Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN DUY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.71 KB, 80 trang )

NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NGUYỄN DUY SAU NĂM 1975
I Cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Duy
1 Cuộc đời và sự nghiệp
Trong những năm chiến đấu chống Mỹ xuất hiện lớp nhà thơ mặc áo lính, tuổi đời còn rất
trẻ. Nhiều thanh niên lúc bấy giờ, theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ lên đường nhập ngũ. Trong số
đó có Nguyễn Duy.
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ,sinh năm 1948 , tại xã Đông Vệ, huyện Đông
Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm
Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt
Nam.
Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu
nhiều năm trên các chiến trường đường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, Nam Lào, chiến
trường miền Nam, biên giới phía Bắc (năm 1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo
Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.













Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa.
Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu


trời vuông, Tre Việt nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký.
Sau năm 1975, thơ Viêt Nam trải qua một giai đoạn chững lại, tìm đường. Trong hoàn cảnh
đó, Nguyễn Duy vẫn “ bền bỉ, kiên trì tr, trong quá trình sáng tạo, cố gắng đi sâu vào mọi khía
cạnh của hiện thực đời sống, hiện thực tâm trạng”. Với các tập thơ : Mẹ và em(1987), Đãi cát
tìm vàng(1987), Đường xa(1989), Qùa tặng(1990), Về(1991), Vợ ơi(1995). Cùng tuyển tập thơ
Nguyễn Duy Sáu &Tám, Nguyễn Duy đã thuộc “lực lượng đi tiên phong” trong thời kỳ đổi mới
với nhiều chuyển đổi trong phương thức chiếm lĩnh hiện thực, trong các quan niệm mới về nội
dung và nghệ thuật.
Thơ Nguyễn Duy đã được chọn vào chương trình giảng văn ở bậc phổ thong, giới thiệu ra
nước ngoài, đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá, công bố trên các báo
chuyên ngành , được công chúng yêu thơ đọc và bình phẩm.
Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
2.Những tác phẩm chính.
2.1 Thơ
Cát trắng (1973)
Ánh trăng (1978)
Đãi cát tìm vàng (1987)
Mẹ và em (1987)
Đường xa (1989)
Quà tặng (1990)
Về (1994)
Bụi (1997)
Thơ Nguyễn Duy (2010, tuyển tập những bài thơ tiêu biểu nhất của ông)
2.2 Thể loại khác
Em-Sóng (kịch thơ - (1983)
Khoảng cách (tiểu thuyết - 1986)





Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký - 1986)
Thành tựu nghệ thuật
Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì
thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy
nghĩ, nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ
ta xưa, Đò Lèn, Sông Thao,.... Ông được đánh giá cao trong thể thơ lục bát, một thể thơ có cảm
giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Thơ lục bát của Nguyễn Duy được viết theo
phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa uyển chuyển chặt chẽ. Nguyễn Duy được
giới phê bình đánh giá là người đã góp phần làm mới thể thơ truyền thống này. Bài thơ Tre Việt
nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam.
Nguyễn Duy còn có bộ 3 bài thơ theo thể tự do nổi tiếng được công chúng biết tới viết về
những trăn trở, suy nghĩ của ông về tương lai đất nước, tương lai của con người và môi sinh. Bài
thơ đầu mang tên Đánh thức tiểm lực viết từ năm 1980 đến 1982 với những suy tư về tiềm lực và
tương lai của đất nước. Bài thơ thứ hai được viết lúc ông đến thăm Liên Xô và đến năm 1988
mới hoàn thành mang tên "Nhìn từ xa...Tổ quốc". Bài thơ viết về những trì trệ, bất cập mà ông
mắt thấy tai nghe trong thời kì bao cấp, với những câu thơ rất mạnh mẽ, "như những nhát dao
cứa vào lòng người đọc" (Lê Xuân Quang). Bài thơ thứ 3 viết sau đó chục năm, mang tên Kim,
Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vẫn cùng thi pháp với 2 bài thơ trước nhưng chủ đề lại rộng hơn: những
suy nghĩ về thiên nhiên, không gian và tương lai con ngườ
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói như sau: "Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang,
còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó”.
II Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy
Sau năm 1975, do sự tác động của hoàn cảnh lịch sử xã hội cùng với nhu cầu đổi mới tự
thân của thơ Việt nên thơ Việt có nhiều thay đổi đáng kể trên nhiều phương diện. Không chỉ đổi
mới trong quan niệm về thơ, về nhà thơ, mối quan niệm giữa nhà thơ - công chúng mà còn có sự
đổi mới về phương diện nội dung và nghệ thuật. Đã có hàng loạt các nhà thơ ra đời với hàng loạt
những cách tân về nội dung và nghệ thuật trong thơ họ như Vi Thùy Linh, Phùng Khắc Bắc,
Nguyễn Vĩnh Tiến, Chế Lan Viên…Và Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ cho ra đời rất
nhiều những đứa con tinh thần của mình với nhiều sự cách tân độc đáo. Tiêu biểu cho sự đổi mới
ấy, xin dẫn ra hai bài thơ tiêu biểu là bài thơ ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC và MƯA TRONG

NẮNG- NẮNG TRONG MƯA.
1. Những đổi mới trong bài thơ “ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC”
Bài thơ ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC
Tiễn đưa anh Sáu Dân đi làm kinh tế
Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ


sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
***
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên...
***
Tôi lớn lên bên bờ bãi sông Hồng
trong màu mỡ phù sa máu loãng
giặc giã từ con châu chấu, con cào cào
mương máng, đê điều ngổn ngang chiến hào
trang sử đất ngoằn ngoèo trận mạc
giọt mồ hôi nào có gì to tát

bao nhiêu đời mặn chát các dòng sông
bao nhiêu thời vỡ đê trắng đất mất đồng
thuyền vỏ trấu mỏng manh ba chìm bảy nổi
khúc dân ca cũng bèo dạt mây trôi
hột gạo nõn nà hao gầy đi vì thiên tai
đói thâm niên
đói truyền đời
điệu múa cổ cũng chậm buồn như đói...
***
Tôi đã qua những chặng đường miền Trung bỏng rát và dai dẳng
một bên là Trường-Sơn-cây-xanh
bên còn lại Trường-Sơn-cát-trắng
đồng bằng hình lá lúa gầy nhẳng
cơn bão chưa qua, hạn hán đổ tới rồi
ngọn cỏ nhọn thành gai mà trốn không khỏi úa
đất nứt nẻ ngỡ da người nứt nẻ
cơn gió Lào rát ruột lắm em ơi!
Hạt giống ở đây chết đi sống lại
hạt gạo kết tinh như hạt muối
cây lúa đứng lên cũng đạp đất đội trời
***
Tôi về quê em - châu thổ sáng ngời


sông Cửu Long giãn mình ra biển
đất cuồn cuộn sinh sôi và dịch chuyển
cây mắm cây tràm lặn lội mở đường đi
Đất tân sinh ngỡ ngọt ngào trên mặt
lòng còn chát chua nào mặn nào phèn
má sung sức và ba cường tráng thế

man mác âu sầu trong câu hát ru em
Đã qua đi những huyền thoại cũ mèm
những đồng lúa ma không trồng mà gặt
những ruộng cá không nuôi mà sẵn bắt
những ghểnh cẳng, vuốt râu mà làm chơi ăn thật
miếng ăn nào không nước mắt mồ hôi!
Ruộng bát ngát đó thôi, và gạo đắt đó thôi
đất ghiền phân vô cơ như người ghiền á phiện
con rầy nâu khoét rỗng cả mùa màng
thóc bỏ mục ngoài mưa thiếu xăng dầu vận chuyển
phà Cần Thơ lê lết người ăn xin
cây đàn hát rong não nề câu vọng cổ
quán nhậu lai rai - nơi thừa thiếu trốn tìm
***
Này, đất nước của ba miền cày ruộng
chưa đủ no cho đều khắp ba miền
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên...
***
Lúc này tôi làm thơ tặng em
em có nghĩ tôi là đồ vô dụng?
vô dụng lấy đi của cuộc sống những gì
và trả lại được gì cho cuộc sống?
Em có nghĩ tôi là con chích choè ăn và gại mỏ?
Em có nghĩ tôi là tay chuyên sản xuất hàng giả?
Em có nghĩ tôi là kẻ thợ chữ đục đẽo nát cả giấy
múa võ bán cao trên trang viết mong manh?
tình nghĩa nhập nhằng với cái hư danh
tờ giấy chép văn thành tờ giấy bạc



Em có nghĩ...
mà thôi!
***
Xin em nhìn kia – người cuốc đất
(tôi cũng từng chai tay cuốc đất)
cái cuốc theo ta đời này, đời khác
lưỡi cuốc nhỏ nhoi liếm sạch cánh đồng rồi
dướn mình cao
chĩa cuốc lên trời
bổ xuống đánh phập
đẹp lắm chứ cái tạo hình cuốc đất!
Xin em nhìn - người gánh phân, gánh thóc
(tôi cũng từng mòn vai gánh phân, gánh thóc)
kẽo kẹt hai vai một nhịp cầu vồng
đẹp lắm chứ cái tạo hình gồng gánh!
Những cái đẹp thế kia... em có chạnh lòng không?
cái đẹp gợi về thuở ngày xưa ngày xửa
nhịp theo tiết tấu chậm buồn
cái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa!
Em có chạnh lòng chăng
giữa thành phố huy hoàng bạt ngàn quán nhậu
bỗng hiện lù lù cái xe hơi chạy than
vệt than rơi toé lửa mặt đường
Em có chạnh lòng chăng
xích lô đạp càng ngày càng nghênh ngang
xích lô máy và xe lam chạy dầu vừa nã đại liên vừa phun khói độc
người đi bộ vừa đi vừa nghĩ về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên...
***

Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèo
quen cái thói hay nói về gian khổ
dễ chạnh lòng trước cảnh thương tâm
Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đất
bãi tha ma không một cái mả xây
mùa gặt hái rơm nhiều, thóc ít
lũ trẻ chúng tôi vầy đất tối ngày


Thuở tới trường cũng đầu trần chân đất
chữ viết loằng ngoằng củ sắn ngọn khoai
thầy giáo giảng rằng
nước ta giàu lắm!...
lớp lớp trẻ con cứ thế học thuộc bài
***
Lúc này
tôi và em không còn là lũ trẻ con nữa
ta biết buồn để biết lạc quan
và, để nhắn lại sau ta cho lớp lớp trẻ con
(dù sau này dầu mỏ đã phun lên
quặng bô-xít cao nguyên đã thành nồi thành soong
thành tàu bay hay tàu vũ trụ...
dù sau này có như thế... như thế... đi nữa
thì chúng ta vẫn cứ nên nhắn lại)
rằng
đừng quên đất nước mình nghèo!
Lúc này
tôi và em không còn là lũ trẻ con nữa
tuổi thanh xuân trọn vẹn cuộc chiến tranh
sau lưng ta là kỷ niệm bi tráng

trước mặt ta vẫn con đường gập ghềnh
vẫn trang trọng tấm lòng trung thực
dù có thể lỗi lầm – làm thế nào mà biết trước
dù có sao thì cũng phải chân thành
Xưa mẹ ru ta ngủ yên lành
để khôn lớn ta hát bài đánh thức
có lẽ nào người lớn cứ ru nhau
ru tiềm lực ngủ vùi trong thớ thịt
***
Tiềm lực còn ngủ yên
trong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng
Tiềm lực còn ngủ yên
trong bộ óc mang khối u tự mãn
Tiềm lực còn ngủ yên
trong con mắt lờ đờ thủy tinh thể
Tiềm lực còn ngủ yên


trong lỗ tai viêm chai màng nhĩ
Tiềm lực còn ngủ yên
trong ống mũi khò khè không nhận biết mùi thơm
Tiềm lực còn ngủ yên
trong lớp da biếng lười cảm giác
Năng động lên nào
từ mỗi tế bào, từ mỗi giác quan
cố nhiên cần lưu ý tính năng động của cái lưỡi
***
Cần lưu ý
lời nói thật thà có thể bị buộc tội
lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương

đạo đức giả có thể thành dịch tả
lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường
Cần lưu ý
có cái miệng làm chức năng cái bẫy
sau nụ cười là lởm chởm răng cưa
có cái môi mỏng rát hơn lá mía
hôn má bên này bật máu má bên kia
có trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩa
khái niệm bắn ra không biết lối thu về
Cần lưu ý
có lắm sự nhân danh lạ lắm
mượn áo thánh thần che lốt ma ranh
nhân danh thiện tâm làm điều ác đức
rao vị nhân sinh để bán món vị mình
Cần lưu ý
có lắm nghề lạ lắm
nghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhau
nghề chửi đổng, nghề ngồi lê, nghề vu cáo
nghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bào
có cả nghề siêu nghề gọi là nghề không làm gì cả
thọc gậy bánh xe cũng một thứ nghề...
Bộ sưu tập những điều ngang trái ấy
phù chú ma tà ru tiềm lực ngủ mê
***


Tôi muốn được làm tiếng hát của em
tiếng trong sáng của nắng và gió
tiếng chát chúa của máy và búa
tiếng dẻo dai đòn gánh nghiến trên vai

tiếng trần trụi của lưỡi cuốc
lang thang
khắp đất nước
hát bài hát
ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC...
1.1 Thể thơ tự do:bài thơ ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC được Nguyễn Duy viết theo thể thơ tự do theo

xu hướng tự do cực đại, nghĩa là số lượng âm tiết, câu thơ mở rộng, thoải mái, không hạn định về
số câu, số chữ,hình ảnh trùng điệp, lồng ghép vào nhau. Chẳng hạn có câu một chữ( “Đói”), có
câu hai chữ( “Mà thôi”), có câu ba chữ(“ Đói thâm niên”/ “Dướn mình cao”), có câu bốn
câu(“Chĩa cuốc lên trời”/ “Nước ta giàu lắm”),có câu mười ba chữ( “Tôi đã qua những chặng
đường miền Trung bỏng rát và dai dẳng”), có câu mười sáu chữ( “Xích lô máy và xe lam chạy
dầu vừa nã đại liên vừa phun khói độc”)
Ngoài ra, tác giả còn đưa những lời nói hằng ngày vào trong thơ như: “gầy nhẳng”, “liếm
sạch”, “cũ mèm”, “ghiền”, “mánh mung”….
→Việc sử dụng thể thơ tự do giúp cho nhà thơ mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực mà tác
giả muốn nói đến( tình trạng khủng hoảng trong cuộc sống con người, trong xã hội Việt Nam sau
giải phóng).
1.2 Ngôn ngữ phóng sự, thời sự, chính luận

Đặt trong bối cảnh đất nước sau 1975, cả dân tộc say sưa trong chiến thắng. Năm năm sau,
giật mình nhìn lại trắng tay không. Ít nhất cũng trong hơn mười năm (1980-1992), chúng ta mới
thấy hết những điều mà Nguyễn Duy viết ra trong bộ ba nêu trên là hết hết sức chân thành, hết
sức dũng cảm. Những câu thơ mang tính thời sự, phóng sự.
- Mở đầu bài “Đánh thức tiềm lực”, Nguyễn Duy viết:
“Hãy thức dậy đất đai!
Cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô khoai sắn
xin hãy bắt đầu từ cơm no áo ấm
rồi hãy đi xa hơn - đẹp và giàu, và sung sướng hơn”.

Ai trong số chúng ta đây không được học: “Nước ta rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu”.
- Nguyễn Duy cũng chỉ nhắc lại:
“Thuở tới trường cũng đầu trần chân đất
chữ viết loằng ngoằng củ sắn ngọn khoai
thầy giáo giảng rằng nước ta giàu đẹp lắm
lớp lớp trẻ con cứ thế học thuộc bài”.
Nhưng chiến tranh qua đi, không còn nguồn viện trợ, chúng ta lại không biết làm kinh tế
cộng thêm thói ba hoa tự mãn đã đẩy đất nước vào thảm cảnh kiệt quệ về kinh tế, cô lập về chính
trị:
“Ruộng bát ngát đó thôi và gạo đắt đó thôi


đất nghiền phân vô cơ như người nghiền á phiện
con rầy nâu khoét rỗng cả mùa màng
thóc bỏ mục ngoài mưa thiếu xăng dầu vận chuyển
phà Cần Thơ lê lết người ăn xin”.
- Bằng mẫn cảm của người cầm bút, và rất thẳng thắn, Nguyễn Duy chỉ ra nguyên nhân của
những yếu kém đó:
“Tiềm lực còn ngủ yên
trong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng
Tiềm lực còn ngủ yên
trong bộ óc mang khối u tự mãn
Tiềm lực còn ngủ yên
trong lỗ tai chai viêm màng nhĩ
Tiềm lực còn ngủ yên
trong ống mũi khò khè không nhận biết mùi thơm…”.
- Rồi cao hứng, Nguyễn Duy kêu gọi:
“Năng động lên nào
từ mỗi tế bào từ mỗi giác quan
cố nhiên cần lưu ý sự năng động của cái lưỡi”.

-Nhưng rồi anh cũng cảnh báo:
“ Cần lưu ý
lời nói thật thà có thể bị kết tội
lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương
đạo đức giả có thể thành dịch tả
lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường”.
Một vài phát kiến về cải cách, về kinh tế nhỏ bị quy chụp, bị kết tội. “Có cái miệng làm
chức năng cái bẫy/ sau nụ cười là lởm chởm răng cưa...”.
1.3 Những thủ pháp ngôn từ
Nguyễn Duy với một mẫn cảm ngôn từ đặc biệt nên thơ ông dù là lục bát, tự do hay tứ tuyệt đều
đạt đến độ tự nhiên, bất ngờ thậm chí đôi khi huyền ảo, biến hóa khôn lường. Ông có cái lối nói
chơi mà thật, nhại đấy mà chua chát đấy:
“Thuở tới trường cũng đầu trầ chân đất
Chữ viết lằng ngoằng củ sắn ngọn k..333hoai
thầy giáo giảng rằng
Nước ta giàu lắm!...
Lớp lớp trẻ con cứ thế học thuộc bài”
Nói như Chu Văn Sơn đó là cái lối “ghẹo” của muôn đời cha ông ngấm vào ông từ lúc nào
không biết. Đọc Nguyễn Duy, lắm khi người ta thấy cái chua ngoa, nghiệt ngã, cái cười cợt mà
cay cay con mắt tự lúc nào. Ấy là nhận xét về ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy nói chung vậy. Còn
trong ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC ngoài ngôn ngữ mang đậm chất báo chí, phóng sự, chính luận
ra, Nguyễn Duy còn sử dụng nhiều thủ pháp đặc biệt để biểu hiện cái tâm trạng, cái đau đớn, xót
xa trước tình cảnh hiện thực.
. Trước hết để phản ánh cái hiện thực nghiệt ngã mà nhân dân đang gánh chịu, Nguyễn Duy
dùng lối liệt kê, thống kê sự việc.
Hãy xem anh kể:
“Tôi lớn lên trên bờ bãi sông Hồng
trong màu mỡ phù sa và máu loãng



giặc giã từ con châu chấu con cào cào…”
“Tôi đã qua những chặng đường miền Trung bỏng rát và dai dẳng
một bên Trường Sơn cây xanh
một bên Trường Sơn cát trắng
Đồng bằng hình lá lúa gầy nhẳng
cơn bão chưa qua hạn hán đổ tới rồi…”
“Tôi về quê em châu thổ mới bồi
sông Cửu Long giãn mình ra biển…”
Ông dùng lối điệp ngữ để kể và nhấn mạnh cái ý “Tiềm lực còn ngủ yên” đến tám lần. Mỗi
lần ông lại chỉ ra một nguyên do để cho tiềm lực của đất nước bị lãng quên. Thực chất đó là
những tội lỗi được anh gọi tên, chỉ mặt. Rồi sau khi chỉ ra nguyên nhân để cho đất nước lâm vào
cành nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân đói khổ, ông lại cảnh giác chỉ ra bằng một loạt sự “Cần lưu
ý”:
“Cần lưu ý lời nói thật thà có thể bị buộc tôi…”
“Cần lưu ý cái miệng làm chức năng cái bẫy…”
“Cần lưu ý có lắm sự nhân danh lạ lắm
mượn áo thánh thần che lốt ranh ma…”
“Cần lưu ý có lắm nghề lạ lắm
nghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhau
nghề chửi đổng, nghề ngồi lê, nghề vu cáo
nghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bào…”.
Nghệ thuật từ láy: nhà thơ sử dụng nhiều từ láy như: ngoằn nghèo, nghênh ngang, lê lết, não
nề, lai rai, man mác, loằn ngoằn, kẽo kẹt, lù lù, lờ đờ, khò khè, lơ ngơ, lởm chởm…
→ làm cho các câu thơ uyển chuyển, tăng sức gợi hình,góp phần phản ánh rõ hơn, sâu sắc
hơn về hiện thực mà tác giả đang nói đến.
Nguyễn Duy không thuộc loại nhà thơ ``ngợi ca`` hay ``im lặng``. Ông không tiếp tục sống
trong hào quang của chiến thắng vì ông quan niệm ``tất cả trôi xuôi - cấm lội ngược dòng``,
nhưng ông cũng không thu mình vào cuộc sống gia đình, lãnh đạm với thế sự bởi điều ông sợ
nhất là ``lòng trống trải dửng dừng dưng...`` (Từng trải). Ngược lại, với ông, người cầm bút
không thể ``nhỏ giọt dòng thơ không dễ dãi`` mà phải ``đêm đêm thao thức như cây chổi quét

đường`` (Mười năm bấm đốt ngón tay). Mà ngòi bút của Nguyễn Duy tựa như cây chổi thật, bởi
ông đã ``quét`` ra ánh sáng những sự thật đau lòng của xã hội ta lúc bấy giờ:
con rầy nâu khoét rỗng cả mùa màng
thóc bỏ mục ngoài mưa thiếu xăng dầu vận chuyển
phà Cần Thơ lê lết người ăn xin
(Đánh thức tiềm lực)
Đánh thức tiềm lực được Nguyễn Duy viết từ năm 1980, mãi năm 1982 mới hoàn thành.
Thời kì đó Việt Nam ở vào ’’Đêm trước đổi mới’’, đất nước vô cùng khó khăn vì vừa ra khỏi
cuộc chiến tranh ác liệt kéo dài 30 năm, lại phải tiếp tục ngay cuộc chiến tranh mới từ hai đầu:
Chống diệt chủng Pol Pot được quan thấy xúi dục, hung hăng quấy rối biên giới phía Nam và
chống ngoại xâm Trung Hoa ở biên giới phía Bắc. Chưa hết: còn bị Mỹ câm vận, bị cô lập với
thế giới bên ngoài... thôi thì đử thứ “tại - bị’’. Kết thúc chiến tranh súng đạn, lại phải tiếp tục
cuộc “chiến’’ với chính mình: Chống trì trệ và đói nghèo - khiến cả dân tộc gồng mình chống đỡ.
Nguyễn Duy đã nghiêm khắc đối diện với thực tại - bằng sự nhạy cảm của nhà thơ tài năng dũng cảm gửi gắm lời cảnh báo qua ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC. Toàn bài thơ toát lên tâm trạng
xót xa, trăn trở của một người yêu nước tha thiết, mãnh liệt rồi truyền cảm xúc cho người đọc.


