Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

BÁO CÁO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC THẠCH BÀN, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 77 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP
(DRASIP)

BÁO CÁO
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ
TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP HỒ
CHỨA NƯỚC THẠCH BÀN, HUYỆN PHÙ CÁT,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bình Định, Tháng 05/2015


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP
(Dự án DRASIP/ WB8)

BÁO CÁO
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ
TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP HỒ
CHỨA NƯỚC THẠCH BÀN, HUYỆN PHÙ CÁT,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

Bình Định, Tháng 05/2015




Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................................4
ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ.......................................................................................................6
TÓM TẮT NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ....................................10
PHẦN I. GIỚI THIỆU................................................................................................................12
1.1. Giới thiệu về Dự án và tiểu dự án........................................................................................12
1.1.1.Giới thiệu về Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRASIP/WB8)................12
1.1.2.Giới thiệu tiểu dự án....................................................................................................13
1.2. Những tác động tiêu cực và thu hồi đất/tài sản..................................................................19
1.2.1. Ảnh hưởng do thi công công trình.............................................................................19
1.2.2. Ảnh hưởng do cắt nước thi công:..............................................................................20
1.3. Các biện pháp giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi...............................................................21
1.4. Kế hoạch hành động tái định cư..........................................................................................22
PHẦN II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI BỊ ẢNH HƯỞNG....23
2.1. Thông tin xã hội....................................................................................................................23
2.1.1. Thông tin về kinh tế xã hội của khu vực bị ảnh hưởng............................................23
2.1.2. Đặc điểm của các hộ bị ảnh hưởng:.........................................................................23
2.2. Quy mô tác động của tiểu dự án..........................................................................................25
2.2.1. Số hộ bị ảnh hưởng....................................................................................................25
2.2.2. Ảnh hưởng đến đất đai...............................................................................................25
2.2.3. Ảnh hưởng đến nhà ở và các công trình kiến trúc:..................................................26
2.2.4. Ảnh hưởng đến cây cối, hoa màu..............................................................................26
2.2.5. Ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh........................................................................26
2.2.6. Ảnh hưởng đến hộ dễ bị tổn thương..........................................................................26
2.2.7. Ảnh hưởng đến mồ mả...............................................................................................26

2.3. Nguyện vọng về bồi thường tái định cư và phục hồi sinh kế............................................26
2.3.1. Lựa chọn phương án bồi thường...............................................................................27
2.3.2. Việc sử dụng tiền bồi thường và kế hoạch phục hồi sinh kế....................................27
PHẦN III. KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ QUYỀN LỢI............................................................28
3.1. Khung chính sách..................................................................................................................28
3.2. Luật và các quy định chủ yếu của Chính phủ Việt Nam...................................................28
3.3. Chính sách về tái định cư bắt buộc của Ngân hàng Thế giới............................................30

1


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP
3.4. Những khác biệt chính giữa chính sách của Chính phủ Việt Nam và NHTG.................32
PHẦN IV. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG................................................................................36
4.1. Các nguyên tắc và mục tiêu chính.......................................................................................36
4.2. Chính sách quyền lợi............................................................................................................36
PHẦN V. PHỔ BIẾN THÔNG TIN VÀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG....................................40
5.1. Chính sách về phổ biến thông tin của NHTG (OP17.50)..................................................40
5.2. Phổ biến thông tin.................................................................................................................40
5.2.1. Phổ biến thông tin trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch hành động TĐC................41
5.2.2. Phổ biến thông tin trong giai đoạn thực hiện kế hoạch hành động TĐC................41
5.3. Tham vấn cộng đồng............................................................................................................42
5.3.1. Tham vấn trong quá trình chuẩn bị báo cáo tái định cư..........................................42
5.3.2. Tham vấn trong quá trình thực hiện kế hoạch Tái định cư....................................43
5.4. Công bố thông tin..................................................................................................................43
5.5. Cơ chế giải quyết khiếu nại..................................................................................................43
PHẦN VI. THIẾT LẬP TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM.......................................................45
6.1 Cấp tỉnh: UBND tỉnh Bình Định:.........................................................................................45
6.2. Ban Quản lý Dự án Thủy lợi tỉnh Bình Định.....................................................................45

6.3. UBND huyện Phù Cát:.........................................................................................................46
6.4. Cấp xã và Cộng đồng bị ảnh hưởng....................................................................................46
PHẦN VII. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ.................................47
7.1. Giám sát.................................................................................................................................47
7.2.Giám sát nội bộ......................................................................................................................47
7.3.Giám sát độc lập.....................................................................................................................48
7.4. Phương pháp giám sát độc lập............................................................................................49
PHẦN VIII. NGÂN SÁCH VÀ CHI PHÍ ƯỚC TÍNH.............................................................51
8.1. Nguồn ngân sách...................................................................................................................51
8.2. Ước tính chi phí bồi thường và hỗ trợ...............................................................................51
PHẦN IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..........................................................................................55
9.1. Các bước triển khai..............................................................................................................55
2


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP
9.2. Cập nhật RAP.......................................................................................................................59
9.3. Kế hoạch thực hiện...............................................................................................................59
PHỤ LỤC I- DANH DÁCH CÁC HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG........................................................61

PHỤ LỤC II- BIÊN BẢN THAM VẤN CỘNG ĐÔNG..................................................74

3


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

CÁC TỪ VIẾT TẮT

BAH
BC
CPC
CPO
DARD
DRASIP
DMS
DPC
DRC
EIA
EMPF
EMDP
ESIA
ESMF
GOV
GPMB
HH
IMC
IOL
RAP
LAR
LURC
MARD
MOF
MOLISA

NN&PTNT
NGO
OP
PAD

PPC
PMU
PRA
QH

Bị ảnh hưởng
Báo cáo
UBND xã
Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập
Khảo sát kiểm kê chi tiết
UBND huyện
Ban tái định cư huyện
Đánh giá Tác động Môi trường (viết tắt của tiếng anh)
Khung chính sách dân tộc thiểu số
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số
Đánh giá Tác động Môi trường xã hội (viết tắt của tiếng anh)
Khung quản lý môi trường và xã hội
Chính phủ Việt Nam
Giải phóng mặt bằng
Hộ gia đình
Tư vấn giám sát độc lập
Kiểm kê sơ bộ các thiệt hại
Kế hoạch hành động tái định cư
Thu hồi đất và tái định cư
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (viết tắt của tiếng anh)
Bộ Tài chính
Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội

Nghị định
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tổ chức phi chính phủ
Chính sách hoạt động
Tài liệu thẩm định dự án
UBND tỉnh
Ban Quản lý dự án
Đánh giá nông thôn có sự tham gia
Quốc Hội

QLDA
QLMT
TDA
TĐC
RPF
TOR
USD
UBMTTQ
UBND
VB
VND
WB

Quản lý Dự án
Quản lý Môi trường
Tiểu dự án
Tái định cư
Khung chính sách tái định cư
Điều khoản tham chiếu
Đô la Mỹ

Ủy ban mặt trận Tổ quốc
Ủy ban nhân dân
Văn bản
Việt Nam Đồng
Ngân hàng Thế giới
4


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

Tỷ giá chuyển đổi tiền tệ
Đơn vị tiền tệ = Đồng Việt Nam (VND)
1$
18/4/2015)

= 21.458 VND (Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày

5


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP
ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Tác động dự án

Bất kỳ hệ quả nào liên quan trực tiếp tới việc thu hồi đất hoặc hạn
chế việc sử dụng các khu vực được lựa chọn hợp pháp hoặc khu vực
được bảo vệ.

Những người bị Bất kỳ người nào, bị tác động bởi việc thực hiện dự án làm ảnh hưởng
ảnh hưởng
đến mất quyền sở hữu, sử dụng, hoặc mất nguồn thu nhập từ công trình
xây dựng, đất đai (đất ở, đất nông nghiệp, hoặc đồng cỏ), cây cối, hoa
màu hàng năm hoặc lâu năm, hoặc các tác động khác không kể đến việc
di dời hay không, ảnh hưởng toàn bộ hay một phần, ảnh hưởng vĩnh viễn
hay tạm thời.
Ngày khóa sổ
Là ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi
đất cho dự án liên quan (Khoản 1, điều 67 Luật đất đai 2013) trước khi
thực hiện kiểm đếm chi tiết (DMS). Một cuộc khảo sát đánh giá tác động
(điều tra dân số) sẽ được thực hiện trước ngày khóa sổ được công bố để
lập danh sách các hộ gia đình bị ảnh hưởng tiềm năng.
Tính hợp lệ/ Đủ Có nghĩa là bất kỳ người nào đã sử dụng thửa đất bị ảnh hưởng bởi dự
tư cách
án được lập danh sách trước ngày khóa sổ mà (i) có quyền sử dụng đất
hợp pháp, (ii) không có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng có đủ điều
kiện để được công nhận hợp pháp theo luật trong nước ; và (iii) không
được công nhận quyền sử dụng hợp pháp hay tuyên bố về quyền sử dụng
đối với thửa đất mà họ đang chiếm giữ.
Chi phí (giá) - Đối với đất nông nghiệp, giá thay thế là giá thị trường tại thời điểm trước
thay thế
dự án hoặc trước khi di dời (tùy xem giá nào cao hơn) của loại đất có giá
trị sản xuất hoặc sử dụng tương đương trong khu vực lân cận đất bị ảnh
hưởng, cộng thêm chi phí cải tạo đất để đạt được giá trị tương đương với
đất bị ảnh hưởng, cộng thêm chi phí áp dụng cho các hình thức đăng ký và
thuế chuyển nhượng.
- Đối với đất ở các khu vực đô thị, đó là giá thị trường tại thời điểm trước
khi di dời của đất có cùng kích thước và mục đích sử dụng, với các cơ sở
hạ tầng, dịch vụ công cộng tương tự hoặc tốt hơn nơi ở cũ và nằm trong

vùng lân cận của đất bị ảnh hưởng cộng thêm chi phí áp dụng cho các
hình thức đăng ký và thuế chuyển nhượng.
- Đối với nhà cửa và công trình sẽ áp dụng chi phí vật liệu theo thị trường
để xây dựng công trình thay thế có diện tích và chất lượng tương đương
hoặc tốt hơn công trình bị ảnh hưởng, hoặc để sửa chữa các công trình bị
ảnh hưởng một phần, cộng thêm chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng đến
địa điểm xây dựng, cộng với giá nhân công và chi phí cho nhà thầu xây
dựng, cộng với chi phí áp dụng cho các hình thức đăng ký và thuế chuyển
nhượng. Việc xác định chi phí thay thế không tính đến khấu hao tài sản và
giá trị các vật tư thanh lý cũng như giá trị lợi ích từ dự án đã khấu trừ giá
trị tài sản bị ảnh hưởng.
Tái định cư

Bao gồm tất cả các thiệt hại trực tiếp về kinh tế và xã hội gây ra bởi việc
thu đất và hạn chế sự tiếp cận tài sản, cùng với các biện pháp bồi thường

6


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

Quyền lợi
Ước tính sơ bộ
(IOL)
Điều tra kinh tế
- xã hội nền

Nhóm dễ bị tổn
thương


Sinh kế

Phục hồi (sinh
kế) thu nhập
Các bên có liên
quan

và khắc phục hậu quả sau đó. Tái định cư không được hạn chế ở sự di
dời nhà ở. Tái định cư có thể, tùy từng trường hợp, bao gồm (i) thu hồi
đất và công trình trên đất, bao gồm cả các hoạt động kinh doanh; (ii) di
dời nhà cửa; và (iii) những biện pháp khôi phục nhằm cải thiện (hoặc ít
nhất là phục hồi) thu nhập và mức sống của những người bị ảnh hưởng.
bao gồm bồi thường và hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng dựa trên
loại và mức độ thiệt hại.
Là quá trình tính toán các tài sản và nguồn thu nhập bị ảnh hưởng bởi dự
án
Một điều tra cơ bản kinh tế-xã hội của hộ gia đình, doanh nghiệp, hoặc
các bên bị ảnh hưởng bởi dự án khác cần thiết để: xác định một cách
chính xác và bồi thường hoặc giảm thiểu thiệt hại, đánh giá tác động đối
với kinh tế hộ gia đình, và phân biệt bởi mức độ tác động cho các bên bị
ảnh hưởng.
Được xác định là những người do đặc điểm giới tính, dân tộc, tuổi tác,
khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần, bất lợi về kinh tế hoặc địa vị xã
hội, bị ảnh hưởng nặng nề hơn về tái định cư so với cộng đồng dân cư
khác và những người bị giới hạn do khả năng của họ yêu cầu được hỗ
trợ để phát triển lợi ích của họ từ dự án, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ
có khẩu ăn theo (không có chồng, mất chồng, chồng không còn khả năng
lao động), (ii) người khuyết tật (không còn khả năng lao động), người
già không nơi nương tựa, (iii) hộ nghèo (iv) người không có đất đai; và

