Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC ĐOẠN TRÍCH CỦA TRUYỆN KIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.39 KB, 99 trang )

Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải

A. MỞ ĐẦU
Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt – dân tộc chiếm đa số trong 54 dân tộc anh em
trên đất nước Việt Nam. Đồng thời, tiếng Việt cũng là ngôn ngữ chung trong hoạt động giao
tiếp xã hội. Tiếng Việt chịu sự ảnh hưởng, tác động sâu sắc của quá trình phát triển lâu dài và
đầy biến động của lịch sử. Đặc biệt, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, tiếng Việt đã có sự tiếp
xúc sâu sắc với tiếng Hán. Việc vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán cùng với quá trình Việt hóa đã
tạo ra một hệ thống từ vay mượn – từ Hán Việt, rất đa dạng và phong phú.
Từ ngữ Hán Việt trong kho tàng tiếng Việt được hình thành và đang tiếp tục phát triển
trong từ nhiều thế kỉ qua. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng, từ Hán Việt trong
tiếng Việt chiếm một tỉ lệ cao, khoảng 70%. Có thể nói rằng từ Hán Việt đóng vai trò quan
trọng không chỉ đối với ngôn ngữ Việt Nam mà đối với cả nền văn hóa dân tộc. Đến nay, từ
Hán Việt được sử dụng rỗng rãi, người ta sử dụng từ Hán Việt cho những mục đích khác nhau,
nhưng nhìn chung lại nhằm nâng cao ý nghĩa và giá trị biểu cảm cho nội dung cần biểu đạt.
Tìm hiểu và nghiên cứu từ Hán Việt cũng có nghĩa là chúng ta đang giải mã những ẩn số văn
hóa góp phần giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa Hán Nôm đồ sộ kết tinh của những giá trị cao
đẹp trong tâm hồn và trí tuệ của loài người. Đồng thời, đó cũng là một hướng để tiếp cận các
tác phẩm văn học cổ của dân tộc.
Như chúng ta đã biết, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác văn chương chữ
Nôm của dân tộc. Tác phẩm này đã góp phần khẳng định chủ quyền dân tộc bằng tài năng sử
dụng ngôn ngữ bậc thầy của đại thi hào. Đặc biệt, việc sử dụng kết hợp một hệ thống từ Hán
Việt tương đối lớn đan xen trong ngôn ngữ thuần Việt góp phần nâng giá trị nội dung cũng như
nghệ thuật của Truyện Kiều đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên, để có thể phát hiện từ Hán Việt và
hiểu giá trị sử dụng của nó trong từng văn cảnh là điều không phải ai cũng có thể làm được,
nhất là với học sinh THPT. Các em là người tiếp xúc trực tiếp với các văn bản đoạn trích
Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn, là bạn đọc đồng sáng tạo với tác giả, tác phẩm nên
để có thể cắt nghĩa, phân tích khái quát giá trị của tác phẩm về mọi mặt thì bước đầu tiên và cơ


Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33

Trang 1


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải

bản nhất là phải hiểu được tác phẩm trên bình diện ngôn từ. Nhưng vốn hiểu biết,kinh nghiệm,
vốn từ Hán Việt tích lũy được còn quá ít thật sự trở thành rào cản không nhỏ để các có thể em
thâm nhập vào tác phẩm.
Chính vì thế, nhóm chúng tôi bước đầu tìm hiểu đề tài: Xác định và mở rộng vốn từ
Hán Việt trong các đoạn trích Truyện Kiều được học ở trường Trung học phổ thông nhằm
giúp người học hiểu sâu sắc hơn giá trị về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm. Đồng thời,
giúp các em bước đầu nhận diện từ Hán Việt, hiểu được nghĩa, tích lũy vốn từ Hán Việt để phục
vụ cho việc đọc hiểu và tạo lập một sản phẩm văn chương nghệ thuật. Chúng tôi mong rằng đề
tài này sẽ góp phần phục vụ tốt hơn trong công tác học tập và giảng dạy các đoạn trích truyện
kiều nói riêng và các tác phẩm văn chương trung đại nói chung trong chương trình SGK Ngữ
văn ở bậc THPT hiện nay và cả trong tương lai.
Vì lý do thời gian và số lượng tài liệu hỗ trợ cho công việc tìm hiểu, mở rộng từ Hán
Việt còn hạn chế, nên việc hoàn thiện đề tài là một khó khăn lớn. Cho nên, bài làm sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung và sửa
chữa của Thầy và các bạn.

B. NỘI DUNG
I.

Giới thiệu chung về từ Hán Việt
1. Khái niệm

Từ hán Việt là những từ ngữ gốc Hán được đọc theo âm Hán Việt.

2. Từ Hán Việt trong các giai đoạn lịch sử
Cho đến nay, từ Hán Việt đã trải qua ba thời kì phát triển với những tên gọi khác nhau. Cụ
thể là:

a. Thời kì 1: Trước thế kỉ VII
Tiếng Hán thời kì này là tiếng Hán Thượng Cổ, gọi là ngữ âm Thượng Cổ, trong đó sự giao
lưu và tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt dựa trên cơ sở của vỏ ngữ âm Thượng Cổ ấy.
Chúng ta có thể thấy rõ sự tiếp xúc đó được diễn ra trên hai phương thức như sau:
- Giao lưu và tiếp xúc một cách tự nhiên giữa các cộng đồng với nhau với tính chất một sinh
ngữ.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33

