Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

chu de truyen hien dai viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.06 KB, 19 trang )

CHỦ ĐỀ: ĐỌC- HIỂU THƠ - TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(Ngữ văn Lớp 9)
A. Mục tiêu của chủ đề:
1. Kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của 1 số tác phẩm truyện Việt
Nam sau Cách mạng tháng Tám. Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa và nét đặc
sắc của từng truyện.
- Biết đặc điểm và những đóng góp của truyện Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
1945 vào nền văn học dân tộc. Nhớ một số chi tiết đặc sắc trong truyện.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, cảm thụ tác phẩm văn học, viết bài nghị luận
văn học.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp: Tình yêu nước, yêu làng, yêu gia đình, yêu
lao động, tinh thần dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc, xác định mục đích học tập, lao động.
-Trân trọng yêu mến tác phẩm văn học nước nhà.
4. Các năng lực cần hướng tới:
* Về năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề,hợp tác, trao đổi đàm thoại.
* Về năng lực riêng: Đọc hiểu văn bản, phân tích tình huống, tư duy sáng tạo, thưởng thức
văn học, giao tiếp Tiếng Việt.
B. Tiến trình tổ chức dạy học
I. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945
H: Em hãy nêu hiểu biết của mình về hoàn cảnh lịch sử của nước ta giai đoạn từ sau
Cách mạng tháng Tám 1945, nhất là giai đoạn 1945 – 1975?
HS trình bày, nhận xét.
GV nhận xét, định hướng những ý cơ bản:
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới trên
đất nước ta, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nền văn học mới gắn liền với lí tưởng
độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cũng hình thành. Đó là nền văn học của xã hội mới, phát
triển dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối văn nghệ của Đảng đã góp phần tạo ra một nền
văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhân
văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ


- Công cuộc xây dựng đời sống mới, con người mới xã hội chỉ nghĩa ở miền Bắc và
hai cuộc chiến tranh yêu nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tác động mạnh mẽ, sâu
sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, đem
đến cho đội ngũ văn nghệ sĩ chất liệu sống phong phú và cảm hứng dễ sáng tác.

1


- Sau 1975, chiến tranh kết thúc, đời sống về tư tưởng tâm lí, nhu cầu vật chất con
người đã có những thay đổi so với trước. Văn học phát triển trên tư tưởng, cảm hứng chủ đạo
là tình thần nhân bản và sự ý thức sâu sắc ý thức cá nhân.
II. Đặc điểm của văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 9, học kì I
H: Thơ và truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 học kì I có đặc điểm gì
đáng chú ý?
Học sinh tự do trình bày ý kiến.
Gv nhận xét, chốt ý: Phản ánh hiện thực đất nước lúc bấy giờ
Phản ánh vẻ đẹp tinh thần yêu nước của những người nông dân, người
chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc và con người lao động đi lên xây dựng cuộc sống mới.
Hoạt động của GV và học sinh
GV chia nhóm học sinh.
Nhóm 1: Hình người lao động trong cuộc
sống mới được các tác giả khắc họa trên
những phương diện nào? Phân tích một vài
dẫn chứng để làm nổi bật.
Nhóm 2: Trong các tác phẩm văn học hiện
đại Việt Nam em được học ở học kì I, hình
ảnh người nông dân, người lính trong kháng
chiến được khắc họa với những nét nào nổi
bật.
HS thảo luận trong thời gian 5 phút.

Đại diện trình bày ý kiến.
Các bạn trong nhóm hoặc nhóm khác bổ
sung.
Gv nhận xét, chốt ý.

Nội dung cần đạt
1. Hình ảnh người lao động trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong
cuộc sống mới
- Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động,
ca ngợi đất nước và con người trong những
ngày đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc với
cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và tin
tưởng vào ngày mai.
- Họ không cảm thấy mình nhỏ bé, rợn ngợp
trước thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn “Em sợ lắm
giá băng tràn mọi nẻo” nữa mà họ xem thiên
nhiên, vũ trụ rộng lớn như một ngội nhà
chung, gần gũi, thân thương. (“Đoàn thuyền
đánh cá” – Huy Cận). Đó là vẻ đẹp của con
người làm chủ cuộc sống.
- Họ lao động với khí thế sôi nỏi, với lòng
nhiệt tình và với niềm lạc quan, tin tưởng vào
thắng lợi, vào sự thành công phía trước.
(“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận).
- Người lao động làm việc, cống hiến và hi
sinh thầm lặng vì quê hương, đất nước (như
anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Sa Pa,
ông kĩ sư vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu
về sét…). Vẻ đẹp của họ có sức lan tỏa mãnh


2


liệt.
2. Hình ảnh người nông dân trong kháng
chiến.
- Họ không còn là những người nông dân
cam chịu trong cảnh áp bức, bóc lột như
người nông dân của Nam Cao, Nguyễn công
Hoan hay Ngô Tất Tố trước Cách mạng nữa
mà họ là những người nông dân có lòng yêu
nước với nhận thức tiến bộ: biết hài hoà giữa
tình cảm riêng và chung, bao giờ cũng đặt cái
chung lên trên hết.

