Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Pháp luật kinh doanh bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.72 KB, 28 trang )

1 MỤC LỤC
1

2

Sơ lược về pháp luật kinh doanh bảo hiểm......................................................................1
1.1

Bảo hiểm là gì?.........................................................................................................1

1.2

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm...............................................................................2

1.3

Hợp đồng bảo hiểm...................................................................................................2

Những vấn đề trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm......................................................3
2.1

Nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm................................................................3

2.2

Hậu quả pháp lý của việc vi phạm (không đóng phí hoặc không đóng đủ phí?).......8

2.3 DNBH có quyền yêu cầu bên mua BH áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn
thất theo quy định của Luật KDBH không? Chế tài khi bên mua không thực hiện?.........10
2.4 Bồi thường và phương thức bồi thường của DNBH đối với các loại hình bảo hiểm
theo quy định pháp luật Việt Nam.....................................................................................12


2.5 Phân biệt đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH, Chấm dứt thực hiện HĐBH, và
HĐBH vô hiệu..................................................................................................................13
2.6

Phân tích tình huống thực tế phát sinh tranh chấp...................................................21


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm là một nhu cầu tất yếu của con người trong việc đối mặt với rủi ro, đó là
nguy cơ xảy ra thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng hoặc tài sản. Chính vì vậy, hoạt động kinh
doanh bảo hiểm là một ngành dịch vụ phát triển từ lâu ở các quốc gia trên thế giới và ngày
càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa
thị trường bảo hiểm, ngành bảo hiểm Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự
lớn mạnh của ngành bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm (KDBH) được Quốc hội thông
qua đã tạo một nền tảng pháp lý cho hoạt động bảo hiểm phát triển ở Việt Nam. Vậy pháp
luật về kinh doanh bảo hiểm Việt Nam có những quy định gì? Các bên mua bán bảo hiểm có
những quyền gì? Trả lời cho những thắc mắc đó, nhóm em đã tìm hiểu đề tài “Địa vị pháp lý
của bên mua bảo hiểm, địa vị pháp lý doanh nghiệp bảo hiểm quy định trong pháp luật Việt
Nam.”



PHẦN II: NỘI DUNG
* Các cụm từ được viết tắt trong bài:
DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm;
HĐBH: Hợp đồng bảo hiểm;
LKDBH: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010;
BH: Bảo hiểm;
BLDS 2015: Bộ luật dân sự 2015;


2 Sơ lược về pháp luật kinh doanh bảo hiểm
2.1 Bảo hiểm là gì?
Nói về định nghĩa, hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa về bảo hiểm chẳng hạn
như:
Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được
bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho
mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền
bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận
trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống
kê.
Theo Dennis Kessler thì: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của
số ít.
Còn tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ
chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty
bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi
bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.
Dù được định nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng theo chúng tôi, bảo
hiểm phải có đầy đủ các đặc trưng cơ bản sau:
Trang 4 / 28


 Thứ nhất, bảo hiểm phải là hoạt động tạo lập quỹ tiền tệ của bên bảo hiểm chủ yếu trên cơ
sở thu phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.
 Thứ hai, bên bảo hiểm phải cam kết chi trả cho bên mua bảo hiểm khi đối tượng được bảo
hiểm gặp những tổn thất do những rủi ro được bảo hiểm mang lại.
Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa bảo hiểm như sau: “Bảo hiểm là một thỏa
thuận hợp pháp thông qua đó, một cá nhân hay tổ chức (Người tham gia bảo hiểm)
chấp nhận đóng một khoản tiền nhất định (phí bảo hiểm) cho một tổ chức khác (Công
ty bảo hiểm) để đổi lấy những cam kết về những khoản chi trả khi có sự kiện trong
hợp đồng xảy ra.”


2.2 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
 Khoản 1, Điều 3, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung
năm 2010 quy định: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm
mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo
hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm.”
 Đặc điểm:
- Là nghiệp vụ mang tính chất kinh doanh.
- Quỹ bảo hiểm được tạo lập từ phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và từ vốn của doanh
nghiệp bảo hiểm.
- Sử dụng quỹ bảo hiểm để tiến hành bồi thường, chi trả cho những trường hợp thuộc trách
nhiệm bảo hiểm.

