Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

ĐẤT VÀ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.45 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC
` VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********************

PHẠM MINH THÁI

ĐẤT VÀ CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHÚ GIÁO - TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2010


BỘ
BỘGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠO
TRƯỜNG
HỌC
NÔNG
TP.CHÍ
HỒ MINH
CHÍ MINH
ĐẠIĐẠI
HỌC


NÔNG
LÂMLÂM
TP. HỒ
**********
*********************

PHẠM
PHẠMMINH
MINHTHÁI
THÁI

ĐẤT VÀ
VÀ CÁC
CÁC HỆ
HỆ THỐNG
THỐNG SỬ
SỬ DỤNG
DỤNG ĐẤT
ĐẤTNÔNG
NÔNGNGHIỆP
NGHIỆP
ĐẤT
HUYỆNPHÚ
PHÚGIÁO
GIÁO--TỈNH
TỈNHBÌNH
BÌNHDƯƠNG
DƯƠNG
HUYỆN


Chuyên ngành: Khoa học đất
Mã số

: 60.62.15
Chuyên ngành: Khoa học đất
Mã số

: 60.62.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học:

Hướng dẫn khoa học:

TS. PHẠM QUANG KHÁNH
TS. PHẠM QUANG KHÁNH

Thành
Thànhphố
phốHồ
HồChí
ChíMinh
Minh
Tháng
Tháng12/2010
12/2010



ĐẤT VÀ CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHÚ GIÁO - TỈNH BÌNH DƯƠNG

PHẠM MINH THÁI

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN VĂN TÂN
Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. TRẦN THANH HÙNG
Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

GS.TSKH. PHAN LIÊU
Hội Khoa học đất Việt Nam

4. Phản biện 2:

TS. ĐÀO THỊ GỌN
Hội Khoa học đất Việt Nam

5. Ủy viên:

TS. PHẠM QUANG KHÁNH
Phân viện qui hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam


ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Phạm Minh Thái, sinh ngày 09 tháng 02 năm 1979 tại thị xã
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Con ông Phạm Văn Dung và bà Nguyễn Thị Sang.
Tốt nghiệp tú tài tại trường Phổ thông trung học Võ Minh Đức, tỉnh Bình Dương
năm 1996.
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Nông học hệ chính quy tại trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2001.
Sau đó làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương,
chức vụ phó phòng quản lý sản xuất nông lâm nghiệp.
Tháng 9 năm 2006 trúng tuyển và theo học cao học chuyên ngành Khoa học đất tại
trường Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình

trạng gia đình: vợ Phạm Phương

Thảo, kết hôn

năm 2008,

con Phạm Đức Thịnh, sinh năm 2009.
Địa chỉ liên lạc: Phạm Minh Thái, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Bình Dương , số 60 đường Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương.

Điện thoại: 0650.3824186 - 0979105107
Email:

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập và hoàn thành đề tài.
Tôi chân thành biết ơn:
- TS. Phạm Quang Khánh, nguyên trưởng Phòng Thổ nhưỡng học, Phân viện
Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp Miền Nam đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
- Tập thể cán bộ Phòng Thổ nhưỡng học, Phân viện Quy hoạch và thiết kế
Nông nghiệp Miền Nam.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.
- Tập thể quý thầy cô khoa Quản lý đất đai - Bất động sản, trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
- Cám ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
được ai công bố.

