Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Hoàn thiện Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Dệt kim Đông Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.96 KB, 89 trang )

Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

LỜI MỞ ĐẦU.
Một trong những nhân tố có tính chất quyết định tới giá bán và chất
lượng sản phẩm là chi phí sản xuất. Tiết kiệm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm
bảo chất lượng sản phẩm đó là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp có thể giảm
giá bán, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng lợi nhuận thu được. Để
đạt được được mục đích này các đơn vị phải quan tâm đến các khâu của quá
trình các khâu của quá trình sản xuất kể từ khi bỏ vốn ra đến khi thu vốn về.
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được của
quá trình sản xuất đó là tư liệu lao động chủ yếu cấu thành niên thực thể sản
phẩm. Chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Chỉ cần sự biến động nhỏ
về chi phí cũng là ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, đến lợi nhuận thu
được. Do đó nếu tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu thì đây là một trong
những biện pháp hữu hiệu nhất để doanh nghiệp có thể đạt đựơc mục đích
của mình. Muốn vậy có một chế độ quản lý và sử dụng nguyên vật liệu
hợp lý khoa học, có công hạch toán vật liệu phù hợp với đặc điểm của doanh
nghiệp là rất cần thiết.
Là một Công ty dệt kim hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự
cạnh tranh gay gắt của nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may trong cả
nước, Công ty Dệt kim Đông Xuân cũng đứng trước một vấn đề bức xúc
trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu.
Trong những năm qua được tiếp thu về một lý luận của các thầy cô giáo
trường Đại học Kinh tế Quốc dân và qua quá trình thực tại Công ty Dệt kim
Đông Xuân , em nhận thấy vai trò quan trọng của kế toán, đặc biệt là kế toán
vật liệu đối với công tác quản lý của công tác của xí nghiệp.

Phạm Vũ Vân Anh



1

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

Sau thời gian đi sâu tìm hiểu công tác kế toán vật liệu ở Công ty Dệt
kim Đông Xuân , em đã nhận thấy những ưu điểm và những mặt còn hạn chế.
Chính vì vậy em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện Kế toán
Nguyên vật liệu tại Công ty Dệt kim Đông Xuân " làm đề tài cho Báo cáo
Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp.
Chuyên đề thực tập được chia thành 3 Chương:
Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý Nguyên vật liệu tại Công ty
Dệt kim Đông Xuân.
Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt kim
Đông Xuân .
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật
liệu tại Công ty Dệt kim Đông Xuân .
Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn đến TS.Nguyễn Hữu Ánh, thầy
giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp em định hướng đề tài, lựa chọn phương pháp
nghiên cứu phù hợp cũng như chỉnh sửa những sai sót của em trong quá trình làm
báo cáo.
Không thể không kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo, đặc
biệt là cán bộ Kế toán tại phòng Tài chính – Kế toán Công ty Dệt kim Đông
Xuân đã tạo điều kiện cho em hoàn thành Báo cáo Chuyên đề Thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn !


Phạm Vũ Vân Anh

2

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty Dệt kim Đông Xuân.
Nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh, nó là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm dưới tác động của con
người tạo thành những sản phẩm khác nhau.
Công ty nào cũng vậy, số lượng và chủng loại NVL bị quyết định bởi
việc sản xuất sản phẩm của công ty đó. Ở công ty Dệt kim Đông Xuân, NVL
cũng có những đặc điểm chung đặc trưng của NVL nhưng cũng có những đặc
điểm riêng theo nhiệm vụ sản xuất sản phẩm của công ty.
NVL của công ty cũng mang các đặc điểm chung :
- Tài sản dự trữ bắt buộc thuộc tài sản lưu động.
- Là đối tượng lao động.
- 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở
vật chất hình thành nên sản phẩm mới.
NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, dưới tác động
của lao động thay đổi hình thái vật chất ban đầu, để tạo ra một hình thái vật

chất của sản phẩm mới. Về mặt giá trị, khi tham gia vào quá trình sản xuất,
giá trị của NVL chuyển dịch một lần, toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
Ngoài ra, để phù hợp với đặc thù sản xuất sản phẩm, NVL của công ty
cũng có những đặc điểm riêng về chủng loại, cách bảo quản và phân loại….
- Về chủng loại : do mặt hàng chủ yếu là sản phẩm dệt may, dệt kim
nên NVL của Công ty gồm có sợi, chỉ may, suốt chỉ, vải cotton, Zoăng phớt
xilanh khí nén…

Phạm Vũ Vân Anh

3

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

+ Chỉ may của Công ty đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc, từ
các loại chỉ polyester thông thường đến các loại chỉ có lõi chất lượng cao. Có
4 loại chỉ may tiêu biểu là : chỉ polyester xơ ngắn corespun (Epic); chỉ
polyester xơ ngắn corespun có bọc cotton (Dual duty); chỉ polyester filament
(GRAL); và chỉ polyester spun (Astra)
Epic – chỉ có lõi được bao bọc bởi sợi xơ ngắn polyester : giải pháp
lý tưởng cho ngày may mặc trên thế giới. Là chỉ có lõi filament được bao bọc
bởi sợi xơ ngắn polyester bên ngoài, phù hợp với các đường may yêu cầu sự
tinh tế và cường lực cao. Epic được xử lý hồ đặc biệt để cho hiệu suất may tốt
nhất trong các điều kiện may khắt khe.

