Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Câu hỏi ôn tập môn phân tích chính sách công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.66 KB, 6 trang )

Câu 1:Ý nghĩa của phân tích chính sách công


Phân tích chính sách công là điểm khởi đầu của quá trình chính sách

+ Phân tích là quá trình phân giải nội dung và hình thức của đối tượng hay quá trình quản lí
thông qua những dữ liệu liên quan để chủ thể có được thông tin trong việc ra quyết định quản
lí.
+ Phân tích chính sách công là toàn bộ quá trình nghiên cứu xây dựng và ban hành đầy đủ
chính sách.Nó là điểm khởi đầu trong tiến trình chính sách nhằm cho ra đời một chính sách
có ảnh hưởng tốt đến đời sống kinh tế- xã hội.
+ Phân tích chính sách công mở đường cho cả tiến trình chính sách ,định hướng cả về mục
tiêu và cách thức hành động cho các chủ thể trong xã hội
+ Khởi xướng được những vấn đề mà xã hội quan tâm cần giải quyết bằng chính sách .
+ Thu hút rộng rãi các nguồn lực ,các bộ phận chức năng của toàn hệ thống quản lý vào
những hoạt động theo định hướng.
+ Truyền đạt được cơ chế quản lí của nhà nước đến nền kinh tế trong từng thời kì.
 Phân tích để khẳng định tính năng của chính sách
+ Chính sách công là quá trình quyết định mục tiêu, cách thức và nguồn lực thực hiện, vì vậy
nó cần được phân tích một cách cẩn trọng trước khi quyết định ban hành
+ Phân tích chính sách công giúp cho các cơ quan chính trị có được cơ sở khách quan, khoa
học để quyết định xem có ban hành chính sách công hay không, vừa giúp khẳng định tính
năng khuyến khích các chính sách công trong quản lí nhà nước.


Phân tích để đánh giá được tính khả thi của chính sách công

+ Tính khả thi của CSC trước hết thể hiện ở những mục tiêu của chính sách mà Chính phủ dự
kiến theo đuổi có thiết thực hay không. Nếu thiết thực thì có khả năng hiện thực hóa không
và nếu thực hiện được thì có phù hợp với giá trị chung của xã hội không.
+ Tính khả thi của CSC còn phù thuộc vào tính hệ thống, và tính hệ thống của CSC cần được


xem xét trên các mặt




Chính sách mới được ban hành có đảm bảo là một chính sách tốt hay không
Chính sách mới được ban hành có phù hợp với hệ thống đã có hay không
Chính sách mới được ban hành có khắc phục được những tồn tại của hệ thống hay
thúc đẩy hệ thống vận động tốt hơn

+ Một chính sách khả thi còn phải phù hợp với môi trường tồn tại của các đối tượng hay quá
trình quản lí.Để tổ chức không bị thất bại dưới dưới những thách thức môi trường, chủ thể
quản lí phải dùng chính sách trực tiếp để tạo động lực cho tổ chức.Vì thế muốn biết chính
sách đó có phù hợp với môi trường hay không chúng ta cần phân tích cụ thể từng loại chính
sách trong các điều kiện khác nhau.
+ Chính sách là sự tác động qua lại giữa cơ quan nhà nước và người thực thi chính sách .Qua
thực thi CS giúp cho CS ngày càng được hoàn chỉnh ,làm cho lòng tin của người thực thi
chính sách ngày một tăng cường. Để đánh giá được lòng tin của người thực thi chính sách
vào Nhà nước cần thường xuyên PT CSC.


Ví dụ để thấy rõ hơn về ý nghĩa của việc PTCSC để khẳng định được tính năng của
CSC
Để ban hành chính sách an toàn giao thông,các nhà hoạch định cần phân tích những nguyên
nhân gây tai nạn,thực trạng tai nạn trên các loại đường,trong các tầng lớp dân cư;những quy
định đang có hiệu lực ;kinh nghiệm của các nước;xem xét một số phương án giảm thiểu tai
nạn giao thông như giảm tốc độ,thực thi tốt hơn các quy định hiện có ,điều kiện cấp giấy
phép lái xe,tuyên truyền, giáo dục.
Câu 2 Các yếu tố tác động đến Phân tích chính sách công
-


