Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 183 trang )

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O

Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
======
======

nguyÔn tiÕn dòng

®Çu t− trùc tiÕp n−íc ngoµi
víi môc tiªu ph¸t triÓn kinh tÕ bÒn v÷ng
cña viÖt nam

Hµ Néi - 2018


Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

Trờng đại học kinh tế quốc dân
======
======

nguyễn tiến dũng

đầu t trực tiếp nớc ngoài
với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững
của việt nam
Chuyên ngành: kinh tế quốc tế
Mã số: 62310106

Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYN THNG LNG


2. TS. NHT HONG

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nếu sai, tôi xin chịu mọi trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Nguyễn Tiến Dũng

năm 2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống
nghiên cứu .............................................................................................................. 3
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài........................................... 3
2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước ......................................... 14
2.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 23
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 26
3.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 26
3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 26
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 27
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 27
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 27
5. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 27
6. Phương pháp và quy trình nghiên cứu ............................................................ 28
6.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 28
6.2. Quy trình nghiên cứu.................................................................................... 29
7. Những đóng góp mới của Luận án .................................................................. 29
7.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận ............................................ 29
7.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu ........................................... 30
8. Kết cấu của Luận án......................................................................................... 31
CHƯƠNG 1: 32LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÀ KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ ................................................................................................................ 32
1.1. Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................... 32
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài....................................................... 32
1.1.2. Nguyên nhân và các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài .... 34


1.2. Lý thuyết về mục tiêu phát triển kinh tế bền vững ...................................... 39
1.2.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế............................................................... 39
1.2.2. Phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững .................................... 40

1.2.3. Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững ......................................................... 43
1.3. Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào mục tiêu phát triển kinh tế
bền vững ............................................................................................................... 45
1.4. Một số tiêu chí đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mục
tiêu phát triển kinh tế bền vững của nước tiếp nhận đầu tư .............................. 49
1.4.1. Về nội dung ............................................................................................... 49
1.4.2. Một số chỉ tiêu cụ thể: ............................................................................... 50
1.5. Một số kinh nghiệm quốc tế về FDI với mục tiêu phát triển kinh tế
bền vững ............................................................................................................... 52
1.5.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ...................................................................... 53
1.5.2. Kinh nghiệm của Malaixia ........................................................................ 56
1.5.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................... 61
1.6. Một số điều kiện gắn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển
kinh tế bền vững của nước tiếp nhận .................................................................. 65
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG FDI VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1988-2017 ....................................... 68
2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.................................... 68
2.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 1991-2000 ........................................ 68
2.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2010 ........................................ 69
2.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2020 ........................................ 70
2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, giai đoạn 1988-2017 ................. 72
2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép ............................................... 73
2.2.2. Tình hình tăng vốn đăng ký ....................................................................... 75
2.2.3. Quy mô dự án FDI .................................................................................... 78
2.2.4. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................... 79
2.2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của FDI ..................................................... 87
2.2.6. Tác động của FDI tới một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam ....................... 90
2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu PTKTBV của Việt Nam ............ 92
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................ 92
2.3.2. Những hạn chế .......................................................................................... 97

2.3.3. Nguyên nhân kết quả và hạn chế. ............................................................ 109


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GẮN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG CỦA
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035 .............................. 114
3.1. Cơ hội, thách thức và triển vọng FDI vào Việt Nam ................................. 114
3.1.1. Cơ hội FDI vào Việt Nam ....................................................................... 114
3.1.2. Những thách thức của FDI tại Việt Nam ................................................. 117
3.1.3. Triển vọng FDI của Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035 ................... 122
3.2. Định hướng thu hút FDI đến năm 2025 ..................................................... 124
3.3. Giải pháp gắn FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam
đến năm 2025 ...................................................................................................... 127
3.3.1. Xây dựng và sớm triển khai Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới phù hợp với
định hướng, chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam . 127
3.3.2. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
phù hợp với định hướng và chiến lược phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam
và Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới ............................................................... 128
3.3.3. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và công khai quy hoạch về FDI theo ngành, địa
phương và vùng lãnh thổ ................................................................................... 130
3.3.4. Tập trung phát triển hạ tầng các đặc khu kinh tế, vùng, địa phương có lợi
thế so sánh tạo điều kiện hỗ trợ FDI hoạt động hiệu quả ................................... 132
3.3.5. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước .. 133
3.3.6. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực............................................................. 135
3.3.7. Một số giải pháp khác ............................................................................. 137
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 141
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ........... 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 144
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 157



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

APEC

Pacific Economic Co-operation

Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình
Dương

ASEAN

Association of Southeast Asian Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Nations

ASEM


ASEAN European Meeting

ASEAN

Association of Southeast Asian Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Nations

BỘ KH&ĐT

Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BOT

Build - Operate - Transfer

Xây dựng - Kinh doanh-Chuyển giao

BT

Build - Transfer

Xây dựng-Chuyển giao

BTO

Build - Transfer - Operate

Xây dựng - Chuyển giao - Kinh

doanh

CIEM

Central

Institute

of

Economic Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế

Management
CNH-HĐH
COP 21

Trung ương
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Conference of Paris 21

Hội nghị Paris 21 của Liên Hợp
Quốc về biến đổi khí hậu 2015

CPTPP

Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
Agreement
for
Trans-Pacific bộ xuyên Thái Bình Dương

Partnership

DFID

The Department for International
Development

ECO

Economic Cooperation Organization Tổ chức Hợp tác kinh tế

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDI

Gross Domestic Income

Thu nhập được quyền chi

Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh


Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh


Tiếng Việt

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm trong nước

GNI

Gross National Income

Tổng thu nhập quốc dân

GO

Gross Output

Tổng giá trị sản xuất

GTSX
ICOR

Giá trị sản xuất
Incremental Capital - Output Ratio Hệ số đầu tư tăng trưởng

INCOTERMS International Commercial Terms
IUCN


The International Union for

Điều kiện thương mại quốc tế
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế

Conservation of Nature
IT

Information Technology

Công nghệ thông tin

JETRO

Japan External Trade Organization Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

KHPT

Kế hoạch phát triển

KOICA

The Korea International

Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc


Cooperation Agency
KT-XH

Kinh tế - xã hội

LLLĐ

Lực lượng lao động

M&A

Merger and Acquisition

Sáp nhập và mua lại

MNC

Multinational Corporation

Công ty đa quốc gia

MSC

Multi Server Communication

Hệ thống truyền thông đa phương
tiện

NI


National Income

Thu nhập quốc dân

NICs

Newly Industrializing Countries

Các nước công nghiệp mới

NQTW

Nghị quyết Trung ương

NSLĐ

Năng suất lao động

ODA

Offical Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Organisation of Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế


Cooperation and Development


Nghĩa đầy đủ

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

OLS

Ordinary Least Squares

Bình phương nhỏ nhất

PCI

Provincial Copetition Index

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PPP

Public-Private Partnership

Hợp tác Công - Tư

PTKT


Phát triển kinh tế

PTKTBV

Phát triển kinh tế bền vững

PTBV

Phát triển bền vững

RGDP

Real Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội thực tế

R&D

Reseach & Development

Nghiên cứu và Phát triển

SNA

System of National Accounts

Hệ thống tài khoản quốc gia

TCTK


Tổng cục Thống kê

TFP

Total Factor Productivity

Năng suất nhân tố tổng hợp

TI

Transparency International

Tổ chức minh bạch quốc tế

TNCs

Transnational Corporation

Công ty xuyên quốc gia

TPP

Trans-Pacific

Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

Agreement
UNCED


The United Nations Conference on Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường
Environment and Development

UNCTAD

và Phát triển của Liên Hợp quốc

The United Nations Conference on Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương
Trade and Development

VCCI

Dương

mại và Phát triển

Vietnam Chamber of Commerce Phòng Công nghiệp và Thương mại
and Industry

Việt Nam

WB

World Bank

Ngân hàng thê giới

WCED

World Commission on


Hội đồng Thế giới về Môi trường và

Environment and Development

Phát triển

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

WTO
XTĐT

Xúc tiến đầu tư


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các khái niệm về FDI ................................................................................ 32
Bảng 1.2: Một số chỉ số đánh giá tính bền vững kinh tế của FDI................................ 51
Bảng 1.3: Thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương ........................ 53
Bảng 1.4: GDP theo giá hiện hành ............................................................................. 56
Bảng 1.5: FDI thực tế theo giá hiện hành ................................................................... 62
Bảng 2.1. FDI được cấp giấy phép theo từng giai đoạn .............................................. 74
Bảng 2.2: Số dự án FDI điều chỉnh vốn đầu tư........................................................... 76
Bảng 2.3: FDI được cấp phép phân theo vùng............................................................ 83
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức ........................... 85
Bảng 2.5: Một số đối tác đầu tư chủ yếu của Việt Nam .............................................. 86
Bảng 2.6: Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế .. 88
Bảng 2.7: Tổng sản phẩm trong nước, đầu tư, xuất - nhập khẩu của Việt Nam, giai

đoạn 1995-2017 ......................................................................................................... 91
Bảng 2.8: Cơ cấu GDP theo giá hiện hành ................................................................. 95
Bảng 2.9: Tỷ trọng đóng góp trong tổng vốn đầu tư và trong GDP theo thành phần
kinh tế........................................................................................................................ 97
Bảng 2.10: Tỷ trọng vốn FDI so với GDP .................................................................. 99
Bảng 2.11: Tương quan giữa tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ đóng góp vào GDP ...................... 100
Bảng 2.12: Hệ số ICOR theo thành phần kinh tế ...................................................... 100
Bảng 2.13: FDI của Hàn Quốc phân theo đối tác tính đến 01/7/2017 ....................... 102
Bảng 2.14: Cơ cấu doanh nghiệp và lao động ngành chế biến, chế tạo phân theo trình .. 106
Bảng 2.15: Thu nhập bình quân một tháng của người lao động ................................ 108


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tỷ trọng FDI giữa các ngành kinh tế Malaixia giai đoạn 1971-1987 58
Hình 2.1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1991-2017 75
Hình 2.2: Tình hình tăng vốn đầu tư của các dự án FDI ................................... 77
Hình 2.3: Quy mô trung bình một dự án tính theo năm (Triệu USD/dự án) ...... 79
Hình 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo vùng kinh tế tính đến
31/12/2016 ....................................................................................................... 84
Hình 2.5: Tỷ trọng FDI theo hình thức đầu tư tính đến 20/12/2017 .................. 85
Hình 2.6: Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư tính đến 20/12/2017 ......................... 87
Hình 2.7: Hệ số ICOR giai đoạn 2011-2015 ..................................................... 89
Hình 2.8: GDP theo giá 2010 và FDI thực hiện ................................................ 93
Hình 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội........................................... 93
Hình 2.10: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ...................................................... 95
Hình 2.11: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế năm 2016.............................. 98
Hình 2.12: Hệ số ICOR một số quốc gia Đông Nam Châu Á ......................... 101
Hình 3.1: Mô hình dự báo FDI thực hiện đến năm 2025 (theo OLS) .............. 123
Hình 3.2: Mô hình dự báo FDI thực hiện đến năm 2025 (theo ARIMA) ........ 124



PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988 - 2017............ 157
Phụ lục 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành .............................. 158
Phụ lục 3: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành ............................... 159
Phụ lục 4: Kết quả dự báo FDI thực hiện ................................................................. 160
Phụ lục 5: Kết quả mô hình hồi quy với các biến GDP-K1-K2-EX1-EX2-IM1-IM2 của
Việt Nam giai đoạn 1995-2016 ................................................................................ 162
Phụ lục 6: Kết quả mô hình hồi quy với các biến GDP-K1-K2 của Việt Nam giai đoạn
1995-2016 ............................................................................................................... 163
Phụ lục 7: Kết quả mô hình hồi quy với các biến GDP-K2 của Việt Nam giai đoạn
1995-2016 ............................................................................................................... 164
Phụ lục 8: Kết quả mô hình hồi quy với các biến K1-K2 của Việt Nam giai đoạn
1995-2016 ............................................................................................................... 165
Phụ lục 9: Kết quả mô hình hồi quy với các biến EX-K2 của Việt Nam giai đoạn
1995-2016 ............................................................................................................... 166
Phụ lục 10: Kết quả mô hình hồi quy với các biến IM-K2 của Việt Nam giai đoạn
1995-2016 ............................................................................................................... 167
Phụ lục 11: Kết quả tổng hợp dữ liệu điều tra 11.925 doanh nghiệp FDI thời điểm
31/12/2015............................................................................................................... 169
Phụ lục 12: Kết quả mô hình dự báo FDI ................................................................. 170