Dual duty : chỉ có lõi được bao bọc bởi sợi xơ ngắn polyester và sợi
cotton thiên nhiên bao phủ. Lõi filament cho cường lực cao và độ bền bên
trong khi lớp cotton bên ngoài đảm bảo khả năng may và bảo vệ lõi filament
không bị ảnh hưởng bởi độ nóng của kim. Dual duty được sử dụng chính
trong các trang phục với chất liệu cotton và denim, trang phục lót cao cấp, các
loại vải mềm, mỏng, đồ da, khăn, các sản phẩm sử dụng trong nhà cũng như
đồ Jean cổ điển và quần áo dã ngoại.
GRAL – chỉ polyester filament. Đặc tính kỹ thuật cao và mý quan độc
đáo. Gral là chỉ may chất lượng cao được sản xuất bằng tơ filament polyester
liên tục và đặc trưng bởi khả năng may và ngoại quan đường may có một
không hai. Sự kết hợp hài hòa giữa độ mảnh và cường lực cao giúp cho gral
trở thành loại chỉ may lý tưởng cho các loại sản phẩm may mặc yêu cầu
đường may ấn, viền gấp và giảm nhăn trên các loại vải mềm, mịn.
Astra : là loại chỉ xơ nhăn cao cấp 100% polyester với độ dai rất cao,
đáp ứng được những yêu cầu đa dạng trong ngành may mặc.

Phạm Vũ Vân Anh

4

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

+ Vải cotton xuất phát chính từ vải sợi bông. Khi người ta biết trồng

cây bông, đợi cho quả bông chín nó bung ra, và họ đi thu lại những sợi bông

thô ở trong quả bông đã nứt ra. mang về. tẩy qua , họ đem xe thành sợi và
từng cuộn sợi bông để dệt quần áo.Khoa học phát triển họ cũng thu hoạch
tương tự từ cây bông, nhưng họ thu về được chế biến, tẩy trắng nhiều hơn, họ
còn phải pha thêm một chút hóa chất để giảm thời gian vải mục, mốc..Sau này
ngành công nghiệp dệt may áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất cho
những chiếc quần, áo vải cotton như hiện nay.
Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên
nhiên và các chất hóa học mà tạo thành !Chất liệu này được dùng phổ biến
nhất trong may mặc . Vì những tính năng vượt trội như chất liệu khá tốt, thấm
mồ hôi, giá thành rẻ, đa dạng, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử
dụng.....
Tuỳ tỷ lệ % sợi bông có trong vải mà nhà sản xuất định ra từng loại vải:
Thí dụ 100 % cotton là loại vải dùng nguyên liệu 100% sợi bông cùng một số
hoá chất làm cho vải lâu mục, bền và mềm mại.80% cotton là trong vải chỉ có
80% sợi bông nguyên chất, 20% còn lại có thể là nylon...làm cho vải có độ
bóng cao...
- Do tính chất các NVL này rất dễ bị ẩm, mốc, cháy… có thể ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như quá trình sản xuất nên Công ty đặc
biệt lưu ý đến khâu bảo quản NVL. Tại các kho luôn phải được đảm bảo sự
khô thoáng, có hệ thống quạt thông gió, tránh môi trường ẩm thấp. Do các vật
liệu dễ bắt lửa nên khu kho bãi được xây dựng cách xa những nơi có thể tiếp
xúc với lửa cũng như được phòng bị các thiết bị chữa cháy để giảm thiểu tối
đa khả năng hỏa hoạn.

Phạm Vũ Vân Anh

5

Kế toán 48A



Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

- Mỗi loại vật liệu được sử dụng lại có tính năng, vai trò công dụng
khác nhau, nên để theo dõi tốt các loại vật liêu, tránh mất mát, Kế toán đã tiến
hành phân loại vật liệu như sau :
NVL chính
(TK 1521)
- Sợi Ne 50/1 COV14
Tnam
- Chỉ may 40/2
- Chỉ may các loại
- Vải mộc dệt kim khổ 45
- Mẫu vải cotton
………….

NVL phụ
(TK 1522)
- Tấm mút cầu là

Phụ tùng thay thế

NVL khác

(TK 1524)

(TK 1528)


- Hộp điện J1 SEAS - Bộ lọc nước

- Chun 4,5 cm
- Vải kaki mộc
- Quần gen mẫu
- Thước bằng tre
- Nguyên phụ liệu
may mẫu
..................

máy may

- Xích tải

- Kim cúc

- Chấn lưu điện tử

- Kim lá

- Lưỡi cưa

6552140-05

- Bloc các loại

- Kim Dpx5 #9

- Sản phẩm loại 2+3


…………..

………….

Ngoài ra trong mỗi loại NVL, Công ty còn phân loại NVL theo nguồn
gốc hình thành :
- NVL nhập kho do mua ngoài tức là Công ty trả tiền cho nhà cung cấp,
thu mua NVL về nhằm phục vụ cho sản xuất sản phẩm và các nhu cầu khác
của Công ty.
Đối với loại NVL này, Công ty sử dụng các tiểu TK : TK 15211; TK
15221; TK 15241; TK 15281.
- NVL nhập kho do nhận gia công tức là Công ty nhận những đơn đặt
hàng (chủ yếu là từ khách hàng nước ngoài ) và nguồn NVL để gia công là do
khách hàng cung cấp.Công ty không phải trả tiền cho nguông NVL này.
Đối với loại NVL này, Công ty dùng các tiểu TK 1521TN; TK
1522TN; TK 1524TN; TK 1528TN.

