Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường và kết quả can thiệp cộng đồng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.13 KB, 25 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chuyển hoá (HCCH) là một tập hợp một số yếu tố nguy
cơ (YTNC) tim mạch và chuyển hóa. Các yếu tố thường xuyên xuất hiện
trong hội chứng chuyển hóa bao gồm: Rối loạn dung nạp glucose
(RLDNG), béo phì đặc biệt là béo bụng, rối loạn lipid (RLLP) gây xơ vữa
động mạch, tăng huyết áp (THA). Các yếu tố nguy cơ này nếu kết hợp với
nhau sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 và
một số bệnh liên quan đến chuyển hóa khác.
Hiện nay có nhiều hiệp hội và các tổ chức đưa ra tiêu chuẩn khác nhau
để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa như: WHO, IDF, EGIR, AACE và
NCEP ATPIII phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng lãnh thổ, châu
lục, chủng tộc,… Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa thay đổi khi sử dụng các
tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau. Mỗi tiêu chuẩn tuy có các tiêu chí khác
nhau nhưng đều phục vụ mục đích như sàng lọc hoặc điều trị,dự phòng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo IDF, AACE và NCEP
ATPIII nhằm mục đích sàng lọc hội chứng chuyển hóa tại cộng đồng.
Tiêu chuẩn của WHO và EGIR được gắn vào điều trị vì liên quan đến cơ
chế bệnh sinh là kháng insulin.
Tiền đái tháo đường (TĐTĐ) là tình trạng trung gian giữa bệnh lý và
bình thường. Người tiền đái tháo đường có nguy cơ cao chuyển sang đái
tháo đường thực sự. Hàng năm có 5% đến 10% đối tượng tiền đái tháo
đường xuất hiện đái tháo đường mới và cũng một tỷ lệ tương tự glucose
máu trở về bình thường.
Các biện pháp can thiệp vào hội chứng chuyển hóa và tiền đái đáo
tháo đường chủ yếu là tiết chế dinh dưỡng (TCDD) và rèn luyện thể lực
(RLTL), ngoài ra còn có các biện pháp khác như dùng thuốc hoặc phẫu
thuật. Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên cũng có các yếu tố làm
gia tăng hội chứng chuyển hóa và tiền đái tháo đường. Chính vì vậy,
việc khảo sát hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường cần
thiết, làm cơ sở áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm giảm sự tiến triển


của hội chứng chuyển hóa và tiền đái tháo đường sang các giai đoạn
tiếp theo.
Ninh Bình là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ bao gồm cả vùng đồng
bằng và bán sơn địa, vừa có công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, có sự
chuyển đổi ngành nghề, do vậy việc nghiên cứu tiến hành tại Ninh Bình
sẽ cung cấp số liệu đại diện cộng đồng sống ở vùng đồng bằng trung du
Bắc bộ.


2
Đề tài“Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn
khác nhau ở người tiền đái tháo đường và kết quả can thiệp cộng đồng”
nhằm mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm hội chứng chuyển hoá theo tiêu chuẩn
của IDF, NCEP-ATP III, EGIR, AACE ở người tiền đái tháo
đường tại tỉnh Ninh Bình (2011 – 2012).
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp tại cộng đồng sau 2 năm ở người
tiền đái tháo đường tại Ninh Bình (2012-2014).
Đóng góp mới của luận án
- Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh có thể sử dụng tiêu chuẩn
chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa theo NCEP ATPIII để xác định Hội
chứng chuyển hóa tại cộng đồng.
- Can thiệp bằng lối sống là một trong những biện pháp hiệu quả
giúp giảm tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa cũng như giảm tỷ lệ mắc
bệnh đái tháo đường và các bệnh lý tim mạch.
Cấu trúc luận án
Luận án gồm 117 trang: Đặt vấn đề 2 trang; Tổng quan tài liệu 31
trang; Đối tượng phương pháp nghiên cứu 21 trang; Kết quả nghiên cứu
30 trang; Bàn luận 30 trang; Kết luận 2 trang; Kiến nghị 1 trang; 60
bảng; 4 biểu đồ; 1 sơ đồ; 1 hình; 130 tài liệu tham khảo với 39 tài liệu

tiếng Việt và 91 tài liệu tiếng Anh.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1 Khái niệm
Năm 2009 WHO cùng các tổ chức y tế khác trên Thế giới thống nhất và
đưa ra khái niệm “tiền đái tháo đường” để chỉ tình trạng có rối loạn chuyển
hóa glucose của cơ thể.
Có 3 hình thái tiền đái tháo đường đó là:
- Tăngglucose máu lúc đói.
- Rối loạn dung nạp glucose.
- Hoặc kết hợp cả 2 trạng thái trên.
1.1.2 Dịch tế
Năm 2010 Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) báo cáo có khoảng 344
triệu người trên thế giới bị RLDNG, chiếm khoảng 7,9% ở nhóm tuổi từ 20


3
đến 79 tuổi, chủ yếu ở các quốc gia có thu nhập vừa và thấp. Dự báo đến
năm 2030 sẽ tăng lên 472 triệu người chiếm 8,4% dân số thế giới.
1.1.3 Tiến triển Tiền đái tháo đường
Tiền ĐTĐ là tình trạng trung gian giữa ĐTĐ týp 2 và biểu hiện
glucose máu ở mức bình thường. Trong trường hợp không được phát
hiện và can thiệp, bệnh thường diễn biến đến ĐTĐ thực sự. Tình trạng
bắt đầu tăng glucose máu ở người TĐTĐ sẽ diễn biến đồng thời với
thương tổn chức năng tế bào beta và tăng đề kháng insulin ở ngoại vi sẽ
gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Thương tổn tim mạch có thể xẩy
ra nhiều năm trước khi biểu hiện lâm sàng của bệnh ĐTĐ. Khi kiểm
soát glucose máu sớm chức năng tế bào β sẽ được bảo vệ và góp phần
làm giảm biến chứng tim mạch.
1.1.4 Điều trị tiền đái tháo đường.

Hiện nay, tỷ lệ TĐTĐ đang gia tăng trên toàn thế giới, đây là tình
trang trung gian giữa người bình thường và người bệnh ĐTĐ. Chính vì
vậy, việc can thiệp vào nhóm đối tượng này là cần thiết nhằm giảm tỷ lệ
mắc ĐTĐ. Có nhiều biện pháp khác nhau can thiệp vào nhóm TĐTĐ
như thay đổi lối sống, giảm cân hoặc sử dụng thuốc (metformin,
arcabose,…) và ngoại khoa với mục đích giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch
và bệnh ĐTĐ.
* Thay đổi lối sống: Hoạt động thể lực là yếu tố quan trọng giúp
giảm các YTNC mắc bệnh mạn tính. Hoạt động thể lực đã được chứng
minh làm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2, có nhiều bằng chứng rất
có ích với các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ.
* Sử dụng thuốc: Năm 2002 Knowler W.C và cộng sự đã đưa ra
những bằng chứng cho thấy lợi ích của sử dụng thuốc để ngăn ngừa
bệnh ĐTĐ từ những người TĐTĐ.
* Ngoại khoa: Dư cân, béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu cho
những rối loạn chuyển hóa diễn ra ở bệnh nhân TĐTĐ. Ngoài các
nguyên nhân liên quan đến ăn uống, luyện tập chưa hợp lý thì còn yếu
tố gen có thể dẫn đến dư cân, béo phì mà các biện pháp được áp dụng
phổ biến không thể điều chỉnh được. Trong những trường hợp đó có thể
phải áp dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa.
1.2. HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA


4
1.2.1 Dịch tễ học hội chứng chuyển hóa
Trong những năm gần đây, thuật ngữ Hội chứng chuyển hóa (HCCH)
được đề cập và quan tâm nhiều hơn, bản chất của HCCH là tập hợp các yếu
tố nguy cơ tim mạch và rối loạn chuyển hóa. Tùy từng Hiệp hội đã đưa ra
những tiêu chuẩn khác nhau để xác định HCCH theo những mục tiêu
nghiên cứu của riêng mình như WHO, IDF, NCEP-ATPIII …

