Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Một số giải pháp nhằm thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh oai TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

TRẦN ĐÌNH HUÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN THÀNH CÔNG
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN THANH OAI – TP HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

TRẦN ĐÌNH HUÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN THÀNH CÔNG
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN THANH OAI – TP HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ TRỌNG HÙNG

HÀ NỘI, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
chƣa từng công bố. Kết quả nghiên cứu là trung thực. Tài liệu tham khảo và số liệu
thống kê trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trƣớc các quy
định của Nhà trƣờng và Pháp luật.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Đình Huân


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà

khoa học, các thầy cô giáo .Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo
viên hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Lê Trọng Hùng đã tận tình hƣớng dẫn giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo
Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế - Trƣờng Đại học
Lâm nghiệp Việt Nam; Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, lãnh đạo các xã
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Oai, các cán bộ, hộ nông
dân trên địa bàn huyện đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu cần
thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân, cán bộ đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thành
luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của thầy
cô và bạn bè, song do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn
chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận
đƣợc sự quan tâm đóng góp ý kiến của Thầy – cô và các bạn để luận văn đƣợc
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2016
Tác giả

Trần Đình Huân


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI ................................................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới ................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm về xây dựng nông thôn mới ....................................... 4
1.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ............................................. 7
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới ...................................................... 8
1.1.4. Nội dung chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.................................. 10
1.1.5. Các bƣớc thực hiện xây dựng nông thôn mới ....................................... 14
1.1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng nông thôn mới ....................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ............................................ 18
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nƣớc trên thế giới..... 18
1.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam................................................... 27
1.2.3. Một số kinh nghiệm rút ra cho xây dựng nông thôn mới đối với huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội ......................................................................... 33
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 35
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Thanh Oai ................................................... 35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 38


iv

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
huyện ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. ............. 46

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 47
2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................ 47
2.2.2. Phƣơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu ............................................... 48
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 49
2.2.4. Phƣơng pháp x lý và phân tích số liệu ................................................ 51
2.2.5. Các ch tiêu đánh giá ............................................................................. 52
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 53
3.1. Khái quát tình hình thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở
huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội ............................................................ 53
3.1.1. Một số kết quả triển khai thực hiện nội dung, nhiệm vụ của Chƣơng
trình XDNTM giai đoạn 2011- 2015 .............................................................. 53
3.1.2. Công tác tổ chức thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện .................................................................................................. 56
3.1.3. Sự tham gia, phối hợp trong tổ chức, thực hiện Chƣơng trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện ................................................................... 68
3.1.4. Tình hình về vốn thực hiện chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới .... 70
3.1.5. Kết quả thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 80
3.1.6. Kết quả điều tra, khảo sát về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới
tại 3 xã nghiên cứu thuộc huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội .................. 84
3.1.7. Đánh giá tác động của việc thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 95
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội ..................................................... 99
3.2.1. Chính sách của Nhà nƣớc...................................................................... 99
3.2.2. Nhận thức của ngƣời dân .................................................................... 102


v

3.2.3. Nguồn vốn thực hiện chƣơng trình ..................................................... 103

3.2.4. Số lƣợng và chất lƣợng đội ng cán bộ làm công tác xây dựng nông
thôn mới các cấp............................................................................................ 104
3.3. Một số giải pháp đ y mạnh chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội ................................................ 105
3.3.1. Một số quan điểm, định hƣớng ch đạo trong việc thực hiện Chƣơng
trình xây dựng nông thôn mới ....................................................................... 105
3.3.2. Một số giải pháp chủ yếu đ y mạnh thực hiện chƣơng trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Oai............................................... 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
ANTT
BCĐ
BCH
BPTT
BQLDA
BQ LT
BQGTSX
BHYT
BQL
CNH
CNH - HĐH
CS
CSVCVH
CN- XD

CN – TTCN
CT
CTMTQG
CT XDNTM
CT,CS
DV
DN
Đ
ĐG
ĐT
GTTT
HQHĐ
HĐND
HTCT
HTTCSX

Viết đầy đủ
An ninh trật tự
Ban ch đạo
Ban chấp hành
Ban phát triển thôn
Ban quản lý dự án
Bình quân lƣơng thực
Bình quân giá trị sản xuất
Bảo hiểm y tế
Ban quản lý
Công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Chính sách
Cơ sở vật chất văn hóa

