Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn phương pháp dạy thơ chữ hán trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.03 KB, 22 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Trong các mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ
thông hiện nay thì mục tiêu bồi dưỡng và nâng cao thêm một bước năng lực văn
học cho học sinh, trong đó có năng lực đọc - hiểu văn bản là một trong những
mục tiêu hết sức quan trọng. Chính vì thế chương trình được xây dựng theo hai
trục tích hợp: đọc văn và làm văn ,bên cạnh việc cung cấp những kiến thức về
tiếng việt và lí luận văn học. Với nguyên tắc tích hợp, chương trình hiện nay
vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc nhưng mỗi thời kì, mỗi giai đoạn
sẽ lựa chọn ra những thể loại ,những tác phẩm văn học tiêu biểu để tiến hành
đọc - hiểu. Theo tinh thần này dạy học văn có nhiệm vụ kép: thông qua dạy kiến
thức mà trang bị và rèn luyện cho học sinh cách đọc, phương pháp đọc để các
em có thể tự mình đọc và hiểu những văn bản khác.
Trong nhà trường, đọc- hiểu là một cách thức quan trọng để phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh, biến việc dạy của một người thành việc đọc
của nhiều người, thay thế phương pháp dạy truyền thống thầy giảng trò ghi.Từ
việc chủ động đó mà học sinh dần nâng cao năng lực văn chương của mình.
Xác định rõ vai trò của đọc- hiểu như vậy, nhưng trong nhà trường phổ
thông Việt Nam hiện nay có một thực tế là không phải giáo viên nào cũng hiểu
rõ bản chất của đọc- hiểu và có những biện pháp đọc- hiểu phù hợp với từng
thời kì , thể loại văn học khác nhau trong đó có bộ phận thơ chữ Hán trung đại
Việt Nam.
Thơ chữ Hán thời kì trung đại Việt Nam là thời kì văn học rất xa đối với
học sinh hiện nay, vậy nên việc tiếp nhận văn bản của các em thường gặp nhiều
khó khăn. Một mặt do tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, do giáo viên cũng chưa
thực sự thấm nhuần những đặc trưng của thơ chữ Hán trung đại, chưa tiếp cận
tác phẩm ở góc độ phù hợp và còn do rào cản về ngôn ngữ, quan niệm thẩm
mĩ.v.v
Từ những lí do trên, tôi thấy rằng việc tìm hiểu phương pháp dạy đọchiểu thơ chữ Hán trung đại Việt Nam cho học sinh là việc làm cần thiết, có ý
nghĩa góp phần làm thay đổi phần nào thực trạng dạy và học hiện nay.
2.Mục đích nghiên cứu


Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề đọc - hiểu,
vấn đề dạy học thơ chữ Hán trung đại, nhằm đề xuất cách thức, biện pháp góp
phần nâng cao –hiệu quả kỹ năng đọc - hiểu thơ chữ Hán trung đại Việt Nam .
Cụ thể là hướng dẫn đọc- hiểu bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT qua việc thiết kế giáo án thể nghiệm,
tiến hành dạy thể nghiệm và đánh giá kết quả thể nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Lý thuyết đọc - hiểu, thi pháp thơ chữ Hán trung đại, các phương
pháp dạy học thơ trung đại.
1


- Hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh lớp 10 trường THPT
Cẩm Thủy 1.
- Các văn bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam lớp 10 THPT - cụ thể là
bài Độc Tiểu Thanh Kí.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các mô hình đọc - hiểu để tìm ra
những cách thức, biện pháp phù hợp trong dạy học thơ chữ Hán trung đại lớp
10 nhằm nâng cao kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
0 Phương pháp tổng hợp, phân tích lí luận và thực tiễn.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp thể nghiệm.
- Phương pháp so sánh đối chiếu
II-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
Đọc văn là hoạt động diễn ra trong quá trình tiếp nhận văn chương. Đọc
không phải chỉ là hành động nhận thức nội dung ý tưởng từ văn bản mà còn là
hoạt động trực quan sinh động giàu cảm xúc, được khái quát bằng kinh nghiệm
sống của mỗi người. Để biểu đạt được được mục đích trên chúng ta cần hiểu rõ

khái niệm đọc - hiểu văn bản.
“Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có
thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận
các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền
đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con
đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm
mỹ. Do đó hiểu bản chất môn văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu
thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất việc dạy văn là dạy
năng lực, phát triển năng lực là chủ thể của học sinh” (1)
Dạy đọc - hiểu là vừa dạy cách thức tiếp xúc với văn bản, thông hiểu
nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò tác dụng của
các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm
của người viết, các giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật và cả ý nghĩa xã
hội nhân văn của tác phẩm trong ngữ cảnh của nó, vừa tập trung hình thành
cách đọc văn, phương pháp đọc hiểu theo thể loại, để dần dần các em có thể tự
đọc được văn, hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn.
________________________________________________________
(1) Đọc - hiểu văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học
hiện nay - GS.TS Trần Đình Sử .Phebinhvanhoc.com.vn Số ra ngày 01/09/2013

