Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

CHUYÊN ĐỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.28 KB, 17 trang )

THAM LUẬN
Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát trực tiếp việc tuân theo pháp luật
trong công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
Phòng 8 – Viện KSND tỉnh Bình Định
Trong xu thế cải cách tư pháp hiện nay, trên cơ sở quan điểm của Đảng, của
Ngành về tiến trình cải cách tư pháp, kiểm sát hoạt động tư pháp có một vai trò, vị
trí quan trọng trong thực hiện chức năng của Ngành. Từ đó, xác định kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án
hình sự nhằm đảm bảo quyền con người của công dân một cách hiệu quả và thiết
thực nhất. Do vậy, nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam
và thi hành án hình sự là một tiêu chí đặt ra cho cán bộ, kiểm sát viên thực hiện
trong công tác kiểm sát hoạt động tư pháp.
I.TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC KIỂM
SÁT TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Trong năm, công tác kiểm sát Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam đã
được Phòng 8 Viện KSND tỉnh quan tâm, tích cực thực hiện theo đúng và vượt chỉ
tiêu kế hoạch và chương trình công tác đã đề ra; Thông qua các cuộc kiểm tra,
kiểm sát đã phát hiện nhiều vi phạm, tồn tại và ban hành kết luận kiến nghị, kháng
nghị, yêu cầu các đơn vị được kiểm tra, kiểm sát khắc phục, sửa chữa; góp phần
đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật; Phục vụ có hiệu
quả cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Thông qua hoạt động kiểm sát, cơ bản đã khắc phục được tình trạng ra Quyết
định thi hành án hình sự, Hoãn, tạm đình chỉ, thi hành án phạt tù; Giảm thời hạn
chấp hành án phạt tù; việc tổ chức thi hành án, lập thủ tục đề nghị chuyển Trại
giam đối với số bị án phạt tù tại Trại tạm giam đã có nhiều chuyển biến tích cực,
đảm bảo theo quy định của pháp luật. Những thành tích, kết quả trong công tác ban
hành kháng nghị về thi hành án hình sự của Phòng 8 là nổi bật. Kết quả đó đã góp
phần thể hiện được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện KSND
trong hoạt động tư pháp.
Trên cơ sở đó, các bản án, Quyết định của Tòa án các cấp có hiệu lực được
thi hành, thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất góp phần bảo đảm việc chấp hành


pháp luật thi hành án hình sự của Tòa án, Cơ quan quản lý giam giữ thống nhất,
phục vụ tốt cho công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
trên địa bàn toàn tỉnh.


II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
1.Ưu điểm :
Thực hiện Chỉ thị của Viện Trưởng Viện KSNDTC, Phòng 8 đã bám sát
nhiệm vụ của Ngành, hướng dẫn của Vụ 8 – Viện KSNDTC, kế hoạch công tác
năm của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định và hệ thống chỉ tiêu nghiệp vụ,
xây dựng, kế hoạch cụ thể, chặt chẽ phù hợp với tình hình chung của đơn vị. Phòng
8 đã triển khai, thực hiện nhiều giải pháp, chủ động, tích cực vận dụng phương
thức kiểm sát phù hợp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kiểm sát việc tuân theo
pháp luật công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
Hàng tuần kiểm sát định kỳ, về thủ tục xuất, nhập can phạm nhân tại Trại
tạm giam Công an tỉnh Bình Định. Thông qua công tác này đã phát hiện các vi
phạm của Tòa án cấp huyện trong việc ban hành các Quyết định thi hành án không
đúng pháp luật; ra Quyết định thi hành án khi bản án chưa có hiệu lực pháp luật.
Phòng 8 đã tham mưu cho lãnh đạo Viện ban hành 04 kháng nghị.
Phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định ban hành Quyết định, Kế
hoạch kiểm sát trực tiếp 03 Nhà tạm giữ Công an huyện Hoài Nhơn,Tây Sơn, thành
phố Quy Nhơn; Trại tạm giam Công an tỉnh Bình Định 03 lần, đã ban hành 03 kết
luận, 03 kiến nghị về công tác tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự. Phòng đã
tham mưu Lãnh đạo Viện tiến hành kiểm sát trực tiếp đột xuất Trại tạm giam, ban
hành 01 kháng nghị trong việc báo cáo Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
tỉnh lập danh sách đề nghị đưa người bị kết án đi chấp hành án theo Điều 22 Luật
thi hành án hình sự; Kiểm sát trực tiếp Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh
Bình Định, ban hành 01 kiến nghị.
Kiểm sát trực tiếp việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù tại

Trại giam Kim Sơn – Bộ Công an ban hành 02 kết luận, kiến nghị và được Ban
giám thị Trại giam chấp nhận. Các kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát đều
được các Cơ quan Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự - Công an tỉnh, Trại tạm
giam, Trại giam có văn bản tiếp thu, chấp nhận, khắc phục sửa chữa.
Công tác kiểm sát thi hành án hình sự được chú trọng và tăng cường nên
nhìn chung đảm bảo việc Tòa án ra Quyết định, chuyển giao Quyết định, bản án
cho Cơ quan thi hành án và các Cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi
hành án hình sự đúng thời hạn. Không có trường hợp chậm ra Quyết định, chậm
chuyển giao Quyết định, chậm áp giải.
Kiểm sát 10 hồ sơ xin hoãn thi hành án phạt tù của Tòa án cùng cấp, với lý
do đang điều trị bệnh và nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Qua nghiên cứu, đối chiếu