Công nghiệp- xây dựng
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Cải tạo
Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia
Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới
Chủ trƣơng, chính sách
Dịch vụ
Doanh nghiệp
Đạt
Đóng góp
Đầu tƣ
Giá trị tăng thêm
Hiệu quả hoạt động
Hội đồng nhân dân
Hệ thống chính trị
Hệ thống tổ chức sản xuất


vii

KTCTTL
KT - XH
KQ GN
LD,LK
NT
NTM
NN - NT
NN & PTNT
NSVSMT
NN

ND
NN – TS
PRA
PTNT
QH
QLNN
SL
TC
TCCSĐ
TCCĐ
TCSX
TG
THCS
THPT
TM – DV
TT
TP
TGV
UBND
XDNTM

Kỹ thuật Công trình Thủy lợi
Kinh tế - xã hội
Kết quả giải ngân
Liên doanh, liên kết
Nông thôn
Nông thôn mới
Nông nghiệp – nông thôn
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng

Nhà nƣớc
Nông dân
Nông nghiệp – thủy sản
Cách tiếp cận phƣơng pháp tham gia
Phát triển nông thôn
Quy hoạch
Quản lý nhà nƣớc
Sản lƣợng
Tổ chức
Tổ chức cơ sở Đảng
Tổ chức ch đạo
Tổ chức sản xuất
Tham gia
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thƣơng mại- dịch vụ
Thông tin
Thành phố
Tổ giúp việc
Ủy ban nhân dân
Xây dựng nông thôn mới


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
2.1

2.2

Hiện trạng s dụng đất của huyện Thanh Oai năm 2015
Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Thanh Oai giai đoạn
2013 - 2015

Trang
38
42

2.3

Thống kê sản lƣợng một số cây trồng chính

44

2.4

Kết quả lựa chọn 3 xã nghiên cứu

48

2.5

Đối tƣợng và mẫu điều tra xã XDNTM

50

3.1


Kết quả thành lập BCĐ các cấp về XDNTM

57

3.2
3.3
3.4

3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

3.10

3.11

Tổng hợp văn bản huyện Thanh Oai đã ban hành giai đoạn
2011- 2015
Kết quả đào tạo và tập huấn cán bộ cơ sở trong XDNTM
Kết quả thực hiện chƣơng trình XDNTM huyện Thanh Oai
đến năm 2011
Tình hình thực hiện các tiêu chí XDNTM huyện Thanh Oai
đến năm 2011
Trình tự lập Đề án nông thôn mới cấp xã
Phân công các phòng, ban, ngành tổ chức thực hiện các tiêu
chí trong XDNTM
Tổng hợp nhu cầu vốn XDNTM huyện Thanh Oai
Kế hoạch phân bổ huy động vốn xây dựng nông thôn mới

huyện Thanh Oai giai đoạn 2011-2015
Kết quả huy động vốn cho XDNTM ở huyện Thanh oai giai
đoạn 2011- 2015
Tổng hợp thực hiện giải ngân vốn XDNTM huyện Thanh Oai
giai đoạn 2011-2015

59
61
63

64
66
69
70
74

76

78


ix

3.12

3.13

So sánh kết quả thực hiện chƣơng trình XDNTM huyện
Thanh Oai đến năm 2015
Kết quả thực hiện chƣơng trình XDNTM huyện Thanh Oai

đến năm 2015

80

81

3.14 So sánh kết quả thực hiện XDNTM giai đoạn 2011- 2015

82

3.15 Tình hình cơ bản về xã điều tra

85

3.16

3.17

Tình hình thực hiện tiêu chí Xây dựng cơ sở hạ tầng xã điều
tra đến năm 2015
Tình hình thực hiện các tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ
chức sản xuất xã điều tra đến năm 2015