Phạm Minh Thái

iv



TÓM TẮT
Đề tài “Đất và hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dương” được thực hiện từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010, nhằm xây dựng cơ sở
khoa học cho việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp.
Phương pháp thực hiện trong đề tài được áp dụng theo phương pháp đánh giá đất của FAO,
1976, 1983, 1985 vào điều kiện thực tiễn của địa phương. Kết quả đạt được của đề tài như
sau:
1. Kết quả điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất huyện Phú Giáo tỉ lệ 1/25.000 cho
thấy: Toàn huyện có 3 nhóm đất với 4 đơn vị bản đồ đất. Trong đó nhóm đất xám có diện
tích lớn nhất 38.848,61 ha, chiếm 71,44% DTTN; Nhóm đất nâu vàng có diện tích
11.996,15 ha, chiếm 22,06% DTTN; nhóm đất phù sa 1.866,42 ha, chiếm tỷ lệ 3,43 %
DTTN;
2. Về phân bố địa hình và độ dày tầng đất: Phần lớn diện tích đất của huyện Phú
Giáo được phân bố trên địa hình khá bằng phẳng, là đất đồng bằng và bặc thềm ít dốc
(<80). Trong tổng quỹ đất của huyện là 52.711,78 ha (không kể sông, suối và MNCD) có
đến 50.959,29 ha ( 93,71%DTTN) có độ dố <80, diện tích đất có độ đốc 8 -150 là 3.418,87
ha, chiếm 6,49%DTTN. Đất có tầng dày > 100 cm, 38.335,97 ha, chiếm 70,50%, đất có
tầng dày 70 - 100 cm là 5.006,04 ha, chiếm 9,21% DTTN, diện tích đất có tầng dày 50 - 70
cm là 9.077,79 ha, chiếm 16,69% DTTN, diện tích đất có tầng dày 30 - 50 cm là 291,38 ha,
chiếm 0,54 % DTTN.
3. Quỹ đất nông nghiệp của huyện khá lớn với 47.357,12 ha (chiếm 87,09%
DTTN). Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường đã
chọn được 09 loại hình sử dụng đất (LUT) trong nông nghiệp và thiết lập 12 hệ thống sử
dụng đất để đánh giá hiệu quả kinh tế , kết quả đánh giá: Các LUS 02-03 vụ (ĐX - HT –
Mùa/ ĐX - HT) trên các vùng đất thấp có thu nhập và lãi thuần thấp, tỷ suất hoàn vốn đạt
trung bình thấp; Các LUS Lúa-màu hoặc cây CNHN (2 lúa-1 màu, 1 lúa-2 màu) trên vùng
đất xám và đất phù sa địa hình thấp có mức đầu tư và thu nhập cao, nhưng tỷ suất hoàn vốn
chỉ đạt mức trung bình; Các LUS Chuyên rau, màu ; các LUS trồng Cao su trên vùng đất

cao có thu nhập và tỷ suất hoàn vốn cao, song các LUS trồng cao su trên vùng đất thấp chỉ
đạt mức rất thấp; Các LUS Điều trên vùng đất cao có mức thu nhập và lãi thuần thấp,

v


song tỷ suất hoàn vốn rất cao; Các LUS Tiêu trên vùng đất cao có thu nhập và lãi thuần
cao, tuy nhiên tỷ suất hoàn vốn rất thấp; Các LUS Cây ăn quả trên các vùng đất có
mức đầu tư và thu nhập khá cao, tỷ suất hoàn vốn trung bình đến cao;
4. Căn cứ kết quả nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất, kết quả đánh giá thích nghi
đất đai và định hướng quy hoạch của huyện, đề tài đã đề xuất định hướng bố trí cây trồng
cho các vùng. Trong đó: Vùng I: phát triển cây rau màu có diện tích 3.354 ha chiếm 6,17%
DTTN; Vùng II: phát triển là cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, có diện tích 40.016,18
ha, chiếm

73,59% DTTN; Vùng III:

phát triển trồng rừng có diện tích 9.341ha,

chiếm 17,18 %DTTN.

vi


ABSTRACT
The thesis “ Land and agricultural land using system in Phu Giao district, Binh
Duong province” was carried out in Phu Giao district, Binh Duong province from
September of 2009 to August of 2010 in order to construct the scientific foundation for
using agricultural soil resources feasibly and effectively.
Methodology of land evaluation of FAO, 1976, 1983, 1985 was applied in practical

circumstance.
Some of results were obtained:
1. Results of supplementary investigation in making the map at scale 1/25,000 of Phu Giao
district show that : There are three soil types with 4 mapping units of soil. Among them, the
type of grey soil occupies 38.848,61 ha with highest percentage 71.44% total area (TA), then
the type of yellow brown soil occupies 11.996,15 ha (22,06% TA) and finally the type of
alluvian soil 1.866,42 ha (3,43 % TA).
2. Terrain range and soil thickness of soil layer: Almost all of Phu Giao soil area
are arranged in rather flat, most of it is delta and low terrace (<80). In total area of district,
52.711,78 ha (not include river, stream…), there are 50.959,29 ha (93,71% TA) with slope
level <80 ; soil area with slope level 8 -150 is 3.418,87 ha (6,49% TA). The area of soil with
in thickness > 100 cm is 38.335,97 ha (70,50% TA), 70 - 100 cm is 5.006,04 ha (9,21%
TA), 50 - 70 cm is 9.077,79 ha (16,69% TA), 30 - 50 cm is 291,38 ha (0,54 % TA) .
3. The agricultural land fund of the district is quite large with 47,357.12 ha