các quy định của pháp luật, các trường hợp hoãn đều đủ điều kiện và có căn cứ,
đúng pháp luật. Về tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, phòng cũng đã phối hợp với
cơ quan đề nghị (Trại giam Kim Sơn) và Tòa án tỉnh kịp thời giải quyết 03 trường
hợp đề nghị tạm đình chỉ thi hành án phạt tù: Trong đó 01 trường hợp bị bệnh HIV
giai đoạn cuối, phạm nhân không có khả năng tự phục vụ bản thân, 02 trường hợp
phạm nhân bị bệnh nặng. Các trường hợp tạm đình chỉ đều lập hồ sơ và kiểm sát
chặt chẽ về căn cứ, điều kiện theo quy định của pháp luật.
Nguyên nhân của những ưu điểm :
Do có sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Viện, Phòng 8 đã bám sát Chỉ thị
của Viện Trưởng, hướng dẫn của Vụ 8 – Viện KSNDTC, kế hoạch công tác năm
của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định và hệ thống chỉ tiêu nghiệp vụ, xây
dựng, kế hoạch cụ thể, chặt chẽ phù hợp với tình hình chung của đơn vị.
Cán bộ, kiểm sát viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc,
kịp thời phát hiện các vi phạm, làm rõ nguyên nhân tồn tại trong công tác kiểm sát
việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
2. Những hạn chế tồn tại :
Trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chất lượng,

hiệu quả của công tác còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu cải cách tư pháp. Chính vì
vậy, một số vi phạm còn chưa được phát hiện kịp thời, chậm khắc phục. Nội dung
kết luận kiểm sát trực tiếp chưa phản ánh đầy đủ, những hoạt động công tác kiểm
sát đã thực hiện và cần thực hiện.
Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại :
* Về khách quan :
Trong thời gian qua, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số phạm nhân
ngày càng gia tăng, trong khi cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị phục vụ công
tác giam giữ còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nên gây khó khăn cho công tác
thi hành án hình sự.
* Về chủ quan :
Cán bộ, kiểm sát viên còn chưa làm hết chức năng nhiệm vụ theo luật định
nên chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án
hình sự còn ở mức độ nhất định.
Việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn chưa chặt chẽ, thường
xuyên, kịp thời nên chưa chủ động trao đổi để tháo gỡ, xử lý, giải quyết các vụ việc
phát sinh nên ảnh hưởng nhất định đến quá trình tổ chức thực hiện công tác thi
hành án hình sự.


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÁT HIỆN
VI PHẠM KHI TIẾN HÀNH KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM TẠI
NHÀ TẠM GIỮ, TRẠI TẠM GIAM
Các đơn vị phải tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy chế 35/2013
và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân Tối cao cũng như Chỉ thị công tác kiểm sát của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Kế hoạch kiểm sát hàng năm của đơn vị.
Tăng cường công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát các cấp, giữa các bộ phận
của Viện kiểm sát cấp huyện cũng như các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp tỉnh
theo đúng quy chế để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm sát và kịp thời

phát hiện những vi phạm của cơ quan Công an, Tòa án trong việc tạm giữ, tạm
giam và thi hành án hình sự để kiến nghị, kháng nghị theo đúng quy định của pháp
luật.
Để có kỹ năng phát hiện vi phạm khi tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong việc tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam cán bộ, KSV cần
có đủ các điều kiện sau:
+ Nắm vững các quy định của pháp luật về công tác bắt, tạm giữ, tạm giam;
công tác quản lý đối với người bị tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ, trại tạm giam
làm cơ sở đối chiếu cho việc xác định vi phạm của cơ quan quản lý giam giữ và cơ
quan hữu quan có liên quan.
+ Nắm vững nhiệm vụ, quyền hạn, đối tượng, phạm vi và các phương thức
kiểm sát đối với công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ, Trại
tạm giam được quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
Về đối tượng quản lý: Nhà tạm giữ cấp huyện chỉ quản lý những đối tượng bị
tạm giữ, tạm giam nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử của cấp huyện
(có khung hình phạt đến 15 năm tù, Điều 170 BLTTHS). Đối với Trại tạm giam
quản lý người bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử của
các Cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh với mức án cao nhất của khung hình phạt là
tử hình.
+ Phải biết vận dụng thành thạo các quy định của pháp luật về việc xác định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức kiểm sát của Viện kiểm sát trong
các hoạt động kiểm sát cụ thể và đối với công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm
giam tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam để xác định các ưu điểm cũng như các vi
phạm của Cơ quan quản lý giam giữ và các Cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan.
Tổ chức thực hiện cuộc kiểm sát


+ Khi tiến hành kiểm sát, Kiểm sát viên chủ trì cuộc kiểm sát công bố Quyết
định kiểm sát trực tiếp; Kế hoạch, nội dung kiểm sát trước trưởng Nhà tạm giữ,

