lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu
MCHC : nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu
PDW : phân bố độ rộng tiểu cầu
MPV : thể tích trung bình tiểu cầu
TH 1 :
Giá trị xét nghiệm
%
WBC
5,47 (x 10^9/L)
100%
NEUT
8,87
52,5%
LYMPH
1,74
31,8%
MONO
0,46
8,4%

EO
0,38
6,9%
BASO
0,02
0,4%

Giá trị bt
5-10 (x 10^9/L)
50-70%
20-35%
5-10%
1-4%
0-1%

Tăng/ giảm

Tăng
2


Dượ c CQ 2012 - 2017

RBC
HBG
HCT
MCV
MCH
MCHC
PLT

PDW
MPV

3,96 x 10^12/L
108 g/L
30,4%
76,8 fL
27,3 pg
355 g/L
14 x 10^9/L

10,8g/dL

35,5 g/dL

Bạch cầu đa nhân ưa acid tăng cao => nhiễm KST, dị ứng.
TH2 :
Giá trị xét nghiệm
%
WBC
0,71 ( x 10^9/L)
100%
NEUT
0,55
77,5%
LYMPH
0,1
14,1%
MONO
0,05

7,0%
EO
0,01
1,4%
BASO
0,00
0%
RBC
2,72 x 10^12/L
HBG
73 g/L
7,3 g/dL
HCT
21,8 %
MCV
80,1 fL
MCH
26,8 pg
MCHC
355 g/L
35,5 g/dL
PLT
24 x 10^9/L
PDW
MPV

4-6 x10^12/L
13-15 g/dL
38-50%
80-100

30-34
33 g/dL
150-400 x 10^9/L

Giá trị bt
5-10 (x 10^9/L)
50-70%
20-35%
5-10%
1-4%
0-1%
4-6 x10^12/L
13-15 g/dL
38-50%
80-100
30-34
33 g/dL
150-400 x 10^9/L

Giảm 3 dòng tế bào, không ghi nhận tế bào non => Suy tủy, cần làm tủy đồ.
TH3 :
Giá trị xét nghiệm
%
Giá trị bt
WBC
22,87 (x 10^9/L)
100%
5-10 (x 10^9/L)
NEUT
20,43

89,3%
50-70%
LYMPH
1,62
7,1%
20-35%
MONO
0,64
2,8%
5-10%
EO
0,14
0,6%
1-4%
BASO
0,04
0,2%
0-1%
RBC
3,86 x 10^12/L
4-6 x10^12/L
HBG
114 g/L
11,4 g/dL
13-15 g/dL
HCT
34,4%
38-50%
MCV
89,1 fL

80-100
MCH
30,6 pg
30-34
MCHC
343 g/L
34,3 g/dL
33 g/dL
PLT
396 x 10^9/L
150-400 x 10^9/L
PDW
8,9 fL
MPV
8,6 fL

Giảm
Giảm nhẹ
Tăng
Giảm

Tăng/ giảm
Giảm
Tăng

Giảm
Giảm
Giảm
Giảm
Tăng

Giảm

Tăng/ giảm
Tăng
Tăng
bt
bt
bt
bt
Giảm
Giảm nhẹ
Tăng
Giảm
Bình thường
Bình thường

Số lượng tế bào bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao => nhiễm trùng ngoại biên
Sốt rét  thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ : huyết sắc tố hạ nhiều so với số lượng hồng cầu.

3


Dượ c CQ 2012 - 2017

Sốt xuất huyết Dengue : haematorit tăng 20% so với bình thường (bình thường là 36 – 40%), tiểu cầu giảm,
bạch cầu giảm. Tiêu chuẩn chuẩn đoán là : sốt và xuất huyết kèm theo cô đặc máu (hct tăng), số lượng tiểu
cầu giảm. nên nếu có câu Hct tăng thì chọn luôn

THÔNG TIN THUỐC
1. Các phát biểu sau đây về thông tin thuốc cho công chúng đều đúng, NGOẠI TRỪ :

