Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Không gian sông nước trong truyện cổ tích việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.95 KB, 29 trang )

Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

MỤC LỤC
Mở đầu....................................................................................................................1
Nội dung..................................................................................................................3
1. Tiền đề lý luận chung..........................................................................................3
1.1 Khái niệm truyện cổ tích.............................................................................3
1.2 Không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích..............................................4
2. Không gian sông nước – biển đảo gắn liền với số phận nhân vật chính của
truyện cổ tích...................................................................................................7
2.1 Sông nước – biển đảo là nơi thử thách nhân vật.........................................7
2.2 Sông nước – biển đảo gắn liền với số phận nhân vật................................10
3. Không gian sông nước – biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam trên phương
diện vật chất..........................................................................................................12
3.1 Sông nước – biển đảo là môi trường giao thông của con người..............12
3.2 Sông nước – biển đảo là nơi phát triển kinh tế.........................................14
3.3. Sông nước – biển đảo là nơi con người làm ăn sinh sống.......................16
4. Không gian biển đảo – sông nước trong truyện cổ tích Việt Nam trên phương
diện tinh thần.........................................................................................................18
4.1 Biển đảo – sông nước gắn liền với phong tục tập quán – tín ngưỡng.......18
4.2 Biển đảo – sông nước là nơi bày tỏ tư tưởng – tình cảm..........................23
Kết luận.................................................................................................................27
Tài liệu tham khảo.................................................................................................28

MỞ ĐẦU
Trong những sáng tác dân gian, truyện cổ tích là một thể loại khá tiêu biểu và
có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Tìm hiểu và nghiên cứu truyện cổ tích,
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

1



Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

ta sẽ thấy được cách thể hiện độc đáo và sâu sắc về đời sống tâm hồn con người
Việt Nam qua bao thế hệ. Khám phá thế giới cổ tích là bước vào thế giới vô cùng
kì diệu, là thế giới của ông Bụt, bà Tiên và những phép nhiệm màu kỳ ảo làm say
đắm trái tim người Việt bao thế hệ. Không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích đã
góp phần không nhỏ để thực hiện những chức năng của thể loại này. Nó bao gồm
không gian thiên nhiên (sông núi, sông nước, biển đảo…), không gian nhân sinh
(gia đình, làng xã, chợ…).
Trong truyện cổ tích Việt Nam, không gian sông nước và biển đảo là không
gian xuất hiện nhiều. Nó không những cho ta thấy được những thử thách của
thiên nhiên đối với con người mà còn tái hiện cuộc sống của con người về cả
phương diện vật chất lẫn tinh thần. Qua mối quan hệ đó, ta thấy ngay từ xa xưa
con người đã biết dựa vào thiên nhiên để làm ăn sinh sống, để phát triển kinh tế,
để di chuyển. Thông qua không gian sông nước – biển đảo, con người đã hình
thành nên nếp sống văn hóa của riêng mình như tín ngưỡng, phong tục tập quán,
lối sống... Và đặc biệt hơn cả là với không gian như vậy ta thấy được lòng dũng
cảm, sự kiên định của con người, họ đã vượt qua được tất cả các thử thách của
thiên nhiên để đến được một kết thúc tốt đẹp.
Đất nước ta có chiều dài bờ biển khoảng 3260km. Bên cạnh nông nghiệp, lâm
nghiệp, nhân dân ta còn phát triển ngành ngư nghiệp. Phần lớn các sinh hoạt và
lao động sản xuất của con người là trên bờ biển. Từ đó, hình thành một nền văn
hóa, với tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng của từng vùng miền. Và cũng từ
đấy không gian sông nước - biển đảo đi vào đời sống của nhân dân. Nó cũng xuất
hiện qua các câu chuyện kể dân gian, đi vào từng câu chuyện cổ tích được lưu
truyền từ đời này sang đời khác. Hiện nay việc xác định chủ quyền biển đảo của
Việt Nam đang mang tính thời sự, được sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà
nước và nhân dân. Chính vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này còn là lời khẳng định
sông nước – biển đảo là một phần của lãnh thổ Việt Nam, nó đã có từ rất lâu, từ

trong các câu truyện cổ tích.
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

2


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện cổ tích nhưng những công
trình nghiên cứu cụ thể về không gian nghệ thuật mà đặc biệt là không gian sông
nước và biển đảo trong truyện cổ tích còn rất ít. Những công trình nghiên cứu
truyện cổ tích theo hướng tiếp cận thi pháp học, người ta có thể tìm hiểu ở các
phương diện đề tài, cảm hứng sáng tạo, nhân vật, không gian – thời gian nghệ
thuật...trong đó không gian nghệ thuật được coi là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc thể hiện nội dung và yếu tố nghệ thuật của truyện. Vì thế, chúng
tôi quyết định chọn: “Không gian sông nước và biển đảo trong truyện cổ tích
Việt Nam” làm đề tài tiểu luận với mong muốn góp thêm một cái nhìn về vấn đề
vừa cũ vừa mới này.

Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

3


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

NỘI DUNG
1. Tiền đề lý luận chung
1.1


Khái niệm truyện cổ tích

Truyện cổ tích hình thành từ cuối thời kì công xã nguyên thủy, phát triển, tồn
tại và diễn biến qua các thời kì khác nhau của xã hội. Ta có thể tạm chấp nhận
khái niệm truyện cổ tích là: “Một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội
nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ
yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con
người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi có chế độ tư hữu tài sản, có gia
đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh
xã hội quyết liệt” [5; tr.368]
Có thể phân loại truyện cổ tích thành 3 loại chính: truyện cổ tích thần kì,
truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật.
Truyện thần kì là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của truyện cổ tích. Ở
loại truyện này, nhân vật chính là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng
thần kì, siêu nhiên có một vai trò rất quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong
thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu
tố thần kì (ví dụ: truyện Tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Sọ Dừa, truyện
Chử Đồng Tử).
Truyện cổ tích sinh hoạt (hay cổ tích thế sự) là những truyện cổ tích không có
hoặc có rất ít yếu tố thần kì. Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với
người được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến yếu tố siêu nhiên.
Những yếu tố thần kì nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ
là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kì, hấp dẫn mà thôi (ví dụ: truyện Vợ
chàng Trương, truyện Sự tích chim hít cô, Sự tích con muỗi...)
Truyện cổ tích loài vật là loại truyện cổ tích chủ yếu lấy các loài vật (phần lớn
là động vật) làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lí giải. Ở đây các loài vật
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

4



Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

được nhân cách hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng tượng của nhân dân thời
cổ. Ở Việt Nam, do các truyện cổ tích loài vật không được sưu tầm, ghi chép sớm
nên tính chất cổ xưa, hồn nhiên chất phác của chúng không còn nguyên vẹn.
Nhiều truyện cổ tích loài vật đã bị biến tướng trở thành truyện ngụ ngôn hoặc có
tính chất ngụ ngôn, ví dụ: Truyện Sự tích con công và con quạ, truyện Vì sao
trâu không có hàm răng trên...
1.2 Không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích
1.2.1 Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian
như sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng
xung quanh đời sống con người”.[10; tr. 633]
Như vậy, không gian chính là môi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại
của các sự vật. Đó là hình thức tồn tại của vật chất với những thuộc tính như cùng
tồn tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu khái niệm không gian.
Không gian nghệ thuật là một vấn đề rất quan trọng trong thi pháp học. Các
nhà văn, nhà thơ trong sáng tác của mình luôn chú trọng xây dựng, miêu tả hình
tượng không gian. Từ đó, thể hiện cách nhìn đầy chất chủ quan về thế giới xung
quanh, cảm xúc của bản thân khi đối diện hay trải qua đời sống trong không gian
đó.
Và khái niệm không gian nghệ thuật có nhiều nhận định khác nhau:
Từ điển thuật ngữ văn học cũng giải thích về không gian nghệ thuật:
“Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, ngoài không gian vật thể
còn có không gian tâm tưởng… Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học
có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như: thời gian,
xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự…Không gian nghệ thuật không chỉ cho thấy nội
dung mà còn thể hiện quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay


Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

5


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

cả một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc
đáo cũng như nghiên cứu loại hình các hiện tượng nghệ thuật” [4; tr. 160-161].
Trần Đình Sử trong công trình Một số vấn đề thi pháp học hiện đại phát biểu
khái niệm về không gian nghệ thuật như sau: “Không gian nghệ thuật là phạm
trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới
nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì
không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn…Do
gắn với điểm nhìn, trường nhìn, môi trường hoạt động, không gian nghệ thuật trở
thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, đồng thời do gắn với ý nghĩa, giá trị,
không gian trở thành ngôn ngữ, biểu trưng nghệ thuật” [10; tr. 42-43]. Tác giả
cũng giải thích rõ hơn về không gian nghệ thuật: “Là một hiện tượng nghệ thuật,
không gian nghệ thuật là một hiện tượng ngoại lệ, mang ý nghĩa cảm xúc, tâm
tưởng. Không gian trong văn học được biểu hiện bằng không gian điểm mang
tính chất ước lệ, tượng trưng (đỉnh Ôlimpơ, tây trúc, thiên đình, làng quê, bến
sông, tha hương, ngoài vườn…), hoặc các từ chỉ không gian vốn đã mã hóa sẵn
về ý nghĩa trong đời sống (trên cao, dưới thấp, quanh co, rộng hẹp, ngắn dài…),
không gian nghệ thuật thể hiện tập trung vào cái nhìn, điểm nhìn, điểm quan sát
không gian và thời gian” [10; tr. 44].
Tóm lại, dù có nhiều cách định nghĩa về không gian nghệ thuật, chúng ta vẫn
thấy một số điểm chung nhất định: Không gian nghệ thuật cũng là một dạng hình
tượng văn học, tác giả xây dựng không gian theo quan niệm và ý đồ riêng của
mình, không gian đó được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành một thói quen trong
cách cảm nhận thế giới của mỗi nhà văn, nhà thơ, mỗi tác phẩm. Nghiên cứu

không gian nghệ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải mã nội dung tác
phẩm văn học. Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu không gian nghệ thuật là
tìm hiểu được tư duy, quan niệm của tác giả về không gian đó, từ đó mở rộng ra
phạm vi toàn xã hội, toàn bộ cuộc sống. Vì thế, ngoài việc khám phá không gian

Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

6


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

vật lí của thế giới hiện thực cần chú trọng khám phá không gian tâm tưởng, tâm
trạng của người sáng tác.
1.2.2 Không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích Việt Nam
Khái niệm không gian nghệ thuật đã được ứng dụng để tìm hiểu nhiều loại
hình văn học khác nhau, trong đó có truyện cổ tích. Việc áp dụng một phương
diện tiêu biểu của thi pháp học vào một đối tượng lớn và quen thuộc như truyện
cổ tích đã đem lại nhiều thành tựu. Những nhà nghiên cứu, nhà thi pháp học đã
đưa ra nhiều nhận định về đặc điểm của không gian nghệ thuật truyện cổ tích và
qua đó phần nào tìm hiểu được tư tưởng, quan niệm của nhân dân về thế giới, về
cuộc sống và về chính bản thân con người.
Không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích là một kiểu không gian đặc biệt,
nó gắn liền với thể loại. Lê Trường Phát, trên cơ sở xét về phương diện bản thể,
cho rằng: Không gian cổ tích thần kì có hai dạng: Không gian cuộc sống trần thế
và không gian kì ảo phi trần thế. Không gian cuộc sống trần thế chủ yếu là không
gian làng quê. Có thể có không gian cung đình trong Tấm Cám, không gian đảo
hoang trong Sọ Dừa, không gian biển cùng với đảo vàng trong Cây khế nhưng
về cơ bản vẫn là không gian làng quê nơi nhân vật sinh ra và sống phần lớn cuộc
đời của mình. Không gian kì ảo thì đa dạng hơn, gồm: Không gian Thiên phủ

(cõi tiên, thiên đình) trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên, không gian Âm phủ trong
Sự tích sông Nhà Bè, không gian Thuỷ phủ (cõi nước) trong Người thợ mộc
Thanh Hoa. [9; tr.44-45].
Không gian trong cổ tích là không gian khép kín, chỉ tồn tại xung quanh nhân
vật chính mà thôi, còn các nhân vật khác làm gì, ở đâu trong khi nhân vật chính
hoạt động thì cổ tích không hề quan tâm. Không gian trong truyện cổ tích khó xác
định phạm vi, nơi chốn, đặc điểm. Truyện nào cũng có một không gian hao hao
giống nhau mà ta bắt gặp đâu đó trong một truyện cổ tích khác, cổ tích chỉ cần kể
đến tên, địa danh không gian đó còn nó ra sao cổ tích không quan tâm.
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

7


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

2. Không gian sông nước – biển đảo gắn liền với số phận nhân vật chính
của truyện cổ tích
2.1 Sông nước – biển đảo là nơi thử thách nhân vật
Trong các câu truyện cổ tích Việt Nam, không gian sông nước – biển đảo có ý
nghĩa nghệ thuật rõ rệt. Khi khảo sát truyện cổ tích Việt Nam, ta thấy không gian
sông nước – biển đảo thử thách nhân vật chính ở hai mặt. Thứ nhất là thử thách
lòng kiên nhẫn, sự nhẫn nại của nhân vật (đặc biệt là các nhà sư). Thứ hai, không
gian sông nước – biển đảo còn là nơi thử thách tài năng xuất chúng mà nhân vật
có được.
2.1.1 Thử thách lòng kiên nhẫn của con người
Lòng kiên nhẫn, sự nhẫn nại ở con người là điều rất cần thiết, mà nó còn quan
trọng hơn cả đối với các nhà sư, những người cần bỏ qua những hỉ, nộ, ái, ố của
đời thường để chạm được đến cõi niết bàn. Trong Sự tích chim tu hú tác giả dân
gian đã đặt nhân vật của mình vào không gian biển cả để thử thách lòng kiên

nhẫn. Thử thách được tăng dần, ban đầu nhà sư (Bất Nhẫn) chọn núi non làm nơi
tu hành nhưng không thành, sau đó Bất Nhẫn chuyển sang không gian sông
nước. Nhà sư hằng ngày chèo thuyền đưa khách sang sông, đã nhiều năm trôi qua
nhà sư vẫn thực hiện công việc dù khó khăn nhưng không nản lòng. Rồi một ngày
mây mù che phủ, nước chảy siết, một người đàn bà dắt theo một đứa trẻ nhờ nhà
sư đưa qua sông. Đi qua bờ bên kia, người đàn bà bỏ quên túi đồ bên đó bèn nhờ
nhà sư sang lấy, nhà sư khó chịu nhưng vẫn chèo thuyền qua sông lấy. Nhưng đó
chưa phải là tất cả, người đàn bà lại nhờ nhà sư sang bên kia sông lấy đôi dép cho
đứa trẻ. Đến đây nhà sư đã mất đi lòng kiên nhẫn, Bất Nhẫn đã chỉ thẳng mặt
người đàn bà mà la mắng. Đó cũng chính là hành động chấm dứt cuộc đời tu hành
của Bất Nhẫn vì người đàn bà và đứa trẻ kia là do Đức Phật biến thành để thử
thách. Các tác giả dân gian đã sử dụng rất thành công không gian sông nước để
thử thách nhân vật của mình, chỉ bằng những hành động nhỏ đã giúp cho người
đọc nhận ra bao điều hay lẽ phải.
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