Trang 2


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải

- Tính chất cưỡng bức, vì ở giai đoạn sau, nhà Hán đặt ách đô hộ lên đất nước ta, áp chế
nước ta về mọi mặt trong đó có ngôn ngữ (mở trường dạy chữ Hán để đào tạo quan lại địa
phương các cấp).
Hai phương thức trên cho thấy, thời kì này tiếng Hán ảnh hưởng vào tiếng Việt vừa có tính
chất sinh ngữ, vừa có tính chất học thuật nhưng nhìn chung chưa có quan hệ gắn bó.
Như vậy, tiếng Hán Thượng Cổ đã để lại cho tiếng Việt chúng ta một lớp từ gốc Hán mà sau
này gọi là từ tiền Hán Việt. Cách đọc lớp từ này của người Việt (dựa trên âm Hán Thượng Cổ)
gọi là âm tiền Hán Việt. Lớp từ tiền hán Việt này ccos nhiên là từ gốc Hán được Việt hóa theo

cơ cấu phát âm của người Việt, bị ngữ âm Việt chi phối, chịu sự tác động của ngữ pháp tiếng
Việt. Cho nên, đến nay, theo ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu nên coi lớp từ này là từ thuần
Việt. Trong tiếng Việt hiện nay, nó chiếm khoảng 3 – 5%.

b. Thời kì 2: Từ cuối thế kỉ VIII đến đầu thế kỉ XIX
Thời kì này, về cơ bản người Việt đã giành được độc lập, tự chủ, không còn sự tiếp xúc
thường xuyên giữa người Hán và người Việt, do đó tiếng Hán hầu như không còn ảnh hưởng
đến tiếng Việt như một sinh ngữ nữa. Tiếng hán từ thời Thượng Cổ đã chuyển sang giai đoạn
Trung Cổ với sự khác biệt lớn về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách, mang đặc trưng của thời kì
Đường – Tống của thế kỉ VIII và thế kỉ X.
Đến lúc này, chúng ta sử dụng tiếng Hán như một thứ chuyển ngữ, phục vụ cho việc xây
dựng quốc gia phong kiến Đại Việt. Sự ảnh hưởng của tiếng Hán đến tiếng Việt chủ yếu thông
qua sách vở một cách chủ động (tổ chức học tập chữ Hán, dùng nó để truyền bá Nho, Đạo,
Phật, dùng trong khoa cử, sáng tạo các giá trị văn hóa…). Vì thế, nó mang tính hệ thống, đặc
biệt là một loạt thuật ngữ , khái niệm tiếng Hán cũng du nhập.
Có thể nói, trong thời kì này, ngoài tiếp thu văn hóa Hán học, chúng ta còn tiếp nhận một bộ
phận từ gốc hán thứ hai, hình thành nên lớp từ Hán Việt. Lớp từ Hán Việt này chiếm trên 70%
từ tiếng Việt hiện nay.
Chúng ta dễ thấy rằng, từ Hán Việt là một lớp từ chiếm vị trí quan trọng trong kho tàng từ
vựng tiếng Việt. Vì thế, không ít các nhà nghiên cứu ở các thời kì khác nhau cất công tìm hiểu

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33

Trang 3


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải


nhằm đưa ra định nghĩa đúng đắn nhất về từ Hán Việt. Song cho đến nay, các định nghĩa về từ
Hán Việt chưa có sự thống nhất tuyệt đối.
- Tác giả Cù Đình Tú (Phong cách học và đặc điểm tu từ học tiếng Việt) đưa ra khái niệm từ
Hán Việt trong tương quan so sánh với từ thuần Việt: người ta gọi các từ Việt có nguồn gốc
mượn ở tiếng Hán, phát âm theo cách Việt Nam là từ Hán Việt, còn các từ Việt về nguồn gốc có
quan hệ họ hàng với các từ thuộc dòng họ Đông Nam Á là từ thuần Việt.
- Hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp thì xác định khái niệm từ Hán Việt trên
cơ sở hình thành và diễn tiến của nó: từ Hán Việt là những từ Hán vào Việt từ thời kì Bắc
thuộc, được Việt hóa ở nhiều cấp độ cả về ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa do mức độ Việt hóa
chưa cao.
- Đặc biệt là chú ý quan niệm của GS Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San (Tiếng Việt tập 3,
NXB GD HN 1999): từ Hán Việt là một loại từ gốc Hán có vỏ ngữ âm là âm Hán Việt, được
mượn vào kho từ từ vựng tiếng Việt sau thế kỉ X và trở thành một bộ phận của từ vựng tiếng
Việt, nếu là đơn tiết thì thường là từ cổ, khó hiểu, có thể tự do kết hợp hay không tự do kết hợp
với từ khác, nếu là song tiết thì được cấu tạo theo cú pháp Hán, có phong cách riêng (trang
trọng, cổ kính, thấp thoáng…) khác với phong cách từ thuần Việt (cụ thể, dân dã…).
Để xác định được loại từ này, cần căn cứ trên các tiêu chí sau:
- Phải là từ gốc Hán đã được tiếng Việt thu nhận.
- Có vỏ ngữ âm là tiếng Hán thời Đường – Tống đọc theo cách đọc của người Việt (âm đọc
Hán Việt).
- Từ ngữ có ngữ nghĩa và phong cách Hán Việt để phân biệt với những từ có ngữ nghĩa và
phong cách thuần Việt.
Mặt khác, cần chú ý đến những đặc điểm, tính chất của từ Hán Việt trong quá trình giao lưu,
tiếp xúc đó:
- Từ Hán Việt chia ra hai bộ phận: từ song tiết và từ đơn tiết. Trong hai tiểu loại của từ đơn
tiết, có một loại từ hoạt động tự do trong câu tiếng Việt như từ thuần Việt nên nhiều ý kiến đề
xuất nên coi loại từ này là từ thuần Việt; còn loại không thể hoạt động từ do trong câu tiếng
Việt thì giữ nguyên tên gọi là từ Hán Việt đơn tiết.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33