Phạm Vũ Vân Anh

6

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty Dệt kim Đông
Xuân.

1.2.1. Hệ thống kho dự trữ NVL của Công ty
Được chia thành 4 loại gồm 11 kho :
- Kho NVL chính : Kho sợi.
Gọi là kho sợi để chỉ chung cho NVL chính, thực ra trong Kho này có
đa dạng các mặt hàng, là những NVL chủ yếu cấu thành nên các sản phẩm dệt
kim của Công ty. Các vật liệu của Kho sợi được đóng thành từng kiện, ghi rõ
tên, quy cách của từng loại, được đặt lên giá để tránh ẩm mốc.
Kho sợi được chia thành 2 kho nhỏ :
+ Kho chính : chứa các NVL của Công ty,chỉ chứa những NVL do
Công ty mua về và sử dụng cho nhu cầu của Công ty.
+ Kho phụ : chứa NVL do khách hàng giao, chỉ sử dụng cho việc gia
công sản phẩm của khách hàng.
Sở dĩ Công ty phải chia ra thành 2 kho nhằm thuận tiện cho việc quản
lý cũng như công tác xuất nhập được nhanh chóng, tránh hiện tượng nhầm lẫn
giữa NVL của Công ty và NVL của khách hàng.
- Kho NVL phụ :
+ Kho tạp phẩm : sử dụng để chứa các sản phẩm hòng, lỗi hoặc sản
phẩm bị khách hàng trả lại do không đảm bảo chất lượng,kiểu cách, mẫu
mã…
+ Kho hoá chất : chứa các loại hóa chất phục vụ cho quá trình sản xuất
sản phẩm. Ví dụ như : hóa chất KSM-03; hóa chất KSS_WR; hóa chất
Noecapture KF…
+ Kho sắt thép
+ Kho bột
- Kho Phụ tùng thay thế :

Phạm Vũ Vân Anh

7


Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

+ Kho cơ điện dệt
+ kho cơ điện sợi
+ Kho phụ tùng thay thế
- Kho NVL khác :
+ Kho xăng dầu
+ Kho phế liệu
Các kho dự trữ của Công ty được sắp xếp hợp lý, gồm các phân xưởng
sản xuất do đó thuận tiện nhằm đáp ứng kịp thời vật tư cho yêu cầu sản xuất
mà chi phí nhỏ nhất từ kho đến nơi sản xuất. Các kho đều được trang bị các
thiết bị cần thiết cho việc bảo quản, do đó mà chất lượng vật tư luôn được
đảm bảo tốt.
1.2.2. Đặc điểm luân chuyển NVL tại Công ty Dệt kim Đông Xuân
Khi NVL về nhập kho, Công ty có một bộ phận kiểm nghiệm nghiêm
ngặt, đóng kiện theo quy cách của Công ty, nhằm đảm bảo chất lượng cũng
như thời gian sử dụng lâu dài của vật liệu. NVL sẽ được phân loại và đưa vào
các kho dự trữ.
Ví dụ : Công ty mua 1000 cuộn chỉ may 40/2 8125 về nhập kho. Sau
quá trình kiểm nghiệm cũng như đóng kiện, Chỉ may được đưa vào kho sợi
chính để dự trữ. Khi các xí nghiệp có nhu cầu, chỉ may được xuất kho và
mang ra sử dụng cho việc sản xuất. Sau quá trình sản xuất, những sản phẩm
hoàn thành, đạt tiêu chuẩn sẽ được mang đi tiêu thụ hoặc đưa vào kho thành
phẩm. Những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không có khả năng sửa
chữa sẽ đưa vào kho phế phẩm….


Phạm Vũ Vân Anh

8

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

NVL chính do
Công ty thu
mua

Xuất cho sản xuất

Sơ đồ 1 : Quy trình luân chuyển NVL

Kho Sợi
chính

Đạt tiêu chuẩn

Sản
phẩm

Các xí nghiệp


NVL chính
do khách
hàng cung
cấp

Phạm Vũ Vân Anh

Thị trường tiêu
thụ/ Kho thành
phẩm

Kho
phế
phẩm

Kho sợi phụ
Không đạt tiêu chuẩn

9 Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

1.3. Tổ chức quản lý NVL của Công ty Dệt kim Đông Xuân.
1.3.1. Tầm quan trọng của NVL trong sản xuất.
Kết quả của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Chất lượng của sản phẩm đánh giá hiệu quả sản xuất cao hay thấp, tốt hay xấu.
NVL là một bộ phận cấu thành nên thực thể sản phẩm cho nên có vị trí vô cùng