8


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

Hay truyện Sự tích cá he lại một lần nữa biển cả thử thách lòng kiên nhẫn của
các nhà sư. Câu chuyện xoay quanh việc nhà sư đưa lòng thành của con quỷ Ác
Lai đến với Đức Phật. Lòng thành của Ác Lai không gì khác chính là bộ lòng của
nó, thế nhưng ngại món lễ vật ngày càng hôi thối nên ông đã quăng tấm lòng
thành của Ác Lai xuống biển sâu. Sau khi đến được với Đức Phật thì nhà sư lại
không thể thành chính quả vì đã ném lễ vật của Người xuống biển. Và biển sâu
rất công bằng, nhà sư quăng bộ lòng của Ác Lai xuống biển thì nhà sư bị hóa
thành cá he để tìm lại “món lễ vật” của Ác Lai mà mình đã đánh mất.
Vậy là sự mênh mông, bao la, bát ngát của biển cả là nơi thử thách lòng kiên

nhẫn của con người, nếu như ai có lòng kiên nhẫn thì ắt sẽ đạt được điều mà bản
thân mình mong muốn, còn ai không có lòng kiên nhẫn thì sẽ bị trừng phạt, đôi
lúc đó là hình phạt trở về với biển cả.
2.1.2 Thử thách tài năng của con người
Không gian sông nước – biển đảo gắn liền với nhân vật thông minh tài giỏi,
gắn với những chiến công đánh thắng giặc ngoại xâm, kẻ gian tà; là không gian
chứng kiến các cuộc thi tài giữa các nhân vật xuất chúng.
Chẳng hạn như trong Sự tích dưa hấu, nhân vật Mai An Tiêm bị đày ra
hoang đảo, những kẻ ghen ghét, đố kị với địa vị của chàng cho rằng Mai An Tiêm
không thể tồn tại trong một không gian khắc nghiệt và thiếu thốn như vậy. Không
gian biển đảo bao la, hoang vắng không làm cho chàng nản lòng, mất niềm tin.
Mai An Tiêm đã chứng minh được bản lĩnh, tính cách và tài năng của mình. Từ
thuận lợi ban đầu mà biển mang lại: “Muối không có thì ta có nước biển”, Mai
An Tiêm đã làm cho vợ con yên tâm hơn để sống và lao động, khắc phục khó
khăn. Chàng tốt bụng, thông minh, nhanh trí, dựa vào những chiếc thuyền đánh
bắt cá trên biển, chàng đã đổi dưa cho họ để lấy lương thực phẩm. Việc trao đổi
hàng hóa ngày càng được mở rộng, giúp gia đình chàng vượt qua mọi khó khăn,
tạo dựng được cuộc sống giàu có hạnh phúc tại đảo.
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

9


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

Truyện Lấy chồng Dê xoay quanh sự đố kị ghen ghét của người chị đối với
người em gái út trong gia đình vì người em có chồng tuấn tú, đẹp trai, không ai
sánh bằng. Hai người chị tàn nhẫn muốn cướp đoạt chồng của em đã lập mưu
hãm hai, thừa lúc em không để ý đã đẩy em xuống biển sâu. Nhờ trí thông minh,
gan dạ của người chồng đã cho giúp người vợ thoát chết “Hơn một năm sau, một

hôm người chồng trao cho vợ một con dao và hòn đá lửa, dặn rằng: - Tôi có một
số công việc phải vượt muôn trùng sóng nước, chưa hẹn được ngày về, cũng
không thể đem nàng đi được. Nàng ở nhà nhớ đừng đi đâu xa. Hai vật hộ thân
này hãy luôn mang bên người đừng quên, có khi dùng được việc”. Quả đúng vậy,
những vật dụng chàng trao cho vợ đã trở nên hữu dụng: “vợ Dê khi đang vùng
vẫy cố ngoi lên mặt nước thì bỗng có một con cá kình lao tới đớp ngay vào bụng.
Sẵn dao bên mình, nàng lập tức rút dao ra đâm chém tứ tung (...) Chẳng bao lâu
sau sóng biển đánh giạt xác cá vào bờ nàng dùng dao rạch bụng cá ra ngoài...”,
tính thông minh của người chồng cộng với sự kiên trì, niềm hi vọng đã tiếp thêm
sức mạnh cho nàng tiếp tục sống dù ở nơi hoang vu không bóng người. Cuối
cùng nàng được chính người chồng yêu dấu đưa trở về, sống sưng sướng, hạnh
phúc bên nhau trọn đời.
Nhân vật Hai trong câu chuyện Đại vương Hai phiêu bạt khắp nơi, và đỉnh
điểm của truyện là việc chàng Hai gặp đoạn sông vắng người qua lại, vì ở đó xuất
hiện một con thuồng luồng chuyên ăn thịt người. Đến đây, Hai dùng tài trí và sức
khỏe của mình để diệt trừ quái vật cho nhân dân trong vùng. Cuối cùng thì chàng
đã giết được quái vật trả lại bình yên cho cuộc sống của người dân nhưng chàng
bị dính độc của thuồng luồng nên chàng đã chết. Không gian sông nước xuất hiện
như là một lần thử tài quan trọng đối với Hai và cũng chính qua không gian đó ta
nhận thấy tài năng phi thường của con người.
Không gian sông nước – biển cả không chỉ là nơi thử thách tài năng, trí tuệ
của con người mà đó còn là nơi cho các nhân vật thể hiện tài năng của mình. Mỗi
một tài năng của nhân vật luôn gắn với không gian sông nước – biển đảo, qua đó
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

10


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam


tác giả dân gian còn muốn gửi gắm nhiều tư tưởng, tình cảm hơn nữa. Trong
truyện “Yết Kiêu”, chàng đã dùng sức khỏe, trí thông minh của mình để đánh
đuổi giặc ngoại xâm. Tài năng của Yết Kiêu gắn liền với biển cả, ông có tài bơi
lặn hơn người, lặn dưới biển mà cứ như đang đi trên cạn “Mỗi lần ông lặn xuống
biển bắt cá; người ta cứ tưởng như ông đang đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống
ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên”. Chính bởi vậy nên Yết Kiêu đã lập
công lớn đối với đất nước. Ông đã dùng khả năng bơi lội của mình để làm đắm
rất nhiều tàu giặc, và buộc chúng phải rút quân.
Các tác giả dân gian đã rất công phu khi đã xây dựng các thử thách và qua các
thử thách này đã làm hiện lên khả năng tuyệt vời của con người, những phẩm
chất tốt đẹp của người dân Việt Nam.
2.2 Sông nước – biển đảo gắn liền với số phận nhân vật
Thiên nhiên sông nước – biển đảo có lúc trời yên bề lặng, có lúc sóng to gió
lớn, riêng khoảng cách và độ sâu đã là một trở ngại lớn trong sự di chuyển của
con người. Ngoài ra những người đi biển luôn phải đối mặt với hiểm nguy không
thể lường trước.
Truyện cổ tích đã cho ta thấy những tổn thất nặng nề về người và của mà
những cư dân ven biển phải gánh chịu. Truyện Sự tích con sam cũng phần nào
phản ánh những điều đó: “Ngày xưa có hai vợ chồng một người đánh cá nghèo.
Một hôm người chồng ra khơi với bạn nghề. Không may có một trận bão rất lớn
nổi lên giữa lúc họ đang thả lưới. Không một người nào khỏi thoát nạn”. Người
vợ nghe tin đau lòng như cắt, bà đã bỏ nhà đi tìm chồng, bà đi khắp nơi và đến
một hòn đảo xa xôi và hoang vu chưa có bước chân người mà không gặp trở ngại
vì bà đã được giúp đỡ. Chỉ cần nhắm mắt và ngậm viên ngọc là bà có thể bay qua
biển để đến với hòn đảo – nơi chồng bà ở đó. Nhưng không tuân thủ quy tắc, bà
và chồng không thể trở về đất liền, họ rơi xuống biển, chịu một kết thúc bi thảm.
“ Người chồng ôm ngang lưng người vợ để vợ đưa qua biển cả. Lòng người vợ
sung sướng không thể nói hết. Vì thế bà ta quên mất lời thần Cây dặn. Miệng
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại


11


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

mắc viên ngọc nhưng bà vẫn cố hỏi chuyện chồng. Đột nhiên viên ngọc văng ra
giữa không trung. Bà chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi cả hai vợ chồng đều sa xuống
biển”.
Ở nhiều truyện ta còn thấy nhân vật phản diện bị trừng phạt bởi cái chết nơi
biển cả. Truyện Con mụ Lường kể về mụ Lường sau khi gây bao tội ác, hãm hại
nhiều người “Mỗi lần làm mụ làm những món rất to, và thường nhằm vào những
khách giàu sang, nhất là khách nước ngoài mới tới. Món độc của mụ đã từng
khiến nhiều kẻ mất đứt cả của lẫn người vào tay mụ, nên của cải nhà mụ chứa
chất không biết bao nhiêu mà kể”, trong đó có người phú thương trẻ tuổi và cũng
chính hãm hại người phú thương bà ta phải nhận lấy một kết thúc bi thảm – đó là
cái chết nơi biển sâu “Trong một chuyến chở mụ Lường và gia nhân của mụ về
nước làm nô lệ, mụ đã nhảy xuống biển tự tử”.
Truyện Cây khế có nhân vật người anh tham lam, ban đầu hai anh em ăn ở
hòa thuận với nhau, thương yêu đùm bọc nhau. Nhưng về sau do lòng tham của
người anh mà người em bị ruồng rẫy, xua đuổi khỏi cuộc sống êm ấm của gia
đình nhỏ. Người em phải chịu một cuộc sống khổ sở về thể xác và đau đớn về
tinh thần. Nhưng sau đó người em được chim thần giúp đỡ và có cuộc sống tốt
đẹp hơn, còn người anh vì tham lam, bất chấp lời chim dặn “may túi ba gang”
thì lại “may túi chín gang”, lại còn dắt vàng bạc châu báu xung quanh người làm
quá tải, chim không bay được. Chim nói người anh vứt bớt vàng xuống biển để
có thể bay tiếp nhưng người anh trai không chịu từ bỏ lòng tham của con người.
Cuối cùng thì chim thần không thể chở nổi lòng tham của con người, chim gắng
sức bay đến đất liền thì chao đảo, nghiêng cánh làm người anh tham lam rơi
xuống biển sâu và nhận lấy một kết thúc bi thảm.
Cùng trả giá ở nơi biển sâu ta bắt gặp nhân vật người vợ bạc tình bạc nghĩa,

chỉ vì cái lợi trước mắt mà nàng từ bỏ người chồng thân yêu đồng thời cũng là ân
nhân cứu mạng nàng trong truyện Sự tích con muỗi xoay quanh câu chuyện về
chàng trai chung thủy tìm mọi cách để cứu sống người vợ của mình, chàng đã
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

12


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

dùng đủ mọi cách bất chấp mọi lời dè bỉu, chửi mắng của thiên hạ, chàng sẵn
sàng cho nàng ba giọt máu để nàng sống lại. Tuy nhiên, sự thật đau lòng đã đến
với chàng, trên đường về nàng đã phụ tình chàng trai. Chàng trai đau khổ, Đức
Phật chỉ cho chàng cách, nói chàng đến đòi lại ba giọt máu. Người vợ trả lại ba
giọt máu cho người chồng thì hồn lìa khỏi xác. Người chồng quay về, người vợ bị
người tình quăng xác xuống biển.
Bằng việc khảo sát các câu chuyện cổ tích cụ thể ta thấy không gian sông
nước – biển đảo là nơi gắn liền với từng số phận của nhân vật. Các nhân vật chính
có những số phận bi thảm nếu như làm điều ác, bên cạnh đó cũng có thể các nhân
vật có được cuộc sống hạnh phúc nếu như luôn làm những điều tốt, điều thiện.
Vậy không gian sông nước – biển đảo là một yếu tố quan trọng trong việc xây
dựng nên nhân vật trong truyện cổ tích.
3. Không gian sông nước – biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam trên
phương diện vật chất
3.1 Sông nước – biển đảo là môi trường giao thông của con người
Không gian sông nước – biển đảo trong các câu chuyện cổ tích mang những ý
nghĩa rất thiết thực, đó là nơi người dân đi lại, sinh sống, vận chuyển từ nơi này
đến nơi khác. Và cũng chính nhờ vào việc đi lại, vận chuyển trên sông, trên biển
như vậy ta thấy không gian của truyện được mở rộng ra.
Hầu hết qua các câu chuyện này không gian sông nước – biển đảo xuất hiện

như là một nhân tố quan trọng, là nơi để con người đi lại vận chuyển làm ăn buôn
bán. Qua câu chuyện “Sự tích con mối” ta thấy Thạch Sùng nhờ vào sự khôn
ranh của mình nên đã ăn nên làm ra “Một hôm Thạch Sùng đi ăn xin về khuya.
Dọc theo bờ sông hắn trông thấy hai con trâu từ dưới nước lội lên và húc nhau
chí tử. Hắn đoán biết ấy là điềm trời sẽ mưa lụt to, nên từ đó có bao nhiêu tiền
chôn, hắn đào lên đong gạo tất cả”. Năm đó trời lụt to, mùa màng, cây cối
không còn, giá gạo tăng lên gấp trăm, lúc đó Thạch Sùng lấy gạo ra bán, từ đó
hắn giàu có hẳn ra. Khi hắn giàu có, hắn còn dong buồm đi khắp nơi làm ăn, buôn
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

13


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

bán, hắn giao lưu cả với những bọn tướng cướp để thu được lợi nhuận. Tuy nhiên,
đó là những lợi nhuận, của cải từ chỗ bất lương nên Thạch Sùng đã không giữ
được cho riêng mình mà phải nhận hậu quả khôn lường. Thiên nhiên không cho
không ai điều gì, tất cả đều phải có qua có lại. Vì vậy, con người cần phải biết
trân trọng những gì mình đang có, đồng thời cần phải luôn biết bảo tồn và phát
huy những giá trị vốn có của tự nhiên.
Trong câu chuyện Đồng tiền Vạn Lịch còn cho ta thấy vai trò to lớn của
không gian sông nước – biển đảo. Chuyện kể về người lái buôn giàu có tên là
Vạn Lịch, anh ta có rất nhiều của cải, tất cả nhờ vào việc đi lại giao lưu buôn bán
trên sông “Ngày xưa có người lái buôn tên là Vạn Lịch. Hắn ta buôn to, giàu có
vào hạng nhất nhì trong nước. Hắn có ngót một trăm chiếc thuyền chở hàng.
Chiếc thuyền riêng của Lịch có buồng ăn, buồng nằm, vv...không khác gì nhà ở
trên đất liền”. Anh ta có một người vợ xinh đẹp, nết na hơn người nhưng chỉ vì
lòng ghen tuông mà anh ta đuổi người vợ là Mai Thị ra khỏi nhà, và cũng từ đây
anh ta làm ăn thua lỗ. Người vợ là Mai Thi sau khi bị đuổi ra khỏi nhà thì lấy một

người chồng khác. Người chồng của Mai Thị sau một hôm vào chùa chơi làm đổ
tượng phật trong chùa làm cho nhà vua bị liệt nửa người. Nhà vua ban lệnh ai
chữa được thì sẽ ban thưởng hậu hĩnh. Mai Thị liền kêu chồng đến chùa dựng
tượng lên, nhà vua khỏi bệnh liền ban thưởng cho hai vợ chồng nhưng Mai Thị
không nhận chỉ xin cho một chức tuần ti ở trên sông. Sau khi vợ chồng Mai Thị
nhận chức thì thuyền của Vạn Lịch đi ngang qua, Vạn Lịch lên đóng thuế thì hết
sức bất ngờ trước việc người vợ của mình ngồi trên án thu tiền.
Cuộc đời của Vạn Lịch luôn gắn liền với sông nước – biển đảo, ngay từ khi
anh ta là một kẻ giàu có cho đến khi anh ta làm ăn thua lỗ cũng vẫn lênh đênh
trên mặt nước. Điều đó chứng tỏ việc đi lại trên sông là rất phổ biến, nó gắn liền
với mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người từ xa xưa
Tóm lại, qua các câu chuyện cổ tích trên ta thấy được vai trò to lớn của
không gian sông nước – biển cả. Ngoài việc đánh bắt cá con người còn hình
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