Trang 4


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải

- Những từ Hán Việt khi đã tồn tại trong tiếng Việt tiếp tục bị ngữ âm tiếng Việt chi
phối, kết quả hình thành lớp từ Hán Việt Việt hóa.
Ví dụ:
Kỉ → Ghế
Kính → Gương
- Những từ Hán Việt đã vào tiếng Việt ở thời kì thứ nhất đến thời kì này, với một vỏ ngữ
âm mới, tiếp tục du nhập một lần nữa, hình thành trong tiếng Việt sự song song tồn tại của một
bộ phận từ cùng chung ý nghĩa, chung chữ viết.
Ví dụ:
Giường → Sàng
- Tất cả các yếu tố ngôn ngữ Hán khi du nhập vào tiếng Việt đều phải trải qua quá trình
Việt hóa trên cả bốn phương diện: ngữ âm, ngữ nghĩa, cấu tạo và phong cách.
- Hệ thống âm đọc Hán Việt cho phép người Việt có thể đọc tất cả từ trong tiếng Hán.
Đồng thời, âm đọc này được người Việt bảo lưu cho tới ngày nay, không bị chi phối của
sự biến đổi âm Hán Trung Quốc. Đây có thể coi là một đặc chất của từ Hán Việt.
Trong quá trình cấu tạo từ tiếng Việt, bên cạnh Việt hóa từ gốc Hán, người Việt còn sáng tạo
một phương thức tạo từ riêng. Những từ ngữ được tạo thành theo cách này gọi là từ Hán Việt
Việt tạo (không có trong tiếng Hán). Có thể chia làm hai loại:
- Loại 1: Kết hợp một yếu tố Hán và một yếu tố Hán để tạo thành từ Hán Việt mới.
Ví dụ: Đại úy, Thiếu tá…
- Loại 2: Kết hợp một yếu tố Hán và một yếu tố thuần Việt thành một từ mới.
Ví dụ: Mùa vụ, Hoa cỏ…

Bộ phận từ Hán Việt được tiếng Việt tiếp nhận trong thời kì thứ hai có ý nghĩa cô cùng
to lớn trên tất cả các phương diện, góp phần hình thành học phong tư duy, thúc đẩy khoa học
phát triển.

c. Thời kì 3: Từ cuối thế kỉ XIX đến nay
Giai đoạn này, tiếng Hán bản ngữ đã chuyển sang thời hiện đại: tiếng Hán bạch thoại, với
vỏ ngữ âm hiện đại, khác xa tiếng Hán thời Trung Cổ.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33

Trang 5


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải

Tiếng Hán ảnh hưởng đến tiếng Việt tạo qua hai con đường và hình thành hai bộ phận mới:
- Thông qua con đường sách vở: dùng âm Hán Việt để đọc một số từ ngữ vay mượn, tạo
thành lớp từ Hán Việt hiện đại (từ Tân Hán Việt)
Ví dụ: Văn hóa, chủ nghĩa, giai cấp…
- Thông qua con đường giao lưu, tiếp xúc trực tiếp: một bộ phần từ Hán Việt hiện đại có âm
đọc giống với vỏ ngữ âm phương ngữ của tiếng Hán. Bộ phận này đến nay chưa có tên gọi
thống nhất.
3. Từ Hán Việt và từ thuần Việt nhìn từ góc độ so sánh
Để so sánh từ Hán Việt và thuần Việt, chúng ta cần nói đến khái niệm của từ thuần Việt. Có
thể nêu một số cách hiểu phổ biến sau:
- Một là, từ thuần Việt là những từ do người Việt sáng tạo ra nhằm phục vụ cho nhu cầu giao
tiếp, trao đỏi của người Việt.
- Hai là, những từ do tiếng Việt vay mượn của ngôn ngữ khác nhưng đã chịu nhiều sự chi

phối của ngữ âm người Việt cũng gọi là từ thuần Việt.
- Ba là, nó có thể hoạt động tự do trong câu tiếng Việt, chịu sự chi phối, tác động của quy tắc
ngữ pháp.
- Bốn là, những yếu tố Hán Việt hoạt động tự do trong câu tiếng Việt vẫn gọi là từ thuần
Việt.
Như vậy, chúng ta đã có được một số điểm quan trọng để xác định một từ thuần Việt, làm
nền tảng tiến tới sự so sánh với từ hán Việt.
Có thể phân định từ thuần Việt và từ Hán Việt trên những tiêu chí sau:

a. Về ngữ âm
Hai hệ thống âm Hán Việt và âm thuần Việt có một đường ranh giới ngữ âm, vì âm Hán Việt
suy cho cùng vãn là hệ quy chiếu âm nước ngoài, hay cách khác có dáng dấp của vỏ ngữ âm
ngoại lai. Trong khi đó, âm thuần Việt lại do chính người Việt sáng tạo ra rất mộc mạc, giản dị.
Nhận diện từ Hán Việt từ phương diện ngữ âm:
- Về phụ âm đầu: Phụ âm R, G, Gh không có trong từ Hán Việt.
- Về phần vần:

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33

Trang 6


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải

+ A: âu – ay
+ Ă: ăt – ăm – ắp
+ Â: âc – âng, ây (trừ Tây)
+ E: en – em – eng – ec – et – ep – eo

+ Ê: ên – êm – êc – êch – êp – êu
+ I: im (trừ Kim) – it – ip (trừ Kịp) – iu – iêu - iêc – iêng – ia (trừ Nghĩa, Địa)
+ O: on – om – ot – oi – oe - oen
+ Ơ: ơi (trừ Đơn, Sơn) – ơi (trừ Thời) – ợp (trừ Hợp) – ơm – ơt
+ Ô: ôp – ôm
+ U: ui – ua – un – ut – um – up – uôi – uôm – uôn – uôt – uăp – uâng
+ Ư: ưa (trừ Thừa, hứa) - ưn – ươn – ưt – ươm – ươt – ươp – ươi
- Về thanh điệu:
+ Các từ có các phụ âm đầu: M, N, NH, V, L, D, NG sẽ có dấu ngã.
Ví dụ:

Nhã (từ Hán Việt)

Nhả (từ Thuần Việt)

Mã (từ Hán Việt)

Mả (từ Thuần Việt)

Lã (từ Hán Việt)

Lả (từ Thuần Việt)

Nỗ (từ Hán Việt)

Nổ (từ Thuần Việt)

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33

Trang 7



Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải

+ Các từ Hán Việt không mang phụ âm đầu bao giờ cũng chỉ có thanh điệu ngang, hỏi,
sắc.
Ví dụ:

Am – Ảm – Ám; Âm – Ẩm – Ấm; Ân – Ẩn – Ấn
Ao – Ảo – Áo; Anh – Ảnh – Ánh; Uy – Ủy – Úy

+ Các từ Hán Việt có âm đầu là các phụ âm L, N, M, NG, NH luôn có thanh điệu
ngang, ngã, nặng.
Ví dụ:

Lam – Lãm – Lạm; Lao – Lão – Lạo; Nô – Nỗ – Nộ
Nga – Ngã – Ngạ; My – Mỹ – Mỵ; Nha – Nhã - Nhạ

b. Về ý nghĩa
Từ Hán Việt có sắc thái, ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, và phần
nào xa xôi, khó hiểu.
Ví dụ:
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Màu quan san là màu gì? Bằng trực cảm thật khó nhận biết rõ rệt. Cho nên, ta phải hiểu
được hai từ quan san nghĩa là nơi heo hút, hẻo lánh, xa vời vợi… cho nên màu quan san là màu
gợi buồn, màu của sự xa xôi các trở, hay nói cách khác là màu của tâm lý, không cụ thể, không

thấy được bằng thị giác mà phải cảm nhận bằng nội tâm.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33

Trang 8


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải

Ngược lại, từ thuần Việt luôn là hình ảnh của khách quan trực tiếp và tức khắc hiện lên
trong đầu người Việt, không cần thông qua một thao tác suy nghĩ nào.
Ví dụ:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trứng điểm một vài bông hoa
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu thơ ngay lập tức gợi lên trong trí óc người đọc khung cảnh thiên nhiên tươi non, đầy
sức sống vào độ xuân sang, bởi nó miêu tả những sự vật đặc trưng cho mùa xuân Việt Nam:
cành hoa lê trắng, cỏ xanh non…
Một điểm khác biệt nữa của từ Hán Việt và từ thuần Việt là khả năng hoạt động trong
câu tiếng Việt. Từ thuần Việt có khả năng kết hợp linh hoạt với mọi loại từ và đứng ở nhiều vị
trí trong câu, ngược lai, từ Hán Việt có phạm vi hoạt động hẹp hơn và chỉ đùn trong một số
trường hợp nhất định.

c. Về mặt cấu tạo từ
Trật tự từ tiếng Hán khác với trật tự từ tiếng Việt, điều đó chi phối cách cấu tạo của từ
Hán Việt khác với từ thuần Việt:
- Từ Hán Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
Ví dụ: Mĩ nhân

- Từ thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
Ví dụ: Người đẹp

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33

Trang 9


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải

- Trong việc sử dụng tiếng Hán, người Việt đã tạo ra những kết cấu riêng gọi là từ Hán
Việt tạo (không có trong tiếng Hán).
Ví dụ: Đàng hoàng, Lịch sự…
- Trong việc cấu tạo từ, tiếng Việt lấy một yếu tố Hán, ghép với một yếu tố thuần Việt tạo
thành lớp từ mới nhưng không phải là từ Hán Việt.
Ví dụ: Sinh sôi, thật thà, thiếu thốn…

d. Về mặt phong cách
Từ Hán Việt có nét phong cách trang trọng, cổ kính, gợi sự liên tưởng và thường mang
tính chất khái niệm.
Ví dụ: Tiểu thuyết, trần thuật…
Từ thuần Việt có tính chất dân dã, mộc mạc, đôi khi còn có yếu tố hài hước, bỡn cợt.
Ví dụ: vợ, bà xã…
Do có sự khác nhau cơ bản về tất cả các mặt nêu trên giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt,
nên từ Hán Việt không thích hợp để cụ thể hóa đối tượng nhưng lại vô cùng thích hợp khi ta
muốn vĩnh viễn hóa một sự việc, đẩy nó về thế giới của ý niệm. Ngược lại, từ thuần Việt lại rất
giá trị khi khi diễn tả những sự vật trong thế giới trực quan sinh động.


II.

Giới thiệu sơ lược về các đoạn trích thuộc Truyện Kiều – Nguyễn Du trong chương
trình SGK Ngữ văn ở bậc THPT.
1. Đôi lời về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
Nguyễn Du (1766 – 1820), hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, con Nguyễn Nghiễm, làng Tiên
Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) văn chương vượt hẳn bạn bè, nhưng học vị chỉ là tam
trường (tú tài). Nguyễn Du gặp nhiều khó khăn hồi con thanh niên. Mười một tuổi mồ côi cha,
mười ba tuổi mất mẹ, suốt đời trai trẻ ăn nhờ ở đâu: hoặc ở nhà anh ruột (Nguyễn Khản), nhà
anh vợ (Đoàn Nguyễn Tuấn), có lúc làm con nuôi một võ quan họ Hà, và nhận chức nhỏ: chánh
thủ hiệu uý. Do tình hình đất nước biến động, chính quyền Lê Trình sụp đổ, Tây Sơn quét sạch
giặc Thanh, họ Nguyễn Tiên Điền cũng sa sút tiêu điều: "Hồng Linh vô gia, huynh đệ
tán". Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi. Năm 1802, ra làm quan với triều Nguyễn được thăng
thưởng rất nhanh, từ tri huyện lên đến tham tri (1815), có được cử làm chánh sứ sang Tàu