quan trọng. Nếu không có hay không cung cấp đủ NVL thì sản xuất sẽ bọ đình
trệ.Việc cung cấp NVL có đúng,đủ,kịp thời số lương, quy cách, chủng loại hay
không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí NVL thường chiến tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất
kinh doanh và giá thành sản phẩm. Ví dụ như trong giá thành sản phẩm công
nghiệp, cơ khí, NVL chiếm 50% - 60%; trong giá thanh công nghiệp chế biến
chiếm gần 70%; trong giá thành sản xuất công nghiệp nhẹ chiếm gần 60%.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp, cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có biện pháp để giảm chi phi NVL một
cách hợp lý sao cho không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, điều này
góp phần làm tăng lợi nhuận của DN.
Xét về mặt vốn sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu là thành phần qt
của vốn lưu động, đặc biệt là vốn dự trữ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
cần dự trữ và sử dụng NVL một cách hợp lý, tiết kiệm.
1.3.2. Tổ chức quản lý NVL.
Xuất phát từ vị trí, vai trò cảu NVL trong quá trình sản xuất, để đảm
bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và đem lại hiệu quả, Công ty
Dệt kim Đông Xuân đã chú trọng tổ chức công tác quản lý NVL một cách có
hệ thống ở mọi khâu từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng và quản lý.
- Khâu thu mua : Việc quản lý NVL ở khâu thu mua có ý nghĩa vô
cùng quan trọng vì nó liên quan tới giá trị, chất lượng, chủng loại vật liệu.

Phạm Vũ Vân Anh

10

Kế toán 48A



Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

Công ty Dệt kim Đông Xuân luôn phải tham khảo thị trường NVL, lựa chọn
nguồn cung cấp hợp lý như giá cả phải chăng, thuận tiện về công tác vận
chuyển để tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Đồng thời, bộ phận thu mua
luôn có kế hoạch thu mua phù hợp theo đúng tiến độ thời gian về sản xuất,
tránh tình trạng NVL ứ đọng ảnh hưởng đến các khâu khác.
- Khâu bảo quản :
+ Do phải thường xuyên thu mua NVL với số lượng lớn để đáp ứng kịp
thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm cũng như các nhu cầu khác nên
Công ty Dệt kim Đông Xuân phải tổ chức hệ thống kho tàng, bến bão,
phương tiện vân tải, thực hiện đúng chế độ bảo quản phù hợp với tính chất
đặc điểm của từng loại NVL tránh tình trạng hư hỏng, mất mát, hao hụt, kém
phẩm chất.
+ Tùy chất liệu, tính chất hóa học của từng loại vật liệu mà Công ty có
chế độ bảo quản riêng, sao cho giữ được chất lượng của vật liệu tốt nhất đến
khi xuất ra sử dụng.
- Khâu dự trữ :
+ Để quá trình diễn ra liên tục, Công ty luôn dự trữ một nguồn NVL
đầy đủ, không gât gián đoạn sản xuất.
+ Công ty xác định mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu để
không dự trữ quá lượng cần thiết, gây ứ đọng vốn và mất diện tích.
- Khâu sử dụng :
+ Yêu cầu đặt ra là phải tiệt kiệm chi phí nhưng phải đảm bảo chất
lượng sản phẩm do vậy bộ phận sản xuất cũng như Kế toán NVL của công ty
luôn có kế hoạch sử dụng NVL một cách hợp lý, sử dụng tiết kiệm trên định
mức dự kiến.
+ Ngoài ra, Kế toán NVL cần tính toán đầy đủ, kịp thời giá NVL có

trong giá vốn của thành phẩm. Do vậy trong khâu sử dụng phải tổ chức tốt

Phạm Vũ Vân Anh

11

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng NVL trong sản xuất
kinh doanh đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Ở Công ty Dệt kim Đông Xuân thủ tục nhập kho, xuất kho được thực
hiện như sau
* Thủ tục nhập kho :
Theo chế độ kế toán quy định, tất cả các loại NVL khi đến Công ty đều
phải làm thủ tục kiểm nhận và nhập kho.
Phòng Nghiệp vụ là bộ phận đảm nhận cung ứng vật tư, có nhiệm vụ
thu mua và xác định mức dự trữ vật tư. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và dự
trữ NVL, phòng nghiệp vụ cử cán bộ tiếp liệu liên hệ hoặc đến nơi cung cấp
NVL để thu mua theo đúng yêu cầu về chủng loại, số lượng, và chất lượng.
Tại kho, thủ kho cùng cán bộ tiếp liệu tiến hành kiểm tra số lượng và
chất lượng về số NVL mua về. Nếu hàng mua đúng quy cách, chất lượng theo
hợp đồng mua hàng thì phòng Nghiệp vụ làm thủ tục nhập kho.
Đối với NVL nhập khẩu, phòng Nghiệp vụ mời VinaControl lập biên
bản kiểm kê hàng và lập phiếu nhập kho theo số lượng thực nhập.
NVL khi mua về nhập kho theo đúng quy định, thủ kho có trách nhiệm

sắp xếp hợp lý, khoa học đảm bảo yêu cầu từng loại NVL cụ thể để tiện theo
dõi và thuận tiện cho Công ty khi xuất kho.
* Thủ tục xuất kho
Khi phát sinh nhu cầu sử dụng NVL ở các xí nghiệp, bộ phận sẽ làm
“Phiếu yêu cầu xin lĩnh vật tư” gửi phòng Nghiệp vụ, xét thấy yêu cầu hợp lý,
phù hợp với kế hoạch sản xuất và định mức NVL, phòng Nghiệp vụ lập
“Phiếu xuất kho” (có thể là Phiếu xuất kho kiểm kê vận chuyển nội bộ) cho
đơn vị sử dụng.
Ở kho, thủ kho chỉ xuất NVL khi đã kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của
phiếu xuất kho rồi ghi số lượng thực xuất vào phiếu.

