Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Di tích rồng lớn và vai trò của nó với sự hình thành văn hóa óc eo ở vùng ven biển đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG ĐẮC CHIẾN

DI TÍCH GIỒNG LỚN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
VỚI SỰ HÌNH THÀNH VĂN HÓA ÓC EO
Ở VÙNG VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

TRƯƠNG ĐẮC CHIẾN

DI TÍCH GIỒNG LỚN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
VỚI SỰ HÌNH THÀNH VĂN HÓA ÓC EO
Ở VÙNG VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ

CHUYÊN NGÀNH: KHẢO CỔ HỌC
MÃ SỐ: 62 22 03 17

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. VŨ QUỐC HIỀN
2. PGS.TS. LÂM THỊ MỸ DUNG



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tên
đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Các tài
liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, khách quan, rõ ràng về xuất
xứ. Những kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận án

Trương Đắc Chiến


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Vũ Quốc Hiền và PGS.TS.
Lâm Thị Mỹ Dung - những người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực
hiện luận án.
Trong thời gian thực hiện luận án tôi đã nhận được nhiều lời khuyên quý báu
của TS. Ngô Thế Phong (Hội Khảo cổ học Việt Nam) và sự giúp đỡ về mặt tư liệu
của TS. Andreas Reinecke (Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức). Xin trân trọng cảm
ơn các tiến sĩ.
Luận án này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự tạo điều kiện của lãnh

đạo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng như sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp trong
bảo tàng, đặc biệt là các cán bộ phòng Nghiên cứu - Sưu tầm, phòng Quản lý hiện
vật và phòng Tư liệu - Thư viện. Xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu
ấy. Tôi cũng không quên sự chỉ dạy và giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô và các bạn
đồng nghiệp tại Đại học KHXH&NV Hà Nội và Viện Khảo cổ học. Xin cảm ơn thầy
cô và các bạn rất nhiều.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và các bạn đồng
nghiệp tại Sở VHTT&DL tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu, Bảo
tàng Đồng Nai, Bảo tàng Bình Dương, đặc biệt là bà con nhân dân xã Long Sơn
(TP. Vũng Tàu) - những người đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời
gian điền dã trên thực địa cũng như trong quá trình thu thập tài liệu liên quan đến
đề tài luận án.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình - những người luôn là nguồn động lực và chỗ dựa tin cậy để tôi có thể vững
tâm theo đuổi một nghề nhiều gian khó.

Trương Đắc Chiến


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AD

-

Anno Domini/Sau Công nguyên

BC

-


Before Christ/Trước Công nguyên

BIPPA

-

Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory
Association/Tập san của Hội Tiền sử Ấn Độ
- Thái Bình Dương

BP

-

Before Present/Cách ngày nay

CCRAL

-

Commission Consultative des Recherches
Archéologiques à L'Etranger/Ủy ban Tư vấn
Nghiên cứu Khảo cổ học ngoài nước Pháp

Đkm

-

Đường kính miệng


et al

-

et alii (and others)/và những người khác

GS

-

Giáo sư

HS

-

Hồ sơ

Nnk

-

Những người khác

NPHMVKCH

-

Những phát hiện mới về khảo cổ học


Nxb

-

Nhà xuất bản

PGS

-

Phó giáo sư

P

-

Page/Trang

Pp

-

Pages/Các trang

KHXH

-

Khoa học Xã hội


Stt

-

Số thứ tự

TP

-

Thành phố

Tr

-

Trang

TS

-

Tiến sĩ

Vol

-

Volume/Tập



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG CHÍNH VĂN

Bảng
Bảng 2.1.

Mộ táng trong các hố khai quật Giồng Lớn

Bảng 2.2.

Các nhóm mộ đất trong hố khai quật Giồng Lớn

Bảng 2.3.

Thống kê đồ gốm tùy táng Giồng Lớn theo chất liệu

Bảng 2.4.

Thống kê đồ gốm tùy táng Giồng Lớn theo loại hình

Bảng 2.5.

Kết quả phân tích thành phần thạch học các mẫu gốm

Bảng 2.6.

Kết quả phân tích thành phần khoáng vật mẫu gốm bằng phương pháp
nhiễu xạ tia X

Bảng 2.7.


Sự giảm trọng lượng của mẫu khi nâng nhiệt độ

Bảng 2.8.

Thống kê đồ đá trong các nhóm mộ đất Giồng Lớn

Bảng 2.9.

Đồ thủy tinh trong các nhóm mộ táng Giồng Lớn

Bảng 2.10.

Phân loại hạt chuỗi Giồng Lớn theo hình dáng và màu sắc

Bảng 2.11.

Thống kê đồ kim loại trong các nhóm mộ đất Giồng Lớn

Bảng 2.12.

Các loại hình đồ tùy táng bằng sắt

Bảng 2.13.

Phân loại đồ tùy táng bằng vàng

Bảng 2.14.

Phân loại hạt chuỗi vàng


Biểu đồ
Biểu đồ 2.1

Các kiểu hoa văn trên đồ gốm Giồng Lớn

Biểu đồ 2.2.

Mối quan hệ giữa hoa văn trên đồ gốm với các nhóm mộ

Sơ đồ
Sơ đồ 3.1

Quá trình chiếm lĩnh vùng ngập mặn Đông Nam Bộ

Sơ đồ 3.2.