GV: Ông Hai trong tác phẩm “Làng” – Kim
Lân.
- Tình yêu làng của ông được thể hiện rõ
nhất qua việc ông khoe về cái làng của
mình. Nếu trước Cách mạng, ông khoe về
làng mang tính truyền thống, chủ yếu khoe
sự giàu có của làng thì sau Cách mạng, ông
lại chủ yếu khoe về tinh thần kháng chiến
của làng ông.
- Ở ông có sự gắn bó hài hòa giữa tình cảm
yêu làng và tình cảm yêu nước. Và khi cần
thiết, ông biết đặt nghĩa nước lên trên tình
làng.
Đó chính là nét mới trong cách thể hiện hình

ảnh người nông dân của các nhà văn sau
Cách mạng so với các nhà văn trước đó.
GV: Phải nói rằng, từ những trang thơ của 3. Hình ảnh người lính
nền thơ ca cách mạng, hình ảnh anh bộ đội a. Người lính giai đoạn 1945 – 1975
cụ Hồ nổi lên là biểu tượng đẹp cuả con
người thời đại Hồ Chí Minh. Họ là những
con người đẹp nhất đang tiếp bước truyền
thống đánh giặc của cha ông:
"Bốn ngàn năm bước trường chinh
Vẫn ung dung cuộc hành trình hôm nay"
Dù được gọi bằng những tên gọi khác
nhau (anh vệ quốc quân, anh bộ đội, anh
giải phóng quân...), họ vẫn là những người
lính từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà
chiến đấu, vì nhân dân mà quên mình, vì
nhân dân mà sẵn sàng hy sinh… Nói một
cách khác, hình tượng người lính được
nhiều nhà thơ, nhiều bài thơ viết ở nhiều
mảng đời, nhiều khía cạnh khác nhau cuộc

3


sống. Nhưng tất cả những tia sáng ấy đã hội
tụ lại làm bừng sáng lên một hình tượng
chung nhất: anh bộ đội cụ Hồ. Chính vì lẽ
đó, hình tượng anh vừa mang những nét cụ
thể, sinh động, "rất lính", lại vừa mang tầm
vóc chung của dân tộc Việt Nam trong
những ngày đánh Pháp, đuổi Mỹ.

H: Người lính giai đoạn 1945- 1975 hiện lên * Họ đều mang trong mình những vẻ đẹp
với những vẻ đẹp chung nào?
chung của thời đại:
- Tình thần yêu nước, lòng nhiệt tình cứu
nước.
- Họ có tinh thần dũng cảm, cạn trường, bất
khuất.
- Có tinh thần lạc quan, bản lĩnh vứng vàng,
thắm thiết tình đồng đội.
- Và trong hoàn cảnh khốc liệt, người chiến sĩ
vẫn có một tâm hồn lãng mạn.
H: Người lính trong thơ Chính Hữu, Phạm * Nét riêng:
Tiến Duật và văn Nguyễn Quang Sáng có - Trong thơ chính Hữu:
nét gì riêng?
+ Người lính là những người nông dân ra đi
GV: Trong chín năm chống Pháp, hình ảnh từ những miền quê nghèo khó.
anh bộ đội cụ Hồ là những anh vệ quốc + Tâm hồn người lính mộc mạc, chân chất, ra
quân rất đỗi bình dị và thân thương. Họ
đi mang gánh nặng hậu phương, gia đình
là những người từ nhân dân mà ra. Các
nhưng vì nghĩa lớn, ho sẵn sàng bỏ lại tất cả.
anh là những người con của nhân dân
Chính vì thế, những người lính mang nặng
mang truyền thống anh hùng dân tộc làm
nỗi niềm tâm sự suy tư, đời sống với nhiều
nhiệm vụ giải phóng đất nước, quê
gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật.
hương. Phần nhiều trong số các anh ra đi + Thiên về khai thác nội tâm, ít nói về
chiến đấu từ một luỹ tre làng, từ một cây chuyện đùng đoàng súng đạn.
đa, một giếng nước...

- Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật: Chủ
yếu là những thanh niên, trí thức có học vấn,
có trình độ, xếp bút nghiên ra đi vì tiếng gọi
của Tổ quốc.
+ Những người lính đã là thế hệ trẻ ra đi với

4


tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Chính vì
thế, họ là những người lính sôi nổi, trẻ trung,
yêu đời, tếu táo, nang tàng, tràn đầy niềm
tin.
- Người lính trong văn Nguyễn Quang Sáng
dù phải chịu nhiều nỗi đau của chiến tranh
nhưng họ sẵn sàng hi sinh tình cảm giá đình
vì tình yêu đất nước. Nhà văn đã đặt nhân vật
vào những tình huống éo le để nhân vật bộc
lộ tính cách, phẩm chất
GV: Hình ảnh người lính trong mỗi bài thơ
có những nét khác nhau, mang dấu ấn từng
thời đại, làm nên vẻ đẹp riêng, sức sống
riêng trong từng tác phẩm. hình ảnh này góp
phần bổ sung cho nha, làm đẹp cho thơ ca
kháng chiến. nét riêng trong từng hình ảnh
người lính còn phản ánh sự khám phá, phát
triển của các nhà thơ về hình tượng anh bộ
đội cụ Hồ. Đó là sự trưởng thành, sự lớn lên
về tầm vóc dân tộc được tôi luyện trong lửa

đạn chiến tranh.
H: Viết về những con người ấy, tác giả bày => Tình cảm: Trân trọng, ngợi ca, tự hào.
tỏ tình cảm gì?
b. Sau 1975
- Người lính trở về sau chiến tranh, có những
người đã vội lãng quên quá khứ gian khổ mà
nghĩa tình, quên một thời máu lửa gian nan.
Người lính có những phút thức tỉnh, giật
mình.
- Nhà thơ muốn thông qua hình ảnh người
lính để nhắc nhỡ lẽ sống thủy chung, ân
nghĩa với vẻ đẹp bình dị của quê hương, đất
nước, với quá khứ.

5


- Họ là những con người
+
Hướng về miền Nam với nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.
* Thành tựu
+
Văn xuôi: Những tác phẩm tiêu biểu: Cửa biển (4tập) - Nguyên Hồng, Vỡ bờ (2
tập) - Nguyễn Đình Thi,Sống mãi với thủ đô - Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng Hữu Mai, Trước giờ nổ súng -Lê Khâm,Mười năm - Tô Hoài, Cái sân gạch, Mùa lúa chiêm Đào Vũ, Mùa lạc - Nguyên Khải, Sông Đà - Nguyễn Tuân.
+
Thơ: Gió lộng -Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Riêng chung Xuân Diệu, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca cuộc đời -Huy Cận, Tiếng sóng
+
Tế Hanh, Bài thơ Hắc Hải - guyễn Đình Thi, Những cánh buồm - Hoàng Trung
Thông.
+

Về kịch: Kịch phát triễn mạnh Đó là các vở: Một Đảng viên - Học Phi, Ngọn
lửa - Nguyễn Vũ, Nổi gió, Chị Nhàn - Đào Hồng Cẩm.
c. Từ 1965-1975
Chủ đề bao trùm:
+
Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng (không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết
đánh giặc). Có đời sống tình cảm hài hoà giữa riêng và chung, bao giờ cũng đặt cái chung lên
trên hết, có tình cảm quốc tế cao cả).
+
Tổ quốc và xã hội chủ nghĩa.
Văn xuôi:
+ Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Đình Thi, Rừng xà
nu - Nguyễn Trung Thành(Nguyên Ngọc).
+
Ở Miền Bắc: Kí của Nguyễn Tuân - Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi,Vùng trời (3 tập).
Thơ: Ra trận. Máu và hoa (Tố Hữu), Hoa ngày thường, chim báo bão (Chế Lan
Viên). Và những gương mặt: Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm. Tất cả đã
mang tới cho thơ ca tiếng nói mới mẻ, sôi nổi, trẻ trung.
Kịch: Đại đội trưởng của tôi - Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt - Vũ Dũng Minh.
Lý luận, nghiên cứu phê bình:Tập trung ở một số tác giả như Vũ Ngọc Phan,
Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.
d. Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975
Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945 -1975 có hai thời điểm.
+
Dưới chế độ thực dân Pháp (1945 -1954).
+
Dưới chế độ Mĩ - Nguỵ (1954-1975).
Chủ yếu là những xu hướng văn học tiêu cực phản động xu hướng chống phá
cách mạng xu hướng đồi truỵ.