Phạm Vũ Vân Anh

12

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

* Hàng tháng sau khi đã hoàn tất phần cập nhật phiếu nhập kho và phiếu
xuất kho, kế toán NVL in thẻ kho và đối chiếu về mặt số lượng đối với từng kho.
Bên cạnh đó, trong quá trình cập nhật chứng từ kế toán NVL kiểm tra lại mã vật
tư do thủ kho điền có phù hợp với từng đối tượng sử dụng không.
* Tại Công ty Dệt kim Đông Xuân, mỗi năm tiến hành kiểm kê theo
định kỳ hai lần bào 0h ngày 01/01 và 0h ngày 01/07. Thành phần kiểm kê
gồm : Phòng Nghiệp vụ, phòng Kỹ thuật, phòng TC – KT và thủ kho. Mỗi
phòng ban cử đại diện cùng nhau tiến hành kiểm đếm những vật tư còn tồn

thực tế trong kho, sau đó đối chiếu với sô liệu tồn trên sổ sách. Ở Công ty Dệt
kim Đông Xuân không xảy ra trường hợp thiếu do mất mát, chỉ xảy ra trường
hợp thực tế thiếu so với sổ sách do hao hụt trong định mức cho phép (VD :
xăng, dầu) và trường hợp thực tế thừa so với sổ sách ( thừa vô hình) do khí
hậu, thời tiết (VD : sợi).

Phạm Vũ Vân Anh

13

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
DỆT KIM ĐÔNG XUÂN
2.1. Phương pháp tính giá Nguyên vật liệu tại Công ty Dệt kim Đông Xuân.
Cũng như đại đa số các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, NVL tại
Công ty Dệt kim Đông Xuân được tính theo giá thực tế. Giá thực tế của NVL
được xác định phù hợp theo phương pháp khấu trừ thuế của Công ty và theo
từng nguồn hình thành NVL.
- Giá trị thực tế của NVL mua vào, gia công chế biến theo phương pháp
khấu trừ thuế GTGT:
Giá thực

Giá mua


tế NVL

(gia công

mua vào
(gia

=

chế biến)
NVL

công chế

chưa có

biến

VAT

Chi phí
+

thu mua,
gia công

Thuế

Giảm giá


nhập

NVL, chiết

khẩu ,

+

-

chi phí

chế biến

khấu
thương

khác

mại (nếu

( nếu có)

có)

- Công ty Dệt kim Đông Xuân tính giá xuất kho NVL theo phương
pháp Nhập trước xuất trước (FIFO). Giá thực tế xuất kho NVL được tính trên
cơ sở giả định lô vật tư nhập trước sẽ được xuất ra sử dụng sử dụng trước và
sẽ sử dụng giá trị của lần nhập đó để tính giá xuất.

Giá thực tế xuất
kho (FIFO)

Phạm Vũ Vân Anh

=

Số lượng xuất
kho

14

*

Đơn giá xuất
kho (FIFO)

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

- Ví dụ : ( Bảng 2.1)
Bảng kê tính giá Chỉ may 40/2-5000m/cuộn 8125 theo phương pháp FIFO
Đơn giá : 1000đ
Ngày
20/9


SL
70

Nhập
ĐG
15000

TT

SL

Xuất
ĐG

TT

1.050.000
60 14.500
1.170.000
20 15.000
20 15.000
300.000
………………………….

28/9
30/9

SL
60
60

70

Tồn
ĐG
TT
14.500
870.000
14.500
1.920.000
15.000

50

15.000

750.000

30

15.000

450.000

2.2. Chứng từ sử dụng.
Hệ thống chứng từ về NVL của Công ty áp dụng đúng nội dung,
phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định
số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5 của Chính phủ.
Kế toán NVL sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ sau :
STT
Hóa đơn, chứng từ sử dụng

1
Hóa đơn GTGT
2
Phiếu nhập kho
3
Phiếu xuất kho
4
Biên bản kiểm nghiệm NVL
5
Biên bản kiểm kê NVL
…………………………………..

Mẫu số
01GTKT-3LL
01-VT
02-VT
03-VT
05-VT

Phạm Vũ Vân Anh

Kế toán 48A

15


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh


Sơ đồ 2 : Quá trình lập và luân chuyển chứng từ NVL

Bộ phận kế
hoạch, SX KD

Thủ trưởng,
kế toán
trưởng.

Bộ phận
cung
ứng

Thủ kho

Kế toán
NVL

Bảo
quản
lưu
trữ

Nghiên
cứu nhu
cầu,thu
mua sử
dụng
NVL


Ký hóa
đơn mua
hàng,
duyệt lệnh
xuất.

Lập phiếu
nhập kho,
phiếu xuất
kho

Nhận vật
tư, xuất
vật tư

Ghi sổ

Thủ tục luân chuyển chứng từ NVL tại Công ty :
Chứng từ kế toán là bằng chứng pháp lý cho các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong doanh nghiệp. Do vậy, tổ chức kế toán là công việc rất quan trọng
trong công tác kế toán, đặc biệt là kế toán NVL.
- Mỗi phiếu nhập kho được lập thành 3 liên và phải có đầy đủ chữ kí
của người giao, nhận hàng, trong đó :
+ Một liên lưu tại hồ sơ chứng từ gốc của phòng Nghiệp vụ.
+ Một liên lưu tại phong TC – KT (bộ phận thanh toán) làm chứng từ
thanh toán.
+ Một liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán NVL
định khoản và vào số liệu theo dõi tại phòng TC – KT.
Để hiểu rõ về hơn về thủ tục nhập kho NVL tại Công ty, ta có thể xem
một số chứng từ thủ tục nhập kho một số NVL của Công ty :


Phạm Vũ Vân Anh

16

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

* Ví dụ 1: Hàng về, hóa đơn về
Biểu 1 :Hóa đơn GTGT (trường hợp Hàng về,hóa đơn về)
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2 : Giao cho khách hàng.