Ban Giám thị Trại tạm giam, chương trình, thời gian tiến hành cuộc kiểm sát, thành
phần tham gia và các yêu cầu liên quan phục vụ cuộc kiểm sát (hồ sơ, sổ sách và
các tài liệu có liên quan).
+ Nghe Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam báo cáo theo yêu cầu
của kế hoạch kiểm sát (số liệu, tình hình chấp hành pháp luật, những ưu điểm và
tồn tại trong việc quản lý người bị tạm giữ, tạm giam của Nhà tạm giữ, Trại tạm
giam trong thời điểm kiểm sát. Những đề xuất, kiến nghị của Trưởng Nhà tạm giữ,
Giám thị Trại tạm giam(nếu có). Sau khi nghe báo cáo, Kiểm sát viên có thể hỏi
hoặc yêu cầu báo cáo cụ thể về những vấn đề chưa rõ.
+ Tiến hành các hoạt động kiểm sát (kiểm tra hồ sơ, sổ sách, tài liệu, xem xét
thực tế nơi quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân, nơi lao động, kỷ luật,
nhà thăm gặp, trạm xá, căng tin, gặp hỏi người bị tạm giữ, tạm giam).
+ Các hoạt động kiểm sát đều phải được ghi chép, lập biên bản(nếu cần thiết)
có ký xác nhận của đoàn kiểm sát với Trưởng Nhà tạm giữ, Ban giám thị Trại tạm
giam để phục vụ cho kết luận và kiến nghị, kháng nghị.
+ Tổng hợp, xây dựng kết luận và công bố kết luận
Một số kỹ năng cơ bản nhằm phát hiện trong kiểm sát trực tiếp:
Khi trực tiếp kiểm sát tại buồng tạm giữ, KSV trực tiếp kiểm danh, kiểm
diện đối với buồng giam giữ (yêu cầu có cán bộ có trách nhiệm cùng đi), gặp hỏi
đối tượng theo nội dung sau: họ và tên, năm sinh, nơi ở trước khi bị bắt, lý do bị
bắt, thời gian đã bị giam giữ, có được giải thích về quyền và nghĩa vụ đối với người
bị tạm giữ, tạm giam không?
KSV cần xem xét tổng thể khu giam, buồng giam, hệ thống tường rào bảo vệ
Nhà tạm giữ, Trại tạm giam xem có đảm bảo cho việc giam giữ không.
KSV phân công cán bộ nghiên cứu các loại sổ liên quan đến công tác quản lý
giam giữ như: Sổ thụ lý người bị tạm giữ; sổ thụ lý người bị tạm giam, sổ trích xuất
người bị tạm giữ, tạm giam; Sổ thăm gặp, nhận quà; sổ theo dõi vi phạm kỷ luật
nhằm xác định số lượt người vi phạm, tính chất vi phạm, hình thức xử lý kỷ luật
đối với vi phạm; các loại sổ của quản giáo (sổ theo dõi giáo dục chung, riêng) để
xem xét những nội dung đã được phản ánh về công tác giáo dục trong thời điểm

kiểm sát. Trong khi nghiên cứu cần chú ý đến việc ghi chép ở các cột mục trong
các loại sổ, đối chiếu giữa sổ quản lý và báo cáo để phát hiện vi phạm. Xem xét sổ
theo dõi đơn thư, khiếu nại tố cáo tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, kết quả giải
quyết.


Kiểm tra nội dung bản tự kiểm điểm chấp hành nội quy, quy chế và đánh giá
thái độ khai báo trong quá trình tạm giữ, tạm giam, đề xuất của cán bộ quản giáo và
nhận xét của Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam được lưu trong hồ sơ
tạm giữ, tạm giam.
Mặt khác, chúng ta cần phải tăng cường phối hợp với cơ quan Công an, Tòa
án, Cơ quan thi hành án hình sự để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong
công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự trên cơ sở quy chế của ngành và
quy định của pháp luật.
Tăng cường phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp theo quy chế
phối hợp giữa hai ngành, bảo đảm thực hiện chức năng giám sát của UBMTTQ đối
với hoạt động kiểm sát nhà tạm giữ, Trại tạm giam, nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự bảo
đảm các quyền lợi, chế độ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo về công tác kiểm sát việc tạm giữ,
tạm giam và thi hành án hình sự theo quy chế, quy định của ngành.
Trên đây là bài phát biểu tham luận của Phòng 8- Viện KSND tỉnh Bình
Định về kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Xin trân
trọng cảm ơn./.


THAM LUẬN
Một số giải pháp nâng cao công tác kháng nghị phúc thẩm án dân sự
Viện KSND thành phố Quy Nhơn

Kháng nghị phúc thẩm là một quyền năng pháp lý quan trọng của Viện kiểm
sát nhân dân trong tố tụng dân sự, là nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm sát hoạt
động tư pháp, được quy định tại Điều 27 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014, Điều 278 Bộ Luật TTDS 2015 và Chỉ thị số 10/CT-VKSTC, ngày 06
tháng 4 năm 2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “tăng cường
công tác kháng nghị phúc thẩm…các vụ việc dân sự”, theo đó Viện kiểm sát cùng
cấp chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm sát, phát hiện vi phạm của bản án,
quyết định dân sự … để kháng nghị phúc thẩm, góp phần vào việc giải quyết các
vụ, việc dân sự của Tòa án theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo các quyền
và lợi ích của Nhà nước, của công dân được tôn trọng và bảo vệ.
I. Đánh giá kết quả thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm án dân sự
1. Công tác kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm
Trong năm 2017, Viện KSND Tp Quy Nhơn thụ lý kiểm sát 1.630 vụ, việc
dân sự (trong đó: cũ 223 vụ; mới 1.407 vụ việc). Đã giải quyết 1.471 vụ việc, trong
đó đưa ra xét xử 112 vụ (đều thuộc trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa).
Thông qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân
dân Tp Quy Nhơn, Viện KSND Tp Quy Nhơn đã ban hành 02 kháng nghị và 01
báo cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án dân sự, được Viện
KSND tỉnh Bình Định chấp nhận. Trong đó, có 01 vụ đã đưa ra xét xử phúc thẩm
và được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát.
Chất lượng các kháng nghị nhìn chung đảm bảo yêu cầu, viết ngắn gọn, rõ
ràng, mạch lạc, đã nêu rõ được những vi phạm về thủ tục tố tụng, vi phạm về nội
dung trong bản án, từ đó đưa ra những nội dung kháng nghị yêu cầu khắc phục
thuyết phục, đúng quy định được Tòa án chấp nhận.
Kháng nghị phúc thẩm chủ yếu các dạng vi phạm:

tụng;