14


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

thành nên nghề thương nghiệp trên biển, họ dong buồm đi khắp nơi để trao đổi,
giao lưu buôn bán. Tất cả mọi hoạt động của những con người vùng đồng bằng
dường như đều được thực hiện trên những con sông, trên mặt biển bao la. Và đây
cũng là con đường đưa con người đến những vùng đất mới, đến những hòn đảo
xa xôi, đến với cuộc sống mới.
3.2 Sông nước – biển đảo là nơi phát triển kinh tế
Không gian sông nước – biển đảo là nơi đi lại, vận chuyển của con người, bên
cạnh đó còn là nơi phát triển kinh tế. Những hoạt động kinh tế trên sông, trên
biển đã phần nào giúp cho kinh tế của người dân tăng lên, cũng từ đây kinh tế
vùng miền phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Trong truyện Sợi bấc tìm ra thủ phạm, đầu truyện ta thấy ngay được sông
nước đi lại của thuyền buôn, họ đi trên biển đến các vùng miền khác nhau để trao
đổi hàng hóa, giao lưu buôn bán với nhau “Ngày xưa có một tay phú thương tên
là Phong. Hắn có mười chiếc mành lớn chở hàng hóa ra khắp Nam Bắc”. Và
cũng do những chiếc mành này hay đi khắp Nam Bắc để buôn bán thì cũng cần
có những tay lái tin cẩn. Một trong những kẻ được Phong tin cẩn là Ninh, nhưng
hắn đã gian díu với vợ của Phong nên trước ngày đi buôn hắn liền giết chết
Phong sau đó mới lên đường. Mười chiếc mành ra đi nhưng không ai hay biết ông
chủ của mình đã chết. Sau khi mười chiếc mành trở về thì quan mới bắt đầu xét
xử. Mọi sự cố gắng tìm ra thủ phạm gần như là vô nghĩa. Tuy nhiên có một viên
quan hiến kế dùng sợi bấc để tìm ra thủ phạm, nên tên Ninh và người đàn bà độc
ác cuối cùng cũng phải nhận tội.
Bên cạnh việc giao lưu trao đổi buôn bán thì không gian sông nước – biển
đảo còn là nơi để người dân phát triển kinh tế biển, đặc biệt không chỉ trong nước
mà còn là sự phát triển kinh tế với các nước lân cận. Ở truyện Con mụ Lường ta
thấy hoạt động buôn bán bằng đường biển vào nước ta. “Ngày xưa có hai vợ
chồng người phú thương trẻ tuổi. Chồng thường dong buồm chạy khắp trong
Nam ngoài Bắc và các nước xa xôi, chuyên bán hàng đi và cất hàng về”.
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

15


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

Những thuyền buôn đã vượt ra ngoài ranh giới thường nhật để đi làm ăn xa,
họ không còn bó hẹp trong phạm vi nông thôn. Do đó ta có thể nói rằng họ là
những nhân tố bước đầu phá vỡ sự khép kín của làng xã. Không gian này cho ta
biết vì sao nền kinh tế của các vùng miền phát triển và cũng cho ta thấy hiện
tượng giao lưu với các thương nhân nước ngoài làm phá vỡ mô hình tự cung tự

cấp của nông thôn Việt Nam.
Truyện Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khó xoay quanh một anh
chàng nghèo khó, sau đó được đổi đời nhờ những chuyến đi buôn cùng chủ. Sau
đó chàng theo những chuyến hàng của chủ đi đến những thị trấn lớn “Thuyền cất
hàng vượt biển luôn năm ngày đến một thị trấn lớn. Trên bến người mua kẻ bán
chen chúc như hội”. Ở đây, chàng cũng đã cứu được một con chó và một con
mèo. Sau đó anh còn cứu được con của Long Vương nên được ban viên ngọc
quý. Từ đó anh trở nên giàu có.
Như vậy, không gian sông nước – biển cả là nơi buôn bán đồng thời nó cũng
chính là nơi giúp đỡ con người, giúp cho con người vượt qua được cảnh nghèo.
Và đại diện tiêu biểu giúp con người chính là Long Vương – hình ảnh của không
gian sông nước – biển đảo. Tác giả dân gian đã sử dụng yếu tố thần kì (Long
Vương) như một biện pháp nghệ thuật đặc biệt để có thể truyền đạt hết những ý
nghĩa, những tư tưởng tình cảm của mình muốn gửi gắm.
Yếu tố sông nước – biển đảo xuất hiện như một điều kiện để cho con người
thay đổi cuộc sống. Nhờ vào đó mà con người mới có thể giao lưu buôn bán, mở
rộng sản xuất, và cuối cùng là họ đã nâng cao cuộc sống của mình hơn. Và cũng
qua đây ta khẳng định rằng sông nước – biển đảo đã gắn liền với con người Việt
Nam từ rất xa xưa, nó đã trở thành người bạn đồng hành của nhân dân ta.
3.3. Sông nước – biển đảo là nơi con người làm ăn sinh sống
Người dân sống ven biển ở nước ta rất đông, họ có thể vừa làm nông nghiệp
vừa đánh bắt hải sản để sinh sống.
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

16


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

Qua câu chuyện Cứu vật vật trả ân, cứu nhân nhân trả oán cho ta thấy

không gian sông nước – biển đảo là nơi con người kiếm ăn, sinh sống. Chuyện
xoay quanh về một anh chàng có tính thương người nhưng nghèo khó, nghề chính
của anh đánh bắt cá kiếm sống qua ngày. Một hôm đi câu anh câu phải một con
rắn, đó là con của Long Vương. Nó xin anh tha chết và mong được kết bạn cùng
anh. Từ đó anh câu được nhiều cá hơn , bắt đầu có của ăn của bán, cuộc sống có
phần dễ chịu. Sau này có lũ lụt, nhờ rắn mách nước mà anh có thể sóng xót, anh
cứu rất nhiều con vật (chuột, trăn, kiến), anh còn cứu cả con người cho dù rắn đã
khuyên ngăn là không nên. Sau này anh mới biết con người kia là kẻ vô ơn.
Con người ta khi túng quẫn, nghèo đói mà dường như tất cả sự sống đang
xua đuổi họ thì họ chỉ còn cách tìm về với thiên nhiên, họ đến với sông nước.
Anh chàng nhà nghèo kia cũng vậy, anh đã túng đến mức phải đi ăn xin, cuộc
sống đẩy anh đến bước đường cùng thì anh về với sông nước kiếm sống, và chính
nơi đây đã cho anh cuộc sống dễ chịu thoải mái hơn.
Trong truyện Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài
chưa tan mô tả không gian con người sinh sống, ăn ở, lao động, sinh hoạt ngay
trên cạnh bờ biển, dòng sông. “Ngày xưa ở huyện Thanh Trì có một anh chàng
học trò nghèo họ Nguyễn. Anh ta mồ côi cha, cửa nhà sa sút. Người mẹ làm nghề
chống đò ngang cố nuôi con ăn học. Nhưng nghề đó không đủ nuôi cả mẹ liền
con. Nhiều lúc anh ta phải nghỉ học trở về chống đò thay mẹ già tuổi già sức yếu.
Nhà anh ta là một túp lều dựng bên sông”. Chàng trai có giọng hát ngây ngất
khiến con gái phú ông họ Trần say mê. Nàng đã mang tín vật trao cho chàng trai.
Chàng trai thấy vậy liền kêu mẹ mang sính lễ sang hỏi cô gái. Tuy nhiên khi bà
mối sang thì phú ông họ Trần kiên quyết phản đối, ông thách cưới khiến chàng
trai phải bỏ nhà ra đi kiếm tiền cưới vợ. Cô gái thấy chàng trai đi mất không nói
một lời sinh ra đau bệnh rồi chết. Phú ông thấy có lỗi nên đem xác hỏa táng, sau
khi hỏa táng thấy có một cái khối bằng cái đấu, đỏ như son và trong suốt như
thủy tinh. Phú ông mang về làm thành chén trà thờ con gái. Mỗi lần pha trà thấy
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