(accounting for 87.09% of natural area). Based on current land use and economic,
social and environment factors have been selected 09 land use types (LUT) in agriculture,
has established 12 land-use systems to assess the economic efficiency. Assessment

results: The case LUS 02-03 crops (winter spring-summer autumn- season / winter
spring- autumn summer) in the lowlands get lower net profit and income, rate of
capital return achieved on low-average level; The case LUS rice-vegetable or
annual technical crops (2 rice crops- 1 vegetable crop, 1 rice crop- 2 vegetable
crops) on the grey soil and alluvial soil on low terrain with high investment and income
levels, but rate of capital return only get on average level. The case LUS professional

vegetables crops; the case LUS rubber plantation in the highlands get high income

vii



and rate of capital return, but the case LUS rubber plantation in the lowlands get only
very low level. The case LUS cashew plantation in highlands get low net profit and
income, but rate of capital return get very high level. The case LUS peper plantation in the
highlands get high net profit and income, but rate of capital return is very low. The case
LUS fruit trees plantation on the district’s lands with rather high investment and income,
rate of capital get average to high levels.
4. Base on the research result on current land using , the results of land adaptability
and planning direction of the district, the project suggested to arrange crops for regions.
There, region I develop subsidiary crops, ornamental trees with the area of 3.354 ha
obtained 6,17% natural land area; Region II: develop perrenial industrial crops, fruit trees
and forestation 40.016,18 ha, obtained 73,59% natural land area; region III: develop
forestation with the area of 9.341 ha, obtained 17,18% natural land area.

viii


MỤC LỤC
Trang chuẩn y ............................................................................................................... i
Lý lịch cá nhân ............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Lời cam đoan .............................................................................................................. iv
Tóm tắt ........................................................................................................................ v
Abstract .....................................................................................................................vii
Mục lục....................................................................................................................... ix
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... xiii
Danh sách các sơ đồ và hình ................................................................................... xiii
Danh sách các bảng ................................................................................................... xv
1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
2. TỔNG QUAN ........................................................................................................ 4
2.1 Tình hình nghiên cứu đất trong và ngòai nước .................................................... 4
2.1.1 Nghiên cứu đất thế giới ...................................................................................... 4
2.1.2 Các nghiên cứu đất tại Việt Nam ....................................................................... 8
2.1.3 Nghiên cứu đất trên địa bàn Bình Dương ........................................................ 10
2.1.3.1 Những nghiên cứu trước năm 1975 .............................................................. 10
2.1.3.2 Những nghiên cứu sau năm 1975.................................................................. 11
2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam và Bình Dương .................... 12
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam .......................................... 12
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bình Dương ................................... 13
2.3 Nghiên cứu về đánh giá đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp .......................... 14

ix


2.3.1 Phương pháp đánh giá đất của FAO và tình hình ứng dụng phương pháp đánh
giá đất của FAO tại Việt Nam........................................................................ 14
2.3.1.1 Những nguyên tắc của đánh giá đất theo FAO ............................................. 14
2.3.1.2 Nội dung và tiến trình đánh giá đất của FAO ............................................... 15
2.3.1.3 Cấu trúc phân hạng và phương pháp xác định mức thích nghi ..................... 16
2.3.1.4 Ứng dụng Phương pháp đánh giá đất của FAO tại Việt Nam ..................... 17
2.3.2 Nghiên cứu về hệ thống sử dụng đất vùng Đông Nam Bộ ............................. 18
2.3.2.1 Khái niệm hệ thống sử dụng đất (Land Used System – LUS) ...................... 18
2.3.2.2 Một số kết quả nghiên cứu hệ thống sử dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ ..... 19

2.3.3 Kỹ thuật dùng trong nghiên cứu.. ....................................................................... 23
2.3.3.1 Kỹ thuật GIS (Geographical Information System) ...................................... 23
2.3.3.2

Ứng dụng kỹ thuật GIS và Hệ thống đánh giá đất tự động ALES

(Automated Land Evaluation System) trong đánh giá đất đai .................................. 23
2.4. Đánh giá Chung.................................................................................................. 24
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................... 26
3.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng .................................................... 27
3.2.1 Phương pháp luận............................................................................................. 27
3.2.2 Phương pháp cụ thể .......................................................................................... 27
3.3. Kỹ thuật sử dụng ............................................................................................... 29
4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................................... 30
4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội chi phối quá trình hình thành và sử
dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện Phú Giáo ............................................ 30
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên với quá trình hình thành và phát triển của lớp vỏ
thổ nhưỡng ......................................................................................................... 30
4.1.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................... 30
4.1.1.2 Khí hậu .......................................................................................................... 32
4.1.1.3 Mẫu chất tạo đất của huyện Phú Giáo........................................................... 33
4.1.1.4 Địa hình ......................................................................................................... 34

x


4.1.1.5 Thủy văn........................................................................................................ 35
4.1.1.6 Tài nguyên rừng ............................................................................................ 36
4.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản.................................................................................. 36