2


Tuy nhiên mỗi thể loại văn học có phương pháp đọc- hiểu riêng, đọc
hiểu thơ trung đại khác thơ hiện đại. “Đối với văn học trung đại Việt Nam tồn
tại hai thành phần văn học đó là thành phần văn học chữ Hán và thành phần
văn học chữ Nôm”( 1)
Là bộ phận văn học xuất hiện khá xa so với học sinh hiện nay do đó dạy
đọc - hiểu văn bản thơ đã khó đọc- hiểu thơ trung đại là vấn đề nan giải hiện
nay đối với cả giáo viên và học sinh. Việc hình thành cho học sinh phương

pháp đọc - hiểu thơ chữ Hán trung đại là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu
dạy văn và học văn hiện nay trong nhà trường THPT.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
2.1. Đối với giáo viên dạy môn ngữ văn.
Văn bản thơ chữ Hán trung đại – những văn bản thơ có tính quy phạm
chặt chẽ là những tác phẩm được tạo nên trên quan điểm “ Quý hồ tinh bất quý
hồ đa” nên việc tổ chức dẫn dắt cho học sinh tự chiếm lĩnh được tiếng nói tư
tưởng, tình cảm của nhà thơ đã gửi gắm trong các bài thơ là việc làm không mấy
dễ dàng. Đây là khó khăn mà hầu hết giáo viên nói chung và giáo viên trường
THPT Cẩm Thủy 1 đang trăn trở .
Nếu việc cảm thụ, phát hiện cho hết cái hay cái đẹp của bài thơ nói chung
đã là khó thì đọc hiểu thơ chữ Hán trung đại lại càng khó hơn. Có khi chỉ một
từ, một hình ảnh, một câu thơ nhưng cũng gây những trở ngại trong việc khai
thác giá trị văn bản .
Thói quen dạy của một số giáo viên và thói quen học của một số học sinh
theo phương pháp cũ: giáo viên thuyết giảng học sinh ghi chép cũng là một trở
ngại không nhỏ đối với việc đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập
của học sinh.
2.2. Đối với học sinh
Hiện nay trong các nhà trường phổ thông thái độ đối với môn Ngữ văn
của học sinh có sự phân lập rất rõ. Những môn học thời thượng (Toán, Lý, Hoá,
Tin học, Ngoại ngữ.) được các em lựa chọn để đáp ứng nhu cầu thi và nhu cầu
việc làm của mình. Môn ngữ văn hiện nay mặc dù đã xuất hiện trong nhiều tổ
hợp xét tuyển đại học cao đẳng nhưng cũng chưa được các em chú trọng nhiều
do cơ hội việc làm của những ngành học có xét tuyển môn ngữ văn còn hạn chế.
Với phần văn học trung đại nói chung và thơ trữ tình chữ Hán trung đại
Việt Nam lớp 10 nói riêng nhiều học sinh tỏ ra ngại học, không hứng thú...
________________________________________________________________
(1) Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX- Ngữ Văn 10 tập 1Nxbgd-2017-trang 104.


