Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐÁP ÁN CỤM 3 CÁC TỘI PHẠM VỀ KINH TẾ (buổi 5, 6) LUẬT HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.76 KB, 14 trang )

CỤM 3: CÁC TỘI PHẠM VỀ KINH TẾ
- nội dung của tài liệu là đáp án của các câu nhận định và bài tập của cụm 3 (các tội
phạm về kinh tế) buổi thảo luận môn hình sự: buổi 5, buổi 6.
THẢO LUẬN HÌNH SỰ LẦN 5
Lưu ý: phần bài tập chuyển hóa tội phạm.
I/ Nhận định Đúng – Sai
1. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội xâm
phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Nhận định SAI.
Hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu rất đa dạng, không phải chỉ duy nhất hành vi
chiếm đoạt tài sản mới là hành vi khách quan của các tội phạm này. Ngoài hành vi
chiếm đoạt tài sản, còn có các nhóm hành vi khách quan khác như:





Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176).
Hành vi sử dụng trái phép tài sản (Điều 177).
Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178).
Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180).

3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các
tội xâm phạm sở hữu.
Nhận định Đúng.
Vì nếu tài sản đó có tính năng đặc biệt (ma túy, vũ khí quân dụng,…) thì sẽ là đối
tượng tác động của tội khác. Ví dụ như hành vi cướp ma túy của người khác không
cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168) mà cấu thành Tội chiếm đoạt chất ma túy
(Điều 252).
5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội
cướp tài sản (Điều 168 BLHS).


Nhận định SAI.
Đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản còn có thể cấu thành
Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170). Tội cướp tài sản cấu thành khi đó là hành vi đe
dọa dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không
thể chống cự được.
9. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là
hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết
người (Điều 123 BLHS).
1


Nhận định SAI.
Vì dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu
thành một tội, đó là Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm
chết người” được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS. Nếu người phạm
tội cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng vô ý với hậu quả
chết người thì chỉ cấu thành một tội danh là Tội cướp tài sản (Điều 168).
13. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản(Điều 173
BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
Nhận định SAI.
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) không đòi
hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người. Vì trong ý thức chủ quan của
người phạm tội, chủ thể mà họ mong muốn che giấu hành vi phạm tội của mình
nhất chính là người quản lý tài sản. Do vậy, hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong
Tội trộm cắp tài sản chỉ cần người phạm tội có ý thức che dấu hành vi của mình
với người quản lý tài sản mà không đòi hỏi phải lén lút với tất cả mọi người.
14. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian
dối là hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
Nhận định SAI.
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là

hành vi không chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) mà còn có
thể cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175). Nếu người
phạm tội gian dối làm nạn nhân tin và tự nguyện giao tài sản thì sẽ cấu thành tội
Điều 174. Còn nếu người phạm tội nhận tài sản hoàn toàn hợp pháp (vay, mượn,
thuê,…), sau khi nhận tài sản người phạm tội không trả lại và đưa ra những thủ
đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành tội Điều 175.
15. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của
người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp
đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).
Nhận định SAI.
Hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác
hoặc nhận tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị
từ 4 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu
thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 175. Cụ thể:
 Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản (lén lút, công khai).
 Đến thời hạn trả tài sản không trả mặc dù có điều kiện trả.
2


 Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn tới không có khả năng trả lại
tài sản.
17. Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở
lên bị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều
176 BLHS).
Nhận định SAI.
Vì chỉ khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu
cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật mà cố tình không trả thì
mới cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176).
II/ Bài tập

