Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ qua thực tiễn thi hành tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG BÁ TRÍ

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUA THỰC TIỄN THI HÀNH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG BÁ TRÍ

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUA THỰC TIỄN THI HÀNH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ TRÍ HẢO

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lương Bá Trí – mã số học viên: 7701251061A, là học viên lớp
Cao học Luật Kinh tế Khóa 25 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài
“Pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ qua thực tiễn thi hành tại
thành phố Hồ Chí Minh” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là
kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn
khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và
có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện

Lương Bá Trí


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LUC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VÀ
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI
ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM ...................................................................................... 9

1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm kinh doanh vận tải đường bộ ........................ 9
1.1.1. Vai trò của vận tải và khái niệm kinh doanh vận tải .......................................... 9
1.1.2. Phân loại kinh doanh vận tải .............................................................................. 10
1.2. Lịch sử phát triển của pháp luật điều chỉnh kinh doanh vận tải đường bộ
tại Việt Nam ................................................................................................................. 11
1.3. Nguyên tắc điều chỉnh kinh doanh vận tải đường bộ ....................................... 15
1.3.1. Bảo đảm an toàn của hành khách, trật tự công công, bảo đảm quyền lợi
khách hàng trong mối quan hệ cân bằng với chi phí giám sát, thực thi ....................... 15
1.3.2. Tăng cường cạnh tranh lành mạnh, giảm chi phí vận tải tối đa ......................... 16
1.3.3. Đa dạng hoá, liên thông loại hình dịch vụ vận tải .............................................. 19
1.4. Chủ thể kinh doanh, loại hình và điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ .... 20
1.5. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và cấp phép kinh doanh vận tải đường bộ ... 21
Tiểu kết luận Chương 1 .............................................................................................. 23
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN
TẢI ĐƯỜNG BỘ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ............................................................... 25
2.1. Tổng quan về tình hình kinh doanh vận tải đường bộ tại Thành phố Hồ
Chí Minh ...................................................................................................................... 25
2.1.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh và khuynh hướng cạnh
trạnh tranh bằng công nghệ mới ................................................................................... 25


2.1.2. Tình hình vi phạm & xử lý vi phạm doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường
bộ ................................................................................................................................... 27
2.2 Đánh giá hiệu quả pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải
đường bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 32
2.2.1 Những thành công ................................................................................................ 33
2.2.2 Những vướng mắc, bất cập .................................................................................. 37
2.2.3. Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập ..................................................... 40
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ ............................................................... 48

3.1. Định hướng hoàn thiện ........................................................................................ 48
3.2. Giải pháp hoàn thiện ............................................................................................ 55
3.2.1. Giải pháp dài hạn ................................................................................................... 55
3.2.2. Những giải pháp cấp bách trước mắt ................................................................. 60
3.2.3. Những kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành ..................................... 62
Tiểu kết luận Chương 3 .............................................................................................. 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ VH-TT-DL

: Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch.

CSCĐ

: Cảnh Sát Cơ Động

CSGT

: Cảnh Sát Giao Thông

DNVT

: Doanh Nghiệp Vận Tải

GPLX


: Giấy Phép Lái Xe

Luật XLVPHC

: Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

NXB

: Nhà Xuất Bản

Sở GTVT

: Sở Giao Thông Vận Tải

TTGT

: Thanh Tra Giao Thông

UBND TP.HCM

: Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh

VPHC

: Vi Phạm Hành Chính

VTCC

: Vận Tải Công Cộng



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thị trường kinh doanh vận tải đường bộ đang phát triển không ngừng với tốc
độ chóng mặt cả về số lượng lẫn chất lượng; sự xuất hiện của “xe ôm công nghệ”,
“taxi công nghệ” với điển hình là Grab, Uber. Bên cạnh đó, dường như cơ chế quản
lý và pháp luật điều chỉnh còn nhiều e dè, bỡ ngỡ, tạo điều kiện cho những nhóm lợi
ích “đục nước béo cò” làm nhũng nhiễu, tạo nên một thị trường rối ren với nhiều bất
cập, mất kiểm soát, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Luận văn này nghiên cứu lại tiến trình phát triển của pháp luật kinh doanh vận
tải đường bộ từ Đổi Mới đến nay và đánh giá lại thực trạng pháp luật kinh doanh vận
tải đường bộ dựa trên các nguyên tắc: bảo đảm an toàn công cộng tối đa; khuyến
khích, tạo môi trường cho cạnh tranh lành mạnh của thị trường vận tải đường bộ; đa
dạng hoá và liên thông các loại hình vận tải (Mục 1.3). Luận văn cũng nghiên cứu
vấn đề trong bối cảnh toàn cầu hoá, so sánh với các quốc gia láng giềng. Luận văn sử
dụng cách tiếp cận kinh tế - luật đánh giá những bất cập của pháp luật về vận tải
đường bộ dưới góc nhìn tác động lên chi phí logistic ở Việt Nam (Mục 1.1.1).
Luận văn này sử dụng phương pháp phân tích ROCCIPI (Mục 2.2.3) cùng với
các phương pháp nghiên cứu khác để tìm ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp để chấn
chỉnh, khắc phục hiện tượng xe dù, bến cóc, xe quá tải.
Luận văn cũng đồng thời đặt vấn đề vận tải đường bộ trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp 4.0 để phân tích bản chất pháp lý của mô hình Uber, Grab; đề xuất các
giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, bản đồ số hoá để giải quyết những bất cập
về thiếu bến bãi đỗ xe, xử phạt “nguội”, liên thông dữ liệu giữa cơ quan xử lý vi
phạm hành chính với các hãng bán bảo hiểm để tạo nên các “chế tài đồng bộ” có tác
dụng răn đe người vi phạm pháp luật kinh doanh vận tải đường bộ (Mục 3.2.2).
Các giải pháp của luận văn, bên cạnh việc hướng tới nâng cao chất lượng vận
tải đường bộ, tăng tính cạnh tranh, giảm rào cản gia nhập thị trường, cắt giảm chi
phí logistic, để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, cải
thiện môi trường kinh doanh; các giải pháp của luận văn cũng đồng thời góp phần
nhỏ trong tiến trình cải tiến giao thông khu vực, giảm ùn tắc kẹt xe, công khai minh