Không đưa đầy đủ người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố



 Xác định chứng cứ không đúng quy định; xác định đối tượng tranh chấp
chưa đầy đủ, dẫn đến thẩm tra thu thập chứng cứ và giải quyết vụ án không toàn
diện về các đối tượng tranh chấp;
 Không thống nhất giữa phần mở đầu, phần nội dung của bản án và phần
nhận định, quyết định của Tòa án;


Tính án phí không đúng quy định của pháp luật.

2. Những thuận lợi
BLTTDS 2015 mở rộng hơn thẩm quyền tham gia xét xử các vụ án dân sự của
Viện kiểm sát nhân dân và nội dung phát biểu của Viện kiểm sát bao gồm cả tố
tụng và nội dung giải quyết vụ án. Như vậy số lượng vụ việc Viện kiểm sát tham
gia phiên tòa ngày càng nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho Kiểm sát viên được
trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án, qua đó phát hiện nhiều hơn vi phạm của Tòa án.
Bên cạnh đó là sự quan tâm, chỉ đạo cũng như hướng dẫn công tác nghiệp vụ
của lãnh đạo viện kiểm sát nhân dân hai cấp. Đặc biệt, năm 2017 Viện KSND tỉnh
Bình Định đã tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ, KSV ngành kiểm sát Bình Định
nghiên cứu những quy định mới của BLTTDS và BLDS 2015 qua cuộc thi “Chúng
tôi là Kiểm sát viên”. Mặt khác, lãnh đạo đơn vị thường xuyên quan tâm, nhắc nhở,
lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm và tạo điều kiện để Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Cùng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong công tác quản lý điều hành
thì với sự nỗ lực nghiên cứu, vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn
công tác giải quyết các vụ, việc dân sự của các cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác
kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự cũng là yếu tố quan trọng góp phần thực
hiện tốt công tác này cũng như nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm. Việc tiếp nhận, nghiên cứu và lập phiếu kiểm sát và gửi bản án sơ
thẩm diễn ra có trình tự và đúng quy định.

3. Hạn chế, tồn tại trong công tác kháng nghị phúc thẩm
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kháng nghị phúc thẩm án dân sự
của đơn vị vẫn còn một số hạn chế nhất định:
Một là, Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị đối với những vụ án có
chứng cứ chưa đầy đủ, chưa đủ cơ sở để giải quyết vụ án thì theo quy định tại
khoản 6 Điều 97 BLTTDS 2015 Viện kiểm sát có quyền thu thập chứng cứ để đảm
bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thực tế cho
thấy, thời gian thu thập chứng cứ tốn rất nhiều thời gian, nhưng với quy định thời


hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp chỉ có 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Điều này sẽ gây khó khăn trong công tác kháng nghị của Viện kiểm sát khi hết thời
hạn kháng nghị mà chứng cứ vẫn chưa thu thập được.
Hai là, giữa Kiểm sát viên và thẩm phán còn có nhận định, áp dụng pháp luật
chưa đồng bộ, thống nhất dẫn đến có nhiều quan điểm giải quyết vụ án khác nhau.
Nên vẫn còn một số bản án của cấp sơ thẩm bị cấp phúc thẩm cải sữa nhưng không
có kháng nghị của Viện kiểm sát.
Cụ thể: Vụ án dân sự về việc “tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên
đơn bà Nguyễn Thị A và bị đơn bà Nguyễn Thị B.
Ngày 01/06/2016 bà A cho bà B vay 300.000.000 đồng, thời hạn vay 2 tháng,
không tính lãi. Hết thời hạn 02 tháng bà B không trả tiền vay nên ngày 05/01/2017
bà A khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bà B phải trả khoản tiền vay theo hợp đồng và lãi
đối với khoản nợ chậm trả.
Khoản 4 Điều 474 BLDS 2005 quy định: Trong trường hợp vay không có lãi
mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi
đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố
tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
Vấn đề ở đây phải hiểu như thế nào cụm từ “nếu có thỏa thuận” vì có quan
điểm cho rằng, thỏa thuận ở đây là cách tính lãi suất sau khi vi phạm hợp đồng và
theo đó bên vay phải có nghĩa vụ trả lãi đối với khoản nợ chậm trả. Quan điểm

khác lại cho rằng, nếu như các bên không có thỏa thuận về việc trả lãi đối với
khoản nợ chậm trả khi vi phạm hợp đồng thì bên vay không có nghĩa vụ trả tiền lãi
chậm trả này. Bởi vậy cần phải có hướng dẫn cụ thể về quy định này để có cách
hiểu thống nhất trong quá trình kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự.
Ba là, Kiểm sát viên còn ngại va chạm với Thẩm phán nên còn e dè, thiếu
cương quyết khi đề xuất kháng nghị phúc thẩm.
II. Giải pháp nâng cao công tác kháng nghị phúc thẩm án dân sự
Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết
các vụ, việc dân sự nói chung, trong đó có công tác kháng nghị phúc thẩm án dân
sự, Viện KSND Tp Quy Nhơn thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, Lãnh đạo đơn vị tiếp tục quán triệt nghiêm túc Chỉ thị 10/CTVKSNDTC về “tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm…các vụ việc dân sự”;
tăng cường quan tâm, sâu sát trong chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ; phân công cán