2.3 Hợp đồng bảo hiểm
Việc tham gia bảo hiểm của các bên phải được thực hiện bằng hợp đồng. Hợp đồng
bảo hiểm là căn cứ quan trọng quy định quyền và nghĩa vụ của DNBH và người tham gia
bảo hiểm theo thỏa thuận của 02 bên. Điều 12, khoản 1,2 Luật KDBH quy định:
Trang 5 / 28


“1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả
tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm.
2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.”

Trong đó:
-

Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo

-

quy định của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được
bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiễm có thề đồng thời là người
thụ hưởng.

3 Những vấn đề trong hoạt động kinh doanh bảo
hiểm
3.1 Nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm.
Quan hệ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng được hình thành từ hoạt
động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của DNBH. Hoạt động cung ứng này dựa vào nhu cầu
chuyển giao rủi ro từ người mua bảo hiểm sang DNBH. Để gánh chịu tổn thất thay cho bên
mua bảo hiểm, DNBH phải có khả năng tài chính đủ mạnh để chi trả cho bên mua bảo hiểm
theo cam kết. Trên thực tế, khả năng tài chính này không thể tự bản thân DNBH có được mà
phải dựa trên cơ sở đóng góp mang tính cộng đồng của những người tham gia bảo hiểm. Bởi
vì, sẽ là vô lý, khi một chủ thể kinh doanh phải gánh chịu tổn thất cho người khác bằng
chính khoản tiền thuộc sở hữu của mình. Chính vì lẽ đó, khi yêu cầu DNBH cấp bảo hiểm,

Trang 6 / 28


bên mua bảo hiểm phải trả những khoản phí nhất định để DNBH sử dụng khoản tiền này
duy trì được hoạt động kinh doanh của mình.
Vậy phí bảo hiểm là gì?

3.1.1

Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm hay còn gọi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm được hiểu đơn giản là số

tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho công ty bảo hiểm để đổi lấy sự bảo đảm trước
các rủi ro sẽ chuyển sang cho công ty bảo hiểm. Thuật ngữ phí bảo hiểm thường được dùng
trong các công ty bảo hiểm, trong khi đó các tổ chức hay hội tương hỗ lại sử dụng thuật ngữ
"mức đóng góp".
Theo quy định của Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm thì “ Phí bảo hiểm là khoản
tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương
thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.” (Khoản 11 Điều 3 Luật Kinh doanh
bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010).
3.1.2

Cơ sở hình thành quy định đóng phí bảo hiểm của bên

mua bảo hiểm
Cơ sở để hình thành nên quy định về trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên mua
bảo hiểm dựa vào hai lý do sau:


Thứ nhất, về phương diện kinh tế, để thực hiện được hoạt động kinh doanh bảo hiểm,

DNBH phải bỏ ra những chi phí nhất định. Các chi phí này bao gồm hai phần cơ bản đó là
khoản tiền mà DNBH phải chi trả cho bên mua bảo hiểm khi họ thuộc trường hợp bảo hiểm
và khoản tiền mà DNBH phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh như chi phí ký kết
hợp đồng, chi phí quản lý, thuế nộp cho ngân sách nhà nước... Để bù đắp những chi phí mà
mình bỏ ra cũng như đảm bảo yếu tố lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của mình, khi tiến
hành cấp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, DNBH được quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm

nộp cho họ phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm chính là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả
cho việc nhận cung ứng dịch vụ bảo hiểm từ DNBH, hay nói một cách khác, phí bảo hiểm
là giá cả của sản phẩm bảo hiểm.
Trang 7 / 28