Quá trình hình thành văn hóa Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG PHỤ LỤC
Bảng
Bảng 1.

Thống kê đồ tùy táng trong mộ đất và mộ nồi Giồng Lớn

Bảng 2.

Sự phân bố đồ tùy táng trong các nhóm mộ đất Giồng Lớn


Bảng 3.

Các mộ thuộc nhóm 1

Bảng 4.

Các mộ thuộc nhóm 2

Bảng 5.

Các mộ thuộc nhóm 3

Bảng 6.

Các mộ nồi

Bảng 7.

Thống kê đồ gốm trong các nhóm mộ đất Giồng Lớn

Bảng 8.

Thống các kiểu nồi gốm Giồng Lớn

Bảng 9.

Thống kê các kiểu bát bồng Giồng Lớn

Bảng 10.


Thống kê các kiểu bình gốm Giồng Lớn

Bảng 11.

Bảng giới thiệu mẫu gốm Giồng Lớn, Giồng Cá Vồ và Gò Ô Chùa

Bảng 12.

Các mộ có đồ đá ở Giồng Lớn

Bảng 13.

Các mộ có đồ thủy tinh ở Giồng Lớn

Bảng 14.

Các mộ có đồ kim loại ở Giồng Lớn

Bảng 15.

Kết quả phân tích thành phần hóa học đồ vàng Giồng Cá Vồ

Bảng 16.

Kết quả phân tích thành phần hóa học mặt nạ vàng Giồng Lớn

Bảng 17.

Một số đồ gốm tiêu biểu ở Giồng Lớn và Gò Ô Chùa


Bảng 18.

Một số hiện vật tiêu biểu ở Giồng Lớn - Long Sơn và Giồng Cá Vồ - Giồng Phệt


Biểu đồ
Biểu đồ 1.

Phân bố các nhóm mộ trong hố khai quật Giồng Lớn

Biểu đồ 2.

Phân bố đồ tùy táng trong các nhóm mộ Giồng Lớn

Biểu đồ 3.

Phân bố đồ gốm trong các nhóm mộ Giồng Lớn

Biểu đồ 4.

Mối tương quan giữa gốm loại 1 và loại 2 trong các nhóm mộ Giồng Lớn

Biểu đồ 5.

Phân bố các kiểu nồi trong các nhóm mộ Giồng Lớn

Đồ thị
Đồ thị 1.

Giản đồ DG - DTA của mẫu gốm số 1 (Giồng Lớn)


Đồ thị 2.

Giản đồ DG - DTA của mẫu gốm số 2 (Giồng Lớn)

Đồ thị 3.

Giản đồ DG - DTA của mẫu gốm số 3 (Gò Ô Chùa)

Đồ thị 4.

Giản đồ DG - DTA của mẫu gốm số 4 (Giồng Cá Vồ)

Đồ thị 5.

Giản đồ DG - DTA của mẫu gốm số 5 (Giồng Cá Vồ)


DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG PHỤ LỤC
Hình 1.

Bản đồ phân bố di tích Giồng Lớn và một số địa điểm khảo cổ đề cập trong
luận án

Hình 2.

Bản đồ địa hình vùng ngập mặn ven biển Đông Nam Bộ

Hình 3.


Bản đồ phân bố các địa điểm khảo cổ học ở vùng ngập mặn ven biển Đông
Nam Bộ

Hình 4.

Bản đồ phân bố các địa điểm khảo cổ học ở khu vực đảo Long Sơn

Hình 5.

Bản đồ khu vực Cần Giờ - Long Sơn

Hình 6.

Di tích Giồng Lớn và một số địa điểm khảo cổ học ở Đông Nam Á

Hình 7 - 8.

Cảnh quan di tích Giồng Lớn

Hình 9.

Sơ đồ vị trí các hố thám sát và khai quật di tích Giồng Lớn

Hình 10.

Mặt bằng tổng thể các hố khai quật Giồng Lớn năm 2003, 2005

Hình 11.

Mặt bằng hố H1 di tích Giồng Lớn năm 2003


Hình 12.

Mặt bằng hố H2 di tích Giồng Lớn năm 2003

Hình 13.

Mặt bằng hố H3 di tích Giồng Lớn năm 2003

Hình 14.

Mặt bằng hố H4 di tích Giồng Lớn năm 2003

Hình 15.

Mặt bằng hố H5 di tích Giồng Lớn năm 2003

Hình 16.

Mặt bằng hố H1 di tích Giồng Lớn năm 2005

Hình 17.

Mặt bằng hố H2 di tích Giồng Lớn năm 2005

Hình 18.

Diễn biến địa tầng di tích Giồng Lớn



Hình 19.

Các nhóm mộ táng tại di tích Giồng Lớn

Hình 20.

Đồ tùy táng trong mộ 05.GL.H1.M7

Hình 21.

Đồ tùy táng trong mộ 05.GL.H1.M8

Hình 22.

Đồ tùy táng trong mộ 03.GL.H3.M2

Hình 23.

Đồ tùy táng trong mộ 03.GL.H3.M10

Hình 24.

Đồ tùy táng trong mộ 05.GL.H1.M1

Hình 25.