Yếu tố chính trị

+ CSC luôn mang tính chính trị rõ nét. Nhà nước đưa các chính sách vào cuộc sống cũng
nhằm mục đích duy trì các hoạt động xã hội diễn ra theo định hướng chính trị. Qua phân
tích CSC nhà nước biết được tính đúng đắn hay không của định hướng chính trị.
+ Phân tích CSC là một hoạt động thể hiện ý chí của nhà nước đối với xã hội .Kết ủa phân
tích CSC giúp cho nhà nước ngày càng hoàn thiện định hướng chính trị của mình, từ đó
cũng cố vị thế của mình trong xã hội
=>Như vậy có thể thấy định hướng chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và kết
quả phân tích CSC
-

Yếu tố kinh tế - xã hội

+ Tác động của CSC làm cho đời sống xã ngày càng phát triển cả về lượng và chất. Trình
độ văn hóa xã hội nâng lên giúp cho người dân ý thức được đầy đủ hơn về CSC và phân
tích CSC=>sự tự giác tham gia của đối tượng vào quá trình CSC cũng làm cho kết quả
phân tích CSC rõ ràng , chính xác hơn.Đồng thời điều kiện kinh tế được cải thiện sẽ tạo
thuận lợi cho việc cung cấp các yếu tố vật chất kĩ thuật và tài chính cho quá trình phân
tích.Từ góc độ này có thể thấy được sự ảnh hưởng các yếu tố kinh tế-xã hội đến kết quả
và quá trình phân tích chính sách công.
-

Yếu tố năng lực trình độ của chủ thể

+ Chủ thể là yếu tố trung tâm,quyết định đến việc hoàn thành số lượng ,chất lượng phân
tích chính sách công. Nếu chủ thể có trình độ năng lực tốt, sẽ có khả năng hoàn thành
khối lượng công việc lớn, có độ chính xác cao trong thời gian ngắn. Họ có khả năng ứng
dụng và làm chủ những công nghệ hiện đại vào chuyên môn để tăng năng suất lao

động.Đồng thời họ có khả năng nhận thức chính trị tốt, từ đó có ý thức định hướng suốt
trong quá trình phân tích chính sách công
-

Yếu tố quan hệ quốc tế

+ Theo quy luật vận động chung của thời đại , môi trường quốc tế ngày càng có ý nghĩa
quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia. Trong xu thế toàn cầu
hóa , các quốc gia luôn phải điều chỉnh các chính sách đối nội cho phù hợp với thông lệ


quốc tế. Khi quan hệ quốc tế mở rộng , tầm bao quát trong phân tích chính sách công
càng lớn, chúng ta có nhiều thời cơ giao lưu trên các lĩnh vực hoạt động, tiếp thu những
thành tựu khoa học chính sách công và phân tích chính sách công. Những quan hệ quốc tế
mới này giúp ta có thêm kinh nghiệm và mở rộng đầu tư trang thiết bị kĩ thuật cho phân
tích chính sách công.Qua đó cho thấy yếu tố quốc tế có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng
đến các hoạt động chính sách của quốc gia nói chung , phân tích chính sách công nói
riêng.
Câu 3:Căn cứ lựa chọn phương pháp phân tích chính sách công
-

Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động phân tích

+Phân tích hàn lâm: là phương pháp phân tích nhằm đúc kết một vấn đề thành nguyên lí
trong một thời gian nhất định ,trên phạm vi rộng. Hoạt động phân tích này thường được
các trường , các viện nghiên cứu khoa học sử dụng dưới các hình thức như các đề tài, các
dự án, hay các công trình nghiên cứu khoa học.
+ Phân tích nhân quả : là phương pháp phân tích nhằm dự đoán những ảnh hưởng thực
tế của việc thực thi các chính sách công.Khi tiến hành các hoạt động phân tích này người
ta thường áp dụng các phương pháp nghiên cứu nhiều ngành khoa học xã hội

+ Phân tích báo chí :là hoạt động phân tích nhằm tập trung sự chú ý của công luận đối
với các vấn đề xã hội quan trọng , bức xúc trong một khoảng thời gian nhất định. Phương
pháp thường hay được sử dụng đối với loại phân tích này chủ yếu là phương pháp mô tả
và phương pháp phổ cập
+ Phân tích chính sách chuyên nghiệp: là hoạt động phân tích nhằm tìm ra những cách
thức giải quyết vấn đề CSC trong một khoảng thời gian nhất định trên phạm vi không
gian cụ thể
-