6


Bên cạnh các xu hướng này cũng có văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước và
cách mạng.
+
Vũ Hạnh với (Bút máu).
+
Vũ Bằng với (Thương nhớ mười hai).
+
Sơn Nam với (Hương rừng Cà Mau).
3. Đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975:
a.Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung
của đất nước.
Nhà văn - chiến sĩ.
Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí đấu tranh Cách mạng.
Hiện thực đời sống Cách mạng và kháng chiến là nguồn cảm hứng lớn cho văn
học.
Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng
đường của lịch sử dân tộc.
Đề tài chủ yếu:
+
Đề tài Tổ Quốc.
+
Đề tài XHCN.
Nhân vật trung tâm:
Ngưòi chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh vũ trang và những người trực tiếp phục vụ
chiến trường, người lao động.
b.Nền văn học hướng về đại chúng
Quần chúng đông đảo vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ ; vừa là

nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học:
+
Quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh cũng như
niềm vui, niềm tự hào của họ.
+
Nền văn học mới tập trung xây dựng hình tượng quần chúng Cách mạng: miêu
tả người nông dân, người mẹ, người phụ nữ, em bé …
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Khuynh hướng sử thi:
Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách,
phẩm chất và ý chí của dân tộc; tiêu biểu cho lý tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng
cá nhân -> Con người chủ yếu được khám phá ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.
Giọng văn ngợi ca, hào hùng….
Cảm hứng lãng mạn:

7


Cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc và hướng tới lý tưởng. Ca ngợi CN anh
hùng Cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc -> Nâng đỡ con người Việt
Nam vượt qua thử thách.
=> Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai
đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực
đời sống trong quá trình vận động và phát triển Cách mạng
II. Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực:
Mức độ đánh giá
Nội dung
1. Tác giả,
tác phẩm và

hoàn cảnh
ra đời

Nhận biết

- Nêu đúng chính
xác về tác giả và
hoàn cảnh ra đời
của từng tác phẩm
truyện Việt Nam
hiện đại
2. Giá trị - Nhận biết thể
nghệ thuật. loại, điểm nhìn
trần thuật trong
văn bản .

Thông hiểu

Thấp

Cao

- Xác định được
nội dung khái
quát của tác
phẩm.

- Hiểu được
những
thành

công nghệ thuật
đặc
sắc
của
truyện.
3. Giá trị - Nhận biết tác - Hiểu tính cách,
nội dung.
phẩm viết về vùng phẩm chất nhân
đất nào.
vật trong tác
phẩm.

4. Ý nghĩa
giáo dục của
chủ
đề
(chuẩn đầu
ra về phẩm
chất)

Vận dụng

- Phân tích diễn
biến tâm lí nhân
vật.

- Giải thích nhan
đề tác phẩm.
- Phân tích chi tiết
đặc sắc của truyện.

- Cảm nhận về
nhân vật.

Phân tích hình
ảnh tuổi trẻ
Việt Nam thời
chống Mĩ.

Giáo dục học
sinh tình cảm
gia đình, tình
yêu đất nước,
yêu lao động,
tinh thần dũng
cảm hi sinh vì

8


tổ quốc. Giáo
dục lối sống
đẹp, sống cống
hiến.
- Trách nhiệm
của bản thân.
III. Câu hỏi/ Bài tập:
1. Câu hỏi/ Bài tập nhận biết :
Câu 1: Tác phẩm Làng của Kim Lân được viết theo thể loại nào ?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn

C. Hồi kí
D. Tùy bút.
Đáp án: - Mức tối đa : B
- Không đạt : lựa chọn sai phương án, hoặc không trả lời.
Câu 2: Truyện Lặng Lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai ?
A. Tác giả
B. Anh thanh niên
C. Ông họa sĩ
D. Cô gái.
Đáp án: - Mức tối đa : C
- Không đạt : lựa chọn sai phương án, hoặc không trả lời.
Câu 3: Tại sao người đọc biết được truyện " Chiếc lược ngà " viết về vùng đất Nam Bộ ?
A. Nhờ tên tác giả.
B. Nhờ tên tác phẩm.
C. Nhờ các từ địa phương trong truyện.
D. Nhờ tên các địa danh trong truyện.
Đáp án: - Mức tối đa : C
- Không đạt : lựa chọn sai phương án, hoặc không trả lời.
Câu 4: Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được viết vào thời kì nào ?
A. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
B. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
C. Cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
D. Cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi.