Mẫu số : 01 GTKT – 3LL
LB/2009B
0012352

Ngày 03 tháng 9 năm 2009
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Phụ kiện Công nghiệp Đông Phương
Địa chỉ : P509, A18, Số 88 Phố Võ Thị Sáu,
P. Thanh Xuân, Q.Hai Bà Trưng,HN
MST : 0104049352
Họ tên người mua : Công ty TNHH Một thành viên Dệt kim Đông Xuân
(Doximex)
Địa chỉ : 524, Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hình thức thanh toán : trả sau
MST : 0100100583
STT

Tên hàng hóa,dịch vụ

A

Đơn vị
tính
C

Số
lượng
1

Đơn giá

Thành tiền

B
2
3 = 1x2
Chỉ may 100% polyester
1
40/2 – 5.000m/cuộn 8125
Cuộn
70
15.000
1.050.000

2
40/2 – 5.000m/cuộn 8436
Cuộn
70
15.000
1.050.000
3
40/2 – 5.000m/cuộn VN1120 Cuộn
1.500
15.000
22.500.000
4
40/2 – 5.000m/cuộn VN1114
Cuộn
25
15.000
375.000
Cộng tiền hàng
24.975.000
Thuế suất thuế GTGT : 10%
Tiền thuế GTGT :
2.497.500
Tổng cộng tiền thanh toán
27.472.500
Số tiền (bằng chữ) : Hai mươi bảy triệu bồn trăm bảy mươi hai nghìn năm trăm đồng
Người mua hàng
(Ký,ghi rõ họ tên)

Người bán hàng
(Ký,ghi rõ họ tên)


Thủ trưởng đơn vị
(Ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên)

Biểu 2: Biên bản kiểm nghiệm vật tư (VD1)

Phạm Vũ Vân Anh

17

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

Mẫu số : 01 – VT

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT KIM

Theo QĐ : 15/2006/QĐ-BTC

ĐÔNG XUÂN

ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính


BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ
Ngày 03 tháng 9 năm 2009
Căn cứ Quy Định số 21 ngày 15 tháng 5 năm 2003 về kiểm nghiệm vật
tư của Ban giám đốc Công ty.

S

Tên,nhã hiệu,quy cách

T

vật tư,công cụ,

T

sản phẩm,hàng hóa

A

1
2
3
4

B
Chỉ may 100%
polyester
40/2-5000m/cuộn
8125
40/2-5000m/cuộn

8436
40/2-5000m/cuộn
VN1120
40/2-5000m/cuộn VN
1114

Số

Phương
Mã số

thức

Đơn vị

kiểm

tính

nghiệm

lượng
theo
chứng

Kết quả kiểm nghiệm
Số lượng
Số lượng không
đúng quy
đúng quy

cách,
cách,phẩm chất
phẩm chất
2
3

E

từ
1

1200051

Cuộn

70

70

1200057

Cuộn

70

70

1200070

Cuộn


1500

1500

1200063

Cuộn

25

25

C

D

Đại diện kỹ thuật

Thủ kho

Trưởng ban

(Ký,họ tên)

(Ký,họ tên)

(Ký,họ tên)

Phạm Vũ Vân Anh


18

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

Biểu 3: Phiếu nhập kho(VD1)
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

Mẫu số : 01 – VT

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Theo QĐ : 15/2006/QĐ-BTC

DỆT KIM ĐÔNG XUÂN

ngày 20 tháng 3 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 03 tháng 9 năm 2009
Nợ :…TK 15211… Số 165
Có :…TK 331……….
Họ và tên người giao hàng :
Theo Hóa đơn Số 0012352 Ngày 03 tháng 9 năm 2009

Nhập tại kho : Kho sợi
Tên,nhãn hiệu,quy cách
STT
A
1
2
3
4

phẩm chât vật tư (sản
phẩm,hàng hóa)
B
Chỉ may 100% polyester
40/2 – 5.000m/cuộn 8125
40/2 – 5.000m/cuộn 8436
40/2 – 5.000m/cuộn
VN1120
40/2 – 5.000m/cuộn
VN1114
Cộng

Mã số

Số lượng
Theo
Thực

Đơn vị
tính


C

D

chứng từ
1

1200051
1200051

Cuộn
Cuộn

70
70

1200070

Cuộn

1200063

Cuộn

nhập
2

Đơn

Thành tiền


giá
3

4

70
70

15.000
15.000

1.050.000
1.050.000

1.500

1.500

15.000

22.500.000

25

25

15.000

375.000

24.975.000
24.975.000

Cộng tiền hàng
Thuế suất thuế GTGT:

Tiền thuế GTGT
Tổng cộng tiền thanh toán
24.975.000
Cộng thành tiền (bẳng chữ) : Hai mươi bốn triệu chín trăm bảy mươi lăm nghìn đồng

Nhập, ngày 03 tháng 9 năm 2009
Người lập phiếu

Người giao hàng

Thủ kho

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký,họ tên)