Bài thơ nói về nhiều vấn đề cốt lõi đang trở thành nỗi đau nhức nhối khiến xã hội như ’’dậm
chân hoài một chỗ’’ :
“...Sông giầu đằng sông, bể giầu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào
lòng đất giầu mà mặt đất cứ nghèo sao?
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy làm chi những lời ngọt, lạt
ta ca hát qúa nhiều về Tiềm lực
Tiềm lực còn ngủ yên! “
Có những câu thơ, đọc lên, người đọc mủi lòng, rưng rưng:
“Xin em nhìn kìa - người cuốc đất
cái cuốc theo ta đời này, đời khác
đẹp lắm chứ cái tạo hình cuốc đất...

Xin em hãy nhìn - người gánh phân gánh thóc
kẽo kẹt hai vai một nhịp cầu vồng...
nhìn cái đẹp thế kia em có chạnh lòng không?
cái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa“
Suốt bài thơ luôn lặp đi lặp lại điệp khúc: Tiềm lực còn ngủ yên… Tiềm lực còn ngủ yên sau những thống kê hiện tượng : “... Vì tim mắc bệnh đập cầm chừng... bộ óc mang khối u tự
mãn... con mắt lờ đờ thủy tinh thể... lỗ tai viêm màng nhĩ... lỗ mũi thở khò khè không phân biệt
được mùi thơm...(thối)’’ - nghiã là (bệnh) vô cảm của một cơ thể đang ốm nặng,
tác gỉa ’’bốc thuốc’’:
“Năng động lên nào!
Cần lưu ý... cần lưu ý:
lời nói thật có thể bị buộc tôi
lời nịnh hót dối lừa
có thể được tuyên dương...
lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường“
Một đoạn thơ mà như khái quát cả góc khuất thế thái nhân tình của cuộc đời:
“Có cái miệng làm chức năng cái bẫy
Sau nụ cười lởm chởm răng cưa
Có cái môi mỏng hơn lá mía
Hôn má bên này, bật mắu má bên kia...
Có trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩa...“
Các điệp khúc như một câu hỏi của tác gỉa đau với nổi đau nhân quần.
Nguyễn Duy lại tiếp tục mong thơ mình là tiếng hát, những không phải
“hát để mọi người cùng nhớ” , “về dáng hình bé nhỏ của anh lính thổi kèn”, cũng không
phải “hát bài hát của cây”, “bài hát của trời”, “bài hát của sông” như trong những năm tháng
kháng chiến ác liệt và hào hùng trước đây, mà là tiếng hát vừa có “tiếng trong sáng của nắng và


gió”, vừa có “tiếng chát chúa của máy và búa , “ tiếng dẻo dai của đòn gánh nghiến trên vai “, “
tiếng trần trụi của lưỡi cuốc” để: “ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC”.
Tiếng hát của Nguyễn Duy lúc này không chỉ là tiếng hát của một công dân, một nhà thơ ý

thức sâu sắc về trách nhiệm nghĩa vụ của mình với đất nước mà còn là tiếng lòng của một con
người có ý chí, có bản lĩnh hơn người, vượt lên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt, để kiên trì bền bỉ với
nghiệp thơ mà mình đã lựa chọn.
Bài thơ dài 206 câu, mà câu nào cũng rớm mắu, thấm đẫm mồ hôi, chứa chan tủy, não...
Với bài thơ ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC Nguyễn Duy như dội một gáo nước lạnh làm thức
tỉnh những khối u tự mãn bởi lẽ nhà thơ dám nhìn thẳng vào những giới hạn của xã hội hiện đại,
những tình trạng khủng hoảng trong cuộc sống của con người. Nguyễn Duy không hề né tránh
những bất công, ngang trái, những trì trệ ngủ yên trong lối tư duy cũ của đời sống con người. Từ
đó , cho ta thấy được một Nguyên Duy đổi mới sau giải phóng.
2. Những đổi mới trong bài thơ MƯA TRONG NẮNG-NẮNG TRONG MƯA
Nguyễn Duy thành công với thể thơ lục bát, đó là thể thơ làm nên sức mạnh trong thơ ông.
Lục bát của thơ Nguyễn Duy là lục bát “ đi bụi “ nghĩa là dọc theo cuộc đời bụi bặm, những
ngang trái, trớ trêu đều đi vào trong thơ ông, nó vừa dân dã bụi bặm, vừa tinh nghịch,lém lỉnh,
bụi bặm.Xin lấy bài thơ MƯA TRONG NẮNG- NẮNG TRONG MƯA làm dẫn chứng cho
những đổi mới về phương diện nội dung và nghệ thuật, chủ yếu là nghệ thuật trong thơ Nguyễn
Duy.
Bài thơ: MƯA TRONG NẮNG-NẮNG TRONG MƯA
Bộn bề công việc bấy lâu
hẹn nhau dành dụm cho nhau một chiều
đường nào cũng lắm thương yêu
lối nào cũng đẹp rất nhiều lứa đôi
trong veo là nắng với trời
ngổn ngang thân mến là người với nhau
Chiều đang sâu thẳm một màu
tự dưng lộp độp ngang đầu - ồ mưa!
mưa rào giữa nắng hay chưa
hạt mưa ném thẳng có chừa ai đâu
vội vàng ta nấp vào nhau
mái đầu che lấy mái đầu thoảng hương
- Em đừng trách nhé, em thương

nào ai biết được giữa đường gặp mưa!
tiếng em như tiếng gió lùa:
- thôi, đừng nói giọng người xưa, buồn cười...
Từ môi mưa giọt xuống môi
nhấm chung một hạt mưa rơi mặn mà
áo em ướt lẫn vào da
tóc lẫn vào gió, gió là sợi tơ
mắt em trong đến ngây thơ
trong như nắng giữa mịt mờ mưa giăng


Nguồn: Nguyễn Duy, Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, 1984
Lục bát của Nguyễn Duy là chiếc áo dài tân thời với những đường nét mới, táo bạo và
quyến rũ, hiện đại và đầy sinh lực. Chúng ta sẽ thấy câu thơ lục bát của Nguyễn Duy dù khuôn
trong sự đều đặn bất di bất dịch của dòng 6 và dòng 8 nhưng vẫn không dấu được vẻ ngang tàng,
phóng túng, mạnh mẽ… Dấu hiệu này thể hiện qua nhiều khía cạnh:
1. Nhịp thơ.
Thường thì thể lục bát có một lọai nhịp cơ bản, trực tiếp tạo nên âm luật cho nó là
nhịp gồm hai tiếng (gọi tắt là nhịp hai), nghĩa là các dòng lục bát dựa trên sự tổ hợp trực tiếp từ
các nhịp gồm hai âm tiết. Như vậy, theo thông lệ, dòng lục gồm 3 nhịp hai, dòng bát gồm 4 nhịp
hai:
“Êm đềm/ trướng rủ/ màn che
Tường đông/ ong bướm/ đi về / mặc ai”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
“Cày đồng/ đang buổi / ban trưa
Mồ hôi/ thánh thót/ như mưa/ ruộng cày”
(Ca dao)
Nhưng thực tế, không phải lúc nào, câu thơ lục bát cũng chia một cách máy móc thành
từng nhịp hai một như thế “Vì nếu làm như vậy, câu thơ chỉ còn một cái khung tách khỏi lời nói,
mà thật ra nhịp điệu dù tính theo đơn vị nào cũng gắn chặt với cảm xúc và tư duy được diễn đạt

qua lời thơ”, nói như Timôfêép thì nhịp điệu chính là “đơn vị của ngữ nghĩa và ngữ điệu”. Các
tác giả của công trình Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể lọai đã chia dòng 6 chữ của lục bát
có 6 dạng ngắt nhịp phổ biến và dòng 8 chữ của lục bát có 10 dạng ngắt nhịp phổ biến. Ở thơ
Nguyễn Duy, dạng phổ biến và dễ thấy nhất ở câu bát bên cạnh nhịp chẵn (bao gồm, 2-2-2-2;
2-6; 2-4-2; 4-4) là dạng nhịp lẻ 3/3/2. Trong bài thơ MƯA TRONG NẮNG, NẮNG TRONG
MƯA:
“Mắt em trong đến ngây thơ
trong như nắng /giữa mịt mờ /mưa giăng”
Ngòai ra còn xuất hiện một số dạng ngắt nhịp ít gặp – và thường là nhịp lẻ như nhịp
thơ 1/2/3/2:
“Tiếng em như tiếng gió lùa:
thôi,/ đừng nói/giọng người xưa/,buồn cười”
Dạng ngắt nhịp như thế này(3/3/2) chúng ta cũng có thể tìm thấy ở lục bát thế kỷ 18, chẳng
hạn trong Truyện Kiều:
“Nửa chừng xuân/ thoắt gãy cành/ thiên hương”
“Đĩa dầu hao/ nước mắt đầy/ năm canh”
“Lời tan hợp/ chuyện xa gần/ thiếu đâu”
Đến thời Thơ Mới, Nguyễn Bính cũng có những câu thơ được ngắt thành nhịp lẻ
3/3/2:
“Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các / bướm giang hồ/ gặp nhau?”
(Tương tư)
“Anh đi đấy, anh về đâu
Cánh buồm nâu/ cánh buồm nâu/ cánh buồm”


(Cánh buồm nâu)
Đến thi ca đương đại, những câu thơ với dạng ngắt nhịp như vậy cũng xuất hiện:
“Thập thò trong bụi tre gai
Hoa dong riềng/ của nhà ai/ nở hồng”

(Hoa dong riềng – Đồng Đức Bốn)
“Ba mươi năm một chuyến đò
Chưa xong chuyến/, lại thân cò /sang sông”
(Mong em về trước cơn mưa – Thu Bồn)