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 10


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải

(1813). Ông mất vì bệnh thời khí (dịch tả), không trối trăng gì, đúng vào lúc sắp sửa làm chánh
sứ sang nhà Thanh lần thứ hai.
Nguyễn Du có nhiều tác phẩm. Thơ chữ Hán như Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp
ngâm, Bắc hành tạp lục. Cả ba tập này, nay mới góp được 249 bài nhờ công sức sưu tầm của
nhiều người. Lời thơ điêu luyện, nhiều bài phản ánh hiện thực bất công trong xã hội, biểu lộ
tình thương xót đối với các nạn nhân, phê phán các nhân vật chính diện và phản diện trong lịch
sử Trung Quốc, một cách sắc sảo. Một số bài như Phản chiêu hồn, Thái Bình mại ca giả, Long
thành cầm giả ca đã thể hiện rõ rệt lòng ưu ái trước vận mệnh con người. Những bài viết về

Thăng Long, về quê hương và cảnh vật ở những nơi Nguyễn Du đã đi qua đều toát lên nỗi
ngậm ngùi dâu bể. Nguyễn Du cũng có gắn bó với cuộc sống nông thôn, khi với phường săn thì
tự xưng là Hồng Sơn liệp hộ, khi với phường chài thì tự xưng là Nam Hải điếu đồ. Ông có
những bài ca dân ca như Thác lời con trai phường nón, bài văn tế như Văn tế sống hai cô gái
Trường Lưu, chứng tỏ ông đã tham gia sinh hoạt văn nghệ dân gian với các phường vải,
phường thủ công ở Nghệ Tĩnh.
Tác phẩm tiêu biểu cho thiên tài Nguyễn Du là Đoạn trường tân thanh và Văn tế thập
loại chúng sinh, đều viết bằng quốc âm. Đoạn trường tân thanh được gọi phổ biến là Truyện
Kiều, là một truyện thơ lục bát. Cả hai tác phẩm đều xuất sắc, tràn trề tinh thần nhân đạo chủ
nghĩa, phản ánh sinh động xã hội bất công, cuộc đời dâu bể. Tác phẩm cũng cho thấy một trình
độ nghệ thuật bậc thầy.
Truyện Kiều đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hoá Việt Nam. Nhiều nhân
vật trong Truyện Kiều trở thành điển hình cho những mẫu người trong xã hội cũ, mang những
tính cách tiêu biểu Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải, và đều đi vào thành ngữ Việt Nam. Khả năng
khái quát của nhiều cảnh tình, ngôn ngữ, trong tác phẩm khiến cho quần chúng tìm đến Truyện
Kiều, như tìm một điều dự báo. Bói Kiều rất phổ biến trong quần chúng ngày xưa. Ca nhạc dân
gian có dạng Lẩy Kiều. Sân khấu dân gian có trò Kiều.Hội họa có nhiều tranh Kiều. Thơ
vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Giai thoại xung quanhi cũng rất phong phú. Tuồng Kiều, cải
lương Kiều, phim Kiều cũng ra đời. Nhiều câu, nhiều ngữ trong Truyện Kiều đã lẫn vào kho

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 11


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải

tàng ca dao, tục ngữ. Từ xưa đến nay, Truyện Kiều đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên
cứu, bình luận và những cuộc bút chiến. Ngay khi Truyện Kiều được công bố (đầu thế kỷ XIX)
ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ

thuật của tác phẩm. Đầu thế kỷ XX, cuộc tranh luận về Truyện Kiều càng sôi nổi, quan trọng
nhất là cuộc phê phán của các nhà chí sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng phản đối phong trào
cổ xuý Truyện Kiều do Phạm Quỳnh đề xướng (1924).
Năm 1965, Nguyễn Du chính thức được nhà nước làm lễ kỷ niệm, Hội đồng hoà bình
thế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hoá thế giới. Nhà lưu niệm Nguyễn Du
được xây dựng ở làng quê ông xã Tiên Điền. Trường viết văn để đào tạo những cây bút mới
mang tên ông.

2. Các đoạn trích Truyện Kiều
Trong chương trình SGK Ngữ Văn ở bậc THPT, có tất cả 4 đoạn trích thuộc Truyện
Kiều. Các đoạn trích này chủ yếu nằm trong chương trình SGK Ngữ Văn 10 (tập 2), NXB giáo
dục, năm 2013 và tên các đoạn trích do người biên soạn SGK đặt. 4 đoạn trích đó là:
- Trao duyên: Gồm 34 câu, thuộc vị trí từ câu 723 đến câu 756: Lời Thúy Kiều nhờ cậy
Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng đế trả nghĩa cho chàng sau khi Kiều bán mình
chuộc cha.
- Nỗi thương mình: Gồm 20 câu, thuộc vị trí từ câu 1229 đến câu 1248: Tả tình cảnh trớ
trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều ở chốn lầu xanh.
- Chí khí anh hùng: Gồm 18 câu, thuộc vị trí từ câu 2213 đến câu 2230: Kể về việc Từ
Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp
lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi.
- Thề nguyền: Gồm 22 câu, thuộc vị trí từ câu 431 đến câu 452: Kể về việc Kiều sang
nhà Kim Trọng và làm lễ thề nguyền.
 Tổng cộng có tất cả 94 câu, 658 từ.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 12


Chuyên đề Hán Nôm 1
III.


GVHD Th.S Võ Minh Hải

Kết quả khảo sát và mở rộng từ Hán Việt trong các đoạn trích Truyện Kiều ở chương
trình SGK Ngữ văn trường THPT
1. Bảng thống kê
STT
NGỮ LIỆU
1
Ái

2

Án

CÂU
750

Ý NGHĨA
- Yêu thương, tiếc.

