Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ôn tập quản lý nhà nước về đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.52 KB, 8 trang )

Câu 1: Khái niệm và vai trò đô thị hóa
*Khái niệm
Đô thị là các điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp,
họ sống và làm việc theo phong cách sống văn minh, hiện đại hơn, khoa học và có hiệu
quả kinh tế, văn hóa cao. Đó là phong cách, lối sống thành thị, lối sống công nghiệp
Đô thị vừa là một XH thu nhỏ, vừa là một đơn vị sinh thái, nó được tạo lập bởi "Môi
trường thiên nhiên - Con người - Môi trường nhân tạo".
- Một số sự khác biệt cơ bản giữa ĐT và nông thôn:
+ Phương thức SX
+ Thu nhập quốc dân/đầu người (GDP/người/năm)
+ Tổ chức không gian KT - XH
+ Cơ sở hạ tầng KT và XH
+ Môi trường sinh thái (đòi hỏi sự hài hòa giữa MT tự nhiên và MT nhân tạo)
+ Khác về VH, cách ứng xử

*Vai trò
- Đô thị có vai trò ổn định chính trị:
Ngoài chức năng là trung tâm KT hầu hết các ĐT (Nhất là ở các nước á Đông và Việt
Nam nói riêng) đều có chức năng HC - CT, là trung tâm của bộ máy cai trị và tôn giáo.
Do vậy ĐT luôn có vai trò quan trọng trong việc ổn định CT.
- Đô thị có vai trò to lớn trong phát triển KTQD:
+ Đô thị đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong SX và tích tụ của cải vật chất, tạo ra
phần lớn GDP cho nền KT. Tăng trưởng KT ở khu vực ĐT quyết định đến sự tăng trưởng
KT chung của cả nước.
+ Tạo ra nhiều việc làm, năng suất hiệu quả lao động cao.
+ Đô thị có vai trò quan trọng trong thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nền KT: thúc
đẩy chuyển dịch CCKT, là môi trường thu hút đầu tư chủ yếu.


+ Đô thị là hạt nhân, đầu tàu cho phát triển KT của vùng, khu vực, hỗ trợ cho phát
triển nông nghiệp- nông thôn


- Đô thị có vai trò to lớn trong sự phát triển văn hóa, giáo dục, thúc đẩy cuộc cách mạng
KT, công nghệ của đất nước;
-Đô thị là môi trường tốt cho con người nghiên cứu, sáng tạo, là trung tâm văn hóa, khoa
học, kỹ thuật.
- Đô thị là tấm gương cho cuộc sống văn minh hiện đại, có hiệu quả của con người

Câu 2:Quá trình đô thị hóa ở VN
*Thời kỳ phong kiến
Các đô thị VN thời kỳ này chủ yếu là các sở, lỵ, trung tâm hành chính của Vua
chúa, quan lại, một số có thêm phần thương mại, dịch vụ, hình thành ở những vị trí thuận
lợi cho giao lưu buôn bán và bố phòng
Về căn bản, các đô thị phong kiến hình thành và phát triển không trên cơ sở sản
xuất. Trong khuân khổ của nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp, các đô thị không có được
vai trò và địa vị kinh tế đối với nông thôn và xã hội, nên các đô thị kém phát triển, quy
mô nhỏ bé, cơ cấu què quặt, đa số chỉ là phố huyện, phố phủ...lỵ, sở, thành quách phát
triển trong khi phần thị lại bị hạn chế

*Thời kỳ thuộc địa và kháng chiến chống Pháp 1858-1954
Các đô thị VN thời kỳ này chủ yếu cũng vẫn là các trung tâm hành chính của bộ
máy chính quyền thực dân phong kiến, có phát triển thêm phần thương mại, dịch vụ phục
vụ chủ yếu cho thực dân phong kiến thống trị