Về nguyên tắc, phí bảo hiểm phải đủ để:
+ Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện cam kết bồi thường cho các khiếu nại dự kiến phát sinh
trong thời gian bảo hiểm. DNBH chỉ có thể ước tính số tiền khiếu nại trong kỳ, chứ không
thể tính toán được chính xác số tiền sẽ phải bồi thường. Tuy nhiên, bởi vì có nhiều người
tham gia bảo hiểm nên DNBH có thể dự kiến được số tiền có thể phải bồi thường dựa vào
xác suất rủi ro đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.
+ Dự trữ một khoản tiền nhất định để thanh toán các khiếu nại còn tồn đọng (là những khiếu
nại đã phát sinh nhưng chưa giải quyết). Sở dĩ, DNBH phải tính toán đến điều này vì không
phải tất cả các khiếu nại đều có thể được thanh toán dứt điểm ngay, vì vậy, phí bảo hiểm
cũng phải tính toán đến yếu tố này.
+ Trích lập quỹ dự phòng tổn thất lớn, là những tổn thất nghiêm trọng vượt quá khả năng
kiểm soát của DNBH, chẳng hạn như các tổn thất do thiên tai, dịch bệnh...
+ Trang trải các chi phí quản lý như tiền lương, tiền thuê trụ sở, tiền văn phòng phẩm, chi
phí quảng cáo, hoa hồng và các khoản chi phí khác.
+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như nộp thuế, phí, lệ phí...
+ Đảm bảo mức lãi hợp lý.
Như vậy, xét về phương diện kinh tế, việc DNBH thu phí bảo hiểm để đảm bảo
cung ứng dịch vụ bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm là hoàn toàn hợp lý. Phí bảo hiểm mà
bên mua bảo hiểm đóng không những được sử dụng để chi trả bảo hiểm mà còn giúp cho
DNBH duy trì được hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo cung ứng sản phẩm bảo hiểm
cho xã hội.


Thứ hai, về phương diện pháp lý, khi tham gia vào một giao dịch dân sự, các bên đều


hướng đến những lợi ích nhất định. Để được hưởng lợi ích, các bên phải thực hiện nghĩa vụ.
Nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự được hiểu là một bộ phận không tách rời trong nội
dung của một quan hệ pháp luật dân sự. Nghĩa vụ là những hành vi mà một bên chủ thể phải

Trang 8 / 28


thực hiện vì lợi ích của bên kia.Việc bên mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho DNBH
trong quan hệ bảo hiểm tài sản phát sinh từ nghĩa vụ dân sự trong giao dịch dân sự.
Cụ thể, để nhận được cam kết chi trả từ phía DNBH trong hợp đồng bảo hiểm, bên
mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Hay nói một cách khác, để được
hưởng lợi ích bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ này phát sinh
từ việc, bên mua bảo hiểm được quyền nhận tiền bồi thường từ DNBH khi có sự kiện bảo
hiểm xảy ra. Hơn nữa, nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm còn gắn liền với lợi ích của DNBH. Cụ
thể, từ khoản phí bảo hiểm thu được, DNBH sử dụng để trang trải chi phí kinh doanh và
đảm bảo lợi nhuận cho mình.
Ngoài ra, còn phải kể đến, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trách nhiệm bảo
hiểm của DNBH phụ thuộc vào mức phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đóng. Vì vậy, pháp
luật phải có những quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong từng
trường hợp.
3.1.3

Nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm
Nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật

Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010. Cụ thể, bên mua bảo
hiểm có nghĩa vụ: “Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm”.
Như vậy, theo quy định của Pháp luật, đóng phí bảo hiểm vừa là thỏa thuận, vừa là

nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có hay không thực hiện thông báo nhắc phí thì hành vi đó không
ảnh hưởng đến việc bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí của mình để làm
cho hợp đồng bảo hiểm được duy trì hiệu lực.
3.1.4

Nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm trong các

Hợp đồng bảo hiểm
 Hợp đồng bảo hiểm tài sản:

Trang 9 / 28


Đối với Hợp đồng bảo hiểm tài sản, thông thường phí bảo hiểm được xác định bằng
tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm thường được xác định theo năm
và chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế suất thuế Giá trị gia tăng trong bảo hiểm tài sản ở Việt
Nam hiện nay được Nhà nước quy định bằng 10%.
Số tiền bảo hiểm được hai bên thoả thuận căn cứ vào giá trị của tài sản được bảo
hiểm vào thời điểm giao kết Hợp đồng bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm được ghi rõ trong Hợp
đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.
Tỷ lệ phí bảo hiểm được xác định cho từng loại tài sản và được điều chỉnh tăng
giảm theo mức độ rủi ro của từng hợp đồng và chính sách khách hàng của DNBH. Tỷ lệ phí
bảo hiểm cao hay thấp cũng phụ thuộc vào yếu tố thị trường (quốc gia và quốc tế) và khả
năng tự bảo hiểm của bên được bảo hiểm. Ví dụ nếu bên được bảo hiểm yêu cầu tăng mức
khấu trừ thì DNBH sẽ điều chỉnh giảm phí bảo hiểm theo mức độ tương ứng.
Trừ khi có thoả thuận khác trong HĐBH, bên được bảo hiểm phải thực hiện nghĩa
vụ đóng phí bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng và trách nhiệm bảo hiểm cũng chỉ
phát sinh khi bên mua bảo hiểm đã thực hiện nghĩa vụ đóng phí. Mọi thoả thuận về thời hạn
đóng phí, thời gian gia hạn đóng phí đều là những thoả thuận riêng của Hợp đồng bảo hiểm.

Phí bảo hiểm có thể đóng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Tuỳ từng Hợp đồng
bảo hiểm cụ thể mà phí bảo hiểm có thể tính bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ. Nhìn chung,
phí bảo hiểm đóng bằng đồng tiền nào thì DNBH thanh toán bồi thường bằng đồng tiền đó.
 Hợp đồng bảo hiểm con người:
Trong bảo hiểm con người, nếu bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không
đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm
đóng phí bảo hiểm (Điều 36 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung
năm 2010).
Đối với bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều
lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trang 10 / 28


 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
DNBH có quyền thu phí bảo hiểm; còn bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo
hiểm đầy đủ theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo đúng thời hạn và phương thức đã
thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, bởi hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm
người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Tuỳ từng loại sản phẩm bảo hiểm cụ thể mà
thời hạn và phương thức nộp phí bảo hiểm được quy định cụ thể hoặc theo thoả thuận của
các bên. Bên mua bảo hiểm phải đóng toàn bộ phí bảo hiểm trong một lần trước khi bên bảo
hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm; hoặc phí bảo hiểm được đóng
nhiều lần theo định kỳ thì bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm vào định kỳ đầu tiên
trước khi được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm và phải tiếp tục
đóng phí của các kỳ sau theo đúng định kỳ.

3.2 Hậu quả pháp lý của việc vi phạm (không đóng phí hoặc
không đóng đủ phí?)
3.2.1


Nghĩa vụ đóng phí và thời điểm phát sinh trách nhiệm

bảo hiểm
Như đã trình bày, phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả cho
DNBH để hình thành nên quỹ bảo hiểm. Nếu quỹ bảo hiểm chưa thiết lập, DNBH không thể
bồi thường cho bên mua bảo hiểm, do vậy, nếu bên mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm
thì trách nhiệm bồi thường của DNBH cũng chưa thể phát sinh.
Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đồi, bổ sung năm 2010 quy
định: “Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có
bằng chứng DNBH đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm”.
Quy định trên đã thể hiện rõ, để được nhận tiền bồi thường, bên mua bảo hiểm đã
phải đóng phí cho DNBH (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về gia hạn đóng phí). Tức
là bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí trước mới được quyền nhận tiền bồi
Trang 11 / 28


thường. Quy định trên của LKDBH là hoàn toàn phù hợp với bản chất của quan hệ bảo
hiểm, đó là quỹ chi trả bảo hiểm được tạo lập từ phí bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm chưa
đóng phí, có nghĩa rằng, sự đóng góp của họ vào quỹ bảo hiểm chưa có, do vậy không có cơ
sở để được nhận tiền bồi thường bảo hiểm từ quỹ này. Hơn nữa, nếu xét từ góc độ pháp lý,
nếu người mua bảo hiểm yêu cầu DNBH cung ứng dịch vụ cho mình nhưng lại chưa trả tiền
cho việc cung ứng dịch vụ đó thì chưa thể hiện ý chí tiếp nhận dịch vụ.
Hợp đồng bảo hiểm chỉ được coi là có hiệu lực pháp lý khi nó thể hiện ý chí tham
gia vào hợp đồng của cả hai bên. Nếu bên mua bảo hiểm chưa đóng phí thì điều đó có nghĩa
là bên mua bảo hiểm chưa thể hiện ý chí tham gia hợp đồng. Hơn nữa, bản chất kinh tế của
phí bảo hiểm là khoản tiền mà người mua bảo hiểm đóng góp vào quỹ bảo hiểm để DNBH
chi trả bảo hiểm, do vậy, nếu người mua bảo hiểm chưa đóng phí, thì không có cơ sở kinh tế
để DNBH bồi thường. Còn xét ở góc độ pháp lý, khi người mua bảo hiểm chưa thực hiện
nghĩa vụ thì cũng không thể được hưởng quyền. Như vậy, có thể khẳng định, thời điểm phát