TỪ MỞ RỘNG
- Ái ân: tình ái và ân huệ.
- Ái hoa: yêu hoa.
- Ái hữu: bạn bè có tình cảm
đặc biệt.
- Ái khanh: nghười thân yêu.
- Ái kính: yêu mến và kinh
trọng.
- Ái lân: thương yêu, vị nể.
- Ái luyến: thương yêu nhau.

- Ái mộ: yêu mến.
- Ái nhi: tiếng gọi đứa con yêu
mến.
- Ái nữ: con gái yêu mến.
- Ái phủ: yêu mến vỗ về.
- Ái phục: thương yêu mà cảm
phục.
- Ái quần: yêu bầy, yêu đồng
loại.
- Ái quốc: yêu nước, thương
nước tiếc nước.
- Ái sủng: yêu chuộng.
- Ái tích: thương tiếc
- Ái tình: tình yêu nhau, trai
gái yêu nhau.
- Ái vật: thương yêu loài vật.

435

- Mây đen.
- Cái bàn để sách vở
hoặc thờ cúng.

- Ái ái: đám mây mù mịt.
- Án thư: chiếc bàn hẹp chân
cao dùng để sách.
- Hương án: bàn thờ.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 13



Chuyên đề Hán Nôm 1

3

Âm

1248

GVHD Th.S Võ Minh Hải
- Khảo xét.

- Án khảo: khảo sát và cân
nhắc hơn kém.
- Án khoản: xét từng khoản.
- Án kiện: những việc kiện
tụng.
- Án nghiệm: xem xét mà tìm
cho ra chứng cứ.
- Án sát: tìm xét.
- Án sự: kháo sát sự thực.
- Án trị: xét hỏi để trị tội.
- Án vấn: xét hỏi.

- Tay bấm vào.

- Án kiếm: tay để vào giảm.
- Án mạch: thầy thuốc bắt
mạch.
- Âm binh: lính âm phủ tức

ma quỷ.
- Âm cung: âm phủ, cõi âm.
- Âm cực: đầu phát sinh âm
điện.
- Âm cực dương hồi: hết suy
rồi đến thịnh.
- Âm dương: khí âm và khí
dương.
- Âm đạo: cái lỗ khí của đàn
bà.
- Âm gian: âmphủ, cõi âm.
- Âm phủ: nơi hồn nghươi
chết ở.
- Âm ti: cõi âm.

- Trái với dương.

- Tiếng, giọng,

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 14

- Âm điệu: tiếng trầm bổng
hòa hợp thanh điệu trong âm
nhạc và thơ văn.
- Âm giai: thứ tự tiếng thấp,
tiếng cao
- Âm hưởng: tiếng vang.


Chuyên đề Hán Nôm 1


GVHD Th.S Võ Minh Hải
- Âm lội: sét không tiếng nào
đánh chết người.
- Âm nhạc: nghệ thuật hòa
hợp âm thanh để diễn tả tình
cảm.
- Âm sắc: tính chất phân biệt
giữ hai tiếng, hai câu cùng độ
cao thấp.
- Âm thanh: tiếng phát ra từ
những vật thể rung động hay
va chạm.
- Âm tiết: từng tiếng một.
- Âm vận học: môn học
nghiên cứu về âm thanh.
- Mờ ảo, đen tối.

4

Ân

750

- Ơn.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 15

- Âm âm: mờ mờ, tối tối.
- Âm can: phơi khô chỗ râm

không có nắng.
- Âm địa: chỗ in không có
nắng mồ mả.
- Âm độc: độc ác kín ngầm.
- Âm hàn: âm u lạnh lẽo.
- Âm hiểm: độc ác thâm trầm.
- Âm kế: kế hoach bí mật.
- Âm khí: khí âm u nặng nề.
- Âm mưu: mưu kế bí mật.
- Âm phần: mồ mả.
- Âm sầm: ảm thảm.
- Âm u: tối rậm rạp.
- Âm ước: định ước bí mật.
- Âm vân: đám mây tối mờ.
- Ân ái: ơn nghĩa và yêu
thương.
- Ân ba: ơn đức tràn rộng như
sóng.
- Ân ban: ơn vua ban cho.
- Ân cần: tình ý chu đáo.


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải
- Ân chiếu: tờ chiếu củ vua
đặt ban ân đển cho bầy tôi.
- Ân đức: đức làm ơn.
- Ân gia: nghười làm ơn cho
mình, cha nuôi.

- Ân hóa:lấy ân huệ mà cảm
hoá con nghười.
- Ân mẫu: xưng người có ơn
với mình là mẹ, mẹ nuôi.
- Ân nghĩa: cảm tình sâu đầy.
- Ân nhân: nghười có ơn với
mình.
- Ân oán: cảm ơn và hàm oán.
- Ân sủng: ơn huệ của vua.
- Ân tình: ơn huệ và tình cảm.
- Ân tứ: vua làm ơn ban cho.
- Ân thưởng: ra ơn ban
thưởng.
- Ân xá: người có quyền lực
tha hoặc giảm cho người có
tội.

5

Bạc

738; 753

- Đầy đủ, thịnh
vượng.

- Ân mãn: đầy đủ.
- Ân phú: thịnh vượng, giàu
có.
- Ân túc: giàu có, đầy đủ.


- Tức giận day dứt
và tự trách mình khi
việc không may xảy
ra.

- Ân hận.

- Học trò thi đỗ gọi
- Ân sư.
khảo quan.
- Mỏng manh lạc lẽo - Bạc bổng: bổng lộc ít.
trái với hậu.
- Bạc cụ: đồ mỏng mảnh.
- Bạc đãi: đãi ngộ không được

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 16


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải
trọng.
- Bạc điền: ruộng không tốt.
- Bạc đúc: đúc mỏng.
- Bạc học: học thức mỏng
manh.
- Bạc kĩ: người nhỏ mọn.
- Bạc lợi: lợi nhỏ.
- Bạc lực: sức mỏng sức yếu.