A. Giúp có sự hiểu biết khi mua thuốc không cần đơn (OTC)
B. Không giới thiệu, quảng cáo tùy tiện thuốc thuộc loại kê đơn
C. Chỉ nêu dữ liệu về thuốc đã được chứng minh khoa học
D. Dùng ngôn ngữ thông dụng nhưng không gây sự hiểu sai lạc về các dữ liệu khoa học
E. Không cần nói rõ những hạn chế của thuốc.
2. Có một định nghĩa về thuốc: THUỐC = HOẠT CHẤT + THÔNG TIN nhằm nhấn mạnh:
A. Dược sĩ có trách nhiệm cung cấp thông tin thuốc
B. Thành phần không thể thiếu của thuốc là bao bì
C. Hoạt động quảng cáo giới thiệu thuốc phải tác động vào việc kê đơn, dùng thuốc bằng bất cứ giá
nào
D. A và B đúng
E. A và C đúng
3. Tính chất và yêu cầu của thông tin thuốc:
A. Thông tin đáng tin cậy nhất được lấy từ các bài báo tập chí chuyên môn (journal articles)
B. Thông tin đáng tin cậy nhất được lấy từ sách giáo khoa (textbooks) và sách tham khảo (reference
books)
C. Thông tin cần được định hướng cho đối tượng cần đến
D. A và C đúng
E. B và C đúng
4. Thông tin thuốc trong bệnh viện
A. Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và kinh tế
B. Giúp Hội đồng Thuốc và Điều trị đánh giá, xây dựng danh mục thuốc
C. Đảm bảo sự tuân thủ qui chế dược chính
D. Giáo dục bệnh nhân tránh lạm dụng thuốc và tự chữa bệnh bằng thuốc thiếu khoa học
E. Tất cả đều đúng
5. Các phát biểu sau đây về thông tin thuốc ở bệnh viện đều đúng, ngoại trừ:
A. Dược sĩ phải nắm rõ và cập nhật về các vấn đề quản lý thuốc (qui định, qui chế, giá cả, chế độ,
thuốc độc..)
B. Dược sĩ phải nắm vững các vấn đề về khoa học đối với thuốc (thuốc mới, sinh dược học, dược lực
học…)

C. Dược sĩ tham gia huấn luyện, đào tạo về nghiệp vụ thông tin.
D. Dược sĩ góp phần soạn thảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc
E. Dược sĩ không nên thu thập thông tin kê thuốc liên quan mật thiết đối với bệnh nhân ( tuổi, nghề
nghiệp, giới tính)
6. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG:
A. Một thông tin cần cung cấp cho Hội đồng Thuốc và Điều trị là so sánh giá cả của một thuốc sẽ
được dùng trong bệnh viện so với các thuốc khác cùng loại.
B. Thông tin người điều dưỡng quan tâm thường liên quan đến đường cho thuốc
C. Khi trả lời một câu hỏi về thông tin thuốc, bước đầu tiên là xác định người hỏi thực sự muốn biết
điều gì
4


Dượ c CQ 2012 - 2017

D. Trong vài trường hợp, người dược sĩ cần thu thập thông tin phản hồi từ bệnh nhân (như bệnh án)
để trả lời câu hỏi về chế độ dùng thuốc của người này.
E. Thông tin về nồng độ đỉnh của kháng sing trong huyết tương thuộc về lĩnh vực dược lực học
7. Trong qui trình tìm kiếm thông tin thuốc, trước hết nên tìm thông tin ở:
A. Tạp chí chuyên ngành (nguồn cấp 1)
B. Medline (nguồn cấp 2)
C. Sách giáo khoa (nguồn cấp 3)
D. Nhật báo (như báo Tuổi Trẻ)
E. Báo của ngành (như báo Sức Khỏe & Đời sống, Thuốc & Sức khỏe…)
8. Tùy theo đối tượng, thông tin thuốc nhằm để:
I. Nâng cao dân trí về thuốc & sức khỏe
II. Giúp hiểu biết và sử dụng thuốc cho bệnh nhân trong bệnh viện
III. Giải đáp về thuốc cho bác sĩ, dược sĩ
A. Chỉ I đúng
B. Chỉ II đúng

C. I và II đúng
D. I và III đúng
E. I, II và III đúng
9. Phát biểu sau đây là đúng, ngoại trừ
A. Thông tin theo y học có chứng cứ (EBM) có nghĩa là thông tin về tác dụng của thuốc phải được
chứng minh về thử nghiệm lâm sàng
B. Một mục tiêu của TTT là đảm bảo tuân thủ qui chế dược chính
C. Thông tin thuốc chỉ nhằm nâng cao sự hiểu biết về thuốc chứ không nhằm thay đổi thái độ về sử
dụng thuốc
D. Khi tìm tin trên Internet, cần đánh giá mức độ tin cậy của thông tin đó
E. Đơn vị TTT có nhiệm vụ truyền đạt hiểu biết đúng đắn về thuốc cho nhiều đối tượng sử dụng
thuốc phục vụ người bệnh
10. Câu hỏi thông tin thuốc trong phạm vi rộng, cần trả lời bằng kiến thức tổng quát có thể tìm kiếm qua:
A. Nguồn thông tin cấp 1
B. Nguồn thông tin cấp 2
C. Nguồn thông tin cấp 3
D. Các nghiên cứu cơ bản
E. B và C đúng
11. Các nhược điểm sau là của nguồn thông tin cấp 1 (primary resource), NGOẠI TRỪ:
A. Phạm vi giới hạn
B. Nghiên cứu đều có hạn chế
C. Khó hiểu khi BN muốn tìm hiểu thông tin
D. Cung cấp dữ liệu không cập nhật về thuốc mới
E. Dữ liệu ít hay còn tranh luận
12. Các nguồn thông tin cấp 2 (secondary resource) bao gồm
A. Pubmed
B. Cochrane
C. Drug Facts and Comparisons
D. A và B
E. B và C