17



Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

có bóng anh lái đò trong đó. Chàng trai cất chân đi ba năm kiếm đủ tiền lấy vợ
liền trở về quê hương. Khi về anh nghe tin người yêu chết, nước mắt đầm đìa.
Phú ông tạ từ rồi đưa chén trà cho chàng trai, anh thổn thức, những giọt nước mắt
rơi vào chén, chén tự nhiên tan ra ướt đẫm cả tay.
Như vậy, không gian sông nước – biển cả luôn gắn liền với con người, nó là
nơi con người định cư, là nơi con người tìm đến khi cuộc sống xã hội dường như
đã quay lưng với họ. Đăc biệt hơn, không gian sông nước – biển cả là mục tiêu, là
cái đích cuối cùng của con người mong muốn được chinh phục cho dù họ phải
trải qua hàng ngàn những khó khăn. Vậy, mỗi một lần không gian sông nước –
biển cả xuất hiện là mỗi một lần con người mong muốn điều tốt đẹp giành cho
cuộc sống của họ và thiên nhiên cũng không phụ lòng con người, nếu con người
biết cách bảo vệ thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ ban tặng những điều tốt đẹp, thế
nhưng con người coi thường thiên nhiên, vì lợi nhuận mà bất chấp hậu quả thì
con người sẽ phải chịu những hậu quả khôn lường.

4. Không gian biển đảo – sông nước trong truyện cổ tích Việt Nam trên
phương diện tinh thần
4.1 Biển đảo – sông nước gắn liền với phong tục tập quán – tín ngưỡng
Trước sức mạnh của thiên nhiên, con người xưa kia luôn tin rằng thiên nhiên
thế lực thần linh đầy huyền bí, vô song. Con người chỉ biết phó mặc cho số mạng,
cầu phúc từ đấng thần linh vô hình đó, với mong muốn được sự che chở và cầu
mong các thần ít nổi giận, tránh được nhiều tai họa. Sông nước – biển đảo là một
trong những thế lực thiên nhiên đó. Từ đó xuất hiện nhiều những tín ngưỡng,
phog tục của người Việt gắn liền với sông nước – biển đảo.
4.1.1 Phong tục thờ thần biển – thần sông
Trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam có kể tới một số tín ngưỡng, phong

tục của người Việt gắn liền với không gian sông nước – biển đảo. Trong đó có tín
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

18


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

ngưỡng thờ cá, với tồn tại và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người Việt xưa,
là các cư dân ven biển.
Truyện Sự tích bãi ông Nam phản ánh chân thực tín ngưỡng thờ cá voi hay
có tên gọi khác là ông Nam hay cá ông của dân chài vùng biển. Chuyện kể rằng
những người dân trong khi ra khơi làm ăn thường bị nạn bão tố. Mỗi lần như vậy,
nếu trên đất liền chỉ đổ nhà đổ cửa thì trên mặt biển có thể chết hàng trăm hàng
ngàn mạng người. Tiếng than khóc vang đến tận trời xanh, Bồ tát thương tình bèn
xé chiếc pháp y quăng xuống biển, niệm thần chú thành những con vật đi cứu
giúp những người thuyền chài. Tuy nhiên những con vật này chỉ dài chứ không to
nên việc cứu giúp cũng rất khó khăn, chính vậy nên bồ tát mượn ít xương voi
ném xuống biển biến những con vật nhỏ bé thành những con vật vừa có sức khỏe,
vừa có thân hình to lớn. Từ đó chúng có thể cứu giúp hàng ngàn người gặp nạn
trên biển nên người dân chài gọi những con cá này là cá Ông hay Ông Nam. Cá
Ông tận tụy với công việc ít khi rời khỏi vùng biển mình cai quản, nhưng một
hôm cá Ông có ý muốn đi ngao du vì cũng chưa đến mùa bão. Trong khi ngao du
cá Ông nhận được tin có bão. Nhưng bão về rất nhanh, nếu về đường cũ thì
không kịp nên phải đi đường tắt. Lúc đó, cá Ông đang mang thai, nếu đi đường
tắt là một điều vô cùng nguy hiểm nhưng cá Ông vẫn bất chấp để kịp cứu người.
Khi qua những đoạn đường khó khăn cá Ông đã đẻ rơi con, vì không có nước nên
con của cá Ông chết. Dù rất mệt và buồn vì mất con nhưng cá Ông không bỏ cuộc
mà vẫn về cứu những người dân chài “Cá Ông vùng ngay ra khơi, chỉ một
thoáng nó đã đội chiếc ghe sắp bị chìm lên lưng đưa lên bờ. Dọc đường nó còn

cứu được năm chiếc khác đang vật vờ trong sóng biển”. Sau đó cá Ông ốm liền
mấy tuần, biết được mọi việc xảy ra bồ tát cũng vui lòng xá tội cho cá Ông vì
rong chơi không xin phép. Từ đó con người lập miếu tưởng nhớ đứa con đẻ rơi
của cá Ông.
Khi con người gặp những nguy hiểm trong lúc ra khơi họ không biết phải cầu
cứu vào ai, họ chỉ thầm khấn thần linh mong muốn rằng biển khơi đừng nổi giận,
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

19


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

nếu không họ cũng chỉ biết mong chờ vào sự may mắn và sự giúp đỡ của các thần
linh mà tiêu biểu ở đây là sự giúp đỡ của cá Ông.
Người Việt xưa còn rất tin tưởng vào sự tồn tại và linh thiêng của các thủy
thần. Vì vậy hình thành nên câu nói “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Trong
truyện Người thợ mộc Nam Hoa cũng phản ánh rõ tín ngưỡng thờ thủy thần của
con người nơi đây. Chuyện xoay quanh nhân vật tên Chuẩn, ông là người nghèo
khó đi làm thuê về học nghề. Ở đâu có thợ khéo tay ông đều xin học. Một hôm
đang ăn cơm với những người bạn thợ thì có một ông già nghèo khó rách rưới
đến xin ăn, tất cả thợ đều xua đuổi chỉ có ông Chuẩn là chia cho ông già nửa phần
cơm của mình. Sau đó ông già dạy cho ông Chuẩn nghề mộc. Từ đó ông Chuẩn
rất nổi tiếng trong nghề mộc. Không lâu sau có một làng dựng đền ba tháng mà
chưa xong, nghe vậy ông Chuẩn đến xem, trong lúc xem không may ông làm
hỏng một miếng kẻ, thấy vậy đám thợ bắt đền. Ông xin một miếng gỗ, chạm lại
những gì mình làm hỏng, mọi người kinh ngạc trước tài năng của ông, nên làng
muốn mời ông ở lại giúp việc xây đình. Tuy nhiên đám thợ không chịu, muốn
cùng thi tài. Cuối cùng ông Chuẩn đồng ý, hai bên đua tài, không lâu sau đám thợ
đành chịu thua bỏ dở về. Sau đợt thi tài đó ông Chuẩn đến xây đền ở trước cửa