bộ, Kiểm sát viên phù hợp với năng lực và yêu cầu của công việc. Bố trí, sắp xếp
nhân lực khoa học, linh hoạt trong từng giai đoạn.
Hai là, chú trọng việc học tập nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho cán bộ,
Kiểm sát viên; tại các buổi đọc báo hằng ngày/ giao ban tuần, tháng của đơn vị tiến
hành tổ chức học tập các văn bản mới về nghiệp vụ, các văn bản rút kinh nghiệm
của ngành cấp trên, của đơn vị bạn để nhận diện những dạng vi phạm của Tòa án.
Bên cạnh việc tổ chức học tập, đơn vị cũng đặt ra yêu cầu cán bộ, Kiểm sát viên
phải chú trọng việc tự học, tự nghiên cứu và học những Kiểm sát viên có kinh
nghiệm để tự trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho bản thân nhất là kỹ năng phát
hiện vi phạm.
Ba là, khi kiểm sát bản án, quyết định, Kiểm sát viên cần đối chiếu bản án,
quyết định với những tình tiết khách quan, chứng cứ đã được xác lập trong vụ án
để xác định: Có hay không có vi phạm trong bản án, quyết định của Toà án. Nếu có
vi phạm thì vi phạm gì? (về nội dung, về thủ tục tố tụng) vi phạm điều Luật nào?
Tính chất và mức độ vi phạm? Có cần thiết phải kháng nghị khắc phục hay chỉ cần
kiến nghị rút kinh nghiệm đối với Toà án ? Trên cơ sở nội dung nhận định và phần

quyết định của bản án KSV cần phân tích, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong
hồ sơ vụ án, căn cứ pháp luật toà án đã áp dụng để giải quyết vụ án; việc đánh giá
chứng cứ, áp dụng pháp luật đã chính xác thoả đáng hay chưa?...Trong trường hợp
cần thiết KSV phải yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức...cung cấp hồ sơ,
tài liệu, vật chứng, để đảm bảo thực hiện quyền kháng nghị của Viện kiểm sát.
Đối với sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm khi giải quyết nội dung tranh chấp, cần
thận trọng khi thực hiện quyền kháng nghị, vì ngoài yêu cầu đảm bảo giải quyết vụ
án đúng pháp luật, thì Kiểm sát viên phải luôn luôn lắng nghe, tìm hiểu những
nguyện vọng của đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, tuân thủ
nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong pháp luật Tố tụng dân sự.
- Về thời hạn gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát: điều này liên quan
đến thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp. Đã có trường hợp Tòa án cố
tình gửi bản án chậm dẫn đến VKS cùng cấp hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm. Do vậy, KSV sau khi tham gia phiên tòa cần cần quan tâm đôn đốc Toà
án gửi bản án kịp thời, đúng thời hạn luật định cho Viện kiểm sát, nhất là những vụ
án mà Viện kiểm sát và Tòa khác quan điểm thì KSV cần chuẩn bị công tác báo
cáo đề xuất lãnh đạo để kháng nghị kịp thời.
- Đối với việc xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự thì phải hết
sức chú ý vì thực tiễn cho thấy có nhiều vụ án xác định sai tư cách tham gia tố tụng
của đương sự và chủ yếu là bỏ sót người tham gia tố tụng. Đây là những vi phạm


nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thường dẫn đến việc Toà án cấp trên huỷ án vì ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;
- Kiểm sát việc thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ của Tòa án: Kiểm sát
viên cần nghiên cứu nội dung của bản án, xem xét, đánh giá một cách khách quan,
toàn diện, toàn bộ nội dung yêu cầu của nguyên đơn, ý kiến của bị đơn và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, yêu cầu phản tố (nếu có) và những tài liệu, chứng cứ
Tòa án đã thu thập, đương sự cung cấp; nội dung các văn bản trả lời của các cơ
quan chức năng để xác định sự thật khách quan của vụ án. Qua đó, xem xét phần