Bài tập 1
Lúc 6 giờ sáng, T gặp cháu N (8 tuổi), đang đứng trong vườn mận. Thấy N đeo sợi
dây chuyền vàng nên y chợt nảy ý định chiếm đoạt. Quan sát chung quanh không
có ai, T bước qua mé mương lấy một khúc cây còng lớn bằng cổ tay. Cầm khúc cây
trên tay, T nhanh bước đến phía sau lưng cháu N và vung tay đạp mạnh vào đầu
cháu N làm cháu té xuống đất. Cháu N la lên kêu cứu thì T tiếp tục đánh vào đầu
cháu N cái thứ hai khiến N bất tỉnh. T lấy sợi dây chuyền trên cổ của cháu N. Kế
đó, T ôm cháu N dìm xuống mương, nhận xác cháu xuống bùn. Sợi dây chuyền T
bán được 775.000 đồng. Vụ việc được phát hiện nhanh chóng. T bị bắt giữ.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T.
Trả lời:
T phạm Tội cướp tài sản (Điều 168) và Tội giết người (Điều 123).
- Vì hành vi của T có đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản và tội giết người.
 Đối với tội cướp tài sản (Điều 168).
 Khách thể:
 Quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân của cháu N.
 Đối tượng tác động: cháu N và tài sản của cháu N là sợi dây chuyền.
 Chủ thể: T là chủ thể có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: Hành vi dùng vũ lực của T (cầm khúc cây trên tay, T nhanh bước
đến phía sau lưng cháu N và vung tay mạnh vào đầu cháu N làm cháu té
xuống đất) làm cho N không thể chống cự được và lấy dây chuyền của cháu
N trị giá 775.000 đồng.
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp: T biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu
quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.
3










 Mục đích: chiếm đoạt sợi dây chuyền của cháu N.
Đối với Tội giết người (Điều 123).
Khách thể:
 Xâm phạm đến tính mạng của cháu N.
 Đối tượng tác động: cháu N.
Chủ thể: T có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
 Hành vi: T dùng khúc cây đập mạnh vào đầu cháu N làm cháu N té xuống
đất, khi thấy cháu N la lên kêu cứu thì T lại tiếp tục đánh vào đầu cháu N
làm cháu bất tỉnh. Không dừng lại ở đó, T còn ôm cháu N dìm xuống
mương, nhận xác cháu xuống bùn.
 Hậu quả: cháu N chết.
 Mối quan hệ nhân quả: đơn trực tiếp.
Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp: T biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy
trước hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.

Bài tập 3
Ông X (45 tuổi) đã có vợ con nhưng vẫn lén lút quan hệ tình cảm với A (29 tuổi).
Sau một thời gian, A nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của ông X và bàn bạc kế
hoạch với anh trai là B. Theo kế hoạch, khi A và ông X đang quan hệ trong nhà
nghỉ thì B xông vào, tự nhận là chồng của A và đánh ông X. Ông X năn nỉ xin B
tha, B yêu cầu ông X phải đưa cho B 300 triệu đồng để “bồi thường danh dự”.
Ông X không đồng ý nên B tiếp tục đánh ông X và lấy đi toàn bộ tiền bạc, điện
thoại, đồng hồ của ông X, trị giá tài sản là 30 triệu đồng. Sau đó, B chụp hình ông

X và A, nói nếu không đưa 250 triệu đồng thì sẽ gửi những tấm hình đó cho vợ con
ông X. Ông X đồng ý và hẹn mười ngày sau sẽ đưa tiền. Vụ việc sau đó bị phát
giác.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
Trả lời:
Hành vi của A và B có phạm tội. Đó là Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170) và Tội
cướp tài sản (Điều 168).
- Vì hành vi trái pháp luật của A và B đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội cưỡng
đoạt tài sản và tôi cướp tài sản.
 Đối với Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170).
 Khách thể:
 Xâm phạm đến quyền sở hữu của ông X, quyền nhân thân của ông X.
 Đối tượng tác động: ông X và tài sản của ông X.
 Chủ thể: A và B có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
4


 Mặt khách quan:
 Hành vi: A và B cùng lên kế hoạch chiếm đoạt tài sản của ông X, dùng thủ
đoạn uy hiếp tinh thần ông X là chụp ảnh của ông X và buộc ông đưa 250
triệu đồng nếu không thì sẽ gửi những tấm hình đó cho vợ con ông X. A và
B là đồng phạm.
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp: A và B biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước
hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.
 Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản của ông X trị giá 250 triệu đồng.
 Đối với Tội cướp tài sản (Điều 168).
 Khách thể:
 Quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân của ông X.

