Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG WTO VÀ TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 49 trang )

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

ĐỀ TÀI

THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG WTO
VÀ TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM

GV hướng dẫn:PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Họ và tên SV: Mè Việt Dũng
Mã SV: CQ 490446
Lớp chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế 49A

1


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính tất yếu
Bán phá giá là một hành vi thương mại quốc tế đã xuất hiện từ khá sớm,
nó được cho là một trong những hành vi thương mại không công bằng,
làm thiệt hại tới hoạt động sản xuất của nước nhập khẩu. Do vậy, yêu cầu
đặt ra là cần có một biện pháp phòng vệ nhằm bảo vệ nền sản xuất trong
nước của các quốc gia trong các trường hợp bán phá giá. Yêu cầu này đã
được Tổ chức thương mại thế giới đáp ứng khi thông qua Hiệp định về
chống bán phá giá. WTO là tổ chức được thành lập và hoạt động từ
1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự
do, thuận lợi và minh bạch. Với mục tiêu trên, WTO đã đề ra các quy
định, các cơ chế giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo tính công bằng
trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia, đảm bảo quyền lợi chính
đáng của các bên. Hiệp định về chống bán phá giá được WTO thông qua
năm 1994 tại vòng đàm phán Uruguay,và được áp dụng từ ngày 1/1/1995
được coi là 1 nỗ lực của WTO để thiết lập môi trường cạnh tranh bình


đẳng, Hiệp định này cho phép các quốc gia thành viên sử dụng các biện
pháp tự vệ ,tiêu biểu là Thuế chống bán phá giá để chống lại hành vi bán
phá giá.
Đối với Việt Nam, trước khi trở thành thành viên của WTO, một số DN
Việt Nam đã trở thành nạn nhân của các vụ kiện chống bán phá giá, gây
thiệt hại rất lớn đến nền sản xuất trong nước, kim ngạch xuất khẩu với
sản phẩm bị kết luận là bán phá giá giảm sút nghiêm trọng, tiêu biểu là
ngành xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam. Do đó, tìm hiểu để nắm rõ
các quy định của WTO về bán phá giá, từ đó có các biện pháp để phòng
tránh và giảm thiểu thiệt hại, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp là
một vấn đề cấp bách. Không những vậy, trong bối cảnh Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của WTO, có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn có
thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của WTO thì việc nắm vững
quy định về chống bán phá giá còn là cơ sở để Việt Nam xây dựng Luật
chống bán phá giá phù hợp với quiy định của WTO, qua đó đảm bảo môi
trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trong nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu Hiệp định chống bán phá giá của WTO mang ý nghĩa
thực tiễn quan trọng. Nó không chỉ giúp cho các Doanh nghiệp Việt Nam
nắm rõ luật pháp quốc tế để có thể vững vàng trong hội nhập kinh tế thế
giới, giúp doanh nghiệp có những biện pháp đối phó kịp thời với các vụ
kiện chống bán phá giá mà còn tạo cơ sở cho Việt Nam áp dụng chính các
biện pháp tự vệ đó để bảo vệ nền sản xuất trong nước trong bối cảnh tính
cạnh tranh ngày càng sâu sắc và phức tạp hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
2


Phạm vi nghiên cứu: Các trường hợp bị kiện bán phá giá của Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp phân tích tư liệu sẵn có.
5. Mục lục.
Chương I: Tổng quan về mô hình bán phá giá của Pau R.Krugman
I.
Lý thuyết về bán phá giá
II.
Mô hình bán phá giá
Chương II. Thuế chống bán phá giá của WTO
I.
Tổng quan về luật chống bán phá giá của WTO
II.
Nội dung cơ bản của “Hiệp định chống bán phá giá của WTO
III. Tác động của biện pháp chống bán phá giá tới TMQT
Chương III: Xu hướng khởi kiện CBPG trong WTO
I.
Xu hướng khởi kiện theo quốc gia
II.
Xu hướng khởi kiện theo ngành
CHương IV: Tác động của việc áp thuế CBPG
I.
Tác động đối với bên nguyên đơn
II.
Tác động đối với bên bị đơn
Chương V: Việt Nam với các vụ kiện chống bán phá giá
I.
Thực trạng các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên
quan trong thời gian gần đây
II.
Những khó khăn của DN Việt Nam trong quá trình kháng kiện
chống bán phá giá

III. Vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa vào thị trường Hoa
Kỳ
Chương VI: Biện pháp phòng ngừa vào đối phó với các vụ kiện chống
bán phá giá
I.
Biện pháp phòng chống
II.
Biện pháp đối phó

3


Bảng chữ viết tắt:
ADA:
Hiệp định chống bán phá giá (Agrement on Antidumping
Practices)
DOC:
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (United States Department of
Commerce )
DN:
Doanh nghiệp
GATT:
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (General
Agreement on Tariffs and Trade)
Giá TT:
Giá thông thường
IMF:
Quỹ tiền tệ thế giới (International Monetery Fund).
TMQT:
Thương mại quốc tế

SPTT:
Sản phẩm tương tự.
USITC:
Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ ( United State
International Trade Commission)
WB:
Ngân hàng thế giới ( World bank)
WTO:
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

4


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BÁN PHÁ GIÁ
CỦA PAU KRUGMAN
I.
LÝ THUYẾT VỀ BÁN PHÁ GIÁ
Bán phá giá được hiểu chung nhất là việc 1 hãng bán hàng hóa ở nước
ngoài thấp hơn so với giá bán của hàng hóa ở trong nước. Việc bán phá
giá chỉ xảy ra khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện là:
1- Ngành công nghiệp phải là cạnh tranh không hoàn hảo, khi đó các
hãng sẽ tự định ra giá thay vì chấp nhận mức giá thị trường.
2- Thị trường phải bị chia cắt, người dân trong nước không thể dễ
dàng mua được những mặt hàng chủ định dành cho xuất khẩu.
Khi có những điều kiện này 1 hãng có thể thấy có lợi hơn khi tiến hành
bán phá giá. Ví dụ để cho thấy việc bán phá giá có thể là 1 chiến lược tối
đa hóa lợi nhuận: 1 hãng hiện tại đang bán 1000 đơn vị hàng hóa ở trong
nước với giá 20USD/ 1 sản phẩm và 100 đơn vị hàng hóa ở nước ngoài
với mức giá 15USD/1 sản phẩm. Hiện tại hãng bán. Ta có thể hình dung
rằng hãng sẽ kết luận rằng bán thêm hàng hóa ở thị trường nội địa sẽ thu

được nhiều lợi nhuận hơn là xuất khẩu thêm ra nước ngoài. Tuy nhiên, ta
giả sử rằng hãng cần phải giảm giá đi 0.01 USD ở mỗi thị trường để bán
thêm được 1 sản phẩm. Giả thiết này có nghĩa là đường cầu của sản phẩm
tại thị trường nước ngoài co giãn hơn rất nhiều so với thị trường trong
nước. Với giả thiết đó, nếu giảm giá nội địa đi 0.01 USD, hãng sẽ bán
thêm được 1 đơn vị, và đóng góp 19.99 USD vào doanh thu, nhưng phí
tổn gián tiếp từ việc bán 1000 sản phẩm với giá 19.99USD thay vì
20USD là 10USD. Vậy doanh thu biên từ việc bán thêm 1 đơn vị sản
phẩm chỉ là 9.99 USD. Mặt khác, giảm mức giá đối với hàng xuất khẩu
sang thị trường nước ngoài trực tiếp làm tăng doanh thu thêm 14.99USD,
phí tổn gián tiếp của việc bán 100 đơn vị với mức giá 14.99USD thay vì
15USD là 1USD. Vậy doanh thu biên tăng thêm là 13.99USD. Vì thế,
trong trường hợp này, mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài đem
lại lợi nhuận nhiều hơn là bán hàng trong nước, mặc dù giá xuất khẩu
thấp hơn giá trong nước. Ví dụ này sẽ bị đảo ngược nếu giả định rằng
hàng bán ở trong nước thấp hơn hàng bán ở nước ngoài. Tuy nhiên sự
phân biệt giá cả có lợi cho hàng xuất khẩu thường phổ biến hơn. Tóm lại,
lý thuyết trên về hành vi BPG dựa trên lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận của
một hãng độc quyền trên cơ sở phân biệt giá cấp 3

5


I.