(Ký,họ tên)

(Ký,họ tên)

(Ký,họ tên)


(Ký,họ tên)

* Ví dụ 2: Hóa đơn về hàng chưa về
Biểu 4: Hóa đơn GTGT (trường hợp hóa đơn về hàng chưa về)
HÓA ĐƠN
Mẫu số : 01 GTKT – 3LL

Phạm Vũ Vân Anh

19

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

GIÁ TRỊ GIA TĂNG
LB/2010B
Liên 2 : Giao cho khách hàng
0034099
Ngày 05 tháng 9 năm 2009
Đơn vị bán hàng : Cửa hàng KDTH
Địa chỉ :
MST :
Họ và tên người mua hàng :
Tên đơn vị : Công ty TNHH Một thành viên Dệt kim Đông Xuân.
Địa chỉ : 524, Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hình thức thanh toán : trả sau

MST : 0100100583
Đơn vị
Số lượng Đơn giá
Thành tiền
tính
A
B
C
1
2
3 = 1x2
1
Cut TP 21
cái
10
2.000
20.000
2
Cut TP 27
cái
05
4.000
20.000
3
T – Tiền Phong 27
cái
01
3.000
3.000
4

Nối răng trong 21
Cái
02
13.000
26.000
5
Nối răng ngoài 21
Cái
02
35.000
70.000
6
Nối răng ngoài 27
Cái
02
36.000
72.000
7
Van nước Dy 20
Cái
01
130.000
130.000
8
Phao điện
Cái
01
45.000
45.000
9

Vòi nước Dy 15
Cái
01
55.000
55.000
10
Đai bắt ống 15x21
cái
15
1.000
15.000
11
Vít + ốc  8
Bộ
30
800
24.000
Cộng tiền hàng
480.000
Thuế suất thuế GTGT :10%
Tiền thuế GTGT
48.000
Tổng tiền thanh toán
528.000
Số tiền viết bằng chữ : Năm trăm hai mươi tám ngàn đồng
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký,ghi rõ họ tên)
(Ký,ghi tõ họ tên)

(Ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên)

STT

Tên hàng hóa dịch vụ

Khi hàng về, thủ kho mới ghi phiếu phâp kho :
Biểu 5: Phiếu nhập kho(VD2)
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
DỆT KIM ĐÔNG XUÂN

Phạm Vũ Vân Anh

20

Mẫu số : 01 – VT
Theo QĐ : 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 05 tháng 9 năm 2009

Nợ :..TK 15211……… Số 231
Có :…TK 151………..
Họ và tên người giao hàng :
Theo Hóa đơn Số 34099 Ngày 3 tháng 3 năm 2010 của Cửa hàng KDTH

Nhập tại kho : Thiết bị phụ tùng
Tên,nhãn hiệu,quy
Số lượng
Đơn
Số cách phẩm chât vật
Thành
Theo
Thực
Mã số
vị
Đơn giá
TT tư (sản phẩm,hàng
tiền
nhập
tính chứng từ
hóa)
A
B
C
D
1
2
3
4
1

Cut TP 21
4600064
cái
10
10
2.000
20.000
2
Cut TP 27
4600064
cái
05
05
4.000
20.000
3
T – Tiền Phong 27
4600064
cái
01
01
3.000
3.000
4
Nối răng trong 21
4600064
cái
02
02
13.000

26.000
5
Nối răng ngoài 21
4600064
cái
02
02
35.000
70.000
6
Nối răng ngoài 27
4600065
cái
02
02
36.000
72.000
7
Van nước Dy 20
4600067
cái
01
01
130.000
130.000
8
Phao điện
4600072
cái
01

01
45.000
45.000
9
Vòi nước Dy 15
4600068
cái
01
01
55.000
55.000
10 Đai bắt ống 15x21
4600059
cái
15
15
1.000
15.000
11
Vít + nổ  8
21000166 Bộ
30
30
800
24.000
Cộng
480.000
Cộng tiền hàng : 480.000
Thuế suất thuế GTGT :
Tiền thuế GTGT

Tổng cộng số tiền thanh toán : 480.000
Cộng thành tiền (Bằng chữ) : Bốn trăm tám mươi ngàn đồng
Nhập,ngày 05 tháng 9 năm 2009
Người lập phiếu Người giao hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)

- Phiếu xuất kho lập thành 3 liên :
+ Một liên lưu vào chứng từ gốc ở phòng Nghiệp vụ.
+ Một liên giao cho người lĩnh vật tư xuống kho để lĩnh vật tư.
+ Một liên thủ kho giữa để ghi thẻ kho, sau đó luân chuyển cho kế toán NVL.
Ví dụ một số phiếu xuất kho của Công ty:

Phạm Vũ Vân Anh

21

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh


Biểu 6: Phiếu xuất kho (VD1):
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

Mẫu số 02 – VT

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC

DỆT KIM ĐÔNG XUÂN

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 28 tháng 9 năm 2009

Nợ TK 621.3

Số 61521
Người nhận hàng :
Đơn vị :

Có TK 15211

Xí nghiệp may 1

Nội dung : Xuất cho sản xuất
Xuất tại kho : Sợi

STT

A

Tên,nhãn hiệu,quy
cách,phẩm chất vật
tư,dụng cụ,sản
phẩm,hàng hóa
B
Chỉ may 100% polyester