Theo ước tính của IDF, hiện nay trên thế giới có khoảng 20% – 25%
dân số mắc HCCH, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ não ở nhóm
đối tượng này cao gấp 2 đến 3 lần so với người không có HCCH. Hiện nay,
có nhiều tổ chức đưa ra các tiêu chí khác nhau, tùy thuộc nhóm đối tượng
để xác định HCCH.
1.2.2 Chẩn đoán HCCH.
*Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 1999
Để chẩn đoán xác định có hội chứng chuyển hóa, buộc phải có tiêu chí A
(một trong 4 điểm của A) thêm vào từ 2 điểm trở lên của tiêu chí B.
+ Tiêu chí bắt buộc là kháng insulin (tiêu chí A): được xem là
kháng insulin khi có một trong các biểu hiện sau:
- Đái tháo đường týp 2; Rối loạn dung nạp glucose máu; Suy giảm
dung nạp glucose lúc đói; Glucose máu bình thường nhưng có kháng
insulin (đánh giá bằng kỹ thuật kẹp insulin).
+ Các tiêu chí khác (tiêu chí B)
- Tăng huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc tâm trương ≥90mmHg
- Rối loạn chuyển hóa lipid:
 Triglycerid (≥1,7mmol/l;150mg/dl) và/hoặc
 HDL-Cholesterol (<0.9mmol/l; 35mg/dl đối với
nam; <1mmol/l;39mg/dl đối với nữ)
- Béo bụng (nam: tỉ lệ vòng eo/vòng hông > 0,9; nữ: tỉ lệ vòng
eo/vòng hông > 0,85) và hoặc BMI > 27 với người Châu Á.
- Microalbumin niệu dương tính: (tỷ lệ bài xuất albumin niệu ≥
20µg/phút hoặc tỉ lệ albumin/creatinin niệu ≥ 30 mg/g).
Theo tiêu chuẩn này sự kháng insulin là cần thiết.Tuy nhiên cũng
tương tự như ATP III, đái tháo đường týp 2 không bị loại trừ khỏi chẩn
đoán. Trong thực hành lâm sàng sự xác định kháng insulin cũng như
microalbumin niệu là khó khăn, khó áp dụng.



5
* Tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế ( International
Diabetes Federation- IDF-2005)
Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo IDF-2005 khi thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Tiêu chí bắt buộc là phải có béo trung tâm (được xác định bằng
tăng số đo vòng eo*), số đo này khác nhau theo các chủng tộc.
+ Kết hợp với bất kỳ 2 trong 4 tiêu chí sau:
- Tăng triglycerid máu:
 TG ≥ 1,7mmol/l (150mg/dl) hoặc đã điều trị RLLP máu bằng thuốc.
- Giảm HDL-cholesterol máu:
 Nam: <1,03mmol/l(150mg/dl) hoặc
 Nữ: <1,29mmol/l(50mg/dl)
 hoặc đã điều trị các rối loạn lipid máu bằng thuốc.
- Tăng huyết áp:
 Huyết áp tâm thu ≥ 130 hoặc huyết áp tâm trương ≥
85mmHg
 Hoặc đang điều trị tăng huyết áp.
- Tăng glucose máu lúc đói:
 Glucose máu lúc đói ≥ 5,6mmol/l (100mg/dl) hoặc
 Đã được chẩn đoán ĐTĐ typ2 trước đó.
Nếu BMI >30kg/m2, béo trung tâm có thể được xác định mà không
cần đo vòng eo.
Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của IDF được đưa ra vào năm 2005.
Béo trung tâm là một tiêu chí bắt buộc trong tiêu chuẩn này, biểu
hiện qua số đo vòng eo. Số đo này khác nhau theo các dân tộc và khi
đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn sinh lý của chính quần thể của quốc
gia đó. Tiêu chuẩn của IDF một lần nữa xem béo trung tâm có tương
quan rất rõ với kháng insulin, do đó không cần phải xét nghiệm tốn
kém để đánh giá kháng insulin.
* Tiêu chuẩn của nhóm nghiên cứu về kháng insulin Châu Âu (European group

for the study of insulin resistance - EGIR).
Tiêu chuẩn của EGIR là:
+ Tiêu chí bắt buộc có kháng Insulin và/hoặc tăng insulin máu lúc
đói (nồng độ insulin máu ở khoảng tứ phân vị thứ nhất của những
người không bị ĐTĐ) (tiêu chí A)
+ Các tiêu chí khác (tiêu chí B)
- Tăng glucose máu: Glucose máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l (nhưng
không bao gồm đái tháo đường).


6
- Tăng huyết áp khi:

HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr
≥90mmHg

Hoặc đã điều trị thuốc hạ áp.
- Rối loạn chuyển hóa lipid khi:

Triglycerid > 2,0mmol/l(178mg/dl)
và/hoặc

HDL-cholesterol <1,0mmol/l(39mg/dl)

Hoặc đã điều trị rối loạn chuyển hóa
lipid.
- Béo bụng khi: vòng eo ≥ 94cm (đối với nam) và ≥ 80cm (đối với nữ).
Để chẩn đoán xác định phải có tăng insulin máu (tiêu chí A) với ít
nhất hai điểm của tiêu chí B.
Công bố định nghĩa của WHO về HCCH vào năm 1999, EGIR đưa ra

một phiên bản sửa đổi chỉ áp dụng cho những người không bị ĐTĐ, tiêu
chuẩn của EGIR dễ áp dụng hơn trong nghiên cứu dịch tễ vì không đòi hỏi
kỹ thuật kẹp glucose để đánh giá mức độ nhậy cảm của insulin. EGIR đã
đề nghị sử dụng nồng độ insulin lúc đói để đánh giá kháng insulin và áp
dụng RLĐM lúc đói như là một tiêu chuẩn thay thế cho RLDNG. Tiêu
chuẩn của EGIR có sự thay đổi về giá trị các chỉ số nhưTHA, RLLP cũng
như giá trị của vòng eo, đã sử dụng chu vi vòng eo để đánh giá béo bụng.
Hơn nữa, nếu một người đã được điều trị THA hoặc RLLP được coi như có
các bất thường tương ứng.
* Tiêu chuẩn của NCEP-ATP III 2005 (chương trình giáo dục về
Cholesterol quốc gia của Hoa Kỳ)
Hội chứng chuyển hóa được xác định khi có bất kỳ 3 trong 5 tiêu chí sau.
+ Tăng vòng bụng: Nam: ≥ 102 cm; Nữ: ≥ 88cm
+ Tăng triglycerid khi: TG ≥ 1,7mmol/l (150mg/dl) hoặc điều trị tăng
triglycerid
+ Giảm HDL-cholesterol khi: Nam :<1,03mmol/l (40mg/dl); Nữ:
<1,29mmol/l (50mg/dl) Hoặc điều trị giảm HDL-cholesterol
+ Huyết áp cao khi:
- Huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg hoặc
- Huyết áp tâm trương ≥ 85mmHg
- Hoặc điều trị tăng huyết áp.
+ Tăng glucose máu lúc đói khi:
- FBG ≥ 5,6 mmol/l (100mg/dl)