MÔ HÌNH BÁN PHÁ GIÁ

Mô hình bán phá giá của Paul R.Krugman giả định về 1 ngành công
nghiệp trong đó có 1 hãng nội địa độc quyền duy nhất. Hãng này bán cả ở
2 thị trường: thị trường trong nước với đường cầu Ddom và thị trường

nước ngoài với đường cầu Dfor. Ở thị trường nước ngoài, ta giả thiết rằng
số hàng hãng bán ra đáp ứng rất mạnh mức giá mà hãng đặt ra đến mức
cực đoan để có thể giả thiết rằng ở mức giá Pfor hãng có thể bán bao
nhiêu hàng tùy ý, Pfor vì vậy là đường cầu đối với hàng bán ra ở thị
trường nước ngoài. Hãng có thể tăng lượng hàng xuất khẩu mà không cần
phải cắt giảm giá, doanh thu biên và giá cả trùng nhau ở thị trường xuất
khẩu, ngược lại, tại thị trường trong nước, muốn tăng doanh số hàng bán
phải giảm giá. Ta cũng giả định là thị trường trong nước và thị trường
nước ngoài bị chia cắt, do đó có thể định mức giá cho hàng hóa trong
nước cao hơn so với hàng xuất khẩu. MC là chi phí biên với tổng sản
lượng mà có thể được bán ở 1 trong 2 thị trường.
Mục tiêu sản xuất kinh doanh của hãng là tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng.
Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng phải đặt được điều kiện MR=MC ở mỗi thị
trường. Doanh thu biên đối với hàng hóa bán trong nước xác định bằng
đường MRdom. Doanh số bán hàng xuất khẩu được tiến hành ở mức giá

6


Pfor không đổi, do đó doanh thu biên từ mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu là
Pfor. Để làm cho chi phí biên bằng doanh thu biên ở cả 2 thị trường cần
sản xuất Qdq đơn vị hàng, để bán Qdom đơn vị ở thị trường trong nước
và (Qdq- Qdom) ở thị trường nước ngoài.
Do 1 đơn vị hàng tăng thêm luôn luôn có thể bán được ở mức giá Pfor,
nên hãng có thể bán bao nhiêu tùy ý ở thị trường nước ngoài miễn là MR
còn lớn hơn MC. Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng gia tăng sản lượng cho
đến khi MC=Pfor, xác định được sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là Qdq.
Tại đó, MC(Qdq) = Pfor. Vì chi phí biên khi đó là Pfor cho nên nó bán
sản phẩm trong nước tại điểm mà MRdom = Pfor, xác định được sản
lượng trong nước là Qdom,phần xuất khẩu là (Qdq- Qdom). Ở mức sản

lượng Qdom, người tiêu dùng trong nước sẵn sàng mua ở mức giá Pdom,
Pdom cao hơn Pfor, hay hãng đã tối đa hóa lợi nhuận bằng việc bán ở
nước ngoài với giá thấp hơn trong nước. Vì vậy,trên thực tế đó là hành vi
bán phá giá.
Lý do để hãng bán phá giá chính là sự khác biệt giữa sự phản ứng của
mức hàng bán ra với mức giá ở thị trường nước ngoài. Điều kiện thường
cho sự phân biệt giá là các hãng sẽ định giá thấp hơn ở thị trường mà họ
cho rằng độ co giãn của cầu nhiều hơn. Các hãng sẽ bán phá giá nếu thấy
độ co giãn của hàng xuất khẩu lớn hơn hàng nội địa. Phân tích trên tập
trung vào trường hợp bán phá giá trong đó hãng định giá cho hàng xuất
khẩu thấp hơn trong nước. Trong thực tế đây là trường hợp thông thường
của phân biệt giá cả. Trong khi đó, việc định mức giá quá cao cho hàng
xuất khẩu lại không bị buộc tội, đó là hành vi “ bán giá ngược”.
CHƯƠNG II : THUẾ CHÔNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TỔ CHỨC
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
I.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ CỦA WTO
Vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá đã có từ rất sớm trong quan
hệ thương mại quốc tế nhưng chỉ đến năm 1947, với sự ra đời của Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại GATT vấn đề này mới được đặt
dưới sự chi phối của luật quốc tế thông qua Điều VI của Hiệp định
này.Lúc đầu vấn đề này chưa được tranh cãi nhiều và chỉ về sau khi các
dòng thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh tranh ngày càng
gay găt hơn, các thành viên của GATT cũng đông hơn, chống bán phá giá
mới trở thành 1 vấn đề phức tạp và được các bên quan tâm.Hiệp định này
cho phép các quốc gia thành viên được quyền áp đặt thuế chống bán phá
giá đối với hàng hóa nhập khẩu được kết luận là có bán phá giá nhằm loại
bỏ tác động của việc bán phá giá đối với ngành sản xuất nước nhập khẩu.
Cùng với xu hướng giảm dần tỷ lệ thuế quan kể từ khi có Hiệp định

GATT 1947 thì việc sử dụng thuế chống bán phá giá cũng tăng lên và
Điều VI không còn tương thích để quy định đầy đủ các vấn đề liên quan
7


đến việc áp đặt thuế chống bán phá giá. Do đó, sau này các thành viên
trong Hiệp định GATT đã có những bước sửa đổi và hoàn thiện khung
pháp lý mà tiêu biểu là các Hiệp định : Hiệp định thực thi chống bán phá
giá ( năm 1967) ; Hiệp định Tokyo (1980). Tuy có nhiều sửa đổi phù hợp
song các Hiệp định sau khi sửa đổi vẫn còn có nhiều điểm mơ hồ, gây
tranh cãi và do đó khá hạn chế trong việc thực thi. Cuối cùng, sau vòng
đàm phá Uruguay, cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO, các bên đã ký kết hiệp định về thực thi Điều VI GATT 1994 và
thường được gọi dưới cái tên “ Hiệp định về chống bán phá giá của
WTO” (Anti- dumping Agreement_ ADA). Trong khuân khổ bài viêt này
em chỉ xin đề cập đến các quy định về chống bán phá giá được thông qua
trong hiệp định ADA.
II.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA “ HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ CỦA WTO"
2.1.Như thế nào là bán phá giá?
Theo tinh thần của Điều 2.1, GATT 1994, một sản phẩm được coi là
bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm đó được xuất khẩu từ
nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của
sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo điều kiện
thương mại thường
Thuế chống bán phá giá là một sắc thuế mà nước nhập khẩu đánh vào
một mặt hàng nhập khẩu được bán phá giá nhằm mục đích ngăn cản sự
tiếp diễn của việc bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản
xuất sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu.