 Đối tượng tác động: ông X và tài sản của ông X.
 Chủ thể: A, B là chủ thể có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: hành vi dùng vũ lực của B đánh ông X làm ông không thể chống cự
được và lấy đi toàn bộ tiền bạc, điện thoại, đồng hồ của ông X, trị giá tài sản
là 30 triệu đồng. A và B đã cùng lên kế hoạch nên A và B là đồng phạm.
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp: A và B biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước
hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.
 Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản của ông X trị giá khoảng 30 triệu đồng.

Bài tập 6
Công ty X được thuê vận chuyển một số container hàng hóa của công ty Y từ cảng
Cát Lái về kho hàng của công ty Y. Chiều 14-3, nhân viên điều động của công ty X
nhận được 13 phiếu giao nhận container để thực hiện việc vận chuyển. Sau khi về
đến công ty, nhân viên này giao cho tài xế 3 phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn làm
việc. Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một
phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận
mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy
đi một container hàng xà bông. B bán container hàng này được 400 triệu đồng và
chia cho A 200 triệu đồng.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại
sao?
Trả lời:
A và B phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) trong đó A đóng vai trò là
người giúp sức và B là người thực hành.
5


- Vì hành vi trái pháp luật của A và B đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội lừa

đảo chiếm đoạt tài sản.
 Khách thể:
 Xâm phạm quan hệ sở hữu của công ty X.
 Đối tượng tác động: một container hàng xà bông.
 Chủ thể: A và B có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: B đã tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng
phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một container hàng xà bông, B bán
container hàng này được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng. Khi B
lấy phiếu giao nhận ra thì nhân viên trong cảng đã chuyển giao tự nguyện tài
sản (container) cho B. Còn A đã giúp B lấy trộm phiếu giao nhận container
bằng cách trộm phiếu rồi đưa cho B.
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp: A và B biết hành vi của mình là trái pháp luật,
thấy trước hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.
Bài tập 7
A là một thanh niên không có nghề nghiệp. Hết tiền tiêu xài, A nghĩ cách kiếm tiền.
A đến một ngã tư đường phố và đứng tại bên lề đường chờ cơ hội chiếm đoạt tài
sản của người khác. Khi đèn xanh trên hệ thống đèn báo giao thông bật sáng, A
nhanh chóng giật chiếc dây chuyền trên cổ của một phụ nữ và bỏ chạy. B là người
chứng kiến được sự việc, liền bỏ xe đạp của mình trên lề đường và chạy đuổi theo
để bắt A. Chạy vào con hẻm cụt, A hết đường nên quay mặt đối diện với B, một tay
bỏ dây chuyền vào miệng, tay kia rút dao đâm vào bụng của B và bỏ chạy. B bị
thương với tỷ lệ thương tật qua giám định là 27%.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A.
Trả lời:
A phạm Tội cướp tài sản (điểm c khoản 2 Điều 168).
- Vì hành vi trái pháp luật của A đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội cướp tài
sản.
 Khách thể:
 Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, quyền nhân thân.

 Đối tượng tác động: chiếc dây chuyền, B và người phụ nữ.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: A đã có hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc khiến B không thể
chống cự nhằm mục đích lấy bằng được tài sản. Cụ thể: Lúc đầu A nhanh
chóng giật sợi dây chuyền của người phụ nữ và bỏ chạy. B là người chứng
6


kiến sự việc nên đã chạy đuổi theo để bắt A. Nhưng khi chạy vào con hẻm,
hết đường nên A quay mặt đối diện với B, một tay bỏ sợi dây chuyền vào
miệng, tay kia rút dao đâm vào bụng B và bỏ chạy, B bị thương với kết quả
giám định là 27%. Ban đầu hành vi của A chỉ là hành vi cướp giật nhưng
thời điểm hành vi cướp giật kết thúc kể từ lúc A đứng quay mặt đối diện với
B, bỏ dây chuyền vào miệng nhằm mục đích lấy bằng được sợi dây chuyền
đó và lúc đó đã chuyển hóa thành hành vi của tội cướp tài sản.
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp: A biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu
quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.
 Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản.
Bài tập 9
A là người sống lang thang, không nghề nghiệp, thấy bà C hay đeo sợi dây chuyền
có giá trị A nảy sinh ý định chiếm đoạt. Vào một buổi tối, khi thấy nhà bà C tắt đèn
đi ngủ, A cạy cửa nhà rồi vào phòng ngủ. A đến cạnh giường rạch màn, A thấy bà
C còn thức nên đưa tay vào kéo đứt sợi dây chuyền 3 chỉ vàng (trị giá 11 triệu
đồng) của bà rồi bỏ chạy. Bà C hô gọi hàng xóm, đuổi theo và tóm được A.
Hãy xác định tội danh của A trong các trường hợp sau:
1. A vứt lại sợi dây chuyền, dùng tay đánh mạnh bà C rồi bỏ chạy;
2. A nhanh tay bỏ sợi dây chuyền vào túi quần và rút dao mang sẵn trong người
đâm vào ngực bà C làm bà C chết.