7
- Hoặc điều trị tăng glucose máu.
Đối với người Châu Á, tiêu chuẩn tăng vòng bụng là: ≥ 90cm đối
với nam và ≥ 80 cm đối với nữ.
HCCH theo tiêu chuẩn ATP III vào năm 2001, tập trung chủ yếu vào

yếu tố nguy cơ tim mạch và không bắt buộc phải có kháng insulin hoặc bất
thường glucose máu, mặc dù bất thường về glucose máu vẫn là một trong
các tiêu chí để chẩn đoán HCCH. Tiêu chuẩn HCCH của ATP III đã được
cập nhật lại vào năm 2005. Những điểm cập nhật là:
- Hạ thấp ngưỡng của glucose máu lúc đói xuống 5,6mmol/l (100
mg/dl), theo cập nhật của ADA về định nghĩa suy giảm glucose máu lúc
đói (IFG) (giá trị ngưỡng glucose máu lúc đói theo tiêu chuẩn năm 2001
là 6,1 mmol/l).
- Bao gồm cả đái tháo đường trong tiêu chí tăng glucose máu.
Điều trị rối loạn lipid và tăng huyết áp cũng được coi là một trong
các tiêu chí về tăng huyết áp và rối loạn lipid máu.
* Tiêu chuẩn của các nhà Nội tiết học lâm sàng Mỹ (AACE).
HCCH được xác định khi có ít nhất một yếu tố chính và hai yếu tố phụ.
+ Yếu tố chính:
- Thừa cân / béo phì: BMI ≥ 25kg/m2, hoặc vòng eo> 94 cm đối với
nam, > 80 cm đối với nữ hoặc
- Nguy cơ cao của tình trạng kháng insulin: khi có ít nhất một trong
các biểu hiện sau: được chẩn đoán bệnh mạch vành, hội chứng buồng
trứng đa nang, tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ týp 2, THA, mắc
bệnh tim mạch, tiền sử ĐTĐ thai kỳ hoặc rối loạn dung nạp glucose,
không phải người da trắng, lối sống tĩnh tại, tuổi > 40.
+ Yếu tố phụ:
- Triglyceride: ≥ 1,7mmol/l (150 mg/dl)
- HDL cholesterol thấp: Nam: < 1,03mmol/l (40mg/dl); Nữ: <
1,29mmol/l (50mg/dl).
- Tăng huyết áp: > 130/85mmHg
- Glucose máu:

Glucose máu lúc đói: 6,1-6,9mmol/l (100- 126mg/dl)


Glucose 2 giờ sau nghiệm pháp tăng đường huyết: 7,811 mmol/l (140-200mg/dl)


8
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ
TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu xác định tỷ lệ HCCH ở các
quần thể dân cư khác nhau. Theo tiêu chuẩn của NCEP thì HCCH được
ước tính chiếm trên 20% người trưởng thành ở Mỹ, trong đó tỷ lệ này ở
độ tuổi trên 50 tuổi là 44%. Theo tiêu chuẩn của WHO, tại châu Âu có
tới 7% – 36% nam giới và 5% - 22% nữ giới ở độ tuổi 40 – 55 tuổi mắc
HCCH.
Năm 2009, Tổ chức y tế Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu tại Mỹ tỷ lệ
mắc HCCH khoảng 34% và tỷ lệ này tăng theo lứa tuổi, tăng theo chỉ số
BMI và khác nhau giữa nam và nữ.
Ở Đông Nam Á, theo MetgS JB, mặt dù chỉ số BMI thường thấp hơn ở
phương tây nhưng tần suất xuất hiện của HCCH cũng đang tăng đáng kể.
Một nghiên cứu đa quốc gia tại Singapore, Trung Quốc, Malaysia và Ấn
độ, tỷ lệ HCCH tăng từ 12,2% lên 17,9% và tương đương với cộng đồng
dân cư phương tây.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Le N.T.D.S và cộng sự năm 2000 đã
cho thấy tỷ lệ HCCH ở thành phố Hồ Chí Minh là 12%. Kết quả nghiên
cứu của Trần Văn Huy cho biết tỷ lệ mắc HCCH ở người trưởng thành
tại Khánh Hòa là 15,7% theo tiêu chuẩn NCEP ATP III, trong đó độ tuổi
trên 54 có tỷ lệ cao nhất (21,5%), nam gặp nhiều hơn nữ và yếu tố HDL-C
thấp gặp nhiều nhất (37%). Nghiên cứu HCCH (theo NCEP-ATP III) ở cán
bộ, công chức cơ quan tỉnh Hà Nam của Trần Thị Phượng và Hoàng Trung
Vinh đã cho thấy tỷ lệ chung HCCH là 28,3%. Năm 2012 Tang K.H và
cộng sự báo cáo kết quả nghiên cứu HCCH ở 693 đối tượng học sinh trung
học tại Thành phố Hồ Chí Minh theo 5 tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH ghi

nhận tỷ lệ HCCH từ 3,9% đến 12,5% tùy theo tiêu chuẩn áp dụng.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: 568 đối tượng tiền đái tháo đường tại TP
Tam Điệp và TP Ninh Bình được sàng lọc và lựa chọn theo tiêu
chuẩn của nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đáp ứng mục tiêu 1
+ Có biểu hiện TĐTĐ bao gồm 1 trong 3 tình huống sau:


9
- Tăng glucose máu lúc đói (≥ 5,6mmol/l)
- Rối loạn dung nạp glucose (7,8 – 11,0 mmol/l)
- Hoặc kết hợp cả 2 trạng thái trên.
+ Tuổi ≥ 30, bao gồm cả 2 giới
+ Sống, học tập, công tác, có hộ khẩu đăng ký thường trú tại 2 thành
phố Tam Điệp và Ninh Bình.
+ Có thể có các bệnh mạn tính đã được xác định từ trước.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Có đầy đủ các thông tin cần thiết đáp ứng cho nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đáp ứng mục tiêu 2:
+ Đối tượng TĐTĐ tham gia vào mục tiêu 1.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu can thiệp.
+ Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của nghiên cứu can thiệp.
+ Thời gian tham gia nghiên cứu can thiệp ≥ 2 năm.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ của đối tượng nghiên cứu
* Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng đáp ứng mục tiêu 1:
+ Phụ nữ có thai.
+ Bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ.

+ Đã và đang điều trị ĐTĐ.
+ Đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến nồng độ insulin như:
corticoid, salbutamol ….
+ Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính: nhồi máu cơ tim, đột qụy não …
+ Đang có các bệnh mạn tính phối hợp mức độ nặng như: xơ gan,
suy tim nặng….
* Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng đáp ứng mục tiêu 2:
+ Các bệnh nhân trong quá trình thiệp xuất hiện các biến chứng nặng
hoặc bệnh kết hợp nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ não,
bệnh ác tính.
+ Tự ý sử dụng các thuốc có nguồn gốc đông hoặc tây y để điều trị
rối loạn chuyển hóa lipid, dư cân, béo phì ….
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp tại cộng
đồng so sánh trước sau không có nhóm đối chứng. Các bệnh nhân thu
nhận đầu vào nghiên cứu sẽ được tư vấn, can thiệp, theo dõi sau 2 năm sẽ
đánh giá lại theo phương pháp so sánh cặp trước và sau can thiệp.


10
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2014.
Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH: IDF, NCEP – ATPIII, EGIR, AACE
Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý trên phần mềm SPSS 22.0.
+ Sử dụng kỹ thuật lấy giá trị hàm logarit các số liệu thu được để
đưa về dạng phân bố chuẩn trước khi phân tích, đánh giá.
+ Xác định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị trung vị, giá
trị trung bình nhân với độ tin cậy 95%.
+ So sánh giá trị trung bình bằng thuật toán T – test. Sử dụng thuật toán
chi – Square và Fissher Exact’s để so sánh sự khác biệt tỷ lệ %.
+ So sánh giá trị trung vị bằng phương pháp phi tham số.