bạch trong quản lý và xử phạt, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu đi lại, vận
chuyển của người dân như là một cải thiện chất lượng dịch vụ công, phúc lợi công
cộng của xã hội (Mục 3.2.2.c).
Từ khoá: Luật Giao Thông Đường Bộ; Vận Tải Đường Bộ; Luật Doanh
Nghiệp; Luật Cạnh Tranh; Quản lý nhà nước; Quy hoạch đô thị.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
Trong bối cảnh hiện nay khi Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Thành Uỷ
và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực quản lý, đảm bảo trật tự an toàn
giao thông đường bộ và hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sự phát triển
của kinh tế; cùng với đó là nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân
ngày càng tăng cao, đòi hỏi nhiều chính sách mới của nhà nước về mở rộng
quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải đường bộ.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh vận tải nói chung và vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường bộ nói riêng
còn nhiều yếu kém, gây bức xúc trong xã hội như tình trạng phương tiện vận tải của
các doanh nghiệp vượt quá tải trọng cho phép, tình trạng xe dù bến cóc tràn lan trên
nhiều tuyến phố tại Thành phố Hồ Chí Minh, những tranh luận về tính pháp lý cho
sự tồn tại và hoạt động của loại hình taxi sử dụng kết nối qua Uber, Grab, vấn đề
quy hoạch bến bãi cho phương tiện vận tải, điều kiện kinh doanh vận tải bằng
đường bộ còn nhiều điểm bất hợp lý; và công tác hậu kiểm để doanh nghiệp đảm
bảo thượng tôn đúng các điều kiện kinh doanh vẫn còn chưa được thực hiện nghiêm
túc, có hiệu quả trên thục tế,… Có thể nói, chính những yếu kém trên đã đặt ra yêu
cầu cần cần thiết và cấp bách phải có những giải pháp hoàn thiện để nâng cao hiệu
lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quan trọng này trong thời gian tới.

Ngoài ra, hiện trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải bằng
đường bộ còn nhiều vướng mắc, bất cập. Trong hoàn cảnh đó, việc nghiên cứu,
đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật về kinh doanh vận tải bằng đường bộ để chỉ
ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó là rất cấp thiết. Trên cơ sở
đối chiếu so sánh pháp luật nước ngoài, Tác giả nêu ra một số phương hướng, kiến
nghị các biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh
doanh vận tải bằng đường bộ tại Việt Nam trong thời gian tới.
Cuối cùng, xuất phát từ thực tế bản thân Tác giả đang công tác trong ngành bảo
vệ pháp luật, liên quan trực tiếp đến việc giám sát, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực


2

giao thông đường bộ của các cá nhân, tổ chức trong xã hội tác giả nhận thấy cần phải
nghiên cứu sâu để đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo các cấp hoàn thiện pháp luật, nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đường bộ.
BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Chi phí logistic ở Việt Nam cao so với khu vực
Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần được ưu tiên đầu tư phát triển để làm động lực phát
triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước,
đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nền kinh tế Việt Nam
đang từng bước đi lên nhưng cũng chưa thật vững chắc; cần có nhiều điều chỉnh
trên con đường tìm mô hình phát triển kinh tế mới phù hợp với đặc thù của Việt
Nam. Những tác động từ các yếu tố đầu vào (của chi phí kinh doanh, bao gồm chi
phí logistic) biến động thường xuyên làm cho các doanh nghiệp kinh doanh khó
lường. Giá cả các mặt hàng công nghiệp trong đó có nhiên liệu, ô tô thường xuyên
biến đổi. Giá vật tư đầu vào tăng, phí sử dụng đường bộ, các trạm thu phí BOT trên
đường gia tăng. Việc tăng giảm giá xăng dầu nhỏ giọt làm cho các đơn vị kinh
doanh vận tải rất bị động trong việc kê khai giá cước để phù hợp với giá xăng dầu.