87

89

3.18 Tình hình thực hiện các tiêu chí về VH-XH-MT và xây dựng

90


3.19 Tổng hợp kết quả phỏng vấn hộ dân

92

3.20 Tổng hợp kết quả phỏng vấn cán bộ

94

3.21 Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện giai đoạn 2011-2015

96

3.22

3.23

Thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn huyện giai đoạn 20112015
Số lƣợng, chất lƣợng cán bộ tham gia xây dựng nông thôn
mới

96

105


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT


Tên hình

Trang

2.1

Cơ cấu s dụng đất huyện Thanh Oai năm 2015

39

3.1

Cơ cấu cán bộ tham gia BCD XDNTM các cấp

58

3.2

Tổng nhu cầu vốn XDNTM huyện Thanh Oai

71

3.3

Cơ cấu nhu cầu vốn XDNTM huyện Thanh Oai

72

3.4


Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2011-2015

73

3.5

Kế hoạch phân bổ huy động vốn giai đoạn 2011-2015

75

3.6

Cơ cấu vốn đã giải ngân XDNTM giai đoạn 2011-2015

79


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn là vấn đề có tầm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng thúc đ y tăng trƣởng
kinh tế, là cơ sở ổn định chính trị và an ninh quốc phòng; là yếu tố quan trọng
đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nƣớc trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa Đảng ta đã chủ trƣơng cần giải quyết đồng bộ cả ba vấn đề là
“Nông nghiệp, nông thôn, nông dân”. Xuất phát từ chủ trƣơng đó Đảng và
Nhà nƣớc ta đã đƣa ra nghị quyết số 26 Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành

TW khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (năm 2008) đã ch ra
đƣờng lối, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn về công nghiệp hóa - hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội, trong đó ngƣời dân có vai trò chủ thể, dám nghĩ, dám làm và dám chịu
trách nhiệm trong các hoạt động. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, đến tháng 10/2015, cả nƣớc đã có 10 huyện và 1.132 xã đạt chu n nông
thôn mới, chiếm 12,7% tổng số xã trên cả nƣớc. Dự kiến, đến cuối năm 2015,
có khoảng 1.500 xã đạt chu n, chiếm 16,8%.
Thanh Oai là huyện ngoại ô, nằm phía Nam Thủ đô Hà Nội, là huyện đạt
nhiều thành tích trong phong trào xây dựng nông thôn mới của thủ đô Hà Nội.
Để cụ thể hóa Chƣơng tình số 02-CTr/TU của Thành ủy, Huyện ủy xây dựng
Chƣơng trình số 07 ngày 15/11/2011 về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông
thôn mới, từng bƣớc nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015.
Qua 5 năm thực hiện chƣơng trình 02 của Thành ủy, kinh tế của huyện có
tốc độ tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực; huyện
Thanh oai đã có 8 xã về đích xây dựng nông thôn mới, đạt 19 tiêu chí, chiếm


2

38,10% tổng các xã, thị trấn; 7 xã, thị trấn đạt từ 13-18 tiêu chí, chiếm 33,33%
và 6 xã đạt dƣới 10 - 12 tiêu chí, chiếm 28,57% tổng các xã, thị trấn [28].
Tuy nhiên, về nhận thức của một số cán bộ và nhân dân về xây dựng
NTM chƣa đầy đủ, chủ yếu tập trung vào các tiêu chí xây dựng hạ tầng cơ sở,
chƣa chú ý đến các tiêu chí khác, chƣa phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị; Công tác quy hoạch, kế hoạch s dụng đất nông nghiệp,
tiến độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm; Hạ tầng cơ sở nhiều
nơi chƣa đáp ứng yêu cầu, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, tệ nạn xã hội có lúc
còn nhiều bức xúc trong nhân dân; Nguồn lực xây dựng nông thôn mới trong

giai đoạn hiện tại rất khó khăn chƣa đáp ứng yêu cầu, nhất là kinh phí đầu tƣ
chủ yếu vẫn là nguồn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, việc huy động đóng góp
của nhân dân và doanh nghiệp còn hạn chế, công tác đấu giá đất, khai thác
nguồn lực xây dựng nông thôn mới kết quả thấp chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số
giải pháp nhằm thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn
mới tại huyện Thanh Oai – TP Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện
Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm thực hiện thành công Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và phân tích một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về
nội dung xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Oai TP Hà Nội


3

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đ y nhanh tiến độ tiến tới
thực hiện thành công Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là quá trình và kết quả thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến việc tổ chức thực hiện Chƣơng
trình xây dựng nông thôn mới.
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp giai đoạn 2011-2015, khảo sát
năm 2016.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện
Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn
mới, rút ra kết quả, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân; phân tích một số yếu
tố cơ bản ảnh hƣởng đến xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đ y mạnh tiến độ và tiến tới
thực hiện thành công Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.