3


Nhiều học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá tác phẩm, còn
thờ ơ với tác phẩm văn chương, nhất là thơ. Cá biệt có em “sợ” thơ, bởi vì có
những bài thơ phiên âm từ chữ Hán sang âm Hán- Việt, từ ngữ khó hiểu, điển cố
nặng nề gây cho các em nhiều trở ngại , mà cách giảng của giáo viên nhiều lúc
cũng chưa làm cho các em hiểu rõ và thấy được cái hay cái đẹp của nó. Từ đó
học sinh mất hứng thú khi học văn và kéo theo chất lượng học văn ngày càng sa
sút.
Tôi đã tiến hành khảo sát việc dạy và học thơ chữ Hán trung đại Việt Nam
lớp 10 của giáo viên và học sinh như sau.
Đối tượng khảo sát : Giáo viên, học sinh lớp 10 Trường THPT Cẩm Thủy 1
Hình thức khảo sát: Dự giờ đối với giáo viên, kiểm tra vở soạn bài ,ghi bài kết
quả chất lượng sau giờ học của học sinh. Kết quả khảo sát như sau :
Về phía giáo viên : giáo viên chuẩn bị giáo án chu đáo cẩn thận và truyền
đạt đến học sinh những nội dung cơ bản của bài học.
Về phía học sinh : Học sinh tiếp thu một cách thụ động và ghi chép vào vở
nhưng thực chất các em không nắm được cụ thể chi tiết giá trị của từng hình
ảnh, biện pháp tu từ. Khả năng ghi nhớ không lâu.
Thực tế cho thấy cách dạy học phổ biến hiện nay trong các trường
THPT đối với thơ trữ tình chữ Hán trung đại là áp dụng kiểu dạy học nêu vấn
đề, phối hợp giữa các phương pháp dạy học như thuyết trình, vấn đáp…việc
phát huy tính tích cực của học sinh đã được giáo viên quan tâm và thực hiện
khá tốt, khá nghiêm túc. Và mỗi giáo viên đều tìm cho mình một cách thức
riêng để truyền tải kiến thức đến học sinh.
Tuy nhiên qua kết quả khảo sát đối với giáo viên và học sinh thì cách dạy
học đọc- hiểu thơ trữ tình chữ Hán trung đại Việt Nam ở lớp 10 chưa thật có sự
khác biệt kể cả cách thức hướng dẫn của giáo viên và kể cả cách tiếp nhận của
học sinh. Chính điều này phần nào khiến cho văn học trung đại Việt Nam nói

chung và thơ trữ tình chữ Hán nói riêng chưa thật sự tìm được chỗ đứng trong
lòng học sinh.
3. Các giải pháp đã sử dụng để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu thơ chữ Hán
trung đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 10
3.1.Bám sát đặc trưng thi pháp .
Giáo viên cần bám sát những đặc trưng này trong quá trình hướng dẫn học
sinh đọc- hiểu ,đồng thời cũng cấp những kiến thức này đến học sinh để học
sinh chủ động trong quá trình khai thác khám phá tác phẩm.
Thi pháp có nhiều cách hiểu trong đó có cách hiểu phổ biến đó là các
nguyên tắc, biện pháp chung để làm nên giá trị đặc sắc của một tác phẩm, tác
giả, trào lưu...Do vậy khi đọc hiểu thơ trữ tình trung đại nói chung và thơ trữ
4


tình chữ Hán trung đại lớp 10 nói riêng không thể không bám sát vào đặc trưng
thi pháp của văn học trung đại.Thi pháp văn học trung đại được khái quát như
sau:
Về quan niệm “ coi trọng mục đích giáo huấn thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải
(1)
đạo”
Về thể loại: “với thành phần chữ Hán chủ yếu là các thể loại tiếp thu từ
Trung Quốc như Hịch, cáo chiếu, biểu, truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi,
thơ cổ phong, thơ Đường luật: với thành phần chữ Nôm có Lục bát, Song thất
lục bát, Đường luật, Diễn ca, truyện Nôm, Ngâm khúc, Vãn, Hát nói. (2)
Về kết cấu : Một bài thơ trữ tình Hán - Nôm thường có “tuân theo kết
cấu rất chặt chẽ”( 3) .Một bài Đường luật có tám câu, hay bốn câu, thất ngôn
hay ngũ ngôn đều là một chỉnh thể có cấu trúc riêng, kết cấu theo hai chiều
ngang dọc kết với nhau thành một chỉnh thể hài hoà cân đối. Kết cấu theo chiều
dọc bằng bố cục, niêm, đối, vần; kết cấu theo chiều ngang bằng thanh luật bằng
trắc.

Về tư duy nghệ thuật : “Tư duy theo kiểu mẫu nghệ thuật đã có sẵn đã
thành công thức” (4).Chẳng hạn nói đến vẻ đẹp của người phụ nữ thì phải đẹp
nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp chim sa cá lặn. nói đến tài phải cầm, kì,
thi, họa . Nói đến mùa xuân phải có hoa mai, hoa đào đi liền với cỏ non, chim
én; mùa hè phải đi liền với hoa lựu, hoa sen, tiếng chim quyên kêu khắc khoải..
Mùa thu phải có hoa cúc, lá ngô đồng rụng; mùa đông phải có cây tùng, chim
hạc. Trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn trung đại hình như không thể vắng
bóng thiên nhiên. Thiên nhiên làm nên diện mạo, linh hồn của tác phẩm. Thiên
nhiên vừa là vẻ đẹp của thiên nhiên vừa là đối tượng để nhà thơ gửi gắm cảm
xúc tâm trạng. đặc biệt thiên nhiên trở thành chuẩn mực cho vẻ đẹp của con
người đây là điểm khác biệt với thơ hiện đại.
Thủ pháp nghệ thuật, sử dụng thi liệu: “Văn học trung đại, dẫn nhiều
điển tích điển cố, thủ pháp ước lệ tượng trưng”( 5) được nhà văn sử dụng triệt
để, nghiêm túc và phổ biến. .Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch
sử xã hội phong kiến và cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học.
3.2. Chú giải, cắt nghĩa, phân tích, bình giá thơ .
3.2.1.Chú giải .
Chú giải chính là biện pháp rút gần khoảng cách thẩm mỹ giữa học sinh
với thơ văn cổ để tiếp nhận văn bản có hiệu quả.
Thơ trữ tình trung đại thuộc loại hình song ngữ, trong quá trình sáng tác
các tác giả sử dụng chữ Hán, chữ Nôm, các từ Việt cổ mà ngày nay ít còn sử
dụng.
___________________________________________________________________________
(1)(2)(3)(4)(5) Khái quát văn học Việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX - Ngữ Văn 10 tập 1Nxbgd-2017-trang 104.