9


Đáp án: - Mức tối đa : C
- Không đạt : lựa chọn phương án, hoặc không trả lời.
Câu 5: Truyện ngắn Bến quê được in trong tập truyện nào ?

A. Bến quê
B. Cửa sông
C. Dấu chân người lính
D. Mảnh trăng cuối rừng
Đáp án: - Mức tối đa : A
- Không đạt : lựa chọn phương án, hoặc không trả lời.
2. Câu hỏi/ Bài tập thông hiểu:
Câu 6: Dòng nào đúng nhất về tình cảm của ông Hai được thể hiện trong tác phẩm Làng của
nhà văn Kim Lân ?
A. Yêu và tự hào về làng quê của mình.
B. Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây làm Việt gian.
C. Thủy chung với kháng chiến, với Cách mạng và lãnh tụ.
D. Cả A,B,C,D đều đúng.
Đáp án : - Mức tối đa : D
- Không đạt : lựa chọn sai phương án, hoặc không trả lời.
Câu 7: Qua lời kể của anh thanh niên về công việc của mình, em thấy công việc đó đòi hỏi
người làm việc phải như thế nào?
A. Tỉ mỉ, chính xác.
B. Có tinh thần trách nhiệm cao
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A & B đều sai.
Đáp án : - Mức tối đa : phương án C
- Không đạt : lựa chọn sai phương án, hoặc không trả lời.
Câu 8: Lí do chính để bé Thu không tin ông Sáu là ba của nó:
A. Vì ông Sáu già hơn trước
B. Vì ông Sáu không hiền như như trước
C. Vì ông Sáu có thêm vết thẹo
D. Vì ông Sáu đi lâu bé Thu quên mặt.
Đáp án : - Mức tối đa : phương án C
- Không đạt : lựa chọn sai phương án, hoặc không trả lời.


10


Câu 9: Nội dung chính được thể hiện qua truyện “ Những ngôi sao xa xôi” là gì?

A. Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
B. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
C. Vẻ đẹp của những cô gái xung phong ở Trường Sơn.
D. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn.
Đáp án : - Mức tối đa : phương án C
- Không đạt : lựa chọn sai phương án, hoặc không trả lời.
Câu 10: Những thành công đặc sắc về nghệ thuật của “Bến quê” là gì?
A. Truyện có tình huống đảo ngược nội tâm nhân vật phức tạp.
B. Xây dựng tình huống truyện đầy nghịch lí, nội tâm nhân vật tinh tế, ngôn ngữ nhân vật
giàu hình ảnh biểu trưng.
C. Lời văn trau chuốt, các sự việc phong phú.
D. Miêu tả ngoại hình kĩ lưỡng, ngôn ngữ giàu biểu cảm.
Đáp án : - Mức tối đa : phương án B.
- Không đạt : lựa chọn sai phương án, hoặc không trả lời.
3. Câu hỏi/ Bài tập vận dụng:
a. Vận dụng thấp:
Câu 1: Viết 1 đoạn văn từ 8 dến 10 câu, phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong
truyện ngắn : Lặng lẽ Sa Pa
Đáp án :
-Mức độ tối đa: Hs viết được đoạn văn hoàn chỉnh ,nêu được những nét chính về
phẩm chất của nhân vật anh thanh niên
-Mức chưa tối đa: HS viết đoạn văn chưa đủ số câu đã qui định, chưa làm sáng tỏ
được phẩn chất nổi bật của anh thanh niên
- Không đạt: Không viết được đoạn văn

Câu 2: Giải thích nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Đáp án:
* Mức độ tối đa:HS giải thích được ý nghĩa nhan đề: Lặng lẽ Sa Pa.
+ Sa Pa là nơi có phong cảnh yên tĩnh, trong lành, cuộc sống yên bình.
+ Con người ở Sa Pa sống, làm việc, cống hiến hết mình một cách thầm lặng.
* Mức chưa tối đa: Giải thích được một trong hai ý trên.
* Không đạt : HS không giải thích được.

11


Câu 3: Một trong những thành công của truyện ngắn Làng là nhà văn Kim Lân đã miêu tả
một cách tinh tế, sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng
Chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.
Em hãy phân tích để làm rõ nhận xét trên
Đáp án:
*Mức độ tối đa:
- Về nội dung:
+ Phân tích hoàn cảnh của ông Hai
+ Tình yêu làng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
+ Tâm trạng dằn vặt đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
+ Ông Hai tiếp tục bị đặt vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt hơn khi
nghe mụ chủ nhà báo sẽ đuổi gia đình ông .
+ Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính
- Về hình thức :
+Học sinh viết được bài văn có bố cục ba phần
+ Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng phong phú tiêu biểu
+ Ngôn ngữ phân tích chính xác, biểu cảm
*Mức chưa tối đa: HS Viết được bài văn, nêu bố cục nhưng nội dung chưa đầy đủ
*Mức không đạt: Học sinh không viết được bài văn theo yêu cầu của đề.