sinh trách nhiệm bảo hiểm là thời điểm DNBH chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm
đóng phí bảo hiểm.
3.2.2

Hậu quả pháp lý của việc vi phạm không đóng phí bảo

hiểm
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 23 Luật KDBH: “Ngoài các trường hợp
chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt
trong trường hợp:
2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời
hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo
hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 24 Luật KDBH, hậu quả pháp lý của việc
chấm dứt hợp đồng bảo hiểm:

Trang 12 / 28


“2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của
Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người;
3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 của
Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được
bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm
vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng
bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.”
Theo quy định tại Điểm 1.2.1, Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 86/2009/TT-BTC:
“Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí

bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm
dứt hiệu lực bảo hiểm vào ngày kế tiếp ngày bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm
theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”
Theo quy định này, nếu khách hàng không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa
thuận thì hợp đồng bảo hiểm của khách hàng sẽ bị chấm dứt, tuy nhiên khách hàng vẫn phải
đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Có nghĩa là khách hàng
sẽ không được trả lại số tiền đã đóng và phải nộp đủ phí bảo hiểm đển thời điểm chấm dứt
hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp khách hàng chậm nộp phí chính là việc khách hàng không đóng phí
theo thoả thuận, do đó theo quy định của Luật KDBH và các văn bản hướng dẫn thi hành,
hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực bảo hiểm vào ngày kế tiếp ngày bên mua bảo hiểm
phải đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm (Khoản 2, Khoản 3 Điều
23 Luật KDBH, Điểm 1.2.1, Khoản 2 Điều 2 Thông tư 86). Hậu quả pháp lý của việc chấm
dứt hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp này quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 24 Luật
KDBH .
Trường hợp bảo hiểm con người thì không áp dụng quy định này mà sẽ thực hiện
theo hợp đồng hai bên đã ký kết.
Trang 13 / 28


3.3 DNBH có quyền yêu cầu bên mua BH áp dụng các biện
pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật
KDBH không? Chế tài khi bên mua không thực hiện?
3.3.1

Quyền yêu cầu bên mua BH áp dụng các biện pháp đề

phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật KDBH
Hợp đồng bảo hiểm cũng là một loại hợp đồng dân sự, các bên có quyền thỏa thuận
về nội dung trong hợp đồng. Như vậy, DNBH có quyền yêu cầu bên mua BH áp dụng các

biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật KDBH và điều này được qui
định trong Điểm đ Khoản 1 Điều 17 Luật KDBH, quy định về quyền vào nghĩa vụ của bên
doanh nghiệp bảo hiểm :“Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn
chế tổn thất theoquy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”
Bên cạnh đó Điều 46, Nghị định 73/2016/NĐ-CP cũng quy định:
“Điều 46. Đề phòng, hạn chế tổn thất
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể áp dụng các biện pháp phòng
ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo
hiểm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục;
b) Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro;
c) Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho
các đối tượng bảo hiểm;
d) Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
3. Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất được tính theo tỷ lệ trên phí bảo hiểm thu được theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính.”

Trang 14 / 28


Do đó, nếu bên mua đồng ý với yêu cầu của DNBH nước ngoài về áp dụng các biện
pháp đề phòng, hạn chế tổn thất thì phải có nghĩa vụ tuân thủ.
3.3.2

Chế tài nếu không thực hiện
Nếu bên mua BH không thực hiện theo như những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng

thì DNBH có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của BLDS 2015 hoặc
đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định của LKDBH. Ngoài ra còn phải thực hiện các

chế tài, bồi thường nếu trong hợp đồng bảo hiểm có qui định.


Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng là ý chí của một trong hai bên về việc

không tiếp tục duy trì hợp đồng theo các điều khoản đã cam kết vì bên kia có hành vi vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng. Bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong các hành vi sau: cố ý cung cấp thông tin sai sự
thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc để được bồi thường;
không thông báo cho bên bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát
sinh thêm trách nhiệm của bên bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm dù
bên bảo hiểm đã yêu cầu
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 20 LKDBH có quy định: “Khi có sự thay đổi những yếu
tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì DNBH có
quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp
bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì DNBH có quyền đơn phương
đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên
mua bảo hiểm”.
Trong trường hợp này, bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì
doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng
phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.

3.4 Bồi thường và phương thức bồi thường của DNBH đối với
các loại hình bảo hiểm theo quy định pháp luật Việt Nam

Trang 15 / 28


Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được
chia thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

3.4.1

Bảo hiểm tài sản
-

Là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro tổn thất

về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường
cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo thuận
tiện hợp đồng;
Hình thức bồi thường đươc bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có
thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi thường: sửa chữa tài sản bị thiệt hại; thay thế
tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; trả tiền bồi thường. Trong trường hợp doanh nghiệp
bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận đượcvề hình thức bồi thường thì việc
bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền. Riêng hai hình thức thay thế tài sản bị thiệt hại
bằng tài sản khác và trả tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài
sản bị thiệt hại sau khi đãthay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài
sản. (Theo Điều 47 Luật KDBH)
3.4.2

Bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Đối tượng của các loại hình này, chính là tính mạng, thân thể, sức khỏe của con

người. Người ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu
như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc
một người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do người bảo hiểm trả. Bảo
hiểm con người có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm tai nạn - bệnh tật.
Hình thức bồi thường của loại hình bảo hiểm này là trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức
khỏe con người. Trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểmcho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thựctế của

người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trong bảo hiểm sức khỏe con
người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểmcho người được bảo hiểm trong phạm
vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí.

3.5 Phân biệt đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH, Chấm
Trang 16 / 28


dứt thực hiện HĐBH, và HĐBH vô hiệu
3.5.1

Đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH

a. Quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật KDBH, Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền
đơn phương đình chỉ hợp đồng theo quy định của pháp luật. Những trường hợp doanh
nghiệp có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm:
 Đơn phương đình chỉ do bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông
tin
Khoản 2 Điều 19 Luật KDBH quy định:
“Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo
hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua
bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền
bảo hiểm hoặc được bồi thường;
b) Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm
theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này.”
 Trong các trường hợp bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ cung cấp
thông tin, hoặc cung cấp sai thông tin, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình
chỉ hợp đồng bảo hiểm và được thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp

đồng.
Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt khi bên mua bảo hiểm nhận được quyết định đơn
phương đình chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm.
 Đơn phương đình chỉ do bên mua bảo hiểm không đồng ý tăng phí bảo hiểm
khi thay đổi mức độ rủi ro
Khoản 2 Điều 20 Luật KDBH quy định:
“Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các
rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời
gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận
Trang 17 / 28


tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp
đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.”
 Trong trường hợp này, hợp đồng bảo hiểm chấm dứt khi bên mua bảo hiểm nhận
được quyết định đơn phương đình chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm.
 Đơn phương đình chỉ trong trường hợp bên mua bảo hiểm không thực hiện
đúng/đủ nghĩa vụ đóng phí ( đối với bảo hiểm con người )
Khoản 2, 3, 4 Điều 35 Luật KDBH quy định:
“Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã
đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo
hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền
đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên mà doanh
nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều
này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp
đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương đình

chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn hai năm, kể từ ngày bị đình
chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.”
 Như vậy, trong tình huống này, pháp luật quy định rõ 2 trường hợp xảy ra:
+ Thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới 2 năm, không có thỏa thuận khác: Trường hợp này,
bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí đã đóng.
+ Thời gian đã đóng phí từ 2 năm trở lên hoặc các bên có thỏa thuận: Trong trường hợp này,
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo
hiểm.
Bên cạnh đó, khỏan 4 điều này cũng quy định về việc khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo
hiểm, nếu thỏa mãn 2 điều kiện:
+ Trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày hợp đồng bị định chỉ.
+ Bên mua đã đóng số phí còn thiếu.
Trang 18 / 28