5


Vì vậy, một biện pháp hữu hiệu để giải mã văn bản đó là chú giải các từ
ngữ đó. Trong quá trình chú giải cần phải làm rõ nguồn chú giải ở đâu. Nguồn

chú giải có thể trong sách giáo khoa hoặc từ các tài liệu uy tín khác. Từ việc chú
giải giáo viên vận dụng vào quá trình tiến hành đọc – hiếu. . Đây là biện pháp
quan trọng dùng trong đọc hiểu thơ trữ tình trung đại nói chung và thơ trữ tình
chữ Hán trung đại Việt Nam lớp 10 nói riêng.
Sở dĩ chúng ta cần phải chú giải kĩ lương bởi vì ngôn ngữ thơ cổ là ngôn
ngữ rất uyên bác, hàm súc. Hình thức chữ Hán, chữ Nôm vốn đã khó hiểu đối
với học sinh lại thêm các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng cùng nhiều
điển tích, điển cố khiến cho bài học càng trở lên xa lạ, khó tiếp nhận.
Trong chú giải, thì việc làm đầu tiên là chú giải từ. Bởi ngôn ngữ người
xưa chủ yếu là chữ Hán, chữ Nôm với những từ ngữ cổ, thuật ngữ cổ rất xa lạ
với con người hiện đại ngày nay.
Chú giải từ ngữ là làm cho từ ngữ đó được hiểu một cách rõ ràng, nói
cách khác là làm cho học sinh hiểu từ và thông nghĩa, hiểu câu thơ trước rồi sau
đó mới có cơ sở để cảm thụ văn chương. Thơ trữ tình chữ Hán trung đại Việt
Nam khi phiên âm sẽ là các từ Hán Việt trong đó có cả các từ Hán- Việt cổ mà
ngày nay không dùng nữa. Đây chính là hàng rào ngăn cách giữa học sinh ngày
nay với thơ trữ tình chữ Hán trung đại. Chưa làm cho học sinh vỡ nghĩa những
từ ngữ ấy thì các em sẽ không thể nào hiểu câu thơ chứ chưa nói đến việc cảm
thụ văn chương.
Công việc thứ hai phải làm khi chú giải là chú giải điển cố, điến tích.
Điển cố là lấy xưa để nói nay, nhắc lại việc xưa bằng một vài chữ mà gợi lên
sâu sắc các tầng ý nghĩa, khiến lời văn thêm sinh động. Việc dùng điển cố khiến
cho câu thơ thêm hàm súc, chuyển tải được thông tin lớn.
Với học sinh điển cố trong văn học khiến các em khó hiểu hoặc không
hiểu hết dụng ý nghệ thuật của tác giả hoặc phần lớn các em chỉ hiểu hời hợt
bên ngoài mà không thấy được cái hay, chất văn chương, “ý tại ngôn ngoại, “cái
gợi” mà điển cố đưa lại. Chú giải điển cố là giúp học sinh tái hiện nội dung văn
bản, ý nghĩa của nó đối với người xưa, từ đó giúp các em tự vận động để hiểu
thơ trữ tình trung đại.
Khi chú giải điển cố bước đầu tiên là chú giải nghĩa đen của điển cố nghĩa

là làm cho học sinh hiểu biết rõ nguồn gốc của điển cố. Việc làm này học sinh
có thể tham khảo trong phần chú thích của sách giáo khoa hoặc chuẩn bị trước ở
nhà. Sau khi chú giải nghĩa đen giáo viên cần phân tích giá trị thẩm mỹ của
điển cố bằng việc đặt vào trong câu thơ, trong văn bản để cắt nghĩa ý của câu
thơ từ đó tìm ra ẩn ý mà nhà thơ gửi gắm.
Ví dụ khi dạy bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão cần giúp học sinh làm
rõ điển cố trong câu “ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu ” .Vũ Hầu tức Gia
Cát Lượng người thời Tam Quốc có nhiều công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà
Hán” (1).
________________________________________________________________
(1) Tỏ Lòng- Phạm Ngũ Lão- Ngữ Văn 10 tập 1- Nxbgd-2017-trang 115.