Chiến lược hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phát triển giao thông
công cộng
Bên cạnh đó, từ 2017, Ngành giao thông vận tải đường bộ đang tập trung phát
triển hợp lý về kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân, xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô
thị và tiếp tục siết chặt quản lý kinh doanh vận tải đường bộ.
Trong hoàn cảnh đó, sự điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ lại có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng
không ít đến hoạt động kinh doanh của DNVT đường bộ như: Luật Doanh nghiệp
năm 2014, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật
Đầu tư năm 2014, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm


3

2014, Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Luật về thuế năm 2014; và các văn bản dưới luật hướng dẫn.
Tuy vậy, nội dung các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn còn quy định
chung chung, một số vấn đề chưa phù hợp, nên trong quá trình thực hiện các cơ
quan quản lý nhà nước và các đơn vị vận tải còn lúng túng, có thể kể đến một số
vấn đề chính như sau:
- Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thực hiện
Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013, Nghị định 107 ngày 17
tháng 11 năm 2014 quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
vận tải đường bộ, đường sắt. Theo đó, việc xử lý vi phạm có một số thay đổi, trong
đó có nhiều quy định giữ nguyên hoặc giảm nhẹ hơn cho người lái xe nhưng lại có
nhiều quy định chặt chẽ hơn xử phạt nặng hơn đối với các đơn vị vận tải, đòi hỏi
các đơn vị vận tải phải tiếp tục tổ chức lại hoạt động của đơn vị mình phù hợp với
các quy định của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải.

- Về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ôtô khách theo
tuyến cố định (xe đi từ bến xe này đến bến xe khác) và xe ôtô vận chuyển hành
khách theo hợp đồng1 (xe không vào bến xe); ôtô vận tải hành khách công cộng như
xe bus, taxi; ôtô tải vận chuyển hàng hóa cũng cần có giải pháp hoàn thiện khung
pháp lý để điều chỉnh hoạt động này.
- Việc quy hoạch bến, bãi đổ xe; bến cảng; hệ thống biển báo và phân luồng
giao thông đường bộ còn nhiều bất cập, hạn chế cần có giải pháp hoàn thiện2.

1

Hiện tượng “xe dù, bến cóc”, nhiều hãng xe "núp" dưới danh nghĩa xe hợp đồng song hoạt động như xe
tuyến cố định : />ngày 24/3/2017, truy cập ngày 08/10/2017.
6/05/2015,
truy cập ngày 08/10/2017.
2
Ví dụ bến xe cóc đa phần đều nằm lọt thỏm, trộn lẫn trong các khu dân cư đông đúc. Bến xe miền Đông
nằm bên quốc lộ 13. Mặt tích cực của vị trí như thế này, trên lý thuyết, là thuận lợi cho nhu cầu của hành
khách đến/đi các bến.Bến xe miền Đông được bao quanh bởi những tuyến đường sầm uất người xe, bản thân
bến được đầu tư cải tạo bề thế và hoành tráng, tuy nhiên phía trước mặt bến, bên phía đường Đinh Bộ Lĩnh
lại ngang nhiên tồn tại không phải một mà tới hai bến xe “cóc nhưng không phải cóc”, bởi vì cũng có giấy
phép hoạt động đàng hoàng! Sự chồng chéo bến chính, bến phụ này đã làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị tại
một bến xe thuộc loại tầm cỡ hàng đầu của thành phố.
ngày 18/7/2016, truy cập
ngày 08/10/2017.


4

- Vấn đề cấp giấy phép xe ôtô đi vào đường cấm, khu vực cấm, chở hàng vượt
quá trọng tải, quá khổ thiết kế của xe, cầu, đường bộ cũng cần có giải pháp điều

chỉnh để đảm bảo môi trường cạnh canh bình đẳng giữa các DNVT theo Luật Cạnh
tranh năm 2004 quy định.
- Chính sách thuế nhập khẩu phương tiện có nhiều quy định chưa hợp lý đã có
nhiều ý kiến kiến nghị điều chỉnh Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014, Luật Thuế giá
trị gia tăng năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế
năm 2014 nhưng Nhà nước điều chỉnh chưa phù hợp nên giá ô tô vẫn cao hơn nhiều
so với các nước trong khu vực làm cho các DNVT khó khăn trong cạnh tranh với
các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc,... trong vận
tải hành khách và hàng hóa.3
- Các văn bản chỉ đạo của nhà nước về việc kiểm tra, xử lý và siết chặt quản lý
hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ còn nhiều bất cập.
Chính vì những lý do trên, luận văn “Pháp luật về hoạt động kinh doanh
vận tải đường bộ qua thực tiển thi hành tại TP.Hồ Chí Minh” là một đề tài nghiên
cứu mang tính cấp thiết, nhằm góp phần vào việc nghiên cứu, hoàn thiện khung
pháp lý điều chỉnh vấn đề này phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước trong
giai đoạn hiện nay.
2. Giả thiết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài có một giả thiết nghiên cứu chung: Liệu pháp luật về kinh doanh vận tải
đường bộ ở Việt Nam đã hoàn thiện chưa?