(v) người dân tộc thiểu số.
Các hoạt động kinh tế và tạo thu nhập, thường do tự lao động và/hoặc
lao động được trả lương bằng sức lao động và vật tư của chính bản than
để tạo đủ nguồn để đáp ứng các yêu cầu của bản thân và gia đình một
cách bền vững.
Thiết lập lại nguồn thu nhập hoặc sinh kế của hộ bị ảnh hưởng.
Bất kỳ và tất cả các cá nhân, nhóm, tổ chức, và các định chế quan tâm và
có khả năng bị ảnh hưởng bởi dự án hoặc có thểảnh hưởng đến dự án

7


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Trình độ học vấn của người dân BAH...............................................................23
Bảng 2: Nghề nghiệp chính của các hộ BAH..................................................................24
Bảng 3: Thu nhập bình quân tháng của các hộ BAH chia theo nhóm.............................24
Bảng 4: Số hộ bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án.....................................................................25
Bảng 5: Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án..........................................................25
Bảng 6: Hài hòa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Ngân hàng thế giới và
luật pháp của Chính phủ Việt Nam..................................................................................33
Bảng 7: Ma trận quyền lợi...............................................................................................37
Bảng 8: Kết quả khảo sát giá thay thế.............................................................................51
Bảng 9: Dự toán Chi phí bồi thường và hỗ trợ của Tiểu dự án........................................52
Bảng 10: Kế hoạch thực hiện..........................................................................................58

8



Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vị trí Tiểu dự án................................................................................................14
Hình 2: Mái phía hạ lưu bị xói lở, nước thấm qua thân đập chảy thành rãnh.................15
Hình 3: Mái thượng lưu đập đã bị xô lệch, long rời hoàn toàn.......................................15
Hình 4: Chiều rộng mặt đập bị thu hẹp, cao trình biến đổi không đều...........................16
Hình 5: Phía hạ lưu bể tiêu năng của tràn xả lũ đã bị bồi lấp.........................................16
Hình 1 : Cống lấy nước đã bị hư hỏng...........................................................................16
Hình 7 : Đường thi công kết hợp quản lý.......................................................................16
Hình 1 : Vị trí đường thi công kết hợp quản lý (Ảnh chụp từ vệ tinh)...........................17
Hình 2: Hiện trạng điểm đầu tuyến đường thi công kết hợp quản lý .............................17
Hình 3: Hiện trạng điểm cuối tuyến đường thi công kết hợp quản lý.............................17
Hình 4: Vị trí mỏ vật liệu (Ảnh chụp từ vệ sinh)............................................................18
Hình 5: Hiện trạng khu vực bãi tập kết vật liệu xây dựng (khu 1)..................................18
Hình 6: Hiện trạng khu vực dựng lán trại ......................................................................18

9


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

TÓM TẮT NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ
a) Mục tiêu của tiểu dự án
Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, xã Cát Sơn,
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 130 (ha) đất sản
xuất nông nghiệp của 355 hộ dân; hiện đại hoá trong công tác quản lý vận hành, cải tạo

môi trường sinh thái và kết hợp nuôi cá nước ngọt. Ngoài ra, dự án sẽ bảo đảm an toàn
hồ chứa, bảo vệ cho 80 hộ dân có nhà ở (số hộ này nằm trong 355 hộ có đất sản xuất) và
cơ sở hạ tầng vùng hạ lưu thôn Thạch Bàn Đông, xã Cát Sơn. Như vậy, dự kiến sẽ có
khoảng 355 hộ (1.226 người) được hưởng lợi từ tiểu dự án.
b) Phạm vi tác động:
Việc thực hiện tiểu dự án sẽ ảnh hưởng đến ba (03) thôn: Thạch Bàn Đông, Thạch Bàn
Tây, Hội Sơn thuộc xã Cát Sơn, huyện Phù Cát. Do tiểu dự án chỉ đầu tư sửa chữa và
nâng cấp các công trình đã có và kho bãi vật liệu dự kiến nằm trong vùng của hành lang
bảo vệ công trình nên mức độ ảnh hưởng ở cấp độ hộ gia đình là không đáng kể: không
có hộ phải di dời, không có hộ bị mất từ 20% (từ 10% đất sản xuất đối với hộ nghèo và
hộ dễ bị tổn thương), không có ảnh hưởng đến nhà, công trình kiến trúc, không có tác
động lên kinh doanh, không có hộ DTTS bị ảnh hưởng.
Theo kết quả kiểm kê thiệt hai sơ bộ, dự kiến sẽ có khoảng 378 hộ (1.324 người) bị ảnh
hưởng bởi tiểu dự án, trong đó, 23 hộ (98 người) BAH do thu hồi đất và 355 hộ (1.226
người) bị ảnh hưởng do cắt nước để thi công dẫn đến không canh tác được 1 vụ hè thu.
Tổng diện đất bị thu hồi là 144.504m2, trong đó tổng diện tích đất bị thu hồi vĩnh viễn là
1.611m2 (bao gồm 677m2 đất vườn và 588m2 đất trồng cây hàng năm của 12 hộ dân và
346m2 đất của UBND xã Cát Sơn quản lý). Tổng diện tích đất bị thu hồi tạm thời là
142.893 m2 (bao gồm 132.893m2 đất trồng cây hàng năm của 11 hộ dân và 10.000m2
đất lúa của UBND xã Cát Sơn quản lý).
Bên cạnh đó, tiểu dự án sẽ ảnh hưởng đến 447.774m2 đất lúa và 299.991m2 đất trồng
màu của 355 hộ dân (1.226 người) bị ảnh hưởng bởi việc cắt nước thi công nên ngừng
sản xuất ở mùa vụ Hè Thu năm 2016. Hoa màu và cây trồng trên đất bị ảnh hưởng bao
gồm: bạch đàn, keo: 14.843 cây; 12 cây dừa; 96 cây đào; 15.348m2 mì (sắn); 425m2 lúa;
và 49.389m2 hoa màu khác như: ớt, dưa hấu, đậu phộng (lạc)...
c) Chính sách pháp lý
Chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án được xác định dựa trên các
quy định và luật hiện hành của chính phủ Việt Nam và chính sách của WB.
d) Quyền lợi của người BAH