Số lượng
Mã số

Đơn vị
tính

Yêu cầu

Thực
xuất

Đơn giá

Thành tiền

C

D

1


2

3

4

60

14.500

20

15.000

1.000

14.000

250

15.000

1

40/2-5000m/cuộn 8125

1200051

Cuộn


80

2

40/2-5000m/cuộn
VN1120

1200051

Cuộn

1250

Cộng

1.170.000

17.750.000
18.920.000

- Tổng số tiền : Mười tám triệu chín trăm hai mươi ngàn đồng.
Xuất, ngày 28 tháng 9 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị

Phụ trách bộ phận sử dụng

(Ký,ghi rõ họ tên)

(Ký,ghi rõ họ tên)


Phạm Vũ Vân Anh

22

Người nhận hàng

Thủ kho

(Ký,ghi rõ họ

(Ký,ghi rõ họ

tên)

tên)

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

Biểu 7: Phiếu Xuất kho(VD1) :
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
DỆT KIM ĐÔNG XUÂN

Mẫu số 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 30 tháng 9 năm 2009

Nợ TK 621.4

Số 62013

Có TK 15211

Họ và tên người nhận hàng :
Địa chỉ : Xí nghiệp may 2
Lý do xuất : Xuất cho sản xuất
Xuất tại kho : Sợi
Tên,nhãn hiệu,quy
STT

A
1
2
3

Đơn

cách,phẩm chất vật

vị

Yêu


Thực

tính

cầu

xuất

C

D

1

1200051

Cuộn

60

1200051

Cuộn

40

1200051

Cuộn


20

Mã số

tư,dụng cụ,sản
phẩm,hàng hóa
B
Chỉ may 100% polyester
40/2-5000m/cuộn 8436
40/2-5000m/cuộn
VN1114
40/2-5000m/cuộn 8125
Cộng

Số lượng
Đơn giá

Thành tiền

2

3

4

60

14.200


852.000

30

14.500

10

15.000

20

15.000

585.000
300.000
1.737.000

- Tổng số tiền : Một triệu bảy trăm ba mươi bảy ngàn đồng.
Xuất, ngày 30 tháng 9 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng
(Ký,ghi rõ họ tên)

(Ký,ghi rõ họ tên)

Người nhận hàng

Thủ kho

(Ký,ghi rõ họ


(Ký,ghi rõ họ

tên)

tên)

Biểu 8: Phiếu Xuất kho (VD2)
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Phạm Vũ Vân Anh

Mẫu số 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC

23

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

DỆT KIM ĐÔNG XUÂN

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 30 tháng 9 năm 2009

Nợ TK 627.1

Số 75125
Họ và tên người nhận hàng :

Có TK 15241

Địa chỉ : Xí nghiệp dệt kim
Lý do xuất : Sửa chữa thiết bị dệt
Xuất tại kho : Thiết bị phụ tùng
Tên,nhãn hiệu,quy
STT

cách,phẩm chất vật
tư,dụng cụ,sản

Đơn
Mã số

Số lượng

vị

Yêu

Thực

tính


cầu

xuất

Đơn giá

Thành
tiền

A
1

phẩm,hàng hóa
B
Cut TP 21

C
4600064

D
cái

1
10

2
10

3

2.000

4
20.000

2

Nối răng ngoài 27

4600065

cái

03

03

36.000

108.000

3

Van nước Dy 20

4600067

cái

02


01

120.000

01

130.000

Cộng

250.000
378.000

- Tổng số tiền : Ba trăm bảy mươi tám ngàn đồng
Xuất, ngày 30 tháng 9 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị

Phụ trách bộ phận sử dụng

(Ký,ghi rõ họ tên)

(Ký,ghi rõ họ tên)

Phạm Vũ Vân Anh

24

Người nhận hàng


Thủ kho

(Ký,ghi rõ họ

(Ký,ghi rõ họ

tên)

tên)

Kế toán 48A


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD : TS. Nguyễn Hữu Ánh

2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Dệt kim Đông Xuân
Hạch toán chi tiết NVL đòi hỏi phải theo dõi, phản ánh được cả về mặt
hiện vật và giá trị của từng loại NVL ở từng kho, từng nơi bảo quản.
Có 3 phương pháp để kế toán chi tiết NVL : Phương pháp thẻ song
song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển và phương pháp sổ số dư. Việc
lựa chọn phương pháp nào hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng
doanh nghiệp cả về quy mô nghiệp vụ, phương tiện kế toán, trình độ quản lý
và trình độ cán bộ, nhân viên kế toán.
Công ty Dệt kim Đông Xuân đã sử dụng phương pháp thẻ song song,
công việc cụ thể tại kho và tại phòng TC – KT như sau :
- Ở kho : Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn
vật tư về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho. Thẻ được mở
cho từng danh điểm vật tư.Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành tổng cộng số

nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm vật tư.
- Ở phòng TC – KT : Kế toán vật tư mở thẻ kế toán chi tiết vật tư cho
từng danh điểm vật tư tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Thẻ này có nội dung
tương tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị. Hàng tháng hoặc định
kỳ, khi nhận được các phiếu nhập, xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên
kế toán vật tư cập nhật vào máy từng phiếu nhập, xuất kho, kiểm tra , đối
chiếu rồi tiến hành đối chiếu với thẻ kho.

Phạm Vũ Vân Anh

25

Kế toán 48A


×