/>ngày
24/05/2016, truy cập ngày 08/10/2017
3
Ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam phải chịu quá nhiều loại thuế, phí khác nhau, trong khi thuế nhập khẩu ô
tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN được cắt giảm hoàn toàn
/>ngày 23/02/2017, truy cập ngày 08/10/2017
ngày 28/06/2017, truy cập ngày 08/10/2017
ngày 07/04/2017, truy cập ngày 08/10/2017



5

Để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu này, luận văn đặt nhiệm vụ
phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
- Kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường bộ là hoạt động kinh
doanh phổ biến được nhà nước Việt Nam cho phép phát triển ngay từ giai đoạn đầu
phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam. So với các hoạt động kinh doanh khác
trong nền kinh tế thì hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ có những đặc trưng gì
khác biệt ? Pháp luật Việt Nam đã có những bước phát triển như thế nào trong quá
khứ lẫn hiện tại trong việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải bằng đường bộ
thời gian qua?
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, với khoảng 12
triệu dân sinh sống và có quan điểm dự báo lên tới 20 triệu vào 20354. Điều kiện
kinh tế – xã hội thuận lợi đó đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư (cá nhân, doanh
nghiệp) tham gia thị trường vận tải đường bộ. Thực tế, thời gian qua, hoạt động của
doanh nghiệp vận tải đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có những
thành công và hạn chế gì? Trong những hạn chế đó thì pháp luật về vận tải đường
bộ có những vướng mắc, bất cập gì? Và đâu là nguyên nhân của những vướng mắc,
bất cập đó?
- Để khắc phục những hạn chế nêu trên thì cần có những giải pháp cụ thể gì để
vừa cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải đường bộ đồng thời
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải đường bộ Việt Nam?
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Các nghiên cứu về mạng lưới vận tải đường bộ dưới góc nhìn khoa học vận
tải, dưới góc nhìn logistic, kinh tế đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu. Nhưng kinh
doanh vận tải đường bộ dưới góc nhìn pháp lý chưa nhiều và thường chia thành
hướng chính:
Tiếp cận thuần tuý dưới góc độ luật hành chính: chú trọng vào việc xử phạt vi
phạm hành chính. Theo hướng này có thể kể đến các công trình nghiên cứu:


4

/>21/6/2017, truy cập ngày 02/10/2017

ngày


6

- TS. Đoàn Duy Khương (chủ biên) (2016), “Cải cách hành chính công phục
vụ phát triển kinh tế cải thiện môi trường kinh doanh”, NXB Chính trị quốc gia – sự
thật. Trong đó tác giả đã nghiên cứu quá trình cải cách hành chính ở một số quốc
gia trong khu vực ASEAN, xu hướng cải cách hành chính, quá trình cải cách hành
chính công tại Việt Nam, nhấn mạnh những thay đổi gắn với cải thiện môi trường
kinh doanh, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam.
- Quách Bé Xiếu (2017), Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”, Trường đại học Luật
TP. HCM. Trong đó tác giả đã nghiên cứu thực trạng thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và một số giải pháp hoàn thiện.
- Vũ Thanh Nhàn (2009) Luận văn thạc sĩ luật học: "Pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Viêṭ Nam hiêṇ nay – Một số
vấn đề lý luận, thực tiễn và phương hướng hoàn thiêṇ", Trường Đại học Luật Hà
Nội. Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bô ở
̣ Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực này.
- Nguyễn Trọng Bình (2000), Luận văn thạc sĩ luật học: "Hoàn thiện các quy
điṇh pháp luật về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính", Trường Đại học Luật
Hà Nội. Luận văn đã phân tích các hình thức xử phạt vi phạm hành chính được đề

cập trong văn bản pháp luật, những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng trong thực tiễn
và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này.
- Trần Trọng Vinh, 2017, Đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống camera giám sát
giao thông trong năm 2016, tạp chí Cảnh Sát Nhân Dân, tr 31. Trong đó tác giả đã
nghiên cứu thực trạng an toàn giao thông tại Việt Nam, giải pháp sử dụng hệ thống
camera giám sát phát hiện hành vi vi phạm giao thông bằng hình ảnh, hiệu quả
mang lại và đánh giá của các đơn vị đã sử dụng giải pháp này.
Tiếp cận dưới góc độ thuần tuý luật kinh tế, quản trị công ty, quản trị doanh
nghiệp. Theo hướng này có thể kể đến các công trình nghiên cứu:


7

- TS. Đỗ Thị Kim Tiên (2017), “Quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường”, NXB Chính trị quốc gia sự thật. Trong đó tác giả đã nghiên cứu về quản trị
doanh nghiệp nói chung và quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói
riêng, môi trường hoạt động của doanh nghiệp, cơ chế và nội dung quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp.
- Trương Nhật Quang (2016), “Pháp Luật Về Doanh Nghiệp - Các Vấn Đề Pháp
lý Cơ Bản”, NXB Dân Trí. Trong đó tác giả đã nghiên cứu các quy định của pháp
luật về doanh nghiệp đang có hiệu lực tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2015. Cuốn
sách cũng trình bày một số thay đổi luật sau thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2015.
- Võ Thị Hà Linh (2014), Luận văn thạc sĩ luật học: “Việc tiếp nhận các
nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của
Việt Nam”, Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Luật. Trong đó tác giả đã phân tích,
đánh giá các quy định pháp lý về quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về quản trị công
ty tại các doanh nghiệp niêm yết, mức độ tuân thủ các quy định pháp lý về QTCT
của công ty niêm yết.
- PGS.TS. Ngô Kim Thanh (2013), “Giáo trình quản trị doanh nghiệp (Tái bản

lần thứ tư, có sửa đổi bổ sung)”, NXB Kinh tế quốc dân. Trong đó tác giả đã nghiên
cứu về phương pháp luận và nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện
và bối cảnh kinh doanh hiện nay và trong giai đoạn tới.
Nhưng các công trình nghiên cứu trên chưa làm rõ mối quan hệ liên ngành luật
kinh tế - hành chính – logistic; chưa làm rõ các quy định hành chính đã tác động
đến thị trường kinh doanh vận tải đường bộ, đến môi trường cạnh tranh, chi phí vận
tải, tác động đến chất lượng vận tải đường bộ. Đây chính là phương diện mà tác giả
luận văn này muốn đi sâu vào nghiên cứu.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.