10


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

Các quyền lợi cho người BAH từ dự án được xây dựng và trình bày trong Kế hoạch hành
động tái định cư này (xem bảng Ma trận quyền lợi) tương ứng với các ảnh hưởng được
xác định trong quá trình điều tra ước tính thiệt hại và khảo sát kinh tế xã hội. Các quyền
lợi sẽ được cập nhật, nếu cần thiết, sau khi thực hiện kiểm đếm chi tiết và tham vấn với
các hộ BAH, để đảm bảo rằng các thiệt hại sẽ được phục hồi, hoặc cải thiện.
e) Phổ biến thông tin, tham vấn cộng đồng và cơ chế khiếu nại
Các buổi họp tham vấn cộng đồng, các buổi thảo luận cấp thôn, xã với các hộ BAH và
cán bộ địa phương sẽ được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch hành động TĐC.
Chính sách của dự án và các phương án lựa chọn về di dời, phục hồi thu nhập đã được
thảo luận trong các cuộc họp này. Những vấn đề liên quan, các đề xuất của hộ BAH đã
được nêu ra và đưa vào kế hoạch TĐC. Cơ chế khiếu nại sẽ được thiết kế để đảm bảo
rằng mọi thắc mắc, khiếu nại của các hộ BAH sẽ được giải quyết đúng và kịp thời.
Người BAH sẽ được biết về quyền lợi của họ qua thông báo và các văn bản trong quá
trình tham vấn, khảo sát tại thời điểm chi trả bồi thường. Các thông tin chính trong bản
dự thảo kế hoạch TĐC sẽ được thông báo đến người BAH trước khi có đoàn thẩm định
của WB.
f) Tổ chức thực hiện
Bộ NN và PTNT (MARD), Cơ quan chủ quản và Ban Quản lý Trung ương các dự án
thủy lợi (CPO) sẽ đảm bảo điều phối cho việc thực hiện kế hoạch TĐC này. Bộ NN &
PTNT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bình Định và UBND huyện Phù Cát để đảm bảo rằng việc bồi thường, hỗ
trợ được thực hiện đúng như các quy định trong kế hoạch TĐC này. Hội đồng bồi thường
Giải phóng mặt bằng huyện Phù Cát cùng với đại diện hộ BAH sẽ được thành lập để tổ
chức thực hiện quá trình bồi thường. Trong quá trình thực hiện, cơ quan giám sát độc lập

sẽ giám sát việc thực hiện để đảm bảo bồi thường, hỗ trợ đúng với kế hoạch TĐC đã
được duyệt.
g) Kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng: 3.374.022.000 VNĐ, tương
đương: 157.238 USD. Tổng chi phí cho bồi thường, hỗ trợ tái định cư sẽ được xác định
chính xác sau khi thực hiện kiểm đếm chi tiết cho từng khu vực.
Bình Định, tháng 4 năm 2015

11


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

PHẦN I. GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu về Dự án và tiểu dự án
1.1.1 Giới thiệu về Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRASIP/WB8)
Tên dự án:
- Tên Tiếng Việt: Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)
- Tên Tiếng Anh: Dam Rehabilitation and Safety Improvement Project
(DRAPSIP)
Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB)
Cơ quan chủ quản, chủ dự án:
- Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ dự án: Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO)
- Chủ dự án thành phần: Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý dự án thủy lợi tỉnh
Bình Định
Thời gian thực hiện dự án: Dự kiến 07 năm từ 2015 ÷ 2022
Nguồn kinh phí: Tổng mức đầu tư: 460 triệu USD
Mục tiêu tổng quát của Dự án:

Mục tiêu phát triển của Dự án nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình an toàn đập của Chính
phủ thông qua nâng cao sự an toàn của các đập và hồ chứa ưu tiên cũng như bảo vệ
người và tài sản của cộng đồng ở hạ du.
Nhiệm vụ của dự án:
- Tăng cường năng lực, thể chế ở cấp Quốc gia về quản lý an toàn đập thông qua bổ
sung, sửa đổi các hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn đập.
- Nâng cao năng lực quản lý lũ ở cấp lưu vực và vận hành đập có sự phối hợp của
MARD, MoIT, MonRE.
- Đảm bảo an toàn ổn định đập và phục hồi các chức năng thiết kế thông qua sửa
chữa, nâng cấp và trang bị các thiết bị dự báo và vận hành.
Các hợp phần của dự án: Dự án bao gồm 04 Hợp phần:
Hợp phần 1: Khôi phục an toàn đập (chi phí dự kiến là 385 triệu USD)
Hợp phần này nhằm nâng cao an toàn công trình thông qua các hoạt động cải tạo đập.
12