 Đơn phương đình chỉ trong trường hợp bên mua bảo hiểm không thực hiện
các quy định về an toàn
Khoản 3 Điều 50 Luật KDBH quy định:
“Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm
an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn
để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện
pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng
phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.”
 Trong trường hợp này, hợp đồng bảo hiểm chấm dứt khi bên mua bảo hiểm nhận
được quyết định đơn phương đình chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm.
b. Quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm của bên mua bảo hiểm
Khoản 1 Điều 18 Luật KDBH quy định bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương
đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp sau:
 Đơn phương đình chỉ khi doanh nghiệp bỏ hiểm không thực hiện đúng nghĩa
vụ cung cấp thông tin

Khoản 3 Điều 19 Luật KDBH quy định:
“Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật
nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ
thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh
cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.”
 Trong trường hợp này, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phát
sinh cho bên mua bảo hiểm do cung cấp sai thông tin.
 Đơn phương đình chỉ do doanh nghiệp bảo hiểm không đồng ý giảm phí bảo
hiểm khi thay đổi mức độ rủi ro
Khoản 1 Điều 20 Luật KDBH quy định:

Trang 19 / 28


“ Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm
các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm
giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh
nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn
phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản
cho doanh nghiệp bảo hiểm.”
 Trong trường hợp này, bên mua bảo hiểm phải thông báo trước bằng văn bản cho
doanh nghiệp bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận
được quyết định đơn phương đình chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm.
3.5.2

Đơn phương chấm dứt thực hiện HĐBH
Hợp đồng bảo hiểm là một trong những loại hợp đồng dân sự. Do đó, hợp đồng bảo

hiểm chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Hợp đồng bảo hiểm được chấm dứt theo các
trường hợp được quy định tại Điều 428 của Bộ luật dân sự 2015 và Điều 23 của Luật

KDBH .
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng là ý chí của một trong hai bên về việc
không tiếp tục duy trì hợp đồng theo các điều kiện đã cam kết vì bên kia có hành vi vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng.
Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm được quy định chi tiết tại Luật
KDBH :
 Đối với bên bảo hiểm (Khoản 2, Điều 17 Luật KDBH):
+ Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ
của bên mua bảo hiểm;
+ Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khigiao kết
hợp đồng bảo hiểm;
+ Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người đượcbảo hiểm
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
Trang 20 / 28


+ Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;
+ Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thườngvề
những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
 Đối với bên mua bảo hiểm (Khoản 2, Điều 18 Luật KDBH):
+ Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm;
+ Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theoyêu cầu
của doanh nghiệp bảo hiểm
+ Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm tráchnhiệm
của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểmtheo yêu cầu của
doanh nghiệp bảo hiểm;
+ Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏathuận
trong hợp đồng bảo hiểm;

+ Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luậtcó liên quan;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
 Như vậy, theo các quy định trên về bảo hiểm thì các bên trong hợp đồng bảo hiểm
được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong nhưng trường hợp sau đây:
 Bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm
khi bên mua bảo hiểm có một trong các hành vi:
+ Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo
hiểm hoặc để được bồi thường;

Trang 21 / 28


+ Không thông báo cho bên bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm
phát sinh thêm trách nhiệm của bên bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm
dù bên bảo hiểm đã yêu cầu;
+ Không chấp nhận việc tăng phí bảo hiểm khi bên bảo hiểm tính lại phí bảo hiểm trên do
có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được
bảo hiểm.
+ Trong trường hợp thời gian đã đóng phí bảo hiểm chưa đủ hai năm, bên tham gia hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ không tiếp tục đóng phí bảo hiểm sau 60 ngày kể từ ngày gia hạn
đóng phí thì hợp đồng bảo hiểm này đương nhiên bị coi là chấm dứt kể từ thời điểm hết thời
hạn của gia hạn đóng phí.
+ Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp an toàn cho đối tượng bảo hiểm và
bên bảo hiểm đã ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó
nhưng hết thời hạn mà các biện pháp đó vẫn không được thực hiện thì hợp đồng bảo hiểm bị
chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm bên tham gia bảo hiểm đã nhận được thông báo bằng văn
bản của bên bảo hiểm về việc chấm dứt hợp đồng.
3.5.3