6


Mượn điển cố để bộc lộ vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão. Đó là cách
nói khiêm nhường bộc lộ khát vọng hoài bão mãnh liệt của Phạm Ngũ Lão, thể
hiện trách nhiệm với đất nước với nhân dân.
Như vậy chú giải là biện pháp quan trọng trong quá trình dạy văn học
trung đại nói chung và thơ trữ tình chữ Hán trung đại lớp 10 nói riêng. Biện
pháp này bước đầu giúp học sinh khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm
văn chương, góp phần kích thích sự hứng thú và khả năng chủ động, tích cực
suy nghĩ, tìm hiểu bài thơ. Chú giải góp phần làm cho hàm ý nghệ thuật trở nên
dễ hiểu, cụ thể hơn.
3.2.2.Cắt nghĩa
Thơ trữ tình trung đại là loại hình văn học có khoảng cách lớn với học
sinh về cả không gian và thời gian, tư duy nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ. Do
vậy bên cạnh việc chú giải từ ngữ, điển cố thì công việc tiếp theo để giải mã văn
bản đó là cắt nghĩa. Nếu đọc văn mà không hiểu nghĩa của từ, ngữ, câu và mối
quan hệ của chúng trong văn bản thì các em không thể nào tiếp nhận được ý đồ

nghệ thuật của tác giả. Quá trình cắt nghĩa là làm cho ý nghĩa của từ, ngữ, câu, ý
nghĩa của hình ảnh nổi bật trong văn bản, làm sáng tỏ hình tượng. Cắt nghĩa là
một cách tìm ra câu trả lời của tác giả đến với bạn đọc thông qua văn bản . Cắt
nghĩa là tìm ra ý nghĩa của văn bản, thông qua cắt nghĩa các yếu tố, các hình
ảnh, từ ngữ, câu, các bộ phận trong chỉnh thể của mạch văn bản, làm cho chúng
bộc lộ ý nghĩa riêng của từng thành phần .
Cắt nghĩa từ ngữ trong thơ chữ Hán trung đại: Từ ngữ trong thơ trữ tình
chữ hán trung đại lớp 10 khi phiên âm là các từ Hán Việt có tính đa nghĩa, đa
tầng. Vì vậy khi đọc hiểu văn bản phải thông qua cắt nghĩa từ ngữ mới có thể
hiểu nghĩa của câu thơ.
Ví dụ: Từ “ Độc” trong nhan đề bài thơ Độc Tiểu Thanh kí nghĩa là đọc. Nhưng
từ “ Độc” trong câu thơ “ Độc điếu song tiền nhất chỉ thư” lại là sự cô đơn cô
độc, một mình(1) Hay nhan đề “ Độc Tiểu Thanh kí” có hai cách hiểu đó là đọc
tập thơ còn sót lại của nàng Tiểu Thanh hoặc đó là đọc truyện viết về nàng Tiểu
Thanh.(2)
Cắt nghĩa hình ảnh trong thơ trữ tình trung đại. Hình ảnh trong thơ trữ tình
trung đại thường cô đọng, súc tích, gợi nhiều liên tưởng ở người đọc. Thêm vào
đó các nhà thơ thường sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tu từ, nhiều hình ảnh
ước lệ, tượng trưng mang tính công thức
____________________________________________________________________________________

(1) - Để học tốt ngữ văn 10- Lê A- Bùi Minh Toán- Hà Bình Trị -NXBGD-2007- trang 190.
(2)-Độc Tiểu Thanh kí- SGK- Ngữ Văn 10- tập 1- NXBGD-2017- Trang 131.