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

Bao gồm: i) Thiết kế chi tiết, giám sát và kiểm soát chất lượng của việc cải tạo công
trình và cơ sở hạ tầng liên quan; (ii) cải tạo công trình, bao gồm đập và công trình liên
quan, thiết bị vận hành và điều khiển, lắp đặt thiết bị quan trắc tại đầu mối và giám sát an
toàn; (iii) lập Quy trình vận hành và bảo trì đập, Kế hoạch sẵn sàng ứng phó khẩn cấp.
Hợp phần 2: Quản lý an toàn đập (dự kiến 60 triệu USD)
Mục tiêu của hợp phần này là cải thiện việc lập quy hoạch và khung thể chế về quản lý
an toàn đập bao gồm cả đập thủy lợi và thủy điện theo Nghị định về quản lý an toàn đập.
Hợp phần này sẽ bao gồm hỗ trợ về: i) mạng lưới quan trắc thủy văn và hệ thống thông
tin; ii) kế hoạch quản lý lũ lụt tổng hợp và cơ chế phối hợp vận hành; iii) tăng cường thể
chế và pháp lý và iv) nâng cao năng lực vận hành hồ đập tổng hợp toàn lưu vực, kế
hoạch sẵn sàng ứng phó khẩn cấp. Hợp phần này sẽ hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện các
công tác hỗ trợ kĩ thuật cho chương trình Quốc gia, hoàn thiện thể chế cơ chế phối hợp
và thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương và các cấp có liên quan.
Hợp phần 3: Hỗ trợ quản lý dự án (dự kiến là 15 triệu USD)
Dự án được thực hiện với sự tham gia của 3 bộ, phạm vi dự án rộng với 31 tỉnh tham gia,
đa số các hồ chứa nằm ở vùng sâu, vùng xa miền núi, điều kiện giao thông rất khó khăn
và thời gian thực hiện dự án kéo dài trong 6 năm, việc phân bổ một chi phí quản lý hạn
hẹp cũng là một khó khăn trong việc triển khai dự án.
Hợp phần sẽ cung cấp tài chính cho các hoạt động quản lý dự án, giám sát và đánh giá,
hỗ trợ kĩ thuật, đấu thầu, kiểm toán, thông tin, đào tạo, hỗ trợ mua sắm, trang thiết bị
phục vụ công tác quản lý thực hiện dự án.
Hợp phần 4: Dự phòng thiên tai (Không phân bổ cố định, nhưng không quá 20%
tổng chi phí dự án)
Hợp phần này sẽ nâng cao năng lực ứng phó của Chính phủ trong trường hợp khẩn cấp
liên quan đến sự cố đập trong quá trình thực hiện dự án. Trong trường hợp khẩn cấp, hợp
phần dự phòng này sẽ tạo điều kiện sử dụng số tiền trong khoản vay nhanh chóng bằng
cách giảm thiểu tối đa các bước xử lý và điều chỉnh các yêu cầu về tín dụng và chính
sách an toàn nhằm hỗ trợ đẩy nhanh việc thực hiện.
1.1.2 Giới thiệu tiểu dự án
Tiểu dự án: “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tại xã Cát Sơn,
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” là một trong các tiểu dự án được lựa chọn đầu tư tham
gia Dự án. Vùng dự án cách Quốc lộ 1A khoảng 7,5km về phía Tây và cách Thành phố
Quy Nhơn 40km về phía Bắc; có tọa độ địa lý; 13053'33.98" Vĩ độ Bắc và 109013’50.53"
kinh độ Đông (Hình.1)
Địa điểm xây dựng: xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

13


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định

Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

HỒ THẠCH BÀN

Hình 2: Vị trí Tiểu dự án

14


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

Hồ chứa nước Thạch Bàn được xây dựng năm 1978 với quy mô nhỏ, dung tích toàn bộ
772.000 m3. Diện tích lưu vực khoảng 3,0km2, thuộc công trình cấp III đảm bảo tần suất
tưới 85%; lưu lượng đỉnh lũ thiết kế Q1,5% = 77,17m3/s và tổng lượng dòng chảy năm W0
= 2,7066.106 m3. Tuy nhiên, trên thực tế một số hạng mục công trình đã bị xuống cấp
không đảm bảo an toàn cho hồ chứa và vùng hạ lưu, cụ thể như sau:
Đập đất, Mái hạ lưu bị xói lở thành rãnh, chân mái không có hệ thống tiêu nước, nước bị
thấm qua thân đập ra mái hạ lưu trên suốt chiều dài đập. Vai trái và nền đập bị sụt lún
trên diện rộng. Vết thấm tập trung thành dòng trên mặt đập và vai trái đập. Nhiều đoạn
xói lở, lún võng nghiêm trọng (hình 2).
Mái thượng lưu, đá lát gia cố đã bị xô lệch, long rời hoàn toàn, có nơi dồn từng đống trên mái
đập, lớp sỏi lọc bên dưới bị cuốn trôi hoàn toàn, nhiều chỗ lõm xuống khoảng 50-60cm, mái đập
bị biến dạng trong phạm vi trên dưới mực nước dâng bình thường khoảng 2,00 ÷ +2,50m (hình
3). Cao trình mặt đập biến đổi không đều từ +52,50m đến +52,90m, do không có tường chắn
sóng, bề mặt đỉnh đập bị bào mòn, xói lở, chiều rộng bị thu hẹp (hình 4)

Hình 3: Mái phía hạ lưu bị xói lở, nước
thấm qua thân đập chảy thành rãnh


Hình 4:Mái thượng lưu đập đã bị xô
lệch, long rời hoàn toàn

Tràn xả lu, là dạng tràn tự do, ngưỡng đỉnh rộng B=30m. Dốc nước tràn dài 50m,
phía hạ lưu bể tiêu năng kết cấu đá lát hiện tại bị bồi lấp khá lớn (H.5).

15


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

Hình 5: Chiều rộng mặt đập bị thu hẹp,
Hình 6: Phía hạ lưu bể tiêu năng của
cao trình biến đổi không đều
tràn xả lu đã bị bồi lấp
Cống lấy nước, được xây dựng năm 1990, hiện nay cống đã bị hư hỏng, thẩm lậu dọc
thân cống gây mất nước. Dàn van bị rỉ sét, cong vênh vận hành khó khăn (hình 6)
Đường thi công kết hợp quản lý: Tuyến đường nối từ cầu Sơn Lộc đến chân đập, chiều
dài tuyến đường 845,4 m, bề rộng 2,5m. Hiện đang là đường đất, bề mặt đường mấp
mô, chưa được cứng hóa nên rất lầy lội khó đi vào mùa mưa. Mật độ dân cư sinh sống
dọc tuyến đường thưa thớt. Xung quanh hai bên đường chủ yếu là đất trồng hoa màu và
lúa (hình 7, 8, 9, 10).