Đồ tùy táng trong mộ 03.GL.H2.M12

Hình 26.


Đồ tùy táng trong mộ 03.GL.H4.M1

Hình 27.

Các kiểu mộ nồi tại di tích Giồng Lớn

Hình 28 - 31.

Nồi vai gãy cỡ nhỏ Giồng Lớn

Hình 32 - 33.

Nồi vai gãy cỡ trung bình Giồng Lớn

Hình 34.

Nồi vai vát Giồng Lớn

Hình 35.

Nồi vai xuôi cỡ nhỏ Giồng Lớn

Hình 36 - 37.

Nồi vai xuôi cỡ trung bình Giồng Lớn

Hình 38 - 41

Bát bồng chân choãi Giồng Lớn (gốm loại 1)


Hình 42 - 44.

Bát bồng chân choãi Giồng Lớn (gốm loại 2)

Hình 45 - 47.

Bát bồng chân trụ Giồng Lớn

Hình 48 - 49.

Bình cổ cao vãi gãy Giồng Lớn

Hình 50.

Bình cổ cao vai vát Giồng Lớn

Hình 51.

Bình có chân đế Giồng Lớn


Hình 52 - 54.

Bình con tiện Giồng Lớn

Hình 55.

Vò gốm Giồng Lớn

Hình 56.


Các kiểu nắp gốm Giồng Lớn

Hình 57.

Ấm và trụ gốm Giồng Lớn

Hình 58.

Các loại hạt chuỗi đá Giồng Lớn

Hình 59 - 60.

Vòng tay đá nephrite Giồng Lớn

Hình 61.

Vòng tay đá thạch anh và mã não Giồng Lớn

Hình 62.

Đá cuội trong mộ táng Giồng Lớn

Hình 63.

Đồ trang sức thủy tinh Giồng Lớn

Hình 64.

Lục lạc đồng, tiền Ngũ Thù và kiếm sắt Giồng Lớn


Hình 65.

Giáo sắt Giồng Lớn

Hình 66.

Dao sắt Giồng Lớn

Hình 67.

Đục sắt Giồng Lớn

Hình 68.

Đục sắt và công cụ chưa rõ chức năng Giồng Lớn

Hình 69.

Các kiểu hạt chuỗi vàng Giồng Lớn

Hình 70.

Các kiểu khuyên tai vàng Giồng Lớn

Hình 71.

Mặt nạ vàng Giồng Lớn

Hình 72.


Mô hình dương vật, lá vàng và một số hiện vật vàng Giồng Lớn

Hình 73.

Nắp gốm văn hóa Óc Eo

Hình 74.

Trụ gốm văn hóa Óc Eo


Hình 75.

Mộ vò và đồ tùy táng ở địa điểm Ba Thê năm 1998

Hình 76.

Đồ trang sức vàng văn hóa Óc Eo trong sưu tập của L.Malleret

Hình 77.

Đồ gốm một số địa điểm khu vực đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu)

Hình 78 - 79.

Đồ gốm địa điểm Bãi Cá Sóng và Giồng Ông Trượng

Hình 80.


Đồ gốm, rìu đồng và khuyên tai địa điểm Bãi Cá Sóng

Hình 81.

Đồ gốm địa điểm Giồng Ông Trượng

Hình 82.

Đồ gốm địa điểm Dốc Chùa

Hình 83.

Mộ chum địa điểm Suối Chồn

Hình 84.

Đồ gốm địa điểm Suối Chồn

Hình 85 - 86.

Đồ gốm địa điểm Long Bửu

Hình 87.

Đồ gốm địa điểm Long Bửu và mặt nạ đồng Phú Chánh

Hình 88 - 90.

Đồ gốm địa điểm Gò Cao Su


Hình 91 - 95.

Đồ gốm địa điểm Gò Ô Chùa

Hình 96.

Đồ gốm và đồ trang sức địa điểm Gò Hàng

Hình 97.

Đồ gốm địa điểm Gò Cây Tung

Hình 98.

Đồ gốm địa điểm Cái Lăng

Hình 99 - 100.

Đồ gốm địa điểm Bưng Thơm

Hình 101.

Đồ gốm địa điểm Bưng Bạc

Hình 102 - 106.

Đồ gốm tùy táng Giồng Cá Vồ

Hình 107.


Các kiểu miệng gốm trong di chỉ Giồng Cá Vồ


Hình 108.

Các loại hình đồ sắt Giồng Cá Vồ

Hình 109.

Các loại hình đồ trang sức Giồng Cá Vồ

Hình 110 - 111.

Đồ gốm địa điểm Giồng Phệt

Hình 112.

Đồ gốm và đồ trang sức địa điểm Lai Nghi

Hình 113.

Đồ gốm văn hóa Sa Huỳnh

Hình 114.

Hiện vật vàng tại một số địa điểm ở Đông Nam Á hải đảo

Hình 115.

Mặt nạ vàng tại địa điểm Oton (Philippines) và khuyên tai địa điểm

Pesentren (Java)

Hình 116.

Đồ gốm và rìu đồng ở Đông Nam Á hải đảo

Hình 117.

Hiện vật tại một số địa điểm khảo cổ ở đông nam Campuchia

Hình 118.