“ Sản phẩm tương tự” được quy định tại điều 2.6 trong ADA, và được
hiểu là sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống
với sản phẩm đang được xem xét bán phá giá, hoặc trong trường hợp
không có sản phẩm nào như vậy thì sản phẩm tương tự là những sản
phẩm mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần
giống với sản phẩm được xem xét. Việc quyết định một sản phẩm là “
sản phẩm tương tự” có ý nghĩa rất quan trọng trong bất kỳ vụ điều tra
chống bán phá giá nào vì nó không chỉ xác định sản phẩm nào thuộc
phạm vi để phân tích cho thiệt hại mà nó còn liên quan đến việc xác định
sản phẩm nào của thị trường nội địa nước xuất khẩu sẽ được sử dụng để
xác định giá trị thông thường. Việc quyết định sản phẩm nào là “sản
phẩm tương tự”sẽ liên quan đén việc xác định biên độ phá giá cũng như
xác định về tình trạng thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập
khẩu. Tuy vậy, ADA lại không bao gồm thêm bất kỳ một sự hướng dẫn
nào ngoài định nghĩa tại Điều 2.6 trên trong việc xác định “sản phẩm
tương tự” . Theo thông lệ , các nước thành viên thường dựa vào các tiêu
chí sau đây để xác định một sản phẩm tương tự:
- Các đặc tính vật lý của hàng hóa;
- Mức độ chuyển đổi thương mại của các sản phẩm;
8


- Các nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất;
- Những phương thức sản xuất và công nghệ sản xuất được sử dụng
trong quá trình sản xuất;
- Những chức năng và mục tiêu sử dụng cuối cùng của hàng hóa;
- Phân loại ngành công nghiệp;
- Giá cả;
- Chất lượng.
2.2. Xác định việc bán phá giá

2.2.1. Xác định biên độ phá giá:
Biên độ phá giá là căn cứ quan trọng để xác đinh mức thuế chống bán
phá giá cho sản phẩm nhập khẩu, nó thể hiện mức độ bán phá giá của sản
phẩm đó. Biên độ phá giá được xác định theo công thức:
(Giá thông thường – Giá xuất khẩu) x 100
Biên độ phá giá =
Giá xuất khẩu
Biên độ phá giá phải được tính cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu liên
quan. Trên cơ sở biên độ phá giá, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập
khẩu sẽ tính toán mức thuế chống phá giá (trong mọi trường hợp không
được cao hơn biên độ phá giá) cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu.
2.2.2. Xác định giá thông thường
Giá thông thường (giá TT) là giá bán sản phẩm sản phẩm tương tự với
sản phẩm bị điều tra (SPTT) tại thị trường nước xuất khẩu. Giá thông
thường được xác định theo các cách sau đây:
Cách 1:Giá TT được xác định theo giá bán của SPTT tại thị trường
nước xuất khẩu (tại thị trường nội địa của nước nơi sản phẩm đó được sản
xuất ra)
Cách 2: Trong trường hợp không có SPTT được bán trong thị trường
nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường hoặc trong
trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép có sự so sánh hợp lý
do điều kiện đặc biệt của thị trường hoặc do lượng bán tại thị trường
trong nước của nước xuất khẩu quá nhỏ (nhỏ hơn 5% so với lượng hàng
đang xem xét bán tới nước nhập khẩu) thì giá TT được xác định là mức
giá có thể so sánh được của SPTT được xuất khẩu sang một nước thứ 3
thích hợp. Tuy nhiên, nếu việc bán các SPTT tại thị trường nội địa của
nước xuất khẩu hoặc bán sang nước thứ 3 với giá thấp hơn chi phí sản
xuất tính theo đơn vị sản phẩm cộng với các chi phí bán hàng, chi phí
quản trị và các chi phí chung thì có thể coi đó là việc bán hàng không
theo các điều kiện thương mại thông thường và có thể không được xem

xét tới trong quá trình xác định giá trị thông thường chỉ khi các cơ quan
9


có thẩm quyền xác định được việc bán hàng đó diễn ra trong một thời
gian dài (thường là 1 năm nhưng không có trường hợp nào ít hơn 6 tháng)
và với khối lượng bán đáng kể, ở mức giá mà không thể cung cấp để để
láy lại được tất cả các chi phí đó trong 1 khoảng thời gian hợp lý.
Cách 3: Giá TT được xác định theo trị giá tính toán (constructed normal
value) = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng, hành chính + Lợi nhuận
hợp lý. Các chi phí thông thường được tính toán trên cơ sở sổ sách ghi
chép của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất là đối tượng được điều tra với
điều kiện là các sổ sách này được ghi chép phù hợp với các nguyên tắc kế
toán được chấp nhận rộng rãi tại nước xuất khẩu và phản ánh 1 cách hợp
lý các chi phí đi kèm với việc sản xuất và bán hàng hóa đang được xem
xét. Các cơ quan điều tra cũng sẽ xây dựng tỷ lệ khấu hao thích hợp và
hạn mức cho phép chi tiêu xây dựng cơ bản và các chi phí phát triển khác
để xác định một cách chính xác nhất các chi phí, qua đó xác định chính
xác nhất có thể giá TT .
Trong các cách thức nêu trên, cách 1 là cách thức tính giá TT tiêu chuẩn,
được ưu tiên xem xét áp dụng trước trong tất cả các trường hợp. Chỉ khi
không đáp ứng được các điều kiện để sử dụng cách 1 thì giá TT mới được
tính theo cách 2 hoặc cách 3.
Hiệp định ADA không đưa ra quy định trong việc xác định giá TT khi
nước xuất khẩu là nước có nền kinh tế phi thị trường (Non-market
Economy _ NME), nhưng trong “Luật mẫu về chống bán phá giá của tỏ
chức thương mại thế giới” thì có quy định về trường hợp này. Theo đó
nếu 1 quốc gia là NME thì việc xác định Giá TT sẽ được xác định thông
qua một nước thứ 3 có nền kinh tế thị trường với các điều kiện về sản
xuất mặt hàng đang xem xét tương tự như nước xuất khẩu. Vấn đề này sẽ

được nói rõ hơn ở phần sau khi liên hệ với Việt Nam, quốc gia vẫn chưa
được công nhận rộng rãi là 1 nước có nền kinh tế thị trường.
2.2.3.Xác định giá xuất khẩu
Giá xuất khẩu được xác định là giá thực tế phải trả hoặc có thể trả cho
sản phẩm bị điều tra khi xuất khẩu từ nước xuất khẩu sang nước đang
điều tra. Và trong trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc đối với cơ
quan điều tra, giá xuất khẩu là không đáng tin cậy bởi có 1 thỏa thuận bồi
hoàn giữa nhà xuất khẩu với nhà nhập khẩu thì giá xuất khẩu sẽ được xác
định theo 2 cách:
- Giá xuất khẩu có thể được xây dựng trên cơ sở giá ở đó sản phẩm
nhập khẩu được bán lại lần đầu tiên cho một bên mua độc lập; hoặc

10


- Nếu sản phẩm không được bán lại cho 1 bên mua độc lập hoặc
không được bán lại trong điều kiện như được nhập khẩu thì giá
xuất khẩu được xác định theo giá mà cơ quan điều tra cho là hợp lý
nhất trên các thoong tin sẵn có.
2.2.4. So sánh giữa giá thông thường và giá xuất khẩu.
Khi so sánh giá thông thường và giá xuất khẩu để xác định chính xác
biên độ phá giá cần chú ý đến các vấn đề sau dây:
Một là: giá TT và giá xuất khẩu cần được so sánh ở cùng mức độ
thương mại, thường là ở mức EXW ( giao tại nhà máy), và với lượng mua
bán được thực hiện ở thời điểm gần nhất có thể. Việc so sánh này được
phép tính đến các chi phí bao gồm các loại thế và phí phát sinh trong giai
đoạn từ khi nhập khẩu đến lúc bán lại và thu lợi nhuận. Trong trường hợp
đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định giá thông thường ở mức độ
thương mại tương đương với mức độ thương mại mà giá thành xuất khẩu
được xây dựng hoặc có thể khấu trừ thích hợp. Ví dụ sau đây sẽ minh họa

rõ ràng hơn quy định này: Đây là ví dụ về trường hợp giá thông thường
được xác định bằng giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước
xuất khẩu theo nguyên tắc so sánh ở cùng cấp độ thương mại là giá xuất
xưởng.
Bảng 1: Ví dụ về so sánh giá thông thường và giá xuất khẩu.
Nhà sản xuất X
trong nước