Hình 7 : Cống lấy nước đã bị hư hỏng

Hình 8 : Đường thi công kết hợp quản lý
lầy lội về mùa mưa

16



Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

Hình 7 : Vị trí đường thi công kết hợp quản lý (Ảnh chụp từ vệ tinh)

Hình 9: Hiện trạng điểm cuối tuyến
đường thi công kết hợp quản lý

Hình 8: Hiện trạng điểm đầu tuyến đường
thi công kết hợp quản lý

17


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

Hình 10 : Vị trí mỏ vật liệu (Ảnh chụp từ vệ sinh)

Hình 12: Hiện trạng khu vực dựng
lán trại

Hình 11: Hiện trạng khu vực bãi tập kết
vật liệu xây dựng (khu 1)
 Mục tiêu của tiểu dự án

18



Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, xã Cát Sơn,
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 130 (ha) đất sản
xuất nông nghiệp của 355 hộ dân có đất sản xuất; hiện đại hoá trong công tác quản lý
vận hành, cải tạo môi trường sinh thái và kết hợp nuôi cá nước ngọt. Ngoài ra, dự án sẽ
bảo đảm an toàn hồ chứa, bảo vệ cho 80 hộ dân có nhà ở (số hộ này nằm trong 355 hộ có
đất sản xuất trong vùng TDA) và cơ sở hạ tầng vùng hạ lưu thôn Thạch Bàn Đông, xã
Cát Sơn. Như vậy, dự kiến sẽ có khoảng 355 hộ (1226 người) được hưởng lợi từ tiểu dự
án.
1.2 Những tác động tiêu cực và thu hồi đất/tài sản
Việc thực hiện tiểu dự án sẽ ảnh hưởng đến ba (03) thôn: Thạch Bàn Đông, Thạch Bàn
Tây, Hội Sơn thuộc xã Cát Sơn, huyện Phù Cát. Do tiểu dự án chỉ đầu tư sửa chữa và
nâng cấp các công trình đã có và kho bãi vật liệu dự kiến nằm trong vùng hành lang bảo
vệ công trình nên mức độ ảnh hưởng ở cấp độ hộ gia đình là không đáng kể. Theo số liệu
kiểm kê sơ bộ, dự kiến sẽ có khoảng 378 hộ (1.324 người) bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án,
trong đó, 23 hộ (98 người) BAH do thu hồi đất và 355 hộ BAH sản xuất do cắt nước thi
công.
Tổng diện tích đất bị thu hồi là 144.504m2, trong đó tổng diện tích đất bị thu hồi vĩnh
viễn để làm đường quản lý là 1.611m2(trong đó: 677m2 đất vườn và 588m2 đất trồng
cây hàng năm của 12 hộ dân và 346m2 đất của UBND xã Cát Sơn quản lý).
Tổng diện tích đất bị thu hồi tạm thời là 142.893m2 đất để phục vụ các công trình phụ
trợ trong quá trình thi công của dự án, trong đó: 132.893m2 đất trồng cây hàng năm của
11 hộ dân và 10.000m2 đất lúa của UBND xã Cát Sơn quản lý và;
Bên cạnh đó, có 355 hộ dân (1.226 người) bị ảnh hưởng bởi việc cắt nước thi công nên
ngừng sản xuất ở mùa vụ Hè Thu năm 2016, dự kiến có 447.774m2 đất lúa và
299.991m2 đất trồng màu (đậu, dưa, ớt...) bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng cấp hộ gia đình là không đáng kể do không có hộ bị di

dời, không có hộ bị mất từ 20% trở lên (từ 10% trở lên đất sản xuất nông nghiệp đối với
hộ nghèo và hộ dễ bị tổn thương), không có ảnh hưởng đến nhà ở, công trình kiến trúc,
không tác động lên kinh doanh, không có hộ DTTS bị ảnh hưởng.
1.2.1 Ảnh hưởng do thi công công trình
a. Ảnh hưởng đến thu hồi đất do thi công công trình:
Diện tích đất bị thu hồi theo từng hạng mục công trình như sau:
- Đường thi công chở vật liệu kết hợp đường quản lý: đường thi công đi từ cầu Sơn Lộc
vào chân công trình có chiều dài toàn tuyến là 845m, trong đó, có 750m đường đất, dự
kiến mở rộng thêm 3m (mỗi bên 1,5m). Việc thu hồi đất để làm đường quản lý sẽ được
thu hồi đất vĩnh viễn, diện tích đất bị thu hồi vĩnh viễn là 1.611m2, bao gồm: 677m2 đất
vườn và 588m2 đất trồng cây hàng năm của 12 hộ dân và 346m2 đất của UBND xã Cát
Sơn quản lý.

19


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

- Về công trình đầu mối (đập, tràn, cống lấy nước): không ảnh hưởng đến công tác thu
hồi đất vì được cải tạo trên công trình hiện có.
- Đường vận chuyển đất: chiều dài từ mỏ đất đến chân công trình dài 1.000m là đất bờ
mặt tràn của UBND xã quản lý nên không ảnh hưởng đến việc thu hồi đất.
- Về bãi khai thác đất (mỏ đất): bao gồm 2 khu vực
o Bãi khai thác chính: Vị trí tại Khu Gò Chuồng, hạ lưu đập, bờ hữu suối Đập
Đá và cách trung tâm tuyến đập hồ Thạch Bàn khoảng 1,0km; diện tích khu
đất khoảng 60.000 m2. Hiện tại là khu đất trồng bạch đàn, mì, dưa hấu của 09
hộ dân, không có hộ dân sinh sống trong khu vực. Dự kiến chiều sâu khai thác
3,0m và trữ lượng khai thác khoảng: 60.000m2 x 3m = 180.000 m3 đất.
o Bãi dự phòng (chỉ thực hiện khi nào trữ lượng đất của mỏ chính không đủ