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình mở cửa, hội nhập, thu hút FDI, phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, bên cạnh kinh tế trong nước, trong nền kinh tế Việt Nam xuất hiện kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tiễn 30 năm thu hút FDI ở Việt Nam khẳng định FDI

là một khu vực kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng thông qua tăng
vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm, tiếp nhận công nghệ hiện đại và
kinh nghiệm quản lý tiên tiến. FDI còn tạo nền tảng chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, giảm thiểu các điều chỉnh mang tính phi thị trường nhằm tăng trưởng bền vững
nền kinh tế thị trường hay bảo đảm phát triển kinh tế bền vững theo nguyên tắc của
nền kinh tế thị trường đầy đủ định hướng XHCN.
Tính đến 20/12/2017, có 24.748 dự án FDI còn hiệu lực của các đối tác đầu tư
từ 125 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký đạt gần 319 tỷ USD (kể cả vốn
tăng thêm), tổng vốn thực hiện đạt 45,2% vốn đăng ký. FDI bổ sung nguồn vốn quan
trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội (chiếm 22,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm
2011-2015, năm 2016 trên 23,4%); gia tăng kim ngạch xuất khẩu (năm 2015 chiếm
khoảng 70,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2016 gần 71,6%); góp phần mở rộng
thị trường quốc tế, thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng
chế biến; đóng góp đáng kể vào thu ngân sách (14,2 tỷ USD trong giai đoạn 20012010, năm 2012 đóng góp 3,7 tỷ USD, năm 2013 - 5 tỷ USD, và năm 2014 - 5,58 tỷ
USD, tăng 11,6% so với năm 2013, chiếm 21,25% tổng thu nội địa và chiếm 14,4%
tổng thu ngân sách nhà nước); tạo việc làm cho khoảng trên 2,2 triệu lao động trực tiếp
và 4-6 triệu lao động gián tiếp. Theo nghiên cứu của WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo
việc làm cho từ 2-3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng.
FDI tác động lan tỏa đến các khu vực khác, trong đó có thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế; tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao
hiệu quả sản xuất; phát triển công nghiệp hỗ trợ, góp phần đưa Việt Nam từng bước tham
gia chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần mở rộng quan hệ quốc tế. FDI cũng đóng vai trò tích
cực trong hỗ trợ cải cách doanh nghiệp trong nước, tạo động lực đơn giản hóa thủ tục
hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh những đóng góp đáng kể trên, FDI bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đạt
được kỳ vọng và mục tiêu đề ra, chưa gắn với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của


2

Việt Nam: dòng đầu tư từ các nước phát triển vào Việt Nam còn khiêm tốn; FDI chủ
yếu hướng vào các ngành thâm dụng lao động, sử dụng nhiều tài nguyên, tận dụng
chính sách bảo hộ công nghiệp; đa số công nghệ sử dụng trong các dự án chưa phải
công nghệ đạt tiên tiến, hiện đại của thế giới, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều
năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên không hiệu quả; các dự án FDI hầu hết có quy
mô vừa và nhỏ; thu nhập bình quân của người lao động thấp, nhu cầu về nhà ở, đời
sống văn hóa ở các khu tập trung nhiều lao động chưa được đáp ứng; nhiều doanh
nghiệp FDI có hiện trạng chuyển giá, lỗ giả, lãi thật gây méo mó các giao dịch trong
nền kinh tế và gây thất thu ngân sách.
Những năm gần đây xuất hiện những dự án FDI chất lượng không cao, gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân trên địa bàn đầu tư, mục
tiêu phát triển kinh tế bền vững của địa phương và của Việt Nam như Vedan Đồng
Nai, Tung Kuang Hải Dương, Bauxite Tây Nguyên (Nhân Cơ - Tân Rai), Nhiệt điện
Vĩnh Tân Bình Thuận... Cá biệt là Formusa Hà Tĩnh, mặc dù mới chỉ ở khâu vệ sinh,
vận hành thử nghiệm nhưng gây ra thảm họa môi trường cho vùng biển 4 tỉnh miền
Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Ước tính thiệt hại lên
tới hàng tỉ đô la, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế, xã hội, môi trường của 4 địa
phương và cuộc sống của hàng triệu người.
Nguyên nhân của tình trạng chưa gắn FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền
vững trước hết do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trong quá trình mở cửa, hội
nhập, thu hút FDI, nhận thức hạn chế về tác động nhiều chiều của FDI trong hội nhập
kinh tế quốc tế…, dẫn tới tư duy coi trọng số lượng, coi nhẹ chất lượng, đề cao thành
tích thu hút, cấp phép và triển khai dự án FDI kéo dài nhiều năm; tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh của nhiều địa phương, phá vỡ quy hoạch, không bảo đảm lợi ích
chung và mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ
việc thiếu quy hoạch tổng thể, đồng bộ cho khu vực kinh tế này, thiếu cơ chế, biện
pháp định hướng, điều tiết, sàng lọc và kiểm soát hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển
kinh tế bền vững trong khi mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là tối đa hóa lợi nhuận.
Trong điều kiện Việt Nam là nước thu nhập trung bình thấp; thực hiện lộ trình
tham gia AEC, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu, Hiệp

định CPTPP...; tình hình kinh tế, tài chính, chính trị khu vực và thế giới thường có
biến động bất ổn, khó lường; nhận thức và tiêu chí đánh giá của cộng đồng quốc tế về
trình độ phát triển của mỗi quốc gia có sự thay đổi; sự khan hiếm nguồn vốn, cạnh
tranh của các nước trong khu vực diễn ra gay gắt..., để bảo đảm FDI là một bộ phận,
một nguồn lực quan trọng đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt


3
Nam, phòng ngừa, ngăn chặn những tác động tiêu cực phá vỡ mục tiêu phát triển kinh
tế bền vững trong tương lai, đặt ra yêu cầu nghiên cứu, đánh giá tình hình thu hút,
quản lý và đóng góp của khu vực kinh tế này để điều chỉnh chính sách phù hợp. Chính
vì lý do đó, đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền
vững của Việt Nam” được chọn để nghiên cứu.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống
nghiên cứu
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về mục tiêu phát triển kinh tế bền vững
* Nghiên cứu về phát triển bền vững
Phát triển bền vững nói chung và phát triển kinh tế bền vững nói riêng của thế
giới cũng như của mỗi quốc gia là vấn đề sớm được quan tâm, bàn thảo và nghiên cứu.
Việc ra đời Câu lạc bộ Rôma (The Club of Rome) tháng 4/1968 với nhiều báo cáo liên
quan tới phát triển kinh tế bền vững, trong đó có báo cáo Giới hạn tăng trưởng (The
Limits to Growth). Hội nghị của Liên Hợp quốc về con người và môi trường tổ chức
tại Stockhom, Thụy Điển, tháng 6/1972, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực
chung của nhân loại về phát triển bền vững, đã thông qua bản tuyên bố về nguyên tắc
và kế hoạch hành động chống ô nhiễm môi trường.
Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
Chiến lược bảo tồn thế giới do IUCN công bố và được phổ biến rộng rãi vào năm 1987
nhờ báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Tương lai chung của chúng ta - OCF) của