-

Trong thơ lục bát truyền thống, những nhịp lẻ thường xuất hiện trong câu lục khi có
tiểu đối, ví dụ “Mai cốt cách/, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều); “Người đón liễu/ kẻ đưa hoa” (Sơ
kính tân trang); “Non cao tuổi/ vẫn chưa già” (Thề non nước – Tản Đà), và xuất hiện trong câu
bát khi có hình thức đối ở 6 tiếng đầu, như ở những ví dụ đã nêu: Đĩa dầu hao/nước mắt đầy/
năm canh”; “Lời tan hợp/ chuyện xa gần/ thiếu đâu” (Truyện Kiều). Còn với thơ hiện đại, hiện
tượng ngắt nhịp 3/3/2 ở câu bát ngòai lý do nêu trên, có thể còn là do nhịp điệu tâm hồn của nhà
thơ chi phối. Cái đều đặn của nhịp chẵn không đạt hiệu quả cao trong mục đích muốn diễn đạt
những sắc thái phức tạp của đời sống nội tâm, nhưng nhịp lẻ thì có thể làm tốt việc này. Ngắt
nhịp lẻ sẽ thấy câu thơ gần với lời nói thường nhật, thấy nhịp điệu thơ gần với nhịp đời và lời thơ
vì thế mà dễ ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người ta hơn.
Nhà thơ Nguyễn Duy từng tâm sự : Văn chương thời nào cũng cần “đụng đến kinh mạch của
xã hội” , nếu không được như vậy thì văn chương chỉ là “thú kể chuyện vặt qua ngày... Để có văn
thật đã khó, được người đời chấp nhận đó là văn thật lại càng khó hơn. Nhưng hiện thực thì vốn
muôn hình vạn trạng, còn bức tranh nội tâm thì lúc nào cũng phức tạp, thế nên thơ, nhất là câu
thơ lục bát muốn sống được và hòa nhập được trong thời đại “xa lộ thông tin kẹt đường” hiện
nay chắc chắn phải thay đổi phần nào cái tính êm đềm cố hữu của mình.
2. Hiện tượng vắt dòng:
Sẽ dễ thấy ở lục bát Nguyễn Duy nhiều cách ngắt nhịp khác thường, đó có thể là sự can
thiệp của các lọai dấu chấm câu:
“Chiều đang sâu thẳm một màu
tự dưng lộp độp ngang đầu- ồ mưa!”
hay:
“ tiếng em như tiếng gió lùa:

thôi, đừng nói giọng người xưa, buồn cười…”
“Biện pháp vắt dòng hướng tới một mỹ cảm của sự phá bỏ đối xứng đều đặn, cố làm cho
dòng thơ diễn ra tự nhiên theo lối nói thường. Nghĩa là từ ngữ và câu văn xuất hiện theo trật tự
tuyến tính vốn có của câu văn xuôi, và bởi vậy mà dòng thơ lục bát bắt đầu gần gũi với câu thơ
tự do, mặc dù trên đại thể, nó vẫn “phục tùng” khá nghiêm chỉnh âm điệu của thi luật lục bát”.
Sự cách tân này nảy sinh từ cách xử lý mối quan hệ giữa cấu trúc âm điệu dòng thơ với cấu
trúc cú pháp ngữ nghĩa của câu thơ, chúng ta vẫn thấy hiện tượng này trong thơ ca hiện đại,
chẳng hạn như trong Tiếng sáo Thiên Thai của Thế Lữ (Trời cao xanh ngắt. Ô kìa – hai con hạc
trắng bay về Bồng lai), trong Mùa hoa loa kèn của Ngô Quân Miện (Mưa phùn vừa dứt. Tiếng ve
– Cháy ran lên giữa trưa nhòe bóng cây), trong Cổng làng của Bàng Bá Lân (Cổng làng rộng mở.
Ồn ào – Nông phu lững thững đi vào nắng mai) v.v… Ở thơ Nguyễn Duy, biện pháp vắt dòng
khá phổ biến không chỉ ở thơ lục bát mà còn có ở các thể thơ khác. Vì vậy mà có rất nhiều bài
thơ của ông, ở những chỗ xuống dòng, chữ đầu không viết hoa bởi là ý nối tiếp của câu trên,
dưới đây là một vài ví dụ ở thơ lục bát:
“Chiều đang sâu thắm một màu


tự dưng lộp độp ngang đầu – ồ mưa!”
Hay:
“ Bốn bề công việc bấy lâu
hẹn nhau dành dụm cho nhau mấy điều
đường nào cũng lắm thương yêu
lối nào cũng đẹp rất nhiều lứa đôi”
(Mưa trong nắng – nắng trong mưa)
3. Đưa những câu nói, những đoạn đối thoại của cuộc đời thực tế vào trong thơ
Tính phá cách ở câu thơ lục bát còn thể hiện ở việc nhà thơ đưa những câu nói,
những đọan đối thọai của cuộc đời thực tế vào trong thơ:
“- Em đừng trách nhé em thương
nào ai biết được giữa đường gặp mưa
tiếng em như tiếng gió lùa:

-thôi,đừng nói giọng người xưa, buồn cười…”
(Mưa trong nắng – nắng trong mưa)
Sự cải tiến dòng thơ lục bát của Nguyễn Duy và của rất nhiều nhà thơ cùng thời khác đã
chứng minh sức mạnh nội tại trường tồn của thể thơ dân tộc. Một mặt nó thay đổi về diện mạo để
thích ứng và hòa nhập vào dòng chảy chung của thơ ca thời đại mới, một mặt khác, cho dù biến
hóa thế nào đi nữa thì thể thơ này vẫn giữ được cốt cách âm luật của riêng mình như nó vẫn được
gìn giữ từ bao đời nay. Có lẽ, với bản lĩnh này, lục bát chắc chắn sẽ không thể là thứ đồ cổ cũ kỹ
để trên bàn thờ tổ tiên mà vẫn có giá trị thực tiễn đối với nền thi ca Việt Nam đương đại. Vấn đề
chỉ còn tùy thuộc vào những người sử dụng món đồ cổ này, phải sử dụng sao cho thật khéo, thật
sáng tạo để đem lại những năng lực biểu hiện mới
4. Phép trùng điệp trong tòan bài thơ, lặp từ trong từng dòng thơ và phép láy âm
Điều đáng bàn ở thơ lục bát của Nguyễn Duy không phải là sự mới lạ do gia công thêm vào
mà là sự vận dụng rất sáng tạo những thành quả sẵn có của lục bát truyền thống. Những kiểu tách
dòng, ngắt dòng, tạo nhịp theo nhiều hình thức khác nhau chưa phải là những cách tân đáng kể
và phổ biến của Nguyễn Duy với lục bát. Yếu tố chủ yếu tạo nên diện mạo riêng của lục bát
Nguyễn Duy chính là cách vận dụng những lối diễn đạt phù hợp vào trong thơ mà tiêu biểu
là phép trùng điệp trong toàn bài thơ và lặp từ trong từng dòng thơ
Như trong bài thơ MƯA TRONG NẮNG- NẮNG TRONG MƯA từ “nắng” được lặp lại 3
lần, từ “mưa” lặp lại những 7 lần
Chúng ta vẫn biết, đặc điểm cơ bản của lục bát dân gian là chữ dùng giản dị, thiên về biện
pháp láy âm và điệp từ, không thích điển cố, lại càng không thực hiện biện pháp đúc chữ, một
biện pháp mà các nhà thơ hay chữ ngày trước rất thích. Xin dẫn ra một ví dụ có sử dụng biện
pháp này:
“Trải vách quế, gió vàng hiu hắt
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng
Oan chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trong má đào?”
(Cung óan ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều)
Tác giả dùng gió vàng mà không dùng gió thu là có chủ ý. Gió vàng được dịch từ chữ kim
phong, và kim là vàng, theo ngũ hành thì mùa thu thuộc kim, cho nên gió vàng là gió thu. Dùng

gió vàng mới chọi được với chữ như đồng ở câu dưới. Tương tự dùng chữ phận bạc để chọi với
má đào. Tất nhiên tư duy mộc mạc của thơ ca dân gian sẽ không dung nạp được những hình thức
cầu kỳ như thế này, mặc dù vậy, sử dụng thành thạo và nhuần nhuyễn những biện pháp của thơ


ca dân gian không hề đơn giản. Hàng trăm năm trước, đã từng có trường hợp một bậc thầy chữ
nghĩa như Nguyễn Khuyến ngả mũ khâm phục trước hành động dám “nhả ngọc để thành rồng”
của Nguyễn Du khi ông chọn lối diễn đạt của “những người trồng dâu, trồng gai” để tạo tác nên
khúc Đọan Trường Tân Thanh kỳ vĩ
Việc đúc chữ cùng những khuôn mẫu gò ép của những phép đăng đối tất nhiên không còn là
phương pháp ưa thích của các thi nhân hiện đại, khi mà hình thức câu thơ cần phải cố gắng hết
sức để chuyên chở những sắc màu phong phú của cuộc sống hiện nay. Nhưng phải thừa nhận
việc sử dụng mạnh dạn và triệt để những mức độ khác nhau của các phép trùng điệp, lặp từ là
một đặc điểm khá nổi bật ở thơ Nguyễn Duy. Như đã phân tích ở phần trước, phép trùng điệp
được Nguyễn Duy sử dụng với tỉ lệ rất cao trong thể thơ tự do, nay ở lục bát, tỷ lệ này cũng
chiếm đến gần 20%. Nhiều nhất là trường hợp điệp từ trong trong khuôn khổ của câu thơ, đặc
biệt là dạng lặp từ cách quãng đều đặn:
“ mái đầu che lấy mái đầu thoảng hương”
Hay:
“ từ môi mưa giọt xuống môi”

“ tóc lẫn vào gió, gió là sợi tơ”
Chỉ khảo sát riêng trong thể thơ lục bát, dạng lặp từ cách quãng nói trên đã chiếm tỉ lệ sử
dụng xấp xỉ 60% (29 lần/48 bài có sử dụng phép trùng điệp). Có thể khẳng định đến ngay cả ca
dao cũng không thể có một tỉ lệ áp đảo như thế (xét trên tổng thể)! Nếu cảm nhận theo cảm tính,
biện pháp lặp này tạo ra sức nặng đặc biệt cho ý nghĩa của câu thơ. Đó là sức nặng của cảm xúc
nội tâm. Khi nội tâm tràn đầy cảm xúc thì ngôn ngữ thể hiện cũng phải chứa đựng một mức độ
thừa thãi khá cao, nói như nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì “cái thừa đó là cái thừa nghệ thuật”.
Những câu thơ mà cảm xúc của chủ thể rơi vãi cả ra ngòai khuôn ngôn ngữ chứa đựng nó
thừơng luôn dành được sự chia sẻ mãnh liệt và tận cùng của người đọc, bởi một lẽ duy nhất : nó

chân thật như cảm xúc lúc tức thời. Điệp từ luôn có ý nghĩa là nhấn mạnh, nhưng nhiều khi, nếu
biết dùng sáng tạo, đặc biệt là biết chú ý đến tính hài hòa của nhịp điệu, âm thanh và hình
ảnh, thì biện pháp này còn làm được nhiều hơn thế nữa:
“ Chiều đang sâu thẳm một màu
Tự dưng lộp độp ngang đầu - ồ mưa”
Hay:
“ áo em ướt lẫn vào do
Tóc lẫn vào gió, gió là sợi tơ”
Việc kết hợp hài hòa giữa nhịp điệu âm thanh, hình ảnh tạo ra được một khung cảnh vừa có
nhạc, vừa có họa lại vừa có hồn. Kỳ ảo mà sinh động. Đó cũng có thể được xem như là một sự
“thừa thãi nghệ thuật” Nguyễn Duy còn rất nhiều những câu thơ như vậy.
Đặc biệt là có sử dụng kết hợp lối điệp từ với thủ pháp láy âm – một thủ pháp của thơ
Pháp mà nhà thơ Xuân Diệu đã từng sử dụng rất thành công trong bài Đây mùa thu tới (“Rặng
liễu đìu hiu đứng chịu tang – Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng…”), ở thơ lục bát , Nguyễn
Duy thường xuyên sử dụng từ láy “loằng ngoằng mà có duyên”. Trong bài thơ MƯA
TRONG NẮNG- NẮNG TRONG MƯA tác giả dung các từ láy như: ngổn ngang, lộp độp,mit
mờ, mặn mà…
 Các từ láy hết sức bình thường nhưng tạo được điểm nhấn cho bài thơ.
Dung hòa được chất truyền thống và hiện đại, tạo ra cái mới mà không xung đột với cái cũ
là một điều không phải dễ dàng gì đối với nhiều nhà thơ hiện nay. Có thể thấy Nguyễn Duy phần
nào cũng đã khẳng định được phong cách nghệ thuật riêng của mình qua những thể nghiệm này.