13. Thông tin từ các nguồn sau được xem là lấy từ các nguồn thông tin cấp 3, NGOẠI TRỪ :
A. Goodman and Gilmans Pharmacological Basics of Therapeutics
5


Dượ c CQ 2012 - 2017

B. Lexi-comp
C. Rang & Dale’s Pharmacology
D. AHFS drug information
E. Annals of Internal Medicine
14. Ưu điểm của nguồn thông tin cấp 3
A. Cung cấp dữ liệu về loại thuốc mới
B. Là các công bố mới, cập nhật mới
C. Phù hợp để trả lời các câu hỏi có tính tổng quát, cơ bản
D. Thông tin phản ánh quan điểm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực
E. C và D đúng
15. Chiến lược tìm thông tin thuốc
A. Nguồn thông tin cấp 1 -> cấp 2 -> cấp 3
B. Nguồn thông tin cấp 3 -> cấp 2 -> cấp 1
C. Nguồn thông tin cấp 1 -> cấp 3 -> cấp 2
D. Nguồn thông tin cấp 3 -> cấp 1 -> cấp 2
E. Nguồn thông tin cấp 2 -> cấp 1 -> cấp 3
16. Nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (RCT)
A. Các đối tượng chỉ cần chia làm 2 bên có số lượng như nhau
B. Tất cả các đối tượng có cơ hội như nhau vào một trong hai nhóm can thiệp hoặc đối chứng
C. Các đối tượng được đánh số chẵn lẻ, số chẵn sẽ vào nhóm can thiệp và số lẻ sẽ vào nhóm đối
chứng
D. Người nghiên cứu cần phải biết được qui định phân nhóm
E. Các câu trên đều sai

17. Một nghiên cứu nhằm tìm hiểu liên quan giữa biểu hiện bệnh lý trên một dân số hiện nay và sự phơi
nhiễm với các chất trong quá khứ gọi là:
A. Báo cáo hàng loạt ca
B. Nghiên cứu đoàn hệ
C. Nghiên cứu bệnh chứng
D. Nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng
E. Các câu trên đều sai
18. Liệt kê các tài liệu cần tham khảo về thông tin
Sử dụng thuốc LEVITRA
Sự lạm dụng thuốc và lệ thuộc thuốc ( Drug abuse and drug dependence)
19. Bác sĩ điều trị tại bệnh viện đặt câu hỏi với dược sĩ lâm sàng: “ Biết rằng Omeprazol và lansoprazol
là thuốc kinh điển được dùng trong phác đồ diệt trừ Helicobacter pylori. Có thể cung cấp thông tin
đáng tin cậy về việc có thể dung thuốc ức chế bơm proton mới là pantoprazol trong phác đồ vừa
nêu?” Dược sĩ lâm sàng sẽ cung cấp thông tin gì, từ đâu?
(Cách sử dụng trong điều trị và tác dụng không mong muốn, đánh giá điều trị . Từ
www.pubmed.gov)

6


Dượ c CQ 2012 - 2017

SỬ DỤNG THUỐC TRÊN ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT
1. Bệnh nhân nam 65 tuổi bị chẩn đoán viêm khớp và có nguy cơ nhồi máu cơ tim, thuốc nào sau đây được
ưu tiên sử dụng.=?
a. Celecoxib
b. Naproxen
c. Rofecoxib
d. Ibuprofen
e. Diclofenac

2. Bệnh nhân nam 65 tuổi bị chẩn đoán viêm khớp và có tiền sử loét dạ dày tá tràng cần bắt đầu sử dụng
NSAID, lời khuyên dùng thuốc NSAID nào sau đây KHÔNG hợp lý để ngừa tác dụng phụ trên dường
tiêu hóa?
a. Sử dụng liều thấp và tăng dần liều cho đến khi đạt hiệu quả
b. Kết hợp với một thuốc ức chế bơm proton
c. Sử dụng dạng thuốc đạn hoặc kem bôi
d. Sử dụng thuốc ức chế chuyên biệt trên COX-2
e. Kết hợp với misoprostol
3. Đối với phụ nữ cho con bú, phát biểu về thuốc sau đây đều đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Các thuốc bài tiết qua sữa nhiều có thể ảnh hưởng đến trẻ đang bú
b. Các thuốc bài tiết qua sữa ít đều không thể ảnh hưởng đến trẻ đang bú
c. Có thể bổ sung vitamin và chất khoáng qua sữa mẹ cho trẻ
d. Thuốc chứa iod thường chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú
e. Nếu mẹ cần thiết phải sử dụng thuốc ảnh hưởng xấu đến trẻ, bắt buộc phải cho trẻ ngưng bú sữa mẹ.
4. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng thời gian bán thải T1/2 của thuốc ở người cao tuổi được kể dưới đây đều
đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Tăng lượng mỡ làm kho dự trữ thuốc trong cơ thể
b. Giảm lượng protein/máu
c. Giảm lượng máu qua gan
d. Giảm lượng máu qua thận
e. Giảm chức năng thận
5. Đối với người suy gan, cần thực hiện các điều sau, NGOẠI TRỪ:
a. Chọn dùng thuốc bài xuất chủ yếu qua thận
b. Tránh dùng thuốc độc cho gan
c. Tránh dùng thuốc được chuyển hóa nhiều ở gan
d. Nên phối hợp nhiều thuốc để việc điều trị mau hiệu quả
e. Càng ít dùng thuốc càng tốt
6. Các thuốc sau có thể kích thích sự tiết sữa bằng cách tăng tiết prolactin, NGOẠI TRỪ:
a. Sulprid
b. Bromocryptin