8

Phạm vi không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt động vận tải
hàng hóa, vận tải hành khách tại thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi, lĩnh vực, vấn đề: luận văn tập trung các nhóm vấn đề: Việc cạnh
tranh trong kinh doanh vận tải đường bộ hiện nay giữa các DNVT; Thực trạng pháp
luật điều chỉnh các hoạt động này: Việc cấp phép bến, bãi đậu xe, xe đi vào đường
cấm, khu vực cấm, xe chở quá tải, quá khổ, vấn đề kiểm tra, giám sát, quy hoạch cơ
sở hạ tầng giao thông của các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý nhà nước;...
Luận văn hướng tới các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh
doanh vận tải đường bộ tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài kết hợp đa dạng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu các văn bản quy định của pháp luật về kinh doanh
vận tải đường bộ, các thống kê, báo cáo, bài viết có liên quan.
- Phương pháp khảo sát thực tế tình hình kinh doanh vận tải hàng hoá và hành

khách bằng đường bộ tại TP. Hồ Chí Minh.
- Phương pháp thống kê, so sánh, bình luận, phân tích, đánh giá, tổng hợp
được thực hiện trong luận văn này.

- Phương pháp ROCCIPI5 để tìm ra nguyên nhân của các hành vi vi phạm
pháp luật trong kinh doanh vận tải đường bộ.

Về ROCCIPI xin xem thêm
/>5


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VÀ
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm kinh doanh vận tải
đường bộ
1.1.1. Vai trò của vận tải và khái niệm kinh doanh vận tải
Hàng ngày chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng xe cộ, tàu thuyền,
hay máy bay. Hàng hóa tiêu dùng được vận chuyển đến các chợ hoặc siêu thị.
Nguyên vật liệu sản xuất được chở từ vùng nguyên liệu đến nơi sản xuất và tiêu thụ
bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển… Tất cả những hoạt động này đều liên quan đến vận tải.
Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông. Từ trước
đến nay nó luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại. Nhờ có
ngành vận tải, hàng hóa và bản thân con người mới có thể di chuyển từ nơi này đến
nơi khác một cách an toàn và nhanh chóng. Từ đó, vận chuyển luôn cả dòng tiền tệ
và văn hóa. Nếu coi nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là
các huyết mạch thì vận chuyển là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế

bào của cơ thể sống đó. Vì lẽ đó, hiển nhiên nếu lưu thông tắc nghẽn thì từng tế bào
cũng như cả cơ thể sống sẽ trì trệ và chết dần. Do đó, có thể thấy rằng vận tải là vấn
đề sống còn của một nền kinh tế.
Trong các loại hạ tầng giao thông, hạ tầng giao thông đường bộ đóng vai trò
chủ đạo, giống như động mạch chủ, chi phối các hoạt động kinh tế, xã hội. Hạ tầng
giao thông đường bộ là tập hợp các công trình, vật kiến trúc, thiết bị và các công
trình phụ trợ phục vụ nhu cầu vận tải mặt đất đối với hàng hóa và hành khách, đảm
bảo cho việc di chuyển được an toàn, nhanh chóng và thuận tiện. Đối với nhiều khu
vực và quốc gia có nhiều sông ngòi, hạ tầng giao thông đường thủy nội địa cũng có


10

vai trò quan trọng tương tự. Tuy nhiên, con người chủ yếu vẫn dựa vào giao thông
đường bộ để phát triển.6
Theo Wikipedia Tiếng Việt, vận tải được giải nghĩa là “sự vận chuyển hay
chuyển động của người, động vật và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Phương
thức vận chuyển bao gồm hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, bằng
cáp, đường ống và trong không gian. Các lĩnh vực có thể được chia thành cơ sở hạ
tầng, phương tiện và hoạt động. Phương tiện giao thông rất quan trọng vì nó cho
phép quan hệ thương mại trong cuộc sống; đó là điều cần thiết cho sự phát triển
của nền văn minh.”
Kinh doanh vận tải hành khách bằng đường bộ trước hết được hiểu là một loại
hình dịch vụ - một hoạt động có ích do con người tạo ra (không tồn tại dưới hình thái
sản phẩm, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu) nhằm thỏa mãn đầy đủ, kịp
thời, thuận tiện và văn minh các nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội của con người.
Dưới góc độ pháp lý, Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện vận tải có khả năng chuyên
chở hàng hóa và hành khách trên đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường
thủy… nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và

kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp”.

1.1.2. Phân loại kinh doanh vận tải
- Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải trong đó
đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp
từ khách hàng.
- Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải

trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất
một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ
và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

6

Phí Vĩnh Tường (2015), Phát triển hạ tầng giao thông. Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho Việt Nam,
NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, tr.22.