sông, đêm đó ông được Long Vương mời xuống thủy phủ . Sau ba năm ông hoàn
thành công việc được Long vương thưởng ba mươi viên ngọc và trả về trần gian.
Sự cẩn thận, tinh thông nghề của ông đã đến tai thần thánh, ông được Long
vương mời xuống thủy phủ giúp sửa lại hoàng cung. Qua chi tiết đó ta thấy tài
năng của con người là điều mà không ai ngờ tới, tài năng đó được Long vương
kính nể, và khâm phục. Đồng thời qua câu chuyện, ta nhận ra rằng con người xưa
luôn tin tưởng vào đấng thần linh, tiêu biểu ở đây là Thủy thần, và tài năng xuất
chúng của con người đôi lúc chỉ có thể thần linh mới thưởng thức được.
Trong truyện Thạch Sanh cũng cho ta thấy sự giúp đỡ của thủy thần đối với
con người. Ta thấy sau khi Thạch Sanh cứu được công chúa thì bị Lí Thông nhốt
dưới hang. Ở đây, chàng cứu con trai của Long Vương. Sau đó chàng được vua
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

20


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

Thủy phủ ban thưởng rất nhiều vàng bạc nhưng chàng không nhận, mà chàng chỉ
xin một cây đàn. Rời khỏi thủy phủ chàng về cuộc sống bình thường, nhưng
chàng bị đại bàng và chằn tinh trả thù nên bị tống vào ngục, ngồi trong ngục
chàng đem đàn ra gảy, tiếng đàn nỉ non bay đi làm cho công chúa nói được. Công
chúa xin nhà vua cho gặp người đánh đàn, hai người nhận ra nhau, Thạch Sanh kể
hết sự tình nên nhà vua cho phép chàng cưới công chúa. Sau khi nghe tin chàng
cưới công chúa, hoàng tử của mười tám nước chư hầu kéo quân đến gây chiến.
Nhờ chiếc đàn thần mà vua thủy phủ ban tặng Thạch Sanh đã đuổi được quân của
các nước chư hầu sau đó lên ngôi sống hạnh phúc với công chúa.
Trong quá trình hình thành và phát triển của người Việt xưa, ngoài việc làm
ăn sinh sống họ còn phải ra sức bảo vệ xây dựng một một sống tốt đẹp hơn,
không để cho người ngoài xâm lược. Khi có sự xâm nhập của kẻ thù, người Việt

xưa đã ra sức giữ chủ quyền của mình. Và khi ra trận họ tin tưởng vào sự chiến
thắng, họ tin tưởng vào khả năng của mình. Khi con người cầu mong thần linh
giúp đỡ thì niềm tin được tăng lên, chiến thắng sẽ nắm chắc trong tay hơn. Vì vậy
nên trong các câu chuyện của người Việt xưa có xuất hiện chi thiết Thủy thần
giúp đỡ con người trong công cuộc bảo vệ đất nước.
Câu chuyện Sự tích Hồ Gươm là minh chứng cho điều ta nói ở trên. Chuyện
xoay quanh công cuộc giữ nước của nghĩa quân Lam Sơn. Vì mới bước đầu nên
nghĩa quân còn non yếu. Vì tấm lòng yêu nước của nghĩa quân đã động lòng đến
các bậc thần linh nên họ đã giúp đỡ. Người đại diện cho bậc thần linh ở đây chính
là đức Long quân. Hồi đó có một người ở Thanh Hóa tên Lê Thận làm nghề đánh
bắt cá, một đêm anh ta đi bắt cá nhưng nhiều lần kéo lưới anh ta chỉ thấy một
thanh sắt. Nhưng khi ghé mắt nhìn kĩ hóa ra đó là thanh gươm. Lê Thận mừng rỡ
ra nhập nghĩa quân Lam Sơn, dâng thanh gươm cho chủ tướng Lê Lợi. Sau khi
được đức Long quân cho mượn thanh gươm khí thế của nghĩa quân Lam Sơn
ngày càng tăng. Sau đó nghĩa quân đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước
ta.
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

21


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

Người Việt xưa đã coi tín ngưỡng thờ thần biển, thần sông là một phần trong
cuộc sống của họ. Con người luôn có khát khao, mong muốn các vị thần che chở
cho họ và hi vọng sự hòa hợp giữa con người và biển cả, họ mong muốn các vị
thần trị vì biển cả hãy để sóng yên biển lặng để họ có thể làm ăn sinh sống, có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Không gian sông nước – biển đảo chính là nơi hình thành nên tín ngưỡng,
phong tục thờ thần sông, thần biển của người Việt xưa.

4.1.2 Tục lệ hiến tế
Người Việt xưa cho rằng khi con người làm ăn trên biển gặp khó khăn mà
không thể dùng cách thông thường để chống đỡ, ắt đó là do thần linh muốn vật
hiến tế. Vậy là họ chọn những con người theo sự chỉ dẫn của thần linh để cúng tế
với mong muốn có được cuộc sống bình yên và hình thành tục hiến tế.
Không gian sông nước – biển đảo được kể trong truyện cổ tích về nàng
Nguyễn Thị Bích Châu gắn liền với tín ngưỡng thờ thần và tục hiến tế. Trong
nhiều chuyện cổ tích của chúng ta người phụ nữ thường đóng vai trò thụ động, là
nơi gửi gắm niềm trắc ẩn. Điều này ta nhận thấy rõ qua từng chi tiết của câu
chuyện về nàng Nguyễn Thị Bích Châu. Chuyện kể rằng nàng là vợ của vua Trần
Duệ Tông, nàng có nhan sắc tuyệt trần, lại là người hiểu biết. Lúc bấy giờ vua
Duệ Tông ăn chơi, nghe những lời xiểm nịnh của bọn nịnh thần nên nhiều lần
nàng khuyên ngăn nhưng không được. Một lần vua Duệ Tông xuất chinh, trên
đường gặp sóng to gió lớn, thấy vậy vua liền hỏi các bô lão vùng đó nhưng không
ai có thể trả lời. Đêm đó vua nằm mộng thấy Giao thần đòi vua phải hiến tế một
mĩ nhân. Nàng Bích Châu đã hi sinh bản thân để cho đoàn quân của nhà vua được
bình an. Ta thấy nàng Bích Châu của chúng ta tự nguyện là một vật hiến tế để cứu
mạng sống của hàng ngàn người, cái chết của nàng thể hiện một tấm lòng trinh
bạch, đồng thời cho ta thấy một con người yêu nước, nàng sẵn sàng dùng tính
mạng của nàng để chuyến đi của nhà vua thuận buồm xuôi gió.
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

