Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

CHUYÊN ĐỀ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.57 KB, 22 trang )

CHUYÊN ĐỀ III:
RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA
LIPID MÁU


NỘI DUNG CHÍNH:
• Giới thiệu về các loại lipid có trong máu nguồn gốc và vai
trò.
• Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, các biến chứng của rối
loạn lipid máu và nguy cơ trong bệnh tim mạch.
• Cách phòng và điều trị rối loạn lipid máu.


I. Lipid máu:

Nguồn gốc và vai trò của lipid đối với cơ thể:

- Lipid là chất béo được
hấp thu từ thức ăn hoặc
được tổng hợp từ gan.


CÁC NHÓM LIPID TRONG CƠ
THỂ

Triglycerid

Phospholipid

- Mỡ trung tính.
- Cấu trúc: 1 phân tử


glycerol (rượu bậc 3)
được ester hóa với 3 acid
béo.
- Nguồn năng lượng
- Nồng độ:
160mg/100ml.
- Nguồn dự trữ (mô mỡ)

- Cấu trúc có phospho kết
hợp với acid béo bằng
phản ứng Ester hóa.
- Cấu tạo màng tế bào.
- Tham gia màng tế bào.
- Nồng độ:
160mg/100ml.

Cholesterol
- Có nhóm rượu (-OH); có
thể tồn tại ở dạng ester
hóa.
- Tham gia cấu tạo màng
và chức năng tế bào.
- Nguyên liệu tổng hợp:
+ Muối mật.
+ Hormone sinh dục.
+ Thương thận.
+ Vitamin D ở da.
- Nồng độ: 180200mg/100ml.



CÁC DẠNG LIPID TRONG CƠ THỂ

Dạng vận chuyển

Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp: VLDLC
( chứa nhiều Triglycerid)

Lipoprotein tỷ trọng trung gian: IDLC
Lipoprotein có tỷ trọng thấp: LDLC
Chỉ có cholesterol & phospholipid

Dạng kết hợp: với protein, glucid ->
Cấu tạo Tế bào.

Dạng dự trữ: Triglycerid, dự trữ ở mô
mỡ.

Lipoprotein có tỷ trọng cao: HDLC (có 50%
Lipid, 50% protid)


Tổng hợp lipoprotein

Tiêu thụ lipoprotein

Vận chuyển lipoprotein
Hạt dưỡng trấp

Lipoprotein lipase


Phần còn lại của hạt dưỡng
trấp (apo-e và apo-b100)

Apo-CII
LIPID

RUỘT

Thụ thể của LDL
HDL
GAN

ACID BÉO

GAN

Apo-CII

VLDL

Thụ thể của LDL

Lipoprotein lipase

Sơ đồ chuyển hóa lipid máu

LDL (apo-b100)
Tế bào ngoại vi



VAI TRÒ CỦA LIPID
1. Cung cấp năng lượng: Nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể có giá trị dinh
dưỡng cao, 1g lipid cung cấp 9,3 Kcal.
2. Tham gia cấu trúc tế bào:
+ Cấu trúc màng Tế bào
+ Cấu trúc mô thần kinh
+ Đông máu (cephalin)
+ Lecithin thành phần nhung mao phổi
+ Cholesterol là thành phần chính tạo nên: Hormone vỏ thượng thận, hormone buồng
trứng và sinh dục nam, tạo muối mật và acid mật.
+ Lipid làm dung môi hòa tan vitamin tan trong dâu: A, D, E, K.
3. Tham gia các hoạt động chức năng:
+Lipid tham gia cấu tạo Tế bào, do đó tham gia chức năng Tế bào.
+Tham gia quá trình đông máu.
+Tham gia dẫn truyền xung động thần kinh.
+Tham gia chức năng chuyển hóa & sinh sản.
+cholesterol lắng đọng trên lớp sừng của da, ngăn cản sự thấm nước.


II. RỐI LOẠN LIPID MÁU:
-Chế độ ăn: ăn quá nhiều chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động
vật, sữa, bơ, dầu dừa…
-Ít vận động thể lực dẫn tới béo phì.

1.NGUYÊN NHÂN
-Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá.
-Do di truyền, thiếu hụt men lipase, rối loạn gen chuyển hóa HDLCholesterol.
-Rối loạn chức năng tuyến nội tiết: hormon của tuyến yên, tuyến
giáp, tuyến thượng thận…
-Nguyên nhân thứ phát: Hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo

đường…


a. Tăng lipid máu:

2.BIỂU HIỆN

b. Rối loạn lipo-protein:

c. Rối loạn chuyển hóa cholesterol:

d. Rối loạn chuyển hóa lipid trong tổ
chức mỡ:


a. Tăng lipid máu:
- Tăng lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid hoặc tăng cả hai hoặc giảm
HDL nó cũng là nguyên nhân phát triển bệnh xơ vữa động mạch.

- Có hai trường hợp tăng lipid
máu:

Tăng lipid máu sinh lý: Sau ăn 2 giờ lượng lipid
máu bắt đầu tăng, tăng cao nhất sau 4-5 giờ và
bình thường sau 7-8 giờ.