11

Vậy xe ôm có được coi là kinh doanh vận tải không? Trên thực tế thì hiện nay
việc chở xe ôm theo mô hình cá nhân không được coi là kinh doanh vận tải. Tuy
nhiên, nếu những công ty, những khách sạn hay những hợp tác xã thành lập đội xe
ôm chuyên biệt thì đây cũng là một hình thức kinh doanh vận tải bằng xe máy, mà
xe ôm chuyên nghiệp sử dụng Grabbike để kết nối hành khách là một ví dụ.
Cũng theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP, có 3 phương thức kinh doanh vận tải
hiện hành là: kinh doanh vận tải bằng xe buýt, kinh doanh vận tải bằng xe taxi, và
kinh doanh vận tải theo xe hợp đồng.
Tuy nhiên, trường hợp của mô hình Uber, Grab nên được phân loại là một loại
hình đặc thù mới; ko nên gán nó vào ba loại hình hiện tại. Với cách tiếp cận cố xếp

công nghệ kết nối Uber (tại điều 7, dự thảo ngày 16-9-2016 sửa đổi, bổ sung Nghị định
86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô) như là vận tải
hành khách bằng hợp đồng không theo tuyến cố định sẽ dẫn tới hai bất cập: (a) Tài xế
không được phép cho khách xuống khỏi xe, nếu giữa đường khách muốn xuống (vì vận
tải theo hình thức này thì tài xế chỉ được phép đón trả khách tại các điểm thỏa thuận
trước trong hợp đồng hay nói cách khác, cách tiếp cận này đã phủ nhận một số đặc
điểm “taxi” của mô hình Uber, Grab; (b) Yêu cầu trong tất cả các chuyến đưa đón hành
khách phải bảo đảm số các chuyến đi không bị trùng nhau quá 50%.
Nếu tiếp cận vận tải hành khách thông qua mô hình Uber là một mô hình hoàn
toàn mới, coi như một phương thức vận tải mới, khác với ba phương thức hiện hành
(buýt, taxi, hợp đồng) thì nhà làm luật có thể phân hóa, đặt ra điều kiện đặc trưng để
vừa bảo đảm an toàn, vừa khai thác tối đa ưu điểm của mô hình này. 7 Vấn đề này sẽ
được phân tích cụ thể hơn tại chương 2 của luận văn.

1.2. Lịch sử phát triển của pháp luật điều chỉnh kinh doanh vận tải
đường bộ tại Việt Nam
Tiến bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước, Đại hội lần thứ VI của Đảng
đã mở ra một bước ngoặt lịch sử cho dân tộc. Đại hội xác định GTVT là “khâu quan

7

truy cập
lần cuối ngày 10/08/2017


12

trọng nhất của kết cấu hạ tầng” và “phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát
triển của nền kinh tế quốc dân”. Các chính sách hội nhập, mở cửa tăng cường quan
hệ quốc tế đã thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho ngành có điều

kiện áp dụng công nghệ mới xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bên
cạnh đó, lực lượng vận tải đã có sự phát triển mạnh mẽ, khối lượng vận tải đường bộ
qua các năm luôn luôn chiếm 70 - 80% trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành.
Bảng1.2. Số Liệu Phương Tiện Cơ Giới Đường Bộ Đăng Ký Mới8
Phương tiện cơ giới đường bộ
Tháng 2/2012
Ô tô
Mô tô
Cộng
Tháng 3/2012
Ô tô
Mô tô
Cộng
Tháng 5/2012
Ô tô
Mô tô
Cộng
Tháng 7/2012
Ô tô
Mô tô
Cộng
Tháng 9/2012
Ô tô
Mô tô
Cộng
Tháng 3/2013
Ô tô
Mô tô
Cộng
Quý 1/2013

Ô tô
Mô tô
Cộng

Đăng ký mới

Tổng số

6.128
126.521

1.901.999
34.302.583
36.204.582

10.476
187.466

1.912.475
34.490.049
36.402.524

10,035
190,604

1,932,787
34,878,460
36,811,247

8,101

175,114

1,950,964
35,240,162
37,191,126

9,702
196,760

1,970,698
35,631,256
37,601,954

5,943
198,866

2,033,265
37,023,078
39,056,343

28,535
691,599

2,033,265
37,023,078
39,056,343

truy cập lần
cuối ngày 19/12/2017
8



13

Nhà nước với vai trò thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế, tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi thông qua các chính sách và hệ thống luật chuẩn mực, phù hợp
sẽ có tác động quyết định đến sự phát triển hoạt động vận tải bằng đường bộ. Hoàn
thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ vận tải là một yêu cầu cấp bách tạo nền
móng vững chắc giải quyết vấn đề bức xúc hiện nay để nâng cao hiệu quả trong
công tác vận tải đường bộ.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động giao thông trong thực tiễn cuộc sống,
tại kì họp thứ 9 Quốc hội khóa X ngày 29 tháng 6 năm 2001, Luật Giao thông
đường bộ số 26/2001/QH10 (LGTĐB 2001) đã được thông qua và có hiệu lực ngày
01 tháng 01năm 2002; cùng với sự ra đời của LGTĐB 2001, các văn bản quy phạm
pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ lần lượt được ban hành như: Chỉ thị số
01/2004/CT-TTg ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh
hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô; Quyết định số 08/2005/QĐ-BGTVT
ngày 10/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải quy định về bến xe ô tô khách; Quyết
định số 09/2005/QĐ-BGTVT ngày 10/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải quy định
về vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định và vận tải khách bằng ô tô theo hợp
đồng; Nghị định số 110/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/09/2006 về
điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô;… Sau quá trình áp dụng luật vào đời sống
thực tiễn, với những thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung cũng như hoạt
động vận tải khách nói riêng, ngày 13/11/2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII
ngày 13/11/2008 Quốc hội đã thông qua Luật Giao thông đường bộ số
23/2008/QH12 (LGTĐB 2008) thay thế LGTĐB 2001 có hiệu lực kể từ ngày
01/07/2009. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 91/2009/NĐ-CP
(Nghị định 91) ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô. Sau đó lần lượt các văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời phù hợp
với sự chuyển biến thực tế của đời sống như: Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh

doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư 63/2014/TT-BGTVT
quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng
xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ…