+ Tính hệ số tương quan
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Giới tính
Số lượng (n = 568)
Tỷ lệ (%)
Nam
197
34,7
Nữ
371
65,3
Đối tượng nghiên cứu bao gồm cả 2 giới trong đó nữ chiếm tỷ lệ cao
hơn nam.
Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (n = 568)
Nhóm tuổi (năm)
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
≤ 50
100
17,6
51-60
261
46,0
≥60
207
36,4
Min - max
57,3 ± 8,6 (30 – 78)

- Đối tượng nghiên cứu phân bố ở các lứa tuổi khác nhau.
- Nhóm tuổi 51-60 chiếm tỷ lệ cao nhất, nhóm tuổi ≤ 50 chiếm tỷ lệ thấp nhất
Bảng 3.3: Chỉ số huyết áp và phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (n = 568)
Huyết áp
Số lượng
Tỷ lệ
Bình thường
64
11,3
Bình thường cao
296
52,1
THA độ 1
102
18,0
THA độ 2
106
18,6


11
- Đối tượng có mức độ huyết áp bình thường cao chiếm tỷ lệ cao
nhất, thấp nhất là đối tượng có huyết áp bình thường.
- Đối tượng nghiên cứu có tăng huyết áp độ 1 và 2 chiếm tỷ lệ 36,6%.
Bảng 3.5: Phân loại rối loạn lipid máu của đối tượng nghiên cứu (n=505)
Rối loạn lipid máu
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1 thành phần
60

11,9
2 thành phần
228
45,1
3 thành phần
212
42,0
4 thành phần
5
10,0
Đối tượng nghiên cứu có biểu hiện rối loạn lipid máu khác nhau
trong đó rối loạn 2 thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là rối loạn
lipid 4 thành phần.
3.1.3. Đặc điểm một số thói quen ăn uống và hoạt động thể lực
Bảng 3.6: Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của đối tượng
nghiên cứu (n = 568)
Thói quen
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Hút thuốc lá
60
10,6
Sử dụng rượu
181
31,9
Sử dung dầu mỡ động vật
63
11,1
Không sử dụng rau xanh thường xuyên
77
13,6

- Đối tượng nghiên cứu có một số thói quen sinh hoạt và chế độ ăn
uống khác nhau.
- Nhóm đối tượng sử dụng rượu chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là
các đối tượng có thói quen hút thuốc lá.
Bảng 3.7: Mức độ hoạt động thể lực của các đối tượng nghiên cứu (n = 568)
Mức độ hoạt động thể lực
Hoạt động nặng
Thể thao nặng
Hoạt động TB
Đạp xe đạp
Đi bộ

Số lượng (n)
96
53
280
343
234

Tỷ lệ (%)
16,9
9,3
49,3
60,4
41,2

- Đối tượng có mức độ hoạt động thể lực và hính thức hoạt động
khác nhau trong đó đối tượng có mức độ hoạt động trung bình chiếm tỷ
lệ cao nhất và thấp nhất là các đối tượng hoạt động thể thao nặng.



12
- Hai hình thức hoạt động thể lực: đi xe đạp và đi bộ chiếm tỷ lệ
khác nhau trong đó đi xe đạp chiếm tỷ lệ cao hơn đi bộ
Bảng 3.8: Đặc điểm tiền đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu
Nội dung
Tăng glucose máu lúc đói
Rối loạn dung nạp glucose
Phối hợp cả hai
Cộng

Số lượng (n)
136
302
130
568

Tỷ lệ (%)
23,9
53,2
22,9
100,0

Đối tượng nghiên cứu có hình thái tiền đái tháo đường khác nhau, trong
đó rối loạn dung nạp glucose chiếm tỷ lệ cao nhất, phối hợp cả tăng glucose
máu lúc đói và rối loạn dung nạp glucose chiếm tỷ lệ thấp nhất.
3.2. TỶ LỆ, ĐẶC ĐIỂM HCCH THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Tỷ lệ HCCH của đối tượng nghiên cứu
60

60

34.3

40

30.8

35.4

EGIR

AACE

20
0
IDF

ATPIII

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn
trước can thiệp (n=568)
Tỷ lệ HCCH theo các tiêu chuẩn của đối tượng nghiên cứu cao thấp
khác nhau. Cao nhất theo NCEP ATPIII, thấp nhất theo EGIR.
Bảng 3.9: Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn theo giới
Nam (n=197)
Nữ (n=371)
Số
Tiêu
p

Số lượng
Tỷ lệ
Tỷ lệ
chuẩn
lượng
(n)
(%)
(%)
(n)
<0,00
IDF
38
19,3
157
42,3
1
ATP III
112
56,9
230
62,0
>0,05
<0,00
EGIR
34
17,3
141
38,0
1



13
AACE

59

29,9

142

38,3

<0,05

- Tỷ lệ HCCH ở nữ theo IDF, EGIR và AACE cao hơn so với nam.
- Tỷ lệ HCCH theo NCEP ATPIII giữa nam và nữ không có ý nghĩa.
Bảng 3.10: Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn giữa các nhóm tuổi
IDF
ATP
EGIR
AACE
Nhóm
(n=195)
III(n=342)
(n=175)
(n=201)
tuổi
(năm)
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
45,
14,
≤ 50
19
19,0
45
14
26
26,0
0
0
60,
33,
51-60
93
35,5
159
86
87
33,3
9
0
66,
36,

≥60
83
40,1
138
75
88
42,5
7
2
p
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
Tỷ lệ HCCH theo các tiêu chuẩn phân bố theo các nhóm tuổi khác
nhau, tuổi càng cao thì tỷ lệ HCCH càng tăng, sự khác biệt giữa các
nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê.
3.2.2. Đặc điểm HCCH theo các tiêu chuẩn.
Bảng 3.11: Tỷ lệ đối tượng dựa vào các tiêu chí của HCCH theo tiêu chuẩn IDF
Tiêu chí
Số lượng (n = 568) Tỷ lệ (%)
Béo trung tâm
216
38,0
Tăng triglycerit(≥1,7mmol/l)
283
49,8
Giảm HDL
242
42,6

Huyết áp (≥130/85mmHg)
443
78,0
Glucose lúc đói (≥5,6mmol/l)
430
75,7
Đối tượng nghiên cứu có các tiêu chí chẩn đoán HCCH theo IDF với
các tỷ lệ khác nhau. Tiêu chí tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp
nhất là tiêu chí béo trung tâm.
Bảng 3.12: Tỷ lệ đối tượng dựa vào các tiêu chí HCCH theo tiêu chuẩn NCEP
ATP III
Tiêu chí
Số lượng (n = 568)
Tỷ lệ (%)
Tăng vòng bụng
193
34,0
Tăng triglycerit (≥1,7mmol/l)
283
49,8
Giảm HDL
242
42,6
Huyết áp (≥130/85mmHg)
443
78,0


14
Glucose lúc đói (≥5,6mmol/l)


430

75,7

Đối tượng nghiên cứu có các tiêu chí chẩn đoán HCCH theo NCEP
ATPIII với các tỷ lệ khác nhau. Tiêu chí tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao
nhất, thấp nhất là tiêu chí béo trung tâm.
Bảng 3.13: Tỷ lệ đối tượng dựa vào các tiêu chí HCCH theo tiêu chuẩn EGIR
Số lượng
Tỷ lệ
Tiêu chí
(n 568)
(%)
Kháng insulin
195
34,3
Glucose lúc đói (≥6,1 mmol/l)
257
45,2
Huyết áp (140/90mmHg)
332
58,5
Giảm HDL
241
42,4
Béo bụng
172
30,3
Các tiêu chí của HCCH theo tiêu chuẩn EGIR phân bố ở các tỷ lệ

khác nhau. Tiêu chí tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là tiêu
chí béo trung tâm.
Bảng 3.14: Tỷ lệ đối tượng dựa vào tiêu chí HCCH theo tiêu chuẩn AACE
Tiêu chí
Số lượng (n =568) Tỷ lệ (%)
Béo phì
209
36,8
Triglycerit (≥1,7mmol/l)
283
49,8
Giảm HDL
242
42,6
Huyết áp (130/85mmHg)
443
78,0
Glucose lúc đói (≥6,1mmol/l)
257
45,2
Các tiêu chí của HCCH theo AACE phân bố ở các tỷ lệ khác nhau.
Tiêu chí THA chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là tiêu chí béo trung tâm.
3.3. KẾT QUẢ SAU CAN THIỆP
3.3.1. Biến đổi tỷ lệ HCCH, tiền ĐTĐ trước và sau can thiệp.