4

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Một số khái niệm về xây dựng nông thôn mới
- Về Nông thôn
Theo một số nhà kinh tế, họ đƣa ra khái niệm về nông thôn (NT) nhƣ
sau: Nông thôn là vùng sinh sống của các cộng đồng dân cƣ, trong đó đa số là
nông dân. Tập hợp cƣ dân này cùng tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn
hóa – xã hội và môi trƣờng trong một thể chế chính trị nhất định và mang tính
cộng đồng cao. Vùng NT thƣờng đa dạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và văn hóa, khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, đa dạng về hình thức
tổ chức, thiết chế xã hội.

Theo truyền thống và thực tế hiện nay thì NT là nơi sinh sống của
những ngƣời chủ yếu sống bằng nghề nông, đất đai là tƣ liệu sản xuất chính,
một số ít sống bằng nghề phi nông nghiệp, phƣơng thức sản xuất nhỏ lẻ và có
đặc thù cơ bản là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp
chiếm t lệ cao trong cơ cấu kinh tế của khu vực nông thôn.
Có ý kiến cho rằng: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn; đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở
là UBND xã.
Theo Thông tƣ số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT hƣớng dẫn Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông
thôn mới (XDNTM) thì “nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã”.
Khái niệm “nông thôn” thƣờng đồng nghĩa với làng, xóm, thôn…Trong
tâm thức ngƣời Việt, đó là một môi trƣờng kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa


5

nƣớc cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá
xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của
ngƣời Việt. Nông thôn đƣợc xác định là tổng hợp của các làng, nói cách khác,
Làng Việt là đơn vị cơ bản của nông thôn Việt Nam.
- Về Nông thôn mới
Hiện c ng chƣa có một khái niệm đầy đủ về nông thôn mới (NTM). Các
nhà nghiên cứu về xã hội học đƣa ra cách nhìn về NTM là một “kiểu mẫu cộng
đồng nông thôn” đƣợc phát triển theo các tiêu chí nào đó. Theo đó, NTM là kết
quả của một quá trình phát triển NT theo các phƣơng thức, tiêu chí đƣợc lựa
chọn về kinh tế, xã hội, môi trƣờng theo điều kiện cụ thể của từng vùng NT.
Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng (khóa X) đƣa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân
tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính
trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”[2].
Hay một cách nhìn khác, NTM là một mô hình tổ chức NT theo tiêu chí
mới, đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra cho phát triển nông thôn trong điều kiện
hiện nay, đó là mô hình nông thôn tiên tiến so với nông thôn c (truyền thống)
ở tính tiên tiến về mọi mặt. Tính tiên tiến của NTM thể hiện ở 5 nội dung cơ
bản là: xây dựng làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất nông
nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa bền vững; đời sống vật chất, tinh thần
của ngƣời dân không ngừng nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ gìn và
phát triển; xã hội nông thôn đƣợc quản lý dân chủ .
Đặc trƣng của nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm: Kinh tế
phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân nông thôn đƣợc nâng cao.


6

Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại,
môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; Dân trí đƣợc nâng cao, bản sắc văn hóa dân
tộc đƣợc giữ gìn và phát huy; An ninh tốt, quản lý dân chủ; Chất lƣợng hệ
thống chính trị đƣợc nâng cao.
Nhƣ vậy, có thể hiểu NTM là nông thôn mà trong đời sống vật chất,
văn hoá, tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao, giảm dần sự
cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân đƣợc đào tạo, tiếp thu các
tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm
chủ nông thôn mới. Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững,
cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn
kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn

định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ. Sức
mạnh của hệ thống chính trị đƣợc nâng cao, đảm bảo an ninh chính trị và trật
tự xã hội.
- Về Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cƣ ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không ch là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm
ch , đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Mục tiêu chung là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất


7

hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; an ninh trật
tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng
đƣợc nâng cao; theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới
Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về
thành phần tộc ngƣời, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lƣu giữ các phong tục, tập
quán của cộng đồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản ph m cần thiết
cho cuộc sống con ngƣời. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một

nƣớc công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông
dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Việt
Nam cho là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Những thành tựu đạt đƣợc trong 30
năm đổi mới chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế c ng nhƣ mong muốn của
cán bộ, đảng viên và nhân dân. Do vậy, việc thực hiện xây dựng nông thôn mới
là nhiệm vụ rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay với một số lý do sau đây:
Một là, kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đƣờng, trƣờng, trạm, chợ, thủy
lợi, còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công
trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn đƣợc cứng hoá thấp; giao
thông nội đồng ít đƣợc quan tâm đầu tƣ; hệ thống thuỷ lợi cần đƣợc đầu tƣ
nâng cấp; chất lƣợng lƣới điện nông thôn chƣa thực sự an toàn; cơ sở vật chất
về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lƣới chợ nông thôn chƣa
đƣợc đầu tƣ đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn đạt chu n quốc gia rất khó khăn, dân cƣ phân bố rải rác,
kinh tế hộ kém phát triển.


8

Hai là, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn
hạn chế, chƣa gắn chế biến với thị trƣờng tiêu thụ sản ph m; chất lƣợng nông
sản chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng
dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi
trong nông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chƣa đồng bộ.
Ba là, thu nhập của nông dân thấp; số lƣợng doanh nghiệp đầu tƣ vào
nông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa ngƣời sản xuất và các thành
phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chƣa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế
trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao,
cơ hội có việc làm mới tại địa phƣơng không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm

nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Bốn là, đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá
truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục…);
nhà ở dân cƣ nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, kinh tế – xã
hội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chƣa theo quy hoạch.
Năm là, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nƣớc, cần 3 yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây
dựng nông thôn mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nƣớc ta
cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp. Vì vậy, một nƣớc công nghiệp không thể
để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó.
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan
trọng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Theo đó Chƣơng
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thực hiện theo 06 nguyên
tắc sau:


9

Một: Các nội dung, hoạt động của Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới phải hƣớng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ (sau đây gọi là Bộ tiêu chí
quốc gia NTM).
Hai: Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng là
chính, Nhà nƣớc đóng vai trò định hƣớng, ban hành các tiêu chí, quy chu n,
chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hƣớng dẫn thực hiện. Các hoạt
động cụ thể do chính cộng đồng ngƣời dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để

quyết định và tổ chức thực hiện.
Ba: Kế thừa và lồng ghép các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng
trình hỗ trợ có mục tiêu, các chƣơng trình, dự án khác dang triển khai trên địa
bàn nông thôn.
Bốn: Thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng, có quy hoạch và cơ chế đảm
bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã đƣợc cấp có th m
quyền phê duyệt.
Năm: Công khai, minh bạch về quản lý, s dụng các nguồn lực; tăng
cƣờng phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công
trình, dự án của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm
chủ của ngƣời dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
Sáu: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội; cấp uỷ đảng, chính quyền đóng vai trò ch đạo, điều hành quá
trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát
huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.


10

1.1.4. Nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới
Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ƣ của Trung ƣơng, nông thôn mới
là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại;
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định

hướng xã hội chủ nghĩa[2].
Với tinh thần đó, nông thôn mới có năm nội dung cơ bản là: Thứ nhất
là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. Hai là sản xuất
bền vững, theo hƣớng hàng hóa. Ba là đời sống vật chất và tinh thần của
ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ
gìn và phát triển. Năm là xã hội nông thôn đƣợc quản lý tốt và dân chủ.
Những nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong quá trình
thực hiện cần phải giải quyết đồng bộ và toàn diện nhằm khơi dậy và phát huy
tốt vai trò ngƣời nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta
ngày càng văn minh, hiện đại
Trên tinh thần xây dựng nông thôn mới với năm nội dung trên, Thủ tƣớng
Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí: TC1: Quy hoạch (QH) và thực hiện quy
hoạch; TC2: Giao thông; TC3: Thủy lợi; TC4: Điện; TC5: Trƣờng học; TC6: Cơ
sở vật chất văn hóa (CSVCVH); TC7: Chợ nông thôn; TC8: Bƣu điện; TC9:
Nhà ở dân cƣ; TC10: Thu nhập; TC11: Hộ nghèo; TC12: Cơ cấu lao động;
TC13: Hình thức tổ chức sản xuất (HTTCSX); TC14: Giáo dục; TC15: Y tế;
TC16: Văn hóa; TC17: Môi trƣờng; TC18: Xây dựng hệ thống chính trị (HTCT)
vững mạnh; TC19: An ninh trật tự xã hội (ANTTXH)[5].