Hiện vật tại một số địa điểm khảo cổ ở Thái Lan

Hình 119.

Hiện vật tại một số địa điểm khảo cổ ở Ấn Độ và Trung Quốc

Hình 120.

Gốm cứng văn in tại địa điểm Song Minh (Giang Tây, Trung Quốc)


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ trong chính văn
Danh mục các bảng, biểu đồ trong phụ lục
Danh mục các hình ảnh minh họa trong phụ lục

Mục lục..................................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án...................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án..........................................................................................6
6. Cấu trúc của luận án............................................................................................................................7
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.......8
1.1. Tình hình nghiên cứu văn hóa Óc Eo...............................................................................................8
1.2. Vấn đề quá trình hình thành văn hóa Óc Eo...................................................................................11
1.3. Di tích Giồng Lớn và những vấn đề đặt ra cho luận án..................................................................21
Tiểu kết chương 1..................................................................................................................................25
Chương 2: DI TÍCH GIỒNG LỚN: ĐẶC TRƯNG VÀ NIÊN ĐẠI....................................................27
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên vùng ven biển Đông Nam Bộ...........................................................27
2.2. Vị trí địa lý - cảnh quan di tích Giồng Lớn....................................................................................30
2.3. Các hố khai quật và diễn biến địa tầng...........................................................................................35
2.4. Di tích.............................................................................................................................................37
2.5. Di vật .............................................................................................................................................47
2.6. Niên đại và đặc trưng văn hóa........................................................................................................83
Tiểu kết chương 2..................................................................................................................................94
Chương 3: VỊ TRÍ DI TÍCH GIỒNG LỚN TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP
TIỀN ÓC EO - ÓC EO Ở VÙNG VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ........................................................96
3.1. Với các di tích lưu vực sông Đồng Nai..........................................................................................97
3.2. Với các di tích lưu vực sông Vàm Cỏ..........................................................................................108
3.3. Với các di tích châu thổ sông Cửu Long...................................................................................114
3.4. Với các di tích ven biển Đông Nam Bộ........................................................................................117
3.5. Với các khu vực khác...................................................................................................................127
3.6. Phác dựng quá trình hình thành văn hóa Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ........................137
Tiểu kết chương 3................................................................................................................................147

KẾT LUẬN.........................................................................................................................................149
Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án.............................................151
Tài liệu tham khảo..............................................................................................................................152
Phụ lục.................................................................................................................................................169

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. “Văn hoá Óc Eo” là một chủ đề nghiên cứu khoa học lớn, không
phải chỉ của Việt Nam mà còn của cả Đông Nam Á, bởi nó liên quan mật thiết
tới lịch sử giai đoạn đầu công nguyên - giai đoạn hình thành và phát triển của
nhiều quốc gia cổ trong khu vực.
Những di tích thuộc nền văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ đã được phát hiện từ
cuối thế kỉ XIX, tuy nhiên, dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát hiện và
nghiên cứu nền văn hóa này là năm 1944, với cuộc khai quật quy mô của L.
Malleret tại khu di tích Óc Eo - Ba Thê. Trải hơn 70 năm nghiên cứu, với một
khối tư liệu vật chất đồ sộ, phong phú, diện mạo của văn hoá Óc Eo đã dần
được làm rõ trên các mặt, như: đặc trưng di tích, đặc trưng di vật, địa bàn
phân bố... Qua đó, có thể thấy nền văn hoá này chứa đựng nhiều giá trị lớn về
vật chất - tinh thần, về khoa học - kĩ thuật, về kinh tế - xã hội. Nghiên cứu sâu
kĩ văn hoá Óc Eo không chỉ giúp cho việc nhận thức lịch sử về quá trình khai
phá, mở mang vùng đất phía Nam của các cư dân 2000 năm trước, mà còn có
ý nghĩa lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ngày nay.
1.2. Trong nghiên cứu văn hoá Óc Eo, có một vấn đề hết sức quan trọng
nhưng lại ít được nhắc tới, đó là vấn đề nguồn gốc. Cho dù, dường như mọi
nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng Óc Eo chính là sự phát triển trực tiếp từ
các văn hoá cổ ở đồng bằng sông Cửu Long và văn hoá Đồng Nai, thì vẫn còn
đó những dấu hỏi về mặt khảo cổ học, bởi bằng chứng xác thực về một phổ hệ

phát triển văn hoá khảo cổ vẫn chưa được tìm thấy. Mãi tới thập kỉ 90 của thế
kỉ XX, với các cuộc phát quật ở Gò Cây Tung (An Giang) và Gò Ô Chùa
(Long An), người ta mới bắt đầu nhận thấy chứng cứ về những con đường
tiến tới Óc Eo từ thời tiền sử. Đặc biệt hơn, cũng trong thập kỉ cuối của thế kỉ
2