khối lượng): Vị trí phía Vai phải tràn, cách tuyến tràn 100m và cách trung tâm
tuyến đập hồ Thạch Bàn khoảng 1.000 m; diện tích khu đất khoảng 70.000
m2. Hiện tại trồng mì, đậu phộng, bạch đàn của 01 hộ dân, không có hộ dân
nào sinh sống trong khu vực. Dự kiến chiều sâu khai thác 2,5m và trữ lượng
khai thác khoảng: 70.000m2 x 2,5 = 175.000 m3 đất
Việc thu hồi đất tại bãi khai thác đất đắp được thực hiện tạm thời, sau khi khai thác, lớp
đất bề mặt sẽ hoàn trả lại mặt bằng cho các hộ dân tiếp tục sử dụng, diện tích thu hồi đất
tạm thời: 129.893m2 đất trồng cây hàng năm (bao gồm: 60.000m2 đất tại mỏ đất chính
và 70.000m2 đất tại mỏ đất dự phòng). Dự án bồi thường, hỗ trợ cho 10 hộ dân theo các
khoản: bồi thường thiệt hại về cây trồng có trên đất tại thời điểm kiểm kê thu hồi đất; hỗ
trợ mất thu nhập trong thời gian lấy đất thi công; và hỗ trợ chi phí cải tạo đất.
- Về lán trại, kho bãi chứa vật liệu: Vị trí dự kiến dưới chân đập và khu đất trồng màu
của 01 hộ dân, hiện đang trồng dưa; diện tích đất sử dụng tạm thời trong thời gian thi
công khoảng 3.000m2.
- Bãi thải: nằm ở hạ lưu đập, diện tích đất sử dụng tạm thời để đổ đất thải khoảng
10.000m2, sau khi dự án thi công xong sẽ được hoàn trả lớp đất mặt để các hộ dân tiếp
tục sản xuất. Khu đất này thuộc quản lý của UBND xã Cát Sơn và cho hộ dân đấu thầu
hàng năm để trồng lúa. Cuối năm 2015, (trước thời điểm thi công), UBND xã sẽ chấm
dứt hợp đồng đấu thầu nên không có ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất của hộ dân và
không phải bồi thường.
b) Ảnh hưởng đến cây trồng và hoa màu do thi công: bạch đàn, keo: 14.843 cây; 12 cây
dừa; 96 cây đào; 15.348m2 mì (sắn); 425m2 lúa; và 49.389m2 hoa màu khác như: ớt,
dưa hấu, đậu phộng (lạc)...
c) Ảnh hưởng đến nhà cửa, vật kiến trúc: không có công trình nào bị ảnh hưởng.
1.2.2. Ảnh hưởng do cắt nước thi công:

20


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định

Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

Hồ Thạch Bàn là nguồn chính cung cấp nước tưới cho 130 ha đất sản xuất nông nghiệp
nên cần phải bố trí lịch thi công hợp lý nhất đối với từng hạng mục để hạn chế ảnh
hưởng đến việc sử dụng nước và sản xuất của vùng hạ du. Do vậy, lịch thi công sẽ được
bố trí để hạn chế thấp nhất đến sử dụng nước và sản xuất của vùng hạ du cũng như giảm
thiểu tác động đến môi trường tự nhiên của khu vực dự án. Thời gian thi công bố trí như
sau:
Năm thứ nhất, Tháng 1 và 2 sẽ thi công phần đắp đất đường thi công để vận chuyển
nguyên vật liệu, đất đá thải; tháng 3 không thi công do thời gian này cần lấy nước hồ để
tưới cho vụ Xuân (sẽ kết thúc vào cuối tháng 3). Sang tháng 4, không còn nhu cầu sử
dụng nước cho vụ xuân sẽ tháo cạn nước hồ từ tháng 4 đến tháng 8 để thi công cống lấy
nước, đập đất và tràn xả lũ. Trong thời gian này sẽ hoàn thành việc sửa chữa công lấy
nước, đập đất đến cao trình mực nước dâng bình thường (MNDBT) +50,80m, hồ được
tích nước trở lại. Việc tháo cạn nước hồ để thi công cống lấy nước sẽ ảnh hưởng đến sản
xuất vụ hè thu vùng hạ lưu. Tháng 9 đến 12 dừng thi công do thời gian này vào mùa mưa
lũ dễ gây rủi ro do nguy cơ vỡ đập
Trong năm thứ 2, vào thời gian tháng 1-8 là mùa khô, nhà thầu sẽ tiếp tục thi công tràn
xả lũ và đập đất phần trên mực nước dâng bình thường nên không phải tháo cạn nước hồ.
Như vậy, thực tế thời gian thi công trong khoảng 15 tháng và trong 1.300.000 m2 đất
canh tác vùng hạ du, việc thi công cống và đập chỉ ảnh hưởng đến vụ Hè Thu năm đầu
tiên với 747.765m2 (bao gồm: 447.774m2 đất lúa và 299.991m2 đất trồng màu) (số diện
tích còn lại không bị ảnh hưởng là do được bổ sung nguồn nước từ hồ Hội Sơn hoặc là
đất không trồng vụ Hè Thu). Số hộ bị ảnh hưởng gián tiếp do cắt nước thi công là 355 hộ
(1.226 người).
1.3 Các biện pháp giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi
Để giảm thiểu các tác động do việc thu hồi đất và tái định cư, nhiều biện pháp đã được
thực hiện trong các giai đoạn đề xuất và thiết kế cơ sở của Tiểu dự án. Khi thực hiện thiết
kế, phóng tuyến tại thực địa, đơn vị tư vấn thiết kế đã nghiên cứu và chọn phương án xây
dựng hợp lý để diện tích đất và các tài sản trên đất bị ảnh hưởng thấp nhất. Cụ thể như sau:

 Chọn vị trí bãi thải thuộc đất quản lý của UBND xã cho các hộ dân đấu thầu hàng năm
và sẽ kết thúc hợp đồng đấu thầu vào cuối năm 2015 (trước khi thi công) nên không
phải bồi thường về đất và hoa màu
 Chọn tuyến đường thi công phù hợp với biện pháp thi công, hạn chế ảnh hưởng đến
việc sản xuất nông nghiệp và việc đi lại của người dân. Đảm bảo các tuyến đường vận
chuyển sẽ phải hoàn lại nguyên hiện trạng sau khi tiểu dự án hoàn thành.
 Chọn vị trí mỏ đất trên diện tích cây trồng ngắn ngày để hạn chế mức bồi thường và
thiệt hại
 Bố trí thời gian thi công hợp lý nên chỉ ảnh hưởng đến 1 vụ hè thu do cắt nước thi công
Những điều chỉnh thiết kế kỹ thuật sẽ được xem xét liên tục trong quá trình thực hiện dự
án nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu tới những gia đình bị tác động bởi dự án.
21