- Bạc mệnh: vận mệnh mỏng
manh.
- Bạc nghiệp: sản nghiệp ít ỏi.
- Bạc nhược: mỏng manh yếu
đuối.
- Bạc phúc:phúc mỏng.
- Bạc táng: lễ tang sơ sài.
- Bạc tình: ái tình không thủy
chung.
- Bạc vân: đám mây mỏng.
- Bạc vật: tế cúng, sự vật nhỏ
nhen, lý do hèn mạt.
- Một thứ cây thực
vật.

6

Bất

729

Không, chẳng.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 17

- Bạc hà: thứ cây nhỏ, cành lá
có hương thơm, thân dùng
làm thuốc, chưng lấy dầu.
- Bạc hà du: dầu cây bạc hà.
- Bạc hà tinh: thú vật kết tinh

như hình kim, lấy trong cây
bạc hà, dùng để chữa đau
răng, đau đầu.
- Bất biến: không thay đổi.
- Bất bình: không bằng lòng.
- Bất ca: không phỉ lòng,
không thích hợp với tình
người.
- Bất cảm đương: không dám
đảm đương.
- Bất cập cách: đi thi không


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải
đúng tư cách.
- Bất câu: không câu chấp,
không kể thế nào cũng được.
- Bất chính: không chính
đáng.
- Bất chuẩn: không cho.
- Bất chuyển: không chuyển
động được.
- Bẩt chức: không làm hết
chức vụ.
- Bất cố sinh tử: không đoái
chi đến sống chết nữa.
- Bất công: không công bình.
- Bất động đái thiên: không

đội trời chung
- Bất di bất dịch: không dời
không đổi, không lay chuyển
được.
- Bất diệt: không tiêu diệt,
không chết.
- Bất diệt quan: quan niệm vế
sự bất diệt.
- Bất diện tính: tính chất
không tiêu diệt.
- Bất dung: không dung được,
không cho.
- Bất dục di phi: không cánh
mà bay.
- Bất đáng: không chính đáng.
- Bất đạo đức: trái với đạo
đức.
- Bất đạt: không tường,
không rõ như lời nói, câu văn
không bày rõ đươc ý tưởng.
Không nói đến được.
- Bất đắc: không được.
- Bất đắc dĩ: cực chẳng đã.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 18


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải

- Bất đẳng: không giống nhau.
- Bất đẳng thức: toán thức bày
tỏ hai số không ngang nhau.
- Bất đoạn: không dứt.
- Bất đồ: không hiệu lực.
- Bất đối: không đúng.
- Bất động sản: những tài sản
không di chuyển được.
- Bất động tâm: trong lòng
định tĩnh không dao động.
- Bất giác: không biết.
- Bất giải: không hiểu, không
giải được.
- Bất hạnh: không may.
- Bất hiếu: không có đạo hiếu
với cha mẹ.
- Bất hòa: không hòa thuận
nhau.
- Bất hợp: không thích hợp.
- Bất hợp lí: không thích hợp
với đạo lí.
- Bất hợp tác: không cùng làm
việc với.
- Bất hủ: không mấy còn mãi
mãi
- Bất hứa: không cho.
- Bất ý: không tưởng đến,
không ngờ.
- Bất kinh: không như thường
lý, chưa từng thấy bao giờ.

- Bất ly: không thừa ra.
- Bất lợi: không có lợi ích.
- Bất luận: không kể.
- Bất luận tội: không buộc tội
nữa.
- Bất lực: không đủ sức làm.
- Bất lương: không lương

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 19


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải
thiện.
- Bất mãn ý: không được vừa
ý.
- Bất mao: chỗ đất không
trồng trọt được.
- Bất miễn: không khỏi được.
- Bất mục: không hòa thuận
nhau.
- Bất nghi: không thích hợp.
- Bất ngoại: không ra ngoài
phạm vi được chỉ định.
- Bất nguyện: không muốn,
không ưng chịu.
- Bất nhã: không thannh nhã,
thô tục.
- Bất nhân: không ái nhân

đức.
- Bất nhẫn: không bỏ được,
đáng thương.
- Bất nhất: không chuyên
nhất.
- Bất nhật: không mấy ngày
nữa, không chờ trọn nghĩa.
- Bất nhị: không hài lòng.
- Bất phàm: không theo phàm
tục
- Bất pháp: tránh phạm pháp
luật.
- Bất phu: không bù lại được.
- Bất quá: chẳng qua là.
- Bất quân: không đều nhau.
- Bất quyết: không quyết
đoán.
- Bất sinh bất diệt: không sống
không chết.
- Bất tài: không có tài.
- Bất tất: không cần phải thế

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 20


Chuyên đề Hán Nôm 1

7

Binh


2221

GVHD Th.S Võ Minh Hải

- Người quân lính.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 21

mới được.
- Bất tế, bất thành: không
thành công.
- Bất thể diện: không có thể
diện.
- Bất thích nghi: không thích
hợp.
- Bất thời: không phải lúc
chính đáng.
- Bất thừa nhận: không nhận
cho.
- Bất thường: không thường=
đặc biệt.
- Bất tiện: không thuận tiện.
- Bất tiếu: không giống.
- Bất tín: khôngtin được.
- Bất tình: không có tình ý
-không có tình nghĩa, lòng
người không thật phản đối với
chữ chân tình.
- Bất tỉnh nhân sự: mê mẩn,

không biết gì hết.
- Bất tràn: không hoàn toàn.
- Bất tri bất giác:
+ Thuận theo lẽ tự nhiên mà
không cần dùng đến ý chí.
+ Không có tư tưởng kế
hoạch sẵn mà thình lình bị
động trong một thời gian.
- Bất trung: không có lòng
trung thành.
- Bất túc: không đủ.
- Bất tuyên: không ràng,
không tường tận.
- Bất tuyệt: không dứt.
- Binh biến: những việc bất
thường phát sinh ở trong quân