WCED. Phát triển kinh tế bền vững là một trong ba thành tố và là thành tố hàng đầu,
quyết định đối với phát triển bền vững. Báo cáo OCF tạo tiền đề tổ chức Hội nghị
thượng đỉnh UNCED 10 năm một lần: Hội nghi đầu tiên năm 1992 tại Rio de Janeiro
(Brazil) phát động Chương trình hành động vì sự phát triển bền vững (Agenda 21); Hội
nghị thượng đỉnh vì Phát triển bền vững năm 2002 tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi;
và gần đây nhất tháng 6/2012, Hội nghị thượng đỉnh Rio+20 nhóm họp tại thành phố
Rio de Janeiro, Brazil, bàn thảo về kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền vững và
xóa nghèo, đưa ra khung hành động và các phương thức, biện pháp để phát triển bền
vững thời gian tới.
Liên quan tới định hướng phát triển bền vững của thế giới phải kể tới Thỏa
thuận Paris về biến đổi khí hậu với sự đồng thuận của 195 nước thành viên Công ước
khung của LHQ về biến đổi khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh LHQ về biến đổi khí hậu


4
(COP 21), ngày 12/12/2015. Thỏa thuận Paris được coi là bước đột phá trong việc
thuyết phục Chính phủ các nước chọn phương thức phát triển bền vững, cùng hợp tác
giảm lượng khí thải gây ô nhiễm khiến nhiệt độ của Trái đất tăng lên, hạn chế tình
trạng ấm lên của Trái đất ở mức dưới 2 độ C và nỗ lực cho một mục tiêu lớn hơn là 1,5
độ C. Ngày 22 tháng 4 năm 2016, tại Trụ sở LHQ ở New York (Hoa Kỳ), đại diện cho
Chính phủ Việt Nam cùng với Lãnh đạo và đại diện Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ
của hơn 170 nước ký Thoả thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, thể hiện sự quan
tâm, nỗ lực của cộng đồng quốc tế với mục tiêu phát triển bền vững và sự nghiêm túc,
trách nhiệm của Việt Nam trong cam kết chung tay với cộng đồng quốc tế hướng tới
phát triển bền vững. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử LHQ, một thoả thuận quốc tế có
số lượng nước tham gia ký kết lớn nhất ngay trong ngày đầu tiên của thời hạn 1 năm
ký kết (bắt đầu từ 22 tháng 4 năm 2016 đến 21 tháng 4 năm 2017).
Nghiên cứu của Warford và Partow (1989), Holmberg (1992), Baumol và Oates
(1993), Kopp và Smith (1993), Serageldin (1996), Todaro (2000), Tharmir M. Salih
(2003), có chung nhận định, để phát triển bền vững trong tương lai, tránh các tác động

tiêu cực do sự xuống cấp của môi trường sinh thái mang lại, cần có cách ứng xử phù
hợp, hài hòa trong khai thác, đầu tư phát triển và bảo tồn. Tăng trưởng kinh tế thực tế
thấp hơn nhiều so với tăng trưởng GDP được công bố nếu hạch toán cả yếu tố môi
trường sinh thái. Vì vậy để đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững, cần có các
khoản đầu tư bù đắp và bảo tồn. Nếu chỉ tập trung vào mục tiêu hiện tại, thiếu tầm
nhìn xa về tương lai sẽ có nguy cơ để lại hậu quả là sự nghèo khó hơn của thế hệ tương
lai so với thế hệ hiện tại (MacNiell và cộng sự, 1991). Như vậy, các nghiên cứu về
phát triển bền vững tập trung chủ yếu vào bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, đề
cao bền vững môi trường thiên nhiên.

* Nghiên cứu về phát triển kinh tế bền vững và mục tiêu phát triển kinh tế
bền vững
Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế hay phát triển kinh tế bền vững và vai
trò nguồn lực thực hiện mục tiêu này được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Năm 1997, trong Báo cáo gửi Ủy ban Châu Âu “The New Economic Sustainable
Development - Phát triển bền vững kinh tế mới” James Robertson chỉ ra sự cần thiết
phải ủng hộ và phát triển kinh tế theo định hướng mới là phát triển bền vững. Để làm
được điều này, cần có sự ủng hộ và chuyển dịch chính sách hỗ trợ kinh tế và tài chính
từ phía nhà nước. Đây cũng là nhận định của James Nixon (2009), trong nghiên cứu về
phát triển kinh tế bền vững: Sáng kiến, chương trình và chiến lược của các thành phố
và các vùng (Sustainable Economic Development: Initiatives, Programs, and


5
Strategices for Cities and Regions), James Nixon phân tích những lợi ích lâu dài mà
phát triển kinh tế bền vững mang lại và kết luận thế giới ngày nay cần đi theo hướng
phát triển này. Nghiên cứu đưa ra các sáng kiến nhằm hướng tới một nền kinh tế xanh,
phát triển bền vững, đồng thời cũng chỉ ra những khó khăn, phức tạp khi lựa chọn
hướng phát triển kinh tế bền vững, đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội. Công việc
quan trọng trước hết là giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và bảo đảm sự cam

kết, đồng thuận của toàn xã hội.
Liên quan tới lựa chọn hướng phát triển của tổ chức, doanh nghiệp, Hall và
Vredenburg (2003) cho rằng nhiều nhà quản lý gặp khó khăn trong đáp ứng các yêu
cầu phát triển bền vững. Mặc dù rất khó khăn nhưng theo Martinet và Reynaud (2004)
mỗi tổ chức vẫn cần chuyển dần sang mục tiêu phát triển bền vững. Học tập và giáo
dục đóng vai trò rất quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
(Fenwick, 2007; Nattrass và Altomare, 2002). Theo Cruz và cộng sự (2006), nếu một
tổ chức không quan tâm đến phát triển bền vững và không có trách nhiệm với cộng
đồng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu và lợi ích của tổ chức trong dài hạn. Đây
cũng là quan điểm của Mostafa Nejati và các cộng sự (2010), mặc dù phát triển bền
vững ảnh hưởng tới lợi nhuận và lợi ích của doanh nghiệp trong ngắn hạn, nhưng bằng
việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm có liên quan góp phần xây
dựng hình ảnh tốt cho doanh nghiệp và mang lại lợi ích trong dài hạn. Tuy nhiên, để
bảo đảm lợi ích dài hạn và xây dựng hình ảnh tốt, doanh nghiệp cần đồng thời quảng
bá về hình ảnh thương hiệu gắn với phát triển bền vững.
Về công cụ đánh giá kinh tế bền vững, Fabian Zuleeg (2010), đưa ra và đề xuất
áp dụng chỉ số bền vững kinh tế châu Âu để xếp hạng các nền kinh tế trong khu vực
đồng tiền chung châu Âu “European Economic Sustainability Index”. Chỉ số này đánh
giá khá sát tình hình kinh tế của các nền kinh tế châu Âu, nó cho phép đánh giá đồng
thời bền vững về kinh tế trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chỉ số này được xây
dựng dựa trên Sáu chỉ số thành phần: Thâm hụt ngân sách; Nợ quốc gia; Tăng trưởng;
Năng lực cạnh tranh; Quản trị quốc gia (hoặc chỉ số tham nhũng); và Chi phí tiếp theo
cho sự già hóa dân số.