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội trong mối quan hệ với quá trình sử dụng và quản lý
tài nguyên đất ................................................................................................. 36
4.1.2.1 Dân số với quá trình sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp............................ 36
4.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ............................................................. 37
4.1.2.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội với vấn đề sử dụng tài
nguyên đất ...................................................................................................... 38
4.2 Đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp huyện Phú Giáo ...................................... 39
4.2.1 Đặc điểm phát sinh và phân loại tài nguyên đất .............................................. 39
4.2.1.1 Các quá trình thổ nhưỡng cơ bản .................................................................. 39
4.2.1.2 Cơ sở và kết quả phân loại tài nguyên đất huyện Phú Giáo ......................... 42
4.2.2 Đặc diểm chất lượng các loại đất huyện Phú Giáo .......................................... 45
4.2.2.1 Đặc điểm hình thái ........................................................................................ 45
4.2.2.2 Thành phần cơ giới và cấu trúc các loại đất .................................................. 50
4.2.2.3 Độ chua, dung tích hấp phụ và cation trao đổi ............................................. 54
4.2.2.4 Các chỉ tiêu nông hoá .................................................................................... 55
4.2.3 Thống kê tài nguyên đất huyện Phú Giáo ........................................................ 57
4.2.3.1Thống kê tài nguyên đất theo các đơn vị chú dẫn bản đồ đất ........................ 57
4.2.3.2 Thống kê tài nguyên đất theo độ dày tầng đất mịn ....................................... 58
4.2.3.3 Thống kê tài nguyên đất theo độ dốc ............................................................ 59
4.2.3.4 Thống kê tài nguyên đất theo mức độ kết von .............................................. 60
4.2.4 Đánh giá chung về chất lượng các loại đất huyện Ghú Giáo ........................... 62
4.3 Các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Giáo .................................... 63
4.3.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất..................................................... 63
4.3.1.1 Cơ cấu sử dụng đất tổng quát ........................................................................ 63
4.3.1.2 Diễn biến sử dụng tài nguyên đất.................................................................. 64
4.3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ............................................................. 65

xi



4.3.2 Các loại hình sử dụng đất hiện có .................................................................... 68
4.3.3 Xác định các hệ thống sử dụng đất .................................................................. 68
4.3.4 Hiệu quả sản xuất của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp......................... 69
4.3.4.1 Mức đầu tư của các hệ thống sử dụng đất ..................................................... 69
4.3.4.2 Năng suất, sản lượng hàng năm của các hệ thống sử dụng đất ..................... 75
4.3.4.3 Hiệu quả sản xuất của các hệ thống sử dụng đất .......................................... 76
4.4 Đề xuất sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp ...................................................... 77
4.4.1Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LMU) ........................................................... 77
4.4.1.1 Lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ................................. 77
4.4.1.2 Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ....................................................... 78
4.4.2 Đánh giá khả năng thích nghi với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ...... 81
4.4.2.1 Xác định yều cầu sử dụng đất của các LUT được chọn................................ 81
4.4.2.2 Kết quả đánh giá khả năng thích nghi tài nguyên đất nông nghiệp .............. 83
4.4.3 Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp ................................................. 90
4.4.3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất ............................................................ 90
4.4.3.2 Kết quả phân vùng đề xuất sử dụng đất nông nghiệp ................................... 91
4.4.4 Dự báo tác động đến xã hội-môi trường khi thực hiện định hướng sử dụng tài
nguyên đất nông nghiệp ............................................................................................ 94
4.4.4.1 Xã hội ............................................................................................................ 94
4.4.4.2 Môi trường .................................................................................................... 94
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 95
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 95
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 96

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Giải thích

ALES (Automated Land Evaluation System)

Hệ thống đánh giá đất đai tự động

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐX - HT

Đông Xuân - Hè Thu

ĐNB

Đông Nam Bộ

FAO (Food and Agriculture Organization)

Tổ chức Lương - Nông quốc tế

GIS (Geographic Information System)

Hệ thống thông tin địa lý

HNK

Hàng năm khác


LMU (Land Mapping Unit)

Đơn vị bản đồ đất đai

LUT (Land Use Type)

Loại hình sử dụng đất

LUS (Land Use System)

Hệ thống sử dụng đất

MNCD

Mặt nước chuyên dùng

MNNTTS

Mặt nước nuôi trồng thủy sản

UBND

Ủy ban nhân dân

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 2.1 Tiến trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất .............................. 15

Sơ đồ 2.2 Cấu trúc phân hạng phương pháp xác định mức thích nghi đất đai ......... 16
Sơ đồ 2.3 Cấu trúc hệ thống sử dụng đất của FAO, 1983 ........................................ 19

xiii


BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Sự thay đổi cát, limon, sét trong đất phù sa (P) .................................... 52
Biểu đồ 4.2 Sự thay đổi cát, limon, sét trong đất xám trên phù sa cổ (X)................ 52
Biểu đồ 4.3 Sự thay đổi cát, limon, sét trong đất xám glây (Xg) ............................. 53
Biểu đồ 4.4 Sự thay đổi cát, limon, sét trong đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)....... 54
Biểu đồ 4.5 Cơ cấu các nhóm đất chính của huyện Phú Giáo .................................. 58
Biểu đồ 4.6 Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2009 .................. 65