Thị

trường Nhà sản xuất X

Xuất khẩu

Giá bán : 100

Giá CIF:100

Thuế :5

Những khác biệt trong quá trình
xuất khẩu: 5

Đóng gói :1

Đóng gói :1

Cước vận chuyển nội địa: 1

Cước vận chuyển nội địa: 1

Cước đường biển & Bảo hiểm : 6

Hoa hồng: 2

Hoa hồng :2

Chiết khấu : 2

Chiết khấu :2

11


Giá thông thường (tại nơi xuất Giá xuất khẩu( Tại nơi xuất xưởng):
xưởng) :89
83
Theo đó, biên độ phá giá là : (89 - 83)x100 /83 = 7.23%. Ví dụ trên cho
thất mặc dù giá bán trong nước và giá xuất khẩu là như nhau song vẫn có
hiện tượng bán phá giá do giá xuất khẩu tại xưởng thấp hơn giá bán tại
xưởng.
Hai là: Khi so sánh giá thông thường và giá xuất khẩu cần có sự
chuyển đổi đồng tiền, việc chuyển đổi tiền tệ phải sử dụng tỷ giá tại thời
điểm bán hàng với điều kiện là nếu ngoại hối thu được từ việc bán hàng
xuất khẩu được bán trên thị trường kỳ hạn thì tỷ giá trong thương vụ bán
ngoại hối kỳ hạn đó sẽ được sử dụng, Những biến động về tỷ giá hối đoái
sẽ được bỏ qua trong quá trình điều tra.
Ba là: Phương pháp so sánh: Có ba cách so sánh giá thông thường (TT)
với giá xuất khẩu :
Cách 1: So sánh giá TT bình quân gia quyền với giá xuất khẩu bình quân
gia quyền của tất cả các giao dịch của từng nhà sản xuất, xuất khẩu;

Cách 2: So sánh giá TT và giá xuất khẩu của từng giao dịch (hoặc của các
giao dịch thực hiện trong cùng một ngày hoặc gần như trong cùng một
ngày);
Cách 3: So sánh giá TT bình quân gia quyền với giá xuất khẩu của từng
giao dịch nếu cơ quan có thẩm quyền cho rằng có sự chênh lệch đáng kể
về cơ cấu giá xuất khẩu giữa những người mua, vùng hoặc thời điểm
khác nhau và có giải thích chính thức về việc tại sao việc sử dụng hai
cách trên không thể tính đến các khác biệt trên một cách hợp lý.
2.3.Xác định thiệt hại và mối quan hệ nhân quả.
2.3.1. Xác định thiệt hại
Việc xác định thiệt hại trong các vụ kiện chống bán phá giá được tiến
hành dựa trên các bằng chứng xác thực về cả 2 khía cạnh:
- Khối lượng sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá và ảnh hưởng
của hàng hóa được bán phá giá tới giá trên thị trường nội địa của
SPTT.
- Hậu quả của hàng nhập khẩu này đến các nhà sản xuất các sản
phẩm trên ở nội địa nước nhập khẩu.

12


Đối với khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá, cơ quan điều tra
cần xem xét liệu hàng nhập khẩu được bán phá giá có tăng lên đáng kể
hay không, việc tăng này có thể là tăng tuyệt đối hoặc tương đối khi so
sánh với mức sản xuất và nhu cầu tieu dùng tại nước nhập khẩu. Về tác
động của hàng nhập khẩu được bán phá giá, cơ quan điều tra cần xem xét
có đúng là hàng nhập khẩu được bán phá giá đó làm giảm giá ở mức đáng
kể hoặc ngăn không cho giá tăng đáng kể, điều lẽ ra đã xảy ra nếu không
có hiện tượng bán phá giá. Khi xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất
nội địa cần chú ý đến 2 trường hợp sau đây:

Một là: Có hiện tượng bán phá giá nhưng biên phá giá là quá nhỏ (<2%).
Hai là: Lượng hàng nhập khẩu từ 1 nước là không đáng kể khi lượng
hàng nhập khẩu từ nước đó chiếm tỷ lệ dưới 3% trên tổng lượng hàng
nhập khẩu của SPTT.
Trong 2 trường hợp trên thì được coi là không gây thiệt hại cho ngành sản
xuất nội địa nước nhập khẩu, và do đó không áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá. Trong trường hợp hàng được bán phá giá được nhập
khẩu từ nhiều nguồn khác nhau thì lượng hàng nhập khẩu vẫn được coi là
đáng kể nếu lượng nhập khẩu từ mỗi quốc gia chiếm tỷ lệ dưới 3% tổng
lượng nhập khẩu các SPTT nhưng tổng lượng nhập khẩu từ các quốc gia
bị điều tra này lại vượt quá 7%. Khi đó vẫn có thể áp các biện pháp chống
bán phá giá.
Hiện nay, WTO chưa có quy định cụ thể nào về việc gây thiệt hại từ
hành vi bán phá giá đối với các hãng, các ngành của nước nhập khẩu.
Theo khảo sát với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước thì thiệt
hại được xem xét trong quá trình xác định thiệt hại do việc bán phá giá
hàng nhập khẩu liên quan gây ra thường bao gồm ba loại:
- Thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập
khẩu (thiệt hại thực tế);
- Nguy cơ gây ra thiệt hại đáng kể đối với một ngành sản xuất nội
địa (thiệt hại trong tương lai/nguy cơ thiệt hại);
- Ngăn cản việc hình thành một ngành sản xuất trong nước.
Các yếu tố cần xem xét khi xác định thiệt hại thực tế là những thiệt hại
được xem xét trên tất cả các yếu tố và chỉ số kinh tế có thể có tác động
đến thực trạng của ngành sản xuất, ví dụ:
- Mức suy giảm thực tế và tiềm ẩn của doanh số, lợi nhuận, sản
lượng, thị phần, năng suất, tỷ lệ lãi đối với đầu tư, tỷ lệ năng lực
được sử dụng, giá,...;
13



- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trong nước;
- Các nhân tố ảnh hưởng xấu thực tế hoặc tiềm ẩn đối với quá trình
chu chuyển tiền mặt, lượng lưu kho, công ăn việc làm, lương, tăng
trưởng, khả năng huy động vốn, nguồn đầu tư...;
- Độ lớn của biên độ bán phá giá;...
Các yếu tố cần xem xét khi xác định nguy cơ thiệt hại bao gồm:
- Tỉ lệ gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu được bán phá giá vào nước
nhập khẩu và đó là dấu hiệu cho thấy có nhiều khả năng hàng nhập
khẩu sẽ gia tăng ở mức lớn;
- Năng lực sản xuất lớn (trong thực tế hoặc trong tương lai gần) của
nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan là dấu hiệu cho thấy sẽ
có sự gia tăng đáng kể của hàng xuất khẩu được bán phá giá sang
thị trường nước nhập khẩu;
- Vấn đề liệu hàng nhập khẩu được nhập với mức giá có tác động
làm giảm hoặc kìm hãm đáng kể giá trong nước và có thể làm tăng
nhu cầu đối với hàng nhập khẩu thêm nữa hay không;
- Số thực tồn kho của sản phẩm đang bị điều tra;…
2.3.2. Mối quan hệ nhân quả:
Cơ quan điều tra chỉ có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá
giá khi chứng minh được có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá
và thiệt hại của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Việc chứng minh
này được thực hiện dựa trên việc kiểm tra tất cả các bằng chứng có liên
quan trước các cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan có thẩm quyền cũng
phải tiến hành điều tra các nhân tố được biết đến khác cũng đồng thời tác
động đến và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa và thiệt hại đó sẽ
không được tính vào ảnh hưởng do hàng bán phá giá gây ra. Các yếu tố
có thể được tính đến trong trường hợp này bao gồm:
- Số lượng và giá của những mặt hàng nhập khẩu tương tự không bị
bán phá giá;