11

Nội dung xây dựng nông thôn mới đƣợc thể hiện trong Chƣơng trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 800/QĐ-TTg,
ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ), gồm 11 nội dung, đó là:
1.1.4.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch s dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; Quy
hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trƣờng; phát triển các khu dân

cƣ mới và ch nh trang các khu dân cƣ hiện có trên địa bàn xã.
Mục tiêu là đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
1.1.4.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Hoàn thiện đƣờng giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao
thông trên địa bàn xã. Các trục đƣờng xã đƣợc nhựa hoá hoặc bê tông hoá,
các trục đƣờng thôn, xóm cơ bản cứng hoá; Hoàn thiện hệ thống các công
trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã;
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hoá thể
thao trên địa bàn xã (xây dựng nhà văn hoá xã, thôn); Hoàn thiện hệ thống các
công trình phục vụ việc chu n hoá về y tế trên địa bàn xã; Hoàn thiện hệ
thống các công trình phục vụ việc chu n hoá về giáo dục trên địa bàn xã;
Hoàn ch nh trụ sở xã và các công trình phụ trợ; Cải tạo, xây mới hệ thống
thủy lợi trên địa bàn xã.
Mục tiêu là đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới.
1.1.4.3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng
phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao; Tăng cƣờng công tác
khuyến nông; Đ y nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp; Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất
sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp; Bảo tồn và phát triển


12

làng nghề truyền thống theo phƣơng châm "mỗi làng một sản ph m", phát
triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phƣơng; Đ y mạnh đào tạo nghề cho
lao động nông thôn, thúc đ y đƣa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc
làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
Mục tiêu là đạt yêu cầu tiêu chí số 10; 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia về

nông thôn mới [5].
1.1.4.4. Giảm nghèo và An sinh xã hội.
Thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền vững
cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (theo Nghị quyết số 30 a của Chính phủ
và Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới); Tiếp tục triển khai Chƣơng trình
mục tiêu quốc gia về giảm nghèo; Thực hiện các chƣơng trình an sinh xã hội.
Mục tiêu là đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
1.1.4.5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở
nông thôn
Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; Phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở nông thôn; Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đ y liên kết kinh tế
giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
Mục tiêu là đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
1.1.4.6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
Tiếp tục thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới.
1.1.4.7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn
Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực Y tế,
đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Mục tiêu là đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.


13

1.1.4.8. Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn
Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) nông
thôn mới về văn hoá, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
Thực hiện thông tin và

truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Mục tiêu là đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia
nông thôn mới [5].
1.1.4.9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Tiếp tục thực hiện CTMTQG về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông
thôn; Xây dựng các công trình bảo vệ môi trƣờng nông thôn trên địa bàn xã,
thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát
nƣớc trong thôn, xóm; Xây dựng các điểm thu gom, x lý rác thải ở các xã;
Ch nh trang, cải tạo nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong
khu dân cƣ, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng…
Mục tiêu là đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM;
đảm bảo cung cấp đủ nƣớc sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cƣ, trƣờng
học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu
về bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái trên địa bàn xã.
1.1.4.10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị
- xã hội trên địa bàn
Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chu n theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng
yêu cầu xây dựng nông thôn mới; Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán
bộ trẻ đã đƣợc đào tạo, đủ tiêu chu n về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chu n hoá đội ng cán bộ ở
các vùng này; Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức
trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu là đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.


×