15
Đối tượng
nghiên cứu


568
570

556

560
550
Trước can thiệp

Sau can thiệp

Biểu đồ 3.3: Biến đổi số lượng đối tượng trước và sau nghiên cứu
Sau hơn 2 năm nghiên cứu có 12 đối tượng không tham gia hết quá
trình thực hiện nghiên cứu do nhiều nguyên nhân như chuyển địa điểm
sinh sống, bỏ...
Bảng 3.15: Biến đổi chỉ số nhân trắc sau can thiệp
Chỉ số nhân trắc
Trước
Sau
p
Cân nặng (kg)
56,8 ± 8,6
56,6 ± 8,6
>0,05
BMI (kg/m2)
23,1 ± 2,7
23,0 ± 2,7
>0,05
Vòng bụng (cm)
79,9 ±7,9

80,1 ± 8,0
>0,05
Vòng mông (cm)
89,8 ± 7,7
91,0 ± 7,2
<0,05
Chỉ số VB/VM
0,89 ± 0,07
0,88 ± 0,07
<0,05
Các chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu đều giảm sau can
thiệp, tuy nhiên chỉ có chỉ sốVB/VM là giảm có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
Bảng 3.16: Sự thay đổi chỉ số HA và RLLP sau can thiệp
Chỉ số
Trước
Sau
p
HATT (mmHg)
143,9 ± 21,2
137,5 ± 21,9
<0,001
HATTr (mmHg)
82,3 ± 12,9
80,3 ± 12,4
<0,05
Cholesterol (mmol/l)
5,88 ± 1,09
5,0 ± 0,96
<0,001

Triglycerit (mmol/l)
2,18 ± 1,63
2,40 ± 1,98
<0,05
HDL-C (mmol/l)
1,28 ± 0,28
1,11 ± 0,27
<0,001
LDL-C (mmol/l)
4,14 ± 0,99
2,98 ± 0,84
<0,001
Các chỉ số lipid máu sau can thiệp đều giảm rõ rệt so với trước can
thiệp (p<0,05). Triglycerit có tăng so với trước can thiệp.
Bảng 3.17: Xét nghiệm glucose máu trước và sau can thiệp (n = 556)


16

Đặc điểm
RLGLĐ
RLDN
Phối hợp cả 2
ĐTĐ
Bình thường

Trước
Số
Tỷ lệ
lượng

(%)
134
24,1
294
52,9
128
23,0
0
0

Sau
Số lượng
27
137
43
77
272

Tỷ lệ
(%)
4,9
24,6
7,7
13,8
48,9

p

<0,00
1


Sau 2 năm nghiên cứu có 48,9 % đối tượng nghiên cứu có glucose máu
trở về bình thường, có 77 đối tượng xuất hiện đái tháo đường thực sự.
Bảng 3.18: Biến đổi các chỉ số liên quan đến kháng insulin trước và
sau can thiệp
Chỉ số
Trước
Sau
p
Glucose
5,93 ± 0,54
5,56 ± 1,23
<0,001
Insulin máu lúc đói
45,1 ± 21,9
53,5 ± 42,7
<0,05
Chỉ số QUICKI
0,358 ± 0,022 0,363 ± 0,041
<0,05
HOMA2 IR
0,88 ± 0,41
1,04 ± 0,59
<0,001
HOMA2-%S
133,0 ± 50,5
150,4 ± 114,0
<0,05
(HOMA2-%B)
60,8 ± 22,1

79,3 ± 38,3
<0,001
Tất các chỉ số sau can thiệp thay đổi rõ rệt so với trước can thiệp với
độ tin cậy có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.19: Hiệu quả can thiệp theo các tiêu chuẩn HCCH
Hiệu quả
HCCH
Trước (n=556) Sau (n=556)
can thiệp (%)/(p)
IDF
193 (34,7)
177 (31,8)
8,3/ >0,05
NCEP
337 (60,6)
298 (53,6)
11,6/ <0,05
EGIR
174 (31,3)
157 (28,2)
9,8/ >0,05
AACE
199 (35,8)
173 (31,1)
13,1/ >0,05
Hiệu quả đạt được sau 2 can thiệp theo tiêu chuẩn AACE, EGIR và
IDF là không có ý nghĩa. Đặc biệt hiệu quả can thiệp theo NCEP ATPIII
là 11,6% với độ tin cậy có ý nghĩa thống kê.
3.3.2. Kết quả can thiệp đối với một số chỉ số
Bảng 3.20: Hiệu quả sau 2 năm can thiệp các tiêu chí của tiêu chuẩn IDF



17

Tiêu chí
Béo trung tâm
Tăng triglycerit

Trước
Số
Tỷ lệ
lượn
(%)
g
212
38,1
279
50,2

Sau
Số
Tỷ lệ
lượn
(%)
g
206
37,1
325
58,5


HQCT/ (p)

2,6/>0,05
-16,5/ <0,05
-52,3/
Giảm HDL-C
237
42,6
361
64,9
<0,001
Tăng huyết áp
433
77,9
387
69,6 10,7/ <0,001
Tăng Glucose lúc đói
423
76,1
236
42,4 44,3/ <0,001
- Các tiêu chí HCCH theo IDF đều giảm so với trước can thiệp, giảm
hiệu quả nhất là tiêu chí HDL-C, giảm ít hiệu quả nhất là THA.
- Tiêu chí béo trung tâm giảm không có ý nghĩa.
Bảng 3.21: Hiệu quả sau 2 năm can thiệp các tiêu chí của tiêu chuẩn
NCEP ATPIII
Trước
Sau
Tiêu chí
Số

Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ HQCT/ (p)
lượng (%) lượng (%)
Tăng vòng bụng
189
34,0
206
37,1
-9,2/ >0,05
Tăng triglycerit
279
50,2
325
58,5
-16,5/ <0,05
Giảm HDL
237
42,6
361
64,9 -52,3/ <0,001
Tăng huyết áp
433
77,9
387
69,6
10,7/ <0,05
Tăng Glucose lúc đói
423
76,1

236
42,4 44,3/ <0,001
- Các tiêu chí HCCH theo NCEP ATPIII đều giảm so với trước can thiệp,
giảm hiệu quả nhất là tiêu chí HDL-C, giảm ít hiệu quả nhất là THA.
- Tiêu chí tăng vòng bụng giảm không có ý nghĩa sau can thiệp.
Bảng 3.22: Hiệu quả sau 2 năm can thiệp các tiêu chí của tiêu chuẩn EGIR
Trước
Sau
Tiêu chí
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ HQCT/ (p)
lượng (%) lượng
(%)
Kháng insulin
193
34,7
177
31,8
8,4/ >0,05
Tăng glucose lúc đói
253
45,5
131
23,6 48,1/ <0,001
Tăng huyết áp
325
58,5
263

47,3
19,1/ <0,05
Giảm HDL
328
42,8
295
53,1 -24,1/ <0,05
Béo bụng
168
30,2
184
33,1
-9,6/ >0,05
- Các tiêu chí HCCH theo EGIR đều giảm so với trước can thiệp,
giảm hiệu quả nhất là tiêu chí HDL-C, giảm ít hiệu quả nhất là THA.