- Giảm sút do nhu cầu tiêu dùng hoặc thay đổi về hình thức tiêu
dùng;
- Các hành động hạn chế thương mại hoặc cạnh tranh giữa nhà sản
xuất trong nước và nươc ngoài;
- Phát triển công nghệ, khả năng xuất khẩu và sản xuất của ngành
sản xuất trong nước.
14


2.4.Thuế chống bán phá giá tạm thời và Thuế chống bán phá giá chính
thức.
Khi có đơn khởi kiện từ bên Nguyên đơn, sau 1 quá trình điều tra phức
tạp, cơ quan điều tra sẽ đưa ra các quyết định sơ bộ và quyết định chính
thức, kèm theo đó là các biện pháp chống bán phá giá tạm thời và chống
bán phá giá chính thức. Có nhiều biện pháp chống bán phá giá nhưng
quan trọng nhất là công cụ Thuế: Thuế chống bán phá giá tạm thời và
thuế chống bán phá giá chính thức.
Thuế chống bán phá giá tạm thời và các biện pháp tạm thời khác chỉ
được phép áp dụng khi: Việc điều tra được tiến hành theo đúng trình tự
thủ tục quy định; có kết luận có hiện tượng bán phá giá và có dẫn đến
thiệt hại cho nhà sản xuất nội địa ; Các cơ quan có thẩm quyền ra quyết
định rằng cần áp dụng các biện pháp tạm thời. Thuế suất tạm thời trong
mọi trường hợp không được vượt quá biên độ bán phá giá. Việc áp dụng
thuế tạm thời được hạn chế ở một khoảng thời gian càng ngắn càng tốt và
không vượt quá 4 tháng, trong trường hợp đặc biệt không vượt quá 9
tháng, và thuế tạm thời cũng không được áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ
ngày bắt đầu điều tra.
Thuế chống bán phá giá được áp dụng khi các điều kiện để có thể đánh
thuế đã được thỏa mãn: Có hiện tượng bán phá giá; Có thiệt hại của nhà
sản xuất nội địa; Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt

hại đó. Thuế suất chính thức trong mọi trường hợp đều không vượt quá
biên độ phá giá. Thuế chống bán phá giá được tính riêng lẻ cho từng nhà
xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng xuất khẩu. Trong trường hợp cơ quan
điều tra hạn chế phạm vi điều tra, thì mức thuế đối với các nhà sản xuất
hoặc xuất khẩu không thuộc phạm vi điều tra sẽ không được vượt quá
mức bình quân gia quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và
nhà sản xuất được lựa chọn để điều tra. Thuế chính thức được áp dụng
quy định hồi tố. Nếu thuế suất chính thức cao hơn mức thuế tạm thời thì
số chênh lệch sẽ không thu, nếu thấp hơn thì sẽ được hoàn lại.
Việc áp dụng các biện pháp tự vệ như là áp thuế chống bán phá giá
trong một khoảng thời gian dài sẽ có tác động tiêu cực đến nền sản xuất
trong nước, làm trì trệ sản xuất trong nước, giảm sức cạnh tranh. Do đó
về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt sau 5 năm kể từ thời
điểm quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, nếu cơ quan
có thẩm quyền nước nhập khẩu, sau khi tiến hành rà soát, đi đến kết luận
là việc bán phá giá gây thiệt hại có nhiều khả năng tiếp tục duy trì hoặc
tái diễn nếu thuế chống bán phá giá chấm dứt hiệu lực thì thuế này sẽ tiếp
tục được áp dụng thêm 5 năm nữa.

15


Quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá có thể được xem xét lại
thông qua thủ tục rà soát lại. Việc rà soát lại có thể dẫn tới việc chấm dứt
áp dụng thuế chống bán phá giá trước thời hạn hoặc, tiếp tục đặt thuế cho
đến hết thời hạn 5 năm hoặc kéo dài thời hạn áp dụng thuế này thêm 5
năm nữa. Có các rà soát lại quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá sau:
- Rà soát lại để yêu cầu hoàn trả thuế (nếu mức thuế đã nộp cao hơn
biên độ phá giá thực tế)
- Rà soát lại trong thời hạn 5 năm kể từ khi có quyết định áp đặt thuế

chống bán phá giá chính thức do có thay đổi hoàn cảnh (còn gọi là
Rà soát giữa kỳ); và
- Rà soát lại ngay trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ khi có quyết
định áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức (thường được biết
đến dưới tên "rà soát hoàng hôn" hoặc "rà soát cuối kỳ”)

16


CHƯƠNG III: CÁC XU HƯỚNG TRONG VẤN ĐỀ KHỞI KIỆN
CBPG TRONG WTO
I.

XU HƯỚNG TẬP TRUNG THEO QUỐC GIA NƯỚC KHỞI
KIỆN

Mô hình áp dụng CBPG trên toàn thế giới đã được dẫn chứng bằng
tài liệu trong phần lý thuyết. Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận rằng
việc áp dụng CBPG đã gia tăng kể từ năm 1995. CBPG được áp dụng
riêng bởi các nước công nghiệp phát triển kể từ giữa năm 1985. Cuối
thập niên 80 mới xuất hiện những quốc gia mới áp dụng. Đến năm
2006, số lượng các quốc gia áp dụng đã tăng lên đến con số 42. Hầu
hết các học giả đều bày tỏ quan ngại về sự phát triển về số lượng quốc
gia áp dụng CBPG. Bảng 1 thể hiện số lượng các vụ khởi xướng tăng
mạnh trong giai đoạn hậu WTO. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng
mặc dù việc áp dụng CBPG đã tăng một cách đột biến nhưng biện
pháp này chưa thực sự lan rộng ra khắp toàn cầu. Trong 150 quốc gia
thành viên WTO chỉ có 42 quốc gia được báo cáo áp dụng biện pháp
CBPG ít nhất 1 lần. Trong số 42 quốc gia này chỉ có 18 quốc gia
(43%) áp dụng thường xuyên. Do đó, 18 quốc gia này đã chiếm một