Tất nhiên là vẫn có những lúc quá đà (trong trường hợp của một số bài thuộc phần “Lục bát đi
sứ”) gây cảm giác chóang cho người đọc, nhưng nhiều hơn, người ta vẫn thấy lục bát của
Nguyễn Duy mang một vẻ đẹp vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa mang hồn phố những vẫn còn
hồn quê …Và quan trọng hơn – khi ngâm nga những câu lục bát ấy, người ta biết đó là lục bát
của nhà thơ Nguyễn Duy chứ không phải của ai khác!
III Kết luận
Thơ lục bát cũng như thơ tự do của Nguyễn Duy đều ngầm chứa cái hồn dân gian

bình dị ẩn trong vẻ ngoài hiện đại, khoẻ khoắn. Chúng hoàn toàn phù hợp với cá tính ưa suy
ngẫm và thích mô tả chi tiết những “việc lớn việc nhỏ” đang ngày ngày diễn ra trong cuộc sống ở
nhà thơ.Qua việc tim hiểu hai bài thơ ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC VA MƯA TRONG NẮNGNẮNG TRONG MƯA chúng ta co thể thấy được phần nào những đổi mới trong thơ ông.

TRẦN THÙY MAI
LỜI MỞ ĐẦU
“Nhờ viết mà cuộc đời tôi được mở rộng. Tôi vượt qua giới hạn chật hẹp của chính
mình. Và viết văn đối với tôi là cách yêu thương chính mình cùng những người xung quanh”
.
Đây là lời tâm tình của một nhà văn đã miệt mài với văn chương và trở thành một cây bút có
sức bền với thể loại truyện ngắn - Nhà văn Trần Thùy Mai - Một điển hình cho thế hệ nhà văn
Việt Nam hiện đại sau 1975.
Ray Mond Carer - Một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới khẳng định: “Ngày nay,
ắt hẳn tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn nhất và thỏa mãn về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác
phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Đối
với Trần Thùy Mai, từ truyện ngắn đầu tay đến những truyện ngắn về sau này, nhà văn luôn xây
dựng cho tác phẩm của mình những hình ảnh, ngôn ngữ, văn phong trong sáng. Trong sáng đến
mức người đọc luôn có cảm giác như tác giả có một nguồn đam mê đắm đuối và đuổi theo một
thứ ánh sáng kì ảo giữa cuộc sống đời thường cùng với giọng văn nhẹ nhàng, êm diệu, đầy chất
thơ. Ngòi bút của chị có sức sống mãnh liệt vì chất “đời trong đời”, bởi những trang viết của chị
chứa đựng nhiều mảnh ghép cuộc đời… Có những cuộc đời nho nhỏ… Có cuộc đời thoáng
qua… Có cuộc đời gặp một lần rồi hun hút… Nhưng vấn đề là không phải nói ai, viết về ai, thấp
thoáng cuộc đời của ai, mà là cái thông điệp đằng sau, là cái tâm hồn mà chị gửi gắm qua hệ
thống nhân vật của mình.
Trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, kiểu nhân vật điển hình là kiểu nhân vật tâm tưởng. Tác
giả tiếp cận cuộc sống từ nhiều góc độ vận động, biến chuyển càng về sau càng đậm sâu. Thoạt
tiên cuộc sống hiện ra có phần đơn giản và có tính chất bề nổi qua câu chuyện kể. Nhưng rồi sau
đó Trần Thùy Mai có vẻ lắng vào bên trong, đi vào chiều sâu lắng đọng để đặt ngòi bút của
mình vào trạng thái tâm tưởng của nhân vật. Trăng nơi đáy giếng là một trong số rất truyện đem
đến sự thành công cho ngòi bút này và được nhiều độc giả yêu thích đón nhận.

Ở đó, ta tìm thấy “tình yêu tràn ngập trên trang viết”. Trong một cuộc sống vốn đa chiều và
phức tạp như thế này, thì tình yêu dẫu có mất mát, phụ bạc và đớn đau đến mức nào, con người
chỉ tìm thấy hạnh phúc đích thực khi có nó, ví như nhân vật Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng.
Một lối văn nhẹ nhàng, giản dị với những câu chuyện về đời sống thường nhật, những vấn đề
muôn thuở của tình yêu như yêu và được yêu hay sự hi sinh, lòng vị tha, lòng chung thủy, tình
yêu cá nhân của con người chịu tác động mạnh mẽ của xã hội. Những lẽ sống thoáng qua cuộc


đời nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong kí ức, mở ra sự lựa chọn mới mẻ nhưng đồng thời cũng
khép mình lại trong sự lựa chọn đời thường.
Là một người phụ nữ của mảnh đất Cố đô giàu truyền thống văn hóa, nơi có dòng sông
Hương thơ mộng, trữ tình trong khói biếc, tinh khôi trong sớm mai, dường như tâm hồn chị
thuộc về thế giới những người phụ nữ, của những đền đài phủ rêu kiêu kì, vàng son nhưng u
hoài, nhưng đâu đó vẫn chứa một khúc nhạc lòng nơi đáy thẳm dòng sông. Chính Huế với cái
đẹp vĩnh cửu đã đi vào nuôi dưỡng tâm hồn, văn phong của nhà văn. Ở đó, hình ảnh người phụ
nữ hiện lên với nét dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng vô cùng, rất thuần chất Việt mà cũng rất
cam chịu và giàu tình thương. Điều đó hiện lên rất rõ cùng với những bất bình, hà khắc của xã
hội một thời lạc hậu. Mỗi mảnh đời phụ nữ là những mảnh vỡ “Thiên thạch”, đẹp nhưng không
trọn vẹn với hạnh phúc, kiêu kì nhưng vỡ nát và phần lớn bị vùi dập trong đất cát hoang tàn của
một thời đại ít ai nhận ra….
Qua đó, điều ta cảm nhận được cái nhìn đầy tinh tế và ý vị của nhà văn với những thứ tưởng
chừng như nhỏ bé vô cùng nhưng lại chính là hạnh phúc vĩnh cửu. Đó là cái nhìn về một thời ta
đã sống, đã đi qua và cũng là nơi cất giấu những giọt nước mắt cuộc đời: vui có, đau khổ có và
còn có cả những giọt nước mắt cảm thương cho những cảnh ngộ bi đát hơn mình. Đó là sự trộn
lẫn giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái được và cái mất, giữa cái vô hình và cái hữu hình. Sự nhìn
lại đó giống như mũi tên xuyên thủng không gian cuộc đời. Với những cái cảm đầy tinh tế cùng
với cách quan sát tinh vi của mình, Trần Thùy Mai dường như đắm mình trong ngõ ngách cuộc
đời và cũng đã từng chạm tới bản chất sâu hun hút của nó….
Chính từ sự khám phá, đào sâu vào từng ngóc ngách của cuộc sống với những vấn đề mang
đậm chất nhân sinh từ chất liệu hiện thực, Trần Thùy Mai đã mang đến những trang văn của

mình những cái nhìn mới, mang tính chất hiện đại, đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau năm
1975.
1. TRẦN THÙY MAI – SỰ KHÁC BIỆT VÀ SỰ ĐỔI MỚI ĐẾN TỪ GIÁ TRỊ CỔ ĐIỂN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ VĂN

1.1.1 Khái quát về tiểu sử
Nhà văn Trần Thùy Mai tên thật là Trần Thị Thùy Mai, sinh ngày 8 tháng
9 năm 1954 tại Hội An, Quảng Nam. Quê quán: làng An Ninh Thượng, xã Hương Long, huyện
Hương Trà, (nay là phường Hương Long, Thành phố Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến khi đang
học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng. Tốt nghiệp Tú tài từ 1972, chị thi đậu
thủ khoa môn văn Đại học Sư phạm Huế. Sau 1975, chị học tiếp Đại học Sư phạm. Năm 1977,
sau khi tốt nghiệp, Trần Thùy Mai được giữ lại trường, làm công tác giảng dạy và nghiên cứu
môn Văn học dân gian. Năm 1987, chị quyết định chuyển sang làm biên tập viên ở Nhà xuất
bản Thuận Hóa. Với lối rẽ này, Trần Thùy Mai đã chọn nghiệp viết làm con đường đi cho riêng
mình.
1.1.2 Sự nghiệp
Suy nghĩ về nghề văn của nhà văn Trần Thùy Mai: “Cứ mỗi lần trèo qua một con dốc thì
lập tức xuất hiện trước mắt mình một con dốc khác cao hơn. Thế là lại đi và đi mãi như thế


trong gió ngược... Nhiều khi mỏi mà không muốn dừng bởi hai bên đường nhiều hoa thơm cỏ
lạ quá. Cứ muốn hái và ôm đầy tay...”
* Về sáng tác:
Trưởng thành cùng thế hệ với Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc ở Sài Gòn, những người
cầm bút đầu tiên sau chiến tranh. Có thể nói, đây chính là thế hệ dò đường đi tìm những đề tài
hậu chiến. Tính từ truyện ngắn đầu tay Một chút màu xanh in trên Tạp chí Sông Hương đến
nay, nữ nhà văn người Huế này đã có trên 30 năm cầm bút với hàng trăm tác phẩm truyện ngắn
được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến. Trong đó, một số truyện ngắn nổi tiếng như: Gió thiên
đường, Thập tự hoa, Quỷ trong trăng, Thương nhớ Hoàng Lan, Mưa đời sau, Người bán linh