18
- Tiêu chí kháng insulin giảm, tiêu chí béo bụng có xu hướng tăng
nhưng không có ý nghĩa.
Bảng 3.23: Hiệu quả sau 2 năm can thiệp các tiêu chí của tiêu chuẩn AACE
Trước
Sau
Tiêu chí
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ HQCT/ (p)
lượng (%) lượng (%)
Béo phì

206
37,1
205
36,9
0,5/ >0,05
Tăng triglycerit
279
50,2
325
58,5 -16,5/ >0,05
Giảm HDL
237
42,6
361
64,9 -52,3/ <0,001
Tăng huyết áp
433
77,9
387
69,6
10,7/ <0,05
Tăng Glucose lúc đói 253
45,5
131
23,6 48,1/ <0,001
- Các tiêu chí HCCH theo AACE đều giảm so với trước can thiệp, giảm
hiệu quả nhất là tiêu chí HDL-C, giảm ít hiệu quả nhất là tăng huyết áp.
- Tiêu chí béo phì giảm không có ý nghĩa sau can thiệp.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đặc điểm giới tính: Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ TĐTĐ
theo gới ghi nhận có sự chênh lệch về gới tính và tỷ lệ ở nữ cao hơn
nam. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Phan Long Nhơn và
cộng sự nghiên cứu các đối tượng TĐTĐ chưa được chẩn đoán tại Bình
Định cho kết quả tỷ lệ nam là 36,44% và nữ là 63,56%.
- Đặc điểm về tuổi: Các đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu ở nhóm
trên 50 tuổi điều này là phù hợp vì các đối tượng tham gia nghiên cứu là
nhóm người tiền đái tháo đường được điều tra tại cộng đồng.
Tăng huyết áp: Chỉ số THA trong nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với nghiên cứu của Trần Thị Đoàn, Nguyễn Vinh Quang và cộng
sự có tỷ lệ THA: 34,4%; nghiên cứu của Phan Long Nhơn và cộng sự
cho kết quả tỷ lệ THA là 30,15%.
- Đặc điểm rối loạn lipid máu: Rối loạn lipid gắn liền với bệnh lý
tim mạch đặc biệt là bệnh mạch vành. Điều hòa các rối loạn lipid
máu có tác dụng cải thiện rõ rệt tiên lượng bệnh tim mạch ở người có
hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường. Nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận tỷ lệ đối tượng có rối loạn lipid máu chiếm 88,9%, các đối tượng có
rối loạn 2 đến 3 thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất 87,1% cao hơn nghiên cứu
của Trần Thị Đoàn và Nguyễn Vinh Quang ghi nhận tỷ lệ đối tượng có rối
loạn lipid máu 1 thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất 33,1%, rối loạn 2 và 3
thành phần 33,7%.


19
- Đặc điểm về chế độ ăn uống và luyện tập
Năm 2000 Wei M., Gibbons L.M công bố kết quả nghiên cứu ở
8.633 đàn ông cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nhóm uống
nhiều rượu cao hơn những người không uống rượu hoặc uống ít rượu
(60ml - 100ml trong 1 tuần) là 2,2 – 2,4 lần. Nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận ở bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ các đối tượng sử dụng rượu chiếm tỷ lệ cao

nhất là 31,9%, cao hơn nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng, Đinh Thanh Huề,
Nguyễn Hải Thuỷ nghiên cứu tại Trà Vinh là: 18,4%, nghiên cứu của Tạ
Văn Bình tại Hà Nội cho kết quả là 22,9%.
Thói quen hút thuốc lá được cho là rất có hại, hút thuốc lá là yếu tố nguy
cơ của nhiều bệnh như loét dạ dày tá tràng, bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư
và ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ hút thuốc lá 10,6% thấp hơn
nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng, Đinh Thanh Huề, Nguyễn Hải Thuỷ là
22,2%, nghiên cứu của Tạ Văn Bình tại Hà Nội là: 20,7%.
Thói quen ăn uống nhiều rau xanh và hoa quả làm giảm nguy cơ mắc
bệnh ĐTĐ. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhân thói quen không sử dụng
rau xanh thường xuyên chiếm 13,6%; Thói quen sử dụng dầu, mỡ động vật
là 11,1%. Đây cũng yếu tố chỉ điểm giúp cho các nghiên cứu viên của
chúng tôi có những chú trọng hơn trong các buổi truyền thông giáo dục cho
các đối tượng nhằm mang lại hiệu quả tại cộng đồng.
Thói quen hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực có vai trò đặc biệt
quan trọng nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ. Trong một số nghiên
cứu nhóm đối tượng ít vận động (dưới 30 phút/ngày) có nguy cơ mắc
ĐTĐ và RLDN glucose cao hơn nhóm chứng 2,4 lần. Kết quả bảng 3.7:
nhóm hoạt động năng là: 16,9%. Đặc biệt ở bảng này chúng ta nhận
thấy nhóm có thói quen hoạt động đi xe đạp và đi bộ chiếm tỷ lệ rất cao
lần lượt là: 60,4% và 41,2%, đây là 2 loại hình đơn giản và dễ thực hiện
tại cộng đồng.
- Đặc điểm tiền đái tháo đường:
Tiền đái tháo đường là tình trạng suy giảm chuyển hóa glucose, bao
gồm tăng giới hạn glucose máu lúc đói và giảm dung nạp glucose, cả 2 tình
huống này đều tăng glucose máu nhưng chưa đạt mức chẩn đoán ĐTĐ
thực sự. Tuy nhiên ở giai đoạn TĐTĐ đã xuất hiện tình trạng kháng insulin,
là bước khởi đầu trong tiến trình xuất hiện bệnh ĐTĐ typ 2. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, đặc điểm TĐTĐ được phân tích ở bảng 3.8 cho thấy đối
tượng RLDN glucose chiếm tỷ lệ cao nhất 53,2%; tăng glucose máu lúc

đói 23,9%; phối hợp cả hai 22,9%. Nghiên cứu của Trần Thị Đoàn và
Nguyễn Vinh Quang có tỷ lệ tăng glucose máu lúc đói 23,1%; rối loạn
dung nạp 28,1% và phối hợp cả hai trạng thái 48,8%.


20
4.2. TỶ LỆ, ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA THEO
CÁC TIÊU CHUẨN KHÁC NHAU Ở NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG
Trong thực tế hội chứng chuyển hóa có thể coi là tình trạng tiền đái tháo
đường. Tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người có hội chứng
chuyển hóa cao gấp 5 lần người không có hội chứng chuyển hóa. Đây có
thể là nguy cơ do rối loạn glucose máu lúc đói hoặc rối loạn dung nạp
glucose gây nên.
4.2.1. Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ HCCH theo các tiêu chuẩn
khác nhau được trình bày ở biểu đồ 3.1 có kết quả tương ứng là: IDF:
34,3%; NCEP-ATPIII: 60,2%; EGIR: 30,8%; AACE: 35,4%, nhóm đối
tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là các đối tượng được chẩn đoán theo tiêu
chuẩn của NCEP-ATPIII là 60,2%, chúng ta nhìn lại các tiêu chí
đánh giá để chẩn đoán HCCH thấy đối với tiêu chuẩn của IDF,
EGIR, AACE đều có những tiêu chí bắt buộc như IDF bắt buộc phải
có béo trung tâm, EGIR phải có kháng insulin và hoặc tăng nồng độ
insulin máu lúc đói, AACE phải có kháng insulin hoặc béo trung tâm
còn theo tiêu chuẩn của NCEP ATPIII thì chỉ cần 3 trong 5 tiêu chí là
đủ điều kiện để chẩn đoán và các tiêu chí này cũng đơn giản dễ thực
hiện.
Tỷ lệ HCCH ở nữ theo các tiêu chuẩn IDF, EGIR, AACE cao hơn
nam với sự khác biệt có ý nghĩa, cón với tiêu chuẩn NCEP-ATPIII tỷ lệ
này không có ý nghĩa với p > 0,05. Kết quả được phân tích ở bảng 3.10

cho thấy tuổi càng cao thì tỷ lệ hội chứng càng cao và sự khác biệt giữa
các nhóm tuổi là có ý nghĩa (p<0,05), điều này phù hợp với các nghiên
cứu tại Việt Nam và trên thế giới.
Một số nghiên cứu ở châu Âu của Can A.S, Bersot T.P và cộng sự sử
dụng các tiêu chuẩn HCCH đánh giá theo WHO, EGIR, ATPIII 2001,
AACE/ACE và IDF cho các tỷ lệ HCCH khác nhau: 38% theo NCEP
2001; 42% theo AACE/ACE và IDF; 20% theo EGIR và 19% theo
WHO.
Năm 2004 – 2005 Al-Shafaee M.A và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ
HCCH ở 281 bệnh nhân tiền đái tháo đường trên 18 tuổi tại Omani, đã
sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo IDF ghi nhận
tỷ lệ hội chứng chuyển hóa là: 45,9%, tỷ lệ này ở nữ cao hơn nam (nữ:
58,9%; nam: 30,8%) và cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ HCCH chiếm tỷ lệ cao ở
nhóm trên 50 tuổi và cao nhất là ở nhóm ≥ 60 tuổi lần lượt theo tiêu chuẩn