XX, việc phát hiện cụm di tích Giồng Cá Vồ - Giồng Phệt ở vùng ngập mặn
Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) đã gây “chấn động” giới khảo cổ nói riêng và sử
học nói chung bởi tính độc đáo và tầm vóc của nó. Trong nhóm di tích này đã
bắt đầu có những yếu tố Óc Eo, gợi mở cho các nhà nghiên cứu đi tìm một
con đường hình thành nên văn hoá Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ.
Tuy vậy, niên đại của nhóm di tích Giồng Cá Vồ được xác định là khoảng
2500 năm BP, và vì thế vẫn còn cả một khoảng trống vài trăm năm giữa nó
với văn hoá Óc Eo. Ngoài ra, những yếu tố Óc Eo trong đó còn khá mờ nhạt.
Đó là lý do cho sự cấp thiết phải tìm những bước chuyển/gạch nối Giồng Cá
Vồ - Óc Eo.
1.3. Di tích Giồng Lớn nằm trong vùng sinh thái ngập mặn trên đảo
Long Sơn (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thuộc vùng vịnh biển
Gành Rái, cách Cần Giờ khoảng 10 km về phía bắc. Có thể nói, đảo Long Sơn
nói riêng và vùng ngập mặn ven biển Vũng Tàu nói chung có ý nghĩa hết sức
quan trọng với tiền - sơ sử khu vực. Cho tới nay, trên địa bàn TP. Vũng Tàu
và đảo Long Sơn đã phát hiện được một loạt các di tích thuộc giai đoạn
Giồng Cá Vồ-Giồng Phệt như Gò Ông Sầm dưới, Bãi Cá Sóng, Giồng Ông
Trượng, Hàng Xồm Lớn,... và văn hoá Óc Eo như Gò Hầm Than, Gò Ông
Sầm trên, Kênh Tập Đoàn, Gò Ông Kiến,... trong đó Giồng Lớn có vai trò đặc
biệt quan trọng.
Di tích này được phát hiện vào năm 2002, sau đó được khai quật quy mô
hai lần vào năm 2003 và 2005, kết quả khai quật cho thấy đây là một di tích
mộ táng hết sức quan trọng, có những mối quan hệ mật thiết với Giồng Cá

Vồ. Với Giồng Lớn, chúng ta đã có thể nói tới một di tích Óc Eo sơ kì ở vùng
ngập mặn ven biển Đông Nam Bộ, và đồng thời, lại có thể thấy rõ con đường
từ Giồng Cá Vồ tới văn hoá Óc Eo.
3


1.4. Từ khi công tác tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia), tác giả luận án có may mắn được trực tiếp tham gia khai
quật di tích Giồng Lớn; điều tra, khảo sát và khai quật một số di tích khảo cổ
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mà chủ yếu là khu vực đảo Long Sơn và
vùng sinh thái ngập mặn của tỉnh. Bên cạnh đó, tác giả còn được nghiên cứu
các tài liệu có liên quan và cũng đã có một số bài viết về khảo cổ học tiền - sơ
sử các tỉnh phía Nam, nhất là lĩnh vực liên quan đến đề tài luận án.
Với những lý do nói trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài Di tích Giồng
Lớn và vai trò của nó với sự hình thành văn hoá Óc Eo ở vùng ven biển
Đông Nam Bộ cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành khảo cổ học của mình.
Thông qua luận án, tác giả muốn góp phần làm sáng tỏ một trong nhiều con
đường hình thành nên văn hoá Óc Eo nổi tiếng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Tập hợp, hệ thống đầy đủ tư liệu điền dã và các kết quả nghiên cứu
từ trước tới nay về di tích Giồng Lớn, qua đó làm rõ những đặc trưng cơ bản
của di tích này.
2.2. Tìm hiểu mối quan hệ của di tích Giồng Lớn trong không gian và
thời gian, nhằm làm rõ nguồn gốc, vị trí của di tích trong giai đoạn lịch sử này
ở vùng ven biển Đông Nam Bộ.
2.3. Trên cơ sở so sánh các tư liệu khảo cổ, luận án phác thảo con đường
tiến tới văn hoá Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ cũng như bức tranh
lịch sử giai đoạn cận kề công nguyên, một giai đoạn lịch sử hết sức sôi động
của khu vực.


4


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chính của luận án là các di tích và di vật khảo cổ học thu được
qua các đợt khai quật di tích Giồng Lớn; những di tích, di vật khảo cổ học thu
được qua điều tra, khảo sát, thám sát và khai quật các di tích khác có mối
quan hệ mật thiết với Giồng Lớn trên đảo Long Sơn; những di tích, di vật
khảo cổ tại các địa điểm khác có liên quan ở Nam Bộ, Đông Nam Á, Ấn Độ
hay Trung Hoa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu giai đoạn chuyển tiếp từ
Tiền Óc Eo lên văn hóa Óc Eo, từ là từ 500 năm BC đến 100 - 200 AD. Tuy
nhiên, do tính chất phức tạp của các di tích khảo cổ ở Nam Bộ, nên khung
thời gian này có thể được đẩy sớm hơn tùy từng trường hợp cụ thể.
- Về không gian: là vùng ven biển Đông Nam Bộ, cụ thể là khu vực ngập
mặn thuộc địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Long An, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu, trong đó cốt lõi là vùng ngập mặn xung quanh vịnh Gành Rái, bao
gồm bán đảo Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu).
Không gian nghiên cứu của luận án cũng sẽ được mở rộng khi tiến hành các
nghiên cứu so sánh với những khu vực khác ở Nam Bộ, miền Trung Việt
Nam hay Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Hoa.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án là báo cáo của các cuộc điều tra,
khảo sát, thám sát và khai quật khảo cổ học; các bài viết công bố trên tạp chí
Khảo cổ học và kỷ yếu Những phát hiện mới về khảo cổ học xuất bản hàng
5