Căn cứ vào quá trình chính sách công

+ Phân tích được tiến hành trước khi thực hiện chính sách là để dự đoán các kết quả
đầu ra của chính sách thay thế. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn được chính sách tốt nhất.
Phương pháp sử dụng trong giai đoạn này là:phương pháp phân tích dự báo…
+ Phân tích được tiến hành sau khi thực hiện là để mô tả và đánh giá kết quả thực hiện
các CSC, nếu có sự khác biệt thì tìm nguyên nhân giải thích cho sự khác biệt đó.Phương
pháp phân tích chủ yếu:phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích lợi ích-chi phí
+ Phân tích được tiến hành trong khi thực hiện là để mô tả và đánh giá CSC sau khi nó
được đưa vào thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn . Mục đích là để nâng cao tính
thực thi trong giai đoạn tiếp theo.
Câu 4 Các phương pháp phân tích giải pháp CSC
1-Phương pháp phân tích hệ thống


-

Khái hiện hệ thống

+ Hệ thống là một tập hợp các phần tử có liên quan tác động qua lại với nhau một cách có
quy luật, tạo thành một thể thống nhất để có thể thực hiện được một hay một số chức

năng, nhiệm vụ nhất định.
-

Điều kiện tồn tại hệ thống

+ Phải có nhiều bộ phận hợp thành
+ Các bộ phận hợp thành có quan hệ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau
+ Các bộ phận phải kết nối thành một thể thống nhất, nếu tách rời thì không tạo ra sức
mạnh để tổ chức thực hiện được mục tiêu chung
-

Vận dụng phương pháp hệ thống vào phân tích chính sách công

+ Các phần tử trong hệ thống liên kết và tương tác với nhau theo mối quan hệ nhân quả
+ Thêm hoặc bớt một số phần tử mới cũng như điều chỉnh một mối quan hệ nhất định
giữa các phần tử có sẵn sẽ kéo theo sự thay đổi của những quan hệ còn lại giữa các phần
tử khác trong hệ thống
+ Tính trội của hệ thống là các phần tử có thể rất khác nhau, nhưng khi hợp thành hệ
thống thì tạo nên một sự thống nhất và có tính chất mới khác tính chất của các phần tử
thành phần. Khi vận dụng các đặc tính trên vào quá trình hoạch định chính sách công có
thể thấy khi đưa thêm một chính sách công mới phù hợp vào hệ thống CSC hiện hành có
thể làm thêm hiệu lực của mỗi chính sách trong hệ thống.Ngược lại,nếu xây dựng CSC
thiếu tính hệ thống thì CSC mới có thể mâu thuẫn với các CSC đã có và gây khó khăn
cho công tác quản lí.
2-Phương pháp phân tích rủi ro
-

Căn cứ vào bản chất của đối tượng có thể sử dụng phương pháp theo lý thuyết
quyết định và lý thuyết xác suất
+ Lý thuyết quyết định: hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra quyết định trong điều kiện có

nhiều bất trắc,trong đó có cả quyết định ngắn hạn, trung hạn, hoặc dài hạn tùy từng
trường hợp cụ thể.
_ Phương pháp phân tích lý thuyết quyết định bao gồm: phương pháp phân tích logic,
phương pháp phân tích chuỗi đầu – cuối…
_ Phương pháp này thường được thực hiện theo các bước sau:





Xác định và xây dựng phương án giải quyết vấn đề
Đánh giá giá trị và những bất trắc đối với các đầu ra có thể
Xác định sự lực chọn tối ưu nhất
Thực hiện quyết định


+Lý thuyết xác suất :Xem xét các yếu tố khi không xác định một cách chắc chắn.
Phương pháp lý thuyết xác suất bao gồm: Phương pháp xác suất chủ quan và phương
pháp xác suất khách quan
+Các bước thực hiện phương pháp:

-

 Xác định xác suất xảy ra các rủi ro
 Xác định mức độ ảnh hưởng nếu các rủi ro đó xảy ra
 Đánh giá giá trị đối với toàn bộ hoạt động của tổ chức
 Đưa ra kết luận và thực hiện
Căn cứ vào hình thức thể hiện của đối tượng chịu rủi ro có thể sử dụng phương
pháp phân tích định tính và phân tích định lượng