12


D.

ĐỀ KIỂM TRA THEO CHỦ ĐỀ
Thời gian làm bài: 90 phút

I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ

Vận dụng
Nhận biết

Thông hiểu

Chủ đề
1.Đọc hiểu văn Nhớ tên văn bản, tên- Nhận bết về
bản
tác giả, ngôi kể, nhânnội dung, tư
vật.
tưởng, chủ đề,
Số câu:8
nghệ thuật của
Số điểm:
tác phẩm.
Số
câu:
4

Số câu: 4
Tỉ lệ: 40 %
Số điểm: 2
Số điểm : 2
2.Tạo lập văn
bản
Số câu:3
Số điểm: 6
Tỉ lệ:60 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %

Số câu: 4
Số điểm: 2,0
20 %

Số câu:4
Số điểm: 2
20%

Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao
Số câu: 8
4 điểm= 40.%

Số câu
Số điểm


Số câu
Số điểm

- Vai trò của - Cảm nhận
ngôi kể và kĩ về nhân vật.
Số câu: 3
năng tóm tắt
6 điểm= 60.%
văn bản.
Số câu: 2
Số câu:1
Số điểm: 2
Số điểm:4
Số câu:2
Số câu: 1
Số câu: 11
Số điểm:2 Số điểm:46,0 Số điểm: 10
20%
40%
100%

II. Biên soạn câu hỏi :
A. Phần trắc nghiệm khách quan : Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng
Câu 1: Truyện ngắn “ Làng ” sử dụng ở ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất

13


C. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ hai
Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba .

D.

Câu 2 : Trong đoạn trích được học văn bản Làng của Kim Lân, nhân vật nào sau đây không
tham gia trực tiếp vào câu chuyện của ông Hai?
A. Bác Thứ
C. Bà Hai
B. Mụ chủ nhà
D. Những người tản cư.
Câu 3 : Nhân vật phụ nào không xuất hiện trực tiếp trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa”?
A. Ông họa sĩ
C. Cô kĩ sư
B. Ông kĩ sư vườn rau
D. Bác lái xe.
Câu 4: Tác giả Nguyễn Quang Sáng quê ở đâu?
A. Kiên Giang.
C. An Giang
B. Hậu Giang
D. Hà Giang
Câu 5: Nội dung của truyện: “ Bến Quê” là gì?
A. Người lính trong những năm kháng chiến chống Mĩ
B. Những vấn đề trong đời sống thường ngày.
C. Đời sống của nhân dân trong những năm chiến tranh.
D. Nỗi bất hạnh của con người trong chiến tranh.
Câu 6: Cảnh vật bên ngoài đối với nhân vật Nhĩ như thế nào?
A. Gần gũi, bình dị.
B. Thân thuộc, đáng yêu.
C. Gần gũi mà xa lắc.

D. Xa xôi quá chừng.
Câu 7: Câu văn nào sau đây khắc họa chủ đề tư tưởng của truyện ngắn: “ Lặng lẽ Sa Pa”?
A. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, nhưng cất nó đi cháu buồn chết mất.
B. Khi ta làm việc, ta với công là đôi sao gọi là một.
C. Hai bố con cùng viết đơn xin vào mặt trận.
D. Trong cái lặng im của Sa Pa…, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất
nước.
Câu 8. Những nhân vật phụ trong truyện:” Lặng lẽ Sa Pa ” được xây dựng nhằm mục đích
gì?
A. Làm nổi bật vẻ đẹp của hình ảnh nhân vật anh thanh niên.
B. Làm tăng ý nghĩa của chủ đề tư tưởng tác phẩm.
C. Làm cho hệ thống nhân vật trong tác phẩm thêm phong phú.
D. A và B.
B. Phần tự luận ( 6 điểm)

14


Câu 9. (1 điểm):
Truyện : “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được trần thuật từ góc nhìn của
nhân vật nào?Nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó?
C©u 10. (1 ®iÓm)
Tóm tắt truyện: “ Bến Quê” trong một đoạn văn khoảng 10 câu.
Câu 11: ( 4 điểm )
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện ngắn: “
Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?
III. Hướng dẫn chấm
Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 4 điểm ), từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng : 0,5
điểm
Câu 1:

- Mức tối đa : Phương án C
- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 2:
- Mức tối đa : Phương án A
- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 3:
- Mức tối đa : Phương án B
- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 4:
- Mức tối đa : Phương án C
- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 5:
- Mức tối đa : Phương án B
- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 6:
- Mức tối đa : Phương án C
- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 7:
- Mức tối đa : Phương án D
- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 8:
- Mức tối đa : Phương án D
- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

15


Phần II: Tự luận.
Câu 9.(1,0điểm)
- Mức tối đa: ( 1 điểm )

+ Truyện: “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật
Phương Định – cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trong giai đoạn
kháng chiến chống Mĩ.
+ Ngôi kể thứ nhất có tác dụng: Làm cho giọng kể có tính chất tự nhiên, thoải mái, trẻ
trung, phù hợp với đặc điểm của nhân vật. Ngoài ra chọn ngôi lể như thế sẽ làm tăng tính
thuyết phục của tác phẩm ( Câu chuyện được kể từ người trong cuộc ) và thể hiện sống động
tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn của những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường
Sơn trong kháng chiến chống Mĩ, nhất là của nhân vật chính: Phương Định.
- Mức chưa tối đa: ( 0,5 điểm): HS đạt được những yêu cầu trên nhưng cách cảm nhận chưa
đầy đủ và sâu sắc.
- Mức không đạt : HS xác định và phân tích sai hoặc không trả lời.
C©u 10( 1 điểm)
- Mức tối đa: ( 1 điểm )
* HS tóm tắt được một đoạn văn đủ 10 câu, đảm bảo nội dung và hình thức :
+ Nhân vật chính của truyện : Anh Nhĩ từng đi nhiều nơi trên trái đất nhưng cuối đời lại
bị cột chặt vào chiếc giường bởi căn bệnh hiểm nghèo. Nhĩ không thể tự mình dịch
chuyển lấy mười phân trên chiếc giường hẹp kê bên của sổ. Cũng chính thời điểm ấy, Nhĩ
đã phát hiện ra vẻ đẹp bình dị, quyến rũ của vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen
thuộc. Và cũng lúc nằm liệt giường, được vợ chăm sóc, anh mới cảm nhận được hết nỗi
vất vả, sự tần tảo và đức hy sinh của vợ. Nhĩ vô cùng khao khát được một lần đặt chân lên
bờ bên kia sông – nơi gần gũi nhưng đã trở nên xa vời với anh...
- Mức chưa tối đa:( 0,5 điểm): HS đạt được những yêu cầu trên nhưng cách cảm nhận chưa
đầy đủ và sâu sắc.
- Mức không đạt : HS xác định và phân tích sai hoặc không trả lời.
Câu 11 ( 4 điểm ):
- Yêu cầu chung : HS viết được bài nghị luận cảm nhận về nhân vật đầy đủ ba phần: Mở bài
– Thân bài – Kết bài.
- Yêu cầu cụ thể:
* Các chỉ tiêu về nội dung bài viết: ( 3 điểm )
A. Mở bài(0,5 điểm ):

- Mức tối đa: ( 0,5 điểm): Giới thiệu tác giả, tác phẩm ( hoặc về hình ảnh người lính trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ trong tác phẩm của Lê Minh Khuê.

16


- Nêu cảm nhận khái quát về nhân vật Phương Định.
- Mức chưa tối đa: ( 0,25 điểm):
- Mức không đạt : HS chưa giới thiệu được nhân vật.
B Thân bài( 3 điểm )
- Mức tối đa: ( 3 điểm ): Phải nêu được khái quát chung về hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác
phẩm:
+ Năm 1971 khi cuộc kháng chiến vào giai đoạn ác liệt nhất.
+ Phương Định là nhân vật chính trong tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất: là một trong ba
cô gái làm nhiệm vụ san lấp hố bom trên tuyến đường Trường Sơn trong hoàn cảnh ác liệt.
Cô đã sáng ngời nhiều phẩm chất tốt đẹp.
* Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật:
- Phương Định là một cô gái người Hà Nội trẻ trung, xinh đẹp, mơ mộng đầy sức sống.
- Vẻ đẹp về phẩm chất:
+ Lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm với công việc, trong hoàn cảnh sống và chiến đấu
của Phương Định và đồng đội làm việc trên cao điểm – nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, sự
nguy hiểm và ác liệt đối mặt giữa cái sống và cái chết. ( dẫn chứng ).
+ Có tính đồng đội, đồng chí sâu sắc: Dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những
chiến sĩ mà cô đã gặp trên trận địa( dẫn chứng )
+ Hiểu từng sở thích, tích cách của chị Thao và Nho, dành cho họ những tình cảm quan tâm
trìu mến ( dẫn chứng )
+ Tâm hồn mơ mộng, hồn nhiên, trong sáng:
- Cuộc sống nơi chiến trường vô cùng ác liệt ta vẫn nhận ra cô nét hồn nhiên, vô tư của
tuổi đôi mươi ( dẫn chứng )
- Có tâm hồn nhạy cảm, phong phú vô cùng ( dẫn chứng )