21
của IDF; NCEP-ATPIII; EGIR; AACE là: 40,1%; 66,7%; 36,2%; 42,5%
(sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05).
Năm 2008, Nguyễn Thị Thu Trang và Đỗ Thị Minh Thìn cho thấy tỷ
lệ HCCH chủ yếu ở nhóm tuổi trên 50 tuổi là 89,06%, cao hơn rất nhiều so với
nghiên cứu của chúng tôi, đây có lẽ là do đối tượng nghiên cứu là những bệnh
nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện còn nghiên cứu của chúng tôi là những
người tiền đái tháo đường đang sống tại cộng đồng.
4.2.2. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chí khác nhau ở
người tiền đái tháo đường
Hội chứng chuyển hóa có thể coi là tình trạng tiền đái tháo đường. Tỷ lệ
nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người có hội chứng chuyển hóa cao
gấp 5 lần người không có hội chứng chuyển hóa.

Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng 4 tiêu chuẩn của các hiệp
hội và các tổ chức y tế để chẩn đoán HCCH và ghi nhận sự xuất hiện
các tiêu chí trong các tiêu chuẩn của các hiệp hội là khác nhau:
Nghiên cứu của chúng tôi khi đánh giá các tiêu chí theo tiêu chuẩn
chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo IDF cho thấy tần suất xuất hiện tiêu
chí như béo trung tâm, tăng triglycerit, giảm HDL, tăng huyêt áp và tăng
glucose máu lúc đói tương ứng 38,0%; 49,8%; 42,6%; 78,0%; 75,7%. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Lê Chiến Thắng,
Nguyễn Văn Quýnh điều tra tại một đơn vị đóng quân trên địa bàn Hà Nội,
nghiên cứu của Al-Shafaee M.A cũng cho kết quả tỷ lệ béo trung tâm, tăng
huyết áp, tăng triglycerid và giảm HDL-C ở 281 đối tượng có rối loạn
glucose máu lúc đói tăng theo nhóm tuổi. Nghiên cứu của Benner A, Zirie
M và cộng sự cũng cho kết quả tương tự.
Khi đánh giá hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của NCEP
ATPIII, kết quả ghi nhận tỷ lệ tiêu chí cao huyết áp chiếm cao nhất
78,0%; tăng vòng bung 34,0%; Còn các tiêu chí tăng triglycerid, tăng
glucose máu lúc đói và giảm HDL-C không có sự khác biệt với
p>0,05. Nghiên cứu của Abdulbari Bener và cộng sự cũng cho kết
quả tỷ lệ béo trung tâm và tăng huyết áp tăng theo nhóm tuổi, còn
các tiêu chí khác như tăng glucose máu lúc đói, tăng triglyceride,
Giảm HDL-C chiếm tỷ lệ cao ở nhóm trên 50 tuổi.
Sử dụng tiêu chuẩn của EGIR để xác định HCCH thì tiêu chí kháng
insulin là bắt buộc phải có chiếm tỷ lệ 34,3%, chiếm tỷ lệ cao nhất là
tăng huyết áp và thấp nhất là tiêu chí béo bụng.
Đánh giá HCCH theo tiêu chuẩn AACE ghi nhận tiêu chí tăng huyết
áp chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là tiêu chí béo phì.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phân tích mối liên quan giữa
HCCH và tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và chỉ số BMI ghi nhận có



22
mối liên quan chặt chẽ giữa HCCH và các yếu tố với độ tin cậy có ý
nghĩa. Khi phân tích theo giới tính thì thấy không có liên quan nhưng
phân tích theo nhóm tuổi ghi nhận có sự liên quan có ý nghĩa.
4.3. BIẾN ĐỔI TỶ LỆ, ĐẶC ĐIỂM Ở NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG SAU CAN THIỆP
Tiền đái tháo đường là tình trạng trung gian giữa ĐTĐ týp 2 và biểu
hiện glucose máu ở mức bình thường. Trong trường hợp không được
phát hiện và can thiệp, bệnh thường diễn biến đến ĐTĐ thực sự. Nếu
tiền đái tháo đường tiến triển tự nhiên thì tình trạng kháng insulin sẽ
ngày càng gia tăng, chức năng tiết insulin của tế bào β sẽ giảm và khi
chức năng tiết insulin chỉ còn < 50 % sẽ xuất hiện đái tháo đường týp 2.
Ngược lại nếu được áp dụng các biện pháp như tiết chế ăn uống, luyện
tập thể dục, sử dụng thuốc sẽ làm giảm được mức độ kháng insulin và
nồng độ glucose máu có thể trở về bình thường. Chính vì vậy, việc can
thiệp vào nhóm đối tượng này là cần thiết nhằm giảm tỷ lệ mắc ĐTĐ.
4.3.1. Biến đổi tỷ lệ tiền đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa
trước và sau can thiệp
Sau 2 năm can thiệp kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 77
đối tượng xuất hiện đái tháo đường thực sự và có gần 50% đối tượng có
glucose máu trở về bình thường. Một số nghiên cứu trên thế giới cho
thấy người tiền đái tháo đường nếu không được can thiệp sẽ có 37% trở
thành bệnh đái tháo đường sau 4 năm và khi can thiệp vào lối sống sẽ
giảm 20% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2. Năm 2011 Gong Q,
Gregg E.W và cộng sự công bố kết quả lợi ích lâu dài của nghiên cứu
thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên bằng biện pháp can thiệp vào lối sống
ghi nhận kết quả sau khi kết thức nghiên cưu: ở nhóm can thiệp: tỷ lệ
glucose máu về bình thường 13,1%, thấp hơn rất nhiều so với nghiên
cứu của chúng tôi (48,9%), tỷ lệ bệnh đái tháo đường xuất hiện
77,4% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi (13,8%). Đây có thể là do

các đối tượng tham gia nghiên cứu Da Qing là những người có
RLDN glucose không có đối tượng chỉ có RLGMLĐ, đây là những
đối tượng có tỷ lệ mắc ĐTĐ thấp hơn những người có RLDN
glucose máu, chỉ số BMI cao hơn và thời gian theo dõi của nghiên
cứu dài hơn.
Tỷ lệ HCCH hóa sau 2 năm được trình bày ở bảng 3.20 ghi nhận
hiệu quả can thiệp đều giảm sau can thiệp nhưng chỉ các đối tượng có
HCCH theo tiêu chuẩn NCEP ATPIII giảm có ý nghĩa. Năm 2013 den Boer
A.T, Herraets I.J.T và cộng sự báo cáo kết quả như sau. Trước nghiên cứu:
nhóm can thiệp bằng lối sống và hoạt động thể lực có tỷ lệ mắc HCCH là
63,9%; nhóm chứng là 68,9% không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2