phần lớn trong áp dụng chính sách. Cụ thể hơn, những quốc gia này
chịu trách nhiệm cho 91% số vụ điều tra CBPG được khởi xướng bởi
tất cả các thành viên của WTO trong giai đoạn 1995-2006. Thú vị là số
liệu từng năm cho thấy phần trăm trong tổng số vụ khởi xướng không
đổi trong suốt giai đoạn kể từ năm 1995.Điều này xua đi nỗi lo ngại về
việc số lượng các quốc gia áp dụng, đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển, sẽ bùng nổ trong một tương lai gần. Có một số quốc gia tại mỗi
châu lục (ngoại trừ Bắc Mỹ) vẫn đang áp dụng bảo hộ CBPG. Tại
Châu Phi, Nam Phi là quốc gia duy nhất có khả năng áp dụng biện
pháp này. Nam Phi đã đưa ra hệ thống luật CBPG từ năm 1914 và bắt
đầu áp dụng biện pháp này trong những năm 50 trước khi ngừng áp
dụng chúng. Tại Châu Á, 5 quốc gia áp dụng thường xuyên nhất là Ấn
Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và In-đô-nê-xi-a. Những quốc
gia ở các lục địa khác cũng thường xuyên áp dụng là Thổ Nhĩ Kỳ và
Liên minh Châu Âu ở Châu Âu; Hoa Kỳ và Canada ở Bắc Mỹ; Áchen-ti-na, Brazil, Mê-xi-cô, Cô-lôm-bi-a, Pêru và Vê-nê-zuê-la từ Mỹ
La Tinh; Australia và New Zealand. 5 quốc gia phát triển là Hoa Kỳ,
Canada, Liên minh Châu Âu, Australia và New Zealand là những quốc
gia áp dụng biện pháp CBPG truyền thống, còn gọi “những nước áp
dụng truyền thống”. Trong những quốc gia đang phát triển, chỉ có
những quốc gia lớn và tương đối phát triển mới áp dụng biện pháp;

17


những quốc gia kém phát triển hơn không nằm trong danh sách những
quốc gia áp dụng biện pháp. Chi phí kinh tế và tiền phạt (về mặt trả
đũa) chính là rào cản chính cho việc áp dụng biện pháp CBPG của
những quốc gia này. Bên cạnh đó, những quốc gia này cũng có thể
thiếu hiểu biết pháp lý và kỹ năng cần thiết để tiến hành điều tra và
tranh chấp các vụ việc tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

Bảng 2
Tổng hợp các khởi xướng; các biện pháp CBPG và Tỷ lệ của 18
quốc gia đứng đầu: 1995-2006
Giai
đoạn
1995–
1998–
2001–
2004–
Tổng

Tổng số
vụ khởi
xướng
624
903
909
600
3036

Tỷ lệ của 18
quốc gia đứng
đầu
(%)
90.7
90.7
90.7
90.2
90.6


Tổng số
biện pháp
áp 336
dụng
582
604
353
1875

Tỷ lệ của 18
quốc gia đứng
đầu
(%)
95.2
89.9
89.2
91.2
90.9

Nguồn:chongbanphagia.vn/beta.
CBPG là một biện pháp phòng vệ thương mại mơ hồ nhất và tạo sự linh
hoạt trong việc đưa ra phán quyết bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ
nhân quả. Bên cạnh đó nó còn có nhiều đặc tính khiến nó trở hành công
cụ bảo hộ thương mại hấp dẫn nhất theo cơ chế của WTO. Trong một
phân tích chi tiết của WTO – biện pháp phòng vệ thương mại pháp lý –
biện pháp đối kháng, biện pháp tự vệ và biện pháp CBPG – Aggarwal
(năm 2007) nhấn mạnh rằng đây là công cụ bảo hộ mạnh nhất với tính
minh bạch chính trị thấp nhất. Hầu hết mỗi đơn kiện đều có cơ hội thắng
kiện cao. Tỉ lệ thành công, có nghĩa là số lượng các vụ việc CBPG có kết
luận khẳng định, trên tổng số vụ khởi xướng của những quốc gia áp dụng

thường xuyên trong giai đoạn 1995-2004 được trình bày tại Bảng 2. Bảng
này cho thấy tại hầu hết tất cả các quốc gia tỉ lệ thành công cao khoảng
trên 50%. Tỉ lệ số đơn kiện thành công trung bình cao hơn tại các quốc
gia mới áp dụng hay các quốc gia đang phát triển (61,4%) so với các quốc
gia áp dụng truyền thống hoặc những nước phát triển (53,04%). Tuy
nhiên, một phân tích các quốc gia riêng lẻ cho thấy 2/3 đến 3/4 số hồ sơ
nộp đều mang lại biện pháp áp dụng tại một số quốc gia, bao gồm Trung
Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ác-hen-ti-na; và Vê-nêzuê-la. Tại Canada, Liên minh Châu Âu, Mê-xi-cô và Nam Phi khoảng
60% hồ sơ nộp lên có kết luận khẳng định. Đài Loan, Australia, và New
Zealand là ngoại lệ với tỉ lệ thành công thấp hơn 50%. Rõ ràng rằng
CBPG đã trở thành một công cụ ưa chuộng của những quốc gia thường
18


xuyên áp dụng. Tuy nhiên, chỉ có những quốc gia phát triển và một số
quốc gia lớn đang phát triển mới có đủ khả năng để tiến hành điều tra
CBPG. Rõ ràng là chi phí hành chính tốn kém, yêu cầu kiến thức pháp lý
và chi phí kinh tế cũng như chi phí phúc lợi khiến cho các quốc gia nhỏ
khó lòng thực hiện biện pháp này.
Vấn đề này đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại có hiện tượng tăng lên trong
việc áp dụng biện pháp CBPG?” Câu trả lời là do tên của nhiều quốc
gia có trong thông báo CBPG tăng lên. Như đã phân tích, WTO không
ghi lại các hồ sơ kiện (hoặc thông báo) trừ khởi xướng/điều tra (có
nghĩa là số lượng các nước có trong đơn). Số lượng các vụ việc bị
nhân gấp nhiều lần do số quốc gia được nêu tên trong những thông
báo này. Có sự tăng mạnh số vụ kiện dẫn chứng một số nguồn các
quốc gia bán phá giá cùng sản phẩm, dẫn đến sự tăng mạnh số lượng
các vụ việc CBPG.
Bảng 3
Tỉ lệ thành công của các vụ khởi xướng CBPG ở 18 quốc gia đứng

đầu
Lục địa/Quốc gia được
Châu Á
Ấn Độ

Tỉ lệ thành công (%)
81.0

Trung Quốc

84.0

Indonesia

47.0

Hàn Quốc

70.5

Đài Loan

23.2

Mỹ La Tinh
Achentina

69.0

Braxin

Colombia

51.0
52.0

Mexico

60.4

Peru

46.6

Venezuela

66.7

Những nước áp dụng truyền thống
Canada

58.5

Hoa Kỳ

72.1

19


Liên minh Châu Âu


59.1

Australia

35.0

New Zealand
Châu Phi
Nam Phi

40.5
63.5

Châu Âu
Thổ Nhĩ Kỳ

78.5

Nguồn: chongbanphagia.vn/beta
WTO không cung cấp thông tin trực tiếp về việc nêu nhiều tên. Tuy
nhiên, số liệu CBPG toàn cầu cho phép chúng ta kiểm tra mô hình của
việc nêu tên nhiều lần trong tất cả các quốc gia thường xuyên áp dụng.
Chúng tôi đã tính toán số lượng các vụ mỗi lần nộp hồ sơ và lập bảng
thống kê sự phân bổ trong Bảng 3. Cột 2 chỉ rõ phần trăm số đơn kiện chỉ
có tên của một quốc gia. Những cột khác là phần trăm số đơn kiện có tên
nhiều quốc gia.
Phạm vi ảnh hưởng của việc nêu nhiều tên (số vụ việc trung bình trong
mỗi hồ sơ) khá cao ở các quốc gia Châu Á. Trung Quốc vượt xa các quốc
gia khác trong vấn đề này, với chỉ 17% số đơn kiện liên quan đến một