c. Methyldopa
d. Theophyllin
7


Dượ c CQ 2012 - 2017

e. Metoclopramid
7. Phát biểu nào KHÔNG ĐÚNG đối với động học của kháng sinh ở người cao tuổi?
a. Thời gian bán thải của thuốc bị kéo dài
b. Độc thanh lọc của thuốc ở thận giảm
c. Biển đổi sinh học của thuốc giảm do lượng máu đến gan giảm
d. Sự hấp thu ở đường tiêu hóa có thể chậm hơn so với người trẻ
e. Nồng độ thuốc trong huyết tương thường thấp hơn so với người trẻ
8. Kháng sinh nào sau đây được xem là an toàn đối với phụ nữa có thai?
a. Quinolon
b. Betalactam
c. Tetracyclin
d. Macrolid
e. Câu b và d đúng
9. Đối với nhiếm trùng nặng ở trẻ sơ sinh, đường dùng ưu tiên là:
a. Uống
b. Đặt trực tràng
c. Tiêm dưới da
d. Tiêm bắp thịt
e. Tiêm tĩnh mạch
10. Bệnh nhân nữ 55 tuổi, đến bệnh viện với triệu chứng sưng đau, cứng khớp gối và đau bụng, vàng da,
nước tiểu sẫm màu. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm khớp cấp và viêm gan mạn
tính. Do bệnh nhân khai đã dùng Diclofenac 50 mg x 3 lần/ngày trong suốt 1 tuần qua mà triệu chứng
vẫn không thuyên giảm, bác sĩ quyết định cho bệnh nhân sử dụng glucocorticoid. Thuốc nào sau đây có

thể được chỉ định cho bệnh nhân này?
a. Prednison
b. Prednisolon
c. Dexamethason
d. Câu a và b đúng
e. Câu b và c đúng
11. Các nguyên nhân làm thay đổi đáp ứng thuốc trong dược lực thuốc trên người cao tuổi, NGOẠI TRỪ:
a. Giảm độ nhạy cảm receptor
b. Tăng dung nạp cảm giác đau
c. Kém đáp ứng cơ quan cảm nhận thay đổi như sự thay đổi huyết áp
d. Tăng sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, acetylcholin
e. Câu a và c đúng
12. Phát biểu nào sau đây là đúng liên quan đến dược động học đối với người cao tuổi
a. Thuốc được đưa nhanh xuống ruột non, thích hợp cho các thuốc bao tan trong ruột
b. Thuốc dễ hấp tu qua da do có nhiều mạch máu gần da
c. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêm bị ảnh hưởng do khối lượng cơ giảm
d. Tỉ lệ mỡ ở người cao tuổi thấp, làm giảm sự phân bố các thuốc tan trong mỡ
e. Câu b và c đúng
13. Để hạn chế bất lợi dùng thuốc cho người cao tuổi cần phải làm gì, NGOẠI TRỪ:
8


Dượ c CQ 2012 - 2017

a. Tránh các thuốc gây tương tác
b. Dùng thuốc trong thời gian dài và nên giảm liều
c. Phác đồ đơn giản và ít thuốc để tuân thủ
d. Hiệu chỉnh liểu tùy theo cá nhân
e. Khởi đầu bằng liều thấp
14. Ảnh hưởng của tuổi tác đên đáp ứng thuốc được liệt kê sau đây, ngoại trừ:

a. Dễ bị hạ huyết áp thế đứng
b. Dễ bị uống thừa nước
c. Dễ bị té ngã do mất thăng bằng
d. Dễ bị mất ngủ
e. Giảm trí nhớ và chức năng nhận thức
15. Đối với phụ nữ có thai, điều nào sau đây là không đúng:
a. Thuốc dùng trong kỳ phôi có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh
b. Trong thời kỳ thai, chất độc có thể làm giảm tính hoàn thiện một số cơ quan
c. Có một số bệnh ở phụ nữ mang thai bắt buộc phải chữa trị bằng thuốc
d. Thuốc từ cơ thể người mẹ có thể qua thai nhi một lượng đáng kể
e. Chỉ nên dùng thuốc trong thời kỳ tiền phôi vì thai nhi không nhạy cảm với thuốc
16. Thuốc nào sau đây có khả năng tăng tiết sữa
a. Thuốc ngừa thai
b. Vitamin B6 liều cao
c. Metoclopramid
d. Lợi tiểu thiazid
e. Ergotamin
17. Phát biểu nào sau đây là đúng trong phân loại mức độ an toàn thuốc cho phụ nữ có thai
a. Mức độ nguy cơ D là “Chắc chắn có nguy cơ cho bào thai”
b. Mức độ nguy cơ A là “Không có bằng chứng về nguy cơ trên người”
c. Mức độ nguy cơ C là “Nguy cơ cao gây dị tật bào thai”
d. Mức độ nguy cơ B là “Có nguy cơ trên bào thai”
e. Mức độ nguy cơ E là “Chống chỉ định cho phụ nữ có thai”
18. Chất nào sau đây khi dùng cho phụ nữ có thai có thể ảnh hưởng gây dị tật vẹo cột sống cho thai
a. Acid Valproic
b. Warfarin
c. Acid retinoic
d. Rượu
e. Thuốc lá
19. Một bệnh nhi đang dùng prednicolon 40 mg/ngày để điều trị viêm gan tự miễn và chưa thể giảm liều từ

3 tháng nay. Biện pháp nào sau đây KHÔNg giúp hạn chế tác dụng phụ gây chậm lớn cho bệnh nhân
này?
a. Bổ sung glucose
b. Tăng vận động ngoài trời
c. Bổ sung protein
d. Uống sữa
9


Dượ c CQ 2012 - 2017

e. Bổ sung Ca-D
20. Độc tính có thể gây ra bởi acid acetyl salicylic ở trẻ em
a. Hội chứng Grey
b. Hội chứng Reye
c. Hội chứng Stevens-Johnson
d. Hội chứng Zollinger-Ellinson
e. Một loại độc tính khác
21. Cần giảm liều kháng sinh nào sau đây đối với bệnh nhân suy gan
a. Kanamycin
b. Ciprofloxacin
c. Cephaloridin
d. Pefloxacin
e. Gentamicin
22. Thuốc không phải hiệu chỉnh liều ở người suy thận là
a. Tetracyclin
b. Amikacin
c. Ceftriaxon
d. Doxycyclin
e. Ciprofloxacin

Đáp án:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

E
A
B
B
D
B
E
E

9. E
10. E
11. D
12. A
13. E
14. B
15. E
16. C

17. B
18. A

19. A
20. B
21. D
22. D

10


Dượ c CQ 2012 - 2017

ĐỘC CHẤT HỌC LÂM SÀNG
1. Chất gây thiếu máu oxy tế bào:
a. Cyanide
b. Ephedrine
c. Barbiturat
d. Nicotin
e. Ethanol
2. Nguyên tắc chung trong điều trị ngộ độc, NGOẠI TRỪ:
a. Gây nôn, rửa dạ dày
b. Ức chế các chất chuyển hóa độc hại
c. Sử dụng thuốc lợi tiểu
d. Tăng chu trình gan ruột để thải trừ
e. Tạo phức chelat với chất độc
3. Nhịp tim nhanh không kèm hạ huyết áp và đau ngực nên sử dụng thuốc nào sau đây:
a. Diazepam
b. Esmolol
c. Physostigmin
d. Quinidine
e. Flecaine
4. Có thể dùng chất nào sau đây giải độc acetaminophene:

a. Methionin
b. Acetylcystein
c. Vitamin B6
d. Câu a và b
e. Câu a, b, c
5. Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với chất hấp phụ than hoạt:
a. Là chất giải độc đa năng
b. Không sử dụng trong giải độc kim loại nặng
c. Không nên kết hợp với chất nhuận tẩy
d. Có thể dùng liều lặp lại làm tang độ thanh thải một số chất
e. Than hoạt làm cho phân có màu đen
6. Câu nào sau đây là SAI:
a. Than hoạt tác dụng tốt trong điều trị ngộ độc acid và kiềm mạnh
b. Than hoạt hấp phụ độc tốc vi khuẩn bài tiết ra ở đường tiêu hóa
c. Than hoạt sử dụng trong chẩn đoán rò đại tràng, tử cung
d. Chống chỉ định than hoạt khi đã dùng thuốc giải độc đặc hiệu như methionin
e. Than hoạt làm giảm tác dụng của thuốc gây nôn
7. Một bệnh nhân được chở tới bệnh viện X trong tình trạng hôn mê. Khóa cấp cứu đã sử dụng Glucose
50% (50ml), Thiamine 100 mg IV, Naloxone 1 mg. Sau một thời gian điều trị bệnh nhân đã dần hòi
phục. thuốc nào sau đây được coi là nguyên nhân của vụ ngộ độc trên :
a. Methanol
b. Amitryptillin
c. Cocain
d. Heroin
e. Haloperidol
8. Thuốc nào sau đây không nên sử dụng chung với thức uống có rượu :
11