Tăng lipid máu bệnh lý: Ưu năng một số tuyến
(tuyến giáp, thượng thận…), một số bệnh ở gan
( viêm gan cấp, vàng da tắc mật, ngộ độc
rượu…).vv..



b. Rối loạn lipo-protein:
Rối loạn lipoprotein tiên phát

Rối loạn lipoprotein thứ phát

- Đa số trường hợp do có liên quan
đến sự tăng tổng hợp các hạt
dưỡng trấp và VLDL do chế độ ăn
nhiều lipid, cholesterol và lipid bão
hòa, kết hợp với giảm giáng hóa
lipid do cuộc sống nhàn nhã ít tiêu
thụ năng lượng.
- Một số trường hợp phát hiện có
rối loạn di truyền gây giảm các yếu
tố tham gia chuyển hóa lipoprotein
máu.

- Cơ chế thường chưa rỏ. Thường
tăng triglycerid và cholesterol.
- Các bệnh tăng lipoprotein máu thứ
phát:
+ Rất hay gặp: Nhược năng tuyến
giáp, hội chứng thận hư, hội chứng ứ
mật, xơ gan mật tiên phát.
+ Thường gặp: Đái tháo đường, viêm
tụy cấp, nghiện rượu, một số thuốc.
+ Ít gặp: bệnh tích glycogen, đa u tủy,
bệnh gút.



Đánh giá tăng lipoprotein máu:
- Gồm 3 nhóm:
+ Tăng cholesterol máu đơn thuần, tương ứng type IIa.
+ Tăng tổng hợp cholesterol và triglycerid máu, tương ứng với
type Iib và III.
+ Tăng triglycerid đơn thuần hoặc chủ yếu, tương ứng với type I,
IV, V…
- Bình thường giơí hạn trên của cholesterol là 2g/L, của
triglycerid là 1g/L.
- Bình thường giới hạn trên của LDLc là 130mg/dl.


c. Rối loạn chuyển hóa cholesterol:

Tăng cholesterol trong máu

Giảm cholesterol trong máu

Nguyên nhân:
-Ăn nhiều các thức ăn giàu cholesterol: Lòng đỏ trứng, mỡ động vật…
-Do kém đào thải, ứ lại trong cơ thể: vàng da, tắc mật.
-Tăng huy động: Tăng cùng với lipid máu: tiểu đường tụy, hội chứng thận
hư.
-Do thoái hóa chậm: thiểu năng tuyến giáp, tích đong glycogen trong tế
bào
Hậu quả: Cholesterol máu tăng cao và kéo dài sẽ xâm nhập vào tế bào gây
rối loạn chức phận tế bào các cơ quan: bệnh un vàng, xơ gan, nặng nhất là
vữa xơ động mạch.


Nguyên nhân:
-Tăng đào thải.
-Giảm hấp thu: viêm ruột, lỵ, amip, basedow.
-Bẩm sinh.
-Khẩu phần ăn thiếu, không đủ cholesterol
Hậu quả:
-Thiếu nguyên liệu để sản xuất hormone steroid, acid mật, muối mật,
vitamin D ở da.
-Ảnh hưởng cấu trúc màng.


d. Rối loạn chuyển hóa lipid trong tổ chức mỡ:

Béo phì
-Tình trạng tích lũy mỡ quá mức
-> trọng lượng cơ thể tăng thêm
20% mức quy định. Chỉ số BMI
18,5-23.
-Cơ chế:
+Ăn nhiều
+Giảm huy động mỡ.
+Vấn đề béo di truyền

Gầy
-Tình trạng trọng lượng cơ thể
thấp hơn 20% so với mức quy
định.
-Cơ chế:
+Gầy do giảm cung cấp: Do đói,

kém hấp thu, các bệnh gây chán
ăn.
+Gầy do tăng sử dụng: Sốt kéo
dài, ung thư giai đoạn cuối.
+Gầy do rối loạn thần kinh, nội
tiết: Tổn thương trung tâm thèm
ăn, stress, cường giáp, tiểu
đường.


Bảng: phân loại béo và béo phì theo BMI, vòng eo và các yếu tố nguy cơ liên quan
đến bệnh tật.


3.Biến chứng của rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch: Hàm lượng cholesterol tăng cao tạo nên những mảng xơ vữa gây bít tắc và
làm hẹp động mạch cung cấp máu cho tim. Một số trường hợp thành mạch trở nên xơ
cứng, nội mô thô nhám dễ hình thành cục máu đông gây một số tình trạng như thiếu máu
cơ tim, nhồi máu cơ tim.