hồn, Trăng nơi đáy giếng, Thị trấn hoa quỳ vàng... của chị đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng
Pháp và tiếng Nhật...
Trần Thùy Mai là một trong những nhà văn nữ viết khỏe và khá đều tay hiện nay. “Những
truyện ngắn của chị rất đa dạng, phảng phất không khí đất trời xứ Huế, quan tâm đến mọi mặt
của cuộc sống, nhất là lớp trẻ và nhìn họ với một con mắt đầy yêu thương và hy vọng”. Trong
khoảng 10 năm trở lại đây, Trần Thùy Mai viết nhiều về những đề tài và nhân vật lịch sử, đặc
biệt là những nhân vật nữ in bóng trong lịch sử triều Nguyễn, gắn liền với Kinh thành Huế.
Trần Thùy Mai từng tâm sự: “Với tôi, viết là một nghề. Nó giống như mọi nghề khác ở
chỗ phải có kỹ năng và lương tâm. Vì thế, trong cuộc đời tôi đã có nhiều lúc buồn nản nhưng
chưa bao giờ thấy chán viết, chưa bao giờ muốn bỏ bút”.
* Các giải thưởng:
Sáng tác của Trần Thùy Mai có nhiều sự đổi mới và mang lại giá trị cao, chính vì thế chị đã
được vinh danh trong nhiều giải thưởng về văn chương:
• Giải B, giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ hai, (1998) cho Tập truyện ngắn
Thị trấn hoa quỳ vàng.
• Giải C, Giải thưởng Văn học thiếu nhi Vì tương lai đất nước của Nhà xuất bản Trẻ
(2002) cho truyện dài thiếu nhi Người khổng lồ núi Bạc.
• Giải B, Hội Nhà văn Việt Nam (2002, không có giải A) và Giải A, giải thưởng Văn học
Cố đô lần thứ ba (2005), cho tập truyện ngắn Quỷ trong trăng.
• Giải thưởng Ủy ban Toàn quốc Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (2003)
và Giải A, giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ tư (2008) cho tập truyện ngắn
Thập tự hoa.
• Giải thưởng của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (2008), cho tập
truyện ngắn Một mình ở Tokyo.
Giải cống hiến vì cộng đồng năm 2011 do Ủy ban kết nghĩa thành phố San Francisco - TP.
Hồ Chí Minh trao tặng.
Nhiều truyện ngắn của Trần Thùy Mai đã được chuyển thể kịch bản sân khấu hoặc dựng
thành phim như: Hãy khóc đi em (2005), Gió thiên đường , Thập tự hoa (2005), Trăng nơi đáy
giếng (2009).
1.2. ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC

1.2.1. Sự đổi mới đến từ giá trị cổ điển


Xuất hiện trong dòng chảy của các tác giả văn xuôi hậu chiến nói chung, văn xuôi nữ
giới nói riêng, Trần Thùy Mai đã tạo dựng được một phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tinh tế
nhưng để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Với hơn 30 năm sáng tạo, Trần
Thùy Mai có nhiều tập truyện nổi tiếng; truyện ngắn của chị đạt nhiều giải thưởng văn học,
và được dịch sang nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nhật...
Viết khỏe và đều tay, Trần Thùy Mai với hàng trăm truyện ngắn nhưng vẫn không gây
nhàm chán cho bạn đọc. Bí quyết của sự thành công ấy chính là chỗ Trần Thùy Mai đã hướng
đến, và thành công với một lối viết cổ điển theo nghĩa tích cực của từ này. Cái cổ điển hiểu như
những giá trị thẩm mỹ đã ổn định, đi vào mẫu mực. Cổ điển của truyện ngắn Trần Thùy Mai,
đến từ cả hai bình diện hình thức và nội dung. Thực thế, người ta không tìm thấy trong truyện
ngắn của chị những ý đồ cách tân lối viết một cách mạnh mẽ như các trào lưu viết bây giờ đang
xiển dương (như “lối viết hậu hiện đại” chẳng hạn). Người ta cũng không tìm thấy trong truyện
của Mai những chủ đề “nóng” mà văn học hiện nay đang cố gắng khoét sâu vào thị hiếu bạn đọc
như dục tính. Văn của Trần Thùy Mai xa lạ với những trận gió mới của thời đại, văn của Mai vẫn
ướp hương của truyền thống.
Là một phụ nữ Huế nhẹ nhàng, tinh tế và sâu sắc, Trần Thùy Mai thấm thía nỗi đau, sự
tổn thương và mất mát trong tình yêu. Một điều dễ dàng nhận thấy, Trần Thùy Mai dành tình
cảm ưu ái rất riêng cho các nhân vật nữ của mình: “Cuộc sống vốn đa chiều và phức tạp. Tình
yêu cũng không nằm ngoài quy luật khắc nghiệt ấy. Thế nhưng, tình yêu dẫu mất mát, phụ bạc
và đớn đau đến nhường nào thì con người cũng chỉ thật sự tìm thấy hạnh phúc khi có nó”.
Chính vì thế, tình yêu trong truyện ngắn Trần Thùy Mai không đơn thuần là một câu chuyện
lãng mạn, thấm đẫm nước mắt để “câu khách” mà đó là cái cớ để chị nói về cuộc sống với
những con người đang ngày ngày sống, yêu và ruồng bỏ tình yêu của chính mình. Mỗi câu
chuyện đau đáu một nỗi niềm.
Với lối hành văn nhẹ nhàng, những câu chuyện của chị như tâm sự thường ngày, những chủ
đề “muôn thuở” của con người, tưởng thoáng qua trong cuộc đời nhưng lại ở lại đậm sâu trong
ký ức, sự lựa chọn trong tình yêu, tình bạn, những sa ngã đời thường, và hơn hết là thế giới của

người phụ nữ….
Người ta có thể, có quyền nghi ngờ câu nói của Buffon: “Văn là người”, nhưng người ta
vẫn phải thừa nhận, câu nói của Buffon đã thành cổ điển, nó là chân lý quen mặt mà nhiều người
trong chúng ta biết, và thấy đúng. Trần Thùy Mai chính là hiện hữu đúng cho chân lý của
Buffon. Bí mật văn Trần Thùy Mai còn nằm nơi con người chị, nói sát hơn, tâm hồn chị. Mà
tâm hồn Trần Thùy Mai thì thuộc về Huế, về người phụ nữ Huế, của đền đài phủ rêu, kiêu kỳ,
vàng son nhưng u hoài. Huế của dòng sông Hương mộng mơ trong sương mù, tinh khôi trong
sớm mai và chứa sóng gió nơi lòng sông. Chính Huế với cái đẹp vĩnh cửu đã đi vào cổ điển, đã
nuôi dưỡng văn giới của Trần Thùy Mai. Cái lối trình bày, hay lối nhìn về cuộc đời trong truyện
ngắn Trần Thùy Mai, vì thế, là lối quan sát kiểu Huế, và Huế nhất là nơi người phụ nữ.
Cái nhìn vào những đổ vỡ, hay hạnh phúc đời thường một cách tinh tế trong những quan sát
cực nhỏ để chạm vào cái bản chất cuộc đời đó là cái nhìn trong truyện ngắn Trần Thùy Mai.
Nhưng hơn hết, sự nhân ái trong cuộc đời luôn bao trùm trong truyện ngắn, là cái đọng lại
sau mỗi câu chuyện của Trần Thùy Mai. Đã là người thì phải biết yêu thương, che chở, cảm
thông cho nhau, nhất là mỗi khi vấp ngã trong đời. Thông điệp truyện ngắn của Trần Thùy Mai
hấp dẫn người ta bởi lòng nhân hậu, nhưng không phải là sự rao giảng nhân hậu, mà thực hành
nhân hậu. Người với người cần tình thương yêu không phải vì đề cao đạo đức con người, mà đơn


giản tình người cần hiện diện, bởi đó là một lối nương dựa lẫn nhau giữa người với người trong
thế giới, chung vai sát cánh để cùng nhau sống. Trần Thùy Mai tinh tế nhất là khi phân tích tâm
hồn người phụ nữ, chẳng hạn như: Thanh Thúy Tàu (truyện Gió thiên đường), Ngân (truyện
Đêm tái sinh), Lan (truyện Thương nhớ hoàng lan)... sống động, sống mãi trong lòng người
đọc vì nhiều lý do. Nhưng trước hết họ sống vì qua cách miêu tả của Trần Thùy Mai, những chỗ
tinh nhạy trong lòng người phụ nữ với âu lo, băn khoăn, trở trăn hay hân hoan, thù hận hay yêu
thương, đều được Trần Thùy Mai trải ra trên mặt chữ chân thành và tinh tế.
Trần Thùy Mai đã lựa chọn cái cổ điển đầy khắc nghiệt để làm sinh quyển tồn tại cho sự
viết. Từ cái nền cổ điển, Trần Thùy Mai đã kiến tạo nên cái riêng của mình bằng một phong
cách văn xuôi nữ giới mang đậm đặc dấu ấn nữ tính, đàn bà tính, kiểu Huế hướng đến
những vấn đề mang đậm tính nhân sinh trên những câu chuyện đời thường, để lại nhiều suy

nghĩ cho độc giả trong cuộc sống hiện đại. Và đấy là chỗ “đổi mới”, hay nói chuẩn xác hơn,
chỗ “khác” mọi người để Trần Thùy Mai đứng lại trong văn chương.
1.2.2 Một số ý kiến đánh giá về văn chương Trần Thùy Mai
Về văn chương của Trần Thùy Mai, PGS.Tiến sĩ Văn học Hồ Thế Hà từng nhận
định: “...Những nhân vật của Trần Thùy Mai thường không bình lặng. Họ cô đơn, hẫng hụt, tiếc
nuối nhưng không bao giờ từ bỏ khát vọng sống của mình bằng cách bơi ngược dòng sông ký ức
để làm sống lại những điều tốt đẹp....Đọc Trần Thùy Mai, tôi bị cuốn hút bởi chất nhân ái và
triết lý này. Con người dù giận hờn, hằn học nhưng trong tận cùng sâu thẳm của ý thức cộng
đồng, họ âm thầm sẻ chia và nhận nỗi đau về mình để được kéo dài ra trong niềm vui của người
khác, để được yêu trong trắc ẩn dù có khi không tránh khỏi sự đối xử thờ ơ, nguội lạnh của tha
nhân...”
Nguyễn Vinh Sơn, đạo diễn bộ phim Trăng nơi đáy giếng, một đồng hương xứ Huế với nữ
nhà văn thì nhận xét: “Cảm nhận của Trần Thùy Mai đầy Huế. Chất thơ là thuộc tính của người
Huế từ cung cách đi đứng, nói năng đến lối sống thâm trầm, sâu sắc, tinh tế...”
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cho rằng: “Càng về sau văn chị viết càng đời, càng đầy đủ
mặn ngọt đắng cay của những phận đời trong đó....Dù những cái kết được báo trước nhưng
người đọc vẫn muốn nếm hết những vị đắng cay, điệu man mác cho đến những dòng cuối cùng”.
2. TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG – TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CHO NHỮNG NÉT ĐỔI
MỚI CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU NĂM 1975 CỦA TRẦN THÙY MAI
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM
2.1.1. Xuất xứ
- Trăng nơi đáy giếng ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Nhà Văn số 6-2001 và được Báo Văn
Nghệ đăng lại vào kì số 13 phát hành ngày 30-3-2002.
-Trăng nơi đáy giếng đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên do đạo diễn Nguyễn Vinh
Sơn thực hiện. Bộ phim này đã đoạt giải Cánh diều vàng năm 2008. Nữ diễn viên Hồng Ánh
trong vai Hạnh đã đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc trong Liên hoan phim quốc tế Dubai 2008 và
giải nữ diễn viên chính xuất sắc của giải Cánh diều vàng năm 2008.
2.1.2. Tóm tắt
Trăng nơi đáy giếng là câu chuyện kể về cô Hạnh, một người phụ nữ hết lòng hi sinh cho
chồng, tôn thờ chồng như một vị thánh sống nhưng cuối cùng vẫn không có được hạnh phúc.