2.1.2. Các nghiên cứu về tác động của FDI
Sự khan hiếm nguồn lực phát triển kinh tế cũng như giới hạn khả năng đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của người tiêu dùng, ảnh hưởng của yếu tố
ngoại lực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia ngày càng bộc lộ rõ nét.
FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế



6
của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh các mối quan hệ kinh tế phát triển đa dạng làm tăng
tính chỉnh thể, ràng buộc lẫn nhau của nền kinh tế thế giới hiện nay, góp phần tích cực
vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia nếu tận dụng hiệu
quả cơ hội của toàn cầu hóa, tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực. Chính vì vậy nghiên
cứu tác động của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư được nhiều nhà quản lý, nhà khoa
học nghiên cứu, nhằm hoàn thiện chính sách FDI, phát huy tích cực, hạn chế tiêu cực.
Các nghiên cứu thường tập trung đánh giá tác động của FDI theo các góc độ vốn đầu
tư, công nghệ, sản lượng, tăng trưởng kinh tế, mở cửa thị trường, lao động…:

* Tác động của FDI đến vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu của Paul Samuelson (1997) cho rằng FDI cung cấp một nguồn vốn
quan trọng, bù đắp những thiếu hụt về vốn và khả năng tích lũy hạn chế của các nước
đang phát triển, tạo cú huých từ bên ngoài nhằm phá vỡ “vòng luẩn quẩn của sự phát
triển”. Lall S. và Streeten P (1977) đặt câu hỏi về khả năng cung cấp vốn FDI vì trên
thực tế FDI cung cấp ít vốn và khá đắt, ngoài ra, sự thống trị của MNC trong nền kinh tế
đang phát triển có thể gây bất lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngoài việc FDI
cung cấp một nguồn vốn quan trọng, qua nghiên cứu thực nghiệm của Ấn Độ và sử
dụng số liệu của bốn nước Nam Á khác là Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepan,
Agrawal (2000) kết luận FDI làm tăng đầu tư trong nước rất nhiều lần, hàm ý tác động
liên kết và bổ trợ giữa FDI và đầu tư trong nước, tạo động lực tăng trưởng.
Phân tích dữ liệu quý của Thổ Nhĩ Kỳ, giai đoạn 1991-2007, Yılmazer (2010)
không tìm thấy một quan hệ nhân quả chặt chẽ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu chỉ ra tác động FDI tới xuất khẩu và nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ là rất nhỏ.
Trong khi Ekinci (2011), khi xem xét mối quan hệ lâu dài giữa FDI và tăng trưởng
kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ trong thời kỳ 1980-2010 cho thấy một mối quan hệ hai chiều
giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, nhưng nghiên cứu không thấy bất kỳ mối quan hệ nào
giữa FDI và việc làm.
Kết quả nghiên cứu về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của các nền

kinh tế chuyển đổi là rất khác nhau: Lyroudiet & al (2004) kết luận, doanh nghiệp FDI
không có bất kỳ tác động đáng kể nào với tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế
chuyển đổi, sau khi nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của các nước
Đông Âu giai đoạn 1995-1998. Nhưng sau khi nghiên cứu với 27 nền kinh tế Đông Âu
và Tây Á, giai đoạn 1990-2002, Değer và Emsen (2006) quan sát thấy FDI có tác động
tích cực đến nền kinh tế chuyển đổi. Cũng tiến hành nghiên cứu với mẫu là các nước
Trung Âu, Đông Âu và các nước có nền kinh tế chuyển đổi thuộc Liên Xô cũ, thời kỳ


7
1990-1998, kết quả nghiên cứu với 25 quốc gia của Campos và Kinoshita (2002) chỉ ra
việc các nước đang chuyển đổi có quá trình CNH diễn ra mạnh mẽ và lực lượng lao
động đào tạo tốt đã mang lại những tác động tích cực tích cực từ FDI đối với tăng
trưởng kinh tế.
Ali Riza Sandalcilar và Ali Altiner (2012) nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI
và tăng trưởng GDP của nước tiếp nhận thông qua các dữ liệu từ 1995-2011 của 10
quốc gia (Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Azerbaijan, Kazakhstan, Kirghizstan,
Uzbekistan, Turkmenistan, Tajikistan và Afghanistan) thuộc ECO đi đến kết luận: FDI
có tác động tích cực mạnh mẽ đối với tăng trưởng GDP của các quốc gia thuộc ECO;
ngược lại không quan sát thấy tác động ngược trở lại của GDP đối với dòng vốn FDI;
các nền kinh tế chuyển đổi, mới tuyên bố độc lập từ những năm 1990 (như Azerbaijan,
Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan) cũng nhận được những tác động tích cực
của FDI đối với tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là sự bổ sung nguồn vốn quan trọng cho
ngành năng lượng và tạo việc làm; FDI góp phần hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh
FDI, tác động ngược trở lại đối với việc gia tăng quy mô FDI vào các nước thuộc
ECO; FDI góp phần tăng tốc quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường
mở; FDI và sự thâm nhập của các tập đoàn đa quốc gia tạo điều kiện tốt hơn để các
nước khu vực ECO hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng cạnh tranh ở cấp độ toàn
cầu. Kết quả nghiên cứu phản ánh vai trò quan trọng của FDI trong việc gia tăng tính
bền vững kinh tế của các nước thuộc ECO.

Trường hợp Nigeria, Akinlo (2004), sử dụng dữ liệu giai đoạn 1970 đến 2001,
nghiên cứu tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế cho thấy cả vốn tư nhân và
vốn nước ngoài có tác động không đáng kể đến tăng trưởng; Dutse (2008) kết luận
FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng ở Nigeria thông qua tác động lan tỏa công nghệ cho
các doanh nghiệp địa phương, qua đó khuyến khích đổi mới sáng tạo, cho phép nâng
cao năng lực công nghệ và phát triển nhân lực.
Nghiên cứu về tác động của FDI đến GDP, trường hợp Pakistan, Nadeem Iqbal
và các cộng sự (2014) sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas và theo lý thuyết của
Bhagwati về tác động tích cực hơn của FDI đối với GDP của các nền kinh tế hướng ra
xuất khẩu, phân tích số liệu trong 30 năm 1983-2012, cho thấy có mối quan hệ tích
cực giữa FDI và GDP của Pakistan. Đồng nghĩa với việc giả định FDI tác động tích
cực hơn đối với nền kinh tế có chế độ thương mại mở được chấp nhận trong trường
hợp của Pakistan. Nghiên cứu cũng chỉ ra, dường như văn hóa và điều kiện của nước
tiếp nhận có ảnh hưởng tới mức độ tác động của FDI. Do vậy, lợi ích kinh tế mà FDI
mang lại là không thể dự đoán được.