+ Phương pháp định tính: Nhằm đánh giá tổng thể xem rủi ro tác động đến những bộ
phận nào và mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu đối với từng bộ phận và toàn bộ hoạt
động của tổ chức
+ Phương pháp:




Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia để đánh giá xác suất
xảy ra rủi ro và mức độ xảy ra rủi ro một cách định tính
Phương pháp đầu – cuối: Biện pháp chính làm cơ sở để đạt được một mục tiêu, từ đó
dẫn đến một mục tiêu tiếp theo cao hơn
Phương pháp phân tích mô tả:Giả định tình huống xấu nhất,tiến hành phân tích xác
suất và mức độ tác động của rủi ro

+ Phương pháp định lượng: Là việc sử dụng các phương pháp toán thống kê và tin học
để ước lượng rủi ro về chi phí, thời gian, nguồn lực và mức độ bất định.

Câu 5 Hệ thống phân tích đánh giá chính sách công ở Trung ương và địa phương
** Trung ương:

+Hệ thống phân tích sáng kiến chính sách: Là những ý tưởng về việc giải quyết vấn đề
công phát sinh trong đời sống xã hội bằng những chính sách công. Bộ phận phân tích
sáng kiến chính sách có trách nhiệm xem xét đánh giá về tính chân thực đồng thời phân
tích vấn đề để giải quyết mâu thuẫn, làm cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem
xét hoạch định hay điều chỉnh CSC

+ Hệ thống phân tích đệ trình chính sách: là những vấn đề đã được các cơ quan ở
Trung ương và chính quyền cơ quan các cấp đề xuất. Kết quả được chuyển đến Chính phủ
hay Quốc hội xem xét quyết định

+ Bộ phận phân tích hoạch định chính sách công:


Phân tích quá trình dự thảo các phương án CSC







Phân tích các phương án dự thảo theo tiêu chuẩn của một CSC tố
Phân tích tính khả thi của phương án CSC được Chính phủ lựa chọn
Phân tích quá trình và kết quả khảo nghiệm của phương án CSC được lựa chọn
Phân tích thời điểm ban hành CSC

+ Bộ phận phân tích triển khai tổ chức thực thi CSC: Phân tích tính khả thi của kế
hoạch triển khai tổ chức đồng thời phân tích các hoạt động tuyên truyền CSC và phân
công phối hợp thực hiện trong ngành, giữa các ngành, giữa ngành với địa phương trong
cả nước.
+ Bộ phận phân tích điều chỉnh và thực thi CSC: Đây là bộ phận được thành lập để
phân tích những vấn đề phát sinh trong thực thi CSC
Việc xây dựng hệ thống CSC ở Trung ương nên gắn với chức năng quản lí vĩ mô vè
CSC vì hệ thống sẽ thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ quyền hạn,không gây ra sự chồng
chéo,đồng thời sẽ giúp nâng cao hiệu lực hiệu quả phân tích CSC.

** Địa phương
+Bộ phận phân tích triển khai chính sách công ở địa phương: Sau khi CSC được
triển khai ở cấp vĩ mô sẽ được cấp chính quyền địa phương trực thuộc Trung ương tiếp
thu về triển khai ở địa phương mình.Theo đó các cấp ở địa phương sẽ triển khai CSC trên

địa bàn và bộ phận phân tích triển khai CSC có trách nhiệm xem xét, đánh giá kế hoạch
triển khai CSC của địa phương có phù hợp với yêu cầu của CSC, với kế hoạch tổng thể
của Trung ương và điều kiện thực tế của địa phương hay không
+ Bộ phận phân tích tổ chức thực thi CSC ở địa phương: Sau khi tiếp thu chủ trương
thực hiện CSC của chính quyền cấp trên, chính quyền các cấp chủ động tiến hành xây
dựng kế hoạch triển khai cụ thể.Hoạt động triển khai thực hiện CSC ở địa phương mang
tính trực tiếp nghĩa là cấp tỉnh điều hành triển khai CSC ở địa phương, cấp xã thừa nhận
thực hiện CSC ở địa bàn, cấp huyện là trung gian truyền tải thông tin.Tại đây bộ phận Pt
CSC ở địa phương tiến hành theo dõi đánh giá tình hình thực thi CSC trên địa bàn. Kết
quả tổ chức thực thi CSC ở địa phương được dùng để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp tổ
chức đồng thời đề nghị với Trung ương điều chỉnh bổ sung CSC.



×