Dượ c CQ 2012 - 2017


a. Metronidazol
b. Vitamin B1, B6
c. Acid folic
d. Câu a và b
e. Câu a,b,c
9. Thuố c giải đô ̣c nào cần chú ý đố i với bê ̣nh nhân suy tim :
a. Atropin
b. Na bicarbonat
c. Calci
d. Deferoxamin
e. Fomepizol.
10. Thuố c giải độc nào có thể sử du ̣ng IV, IM, SC :
a. Physostigmin
b. Pralidoxim
c. Flumazenil
d. Glucagon
e. Naloxon
11. Than hoa ̣t hấ p phụ tố t các chấ t sau, NGOẠI TRỪ :
a. Mercuric clorid
b. Methanol
c. Dầ u hỏa
d. Ethanol
e. Cyanid
12. Chỉ đinh
̣ lọc máu KHÔNG hiê ̣u quả trong trường hơ ̣p nào :
a. Chấ t độc nguy hiể m tác du ̣ng châ ̣m
b. Suy các cơ chế thải trừ tự nhiên
c. Nồ ng đô ̣ trong máu hoă ̣c lượng uố ng có thể gây tử vong
d. Ngô ̣ đô ̣c Metformin

e. Ngô ̣ đô ̣c Opioid
13. Nguyên tắ c giải độc methanol bằ ng các antizol :
a. Sự chuyể n hóa Acetyl CoA thành CO2 và H2O trong chu triǹ h krebs.
b. Sự chuyể n hóa acid formic thành CO2 và H2O dưới sự xúc tác của acid forlic
c. Sự tương tranh với alcol dehydrogenase
d. Sự tương tranh với aldehyd dehydrogenase
e. Cả 4 câu trên đề u sai
14. Cơ chế giải đô ̣c của N-acetylcystein, NGOẠI TRỪ :
a. Tăng chuyể n hóa paracetamol theo con đường liên hợp
b. Chuyể n NAPQI thành paracetamol
c. Có tác du ̣ng tương tự glutathion
d. Ta ̣o phức hơ ̣p với NAPQI
e. Acetylcystein biế n đổi thành glutathion
15. Tác đô ̣ng của ethanol lên cơ thể , NGOẠI TRỪ :
a. Bê ̣nh naõ Wenicke
b. Nhiễm ceton-acid
c. Tăng magnesi huyế t
d. Giảm glucose máu
e. Ức chế TKTW
16. Câu nào sau đây SAI :
12


Dượ c CQ 2012 - 2017

a. Nhiễm ceton- acid do rượu làm giảm anion gap
b. Nhiễm ceton xảy ra 2-3 ngày sau khi uố ng rươ ̣u
c. Nhiễm ceton-acid thường ở người nghiê ̣n rươ ̣u mañ tính
d. Tăng giải phóng acid béo từ lipid
e. Giảm chuyể n hóa ceton

17. Câu nào sau đây ĐÚ NG:
a. Magnesi huyế t thanh có thể phản ánh sự suy giảm magnesi
b. Giảm magnesi là biể u hiện ngô ̣ độc ethanol cấ p tiń h
c. Ethanol có thể có tác đô ̣ng hưng phấ n và mấ t ức chế
d. Ethanol gây nôn mửa và kić h thić h ADH
e. Ethanol làm tăng hấ p thu và chuyể n hóa Thiamin
18. Tác đô ̣ng của methanol, câu nào KHÔNG ĐÚ NG:
a. Format ức chế cytochrome oxidase
b. Giảm sản xuất ATP
c. Tang phân hủy glucose ki ̣khí
d. Tang sản xuấ t lactat
e. Formaldehyde chuyể n hóa châ ̣m và tić h lũy trong cơ thể
19. Triê ̣u chứng lâm sàng nào sau đây KHÔNG PHẢI của Ethylen glycol:
a. Tăng nhip̣ tim, tăng huyế t áp
b. Suy thâ ̣n cấ p
c. Rố i loa ̣n thị giác
d. Tăng anion gap
e. Buồ n nôn, nôn mửa
20. Triê ̣u chứng lâm sàng nào sau đây KHÔNG PHẢI của methanol
a. Tăng huyế t áp, nhip̣ tim nhanh hay châ ̣m
b. Tinh thể calci oxalate niê ̣u
c. Mờ mắ t, loa ̣n thi,̣ mù
d. Viêm tu ̣y
e. Buồ n nôn, đau bu ̣ng
1A
2D
3A
4D
5C
6A