23
nhóm. Sau khi kết thúc nghiên cứu tỷ lệ HCCH đã giảm ở nhóm can thiệp
là 58,0% nhưng ở nhóm chứng tăng lên là 74,6%.
Khi phân tích các chỉ số liên quan đến kháng insulin và chức năng tế
bào beta trước và sau can thiệp ghi nhận chỉ số QUICKI, chỉ số HOMA
2 IR, HOMA2-%S và HOMA2-%B đều thay đổi rõ và sự khác biệt giữa
trước và sau can thiệp là có ý nghĩa. Năm 2012 Kanat M, Mari A và cộng
sự nghiên cứu 172 người Mỹ gốc Mexico cho kết quả có sự giảm tiết
insulin rõ rệt trong pha thứ nhất ở cả 2 nhóm đối tượng RLGM lúc đói và
RLDN glucose nhưng ở pha thứ 2 sự bài tiết insulin chỉ giảm ở nhóm có
RLDN glucose từ đó cho thấy có sự khác biệt trong chức năng tế bào beta
ở cả 2 nhóm.
4.3.2. Đặc điểm tiền đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa trước và
sau can thiệp
Đối tượng TĐTĐ là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ,
một số nghiên cứu đã cho thấy biến chứng vi mạch đã xuất hiện rất sớm ở
người TĐTĐ. Người có HCCH tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch và các rối loạn

chuyển hóa khác cao hơn người không có HCCH. Khi cả 2 tình trạng này
cùng xuất hiện sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch và đái tháo đường
týp 2. Việc can thiệp vào nhóm đối tượng này nhằm thay đổi các yếu tố
nguy cơ từ đó sẽ thay đổi tỷ lệ mắc các bệnh chuyển hóa và tim mạch và
cải thiện được chất lượng cuộc sống.
- Béo bụng: Các tiêu chuẩn đánh giá HCCH đều có tiêu chí béo phì,
tuy nhiên ngưỡng chẩn đoán của chúng khác nhau ở các tiêu chuẩn theo
các tổ chức khác nhau, theo IDF béo phì là trung tâm của hội chứng
chuyển hóa, là tiêu chí bắt buộc phải có, xuất hiện ở 100% đối tượng có
hội chứng chuyển hóa. Theo tiêu chuẩn của IDF tỷ lệ béo trung tâm
trước can thiệp 38,1%; sau can thiệp 37,1% và theo tiêu chuẩn của
AACE tỷ lệ béo trung tâm trước can thiệp 37,1% sau can thiệp 36,9%
cho thấy hiệu quả can thiệp giảm nhưng không có ý nghĩa sau 2 năm
nghiên cứu, tiêu chuẩn của NCEP-ATPIII và EGIR có xu hướng tăng
nhưng cũng không có sự khác biệt giữa trước và sau nghiên cứu. Do
thời gian nghiên cứu và theo dõi của chúng tôi khoảng 2 năm là quá
ngắn nên việc đánh giá sự thay đổi vòng bụng của các đối tượng nghiên
cứu không được khách quan.
- Tăng huyết áp: Tỷ lệ THA trong nghiên cứu của chúng tôi
chiếm tỷ lệ tương đối cao, tỷ lệ này đã giảm rõ sau 2 năm can thiệp.
Điều này chứng tỏ hiệu quả của việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế
độ luyện tập và sự tuân thủ thực hiện của đối nghiên cứu, các đối tượng
tham gia nghiên cứu khi được phát hiện tăng huyết áp đã được thụ
hưởng các dịch vụ y tế của địa phương.
- Tăng triglycerid: Tiêu chí tăng triglycerit chỉ xuất hiện trong các
tiêu chuẩn của IDF, NCEP ATPII và AACE ghi nhận tỷ lệ này tăng lên


24
sau can. Một trong những lý do đưa ra để lý giả có lẽ do đối tượng

nghiên cứu của chúng tôi điều tra ở vùng đồng bằng sông Hồng, họ có
thói quen sử dụng rượu thường xuyên, thói quen sử dụng mỡ động vật
và kết quả cũng ghi nhận tỷ lệ sử dụng rượu sau can thiệp cao hơn trước
can thiệp.
- Giảm HDL-C: HDL-C (High-density lipoprotein) Trong nghiên
cứu của chúng tôi ở nhóm các đối tượng chẩn đoán hội chứng chuyển
hóa theo IDF, NCEP ATPPIII, AACE ghi nhận tỷ lệ giảm HDL-C có
tăng cao sau can thiệp với sự khác biệt rất có ý nghĩa.
- Tăng glucose máu lúc đói: Theo các tổ chức khác nhau tiêu chí tăng
glucose máu lúc đói sử dụng các ngưỡng khác nhau để chẩn đoán HCCH.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phần nào đánh giá được hiệu quả của
biện pháp can thiệp và nhận thức của bệnh nhân đối với việc thay đổi lối
sống, chế độ ăn của các đối tượng sau 2 năm nghiên cứu.
- Tăng insulin máu lúc đói: Chỉ số tăng insulin máu lúc đói trước can
thiệp 34,7% giảm sau can thiệp 31,8% với hiệu quả can thiệp 8,4%
nhưng độ tin cậy không cao p>0,05, đây có thể là do nghiên cứu của
chúng tôi có cỡ mẫu chưa lớn nên việc đánh giá cần có những nghiên
cứu khác lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn.
KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ, đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn của đối
tượng tiền đái tháo đường.
+ Hội chứng chuyển hóa được xác định theo các tiêu chuẩn có tỷ lệ
khác nhau tương ứng IDF: 34,3%; NCEP ATPIII: 60,2%; EGIR: 30,8%;
AACE: 35,4%.
+ Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn ở nữ cao hơn so
với nam ngoại trừ theo NCEP-ATPIII.
+ Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo tất cả các tiêu chuẩn gia tăng theo
nhóm tuổi.
+ Tiêu chí huyết áp và glucose máu để xác định hội chứng chuyển hóa
theo IDF, NCEP-ATPIII đều có tỷ lệ > 75% cao hơn so với các tiêu chí

khác. Tiêu chí huyết áp theo tiêu chuẩn AACE có tỷ lệ > 75%. Tiêu chí
huyết áp và glucose máu theo EGIR tương ứng 58,5% và 45,2%. Tăng chu
vi vòng bụng theo tất cả các tiêu chí đều có tỷ lệ thấp nhất (30,3% đến
38,0%).
+ Đa số các thói quen ăn uống, luyện tập thể lực đều liên quan chưa
có ý nghĩa với tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn.
+ Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, dư cân, béo phì, tuổi >50 đều có tỷ
lệ hội chứng chuyển hóa cao hơn theo tất cả các tiêu chuẩn chẩn đoán.


25
2. Biến đổi tỷ lệ, một số đặc điểm ở đối tượng tiền đái tháo đường
trước và sau can thiệp.
+ Sau can thiệp tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo NCEP ATPIII giảm có
ý nghĩa, theo các tiêu chuẩn còn lại thì sự khác biệt không có ý nghĩa.
+ Đối tượng tuân thủ điều trị có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa giảm
hơn so với đối tượng không tuân thủ.
+ Một số thói quen ăn uống, luyện tập thể lực ảnh hưởng chưa có ý
nghĩa lên tỷ lệ biến đổi hội chứng chuyển hóa.
+ Sau can thiệp tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu giảm, glucose máu
bình thường tăng, xuất hiện một số bệnh nhân đái tháo đường (13,8%).
+ Hầu hết tỷ lệ tiêu chí chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo các tiêu
chuẩn đều giảm có ý nghĩa sau can thiệp với các mức độ khác nhau.
+ Sau can thiệp độ nhạy insulin và chức năng tế bào tiết insulin của
tế bào β tăng có ý nghĩa.
KIẾN NGHỊ
+ Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo NCEPATPIII ở đối tượng tiền đái tháo đường sẽ có tỷ lệ cao nhất, làm cơ sở
cho việc theo dõi, điều trị dự phòng.
+ Có thể áp dụng các biện pháp can thiệp hội chứng chuyển hóa ở
đối tượng tiền đái tháo đường tại cộng đồng để đạt được kết quả điều trị

và dự phòng.
+ Can thiệp hội chứng chuyển hóa trong cộng đồng bằng giáo dục,
tiết chế ăn uống, luyện tập thể lực dễ thực hiện mang lại hiệu quả cho số
lượng đông đối tượng cần điều chỉnh.


×