*Thời kỳ 1955 - 1975:
Đây là giai đoạn đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế dộ chính trị khác
nhau, quá trình ĐTH ở 2 miền cũng theo 2 xu hướng khác nhau:
- Ở miền Bắc, do đẩy mạnh CNH nên nhiều đô thị và các trung tâm công nghiệp
mới được hình, các ĐT cũ được mở rộng như: Việt Trì, Thái Nguyên, Xuân Hòa, Hòn
Gai, Cẩm Phả, Hải Phòng, Hà Nội, Vinh ... Những năm 1965 - 1975, do bị tàn phá bởi
chiến tranh leo thang của Mỹ, và phải tập trung sức người sức của cho giải phóng miền
Nam, nên ĐTH ở miền Bắc bị chững lại và gặp nhiều khó khăn.



- Ở miền Nam, “ĐTH giả tạo”, dân cư tập trung vào các ĐT do chính sách bình
định, khủng bố, lập ấp chiến lược của chính quyền. Năm 1970, dân số ĐT chiếm tới 26%,
cao hơn nhiều so với miền Bắc. Hệ thống ĐT chủ yếu phục vụ cho bộ máy chiến tranh, là
nơi tiêu thụ, giải trí của quan chức chính quyền và quân đội nước ngoài

*Thời kỳ 1975 đế nay
Đô thị hóa đã có tốc độ phát triển nhanh hơn trước. Nhiều đô thị mới hình thành,
đô thị cũ được mở rộng, bộ mặt đô thị đã phần nào khang trang, đẹp đẽ, văn minh hơn,
chất lượng đô thị cũng được nâng cao...

Nhận xét chung về Đô thị hóa ở Việt Nam.
1. So với thế giới và với nhiều nước trong khu vực, hệ thống ĐT ở Việt Nam phát
triển muộn và tốc độ chậm hơn.
Nguyên nhân:
- Chế độ phong kiến kéo dài, tâm lý (Á Đông) "trọng nông khinh thương".
- Ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh.
- Sự trì trệ, yếu kém của nền KT.
2. Đô thị Việt Nam chịu sự chi phối, ảnh hưởng mạnh mẽ của NT. Chẳng hạn như
trong lịch sử có Hoa Lư - Ninh Bình: năm 1010 Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng Đế lấy
hiệu là Lý Thái Tổ, ra chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long ... Gần đây nhất là Sa Đéc
sau khi tỉnh lỵ Đồng Tháp chuyển về Cao Lãnh năm 1992.
3. Đô thị hóa phát triển không đồng đều giữa các vùng và giữa các tỉnh, thành phố
4. Cơ cấu hệ thống ĐT mất cân đối. Các ĐT vừa và nhỏ còn quá ít, tạo ra sức ép
về sự gia tăng dân số ở các ĐT lớn do việc di dân từ nông thôn ra thành thị (phát triển đô
thị hóa bền vững phải theo dạng hình nón úp mà đáy của nó là các ĐT vừa và nhỏ)
Ở nước ta, Hà Nội đang trên đà trở thành đô thị siêu hạng (Super city - 5 triệu
dân), còn TP Hồ Chí Minh đã vượt qua ngưỡng của ĐT siêu hạng và đang có khuynh
hướng trở thành TP cực lớn (Mega city - 8-10 triệu dân).

Trong khi đó hệ thống ĐT vừa và nhỏ lại rất thiếu và yếu.
5. Đô thị hóa chưa tương xứng và khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của các
vùng, miền.