Trả lời:
1. A vứt lại sợi dây chuyền, dùng tay đánh mạnh bà C rồi bỏ chạy.
A phạm tội cướp giật tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 171).
- Vì hành vi trái pháp luật của A đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội cướp giật tài
sản.
 Khách thể:
 Xâm phạm quan hệ sở hữu, quan hệ nhân thân.
 Đối tượng tác động: sợi dây chuyền của bà C.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: A đã chiếm đoạt sợi dây chuyền của bà C một cách công khai và
nhanh chóng. Cụ thể, A đã có hành vi kéo đứt sợi dây chuyền của bà C ngay
lúc bà C còn thức và bỏ chạy. Sau khi bị bà C tóm được, A đã vứt lại sợi dây
chuyền và đánh mạnh bà C rồi bỏ chạy. Do vậy, việc A hành hung bà C để
tẩu thoát sẽ là tình tiết định khung tăng nặng của A đối với tội này.
7


 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp: A biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy
trước hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.
2. A nhanh tay bỏ sợi dây chuyền vào túi quần và rút dao mang sẵn trong
người đâm vào ngực bà C làm bà C chết.
A phạm tội cướp tài sản (Điều 168) và tội giết người (Điều 123).
- Vì hành vi trái pháp luật của A đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội cướp tài sản
và tội giết người.
 Đối với tội cướp tài sản
 Khách thể:
 Xâm phạm quan hệ sở hữu, quan hệ nhân thân.
 Đối tượng tác động: sợi dây chuyền của bà C, bà C.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

 Mặt khách quan:
 Hành vi: A đã có hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc khiến bà C không thể
chống cự được nhằm mục đích lấy bằng được tài sản. Cụ thể: Ban đầu A đã
chiếm đoạt sợi dây chuyền của bà C một cách công khai và nhanh chóng,
nhưng khi bị phát hiện A đã nhanh tay bỏ sợi dây chuyền vào túi quần và rút
dao đâm bà C nhằm mục đích lấy bằng được sợi dây chuyền đó.
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp: A biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu
quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.
 Mục đích: nhằm chiếm đoạt sợi dây chuyền.
 Đối với tội giết người.
 Khách thể:
 Xâm phạm đến tính mạng của bà C.
 Đối tượng tác động: bà C.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt chủ quan:
 Hành vi: cố ý tước bỏ tính mạng của bà C bằng hành động rút dao đâm vào
ngực của bà C làm và C chết. Đây là hành động đâm có chủ đích cố ý tước
bỏ mạng sống vì vùng ngực là vị trí nguy hiểm gây chết người.
 Hậu quả: C chết.
 Quan hệ nhân quả: hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết
của bà C.
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý: A biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu
quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.

8


THẢO LUẬN HÌNH SỰ LẦN 6
CỤM 3: CÁC TỘI PHẠM VỀ KINH TẾ

I/ Nhận định Đúng – Sai
27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu
chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì
hàng hóa là hàng giả.
Nhận định SAI.
Vì hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức 70% trở xuống so
với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc
ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa mới là hàng giả.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 4 NĐ 03/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt
hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
28. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội
sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS).
Nhận định ĐÚNG.
Vì nếu hàng cấm có tính năng thông thường thì là đối tượng tác động của Điều
190, còn nếu hàng cấm có tính năng đặc biệt (súng, ma túy,…) thì sẽ là đối tượng
tác động của các tội khác như Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248), Tội
mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251),…
29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại
điều 192, 193, 194, 195 BLHS.
Nhận định SAI.
Vì hàng giả có hai loại là hàng giả nội dung và hàng giả hình thức, đối tượng tác
động của các tội được quy định tại Điều 192, 193, 194, 195 BLHS chỉ là hàng giả
nội dung còn hàng giả hình thức là đối tượng tác động tác động của Tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).
30. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu
thành Tội trốn thuế được quy định tại điều 200 BLHS.
Nhận định ĐÚNG.
Vì theo quy định tại Điều 200 thì hành vi trốn thuế cấu thành tội trốn thuế khi thực
hiện hành vi thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a đến i khoản 1
Điều 200, trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng. Nếu