14

Việc ra đời LGTĐB 2008 và các Nghị định, thông tư hướng dẫn đi kèm đã tạo
nên sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật giao thông đường bộ nước ta. Đó là cơ sở
pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý các hoạt động vận tải, nhưng đến nay, do
biến động của tình hình thực tế có nhiều vấn đề mà pháp luật hiện hành vẫn chưa
tiên liệu được như: quá trình xã hội hóa các bến xe, sự phát triển nhanh chóng của
các phương tiện vận tải, những phương thức vận tải mới xuất hiện… Điều này dẫn
đến môi trường kinh doanh vận tải đường bộ và thực tiễn thi hành pháp luật hiện
nay ở trên địa bàn cả nước còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục để phát
huy tối đa vai trò của pháp luật trong hoạt động thực tiễn.
Tiểu kết: Những thành tích đạt được của ngành GTVT đường bộ sau hơn 20
năm đổi mới khẳng định tính liên tục, xuyên suốt qua nhiều giai đoạn lịch sử của
ngành Đường bộ. Ngành đã xây dựng được một lực lượng rất mạnh các doanh
nghiệp xây dựng giao thông, kinh doanh vận tải, đồng thời nắm giữ và áp dụng
nhiều trang thiết bị, kỹ thuật, phương tiện hiện đại, tích lũy nhiều kinh nghiệm sản
xuất, kinh doanh. Từ một điểm xuất phát rất thấp, trình độ khoa học công nghệ - kỹ
thuật của ngành Giao thông vận tải Việt Nam đã phát triển vượt bậc; tiếp thu và làm
chủ được rất nhiều công nghệ mới, hiện đại. Đi liền với đó là những quan hệ xã hội
mới xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đường bộ, đặt ra thách thức cho cơ
chế quản lý nhà nước: làm sao để tránh thất thu thuế; làm sao để bảo đảm sự bình
đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vận tải: bình
đẳng giữa taxi truyền thống và xe hợp đồng điện tử, bình đẳng giữa doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ qua biên giới? Để trả lời
được những câu hỏi này, cần có cái nhìn thấu đáo về các nguyên tắc điều chỉnh kinh

doanh vận tải đường bộ.


15

1.3. Nguyên tắc9 điều chỉnh kinh doanh vận tải đường bộ
1.3.1. Bảo đảm an toàn của hành khách, trật tự công công, bảo đảm quyền lợi
khách hàng trong mối quan hệ cân bằng với chi phí giám sát, thực thi
Có thể thấy được, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, vận tải
đường bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Lưu thông trì trệ thì kinh tế - xã hội
không thể phát triển được. Song song với sự phát triển của lực lượng vận tải, công
tác quản lý hoạt động vận tải đường bộ cũng đã có những chuyển biến tích cực và
ngày càng được hoàn thiện. Kể từ khi Nhà nước chủ trương xã hội hoá lực lượng
vận tải đường bộ, các thành phần kinh tế và quan hệ kinh tế đã phát triển mạnh mẽ,
các phương tiện kinh doanh vận tải gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất
lượng, cùng với đó là nhiều loại hình kinnh doanh vận tải mới xuất hiện, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.
Về kinh doanh vận tải hành khách, dựa trên tính chất là một loại hình dịch vụ
có đối tượng phục vụ là con người, mang những đặc điểm cơ bản của dịch vụ. Hoạt
động vận tải này có liên quan mật thiết không chỉ tới các chủ xe sử dụng phương
tiện đón, trả khách, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, doanh nghiệp kinh
doanh bến xe vận tải với hành khách mà còn liên quan tới hệ thống cơ quan quản lý
đường bộ.
Khác với việc sử dụng giao thông cá nhân, người chủ phương tiện phải gánh
chịu rủi ro tài sản, tính mạng do chính lỗi bất cẩn của mình gây ra; vì vậy sự can
thiệp của pháp luật vào quyền tự do của chủ phương tiện cá nhân ở mức vừa phải
như bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự, kiểm định phương tiện vận tải …
kinh doanh vận tải hành khách liên quan đến tính mạng, tài sản của hành khách –
vốn ở vị trí yếm thế so với chủ phương tiện vận tải. Bởi vậy pháp luật cần phải can
thiệp nhiều vào quyền tự do thoả thuận hợp đồng giữa hành khách và chủ phương


Đây là các nguyên tắc khoa học mà theo tác giả khi xây dựng chính sách, ban hành các
quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ cần tuân theo. Việc
pháp luật của từng quốc gia có đi theo các nguyên tắc này hay không còn tuỳ thuộc lợi ích
chính trị, khả năng nhận thức của các nhà lập pháp, quan niệm riêng của mỗi quốc gia, của
mỗi chính phủ cầm quyền; tác giả chỉ nêu ra dưới góc nhìn khoa học.
9