22


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

Con người nơi vùng biển họ luôn gặp những sóng gió bất thường khi ra khơi,
nên họ luôn mong muốn có được những chuyến đi thuận lợi. Chính vì vậy họ tìm
đến thần linh, họ cúng những gì mà họ cho là tấm lòng thành. Thế nhưng khi tấm

lòng thành kia nếu không thể làm giảm bớt được những sóng gió ngoài biển khơi
họ sẽ dùng đến những vật hiến tế.
Tục hiến tế của người xưa đã ăn sâu vào cuộc sống của con người. Hễ việc gì
không giải quyết được là họ nhờ vào thần linh, và khi đã nhờ đến thần linh việc
hiến tế ắt hẳn sẽ diễn ra. Tục hiến tế đã gây ra biết bao nhiêu những uất ức, sự
căm giận, bao nhiêu sự oan uổng trong cuộc sống. Cũng chính vì vậy tục hiến tế
dần dần bị con người bài trừ. Truyện Tại sao sông Tô Lịch và sông Thiên Phù
hẹp lại? kể rằng nhà vua bị đau mắt mãi mà không khỏi, triều thần hết sức lo lắng
tìm đủ mọi cách mà không tìm ra cách nào cho nhà vua khỏi bệnh. Đến một ngày
có một ông thầy bói nó rằng nhà vua bị “thủy phương càn tuất” xuyên vào mắt
nên cần phải trấn áp. Ngay lập tức nhà vua ra lệnh cho triều thần ra khúc giao của
hai con sông Thiên Phù và sông Tô Lịch là sông Cái để cúng Hà Bá. Đêm đó thần
báo mộng đòi vật hiến tế “Đêm đó một viên quan ăn chay sẵn nằm trước đàn cầu
mộng. Thần cho biết: đến sáng tinh sương ngày ba mươi cho người đến đứng ở
bên kia bến đò, ai đến đó trước tiên lập tức bắt quẳng xuống sông phong cho làm
thần thì trấn áp được”. Sau khi nghe vậy, vua ra lệnh thực hiện ngay, và người bị
hiến tế chính là ông Dầu, bà Dầu. Sau khi ném ông, bà Dầu xuống sông thì nhà
vua ngay lập tức khỏi mắt. Tuy nhiên ông bà Dầu thì rất giận, ông bà oán hờn.
Ông bà nguyền cho nhà Lý không có ai sống sót, ông bà sẽ làm hẹp hai con sông
Thiên Phù và Tô Lịch lại.
Mỗi một tín ngưỡng, một phong tục của người dân miền biển là cả một niềm
tin to lớn vào thiên nhiên, vào các vị thần vô hình. Đó chính là nơi để con người
gửi gắm niềm tin, đặt sự tin tưởng để có thể tìm thấy phần nào sự yên tâm khi
dong thuyền ra khơi. Tuy nhiên, những tín ngưỡng, phong tục mà những con
người tin tưởng có cái trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc nhưng có một số
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

23



Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

tín ngưỡng lại trở thành hủ tục, nó đã gây nên bao sự đau đớn cho con người cần
phải bài trừ, loại bỏ.
4.2 Biển đảo – sông nước là nơi bày tỏ tư tưởng – tình cảm
Không gian sông nước – biển đảo chính là nơi minh chứng cho tình yêu của
những chàng trai, cô gái thôn quê. Câu chuyện Cô con gái thần nước mê chàng
đánh cá xoay quanh sự việc nàng công chúa của thủy phủ say mê giọng hát của
chàng trai đánh cá người trần. “Ngày xưa có một chàng đánh cá trẻ tuổi có giọng
hát trong trẻo, du dương. Nhà chàng vốn nghèo, tài sản chỉ có một con thuyền
nhỏ và một túp lều dựng ở ven sông.(...) Trong khi làm việc, chàng cất cao giọng
hát. Tiếng hát ấy vọng khắp xa gần làm cho mọi người ưa thích. Tiếng hát ấy còn
làm cho một nàng công chúa thủy phủ say mê. Hằng ngày nàng vẫn đội lốt cá
quanh quẩn bên thuyền để dược nghe tiếng hát của chàng người trần”. Sau một
lần mải mê nghe hát công chúa bị dính vào lưới của người cha chàng trai, cha
chàng thấy đẹp bắt cho con nuôi, ông ném cá ở dưới thuyền nhưng quên không
nói cho chàng trai làm công chúa đói lả. Một lần, chàng vô tình làm rớt cơm
xuống dưới thuyền nên công chúa được ăn một bữa no nê. Nghe tiếng động dưới
thuyền chàng trai cúi xuống xem, chàng nhìn thấy và bắt cá nên ngắm ngía. Từ đó
chàng thả cá vào chậu nuôi, chàng nâng niu chăm sóc rất kĩ. Một lần đưa cá lên
ngắm chàng làm rớt cá xuống sông, lâu ngày được tự do cá thấy vậy liền bơi về
thủy phủ. Khi trở về công chúa nhớ thương chàng trai đến héo hon, vua cha tra
hỏi nàng khai thật tình cảm của nàng vói chàng trai người trần. Vua cha nghe
xong rất nổi giận, nhưng vì nàng ngày càng làm nàng héo tàn nên vua cha
thương, vuối cùng cho phép nàng kết duyên với chàng trai đánh cá nghèo. Công
chúa đã được hạnh phúc với người mình yêu.
Mỗi khi con người đến với tình yêu họ sẽ thăng hoa. Nếu như tình yêu đó
được nuôi dưỡng trong một không gian tươi đẹp nữa thì ắt tình yêu đó sẽ đẹp vô
cùng. Không gian sông nước – biển đảo là một không gian hội tụ đủ các yếu tố để
bồi đắp một tình yêu đẹp. Chính vậy nên không gian này được tác giả dân gian sử

Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

24


Không gian sông nước - biển đảo trong truyện cổ tích Việt Nam

dụng như một yếu tố quan trọng để chắp cánh cho tình yêu đôi lứa, đưa tình yêu
đó đơm hoa kết trái.
Không gian sông nước – biển đảo không chỉ là nơi con người hẹn hò, gặp
nhau mà còn là chiếc cầu nối chắp cánh cho tình yêu cho duyên vợ chồng.
Truyện Ba chàng thiện nghệ xoay quanh việc con gái phú ông tìm đức lang
quân cho con gái. Chàng trai chỉ cần vượt qua được thử thách của biển đảo thì
chàng sẽ nên duyên vợ chồng với cô gái. Ta thấy rằng không gian này như một
con đường đưa chàng trai đến với cô gái, se duyên, kết nối tơ hồng để họ thành
đôi vợ chồng trăm năm hạnh phúc. Chuyện xoay quanh việc so tài của ba chàng
trai đến nhà phú ông xin hỏi vợ. Trong ba chàng có một người giỏi bắn cung, một
người giỏi bơi lội, một người giỏi chữa bệnh. Vì phú ông chỉ có một cô con gái
mà có tới ba chàng trai thiện nghệ nên ông phải đưa ra thử thách để quyết định
xem ai sẽ là người được cưới cô gái. Ba chàng trai đều có tài ngang nhau nên rất
khó phân định. Trong lúc đó thì con gái phú ông bị đại bàng cắp đi. Nghe vậy
chàng trai giỏi bắn cung chạy lại, giương cung bắn vào cánh đại bàng làm rớt cô
gái xuống biển. Ngay lúc đó chàng trai giỏi bơi lặn nhảy xuống vớt cô gái nhưng
cô gái đã bị tắt thở. Cùng lúc đó chàng trai giỏi chữa bệnh đã chữa cho cô gái
sống lại. Sau khi cô gái sống lại thì việc phân xử lại càng khó hơn vì ai cũng có
công cứu cô gái thoát chết. Việc khó khăn phải nhờ đến quan phủ. Quan phủ phán
chàng trai giỏi nghề bơi lặn sẽ được lấy cô gái vì khi vớt chàng đã ôm cô gái, mà
theo quan niệm xưa “nam nữ thụ thụ bất tương thân”, nay chàng trai ôm cô gái
thì phải chịu trách nhiệm nên cho họ lấy nhau. Còn hai chàng trai kia sẽ kết nghĩa
anh em với đôi vợ chồng. Hai vợ chồng có một cuộc sống hạnh phúc.

Ở một câu chuyện khác ta cũng bắt gặp những chi tiết tương tự. Đó là câu
chuyện Sự tích đầm Nhất dạ và bãi Tự nhiên, chuyện cho ta thấy được vai trò
của không gian sông nước – biển đảo. Qua câu chuyện ta nhận ra rằng tình yêu
của con người không phải phú quý là có được, đôi lúc đó là cái duyên trời định.
Ông cha ta xưa đã có câu:
Tiểu luận môn: Thi pháp học hiện đại

25


×