quốc gia. Tuy nhiên chính Hàn Quốc với 4 quốc gia trung bình mỗi thông
báo mới cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Tiếp sau Hàn Quốc là Trung
Quốc với trung bình 3.3 quốc gia mỗi thông báo. Với những quốc gia
khác con số này vào khoảng 2 quốc gia mỗi thông báo. Tiếp theo các
quốc gia Châu Á là những đối tác truyền thống bao gồm Hoa Kỳ, Liên
minh Châu Âu, Canada, Australia và New Zealand. Tất cả các quốc gia
này (trừ New Zealand), hầu hết nửa số vụ việc liên quan đến việc nêu
nhiều tên. Tựu chung lại các quốc gia này rất gần với các quốc gia Châu
Á với trung bình 2.28 quốc gia mỗi thông báo (các quốc gia Châu Á là
2.74). Đây là những ví dụ về số đơn kiện CBPG liên quan đến hơn 20
quốc gia (như tại Hoa Kỳ và Hàn Quốc). Phạm vi ảnh hưởng của việc nêu
nhiều tên khá thấp tại Mỹ La Tinh, chỉ khoảng 1.5 quốc gia mỗi hồ sơ (trừ
Brazil là gần bằng 2). Trong khi đó các quốc gia khác chỉ số này là hơn 2.

Bảng 4
Hình thức có tên trong đơn kiện chống bán phá giá: 1995-2006

20


Lục
địa/Qu
ốc gia
được
báo
cáo

Tỷ lệ đơn kiện đứng đơn bởi nhiều quốc
gia trong tổng số đơn kiện đã được đệ
trình


Số quốc
gia
nhiều
nhất
trong
một
đơn
kiện
(Cột 7)

Trung
bình số
quốc
gia
trong
mỗi vụ
lần đệ
đơn
(Cột 8)

7

1.9

8

2.3

4


2.2

23

4.0

6

3.3

1.5

11

1.8

Số lượng quốc gia có tên nộp đơn
1
(Cột
2)

2 to
4
(Cột
3)

5 to
7
(Cột

4)

8 to
10
(Cộ
t 5)

Abov
e 10
(Cột
6)

Đài
Loan

34.8

65.2

Ấn Độ

41.1

51.9

Indones
ia
Hàn
Quốc
Trung

Quốc

31.0

69.0

50.0

30.0

5.0

17.1

56.1

26.8

Thổ
64.2
Nhĩ Kỳ
Mỹ La Tinh

30.0

4.5

Achenti
na


65.8

31.6

2.5

0.0.

0.0

6

1.6

Braxin

61.5

30.7

7.7

0.0.

0.0

6

1.8


Mexico

83.3

15.0

0.0

1.7

0.0

8

1.0

Colomb
ia
Peru

61.5

38.4

0.0

0.0

0.0


4

0.3

82.6

14.6

1.5

1.4

0.0

8

1.3

Venezu
ela

73.3

26.7

0.0

0.0

0.0


3

0.3

Châu Á

5.6

1.9

-

15.0

Châu Âu

21


Châu Phi
Nam
Phi

43.6

50.0

2.6


2.6

1.3

12

2.3

Những nước áp dụng truyền thống
Hoa Kỳ

53.5

34.0

6.25

2.1

4.2

20

2.6

Canada

47.8

28.2


17.4

4.4

2.2

12

2.9

EU

50.7

34.9

13.0

1.4

0.0

10

2.2

Australi
aNew


58.2

32.9

6.3

1.3

1.3

15

2.1

73.1

23.1

7.7

0.0

0.0

7

1.6

Zealand
Nguồn: chongbanphagia.vn/beta

Tại sao lại có việc nêu tên nhiều lần? Lý do là hướng dẫn của
GATT/WTO đòi hỏi thuế CBPG được áp chỉ trên cơ sở một quốc gia cụ
thể. Tuy nhiên, các điều khoản của nó lại cho phép ngành sản xuất nội địa
nộp đơn kiện một số quốc gia cạnh tranh nhập khẩu cùng một lúc. Để
giành được khả năng của hướng kinh doanh mà có thể xảy ra nếu chỉ có
một nguồn hàng nhập khẩu được chứng minh bị ảnh hưởng bởi việc bán
phá giá, các nguyên đơn trong nước có xu hướng nộp đơn trong đó nêu
tên nhiều quốc gia. Mục tiêu là để tìm kiếm một biện pháp bảo hộ CBPG
toàn diện. Điều khoản “luỹ kế” (Điều 3.3 Hiệp định chống bán phá giá
của WTO) về việc đưa ra phán quyết về thiệt hại (được đưa ra thảo luận
tại Vòng đàm phán Uruguay) đã tạo động cơ cho các công ty đệ đơn kiện
nhiều quốc gia. Luỹ kế cho phép cơ quan chức năng tập hợp tất cả các sản
phẩm nhập khẩu “tương tự” từ tất cả các quốc gia đang bị điều tra và
đánh giá ảnh hưởng kết hợp lên ngành sản xuất nội địa. Nếu lượng hàng
nhập khẩu từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài riêng lẻ được tập hợp,
ảnh hưởng của cạnh tranh từ lượng hàng nhập này trở nên đáng kể hơn và
tăng khả năng kết luận thiệt hại. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
trên thực tế việc này tăng khả năng kết luận khẳng định thiệt hại cao hơn
so với việc tập hợp thị phần. Gupta và Panagariya (2006) đã gọi đó là ảnh
hưởng siêu cộng dồn của luỹ kế. Theo họ, khả năng kết luận khẳng định
đồng biến với luỹ kế bởi sự có mặt của rất nhiều nhà xuất khẩu càng làm
trầm trọng vấn đề ăn theo, dẫn tới việc tất cả các công ty dành ít kinh phí
để bảo vệ. Do đó, nêu tên vô số các công ty nhỏ với thị phần nhập khẩu
rất nhỏ làm tăng thêm khả năng có được sự bảo hộ.
III.

XU HƯỚNG KHỞI KIỆN CBPG THEO NGÀNH.

Theo số liệu thống kê của WTO về nhóm sản phẩm bị điều tra chống bán
phá giá:

22


- Nhóm ngành sử dụng nhiều lao động: 10 – 15% (Thời kỳ 20002004);
- Nhóm ngành sử dụng nhiều tài nguyên: 40% (năm 80) lên 75% (thời
kỳ 2000-2004);
- Nhóm ngành có hàm lượng khoa học cao giảm từ 40% xuống còn
dưới 10% trong thời kỳ 2000- 2004. Còn lại là các nhóm ngành khác.
Các ngành có xu hướng bị kiện nhiều nhất là:
Sắt và thép
Những ngành sản xuất mục tiêu chính tại tất cả các quốc gia là sắt và
thép (HS 72) và sản phẩm từ sắt và thép (HS 73). Tại 15 trên 18 quốc gia
áp dụng thường xuyên hai ngành này nằm trong số ba đơn kiện nhiều
nhất, chỉ trừ Hàn Quốc, Đài Loan và Nam Phi. Hai ngành này chiếm đến
84% các vụ điều tra tại Hoa Kỳ. Tại Canada là 90% và 45% tại Liên minh
Châu Âu. Hai ngành này là những ngành đứng đơn kiện hàng đầu tại
Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Đài Loan và tất cả các quốc gia Mỹ
La Tinh.
Hoá chất
Ấn Độ, Trung Quốc và Australia cũng có tỉ lệ số vụ việc liên quan đến
hoá chất/nhựa khá cao. Hàn Quốc, Brazil và Nam Phi cũng khởi xướng
một số lượng lớn các vụ việc liên quan tới những ngành này. Ba ngành
hoá chất/nhựa mục tiêu hàng đầu là: hoá chất vô cơ và hợp chất tiền kim
loại (HS 28), hoá chất hữu cơ (HS 29) và nhựa và sản phẩm nhựa (HS
39). Tuy nhiên lại có sự khác biệt lớn trong nội bộ mô hình quốc gia về áp
dụng CBPG tại những ngành này. Trong khi những công ty ở Ấn Độ và
Trung Quốc tập trung vào hoá chất cơ bản (mã HS 28 và 29) thì những
quốc gia khác lại tập trung nhiều vào nhựa (HS 39). Thú vị là ngành hoá
chất và nhựa không phải là mục tiêu tranh chấp tại Mỹ La Tinh (trừ
Brazil) và Châu Âu (Liên minh Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ).