9


trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên mà ngoài xâm phạm chính sách thuế
còn xâm phạm chính sách ngoại thương thì sẽ cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188).
33. Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước đều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước (Điều 203 BLHS).
Nhận định ĐÚNG.
Vì theo quy định của Điều 203 BLHS thì những hành vi in trái phép hóa đơn
chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc
hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính
từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì mới cấu thành Tội in trái phép
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Như vậy, nếu không đáp ứng số
lượng, số tiền thì không cấu thành tội.
37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại
Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226
BLHS).
Nhận định SAI.
Vì chỉ hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc
chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo
nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu
nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 triệu đồng đến dưới 500.000.000
đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng thì mới cấu thành nên Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226).
II/ Bài tập
Bài tập 12
A biết B là người buôn bán hàng cấm nên đã có hành vi sau:
a. A yêu cầu B phải nộp cho y một số tiền 5 triệu đồng thì sẽ không tố giác việc

làm của B với công an. B đành chấp nhận và giao đủ số tiền mà A đặt ra.
b. A mặc trang phục công an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt quả tang. Thấy A
mặc trang phục công an nên B xin được tha. A giả bộ làm căng, yêu cầu B về trụ
sở để lập biên bản. B năn nỉ A nói đưa cho A 5 triệu đồng thì A sẽ tha. B chấp
nhận và giao tiền cho A.
Hãy xác định tội danh cho hành vi của A trong các trường hợp nêu trên.
Trả lời:
10


a) A phải chịu TNHS về Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170).
 Khách thể:
 Quyền sở hữu tài sản của B và quyền nhân thân của B.
 Đối tượng tác động: B và tài sản của B.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: A biết B là người buôn bán hàng cấm nên đã có hành vi đe dọa sẽ
tố cáo B, uy hiếp tinh thần buộc B phải đưa tiền cho A. Cụ thể, A đã yêu cầu
B phải nộp cho A số tiền 5 triệu đồng thì sẽ không tố giác việc làm của B với
công an.
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp.
 Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản của B trị giá 5 triệu đồng.
b) A phải chịu TNHS về Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170).
 Khách thể:
 Quyền sở hữu tài sản của B và quyền nhân thân của B.
 Đối tượng tác động: B và tài sản của B.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: A đã dùng thủ đoạn mặc trang phục công an để uy hiếp tinh thần

của B sau khi biết B là người buôn hàng cấm nhằm mục đích chiếm đoạt tài
sản của B (5 triệu đồng).
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp.
 Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản của B trị giá 5 triệu đồng.
Bài tập 13
A ra tiệm thuê một bộ quần áo đẹp.A mặc bộ quần áo vừa thuê và giả làm một
người sang trọng đi vào chợ Bến Thành. Đến một quầy hàng, A hỏi mua mỹ phẩm
với tổng số tiền 3 triệu đồng. Sau khi yêu cầu chủ hàng đóng gói, A mượn cớ phải
mua một số hàng khác nên gởi lại gói hàng, hẹn khi quay lại nhận hàng sẽ trả tiền.
A để ý vị trí gói hàng rồi đi qua hàng đồ khô mua một số hàng trị giá 50 ngàn
đồng và yêu cầu chủ hàng gói lại giống với gói hàng mỹ phẩm. A đến quầy mỹ
phẩm, nhân lúc chủ hàng đang tiếp một số khách hàng khác không để ý, A liền
tráo gói hàng đồ khô lấy gói hàng mỹ phẩm. Vụ việc bị phát giác ngay sau đó.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A?
Trả lời:
A phạm Tội trộm cắp tài sản (Điều 173).
11