7D
8A
9B
10E
11D

12D

13C

14D

15C

16A

17C

18E

19C

20B

13


Dượ c CQ 2012 - 2017

XÉT NGHIỆM LÂM SÀNG

Ca lâm sàng 1
Bệnh nhân nữ 65 tuổi, cao 165 cm, nặng 40 kg được chỉ định digoxin để điều trị suy tim. BN được chỉ
định xét nghiệm creatinin máu để đánh giá chức năng thận nhằm hiệu chỉnh liều thuốc. Kết quả SCr =1,2
mg/dL (0,6 -1,2 mg/Dl). Nhận xét gì về kết quả trên
Bệnh nhân là nữ, cao tuổi, thể trạng gầy nên lượng cơ ít . Điều này dẫn đến lượng creatinin tạo ra thấp
Trong khi đó lượng SCr trong máu của bệnh nhân là 1,2mg/dL (gần tiệm cận trên)
Suy ra chức năng thận của bệnh nhân đã suy giảm nên ta cần phải hiệu chỉnh liều.
Ca lâm sàng 2
Bệnh nân nữ 59 tuổi, đang dùng atorvastatin 40mg/ngày để điều trị rối loạn lipid máu. Bệnh nhân than bị
mệt từ 3 tuần trước (khi đi tái khám và được kê toa thuốc).Khi thăm khám, BS phát hiện BN đã dùng
liều gấp đôi so với chỉ định (1 viên atorvastatin 80mg thay vì nữa viên)
Kết quả xét nghiệm:
AST: 51U/L (<35)
ALT: 72U/L (<35)
ALP: 82 U/L (30-120)
Nhận xét về kết quả trên? Cách xử trí?
Ta có
Atorvastatin có tác dụng phụ khu trú trên gan và trên cơ: gây tăng transaminase
ALP bình thường => Không có nguyên nhân tắc mật, không có bệnh lý gan não sẵn có
𝐴𝑆𝑇
AST, ALT tăng, 𝐴𝐿𝑇 < 1 => Tổn thương gan cấp, mức nhẹ ( do ALT tăng khoảng gấp 2 lần)
Chưa có vàng da, nôn ói
Giảm liều thành 40mg và tiếp tục theo dõi chức năng gan để đảm bảo kiểm soát lipid trong máu.Nếu
transaminase tăng kèm theo một số biểu hiện lâm sàng khác như mệt mỏi, vàng da thì ta sẽ ngưng. Khi ngưng
vẫn tiếp tục theo dõi transaminase. Nếu nó bình thường lại thì dùng thuốc lại bình thường
Ca lâm sàng 3
BN nam 42 tuổi, nhập viện do hạ huyết áp tư thế
Tiền sử bệnh
- Tăng huyết áp 2 năm, kiểm soát tổ bằng Hydrochlorothiazid
- Parkinson 1 năm, kiểm soát bằng carbidopa/ levodopa

- Nghiện rượu, đã cai 2 năm
Cận lâm sàng:
- Hct: 27% (39-49)
- Bilirubin toàn phần: 3,5mg/dL (0,1-1)
- Bilirubin trực tiếp: 0,5 mg/dL(0-0,2)
- ALP: 40U/L (30-120)
- AST: 32 U/L(<35)
- ALT: 27U/L(<35)
Nguyên nhân gây tăng Bilirubin ở bệnh nhân này là gì?
Ta có
Hct: giảm - số lượng tế bào hồng cầu giảm - thiếu máu
Bilirubin toàn phần và Bilirubin trực tiếp đều tăng (trong đó tăng chủ yếu là lượng Bilirubin tự do)
14


Dượ c CQ 2012 - 2017

ALP, AST, ALT bình thường -> không có tổn thương ở gan, không có tắc mật.
=> Vàng da trước gan do tán huyết.
Thuốc carbidopa, levodopa, hydrochlorothiazid có tác dụng phụ hiếm gặp là gây thiếu máu do tán huyết =>
Nghi ngờ do thuốc=>Ngưng thuốc theo dõi các chỉ số. Nếu có sự phục hồi thì có thể xác nhận tán huyết ở
đây là do tác dụng phụ của thuốc.
Ca lâm sàng 4
Bệnh nhân C, nữ 61 tuổi, nhập viện vì khó thở khi nằm, thở ngắn từ 1 tuần nay. BN cho biết đã ngưng
thuốc điều trị suy tim 2 tuần. Khám lâm sàng cho thấy BN phù chân (4+) và suy hô hấp.
Các xét nghiệm
- Na: 123 mEq/L (135-145)
- K: 4,1 mEq/L (3,5 -5)
- Cl: 90 mEq/L(95-105)
- CO2: 28 mEq/L(22-28)