Cao huyết áp: Rối loạn chuyển hóa lipid máu gây nên các mảng xơ vữa lòng mạch máu
khiến lưu lượng sức tống máu tăng cao làm tăng sức co bóp của tim, tăng hấp thu giữ nước
trong cơ thể gây nên bệnh cao huyết áp. Ngoài ra rối loạn chuyển hóa lipid máu còn làm
tăng độ nhớt của máu, là yếu tố gây nên bệnh cao huyết áp.
Tai biến mạch máu não: Người bị rối loạn chuyển hóa lipid máu nhất là người tăng
cholesterol khiến tinh thể cholesterol dễ lắng động trong thành mạch, hình thành các
mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa tích tụ theo thời gian ở các thành mạch máu não gây bít tắc
khiến máu và oxy không cung cấp lên não đủ và gây nên bệnh tai thiếu máu não. nếu điều
trụ không kịp thời và sớm rất dễ gây nên bệnh tai biến mạch máu não.



Gan nhiễm mỡ: Khi lượng mỡ trong máu quá cao gây nên dự trữ chất béo trong gan vượt
ngưỡng quá 5% trọng lượng của gan gây nên gan nhiễm mỡ. Nếu không điều trị sớm bệnh
nặng có thể gây suy giảm chức năng gan và làm xơ gan.

Sỏi mật: Lượng cholesterol trong cơ thể gia tăng kéo theo nồng độ trong
mật tăng lên, nồng độ muối mật thấp, ứ đọng dịch mật, cholesterol kết
tủa trong dịch mật hình thành sỏi thận. Sỏi mật to lên và tích tụ nhiều
gây nên viêm túi mật, tắc ống dẫn mật.

Bệnh tiểu đường: Rối loạn chuyển hóa lipid máu gây rối loạn chuyển hóa các chất béo tự
do trong máu, làm chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, khiến insulin không thể bài tiết,
gây tăng lượng đường huyết. Hai bệnh này liên quan chặt chẽ với nhau, rối loạn chuyển
hóa lipid sẽ luôn đi kèm với rối loạn chuyện hóa đường.


III. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN LIPID MÁU

1.ĐIỀU TRỊ:
- Nguyên tắc chung trong điều trị rối loạn lipid máu cần phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay
đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm: Tăng cường luyện tập- vận động thể lực và điều chỉnh chế độ tiết
thực hợp lý với thể trạng và tính chất công việc.
Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa protid, lipid và
glucid.

Tập luyện- vận động thể lực

Chế độ tiết thực

Hạn chế năng lươngj nhất là người béo phì.

Hạn chế mỡ chứa nhiều lipid béo bão hòa.
Hạn chế rượu bia, bổ sung chất xơ, vitamin và các
yếu tố vi lượng.

Điều trị dùng thuốc


Điều trị dùng thuốc:
Nhóm Statin: Tác dụng: Ức chế enzym tổng hợp Cholesterol, làm giảm cholesterol nội
sinh, kích thích tăng tổng hợp thụ thể LDLC nên tăng thu giữ LDLC taị gan. Kết quả sẽ
giảm LDLC, VLDL, Cholesterol, Triglycerid và tăng HDLC. Ngoài ra nhóm này còn giảm quá
trình viêm của nội mạc mạch máu, giúp thoái hóa mảng xơ vữa, tăng tổng hợp nitric
oxide của tế bào nội mạc. Ví dụ: Atorvastatin, Rosuvastatin, Lovastatin…
Nhóm Fibrate: Tác dung: Làm giảm Triglycerid do kích thích PPAR alpha làm tăng oxy
hóa acid béo, tăng tổng hợp enzym LPL làm tăng thanh thải các lipoprotein giàu
triglycerid, ức chế tổng hợp apoC-III ở gan, tăng thanh thải VLDL, làm tăng HDL do thúc
đảy trình diện apoA-I và apoA-II. Ví dụ: Gemfibrozil, Clofibrat, Fenofibrat…

Nhóm acid nicotinic: Thuốc có tác dụng giảm triglycerid do ức chế phân hủy tổ chức mỡ
và giảm tổng hợp triglycerid ở gan, ức chế tổng hợp và ester háo acid béo tại gan, tăng
thoái hóa apo B. giảm VLDL, LDL và tăng HDL. Ví dụ: Niacor, Niaspan…


Nhóm Resin: Trao đổi ion Cl- với acid mật, tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, làm
tăng bài tiết mật và giảm cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDLC, tăng thải
LDLC. Ví dụ: Cholestyramin, Colestipol…

Thuốc Ezetimibe: Ức chế hấp thu Cholesterol tại ruột, làm giảm LDLC và tăng HDLC. Liều
10mg/ngày.


Omega 3: Cơ chế tăng dị hóa Triglycerid ở gan. Liều thường áp dụng trên lâm sàng:
3g/ngày, liều tối đa 6g/ngày.


2. PHÒNG NGỪA:
- Duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp, tránh thừa cân béo phì.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn uống lành mạnh:
Hạn chế chất béo, tăng cường ăn rau xanh, củ quả…
- Luyện tập thể dục thể thao nhằm duy trì sức khỏe và tránh rối
loạn lipid máu.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm nắm được tình
trạng sức khỏe và phát hiện các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn.


XIN CẢM ƠN



×