nhận định của bản án có phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án không,
nội dung quyết định của bản án có phù hợp với quy định của pháp luật không làm
cơ sở cho việc phát hiện những vi phạm, thiếu sót của Tòa án trong quá trình giải
quyết vụ án để thực hiện quyền kháng nghị.
- Kiểm sát phần nhận định và quyết định của bản án có phù hợp với nhau
không? Ví dụ bản án hôn nhân và gia đình về việc “ly hôn, tranh chấp nuôi con và
chia tài sản chung khi ly hôn” giữa nguyên đơn: chị Nguyễn Thị Thiếu và bị đơn:
anh Nguyễn Hoàng Châu. Trong phần trình bày của anh Châu chị Thiếu, các bên
thống nhất có vay ngân hàng Vietinbank – PGD Chợ Lớn số tiền 300 triệu đồng,
để đảm bảo khoản vay anh chị có thế chấp ngôi nhà 06/04 Hà Huy Tập – Tp Quy
Nhơn. Nay anh, chị yêu cầu Tòa án giải quyết chia khoản nợ chung này. Anh Châu
chị Thiếu có thỏa thuận giao ngôi nhà cho anh Châu sử dụng và anh Châu có
nghĩa vụ hoàn lại phần chênh lệch giá trị ngôi nhà sau khi trừ đi khoản nợ ngân
hàng cho chị Thiếu và thanh toán nợ ngân hàng. Tuy nhiên phần nhận định và
quyết định của Bản án, Tòa lại tuyên: chỉ buộc anh Châu có nghĩa vụ trả nợ ngân
hàng do anh đồng ý là anh sẽ đứng ra trả nợ ngân hàng mà không buộc chị Thiếu
trả nợ. Do đó, sau khi KSV nghiên cứu bản án, cùng với các tài liệu chứng cứ khác
trong hồ sơ vụ án và tranh luận của đương sự tại phiên tòa đã đề xuất lãnh đạo đơn
vị kháng nghị theo hướng sửa một phần bản án.
- Kiểm sát việc tuyên án phí, lệ phí. Vi phạm điển hình như:
+ Trong vụ án chia tài sản chung khi ly hôn thì đương sự chịu án phí đối với
phần tài sản được chia sau khi trừ đi giá trị phần tài sản mà họ có nghĩa vụ đối với
người có yêu cầu độc lập. Nhưng Tòa vẫn tính án phí đối với phần tài sản mà họ có
nghĩa vụ đối với người có yêu cầu độc lập.
+ Trường hợp người chịu án phí có đơn xác nhận của địa phương về hoàn
cảnh khó khăn nhưng theo bản án, quyết định họ được chia tài sản thì người đó
vẫn phải chịu án phí nhưng Tòa án lại quyết định giảm án phí là không phù hợp
với quy định của pháp luật.



Bốn là, một yếu tố hết sức quan trọng trong việc thực hiện quyền kháng nghị
phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp huyện đó là cần thực hiện nghiêm túc chế độ
thông tin báo cáo với Viện kiểm sát tỉnh (phòng nghiệp vụ), ngay sau khi có bản
án, quyết định phải gửi ngay cho phòng nghiệp vụ (thực hiện giám sát hai cấp). Khi
phát hiện có vi phạm nghiêm trọng phải báo cáo ngay phòng nghiệp vụ xin ý kiến
chỉ đạo, hướng dẫn của phòng để thực hiện hay không thực hiện quyền Kháng
nghị. Vì nội dung này mang tính quyết định trong việc thực hiện chỉ tiêu Kháng
nghị của cấp huyện vì phòng nghiệp vụ là đơn vị sẽ bảo vệ quan điểm kháng nghị
tại phiên tòa phúc thẩm.
Năm là, chú trọng phương thức sinh hoạt chuyên đề ở cấp huyện tạo điều kiện
cho cán bộ, KSV tham gia tranh luận, phản biện để làm rõ những vi phạm của Tòa
án mà Kiểm sát viên thụ lý báo cáo, trình bày. Khi cần thiết có thể mời cả lãnh đạo
Viện tỉnh để cùng tham gia góp ý.
Trong năm qua, VKSND Tp Quy Nhơn đã thực hiện các quyền năng pháp lý
đó trong thực tiễn công tác của mình và đã đạt được thành công nhất định. Qua hội
nghị này, đơn vị mong muốn chia sẽ đến các đơn vị bạn trong tỉnh, hy vọng sẽ
đóng góp một số kinh nghiệm thực tiễn nâng cao công tác kháng nghị phúc thẩm
án dân sự. Nhằm góp phần đảm bảo việc giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án
được tuân thủ đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước, của công
dân được tôn trọng và bảo vệ, đồng thời giúp ngành kiểm sát tăng cường công tác
kiểm sát hoạt động pháp theo tinh thần Nghị quyết số 37/2012/QH12.


BÁO CÁO THAM LUẬN
Những kinh nghiệm, giải pháp nhằm hạn chế án hình sự trả hồ sơ để điều
tra bổ sung giữa các cơ quan tố tụng có liên quan đến trách nhiệm của
Kiểm sát viên”
Viện KSND huyện Hoài Ân
I. Kết quả thực hiện:
Thực hiện tốt Kế hoạch 38/KH-VKS ngày 09/01/20147 của Viện kiểm sát

nhân dân tỉnh Bình Định; Kế hoạch số 06/KH-VKS ngày 17/01/2017 của Viện
kiểm sát nhân dân huyện Hoài Ân về công tác kiểm sát năm 2017; Kế hoạch số
153/KH-VKS-P1 ngày 07/02/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định về
thực hiện khâu công tác đột phá “Hạn chế án hình sự trả hồ sơ điều tra bổ sung
giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan đến trách nhiệm của Kiểm sát
viên”, Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoài Ân đã xây dựng kế hoạch thực hiện
khâu công tác đột phá “Hạn chế án hình sự trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng có liên quan đến trách nhiệm của Kiểm sát viên” để đơn vị
nâng cao trách nhiệm và phát huy năng lực của Kiểm sát viên, cán bộ trong đơn vị
để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử vụ án hình sự.
Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số: 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt
động điều tra, gắn công tố trong hoạt động điều tra” nhằm chống oan sai và bỏ lọt
tội phạm. Quá trình kiểm sát điều tra, Kiểm sát viên đã thực hiện tốt chức năng
thực hành quyền công tố gắn công tố với hoạt động điều tra và xâm nhập kiểm sát
án ngay từ đầu. Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, luôn bám sát tiến độ điều tra để kịp
thời đề ra các yêu cầu điều tra cụ thể, khách quan của từng vụ án đồng thời làm tốt
công tác phối hợp với cơ quan điều tra để kịp thời giải quyết tốt các vụ án phức tạp
xảy ra trên địa bàn. Xét thấy các vụ việc chứng cứ yếu, quan điểm đánh giá chứng
cứ để xác định tội danh giữa các cơ quan tố tụng chưa thống nhất thì kịp thời báo
cáo hoặc trao đổi với phòng nghiệp vụ cấp trên để có ý kiến chỉ đạo hoặc trao đổi
nghiệp vụ thống nhất giải quyết một cách kịp thời. Trong năm, Viện kiểm sát nhân
dân huyện Hoài Ân đã thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 37 vụ/76 bị
can. Kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra, qua công tác kiểm sát, đã ban hành 01
Quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án của Hạt kiểm lâm huyện và 01 kiến nghị
yêu cầu Cơ quan điều tra huyện khắc phục vi phạm trong công tác điều tra và xây
dựng hồ sơ vụ án.