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải
(như quân lính làm phản).
- Binh chế: chế độ về binh bị.
- Binh dịch: việc binh.
- Binh đội: những đội ngũ
trong quân đội.
- Binh gia: những người trong
quân đội.
- Binh lực: sức quân đội.
- Binh lược: phương lược

chiến tranh.
- Binh ngũ: hàng ngũ trong
quân đội.
- Binh nhung: binh lính, chiến
tránh sĩ tốt.
- Binh pháp: phép dụng binh.
- Binh quyền: quyền của nhà
binh.
- Binh tranh: lấy binh lực mà
tranh nhau.
- Binh uy: uy phong của quân
đội.
- Đồ của quân dùng.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 22

- Binh cách: gọi chung đồ
binh khí chiến cụ.
- Binh công xưởng: xưởng chế
tạo đồ binh khí.
- Binh giáp: khí giới dùng về
việc binh.
- Binh giới: khí giới quân lính
dùng.
- Binh khí: khí giới của quân
lính dùng.
- Binh khố: chỗ kho chứa đồ
binh khí.
- Binh lương: chỗ chứa đồ
binh lính.

- Binh nhu: đồ dùng trong


Chuyên đề Hán Nôm 1

8

9

Bức

Cách

735

747

GVHD Th.S Võ Minh Hải

- Cưỡng hiếp.

quân đội-binh khí.
- Binh thuyền: thuyềndùng về
việc binh.
- Binh thư: sách về binh pháp.
- Bức bách: thúc giục.
- Bức hôn: hôn nhân bị cha
mẹ ép buộc.
- Bức nhân ái thận: hiếp người
quá lẽ.

- Bức trái: thúc nợ rất ngặt
- Bức tử: bị ức hiếp mà phải
chết.

- Chật hẹp.

- Bức trách: quá chật hẹp.

- Gần tận nơi.
- Ngăn cách lìa xa
ra.

- Bức cận: tiếp gần tận nơi.
- Cách bế: đóng kín lại.
- Cách biệt: xa cách mỗi
người một ngả.
- Cách mạc: cái ngăn mỏng ở
giữa chia ngăn ra hai bên.
- Cách nhật: cách một ngày lại
có một ngày.
- Cách tuyệt: xa cách không
thể không tin được.
- Cách trở: xa cách ngăn trở.

- Chống cự

- Cách đấu: đánh để cự lại.
- Cách sát: đánh chết

- Cảm động.


- Cách thiên: cảm động được
lòng trời.

- Đổi lại.

- Cách diện: chỉ đổi ngoài
mặt.
- Cách mệnh: đổi lệnh vua.
- Cách tâm: biến đổi tâm ý.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 23


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải
- Cách tân: đổi cũ ra làm mới.

10

Canh

1233

- Bỏ đi.

- Cách chức: tước chức quan
đi.
- Cách trừ: trừ bỏ đi.

- Cách xích: tước bỏ chức vụ
không cho làm nữa.

- Tìm đến cùng.

- Cách trí: là chữ cách vị trí
mà nó tắc lại. Tìm cứu nguyên
lí của sự vật mà suy ra trí thức
cùng lực.
- Canh cải: sửa đổi.
- Canh chính: sửa lại.
- Canh tính: đổi triều vua, đổi
họ mình lấy họ người khác.
- Canh trương: thay cũ ra mới.

- Sửa đổi

- Từng trải.

- Canh lịch: trải qua.
- Canh sự: trải việc đời.

- Cày ruộng, lấy một - Canh chủng: cày ruộng và
nghề gì mà sinh hoạt gieo giống.
làm ăn.
- Canh chức: cày ruộng và dệt
vải.
- Canh địa: đất cày được.
- Canh độc: cày ruộng và đọc
sách

- Canh mục: cày ruộng và
chăn nuôi súc vật.
- Canh nông: việc cày ruộng.
- Canh tác: làm việc ruộng.
- Canh tằm: cày ruộng và nuôi
tằm.
- Canh tang: cày ruộng và
trồng dâu.
- Canh trưng: cày ruộng và

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 24


Chuyên đề Hán Nôm 1

GVHD Th.S Võ Minh Hải
nộp thuế.
- Canh vân: cày ruộng và bừa
ao.
- Một phần năm
trong một đêm.

- Tiếp nối

11

Cảnh

1243; 1244 - Phòng giữ, báo tin
nguy cấp, đánh thức

dậy.

- Phía trước cái cổ.

Nhóm 5 – Sư phạm Ngữ Văn k33 Trang 25

- Canh cổ:trống khắc canh.
- Canh lậu: giờ đồng hồ đểm
canh.
- Canh phòng: phòng giữ ban
đêm.
- Canh phu: người thức đêm
để canh phòng.
- Canh ca: nối lời hát, họa
tiêng hát.
- Canh đoan: khơi điều trước
xong lại hỏi điều sau.
- Cảnh báo: báo cho việc đáng
lo.
- Cảnh bị: phòng bị về việc
biến.
- Cảnh cáo: báo trước cho biết
một sự nguy hiểm.
- Cảnh chung: cái chuông để
báo việc biến phi thường.
- Cảnh cổ: cái trống để báo
những việc biến phi thường.
- Cảnh thế: cảnh báo cho
người đời chú ý.
- Cảnh tỉnh: báo cho để tỉnh

ngộ, đánh thức người ngủ.
- Cảnh cân: gân ở cổ
- Cảnh chùy: xương sống ở
sau cổ.
- Cảnh hạng: trước cổ và sau
cổ.


×