8
Khi nghiên cứu tác động của FDI đến GDP giai đoạn 1987-2011 của
Bangladesh, Arafatur Rahaman và Sumit Chakraborty (2015) cũng chỉ ra mối quan hệ
tác động qua lại dài hạn giữa FDI và GDP. Tuy nhiên khi so sánh với các quốc gia
láng giềng Châu Á, FDI vào Bangladesh thấp hơn rất nhiều. Nghiên cứu đã khuyến
nghị Bangladesh cần tập trung giải quyết một số khâu như phát triển cơ sở hạ tầng, đào
tạo tay nghề nguồn nhân lực, tăng cường khả năng cung ứng điện, xây dựng môi
trường đầu tư thân thiện và ổn định chính trị góp phần tăng cường thu hút FDI.
Các nghiên cứu của Grossman và Helpman (1991), Barro, R J. and Sala-iMartin, X. (1995), Hermes và Lensink (2003) chỉ ra FDI đóng vai trò quan trọng trong
hiện đại hóa kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng ở các nước tiếp nhận. Đây cũng là nhận
định của De Mello (1999), khi phân tích dữ liệu thời kỳ 1970-1990 của 16 nước phát
triển và 17 nước đang phát triển, chỉ ra FDI tác động tích cực và quan trọng đến tăng
trưởng; tác động của FDI đối với các nước đang phát triển lớn hơn so với các nước

phát triển (đây cũng là kết luận của Johson, 2006).
Nghiên cứu dữ liệu của Trung Quốc nói chung, và chọn mẫu 29 tỉnh, giai đoạn
1989-1999, Buckley và cộng sự (2002) nhận định, điều kiện kinh tế và công nghệ ở
nước sở tại làm thay đổi quan hệ giữa FDI với tăng trưởng. Các điều kiện của nước sở
tại ảnh hưởng mạnh đến mối quan hệ tăng trưởng ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Kết
quả nghiên cứu còn cho thấy FDI ảnh hưởng nhiều hơn tới tăng trưởng kinh tế ở các
tỉnh và đạt lợi ích đầy đủ của FDI khi có sự cạnh tranh gay gắt (cả với doanh nghiệp
nước ngoài và doanh nghiệp địa phương) ở các thị trường địa phương. Từ kết quả
nghiên cứu, các tác giả khuyến nghị cần xây dựng và hoàn thiện chính sách ở cấp tỉnh
để tối đa hoá lợi ích tăng trưởng của FDI và cải cách thị trường là một chính sách
chung rất thành công.

* Tác động của FDI tới công nghệ và sản lượng
Hermes and Lensink (2003) cho rằng FDI thúc đẩy tiến bộ về công nghệ của
nước sở tại, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào khả
năng tiếp nhận và hấp thụ công nghệ mới. Theo Hermes và Lensink để khai thác hiệu
quả đóng góp của FDI, nước tiếp nhận đầu tư cần phát triển thị trường tài chính đến
một trình độ nhất định để huy động tiết kiệm, khuyến khích các doanh nghiệp trong
nước đầu tư đổi mới công nghệ. Johnson (2006) sau khi nghiên cứu lượng hóa mối
quan hệ giữa các dòng vốn FDI tiềm năng và tăng trưởng kinh tế ở nước tiếp nhận, đi
đến kết luận FDI có tác động tích cực đối với tăng trưởng thông qua tác động lan tỏa
công nghệ và di chuyển các dòng vốn. Sử dụng phân tích kinh tế lượng, tác giả tìm


9
thấy bằng chứng thực nghiệm các dòng vốn giúp đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế ở các
nước đang phát triển chứ không phải ở các nước phát triển; Girma (2005) chỉ ra FDI
có tác động tràn làm tăng sản lượng ở trong các doanh nghiệp nội địa của nước tiếp
nhận, từ đó làm tăng năng lực của cả nền kinh tế các nước này.
Nghiên cứu của Insel & Sungur (2003) và Nair-Reichert & Weinhold (2000)

chỉ ra FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà thông qua
chuyển giao công nghệ và tác động lan tỏa. Đây cũng là nhận định của Javorcik
(2004), rằng đi kèm với FDI thường là công nghệ hiện đại hơn, kinh nghiệm và kỹ
năng quản lý tiên tiến hơn. Trong quá trình hoạt động, công nghệ và kinh nghiệm của
nhà đầu tư nước ngoài có thể được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất ở nước sở tại.
Hoạt động hợp tác kinh doanh và cạnh tranh tạo cơ hội và kích thích các doanh nghiệp
trong nước học tập kinh nghiệp, đổi mới công nghệ, tăng năng suất và thúc đẩy phát
triển kinh tế nước sở tại.
Borensztein, E., Degregorio, J. and Lee, J.W (1998) đánh giá tác động của FDI
với tăng trưởng kinh tế của 69 nước đang phát triển giai đoạn 1970-1989 bằng phương
pháp hồi quy đưa ra kết luận, FDI là phương tiện quan trọng để chuyển giao công
nghệ, đóng góp tăng trưởng kinh tế nhiều hơn so với đầu tư trong nước. Song, để sản
xuất có năng suất cao hơn đầu tư trong nước, nước tiếp nhận FDI phải có đủ ngưỡng
tối thiểu về vốn con người; Tác động có điều kiện cũng là kết luận của Blomstrom và
cộng sự (1992), khi chia các nước đang phát triển thành hai nhóm có thu nhập thấp và
cao để nghiên cứu, rằng FDI chỉ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của nước tiếp
nhận đầu tư khi nước này đạt được tới một mức thu nhập và phát triển nhất định, để có
thể tiếp thu công nghệ mới.
Bên cạnh những kết luận về tác động tích cực của FDI tới công nghệ và sản
lượng của nước tiếp nhận, có không ít các nghiên cứu chỉ ra tác động của FDI đến công
nghệ, sản lượng của nước sở tại là không đáng kể, thậm chí không có: Trong nghiên cứu
trường hợp Venezuela, Aitken. B.J và Harrison’s, A.E (1999) không thấy có tác động
tràn tích cực của công nghệ. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy FDI làm tăng sản lượng ở
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng làm giảm sản lượng doanh nghiệp
trong nước. Đây cũng chính là kết luận của Haddad và Harrison’s (1993) khi sử dụng số
liệu của Ma rốc, chỉ ra ảnh hưởng lan tỏa của FDI tới sản lượng là rất nhỏ.
Nghiên cứu của Imad A. Moosa (2002) cho thấy FDI góp phần phát triển các
ngành có lợi thế so sánh, các ngành có lợi nhuận cao và các ngành có khả năng cạnh
tranh cao của nước tiếp nhận đầu tư. FDI góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
lực trong nước và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng



10
chính là nguy cơ dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thiếu cân đối và những
lợi ích tương ứng của công nghệ nước ngoài đưa vào nước sở tại có thể không đáng kể
hoặc thậm chí không có.
Trong bối cảnh có rất nhiều kết quả thực nghiệm trong các tài liệu học thuật về
đánh giá tác động của FDI đối với nước tiếp nhận và ít có dấu hiệu hội tụ, Lipsey, R.
E. and Sjoholm, F., (2004) có nghiên cứu về “Tác động của FDI lên nước sở tại: Tại
sao có những tác động khác biệt?”. Qua việc xem lại từng nghiên cứu để làm rõ các
câu hỏi nghiên cứ và dữ liệu được sử dụng; khảo sát các nghiên cứu với dữ liệu của
Indonesia để kiểm tra các hàm ý của các kết luận nghiên cứu, Lipsey và Sjohlm đã cho
rằng, nhìn chung các doanh nghiệp FDI có điều kiện tiếp cận với công nghệ cao hơn,
từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hạ giá thành, mang lại phúc
lợi tiêu dùng cao hơn. Tuy nhiên, với mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp trong nước có
khả năng hưởng lợi khác nhau từ sự có mặt của các doanh nghiệp FDI. Có thể có các
quốc gia hoặc ngành công nghiệp, trong đó ngành trong nước quá nhỏ hoặc quá lạc
hậu để học hỏi công nghệ từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong những
trường hợp đó, khu vực trong nước có thể bị phá sản bởi cạnh tranh từ các công ty
nước ngoài cao cấp. Tác động của FDI đối với khu vực kinh tế trong nước phụ thuộc
không chỉ vào trình độ phát triển kinh tế mà còn vào hệ thống chính sách thương mại
và đầu tư nước sở tại.

* Tác động đến thị trường của nước tiếp nhận đầu tư
Nghiên cứu của Khoa kinh tế trường đại học Western Michigan (2002) dựa trên
số liệu tổng hợp từ các nước nhận đầu tư trực tiếp của Nhật Bản kết luận FDI tác động
đến thị trường xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư. Tác động của FDI đến xuất nhập
khẩu của nước nhận đầu tư phụ thuộc vào thị trường mục tiêu mà đầu tư hướng tới.
Tùy thuộc nhóm thị trường mà nó phục vụ, FDI sẽ không hoặc có khả năng làm gia
tăng phạm vi thương mại quốc tế của nước nhận đầu tư ở mức độ khác nhau. Nhìn

chung FDI giúp mở rộng phạm vi thương mại của nước nhận đầu tư, nhất là thị trường
xuất khẩu bởi xu hướng phát triển của FDI trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu.
Thông qua FDI, hàng hóa của các nước đang phát triển có thể thâm nhập dễ dàng hơn
vào thị trường thế giới bởi bên cạnh các lợi thế về vốn, công nghệ, các doanh nghiệp
nước ngoài thường có một mạng lưới thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư
thường có nhiều khả năng và kinh nghiệm tìm kiếm thị trường, cũng như các hoạt
động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp FDI của nước nhận đầu tư nhanh chóng
nắm bắt nhu cầu và biến động của thị trường thế giới.


11
Khi nghiên cứu đóng góp của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Mexico cả về lý
thuyết và thực nghiệm, giai đoạn 1960-1995, Ramirez (2000) nhận thấy, FDI tác động
tích cực đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thông qua năng suất lao động. Nghiên
cứu rút ra kết luận, để phát huy tác động tích cực của FDI với xuất khẩu và tăng
trưởng kinh tế, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm đủ khả năng tiếp
nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới. Bên cạnh đó Ramirez cũng chỉ ra
gia tăng tiêu dùng chính phủ có tác động tiêu cực tới tăng năng suất lao động, tăng
trưởng kinh tế và hạn chế đóng góp của FDI.

* Tác động của FDI tới tạo việc làm, nâng cao tay nghề, cải thiện đời
sống người lao động
Nghiên cứu của Koojaroenprasit, S. (2012), sử dụng phương pháp hồi quy đa
biến đánh giá tác động của FDI đến nền kinh tế Hàn Quốc, với nguồn dữ liệu thứ cấp
về kinh tế vĩ mô hàng năm của Hàn Quốc, giai đoạn 1980-2009, đưa ra kết luận FDI
có tác động tích cực đến nâng cao chất lượng nhân lực và tạo việc làm. Sử dụng FDI,
đầu tư trong nước, việc làm, xuất khẩu và vốn con người là các biến nội sinh cho tăng
trưởng kinh tế, kết quả cho thấy có sự tác động mạnh mẽ và tích cực của FDI đối với
tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra FDI có tác động tích
cực và đáng kể đến nguồn nhân lực, việc làm và xuất khẩu. Trong khi đầu tư trong

nước không có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc. Ảnh hưởng tương
tác của FDI đến nguồn nhân lực và FDI với xuất khẩu cho thấy chuyển giao công nghệ
và kiến thức cao của FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng.
Nghiên cứu của Slaughter, M. J. (2002), sau khi phân tích dữ liệu của 7 ngành
công nghiệp thuộc 16 quốc gia, giai đoạn 1982-1990, chỉ ra FDI có tác động tích cực
đến việc nâng cao tay nghề, kỹ năng của người lao động. Nhu cầu đối với lao động có
tay nghề cao cũng gia tăng khi có sự gia tăng của FDI, trong nghiên cứu trường hợp
của Mexico giai đoạn 1975-1988 (Freenstra và Hanson, 1995). FDI tác động tích cực
đối với tạo việc làm, trong đó đầu tư mới tạo được nhiều việc làm hơn so với đầu tư
theo hình thức M&A là kết quả nghiên cứu của Jenkins (2006).
Các nghiên cứu về tác động của FDI tới tạo việc làm, nâng cao tay nghề, cải thiện
đời sống người lao động cho các kết quả rất khác nhau. Bên cạnh các kết luận về tác động
tích cực của FDI tới tạo việc làm, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện đời sống
người lao động cũng không ít nghiên cứu không tìm thấy các tác động tích cực từ FDI đến
tạo việc làm: Theo Ekinci (2011), không thấy bất cứ mối quan hệ nào giữa FDI với việc
làm; hay khả năng tạo ra cơ hội việc làm mới của FDI là rất hạn chế (Saray, 2011)…