6. Luồng dân di cư từ NT ra thành thị ngày một tăng cao, gây quá tải về hạ tầng,
gia tăng nạn thất nghiệp và các tệ nạn XH khác ở ĐT.
7. Sự chênh lệch lớn về mức sống giữa thành thị và NT, giữa ĐT nhỏ và ĐT lớn

Câu 3: Vai trò, mục đích, phương hướng
*Vai trò của nhà nước trong việc phát triển và xây dựng đô thị:
Thứ nhất: Hoạch định hay định hướng chiến lược phát triển đô thị hoá và hệ
thống, đô thị quốc gia và hệ thống độ thị các vùng.
Thứ hai: Thể chế hoá các quy định, quy chế về quy hoạch xây dựng, phát triển và
quản lí đô thị bằng các luật và văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lí cho xây
dựng, phát triển và quản lí đô thị
Thứ ba: Xác lập quy hoạch xây dựng, phát triển của các đô thị.
Thứ tư: Xây dựng các chính sách huy động vốn đầu tư, khai thác các nguồn vốn
trong và ngoài nước, thành lập các quỹ đầu tư xây dựng, phát triển và quản lí đô thị.
Thứ năm: Thực hiện quản lí các lĩnh vực, địa bàn và đối tượng gồm các tổ chức,
cá nhân theo đúng pháp luật, quy hoạch và kế hoạch trên cơ sở kết hợp giữa quản lí
ngành và quản lí lãnh thổ với sự phân cấp, phân quyền và phối kết hợp các cơ quan Trung
ương và địa phương theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao
Thứ sáu: Thanh tra, kiểm tra, xử lí các vi phạm về xây dựng và quản lí đô thị theo
quy định của pháp luật. Bảo vệ kỷ cương trật tự an ninh, an toàn đô thị

* Mục đích của quản lý nhà nước về nhà ở:
-Đảm bảo việc duy trì. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và không ngừng phát triển quỹ
nhà ở đô thị.
-Đáp ứng nhu cầu về nhà ở cả về số lượng và chất lượng, tiện nghi nhà ở cho nhân

dân đô thị, đặc biệt cho những người có thu nhập thấp, những người thuộc diện khó khăn,
người thuộc diện chính sách, ưu đãi...
-Tạo cơ sở quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án, ban hành các chính sách,
biện pháp đầu tư phát tnển nhà ở và quản lý sử dụng nhà ở. Góp phần bình ổn thị
trường nhà ở, đảm bảo quyền lợi ích cho người sử dụng.


-Tạo căn cứ pháp lý cho soạn thảo và ban hành các quy định về quy hoạch xây
dựng quy phạm quy định thiết kế nhà ở, tạo nguồn thu cho đô thị.

*Phương hướng phát triển và đổi mới quản lý nhà ở đô thị:
-Khai thác và huy động khả năng, sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, nhất là tư
nhân, để xây dựng nhà ở, phát triển nhà ở đô thị.
-Tiếp tục thực hiện nhanh chóng việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho dân
thuê để dân được quyền sở hữu, chủ động đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cao chất lượng
nhà ở.
-Đổi mới hoạt động của các cơ quan quản lý nhà, đất từ quản lý sự nghiệp hành
chính sang hạch toán kinh doanh, phát triển các công ty đầu tư kinh doanh nhà đất theo
cơ chế thị trường, cho phép các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường kinh doanh
nhà đất.
-Nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để dân có
cơ sở pháp lý xin phép xây dựng, cải tạo nhà ở.
-Đẩy mạnh công tác tồn tởn các khu phố cổ, cải tạo nâng cấp các khu phố cũ tạo
nên đô thị vừa hiện đại, văn minh, vừa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
-Tăng cường xây dựng và phát triển nhà ở theo hình thức chung cư, tăng tầm cao
để tăng mật độ cư trú và tiết kiệm đất xây dựng, đồng thời chấm dứt hoặc hạn chế xây
dựng nhà chia lô trong khu vực nội đó.
-Thay đổi tư duy về chọn địa điểm quy hoạch và xây dựng các khu nhà ở để gắn
kết chặt chẽ với các khu sản xuất, kinh doanh, công sở làm việc và thông qua đổ hạn chế
khó khăn, tốn phí đi lại làm việc, hạn chế ách tắc, tai nạn giao thông đường phố. Đồng