Cơ quan Cảnh sát điều tra đã giải quyết 32 vụ/72 bị can trong đó, kết thúc
điều tra, chuyển Viện kiểm sát truy tố 29 vụ/68 bị can. Trước khi kết thúc điều tra 7
đến 10 ngày, Kiểm sát viên và Điều tra viên luôn chủ động trao đổi, kiểm tra rà
soát lại tài liệu, chứng cứ; tiến hành phúc cung, lấy lời khai trước khi ban hành Cáo
trạng. Do đó, nên trong thời gian qua chưa để xảy ra trường hợp nào bị trả hồ sơ để
điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Viện kiểm sát đã truy tố chuyển Tòa 29 vụ/68 bị cáo. Tổng số Tòa án thụ lý
37 vụ/77 bị cáo. Đơn vị đã thực hiện tốt khâu công tác thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử 31 vụ/59 bị cáo. Kiểm sát chặt chẽ hoạt động xét xử, nghiên cứu kỹ
hồ sơ vụ án, đánh giá đầy đủ tài liệu chứng cứ vụ án để kịp thời báo cáo, xề xuất
lãnh đạo đường lối xét xử vụ án; xây dựng đề cương xét hỏi, chuẩn bị bài luận tội,
dự kiến những tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa nhằm hạn chế mức thấp nhất
án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tố tụng có liên quan đến trách nhiệm
của Kiểm sát viên. Trong năm, không có bị cáo nào Viện kiểm sát truy tố mà Toà
án xét xử tuyên không phạm tội hoặc bị cấp phúc thẩm hủy án hay cải sửa cơ bản
về nội dung.
Đồng thời, đơn vị đã phối hợp với liên ngành Công an - Kiểm sát - Tòa án Hạt kiểm lâm huyện tổ chức Hội nghị liên ngành sơ kết công tác phối hợp năm
2016 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác phối hợp năm 2017. Bên cạnh đó,
ngoài việc họp liên ngành theo định kỳ, đối với những vụ án, tin báo phức tạp,
Lãnh đạo đơn vị đã chủ động họp đột xuất liên ngành để bàn hướng giải quyết.
Trong năm 2017, tại đơn vị có 02 trường hợp Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung có
liên quan đến việc định giá tài sản (trong 02 vụ hủy hoại tài sản xảy ra tại Ân
Tường Đông), tuy nhiên đơn vị đã có công văn phúc đáp, hoàn trả hồ sơ ngay trong
ngày, không chấp nhận việc hoàn trả hồ sơ, việc trả hồ sơ là không có căn cứ và
được Tòa án chấp nhận, đến nay các vụ án đã đưa ra xét xử. Đồng thời, căn cứ vào
Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT- VKSNDTC - BCA - TANDTC ngày
27/8/2010 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ
để điều tra bổ sung thì 2 trường hợp trên cũng không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ án bị
trả hồ sơ để điều tra bổ sung nên trong năm, đơn vị không có án hình sự trả hồ sơ
để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan đến trách nhiệm

của Kiểm sát viên.
Từ những kết quả đạt được nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoài Ân
chia sẻ với Hội nghị một số kinh nghiệm, giải pháp nhằm hạn chế án hình sự bị trả
hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tố tụng có liên quan đến trách nhiệm
của Kiểm sát viên như sau:
II. Một số kinh nghiệm, giải pháp:


Một là: Tăng cường công tác quản lý điều hành của lãnh đạo đơn vị trong
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án
hình sự. Thường xuyên triển khai, quán triệt các chuyên đề có liên quan đến Luật
Tổ chức Viện kiểm sát, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các Nghị quyết,
Thông tư, Chỉ thị của Ngành cấp trên nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, Kiểm
sát viên trong đơn vị để thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả trong việc
thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Hai là: Cần phải tăng cường công tác kiểm sát điều tra án hình sự. Cán bộ,
kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra cần
phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm sát theo
quy chế nghiệp vụ của ngành trong quá trình kiểm sát điều tra, nhất là tăng cường
sự “hiện diện” của Kiểm sát viên trong quá trình điều tra. Kiểm sát viên phải xâm
nhập án ngay từ giai đoạn tin báo, tố giác tội phạm để nắm bắt các nội dung tình
tiết của vụ án đến khi vụ án đã được đưa ra xét xử. Nghiên cứu kỹ hồ sơ, phải
thuộc án, đề ra các yêu cầu điều tra cụ thể, khách quan đối với từng vụ án, tham gia
hỏi cung, lấy lời khai để củng cố chứng cứ, đánh giá chứng cứ một cách toàn diện
khách quan, có làm được như vậy thì Điều tra viên mới phản ánh trung thực, khách
quan và không qua mắt được Viện kiểm sát.
Ba là: Cần phải tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ, giữa Điều tra viên,
Kiểm sát viên và Thẩm phán trong quá trình thụ lý tin báo tội phạm đến giai đoạn
khởi tố, truy tố, xét xử. Những vụ án có những vướng mắc trong phạm vi Điều tra
viên, Kiểm sát viên không giải quyết được thì cần báo cáo Lãnh đạo liên ngành để