Đây là điều gây trở ngại cho việc tiếp nhận văn bản cho học sinh ngày nay. Vì
vậy mục đích cắt nghĩa hình ảnh là làm bật sáng hình ảnh, làm rõ dụng ý nghệ
7


thuật của tác giả bài thơ. Mỗi hình ảnh được sử dụng là sự sáng tạo của người

nghệ sĩ thông qua đó họ gửi gắm một thông điệp nhất định. Nếu không cắt nghĩa
hình ảnh thì khó có thể hiểu thông được dụng ý nghệ thuật đó, hoặc nếu có hiểu
thì cũng rất hời hợt.
Cắt nghĩa câu trong thơ trữ tình trung đại. Lời thơ trong thơ trữ tình trung
đại phải đẹp đẽ, trau chuốt, giàu hình ảnh, lời thơ phải đa nghĩa có như vậy mới
hấp dẫn. Do vậy người làm thơ chịu sự quy định chặt chẽ về niêm luật (số tiếng,
số câu, nhịp điệu, hài thanh). Thơ trữ tình trung đại lớp 10 chủ yếu là thể tài tự
tình, do vậy không được phép dài dòng, kể lể, miêu tả quá cụ thể, chi tiết.
Do vậy, sau việc cắt nghĩa từ ngữ, hình ảnh thì công việc tiếp theo là cắt
nghĩa câu. Đây là thao tác cơ bản để học sinh hiểu ý cơ bản của câu thơ, điều
mà nhà thơ định nói.
3.2.3. Phân tích văn bản
“Phân tích là hoạt động chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố , các bộ
phận để xem xét”(1). Đối với môn ngữ văn, thì phân tích chính là cách để giáo
viên và học sinh tiêp cận văn bản ở góc độ sâu nhất. Tuy nhiên với thơ trữ tình
chữ Hán trung đại lớp 10 thì đây được coi là con đường chính để chiếm lĩnh tác
phẩm. Phân tích thơ trữ tình chữ Hán trung đại Việt Nam lớp 10 cần tập trung
vào các thao tác sau:
Phân tích từ ngữ. Khi phân tích từ ngữ trong thơ trữ tình trung đại cũng cần
chú ý tới sự sáng tạo trong việc lựa chọn từ ngữ của các tác giả.
Phân tích các lớp nghĩa trong văn bản trữ tình trung đại Từ hiện thực
khách quan nhà văn bằng nhận thức chủ quan và tư duy nghệ thuật của mình
sáng tạo nên hình tượng văn học. Khi tiếp nhận tác phẩm văn chương, người
đọc lại đi theo hành trình ngược lai, nghĩa là thông qua hình tượng nghệ thuật để
khám phá hiện thực khách quan.
3.2.4.Bình giá .
Nhà phê bình Hoài Thanh từng viết “Bình thơ là từ chỗ mình cảm thấy
hay, làm thế nào cho người khác cũng cảm thấy hay” (2) “ Bình là một phương
pháp có tính đặc thù trong cảm thụ và truyền thụ văn thơ” (3). Nội dung bình giá
cần tập trung vào một số vấn đề sau:

_______________________________________________________________
(1) Học tốt Ngữ văn 11- Trần Văn Sáu- Trần Tước Nguyên-NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh2014-Trang 22.
(2) Phương Pháp dạy học văn- Phan Trọng Luận- NXB ĐHQG-1999 - Trang 177.
(3) Phương Pháp dạy học văn- Phan Trọng Luận- NXB ĐHQG- 1999-Trang 176.

Thứ nhất là cần bình giá cái đẹp trong ngôn từ và trong tư duy nghệ
thuật của thơ trữ tình chữ Hán trung đại.Cái hay, cái đẹp của văn chương cần
bình là ở cái bề sâu, cái bề xa của ngôn từ, của tất cả các yếu tố, bộ phận làm
8


nên một tác phẩm văn chương. Ngôn từ trong tác phẩm văn chương không phải
là ngôn từ trong lời nói tự nhiên, ngôn từ trong thơ trữ tình trung đại, thơ chữ
Hán lại càng không phải lời nói thông thường hàng ngày, nó gần với những mỹ
từ và nặng tính chất sách vở hơn. Bình cái đẹp trong ngôn từ của thơ chữ Hán
phụ thuộc vào từng bài, từng từ, chữ cụ thể. Nhưng nhìn chung phải bám sát vào
những đặc trưng thi pháp về ngôn từ của văn học trung đại nói chung, thơ trữ
tình trung đại nói riêng.
Về ngôn từ, người đọc có trình độ mới hiểu được ngôn ngữ nghệ thuật
như một kiểu lời nói xa xôi, ý vị, mới mẻ để điều cần nói tự bật và sáng long
lanh hơn.
Thứ hai là tập trung bình giá cái mới, cái độc đáo, cái riêng của mỗi tác
phẩm và mỗi tác giả.
Trọng tâm của hoạt động bình giá là phải tìm cho ra cái mới trong nội
dung tư tưởng và những tri thức nghệ thuật có khả năng thức tỉnh cái đẹp, cái
cao thượng của con người.
Thứ ba là bình giá về những cách tân nghệ thuật là những đóng góp vào
nền văn học dân tộc của mỗi tác giả qua từng tác phẩm.
Thơ trữ tình chữ Hán trung đại Việt Nam, có những ảnh hưởng sâu sắc
bởi văn học và văn hoá Trung Hoa. Song do ý thức dân tộc và do cá tính sáng