năm; các sách chuyên khảo, các đề tài đã công bố và một số bài viết đăng trên
các tạp chí và kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài
luận án.
- Những kết quả thu thập tư liệu, nghiên cứu của tác giả về di tích Giồng
Lớn nói riêng và các di tích khác ở Nam Bộ từ năm 2005 đến nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp khảo cổ học truyền thống để thu thập tài
liệu như điều tra, thám sát, khai quật trên thực địa. Những phương pháp thống
kê định tính, định lượng, phân loại loại hình học, bản đồ học, miêu tả, đo vẽ,
chụp ảnh, dập hoa văn, so sánh liên văn hoá... được sử dụng để phân tích và
diễn giải tài liệu.
- Bên cạnh đó, luận án sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học liên ngành
như: dân tộc học, địa lý, địa chất, phương pháp định niên đại C14, phương
pháp phân tích thạch học... để đưa ra những kiến giải khoa học hợp lý nhất.
- Luận án còn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các di tích,
di vật của Giồng Lớn và các di tích khác trong khu vực để tìm hiểu những đặc
trưng riêng - chung và mối quan hệ qua lại của các cộng đồng cư dân trong
giai đoạn này, qua đó nhằm tái hiện phần nào bức tranh về những nhóm cư
dân thời sơ sử trong khu vực.
- Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
trong việc tìm hiểu quá trình phát triển nội tại và mối quan hệ của di tích
Giồng Lớn với các khu vực khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Luận án tập hợp, hệ thống các tư liệu và kết quả nghiên cứu về di
tích Giồng Lớn nói riêng và các di tích có liên quan nói chung, qua đó cung
cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin, tư liệu đầy đủ về một nhóm các
6


di tích trong giai đoạn chuyển tiếp và hình thành văn hoá Óc Eo ở vùng ven

biển Đông Nam Bộ.
5.2. Trên cơ sở những đặc trưng di tích, di vật của Giồng Lớn cũng như
so sánh nó với các di tích khác trong không gian và thời gian, luận án góp
phần làm rõ một con đường phát triển nội sinh của văn hoá Óc Eo ở vùng ven
biển miền Đông Nam Bộ. Điều đó cũng phản ánh tính đa nguồn của nền văn
hoá này.
5.3. Trên cơ sở những tư liệu đã có, luận án cố gắng phác thảo bức tranh
lịch sử sôi động giai đoạn đầu công nguyên của khu vực này, khẳng định tầm
quan trọng của những “cú hích” ngoại sinh đối với việc hình thành văn hoá
Óc Eo.
5.4. Những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở bước đầu cho hoạt
động trưng bày, giới thiệu những di tích, di vật của Giồng Lớn tại Bảo tàng
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu (6 trang) và Kết luận (2 trang), nội dung chính của
luận án được cấu trúc thành 3 chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
(19 trang).
Chương 2: Di tích Giồng Lớn: Đặc trưng và niên đại (69 trang).
Chương 3: Vị trí di tích Giồng Lớn trong giai đoạn chuyển tiếp Tiền Óc
Eo - Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ (53 trang).
Ngoài ra, Luận án còn có các mục: Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt,
Tài liệu tham khảo và Phụ lục minh hoạ.

7


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu văn hóa Óc Eo

1.1.1. Những di tích thuộc nền văn hóa Óc Eo được phát hiện từ khá
sớm, với các địa điểm như Ba Thê (1879), Vĩnh Hưng (1917), Cạnh Đền
(1923), Thành Mới (1937), Gò Thành (1941) [Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn,
Võ Sĩ Khải, 1995, tr. 444 - 448]. Tuy nhiên, dấu mốc quan trọng trong lịch sử
nghiên cứu văn hóa Óc Eo là năm 1944, với cuộc khai quật quy mô của
L.Malleret tại khu di tích Óc Eo – Ba Thê. Kết quả của cuộc khai quật này
cũng như của các hoạt động sưu tầm, khảo sát của ông trên khắp Nam Bộ
được công bố trong công trình đồ sộ “Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu
Long” gồm 4 tập, trong đó 3 tập đầu đề cập đến vùng được ông gọi là
Transbassac (tương đương với Tây Nam Bộ ngày nay), còn tập 4 nói về các di
tích ở Cisbassac (tương đương miền Đông Nam Bộ và một phần Đông Nam
Campuchia). Công trình của Malleret đã cung cấp cho chúng ta tư liệu về một
bộ sưu tập hiện vật quý giá, cùng với đó là các chỉ dẫn có ý nghĩa khoa học to
lớn, như: có hai giai đoạn văn hóa khác nhau, trong đó giai đoạn sớm ứng với
nhà nước Phù Nam và giai đoạn sau ứng với Chân Lạp; dấu vết của một “tiền
cảng thị” ở Nền Chùa; diện phân bố rộng lớn của văn hóa Óc Eo; niên đại ra
đời và sự sụp đổ đột ngột của nền văn hóa này [Hà Văn Tấn, 2002, tr. 370 371].
1.1.2. Sau Malleret, việc nghiên cứu văn hóa Óc Eo bị gián đoạn một
thời gian dài bởi chiến tranh. Từ sau năm 1975, việc nghiên cứu văn hóa Óc
Eo mới được tiếp tục trở lại, gắn liền với hoạt động khoa học của các nhà
khảo cổ học Việt Nam. Cùng với việc hệ thống hóa nguồn tài liệu và khảo sát
lại những di tích đã phát hiện từ trước 1975, các nhà khảo cổ Việt Nam còn
8