HÌNH
Hình 4.1 Sơ đồ vị trí huyện Phú Giáo ...................................................................... 31
Hình 4.2 Bản đồ đất huyện Phú Giáo ...................................................................... 44
Hình 4.3 Phẫu diện BD210 ...................................................................................... 46
Hình 4.4 Phẫu diện BD180....................................................................................... 47
Hình 4.5 Phẫu diện BD90 ......................................................................................... 48
Hình 4.6 Phẫu diện BD240....................................................................................... 49
Hình 4.7 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 .................................................. 67
Hình 4.8 Bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Giáo ...................................................... 80
Hình 4.9 Bản đồ thích nghi đất đai huyện Phú Giáo ............................................... 84
Hình 4.10 Bản đồ phân vùng định hướng sử dụng đất nông nghiệp ....................... 93

xiv


DANH SÁCH CÁC BẢNG


BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Thống kê phân loại quỹ đất thế giới ............................................................ 8
Bảng 2.2 Thống kê phân loại quỹ đất Việt Nam ........................................................ 9
Bảng 2.3 Diễn biến sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam giai đọan 2000 - 2008 ...... 13
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Bình Dương năm 2009.................. 14
Bảng 2.5 Các hệ thống sử dụng đất chính trên đất xám Đông Nam Bộ ................... 20
Bảng 3.1 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu phân tích đất ..................................... 28
Bảng 4.1 Các đơn vị hành chính huyện Phú Giáo .................................................... 32
Bảng 4.2 Các chỉ tiêu về khí hậu .............................................................................. 33
Bảng 4.3 Mối quan hệ giữa đá mẹ, mẫu chất và tính chất đất ................................. 34
Bảng 4.4 Diện tích đất huyện Phú Giáo chia theo độ dốc ........................................ 35
Bảng 4.5 Chỉ tiêu bình quân sử dụng đất huyện Phú Giáo ....................................... 37
Bảng 4.6 Kết quả phân loại đất................................................................................. 43
Bảng 4.7 Đặc điểm hình thái các loại đất huyện Phú Giáo ...................................... 45
Bảng 4.8 Thành phần cơ giới và cấu trúc các loại đất .............................................. 50
Bảng 4.9 Độ chua, dung tích hấp phụ và cation trao đổi của các loại đất ................ 54
Bảng 4.10 Các chỉ tiêu nông hóa của các loại đất .................................................... 56
Bảng 4.11 Thống kê tài nguyên đất theo các đơn vị chú dẫn bản đồ đất ................ 57
Bảng 4.12 Thống kê tài nguyên đất theo độ dày tầng đất ........................................ 59
Bảng 4.13 Thống kê diện tích các loại đất theo độ dốc ............................................ 60
Bảng 4.14 Thống kê diện tích các loại đất theo mức độ kết von.............................. 61
Bảng 4.15 Cơ cấu sử dụng đất tổng quát năm 2010 ................................................. 63
Bảng 4.16 Diễn biến sử dụng tài nguyên đất huyện Phú Giáo ................................. 64
Bảng 4.17 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Giáo năm 2010 ........... 65
Bảng 4.18 Các hệ thống sử dụng đất (LUS) trong nông nghiệp .............................. 69
Bảng 4.19 Chi phí đầu tư cơ bản trên 1 ha của các LUS .......................................... 70


xv


Bảng 4.20 Mức đầu tư vật tư và giống cây- con trên 1 ha của các LUS .................. 72
Bảng 4.21 Lao động và chi phí thuê mướn máy móc của các LUS .......................... 73
Bảng 4.22 Tổng chi phí đầu tư hàng năm của các LUS ........................................... 74
Bảng 4.23 Năng suất, sản lượng hàng năm của các LUS ......................................... 75
Bảng 4.24 Phân cấp đánh giá.................................................................................... 76
Bảng 4.25 Hiệu quả sản xuất của các LUS............................................................... 77
Bảng 4.26 Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................... 78
Bảng 4.27 Mô tả đặc tính các đơn vị đất đai ............................................................ 79
Bảng 4.28 Yêu cầu sử dụng đất của các LUTs được chọn đánh giá ........................ 81
Bảng 4.29 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai theo cấp thích nghi và yếu tố hạn
chế ............................................................................................................................. 85
Bảng 4.30 Diện tích ở các mức thích nghi của các LUT .......................................... 88
Bảng 4.31 Kết quả phân vùng định hướng sử dụng đất nông nghiệp ...................... 92

xvi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất là tài nguyên cơ bản và là tư liệu sản xuất quan trọng, chủ yếu để sản
xuất ra sản phẩm cây trồng. Hầu như toàn bộ các sản phẩm thu được trong quá trình
sản xuất nông nghiệp đều phải thông qua đất. Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
đất đai trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ đối với
hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài trong tương lai.
Huyện Phú Giáo thuộc vùng Bắc Bình Dương. Diện tích đất tự nhiên