Cô Hạnh là một người phụ nữ rất đảm đang, nhu mì, chu đáo, sống theo lối sống chỉn chu
của người phụ nữ truyền thống. Cô Hạnh chăm lo cho chồng từng li từng tí, ngay cả những hôm
trời mưa, người trong xóm đều thấy cô Hạnh xách tô ra đầu ngõ mua bún cho chồng, tay cô cầm
chiếc nón che kín tô bún, chứ chẳng nhớ che đầu. Còn thầy Phương-chồng cô Hạnh là một người
nho nhã, mảnh mai, trắng trẻo, con nhà dòng dõi được cưng chiều từ nhỏ nên thầy rất kén ăn,


phải chăm từng chút. Thầy không làm bất cứ việc gì trong gia đình, thậm chí khi trời mưa thầy
chỉ lấy dùm cô Hạnh cái áo trên dây phơi, chứ cái quần để mặc thì thầy không hề đụng đến.Thầy
là một người rất kỹ tính, thích sự tươm tất, gọn gàng, sạch sẽ.
Hai vợ chồng lấy nhau được mười năm mà vẫn không có con. Cô Hạnh biết mình không thể
sinh con, cô rất buồn nhưng cô lại rất yêu chồng. Là con nhà dòng dõi mà không có con để nối
dõi, thầy cũng buồn.Thương chồng, yêu chồng, không chịu nổi vẻ buồn thầm lặng trên khuôn
mặt chồng nên cô Hạnh đã tự tay sắp đặt, bí mật tìm một người phụ nữ khác để sinh con cho
chồng. Đó là Thắm, một cô gái quê hiền lành. Ban đầu, cô Hạnh và Thắm chỉ thỏa thuận với
nhau là để cho Thắm là người đẻ thuê. Cô Hạnh chăm lo từng li từng tí cho cô Thắm, từng chục
trứng gà, từng chai mật ong, cô đều chuyển về làng để tẩm bổ cho cái thai của Thắm. Đến khi
đứa con trai ra đời, cô Hạnh bế lấy nó, Thầy Phương quàng vai cô vỗ về “Con của em đó”. Nghe
chồng nói, cô ứa nước mắt vì sung sướng…Cô Hạnh tưởng làm như vậy là có thể mang lại hạnh
phúc cho hai vợ chồng nhưng chuyện đời lại không đơn giản. Cái tin đồn thầy Phương có vợ nhỏ
đã đến tai của nhà trường, Công đoàn, Đảng ủy, bà Thu – thư kí Công đoàn trường Thuận Đạt đã
đến gặp riêng cô Hạnh vì vấn đề này.Cô Hạnh nghe bà Thu nói về tin đồn, cô không tỏ vẻ ngạc
nhiên mà cô lặng lẽ, dịu dàng, bình thản. Bà Thu kinh ngạc đến hụt hẫng trước phản ứng của cô
Hạnh, bà cứ tưởng cô Hạnh sẽ ngất đi, hoặc ít ra cũng níu lấy bà hỏi vặn đủ điều. Chờ mãi không
nghe cô Hạnh nói gì, bà Thu phát cáu lên, cô Hạnh thở dài khẳng định thầy Phương không phải
là người phản bội mà mọi chuyện là do cô sắp đặt và hứa giữ bí mật cho thầy.
Sắp đến kì bầu tín nhiệm hiệu trưởng, những người vốn xưa nay ghen tỵ với thầy tìm cách
để phế truất cái ghế hiệu trưởng của thầy. Một người lãnh đạo không chỉ có tài mà phải có đức,
thầy Phương nay mang tiếng là người có hai vợ, nên những người vốn ghét thầy thấy hả hê, rung
đùi, cười khẩy.

Đầu tháng ba, cuộc bầu tín nhiệm được tổ chức, trong khi mọi người nóng lòng chờ thầy
Phương đứng dậy rút lui, tự kiểm điểm, cô Hạnh đã đứng lên và đưa ra trước Hội đồng tờ giấy
chứng nhận li hôn giữa cô và thầy Phương cùng với tờ giấy đăng kí kết hôn giữa thầy Phương và
cô Thắm. Việc làm này của cô Hạnh đã giúp cho thầy Phương không những không bị kỉ luật mà
chức hiệu trưởng của thầy cũng khó có thể mà rung rinh nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc
cô Hạnh lại mang tiếng là người sống chung với chồng của người khác. Một lần nữa, bà Thu phải
đến gặp riêng cô Hạnh nói rằng cô đã phạm pháp khi sống chung như vợ chồng với chồng của
người khác. Cô sững sờ, buồn lắm, đau lắm nhưng không còn cách nào khác, đành phải âm
thầm, lặng lẽ nhìn chồng mình ở trong tay một người phụ nữ không phải là mình.
Sau đó, cô Hạnh đã phải đành lòng dốc hết tiền của góp trong người mười mấy năm mua
một căn nhà ở ngoại ô để thầy Phương đưa cô Thắm lên sống cùng, còn cô thì ở lại ngôi nhà cũ.
Thỉnh thoảng, thầy Phương cũng đến thăm nhưng đến một lúc rồi lại đi ngay. Cô sống một mình,
căn nhà trống vắng đến khủng khiếp, bị đau, cô cũng không cho chồng hay, cô tìm đến bà đồng
Thơi để chích lễ giải cảm.
Đại hội Chi bộ đã qua, thầy Phương lại được tín nhiệm cao, cô mừng, cô nhắn cô Thắm
chăm sóc thầy chu đáo, vì không có ai khó chăm như thầy, thấy cô Thắm nhất nhất vâng dạ, cô
cũng an tâm, vui mừng.
Tết đến, cô Hạnh lo chuẩn bị mua nếp gói bánh. Khi qua nhà bà Thu, nhờ bà ấy mua giúp,
cô Hạnh đã chững lại khi vô tình nghe được cuộc nói chuyện giữa thầy Phương, bà Thu và cô
Thắm. Cô Hạnh mới biết sự thật rằng thầy Phương và Thắm đã có quan hệ thân thiết với nhau từ
trước mà thầy đã giấu cô. Nghe được điều này, cô suýt ngã khi bước xuống thềm, cô lặng lẽ bỏ
về, rồi cứ thế đi trong đêm như người ngây, đi mãi mới biết mình đã đến nhà bà đồng Thơi lúc
nào không hay. Bà Thơi an ủi cô Hạnh.


Tết năm ấy, cô Hạnh sốt li bì, rụng gần nửa đầu tóc. Chiều mùng 3 Tết, vợ chồng thầy
Phương đến thăm. Cô ước gì thầy tới đây một mình, mình được khỏe mạnh để chăm sóc, lo lắng
cho thầy như xưa. Cô đã ứa nước mắt, sau đó cô xin cô Thắm cho thằng cu Nhứt – con trai của
cô Thắm với thầy Phương tới ở với mình.
Tháng sau, Thắm sinh đứa con thứ hai, cu Nhứt về ở với cô Hạnh, thằng bé bồng theo một

con chó con. Cô như người sống lại, cô lại trồng khoai, lại nuôi gà, lại để giành từng quả trứng.
Cô vui vì được cu Nhứt gọi là mẹ. Căn nhà tưng bừng lên tiếng trẻ con, tiếng chó gâu ăng ẳng.
Khi cô Thắm đã cai sữa cho đứa con thứ hai, cô tới đón cu Nhứt về nhà ăn Tết. Cô Hạnh lại
lủi thủi một mình, ngày ngày ngóng trông cu Nhứt trở lại, nhưng không thấy và đến cả con chó
mà cu Nhứt đem theo cũng chạy đi luôn. Thương nhớ con, cô lững thững đạp xe lên thăm con.
Khi đến nhà thầy Phương, cô ngạc nhiên vì cảnh vật xung quanh thay đổi. Cô buồn, tim cô
phập phồng đau đớn vì cu Nhứt không gọi cô bằng mẹ nữa mà gọi bằng bác, nhưng cô càng đau
đớn hơn khi chứng kiến cảnh người thánh sống - người chồng mà cô hết lòng thương yêu, kính
mến, thần tượng mà cô tôn thờ ngồi bên vòi nước, đang lúi húi giặt một đống quần áo đủ loại,
đánh chà chà trên sân sỉ mắng. Cô sững sờ, ngẩn cả người không sao nói một lời. Về đến nhà, cô
lăn ra khóc, khóc thảm thiết. Cô rủ rượi, đau buồn và ốm nặng.
Mọi người trong xóm cư tưởng phen này cô Hạnh sẽ chết vì mấy lần cô bắt chuồn chuồn,
cấm khẩu. Nhưng ngạc nhiên thay, cô không thuốc men gì mà đi lại như thường. Cô xin về hưu
non lại tiếp tục sống cuộc sống đạm bạc cần cù như thuở nào. Người ta lại thấy trước nhà cô có
những cái áo nhỏ xanh đỏ phơi trên dây, ai hỏi cô lại nói đó là “áo thằng cu. May cho thằng cu
mặc Tết”. Còn trong nhà, cô Hạnh lập bàn thờ đồ sộ, được gia công hoành tráng để thờ người
chồng cõi âm mà cô đã kết hôn. Cô chăm sóc ông Hoàng Bảy, trấn thủ tỉnh Thừa Thiên – người
chồng cõi âm hàng ngày rất chu đáo, cẩn thận như người chồng cũ trước đây, ông Hoàng Bảy
này theo lời nói của bà đồng Thơi thì đây là một người vai vế lớn lắm là con thứ bảy của Đức
Mẫu. Lâu nay, ông với cô Hạnh đã có một con trai ở cõi vô hình mà cô Hạnh đâu hay. Một lần
đến thăm cô Hạnh, thấy cô Hạnh mang thức ăn lên bàn người âm cúng và thầy Phương đã van
xin cô Hạnh đừng tin vào các chuyện mê tín ấy nhưng cô chẳng nói gì, điều đó làm ông bực tức
và đập mạnh tay xuống bàn như quát. Cô Hạnh như bị xúc phạm và đã vớ lấy cả khay ấm chén
trước mặt ném vào người thầy Phương. Thầy Phương vội vã ra về, cô Hạnh đóng cửa lại và
quyết chí sống cùng người cõi âm, hàng ngày cô Hạnh chẳng quan tâm đến ai, cứ ra vào trong
ngôi nhà vắng tanh với nụ cười mãn nguyện của một người đàn bà hạnh phúc. Kết thúc tác phẩm
là hình ảnh cô Hạnh thung dung đi chợ chọn mua vải may chiếc áo dài mớ để tháng Ba này
ngược sông Hương trảy hội mùa xuân, để “chầu Đức Mẫu cho phải đạo con dâu” như lời bà
đồng Thơi đã nói lúc trước.
2.2. NHỮNG NÉT ĐỔI MỚI TRONG TÁC PHẨM