phát hiện và khai quật thêm hàng loạt các di tích mới thuộc văn hóa Óc Eo
trên địa bàn các tỉnh: Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang,
Tiền Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Hà Tiên... Cho đến nay, số lượng di tích văn
hóa Óc Eo là 89, phân bố trên hầu khắp các tỉnh Nam Bộ, thậm chí cả ở Lâm
Đồng [Lê Xuân Diệm và nnk., 1995, tr.144]. Đã có nhiều cuộc hội thảo khoa

học về văn hóa Óc Eo được tổ chức, trong đó phải kể đến 3 cuộc hội thảo lớn,
đó là: Hội thảo "Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu
Long" tổ chức năm 1983 tại Long Xuyên (An Giang), Hội thảo "Văn hóa Óc
Eo và vương quốc Phù Nam" tổ chức năm 2004 tại TP. Hồ Chí Minh, và Hội
thảo "Văn hóa Óc Eo - nhận thức và giải pháp bảo tồn phát huy giá trị di
tích" tổ chức năm 2009 tại An Giang. Cùng với đó, những công trình khoa
học quan trọng về văn hóa Óc Eo cũng được công bố hoặc xuất bản, tiêu biểu
như cuốn "Văn hóa Óc Eo: Những khám phá mới" của Lê Xuân Diệm, Đào
Linh Côn và Võ Sĩ Khải xuất bản năm 1995, Luận án Tiến sĩ của Đào Linh
Côn về "Mộ táng trong văn hóa Óc Eo" bảo vệ năm 1995, hay Luận án Tiến
sĩ của Lê Thị Liên về "Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở đồng bằng sông
Cửu Long trước thể kỷ X" và Luận án Tiến sĩ của Bùi Phát Diệm về "Các di
tích văn hóa Óc Eo ở Long An" cùng bảo vệ trong năm 2003.
Tóm lại, trải qua 70 năm nghiên cứu (tính từ năm 1944), những đặc
trưng của văn hóa Óc Eo đã dần được làm rõ:
- Về diện phân bố: có không gian phân bố rất rộng, từ lưu vực sông Hậu,
sông Tiền đến lưu vực Vàm Cỏ - Đồng Nai. Cư dân văn hóa Óc Eo cư trú trên
các tiểu vùng sinh thái khác nhau: tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, ven
biển Tây Nam Bộ, hạ lưu sông Tiền, Đông Nam Bộ và khu vực rừng ngập
mặn ven biển Đông Nam Bộ.

9


- Về di tích: gồm có nhiều loại hình di tích khác nhau, như di chỉ cư trú,
di chỉ kiến trúc tôn giáo, di tích mộ táng, di chỉ xưởng, đặc biệt là sự có mặt
của các khu di tích lớn với tính chất phức hợp, có vai trò như là những trung
tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo và nghệ thuật như Gò Tháp, Óc Eo, Gò Thành.
Bên trong và xung quanh các khu di tích này có các khu vực cư trú và sản
xuất mang tính chất vệ tinh. Về mộ táng, bên cạnh truyền thống mộ huyệt đất

và mộ vò, đã xuất hiện dấu hiệu của truyền thống táng tục mới: hỏa táng (Gò
Tháp, Óc Eo). Có các công xưởng sản xuất (Óc Eo, Nhơn Thành, Gò Tháp)
làm ra các loại hình di vật chịu ảnh hưởng ngoại lai: đồ trang sức làm từ thủy
tinh, kim loại, đá bán quý, các tác phẩm điêu khắc tôn giáo v.v.
- Về di vật: cực kì phong phú và đa dạng về loại hình và chất liệu, đặc
biệt là sự có mặt khá phổ biến của các loại chất liệu mới như vàng, bạc, chìthiếc. Có nhiều di vật thể hiện ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng mới, đặc biệt là
các tác phẩm điêu khắc (tượng thờ, linh vật, các lá vàng). Xuất hiện nhiều di
vật ngoại lai (hạt chuỗi, bùa đeo, tiền tệ). Trong đồ gốm cũng xuất hiện loại
hình và chất liệu mới, ví dụ như loại gốm vẽ màu đen đỏ và gốm graffiti
giống với Ấn Độ, xuất hiện loại gốm mịn, sét lọc kĩ, pha cát mịn, dùng để làm
các loại hình như kendi, cốc, chân đèn, nắp đậy. Đây là những loại hình khác
lạ với đồ gốm truyền thống ở lưu vực sông Đồng Nai và nam Đông Dương
[Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải, 1995], [Nguyễn Thị Hậu, 2012],
[Lê Thị Liên, 2015a].
Từ đó có thể nhận thấy Óc Eo là một xã hội phát triển mạnh về nông
nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, đặc biệt là giao lưu trên biển. Tuy
nhiên, vẫn còn đó nhiều câu hỏi về nền văn hóa này cần phải giải đáp, mà nổi
lên trong số đó là vấn đề nguồn gốc. Dưới đây tôi xin điểm lại những ý kiến
đáng chú ý về nguồn gốc của văn hóa Óc Eo.
10