12

2.1.3. Nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế
bền vững
Cho đến nay, việc nghiên cứu, đánh giá tác động của FDI tới mục tiêu phát triển
kinh tế bền vững của nước tiếp nhận đầu tư còn rất ít. Chủ yếu vẫn là các nghiên cứu
về tác động của FDI tới các nguồn lực, các chỉ tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế của
nước tiếp nhận đầu tư và ít nhiều có những đánh giá về tính bền vững của FDI. Kết
quả đưa ra về các tác động trực tiếp của khu vực kinh tế này đến nền kinh tế, cũng như
tác động tràn hay lấn át gián tiếp đối với các khu vực kinh tế khác không có tính thống
nhất. Một số nghiên cứu khẳng định không thấy hoặc thấy không rõ nét tác động tích
cực từ FDI tới nước tiếp nhận đầu tư, FDI có tác động khác nhau với từng nhóm nước

và ở từng giai đoạn khác nhau và không tạo lợi ích như mong muốn:
- Nghiên cứu của Carkovic và Levine (2002) kết luận FDI không có ảnh hưởng
tích cực đến phát triển kinh tế và không có bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy hỗ trợ
cho nhận định FDI làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, một số tác động tích
cực quan sát được cũng chỉ trong khoảng 5 năm liên tiếp. Lipsey (2004) cũng kết luận "...
cố gắng tìm thấy mối quan hệ phù hợp giữa mức độ tác động của dòng vốn FDI và tăng
trưởng kinh tế nước tiếp nhận không cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ và nhất quán".
Aitken, Hansen và Harrison (1997) và Aitken, Hansen và Lipsey (1999) nhấn mạnh tất cả
việc tăng năng suất thường quy cho sự hiện diện của FDI trong một quốc gia có thể chỉ là
một ước vọng; không thực sự thấy tác động tràn của FDI tới tăng hiệu quả và năng suất
của các doanh nghiệp nội địa, cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát
triển. Đầu tư của TNCs không nhằm khuyến khích tăng năng suất do cạnh tranh, hơn nữa
chỉ đơn giản là bóp nghẹt ngành công nghiệp non trẻ và các doanh nghiệp trong nước.
- Durham (2004) không xác định bất kỳ mối quan hệ tích cực nào giữa FDI và
tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy những tác
động tích cực của FDI phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nước sở tại. Kenichi Ohno
(2014) cũng nhận định FDI chỉ thực sự đóng vai trò tích cực cho mục tiêu phát triển
kinh tế của nước tiếp nhận trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa. Để duy trì và phát
huy tốt nhất khả năng đóng góp của FDI vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững ở
giai đoạn tiếp theo cần chuẩn bị và bảo đảm các nhân tố nội lực đủ mạnh.
Phần lớn các nghiên cứu đều đưa ra kết luận FDI có tác động tích cực đến nền
kinh tế nước tiếp nhận là có điều kiện, đồng nghĩa với việc, khi bảo đảm những điều
kiện nhất định, FDI có vai trò quan trọng trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh
tế bền vững của nước tiếp nhận đầu tư:


13
- MacDougall-Kemp (1960), K.Kojima (1978) chứng minh FDI làm gia tăng
sản lượng và kích thích tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả các yếu tố đầu vào. Đặc
biệt với vốn, công nghệ, mạng lưới marketing, FDI góp phần thúc đẩy công nghiệp

hóa ở các nước đang phát triển. Ayanwale (2007) kết luận, FDI nếu thực sự đại diện
cho công nghệ mới và năng suất cao hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó,
có rất nhiều nghiên cứu khẳng định FDI thúc đẩy tăng trưởng nước sở tại thông qua
tác động của nó đối với thương mại (Bhagwati, 1978; Balasubramanyam và cộng sự,
1996; Athukorala và Chand, 2000). Các nghiên cứu phát hiện ra khi một quốc gia
thông qua chiến lược xúc tiến xuất khẩu để phát triển kinh tế, FDI có tác động tích cực
đến tăng trưởng.
- Nghiên cứu của Archibugi & Iammarino (2002) kết luận không thể đánh giá
thấp vai trò quan trọng của FDI trong chuyển giao công nghệ và kích thích hoạt động
sáng tạo đối với nước chủ nhà. Phân tích dữ liệu các công ty Nhật Bản, Todo (2006)
cũng khẳng định hiệu ứng lan tỏa tích cực của R & D phát sinh bởi các công ty nước
ngoài vào việc cải thiện năng suất của doanh nghiệp trong nước. Nghiên cứu về trường
hợp của Trung Quốc, Yao & Wei (2007) cũng chỉ ra FDI là một trong những yếu tố
quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững ở Trung Quốc.
- Nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh
tế thống nhất FDI thúc đẩy tăng trưởng thông qua các yếu tố ngoại tích cực, chuyển
giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và mở cửa nền kinh tế (Borensztein, De
Gregorio và Lee, 1998; Bende-Nabende và Ford, 1998; Caves, 1996). Caves (1996)
lập luận việc chuyển giao và giới thiệu các quy trình mới của FDI, kỹ năng quản lý, bí
quyết công nghệ và việc mở cửa, thâm nhập thị trường quốc tế của các công ty, tất cả
đều có những đóng góp tích cực nhất định vào tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu
của Jose De Gregorio (2003) về các nước Mỹ Latin cho giai đoạn 1950-1985 cho thấy
bất cứ khi nào FDI tăng một điểm phần trăm của GDP, tăng trưởng kinh tế tăng 0,6%
so với mức tăng 0,2% khi tổng đầu tư (gồm trong nước cộng nước ngoài) tăng 1 điểm
phần trăm của GDP. Điều này chỉ ra FDI có hiệu quả cao hơn gấp ba lần đầu tư nội địa
đối với tăng trưởng.
- Theo nghiên cứu của OECD (2002), FDI mang lại nhiều lợi ích cho nước tiếp
nhận đầu tư và được mô tả như là một nguồn lực của phát triển kinh tế, hiện đại hóa
sản xuất và tạo việc làm, theo đó lợi ích tổng thể (phụ thuộc vào các chính sách của
chính phủ chủ nhà) có thể "tác động lan tỏa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, thúc

đẩy hội nhập thương mại quốc tế và đặc biệt xuất khẩu, giúp tạo ra một môi trường
kinh doanh cạnh tranh hơn, tăng cường phát triển của doanh nghiệp, làm tăng năng


×