2.2.1. Về nội dung
2.2.1.1. Nét đổi mới từ đề tài muôn thuở
“ Mỗi người viết có một cái gu riêng. Tôi chỉ viết về những gì mình nghĩ, mình thích,
những gì gắn bó thật sự với mình. Khi viết về tình yêu, tôi không có ý định khai thác nó như
một đề tài ăn khách và dễ viết. Tôi cũng không muốn thể hiện tình yêu như một cõi viễn
mộng để trốn tránh cuộc đời mà muốn thể hiện nó như một động lực của sự sống, biểu hiện
tối ưu của tính nhân văn. Mà tính nhân văn luôn là cốt lõi của văn học” – Trần Thùy Mai.
Tác phẩm của nữ giới thường có tính chất tự truyện. “Phụ nữ thường mạnh ở chỗ đưa tất cả
cuộc đời và tâm hồn họ vào trong sách, hoặc nói như phương Tây… họ tự ăn mình” (Đặng Anh
Đào). Một nhà văn nữ tự bạch: “Viết mãi thì cũng không ra khỏi thân phận người nữ như chạy
trời không khỏi nắng”. Nếu xem truyện ngắn Trần Thùy Mai là tự truyện thì không phải, nhưng


cảm giác Trần Thùy Mai phân mảnh, hóa thân rất rõ trên từng trang viết đầy nữ tính của nhà
văn. Trần Thùy Mai từng tâm sự: “Cho đến nay mình vẫn thích viết về những mảnh đời gần gũi
quanh mình, của bạn bè, của những người cùng sống, viết như một cách trao đổi tâm tư với
người cùng thời và mở rộng cuộc sống nội tâm của chính mình” .
Sở trường của Trần Thùy Mai là truyện ngắn. Chị chỉ viết “những gì mình thích,
những gì thực sự gắn bó với mình”. Đề tài quen thuộc trong truyện của chị là đề tài tình yêu
- một trong những đề tài vĩnh cửu của văn chương nhân loại. Đầy nữ tính, chị dành trọn
văn nghiệp của mình cho đề tài vĩnh hằng này.
Tình yêu là đề tài muôn thuở nhưng với Trần Thùy Mai, chị đã có những sáng tạo mới mang
nét riêng của mình. Trăng nơi đáy giếng là câu chuyện tình yêu của một người phụ nữ bất hạnh,
hi sinh cả đời mình vì yêu thương chồng nhưng không được hạnh phúc. Câu chuyện đã mang lại
nhiều ý nghĩa nhân sinh với vấn đề thế sự đời tư. Hình ảnh người phụ nữ chịu thiệt thòi, bất hạnh
trong cuộc sống, tình yêu ngày càng đậm nét trong văn của chị. Đó chính là cái nhìn chân thực
trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
“Tình yêu” là một đề tài muôn thuở của nhân loại. Nhưng đối với Trần Thùy Mai, tình
yêu không thiết tha, rạo rực;không say mê, cháy bỏng… mà tình yêu lại rất nhẹ nhàng và sâu
lắng. Đôi khi, nó lại xen vào một chút dại khờ, nông nỗi… Dường như mọi cung bậc cảm xúc

của tình yêu đều “chen” nhau vào trang viết của chị để hóa thân thành những khúc tình ca
tuy đượm buồn mà vẫn đong đầy tình yêu thương…
2.2.1.2. Trăng nơi đáy giếng – Câu chuyện thế sự đời tư với những vấn đề nhân sinh
muôn thuở
Trăng nơi đáy giếng – Tác phẩm lấy đề tài trực tiếp từ cuộc sống hiện tại, xoay quanh
những câu chuyện hằng ngày mang đậm tính thế sự đời tư, với những vấn đề nhân sinh
muôn thuở.
Đó là câu chuyện về người phụ nữ với tình yêu. Nhân vật Hạnh yêu chồng, tôn thờ chồng
như một vị thánh sống, hết lòng vì chồng nhưng bất hạnh thay cô không hạnh phúc. Trần Thùy
Mai đề cập đến những câu chuyện hàng ngày của cuộc sống gia đình cô Hạnh, thầy Phương,
chẳng hạn việc thầy Phương rất kỹ tính, theo kiểu con người phong kiến khi trời mưa chỉ lấy
giúp vợ mình cái áo còn cái quần thì tuyệt đối không đụng đến. Hay tác giả tinh tế khi miêu tả
chi tiết cô Hạnh rất chiều chồng, mua tô bún cho chồng ăn trời mưa cô lấy nón che nhưng không
phải đội lên đầu mình mà che cho tô bún khỏi ướt mưa. Qua chi tiết này cũng đủ thấy cô Hạnh là
người phụ nữ yêu thương chồng hơn cả bản thân mình… Rồi đến chuyện bất hạnh xảy đến với
hai vợ chồng cô, nhất là với cô Hạnh khi không có khả năng sinh con. Cô hi sinh bản thân tìm
người đẻ thuê cho chồng có được đứa con nối dõi, mong giữ hạnh phúc gia đình. Đây cũng chính
là hiện thực không phải hiếm trong cuộc sống thường ngày, nhất là cuộc sống hiện đại thời nay
thì vấn đề này càng được sự quan tâm của nhiều người, nó mang ý nghĩa nhân sinh.
Trong tác phẩm mỗi tình tiết tác giả đề cập là một lát cắt của cuộc sống, ngoài những chuyện
nói trên thì trong truyện còn rất nhiều vấn đề mang đậm tính thế sự đời tư. Chẳng hạn việc một
số người ghanh ghét, đố kị với thầy Phương về cái chức Hiệu trưởng mà muốn phế truất thầy khi
có cơ hội tốt, mặc dù thầy Phương là một người lãnh đạo giỏi đã “đưa trường Thuận Đạt thành
một trường tiên tiến dẫn đầu hơn trong năm năm”. Cơ hội này không ngoài việc gì khác là việc
thầy Phương có hai vợ. Sau khi được cô Hạnh giúp đỡ, đưa ra bằng chứng đã li hôn chồng, chức
hiệu trưởng của thầy Phương vẫn được giữ nguyên có lấy búa tạ cũng không rung rinh nổi.
Nhưng cuộc sống thực không chỉ đơn giản dừng ở đó, chức hiệu trưởng “không rung rinh nổi,
nhưng người ta vẫn tìm cách nện. Lòng người đầy ham muốn, đâu có buông tha ông Phương
qua cửa ải một cách dễ dàng như thế. Vì vậy, trọn năm sau, ông Phương quả là lao tâm khổ tứ,



ở không yên ổn, ngồi không vững vàng”. Đó chỉ là một trong số những lát cắt nhỏ hiện thực cuộc
sống mà ta có thể bắt gặp bất kì nơi đâu qua câu chuyện chức vị của nhân vật Phương.
Còn đối với Hạnh, cho đến khi cô hi sinh bản thân mình, chấp nhận đưa ra tờ giấy ly hôn để
giữ được chức vụ cho chồng thì quả thực rất đáng thương. Cô đã hết lòng hi sinh vì chồng, vì
mái ấm nhưng cuối cùng sự sinh đó không được đáp trả mà cô phải nhận lấy những bất hạnh, cay
đắng, xót xa. Để rồi cuối câu chuyện, Trần Thùy Mai lại đề cập đến câu chuyện đau lòng của cô
Hạnh, cô đã mất đi niềm tin vào người chồng mà cô tôn thờ như vị thánh sống, để phải vin mình
tựa vào người chồng cõi âm. Một sự mê tín mù quáng, đáng thương. Nhưng đó cũng là một lát
cắt về cuộc sống hiện đại khi con người không còn niềm tin vào cuộc sống thực họ đi tìm lấy ở
sự mê tín và tự cho đó là tâm linh là thực. Một hiện thực đáng buồn đáng suy nghẫm qua câu
chuyện mà tác giả đề cập.
Trăng nơi đáy giếng còn là câu chuyện để độc giả tự mình chiêm nghiệm cho câu hỏi hạnh
phúc thật sự ở đâu? Nhân vật nữ chính – Hạnh suốt một đời gần như thờ phụng chồng, là một
phụ nữ Huế mẫu mực chu đáo với gia đình, chung thủy yêu thương chồng hết mực thậm chí hi
sinh bản thân mình để mong giữ được hạnh phúc nhưng kết quả thật đáng buồn. Hạnh phúc
không phải là thứ có thể có được từ một phía xây dựng nên với lòng hi sinh cao cả, cũng không
thể có khi chỉ đắm đuối đi tôn thờ những cái không thực như cô Hạnh, ngay cả sau này sống một
mình để tôn thờ một vị thánh khác, khác vị “thánh sống” ban đầu thì hạnh phúc của cô Hạnh
cũng rất mong manh, mờ ảo không thực như “trăng nơi đáy giếng”. Đây là hình ảnh ẩn dụ mang
nhiều mặt nghĩa nhất là về hạnh phúc con người. Tác giả muốn người đọc tự nghiệm lấy những
tầng nghĩa nhân sinh ẩn chứa sâu bên trong lớp ngôn từ kia.
Qua tác phẩm, Trần Thùy Mai muốn hướng người đọc đến vấn đề nhân sinh qua những
câu chuyện thế sự đời tư. Đặc biệt qua nhân vật Hạnh, cô đã chấp nhận hi sinh tất cả nhưng
không được trả giá bằng hạnh phúc mà phải nhận lấy cay đắng, đau khổ. Đó chính là hiện
thực cuộc đời không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Không phải lúc nào hi sinh cũng được đáp trả
bằng hạnh phúc. Đó là hiện thực con người cần phải chấp nhận, khác với những câu chuyện
cổ tích hay những truyện trước đây kết thúc thường có hậu khi nhân vật đã hi sinh, khổ đau
nhiều. Đây là nét đổi mới quan trọng trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai.
2.2.1.3. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người

Trăng nơi đáy giếng đã hướng đến hiện thực về con người. Con người ở đây không nhìn
với cái nhìn lý tưởng mà được đặt vào điểm nhìn thế sự đời tư. Con người trong tác phẩm
hiện lên với tư cách là một con người cá nhân, phức tạp, lưỡng diện, không trùng khít với
chính mình, con người không nhất phiến, đơn trị mà đa diện, lưỡng phân đan cài trong
bóng tối và ánh sáng, giữa cái tốt và cái xấu.
Các nhân vật trong tác ai cũng có cái đúng, cái sai, cái đáng chê, cái có lý. Cô Hạnh là một
người phụ nữ đảm đang, nhu mì, giàu lòng hi sinh. Cô Hạnh coi việc chăm sóc cho chồng, lo
lắng cho chồng là bổn phận của mình. Cô tận tâm, chịu khổ, nhẫn nại hi sinh vì chồng vì tổ ấm.
Sự hi sinh của cô Hạnh thật là cao cả, cô hi sinh là để dâng hiến và vun đắp hạnh phúc, tình yêu
cho người chồng mà mình thần tượng, tôn thờ. Nhưng không ngờ sự hi sinh mù quáng đã khiến
cô hoàn toàn những trắng tay, chỉ ngậm trong lòng nỗi cay đắng, tê tái. Là một người giáo viên
nhưng cô Hạnh lại tin vào những lời của bà đồng Thơi để phủ định quá khứ, sống hết mình cho
niềm tin mới – người chồng cõi âm. Hành động của cô Hạnh ban đầu là theo lí trí, cuối cùng
hành động theo vô thức, tâm linh. Ở cô Hạnh, ta thấy vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đáng
trách vì cô hi sinh một cách không đáng, vì hạnh phúc của chồng mà không mảy may nghĩ đến
bản thân, không liệu được trước những gì mình sắp phải gánh lấy. Đáng thương vì một người
như cô lẽ ra được hưởng hạnh phúc trọn vẹn thì lại toàn cay đắng, đau khổ, nước mắt.


×