54.378,16 ha được chia làm 11 đơn vị hành chính, trong đó có 10 xã và 1 thị trấn.
Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện đã và đang gây sức ép
rất lớn đối với đất đai. Chính vì vậy, cần có giải pháp hợp lý trong việc khai thác
tiềm năng đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất.
Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất không chỉ đem lại ý nghĩa về
kinh tế mà còn có ý nghĩa về bảo vệ, cải tạo và biến đổi môi trường. Ngày nay với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta rất chú ý đến tác động của môi
trường trong quá trình hoạt động sản xuất của con người, trong đó sử dụng khai
thác đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với đất nông nghiệp.
Xác định quỹ đất về mặt số lượng và chất lượng là một trong những yêu cầu
cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp. Đánh giá quỹ đất một cách chính xác sẽ xác
định được tiềm năng sử dụng đất cho mỗi loại hình sử dụng cụ thể đồng thời góp
phần định hướng cho cải tạo đất. Đây chính là vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó,
muốn khai thác tốt nguồn tài nguyên đất thì nhất thiết phải điều tra, nghiên cứu

1


xác định các đặc điểm tài nguyên đất, đánh giá khả năng sử dụng làm căn cứ khoa
học cho việc hoạch định các chiến lược khai thác nguồn tài nguyên quan trọng này.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn địa bàn huyện
Phú Giáo thực hiện đề tài: “Đất và các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện
Phú Giáo, tỉnh Bình Dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung : Nghiên cứu đất và các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho
việc sử dụng đất nông nghiệp bền vững và có hiệu quả.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nắm vững đặc điểm tài nguyên đất cả về số lượng và chất lượng.

- Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất phát hiện, lựa chọn các loại hình
nhằm thiết hệ thống sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Giáo.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố môi trường tự nhiên có liên quan đến quá trình phát sinh đất.
- Các loại đất chính (Major soil units) trên địa bàn huyện Phú Giáo.
- Các loại hình sử dụng đất (Land-use types), các hệ thống sử dụng đất (Land
use Systems) trong nông nghiệp .
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài thực hiện chủ yếu trên đất trồng trọt trong nông nghiệp thuộc địa bàn
huyện Phú Giáo, các đất nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và các đất phi nông nghiệp
đề cập trong nghiên cứu này chỉ mang tính chất tham khảo.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2009 đến tháng 6/2010
Trong nghiên cứu này, tài nguyên đất được tổng kết như sau:
(1) Về mặt thổ nhưỡng học, đất (Soil) là phần trên cùng vỏ phong hoá của
trái đất, là thể tự nhiên đặc biệt được hình thành do tác động tổng hợp của các

2


yếu tố: khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật, thời gian và tác động của con người.
Theo Docuchaev: “Đất là một thể tự nhiên độc lập cũng giống như khoáng vật,
thực vật, động vật, đất không ngừng thay đổi theo thời gian và không gian”.
(2) Về mặt sử dụng, đất đai (Land) là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao
động, đồng thời là sản phẩm của lao động. Đất đai bao gồm mặt bằng lãnh thổ để
phát triển kinh tế quốc dân. Đất đai là điều kiện cần thiết để tồn tại và tái sản
xuất của các thế hệ tiếp sau của loài người.

3



Chương 2
TỔNG QUAN
Để có cơ sở khoa học cho việc thực hiện đề tài (Đất và các hệ thống sử dụng đất
nông nghiệp huyện Phú Giáo), luận văn tổng quan theo 03 chuyên đề sau:
2.1 Tình hình nghiên cứu đất trong và ngoài nước
2.1.1 Nghiên cứu đất trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có nhiều hệ thống phân loại khác nhau. Tiêu chuẩn
phân loại cũng như cấu trúc của các hệ thống phân loại cũng rất đa dạng. Xét về
quan điểm, nguyên tắc và phương pháp phân loại, trên thế giới có 3 hệ thống nổi
bật: (1) Hệ thống phân loại đất của Liên Xô; (2) Hệ thống phân lọai đất của Mỹ và
(3) Hệ thống phân lọai đất của WRB (World Reference Base for Soil Resources).
Ba hệ thống phân lọai này là đại diện cho 3 trường phái phân loại đất: phát sinh,
định lượng và kết hợp phát sinh và định lượng. Mặt khác, chúng đang được sử dụng
làm cơ sở cho phân loại đất trên phần lớn bề mặt trái đất.
(1) Hệ thống phân loại đất liên xô (USSR soil classification system)
Hệ thống phân loại đất của Liên Xô cũ được thực hiện theo quan điểm
phát sinh của Docuchev. Theo học thuyết này bất kỳ loại đất nào được hình thành
đều chịu sự tác động của 5 yếu tố: đá mẹ và mẫu chất, sinh vật, khí hậu, địa hình
và thời gian; Sau này có bổ sung thêm yếu tố con người. Quá trình hình thành đất
theo thời gian được thể hiện rõ ở hình thái cấu tạo phẫu diện đất. Sản phẩm của
các quá trình hình thành đất khác nhau tạo nên những tầng đất khác nhau trong
phẫu diện nên những tầng đất này được gọi là các tầng phát sinh. Việc nghiên cứu
về hình thái cấu tạo phẫu diện đất và các tầng phát sinh giúp xác định rõ các quá
trình hình thành đất.