- BUN: 30 mg/dL (7-22)
- SCr: 1,3 mg/dL (0,6 -1,2)
- Đường huyết đói: 260 mg/dL (70 -110)
BN này có cần truyền bổ sung Na?
Biều hiện của bệnh nhân là biểu hiện do bệnh lý suy tim.
Na+, Cl- giảm
Không cần truyền bổ sung Na vì Bệnh nhân có phù, có tình trạng ứ nước nên nồng độ bị pha loãng nên
lượng Na thực tế chưa chắc đã thấp
Ca lâm sàng 5
Bệnh nhân nam 38 tuổi, nhập viện vì ngộ độc rượu, mất tri giác, lơ mơ.
Kết quả xét nghiệm:
- Albumin 2,0 g/dL (3,3 -4,8)
- Ca2+ 6,8 mg/dL (8,5 -10,5)
- Bilirubin TP 10,8 mg/dL (0,1 -1,0)
- AST 280 U/L(<35)
- ALP 240 U/L (30-120)
BN này có cần được điều trị bổ sung Ca không?
Albumin giảm
Ca2+ toàn phần giảm
Bilirubin, AST, ALT tăng cao
Cần hiệu chỉnh lại lượng Ca2+
[Ca2+ ] hiệu chỉnh =[Ca2+ ] TP+,8 X (albumin BT- albumin BN)= 6,8 + 0,8x (4 -2) = 8,4
 Bệnh nhân chưa thật sự giảm Ca2+ nên không cần bổ sung.
(Còn các thông số khác ta thấy bệnh nhân bị ngộ độc rượu nên chức năng gan có bị tổn thương)
Ca lâm sàng 8
BN nam 33 tuổi, được chuẩn đoán ĐTĐ type 1 cách đây 10 năm, kiểm soát tốt với phác đồ insulin. BN
nhập viện vì sốt 3 ngày kèm ớn lạnh, khó tiểu, hơi lẫn lộn, buồn nôn và nôn ói, giảm vị giác. Vì BN
không thể ăn trong vòng 48 giờ nên đã không dùng insulin.
Đường huyết mao mạch là 545 mg/dL
15



Dượ c CQ 2012 - 2017

Phân tích nước tiểu giữa dòng cho thấy:
- Nước tiểu đục; pH 5,2; SG 1,033; PRO 3+
- GLU 4+; KET âm tính
- LEU: nhiều không đếm được
- một vài TB vảy biểu mô, quang trường; NIT dương tính
Các XN trên nói lên điều gì?
Đường huyết mao mạch 545 mg/dL  đường huyết lúc đói là : 545 x 100/85 = 641,176 mg/dL
Protein 3+ :có tổn thương thận -> có thể biến chứng thận do Đái tháo đường
GLU 4+ : Phù hợp vì bệnh nhân không dùng insulin trong 2 ngày
Nước tiểu bị toan chuyển hóa (pH 5,2)
Bạch cầu trong nước tiểu nhiều -> có nhiễm trùng đường tiểu và phù hợp với việc quan sát được nước tiểu bị
đục
Nhiễm trùng đường tiểu, pH acid
Lipid dương tính: Nhiễm trùng Gram âm
-> Nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm E.Coli
Tình trạng bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu nên dùng kháng sinh, BN phải dùng insulin để ổn định đường
huyết.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Aspartate aminotransferase (AST)
a. Chỉ thay đổi trong bệnh lý gan
b. Tăng trong bệnh lý gan và nhồi máu cơ tim.
c. Chỉ tăng trong viêm gan siêu vi B
d. Cả 3 đều đúng
2. Khi có hoại tử tế bào gan (bệnh viêm gan mãn)
a. Men gan AST và ALT tăng như nhau
b. AST tăng nhiều hơn ALT

c. ALT tăng nhiều hơn AST
d. Cả ba đều đúng
3. Các xét nghiệm trong nước tiểu cho biết liên quan đến bệnh thân và đường tiết niệu
a. Urobilinogen, bilirubine
b. Bạch cầu, nitrit, pH, glucose, protein, máu
c. Glucose, ketone
d. Cả 3 đều đúng
4. Ketone có thể phát hiện trong nước tiêu ở trường hợp sau, chọn câu chính xác nhất:
a. Trong bệnh lý tiểu đường
b. Hôn mê có đường huyết cao và nhịn đói kéo dài
c. Bệnh lý gan
d. Cả 3 đều đúng
5. Kali là chất điện giải quan trọng hơn các chất điện giải khác trong:
a. Điều hòa thăng bằng toan kiềm
b. Duy trì áp lực thẩm thấu máu
c. Ảnh hưởng đến hoạt động cơ tim, tăng hoạt tính cho một số men, cần thiết cho sự chuyển hóa trong
tế bào
d. Cả 3 đều đúng
16



×