May mặc và giày da
Đây là ngành có nhiều vụ việc thứ ba. Tuy nhiên, trong ngành may mặc
thì tập trung chủ yếu vào ngành cotton (bao gồm vải sợi và vải dệt có mã
HS 52) và sợi nhân tạo (bao gồm vải sợi và vải dệt có mã HS 54). Các
quốc gia Châu Âu nhắm vào ngành này nhiều nhất. Trong khi Thổ Nhĩ
Kỳ hướng mục tiêu vào sợi nhân tạo thì Liên minh Châu Âu lại tập trung
vào vải cotton. Nam Phi, Pêru và Cô-lôm-bi-a có khoảng 10-15% số vụ
điều tra CBPG tập trung vào ngành này. Pêru là nước duy nhất tập trung
23


vào phụ kiện hàng may mặc; tại hầu hết các quốc gia khác vải dệt là tâm
điểm.
Ngành giày da là một trong ba ngành mục tiêu đứng đầu tại Canada và
Vê-nê-zuê-la, nhưng phần trăm của ngành này tương đối thấp: 3.5% tại
Canada và 10% tại Vê-nê-zuê-la.
Tại Đài Loan, In-đô-nê-xi-a và Australia, giấy in báo cũng nổi lên là một
trong ba nguyên đơn đứng đầu trong khi tại Hàn Quốc, New Zealand và
Ác-hen-ti-na thì chi tiết máy và thiết bị vận tải lại đứng đầu trong 3 ngành
tranh chấp. Tại Hàn Quốc, thiết bị điện máy và thiết bị vận tải chiếm trên
45% tổng số vụ việc. Tại New Zealand ngành máy cơ khí là ngành đứng
đơn thường xuyên trong khi đó tại Ác-hen-ti-na thì cả ngành điện và
ngành máy cơ khí đều là những bên đệ đơn chính.
Như vậy có thể thấy rằng Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
chủ yếu tập trung tại những ngành sản xuất có lợi thế về quy mô và số
lượng rất ít các công ty quyền lực, đặc biệt trong ngành sản xuất hàng hoá
bậc trung. Các công ty dành một khoản tiền và thời gian khổng lồ cho
việc vận động hành lang nhằm đạt được mục đích quyền lực thị trường.
Những mục đích này chỉ có thể đạt được khi có lợi thế về quy mô đủ lớn.
Do đó các ngành sản xuất lớn, có độ tập trung cao mà đặc trưng là có lợi

thế về quy mô thường khởi xướng các vụ kiện chống bán phá giá nhiều
hơn. Đồng thời điều đó cũng cho thấy các nước đang phát triển với xu
hướng xuất khẩu những hàng hóa sử dụng nhiều tài nguyên và lao động
đang là những quốc gia bị kiện nhiều nhất và cùng dễ tổn thương nhất.
Không chỉ có vậy, xu hướng khởi kiện CBPG còn tập trung theo các
công ty và hãng độc quyền có tiềm lực tài chính hùng mạnh. chỉ có những
doanh nghiệp lớn mới có thể chi trả những chi phí kiện tụng phát sinh
trong quá trình điều tra; hoặc vận động hành lang để hướng những phán
quyết theo chiều hướng có lợi cho họ và do đó có nhiều lý do để theo đuổi
biện pháp chống bán phá giá hơn

CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
CHỐNG BÁ PHÁ GIÁ
I.
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NƯỚC ĐIỀU TRA
1.1.Chi phí đối với nước điều tra
24


Phạm vi điều tra CBPG yêu cầu thiết lập thể chế và khung pháp lý phức
tạp. Mặc dù việc thiết lập khung thể chế không phải là một yêu cầu trong
Hiệp định chống bán phá giá nhưng nó lại là một điều kiện tiên quyết để
duy trì tính nhất quán, hiệu quả và hiệu lực của điều tra chống bán phá giá
do tính phức tạp của các điều khoản pháp lý. Thông thường một cơ quan
chuyên trách sẽ được chỉ định trực thuộc một bộ của chính phủ, Bộ
Thương mại hoặc Bộ Tài chính. Một số quốc gia lại thiết lập một hệ
thống nhị phân quyền theo đó việc phân tích bán phá giá và thiệt hại được
hai cơ quan riêng biệt đảm trách (như tại Hoa Kỳ và Canada) trong khi
các quốc gia khác chỉ có một cơ quan duy nhất thực hiện việc xử lý phân
tích bán phá giá và thiệt hại (như Ấn Độ).

Hơn nữa, theo Hiệp định chống bán phá giá, quyết định cuối cùng của
cơ quan chức năng là đối tượng xem xét của cơ quan tư pháp và ban hội
thẩm. Công việc này yêu cầu một toà án tư pháp, toà án trọng tài hoặc toà
án hành chính độc lập đảm nhận. Duy trì cơ cấu này đồng nghĩa với việc
phải chi rất nhiều chi phí hành chính.
Hơn nữa có rất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành điều
tra. Thông báo công khai, xác minh, công bố thông tin, xác minh thực địa,
và rất nhiều thủ tục khác đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính hùng mạnh
cộng thêm các chi phí hành chính. Bên cạnh đó, điều tra CBPG yêu cầu
phải có vô số kỹ năng chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ thường bao gồm
các chuyên gia chuyên môn, luật sư, các nhà kinh tế, các nhà phân tích tài
chính, kế toán và chuyên gia tin học. Việc thuê, đào tạo và giữ chân
những chuyên gia có chất lượng để thực hiện khung thể chế là rất quan
trọng. Điều này cũng đồng nghĩa với chi tiêu tài chính.
Cuối cùng, các phán quyết CBPG không chỉ là đối tượng thách thức
trong nước mà còn tại Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO.
Thông thường cho thấy nước bị đơn có thể không cần tham gia vào quá
trình kiện. Nhưng trên thực tế bên bị đơn cần phải tham gia vào các thủ
tục giải quyết để bảo vệ mình trong vụ kiện. Không còn nghi ngờ gì rằng
Điều 17.6 (ii) đã giới hạn phạm vi rà soát bằng việc cho phép nhiều hơn
một cách hiểu các điều khoản CBPG, nhưng thống kê cho thấy 50% đơn
kiện độc lập chống lại cơ quan CBPG đã thắng kiện ở cấp DSB. Có một
chú ý là có khả năng thua kiện trong các vụ giải quyết tranh chấp trong
những điều kiện mà có dấu hiệu thất bại. Bất kỳ thất bại nào ở cấp độ toàn
cầu cũng đồng nghĩa với việc quốc gia đó không tuân thủ quy định và
nghĩa vụ của mình. Điều này khiến cho bên thua cuộc thấy xấu hổ trên
trường quốc tế. Do đó để chứng minh uy tín của mình, nước bị đơn cần
phải tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp. Quá trình này đồng
nghĩa với chi phí tài chính phải bỏ ra rất lớn. Do đó tồn tại chi phí hành
25



×