tạo của mỗi bản thân người nghệ sĩ nên trong mỗi bước đường hình thành và
phát triển thơ trữ tình trung đại Việt Nam, đều có những cách tân nghệ thuật
đáng kể. Những cách tân ấy góp phần khẳng định tên tuổi và vị trí của mỗi nhà
thơ nhà văn vào nền văn học dân tộc. Khi bình giá về tác phẩm không thể không
nhắc đến và đưa ra những lời thẩm bình xác đáng về những cách tân và sự đóng
góp này. Để có những lời bình chính xác phải có những nghiên cứu nghiêm túc
và phải hiểu biết về văn học sử.
Tóm lại bình giá văn học là hoạt động đầy trách nhiệm với văn học và có
bản lĩnh nghệ thuật của người tiếp nhận. Bình giá văn học đòi hỏi phải có tri
thức sâu sắc, có hiểu biết phong phú về văn hóa nghệ thuật và phải có tấm lòng
chính trực. Cần tránh sự bình giá phiến diện chủ quan, chỉ lấy sự hiểu biết rất có
giới hạn của mình làm thước đo duy nhất. Bình giá tác phẩm văn chương phải
coi trọng tư tưởng những cái hay của bình giá không phải chỉ thấy tư tưởng trần
trụi mà còn thấy sự phản ánh sinh động tư tưởng ấy theo đặc trưng nghệ thuật.
3.3.Xây dựng hệ thống câu hỏi sáng tạo
Để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ đọc văn thì thì
cần xây dựng hệ thống câu hỏi thích hợp phù hợp với trình độ học sinh. Với các
mức độ khác nhau : Câu hỏi nhân biết; câu hỏi vận dụng thấp, vận dụng cao. Và
tập trung chủ yếu vào một số dạng : Câu hỏi nêu vấn đề,Câu hỏi bình luận,Câu
hỏi khái quát
Câu hỏi so sánh liên hệ v.v..

9


Văn học trung đại nói chung và thơ trữ tình chữ Hán trung đại lớp 10
nói riêng là một giai đoạn văn học quan trọng trong tiến trình lịch sử văn học
dân tộc. các tác phẩm được tuyển chọn trong chương trình Ngữ văn 10 là những
tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho cả một thời kì văn học. Vấn đề đặt ra là dạy học
như thế nào để người học phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Đặc biệt là để

học sinh không quay lưng lại với văn học nói chung và văn học trung đại nói
riêng là một bài toán khá nan giải của những giáo viên trực tiêp giảng dạy.
Do vậy để có thể tiếp nhận chính xác nội dung, tư tưởng của tác phẩm thì
nhất thiết phải có những biện pháp dạy học phù hợp. Do vậy việc đưa ra những
biện pháp hướng dẫn đọc hiểu thơ trữ tình chữ Hán trung đại lớp 10 cũng là một
cách góp phần vào công việc đổi mới chung của những người giảng dạy môn
Ngữ văn ở nhà trường THPT. Với mục đích nâng cao chất lượng dạy học, kích
thích hứng thú, khả năng độc lập, tự chủ và lòng ham học của học. Trong quá
trình giảng dạy người giáo viên cần lựa chọn, kết hợp hài hòa các biện pháp trên
để đạt hiệu quả cao nhất.
GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
Vận dụng các phương pháp đọc hiểu thơ trữ tình chữ Hán trung đại đã đề
xuất ở mục 2 vào thực tế thiết kế bài học và thực tế dạy học văn bản ở các lớp :
10a3,10a4,10a7.
ĐỘC TIỂU THANH KÍ
( Nguyễn Du)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được :
- Về tác giả: Vị trí của Nguyễn Du, cảm hứng chủ đạo trong sáng tác và những
tác phẩm tiêu biểu ngoài truyện Kiều.
- Về tác phẩm: Làm rõ số phận người phụ nữ tài sắc Tiểu Thanh, qua đó
thấy được nội dung nhân văn cao cả. Đồng thời thấy được thành công nghệ
thuật của bài thơ về từ ngữ, kết cấu.v.v..
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tìm hiểu một bài thơ Đường luật chữ Hán trung đại
- Kĩ năng phát hiện, trả lời, bình giảng, bình luận….
3. Thái độ:
- Trân trọng tình cảm Nguyễn Du
- Cảm thương, xót xa cho số phận của nàng Tiểu Thanh và người phụ nữ hồng

nhan bạc mệnh nói chung.
- Trân trọng những tác phẩm văn chương có giá trị.