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

1.4. Kế hoạch hành động tái định cư
Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) được xây dựng trên cơ sở Khung chính sách tái
định cư của Dự án, phù hợp Chính sách tái định cư không tự nguyện của NHTG và các
chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và Tỉnh Bình Định. RAP xác định số
người bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án, tính chất, mức độ ảnh hưởng, các biện pháp thực hiện
để giảm thiểu tác động và các chính sách về bồi thường, hỗ trợ khác. Nội dung chính bao
gồm:
 Chính sách và thủ tục hướng dẫn thu hồi đất đai, bồi thường, TĐC và chiến lược
để đảm bảo phục hồi mức sống cũng như công ăn việc làm của người BAH;
 Xác định rõ các hộ gia đình BAH bất lợi bởi dự án, họ sẽ được bồi thường và
được trợ giúp bằng các biện pháp làm giảm nhẹ các ảnh hưởng bất lợi;
 Phổ biến các thông tin cơ bản về dự án và những ảnh hưởng có thể có tới cộng
đồng dân cư vùng dự án, đồng thời giải thích rõ chính sách Tái định cư của Ngân

hàng thế giới cũng như của Chính phủ Việt Nam tới cộng đồng dân cư.
 Ghi nhận những ý kiến và nguyện vọng của các hộ gia đình bị ảnh hưởng và báo
cáo chủ đầu tư.
 Xây dựng kế hoạch sao cho người BAH có thể tham gia vào các giai đoạn của dự
án, bao gồm cả cơ chế giải quyết khiếu nại.
 Ngân sách cho việc thực hiện tái định cư và các khoản chi phí hỗ trợ phục hồi thu
nhập cũng như các khoản chi phí hành chính.
RAP sẽ được cập nhật sau khi hoàn thành thiết kế chi tiết và khảo sát kiểm kê chi tiết
(DMS), sẽ xác định chính xác phạm vi và mức độ ảnh hưởng của tiểu dự án. Như vậy,
việc thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư sẽ giúp Chủ đầu tư có cơ sở dữ liệu để
ước tính các chi phí liên quan và các thủ tục, căn cứ pháp lý quan trọng trong quá trình
triển khai dự án, đồng thời góp phần giải quyết các mâu thuẫn, khiếu nại của người dân
bị ảnh hưởng.

PHẦN II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI
BỊ ẢNH HƯỞNG

22


Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Thạch Bàn, tỉnh Bình Định
Báo cáo Kế hoạch Hành động Tái Định Cư – RAP

2.1. Thông tin xã hội
2.1.1. Thông tin về kinh tế xã hội của khu vực bị ảnh hưởng
Khái quát tình hình kinh tế - xã hội bao gồm dữ liệu về các chỉ tiêu chính liên quan
đến chiếm dụng đất đai và các tác động tái định cư. Các dữ liệu về điều kiện của Tiểu
dự án bao gồm bản đồ sử dụng đất, số liệu về dân số và việc làm, nguồn và mức thu
nhập, trình độ học vấn của cư dân trong vùng dự án, tỷ lệ trẻ em đúng tuổi đến trường
và mức nghèo ở xã trong khu vực tiểu dự án.

Xã Cát Sơn nằm trong vùng Tiểu dự án có điều kiện sống khó khăn, dễ bị tổn thương bởi
thiên tai và biến đổi khí hậu, có nhiều người nghèo, với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp
là chủ yếu, có thu nhập thấp. Tổng diện tích tự nhiên: 11.358,42ha được phân thành 3
thôn: Thạch Bàn Đông, Thạch Bàn Tây, Hội Sơn. Cả xã có 1.450 hộ, với 5.303 nhân
khẩu (2.742 Nam, 2.561 Nữ), mật độ dân số 47 người/km2; số lao động trong độ tuổi
(16-60) là 3.128 người và số lao động ngoài độ tuổi (< 16 và > 60) là 2.175 người. Dân
tộc kinh: 1.439 hộ, 5.265 nhân khẩu; Dân tộc Ba Na: 11 hộ, 38 nhân khẩu (người dân tộc
ở ngoài vùng dự án hồ Thạch Bàn và không bị ảnh hưởng bởi Tiểu dự án). Phân theo loại
hình sản xuất, trong tổng số 1.450 hộ của xã thì có 1.406 hộ làm nông nghiệp, lâm
nghiệp và còn lại 43 hộ làm thương mại, dịch vụ và các công việc khác (Nguồn báo cáo
kinh tế xã hội của các xã năm 2014)
2.1.2 Đặc điểm của các hộ bị ảnh hưởng:
Tư vấn đã thực hiện phỏng vấn, điều tra 123 hộ; trong đó: 23 hộ bị ảnh hưởng do thu
hồi đất và chọn mẫu 100 hộ (chiếm 28,16%) trên tổng số 355 hộ bị ảnh hưởng do cắt
nước thi công, kết quả như sau:
a) Trình độ văn hóa
Bảng 1. Trình độ học vấn của người dân BAH
Nội dung

Số lượng
6
132
245
69
13
44
30
539

Mù chữ

Cấp I
Cấp II
Cấp III
Trung Cấp
Cao Đẳng, Đại Học
Chưa từng đi học
Tổng số

Tỷ lệ %
1,1
24,5
45,5
12,8
2,4
8,2
5,5
100

Nguồn: Số liệu khảo sát 3/2015

Kết quả khảo sát trình độ học vấn của các hộ BAH (bảng 1) cho thấy, trong số 539 người
thì có 245 người, chiếm tỷ lệ 45,5% có học vấn cấp II; 132 người chiếm 24,5% có trình
độ học vấn cấp I. Số người tốt nghiệp Cao đẳng và Đại học là 44 người chiếm tỳ lệ 8,2%
23


×