1.2. Vấn đề quá trình hình thành của văn hóa Óc Eo
Tuy chưa được để tâm đúng mức nhưng vấn đề nguồn gốc văn hóa Óc
Eo đã ít nhiều được bàn đến trong các công trình nghiên cứu của các học giả
trong và ngoài nước. Dưới đây là một số quan điểm của các học giả trong
nước và quốc tế về vấn đề này.
1.2.1. Các học giả nước ngoài
Học giả nước ngoài đầu tiên bàn về vấn đề này chính là L.Malleret,
người đã khai quật di tích Óc Eo và định danh cho nền văn hóa cổ này. Trong

công trình đồ sộ Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long, ở tập III, chương
XX, ông có dành đôi dòng để bàn về nguồn gốc của văn hóa Óc Eo. Dựa trên
sự có mặt của các loại hiện vật thuộc giai đoạn sớm như rìu, đục, vòng tay
bằng đá, một số đồ đựng bằng gốm và rìu đồng, giáo đồng... thu thập được ở
Óc Eo - Ba Thê, Đá Nổi, Núi Sập..., ông cho rằng Óc Eo được hình thành vào
giai đoạn cuối của của thời đá mới - kim khí. Theo Malleret, văn hóa Óc Eo là
kết tinh của những yếu tố bản xứ và ngoại lai, trong đó ảnh hưởng ngoại lai đã
xâm nhập vào đất này dần dần, không thông qua vũ lực, trước hết dưới hình
thức thúc đẩy kinh tế, không vấp phải một sự phản ứng đáng kể nào của dân
địa phương, do đó nó khá sâu sắc và liên tục. Tuy nhiên, theo cách diễn giải
của Malleret thì yếu tố ngoại sinh là quan trọng, là tác nhân chủ yếu đưa đến
sự phát triển của văn hóa Óc Eo. Cụ thể hơn, ông cho rằng mối quan hệ giữa
văn hóa bản xứ và văn hóa ngoại lai là quan hệ lệ thuộc, trong đó văn hóa
ngoại lai là văn hóa thống trị, còn văn hóa bản địa là văn hóa phụ thuộc
[Malleret L., 1962a, tr.179 - 180].
Sau Malleret, hầu như không có học giả nước ngoài nào bàn về nguồn
gốc văn hóa Óc Eo một cách trực tiếp. Thay vào đó, vấn đề này được nhắc tới
một cách gián tiếp trong các công trình nghiên cứu về vương quốc Phù Nam
11


và lịch sử Đông Nam Á cổ đại. Trong các công trình đó, cũng như Malleret,
phần lớn các học giả nước ngoài đều cho rằng sự ra đời của vương quốc Phù
Nam hay các quốc gia Ấn hóa khác ở Đông Nam Á chính là sự hình thành các
vùng đất thực dân của người Ấn Độ. Ví dụ như R.C.Majumdar, một học giả
người Ấn, trong công trình Ancient Indian Colonization in South-East Asia,
đã cho rằng có một số lượng lớn người Ấn Độ đến định cư ở Đông Nam Á, và
chính những cư dân này đã thống trị Phù Nam cũng như những trung tâm văn
minh sớm khác ở khu vực này [Majumdar R.C., 1972, pp. 6 - 10]. Hay như
Coedes, một học giả Pháp, trong cuốn sách The Indianized States of Southeast

Asia, đã phát biểu rằng các cư dân ở Đông Nam Á vẫn ở trình độ Đá mới hậu
kì trước khi tiếp xúc với văn hóa Bà la môn và Phật giáo của Ấn Độ. Và do
đó, mọi thành tựu văn minh mà khu vực này đạt được đều nhờ tiếp xúc với
văn hóa Ấn Độ, còn các cư dân bản xứ chỉ đóng vai trò tiếp nhận một cách
thụ động [Coedes G., 1968, pp. 7 - 8].
Trên đây là quan điểm phổ biến trong giới sử học phương Tây khi nhìn
nhận về những nền văn minh sớm ở Đông Nam Á, vốn thịnh hành từ đầu thế
kỷ XX cho tới những năm 1970. Tuy nhiên, không phải không có những tiếng
nói khác trong học giới. Justin van Leur, ngay từ năm 1955, đã nhấn mạnh
đến vai trò chủ động của các cư dân Đông Nam Á, cụ thể hơn là những thủ
lĩnh địa phương, trong mối quan hệ với Ấn Độ. Ông cho rằng những nhà buôn
không bao giờ và không thể nào có khả năng truyền tải được những tư tưởng
triết học hay tôn giáo của Ấn Độ, mà chính những thủ lĩnh địa phương đã tiếp
thu một cách chủ động và có chọn lọc để phục vụ cho lợi ích của mình [dẫn
theo Hall K.R., 1985, p. 50].
Cũng như Van Leur, O.W.Wolters cho rằng quá trình hình thành các
quốc gia Ấn hóa ở Đông Nam Á là thể hiện mối quan hệ qua lại hai chiều, và
12


×