 Khách thể:
 Quyền sở hữu tài sản của chủ cửa hàng.
 Đối tượng tác động: gói hàng mỹ phẩm.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: Nhân lúc chủ hàng đang tiếp một số khách hàng khác không để ý,
A liền đánh tráo gói đồ khô lấy gói mỹ phẩm. Hành vi đánh tráo được A thực
hiện một cách lén lút. Trị giá của gói mỹ phẩm là 3 triệu đồng.
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 16

A và B đến gặp M tại quán nhậu X để bàn chuyện làm ăn (B không quen M trước
đó). Sau khi bàn bạc công việc, A nói có việc phải đi trước và nói B tự đi về. B đề
nghị M cho đi nhờ xe một đoạn. M đồng ý và để B chở bằng xe gắn máy của M.
Trên đường đi, B vờ đánh rơi cặp xách để M xuống xe nhặt giúp. Lợi dụng lúc M
đang nhặt cặp xách thì B phóng xe đi mất. Sau đó, B đã bị bắt cùng tang vật là
chiếc xe gắn máy của M (trị giá 20 triệu đồng).
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B trong vụ án này và giải thích tại sao?
Trả lời:
B phạm Tội cướp giật tài sản (Điều 171).
 Khách thể:
 Xâm phạm quyền sở hữu xe máy của M, quyền nhân thân của M.
 Đối tượng tác động: xe máy của M.
 Chủ thể: B có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: B dùng thủ đoạn gian dối giả vờ đánh rơi cặp sách rồi nhờ M
xuống nhặt giúp để tạo sự thuận lợi cho việc chiếm đoạt tài sản là chiếc xe
máy của M. Mặt khác, B lợi dụng lúc M đang nhặt cặp sách (sơ hở trong
việc quản lý tài sản) để chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh
chóng.
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 17
A là chủ một xe chở xăng dầu. A đã ký hợp đồng với nhà máy sản xuất bột ngọt
T.H vận chuyển dầu chạy máy cho nhà máy từ công ty xăng dầu đến nhà máy. Sau
vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn bớt dầu vận chuyển cho nhà máy như
sau: Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút
dầu ra bán cho B mỗi lần vài trăm lít. Sau đó chất lên xe mấy thùng nước có trọng
lượng tương đương với số dầu đã rút ra. Đến địa điểm giao dầu, chiếc xe được
12



cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ
đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất
lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Với cách thức như vậy, A đã
nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển của nhà máy bột ngọt T.H với tổng trị giá
là 38.565.000 đồng. Sau đó thì A bị phát hiện.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Trả lời:
A phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175).
 Khách thể:
 Xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản.
 Đối tượng tác động: xăng dầu.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: A đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thông qua hợp
đồng vận chuyển dầu cho nhà máy. Trị giá tài sản bị chiếm đoạt là
38.565.000 đồng.
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 25
Công ty bảo vệ thực vật A nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản
xuất thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo là 97%. Qua kiểm định của Trung
tâm kiểm định thực vật phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6%. Với cách thức như
vậy, Công ty sẽ không phải đóng thuế thay vì phải nộp 10% khi áp đúng mã thuế.
Do vậy Công ty A tránh được việc nộp thuế với giá trị 1tỷ 450 triệu đồng.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Trả lời:
Tội danh được xác định trong vụ án này là Tội trốn thuế (Điều 200).
 Khách thể:
 Xâm phạm chính sách thuế của nhà nước.
 Đối tượng tác động: số tiền trốn thuế.
 Chủ thể: pháp nhân thương mại (công ty A).

 Mặt khách quan:
 Hành vi: không thực hiện đúng nghĩa vụ bắt buộc mà pháp luật quy định về
việc phải đóng góp một khoản tiền hoặc hiện vật nhất định cho Nhà nước.
Cụ thể, đó là hành vi: khai sai thông tin về hàm lượng (hàm lượng do công
ty khai là 97% trong khi đó qua kiểm định của Trung tâm kiểm định thực vật
13


phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6%) nhằm mục đích không phải đóng
thuế thay vì phải nộp 10% khi áp dụng đúng mã thuế.
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.

14



×