4



Các quá trình hình thành đất và biến đổi diễn ra trong tự nhiên sẽ tạo nên các
tầng phát sinh khác nhau. Doccuchaev đã chia các tầng phát sinh có trong phẫu diện
thành các tầng A, B, C, D.
Hệ thống phân vị ở Liên Xô cũ áp dụng bao gồm 8 cấp phân vị: Lớp (class)
Lớp phụ (Podclas), Loại (Tip), Loại phụ (Podtip), Thuộc (Rod), Chủng (Vid),
Biến chủng (Raznơvid), Bậc (Razriad). Trong đó, hai cấp phân vị cao nhất, loại và
loại phụ được thiết kế cho mục tiêu phân loại đất toàn cầu; kiểu là cấp phân vị
được sử dụng phổ biến nhất cho phân loại và thống kê đất ở cấp vùng; các cấp
phân vị thấp hơn kiểu đất chủ yếu sử dụng cho điều tra xây dựng bản đồ đất bán
chi tiết đến chi tiết ở cấp nông trang.
Năm 1990, tiến sĩ địa lý thổ nhưỡng Stolbovoi (Viện nghiên cứu hệ thống
ứng dụng đất quốc tế) đã xây dựng chú dẫn bản đồ đất Liên Xô theo

phân loại đất

thế giới. Tài liệu này được dựa vào hai tư liệu cơ bản: Bản đồ đất Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Liên bang Xô Viết, tỷ lệ 1:2,5M (Fridland, 1988) và chú dẫn bản đồ đất
thế giới (FAO, 1990).
Bản đồ đất Liên Xô tỷ lệ 1:2,5M được xây dựng với sự tham gia tận tình của
nhiều nhà thổ nhưỡng trong toàn quốc. Thực tế, tất cả các Trung tâm và các Viện
khoa học đất ở Liên Xô đã đóng góp những kinh nghiệm và hiểu biết về đất của họ
trong hơn hai thập kỹ cho xây dựng bản đồ đất này. Tất cả những phát triển mới đây
ở cấp quốc gia và quốc tế đều được áp dụng. Chú dẫn bản đồ đất là kết quả tổng
hợp những quan điểm phân loại phát sinh mới nhất, và đặc điểm đất đã được gắn
liền với các yếu tố hình thành đất. Cơ sở địa lý-thổ nhưỡng của bản đồ đã giới thiệu
một loạt các quy luật địa lý về sự phân bố không gian của đất, trong đó tính phân
đới của đất và cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng đã được miêu tả khá hoàn chỉnh.
(2) Hệ thống phân loại đất của Mỹ (USDA Soil Taxonomy)
Hệ thống phân loại đất của Mỹ, được phát triển từ những năm 1950,
công bố chính thức lần thứ nhất vào năm 1975 (Soil Survey Staff, 1975) và lần

thứ 2 vào năm 1999 (Soil Survey Staff, 1999). Hệ thống được kiến trúc với kỳ
vọng phổ quát toàn cầu. Tuy nhiên, mục tiêu chính là phân loại đất ở Mỹ.