thời nâng cao tiện nghi, môi trường ở (khu nhà à làm việc và dịch vụ hỗn hợp, nhà ở mặt
phố kết hợp cửa hàng, công sở. v.v...).
-Thiết kế và xây dựng các khu nhà ở mới phải đồng bộ, có hạ tầng cơ sở đáp ứng
yêu cầu sử dụng của người dân. Đối với các khu bán đất cho dân tự xây dựng ven đô, cần
phải quản lý chặt chẽ về mặt thẩm mỹ kiến trúc, khống chế tầm cao, màu sắc, kiểu dáng,
v.v„, nhưng cũng không đơn điệu.
-Xác định cơ cấu, chủng loại căn hội vị trí, địa điểm xây dựng, giá bán nhà, thuê
nhà. v.v... sao cho phù hợp với các yêu cầu của dân. Tăng cường vốn đầu tư, bổ sung và
hoàn thiện các chính sách, biện pháp cải tạo và nâng cấp các khu nhà ở cũ (các dự án,


Nhà nước và nhân dân cùng làm, v.v...). Huy động vốn để trợ giúp nhà ở cho người nghèo
hoặc người có thu nhập thấp, nhà ở cho đối tượng thuộc diện chính sách, ưu đãi.
-Cải cách thủ tục hành chính cấp phép xây dựng, công bố quy hoạch cũng như các
thông tin về xây dựng và kiến trúc cần thiết để dân biết và thực hiện.
-Phương hướng phấn đấu về chỉ tiêu nhà ở trung bình m2 sàn/người: năm 2010:
10m2 sàn/người; năm 2020: 18 - 20 m2 sàn/người.

Câu 4: Thực trạng và nội dung quản lý bảo vệ môi trường đô thị
*Thực trạng về ô nhiễm môi trường đô thị nước ta
-Do đô thị hoá đang được đẩy mạnh với tốc độ gia tăng, ảnh hưởng mặt trái của cơ
chế thị trường, trình độ dân trí chưa cao, công tác QLNN về môi trường chưa được chặt
chẽ và thường xuyên, v.v... nên ô nhiễm môi trường trong các đô.thị có xu hướng gia tăng
không kiểm soát được.
-Khói bụi, khí độc hại do sản xuất, giao thông, sinh hoạt, xây dựng cơ bản, mùi
hôi thối của các cống rãnh, kênh mương tiêu thoát nước đã làm cho ô nhiễm không khí đô
thị gia tăng. Tại một số khu vực sản xuất tiểu thủ công hay một số khu công nghiệp cũ,
mức độ ô nhiễm quá mức cho phép.
-Các chất thải lỏng, rắn, v.v... do sản xuất, dịch vụ gây ra không qua xử lý thải trực
tiếp ra sông hở hay cống rãnh trong đô thị không những gây ô nhiễm các diện nước mặt,

nước ngầm, gây ô nhiễm không khí, huỷ hoại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, v.v.. gây
mất vệ sinh môi trường đô thị, nhất là trong những lúc ngập úng.
-Theo điều tra về môi trường, nhiều sông, hở bao quanh các đô thị không đảm bảo
các tiêu chuẩn để khai thác cung cấp nước sạch cho đô thị (do chất độc hoá học, vi trùng,
độ đục quá cao, v.v...).
-Khói bụi, khí độc hại do sản xuất, giao thông, sinh hoạt, xây dựng cơ bản, trong
vùng đô thị theo nước mưa chảy xuống, thấm vào lòng đất khiến cho chất lượng đất đô
thị ngày càng xấu.
-Thêm vào đó là ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm do việc quản lý kém
cũng đang làm cho ô nhiễm đất đô thị gia tăng.
-Chất thải rắn gia tăng về khối lượng, đa dạng về chủng loại, nhất là sự gia tăng về
chất thải thuỷ tinh, kim loại, chất dẻo. Mặt khác, công tác thu gom chất thải rắn mới đảm
bảo được 50%, khối lượng còn lại được vứt bỏ trên các kênh mương, sông hở hay tập