bàn bạc trao đổi, thống nhất hướng giải quyết; nếu không thống nhất hướng giải
quyết thì xin ý kiến chỉ đạo của Liên ngành hoặc trao đổi nghiệp vụ với Ngành cấp
trên để xử lý một cách phù hợp, tránh để xảy ra các trường hợp “trống thổi xuôi,
kèn thổi ngược” dẫn đến việc phải hoàn trả hồ sơ điều tra bổ sung ảnh hưởng đến
công tác giải quyết án và chỉ tiêu nghiệp vụ của ngành.
Bốn là: Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra phải luôn bám sát tiến
độ điều tra, nắm được tình hình diễn biến của vụ án, kết quả điều tra để kịp thời
trao đổi, yêu cầu điều tra khi cần thiết thì cần phối hợp hỏi cung, nhận dạng, đối
chiếu, tổ chức thực nghiệm điều tra để củng cố chứng cứ vụ án một cách chặt chẽ.
Đồng thời, trước khi kết thúc điều tra từ 7 đến 10 ngày, Kiểm sát viên và Điều tra
viên cần phải chủ động trao đổi, đánh giá, rà soát hệ thống các tài liệu chứng cứ để
kịp thời bổ sung hoặc báo cáo lãnh đạo hai ngành cho ý kiến chỉ đạo nhằm đảm
bảo tính khách quan của vụ án và bảo đảm đúng quy trình tố tụng của vụ án. Nếu
xét thấy cần thiết thì Lãnh đạo Viện gặp Điều tra viên trực tiếp trao đổi, bàn bạc và
đưa ra những định hướng cụ thể cho Điều tra viên, Kiểm sát viên thực hiện. Từ đó,


đã tạo ra được sự tin tưởng, thân mật, gần gũi giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên với
Lãnh đạo Viện để quan hệ phối hợp được tốt hơn.
Năm là: Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát
xét xử cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, trích lập hồ sơ kiểm sát đầy đủ, rà soát đánh
giá lại các tài liệu chứng cứ của vụ án và tiến hành phúc cung, lấy lời khai bị hại và
người liên quan để giải quyết tốt các mâu thuẫn của vụ án; đề xuất quan điểm trước
khi ban hành quyết định truy tố. Trong quá trình được phân công thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử, Kiểm sát viên phải chuẩn bị tốt đề cương xét hỏi, luận
tội, báo cáo án với Lãnh đạo đơn vị, họp báo cáo về đường lối xét xử vụ án, dự
kiến các tình huống có thể xảy ra, phát sinh tại phiên tòa để chủ động, bình tĩnh xử
lý kịp thời các tình huống xảy ra. Tăng cường mối quan hệ phối hợp tốt với Thẩm
phán để kịp thời khắc phục những thiếu sót nhằm hạn chế mức thấp nhất án bị trả
hồ sơ để điều tra bổ sung.

Sáu là: Lãnh đạo Viện phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn
đốc, nhắc nhở ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra, xét xử vụ
án. Đối với những vụ án phức tạp, cần phân công Kiểm sát viên có kinh nghiệm,
đồng thời thường xuyên tổ chức họp liên ngành để bàn hướng, thống nhất giải
quyết vụ án.
Bảy là: Cán bộ, Kiểm sát viên được phân công công tác thực hành quyền công
tố và kiểm sát án hình sự cần phải nắm vững các quy định của pháp luật hình sự, tố
tụng hình sự; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu
kỹ các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đồng thời phải biết học hỏi những kinh
nghiệm sáng tạo của các đồng nghiệp, các đồng chí đi trước để có kỹ năng ứng xử,
kỹ năng thẩm vấn cũng như kỹ năng trình bày bản luận tội nhằm thu hút sự quan
tâm chú ý của mọi người và làm sống động phiên tòa, phát huy tốt vai trò của công
tố viên.
Tám là: Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan. Xây dựng,
sửa đổi Quy chế phối hợp cho phù hợp với những quy định mới của pháp luật.
Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng của Ngành cấp trên, các
phòng nghiệp vụ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác một cách
kịp thời.
Sắp đến, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự có hiệu lực thi hành
ngày 01/01/2018. Do đó, bên cạnh việc cán bộ, Kiểm sát viên tự nghiên cứu, học
hỏi để tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình đồng thời đơn vị cũng
thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề trao đổi nghiệp vụ trong các buổi trực
báo tuần, các buổi sinh hoạt chi bộ thì cũng mong Ngành cấp trên thường xuyên tổ
chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, Kiểm sát viên về các văn bản pháp luật có


liên quan, các kinh nghiệm giải quyết án hình sự để cho cán bộ, Kiểm sát viên
được nâng cao trình độ, chuyên môn đáp ứng theo yêu cầu cải cách tư pháp hiện
nay.
Trên đây bài tham luận về những kinh nghiệm, giải pháp nhằm hạn chế án

hình sự bị trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có liên
quan đến trách nhiệm của Kiểm sát viên. Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoài Ân
kính báo cáo trước Hội nghị. Kính mong nhận được sự quan tâm trao đổi của đồng
nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!



×