5


Đây là hệ thống kết hợp giữa phân loại khoa học có cấu trúc thứ bậc
(USDA Soil Taxonomy) và hệ thống gọi tên theo địa phương (USDA Soil Series)
và đã sử dụng hầu hết những đặc điểm đặc thù ở Mỹ cho mục tiêu nghiên cứu
nông nghiệp, sinh học và địa chất. Nó cũng đã từng được áp dụng ở nhiều nước trên
thế giới. Việc kết hợp giữa hệ thống khoa học có cấu trúc (hierarchical scientific
system) và hệ thống gọi tên theo địa phương (nominal system) trong phân loại đất
của Mỹ đã cung cấp một phương tiện rất thuận lợi cho việc phân biệt, hiểu biết đất
và vẽ bản đồ đất.
Về quan điểm phân loại: Theo ban nghiên cứu đất của Mỹ (Soil Survey Staff,
1975), những chỉ tiêu được lựa chọn trong phân loại phải là những tính chất
của chính đất. Vì vậy có thể gọi đây là hệ thống phân loại theo tính chất đất.
Tiêu chuẩn phân loại: Được căn cứ vào sự hiện diện hay vắng mặt của
các tầng hoặc đặc tính chẩn đoán. Các yếu tố chẩn đoán này là biểu hiện sự
khác nhau về mức độ của các quá trình hình thành đất. Những đặc điểm được
lựa chọn trong phân loại là những tính chất của đất. Một trong những điểm độc đáo
của hệ thống phân loại đất Mỹ là đưa chế độ nhiệt - ẩm của đất vào phân loại
ở nhiều cấp phân vị. Phát sinh đất không được sử dụng trong phân loại và chỉ
sử dụng như hướng dẫn để liên hệ và bổ sung cho đặc điểm đất.
(3) Hệ thống phân lọai đất của WRB
Cơ sở tham chiếu Tài nguyên đất Thế giới (World Reference Base for Soil
Resources = WRB) là một hệ thống phân loại đất được phát triển từ chú dẫn bản đồ
đất thế giới của FAO/UNESCO với sự hợp tác của Trung tâm thông tin đất quốc tế
và được liên hiệp các nhà Khoa học đất quốc tế và Tổ chức lương nông của
Liên hợp quốc (FAO) bảo trợ.

Đây là hệ thống phân loại đất tiêu chuẩn quốc tế, đã được hội Liên hiệp đất
quốc tế chấp nhận. Mục tiêu chính của WRB là : Phát triển một hệ thống có khả năng
chấp nhận quốc tế cho phát họa tài nguyên đất, từ đó các phân loại quốc gia có thể
ứng dụng và liên hệ. Trong đó, cơ sở phân loại đất đựơc nhấn mạnh vào các đặc điểm
hình thái hơn là vào các số liệu phân tích thuần túy; Tạo cho hệ thống phân loại đất

6


có căn cứ khoa học đúng đắn, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực có liên quan khác
nhau ; Xác định mối liên hệ giữa đất và các tầng đất như chúng được định tính bởi sự
kết hợp giữa không gian và hình thể. Hiểu biết về mối liên hệ giữa đất và phân bố
tầng đất như là một hệ quả kết hợp của thời gian và hình thể; Tạo thuận lợi cho việc
thực hiện các thống kê đất và chuyển giao số liệu về đất; trao đổi thông tin khoa học
và chuyển giao kỹ thuật sử dụng đất giữa các vùng.
Về quan điểm phân loại: WRB đã kết hợp các quan điểm phân loại đất
hiện đại, gồm phát sinh và theo tính chất đất như: Phân loại đất của Mỹ (USDA Soil
Taxonomy); Chú dẫn bản đồ đất của FAO (FAO Soil Map of the World, 1988,
1990) và quan điểm phân loại đất của Liên Xô cũ.
Về nguyên tắc phân loại: Ở cấp phân vị cao nhất, các loại đất được phân chia
chủ yếu theo các quá trình phát sinh cơ bản mà những quá trình này tạo ra
những đặc trưng định tính của đất. Ở các cấp phân vị thấp hơn, các loại đất được
phân chia dựa theo bất cứ một quá trình hình thành đất thứ cấp chủ đạo nào có
ảnh hưởng đáng kể đến đặc trưng cơ bản của đất.
Phương pháp phân loại chủ yếu được dựa trên hình thái phẫu diện đất.
Thực chất việc xác định tên đất hoàn toàn dựa vào tập hợp các đặc điểm đất, gồm
các tầng, vật liệu và đặc tính chẩn đoán và một số tính chất đất.
Về tiêu chuẩn phân loại: Các nhóm đất được xác định theo một tập hợp
cụ thể các tiêu chuẩn chẩn đoán, bao gồm tầng, đặc tính và vật liệu chẩn đoán.
Các thuộc tính chuẩn chẩn đoán này được xác định dựa trên đặc điểm hình thái đất

và kết quả phân tích đất.
Hệ thống phân vị: Hệ thống phân vị trong phân loại đất của FAO/UNESCO gồm
có 4 cấp từ lớn đến nhỏ (còn gọi là hệ thống chú dẫn bản đồ) bao gồm: Nhóm chính
(Mayor Groupings), Đơn vị (Units), Đơn vị phụ (Subunits), Pha (Phase).
Theo chú dẫn bản đồ đất thế giới (FAO, 2001) thì diện tích bề mặt của
quả đất ước khoảng 51 tỉ hecta, trong đó: biển và đại dương khoảng 36 tỉ hecta,
đất liền và hải đảo 15 tỉ hecta. Nhìn chung, tài nguyên đất thế giới rất đa dạng về
lọai hình thổ nhưỡng. Kết quả thống kê phân loại tài nguyên đất thế giới ở bảng 2.1.

7


×