trung ở các bãi chứa trên các khu đất trống trong các đô thị không những làm ảnh hưởng
lớn đến mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của nhân dân. Việc thu gom
chất thải rắn cũng chỉ được thực hiện ờ cắc đô thị lớn hay trung bình, ở các đô thị nhỏ
công việc này nhiều khi chưa được quan tâm và có biện pháp quản lý thoả đáng mà chủ
yếu là do dân tự thu gom, xử lý. Ngoài ra, hiện nay các đô thị còn một số lượng lớn các
hố xí 2 ngăn hay hố xí thùng cũng làm ảnh hưởng đến việc thu gom và xử lý chất thải và
bảo vệ môi trường (nội thành Hà Nội hiện nay còn khoảng 10.000 xí 2 ngăn, 2.000 xí
thùng).
-Ô nhiễm do tiếng ổn, chấn động do các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng,
do hoạt động của các phương tiện giao thông, v.v... Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn và
chấn động đang có xu hướng gia tăng trong các đô thị, đặc biệt là ờ các đô thị lớn.
-Ô nhiễm bởi các yếu tố vì khí hậu, vật lý, hoá học, vi sinh vật gây bệnh do điều
kiện ở và môi trường ở dưới mức tiêu chuẩn có ở hầu hết các đô thị.

*Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đô thị

-Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong cả nước. Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
-Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính, phủ theo chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện
việc bảo vệ môi trường trong ngành và các cơ sờ thuộc quyền quản lý trực tiếp.
-Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức nàng
quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. Sở khoa học, Công nghệ và;Môi
trường chịu trách nhiệm trước Ưỷ ban. nhân dân tỉnh, thành; phô' trực thuộc Trung ương
trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
-Nhà nước và chính quyền các địa phương "Cần hoạch định chiến lược bảo vệ môi
trường trong.phạm vi quốc gia cũng như trong địa phương, có kế hoạch tăng cường ngân
sách, ban hành các chính sách huy động vốn cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
-Cụ thể hoá Luật Môi trường; bản hành các chỉnh sách, quy chế, quy định về quản
lý và bảo vệ mối trường (thẩm định 'Vắ xét duyệt cấp phép xây dựng, xứ lý vi phạm; thu
thuế và lệ phí, Ịao động công ích, ban hành tiêu chuẩn chất lượng môi trường, v.v...).
-Nhà nước và chính quyển địa phương giao việc QLNN về bảo vệ môi trường Ở
Trung ương và địa phương (Bộ và Sở KHCNMT và các cơ quan liên quan).


-Trong các đô thị nên có một cơ quan hay trung tâm xử lý môi trường theo dõi các
hoạt động về bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin về thực trạng môi trường, đề xuất
biện pháp xử lý, v.v.. giúp chính quyền địa phương kiểm soát và bảo vệ môi trường.
-Đồng thời thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức bảo vệ môi trường
về chuyên môn và nghiệp vụ, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành hữu
trách.
-Tò chức thực hiện và phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương cần có quy định
rõ ràng về trách nhiệm phối hợp: .
-UBND tỉnh thành phố cùng với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường và các Bộ, ngành phối hợp '/chỉ đạo thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và quy chế

bảo vệ môi trường đô thị, đống thời phối hợp với các Bộ, ngành để bảo vệ môi trường đô
thị.
-Thanh tra, kiểm trai xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường đô thị theo luật
lệ quy định, tuyên truyền phổ biến nâng cao trình độ dân trí, khai thác sự đóng góp về
nhân lực, tài chính của các tổ chức xã hội, kinh tế và dân cư,.v.v...
-Ứng dụng các tiến bộ khoa học còng nghệ hiện đại trong kiểm soát bảo vệ môi
trường nói chung cũng như trong việc thu gom, xử lý chất thải rắn lỏng, khí v.v... để đảm
bảo môi trường sống đô thị được trong sạch và bền vững.



×