16

tiện/ người điều khiển phương tiện, áp đặt các điều kiện an toàn, tiêu chuẩn… lên
hoạt động này. Và để bảo đảm chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện tuân
thủ các chuẩn mực nhằm bảo vệ khách hàng, bảo vệ lợi ích công cộng thì một hệ
thống các cơ quan chức năng có quyền giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử phạt và
nhiều quy trình hành chính kèm theo để bảo đảm cho mục tiêu này. Đây là một
phương diện (dimension) cần cần phải có trong quản lý kinh doanh vận tải nói
chung, vận tải hành khách nói riêng.
Nhưng ở một phương diện (dimension) khác, việc phải trải qua nhiều quy
trình10, tuân thủ nhiều chuẩn mực vận tải sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh
nghiệp (input) và gián tiếp làm tăng chi phí logistic trong toàn nền kinh tế. Và việc
thanh tra, giám sát, xử phạt cũng sẽ tiêu tốn nhiều giờ lao động của công chức, mà
đằng sau đó là sự tiêu tốn ngân sách.
Bởi vậy, nguyên tắc đầu tiên khi hoạch định, phân tích, đánh giá hệ thống
pháp luật về kinh doanh vận tải cần phải nhận diện và cân bằng hai thái cực này;
tránh bị lệch cực tả hay cực hữu. Việc bảo đảm an toàn, quyền lợi của hành khách,
giữ vững trật tự công cộng, đảm bảo cạnh tranh công bằng trong mối quan hệ hài
hòa với chi phí giám sát, thực thi là vô cùng quan trọng.
1.3.2. Tăng cường cạnh tranh lành mạnh, giảm chi phí vận tải tối đa
Chi phí vận tải ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính hiệu quả chung của nền kinh tế, và

những chuỗi cung ứng, hệ thống cung cấp hàng hoá vững chắc là điều vô cùng quan
trọng đối với mọi doanh nghiệp. Một hệ thống giao thông đô thị hiệu quả là một trong
những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của các chuỗi đô thị; tương tự
như vậy ở tầm quốc gia và tầm khu vực. Nếu giao thông không phát triển, hiển nhiên
các hoạt động kinh tế của một thành phố cũng sẽ gặp phải nhiều cản trở. Chi phí vận
tải tăng đồng nghĩa với sức cạnh tranh của thành phố đó, quốc gia đó sẽ giảm so với
các thành phố hay quốc gia láng giềng; các nhà đầu tư sẽ lựa chọn nơi thành phố

10

Đây chính là yếu tố Process trong phương pháp ROCCIPI mà tác giả sử dụng.


17

khác, quốc gia khác có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn11. Vì vậy, để hướng tới mục
tiêu là một nền kinh tế phát triển bền vững, mỗi quốc gia, mỗi thành phố cần phải
tăng cường cạnh tranh bằng cách giảm chi phí vận tải đến mức tối đa.
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến ngành kinh doanh vận tải đường bộ Việt
Nam có hiệu quả cạnh tranh thấp với chi phí cao so với khu vực ASEAN12.
Một cái nhìn chung về các phương tiện vận tải tại Việt Nam, dễ dàng thấy được
những hạn chế như tuổi đời cao, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nhiên liệu…, thiếu
những phương tiện lớn và các phương tiện chuyên dụng, chi phí đầu tư phương tiện
khá cao do giá xe ô tô trong nước cao. Bên cạnh đó, cần lưu ý đến việc các chủ xe
chở quá tải trọng để cạnh tranh trong một thời gian dài đã làm “méo mó” thị trường
vận tải cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc vận tải đường bộ có thị phần
quá cao, và sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, làm tăng chi phí logistic về dài hạn (do
phải gánh chi phí đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông do xe quá tải gây ra).
Ngoài ra, các DNVT nói chung có hệ thống tổ chức, quản lý chưa chuyên
nghiệp; khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp kém, nguồn thông tin về nhu cầu

vận chuyển không đủ sẽ khiến cho hiệu suất khai thác vận tải không cao.
Các loại phí, lệ phí đối với hoạt động GTVT của Việt Nam còn cao so với một
số quốc gia trong khu vực. Các DNVT cần có phương án hợp lý để cân đối giữa lợi
ích khi sử dụng kết cấu hạ tầng tốt như giảm chi phí bảo dưỡng, khấu hao phương
tiện, giảm thời gian hành trình, tăng hiệu quả khai thác…
Ngoài việc khắc phục những tồn tại trên, khả năng kết nối giữa các phương
thức vận tải bao gồm kết nối về hạ tầng, phương tiện và thông tin cần phải được gấp
rút nâng cao. Một trong những đề án được kì vọng sẽ tạo bước đột phá trong lĩnh
vực vận tải là “sàn giao dịch vận tải trực tuyến”, khi tham gia, khách hàng và doanh
nghiệp sẽ được kết nối, minh bạch hóa chi phí, hạn chế nhiều xe chạy “rỗng”…

Tác giả sử dụng cách tiếp cận liên ngành kinh tế - luật ở điểm này cũng như trong quá
trình đề xuất các giải pháp.
11

12

truy cập lần cuối ngày 02/10/2017


×