* Đánh giá chung:
- Nghệ thuật: + Nhân vật được xây dựng qua hành động lời nói qua thế giới nội tâm…
+ Truyện kể theo ngôi thứ nhất, phù hợp với khắc họa tâm lý nhân vật.
- Nội dung: Phương Định là nhân vật tiêu biểu cho thanh niên xung phong thời kì chống Mĩ
và các bạn trẻ Việt Nam kế thừa vẻ đẹp truyền thống, thời đại mới.
- Chưa tối đa ( 1,5 ): HS chưa viết đầy đủ các ý theo yêu cầu.
- Không đạt: HS viết không đúng trọng tâm.
C. Kết bài( 0,5 điểm ) :
- Mức tối đa( 0,5 điểm ): Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật.
- Chưa tối đa ( 0,25 điểm ): HS khái quát chưa đầy đủ, cảm xúc gượng ép.
- Không đạt: HS không viết được gì.

17


* Các tiêu chí khác:
1. Hình thức: ( 0,5 điểm )
- HS viết bài đầy đủ bố cục, sắp xếp các ý hợp lý, không quá ba lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát.
2. Sáng tạo: ( 0,5 diểm )
- Có quan điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài.
- Liên hệ được : quan điểm, thái độ của bản thân em nói riêng và giới trẻ hiện nay nói chung
về tình yêu đất nước và thái độ sống vì mọi người.
Câu 3: Phân tích hành động kì quặc của Nhĩ ở đoạn cuối cùng trong truyện ngắn Bến quê
của Nguyễn Minh Châu.
Đáp án:
*Mức độ tối đa: HS phân tích được hành động kì quặc của Nhĩ ở cuối truyện:
Khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này sông. Nhĩ thu hết lực đu mình nhô
ra ngoài, giơ một cánh tay gầy khoát khóat như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó
có ý nghĩa:
- Anh đang hối hả giục cậu con trai đang mải xem cờ thế , nhanh chân cho kịp chuyến đò

- Thức tỉnh mội người hãy sống khẩn trương ,sống có ích đừng la cà chùng chình, dềnh
dàng ở những cái vòng vèo vô bổ mà chúng ta rất dễ sa đà khó dứt ra khỏi nó, để hướng
tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
*Mức chưa tối đa: HS chỉ ra được hành động kì quặc của Nhĩ nhưng chưa phân tích được ý
nghĩa của hành động.
*Mức không đạt: HS không làm được các ý trên ở trong bài.
b. Vận dụng cao
Câu 1: Qua đoạn trích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, em có cảm
nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Đáp án:
* Mức độ tối đa: Học sinh có thể phân tích, bình luận hoặc phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh
thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Về nội dung :
- Nêu được hoàn cảnh của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và cũng đầy hi sinh mà
những cô gái thanh niên xung phong phải chịu đựng
- Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, họ vẫn vươn lên và tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp
tuyệt vời.
+ Họ vẫn giữ được vẻ trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên của tuổi trẻ.
+ Họ luôn dũng cảm đối diện với gian khổ, chấp nhận hi sinh với thái độ hiên ngang, quả
cảm.

18


+ Họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng sẻ chia với nhau trong cuộc
sống thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy.
+ Sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng nàn, sẵn sàng
hi sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước
+ tâm hồn đầy lãng manh, mơ mộng
- Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong hiện lên chân thực; sinh động và có sức

thuyết phục với người đọc.
- Qua hình ảnh của họ, chúng thêm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc
- Có thể liên hệ với thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay đang
kế tiếp và phát triển chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ cha anh đi trước trong
việc giữ gìn bảo vệ tổ quốc
Về hình thức:
- Bài viết có bố cục ba phần
- Lập luận chặt chẽ, lời văn có cảm xúc
- Tránh mắc những lỗi diễn đạt thông thường
*Mức chưa tối đa: HS Viết được bài văn, nêu bố cục chưa rõ ràng, nội dung chưa đầy đủ
*Mức không đạt: Không viết được bài văn

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×