HĐBH vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu là một trong những chế định quan trọng của Pháp luật dân sự nói

chung và pháp luật kinh doanh bảo hiểm nói riêng. Để kết luật một hợp đồng bảo hiểm có
vô hiệu hay không, không những cần phải dựa vào những quy đinh pháp luật dân sự, mà tòa
án còn phải dựa vào những quy định chuyên ngành của Luật kinh doanh bảo hiểm...
a. Hợp đồng vô hiệu theo quy định của pháp luật dân sự
Theo Điều 407, 408 Bộ luật dân sự 2015, Những trường hợp hợp đồng dân sự được
coi là vô hiệu bao gồm:
 Thứ nhất, không thỏa mãn một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự
Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
Trang 22 / 28


“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch
dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong
trường hợp luật có quy định.”
Như vậy, chỉ cần không thỏa mãn một trong 4 điều kiện trên, giao dịch dân sự đó vô
hiệu. Mà hợp đồng bảo hiểm cũng là một loại hợp đồng dân sự, một loại giao dịch dân sự,
nên hợp đồng bảo hiểm cũng vô hiệu trong trường hợp này.
 Thứ hai, hợp đồng vô hiệu khi có đối tượng không thể thực hiện được
Điều 408 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp
đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô
hiệu.”

b. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm
Khoản 1 Điều 22 Luật KDBH quy định, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các
trường hợp sau:
“a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;
c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã
xảy ra;
d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng
bảo hiểm;
Trang 23 / 28


đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
c. Xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
Khoản 2 Điều 22 Luật KDBH quy định:
“Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật
dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo Điều 131, BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô
hiệu:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
 Như vậy, khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu:
+ Các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên được bảo hiểm được coi là

không phát sinh ngay từ thời điểm xác lập;
+ Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước lúc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Cụ thể: doanh nghiệp bảo hiểm trả lại phí bảo hiểm; bên được bảo hiểm trả lại số bồi
thường, tiền trả bảo hiểm (nếu có) - toàn bộ hoặc tương ứng với phần bị vô hiệu; bên có lỗi
đối với tình trạng vô hiệu của hợp đồng bảo hiểm phải bồi thường cho bên kia thiệt hại liên
quan.
Trang 24 / 28


3.6 Phân tích tình huống thực tế phát sinh tranh chấp
 Tình huống: Doanh nghiệp bảo hiểm A ký hợp đồng bảo hiểm với khách hàng B,
thoả thuận nộp phí đến thời điểm 30/6/2015. Ngày 18/7/2015 (hết thời hạn thoả thuận nộp
phí), khách hàng B nộp phí bảo hiểm bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Ngày 20/8/2015,
tổn thất xảy ra, khách hàng B yêu cầu DNBH A bồi thường. DNBH A từ chối bồi thường và
chuyển trả phí bảo hiểm cho khách hàng B với lý do: khách hàng nộp phí bảo hiểm khi đã
hết thời hạn thoả thuận nộp phí bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm không phát sinh trách nhiệm.
Việc DNBH A từ chối bồi thường nói trên là đúng hay sai?
 Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 23 Luật KDBH: “Ngoài các
trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn
chấm dứt trong trường hợp:
2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời
hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo
hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 24 Luật Kinh doanh bảo hiểm, hậu quả
pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm:
“2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của
Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người;
3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 của

Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được
bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm
vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng
bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.”
Do đó, việc DNBH A từ chối bồi thường là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên,
để tránh những kiện tụng có thể xảy ra thì DNBH A nên có văn bản thông báo cho khách
Trang 25 / 28


×