10


B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 10,sách giáo viên, Tài liệu tham khảo,
Thiết kế bài giảng….
Học sinh: Sách giáo khoa , vở soạn, tài liệu tham khảo…
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Giáo viên kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, nêu vấn đề,
- Thảo luận, trao đổi,
- Tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút) Em hãy nêu những hiểu biết của em về vị trí
và sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Du ?
3. Bài mới: ( 1 phút) Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du ngoài truyện
Kiều sáng tác bằng chữ Nôm như các em đã biết ở chương trình THCS thì còn
có nhiều sáng tác tiêu biểu khác như văn chiêu hồn, đặc biệt là 3 tập thơ chữ
Hán đó là Bắc hành tập lục, Nam trung tạp ngâm và Thanh Hiên thi tập với tổng
cộng 294 bài. Dù viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm thì những tác phẩm của
Nguyễn Du vẫn nhất quán một cảm hứng chủ đạo là hướng tới những con người
bị chà đạp hắt hủi, như những kiếp tài hoa, hồng nhan, những anh hùng nhưng
mệnh bạc… Độc Tiểu Thanh kí là một bài thơ tiêu biểu cho cảm hứng đó.
Hoạt động của GV & HS
Hoạt động 1: Học sinh nắm
được những nét tiêu biểu về tác
giả tác phẩm.

Thời gian : 08 phút .
Phương pháp :Thuyết trình ,
vấn đáp…
GV: Sau khi học xong chương
trình ngữ văn lớp 9 em hãy
nhắc lại đặc điểm nổi bật về
cuộc đời, sự nghiệp,vị trí và
cảm hứng chủ đạo trong các
sáng tác của Nguyễn Du?
HS: Trả lời.

YÊU CẦU cần đạt
Tiến trình tiết thứ nhất
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả : ( 1765 – 1820)
- Cuộc đời : Trải qua nhiều giai đoạn thăng
trầm.
- Sự nghiệp : di sản văn học phong phú, đồ
sộ .
- Cảm hứng chủ đạo : Thương xót cho thân
phận con người như Thúy Kiều, Đạm Tiên,
Từ Hải, Tiểu Thanh….
- Vị trí : Đại thi hào dân tộc,danh nhân văn
hóa thế giới ( 1965 )

11


GV: Em có hiểu biết gì về Tiểu 2. Tác phẩm:
Thanh?

- Nàng Tiểu Thanh: sống vào đời Minh,tài
HS: Trả lời.
sắc nhưng bạc mệnh.
- Cảm hứng sáng tác:
GV: Điều gì khiến Nguyễn Du +. Thương xót cho cuộc đời và tài năng của
sáng tác bài thơ về nàng Tiểu Tiểu Thanh.
Thanh?
+. Giữa hai người có những điểm tương
HS: Trả lời.
đồng. Cô đơn, tài hoa, bạc mệnh.
GV: Hoàn cảnh sáng tác và - Hoàn cảnh sáng tác: chưa xác định thời
xuất xứ, bài thơ?
gian cụ thể ( Trước hoặc sau khi đi sứ Trung
HS: Trả lời.
Quốc)
- Xuất xứ: thơ chữ Hán Nguyễn Du
GV: Nêu những cách hiểu về - Tên bài thơ:
tên của bài thơ?
+.Đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh
HS: Trả lời.
+. Đọc Truyện ( kí) về nàng Tiểu Thanh.
- Bản dịch: Nhiều dịch giả: Vũ Tam Tập,
GV: Theo em vì sao lại có Quách Tấn, Vũ Hoàng Chương….
nhiều bản dịch và sách giáo +.Tác phẩm đặc sắc.
khoa lại trích nhiều bản dịch +.Các bản dịch còn có những chỗ dịch chưa
như vậy?
sát.
HS: Trả lời.
+.Cần có đối chiếu với phiên âm và các bản
Hoạt động 2:

dịch để tìm hiểu được sâu sắc.
Thời gian : 30 phút .Học sinh
tìm hiểu hai câu thơ đầu.
II. Đọc – hiểu văn bản.
Phương pháp :Thuyết trình ,
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
vấn đáp…
a- Đọc bài thơ ( cả ba phần: Phiên âm, dịch
GV: Hướng dẫn đọc.
nghĩa và dịch thơ)
HS: Học sinh đọc bài và nhận b– Tìm hiểu Chú thích và các từ khó:
xét .
- Độc: Đọc
GV: cho học sinh tìm hiểu chú - Độc: Cô đơn
thích và giải nghĩa các từ khó. - Tẫn: Tận cùng, xóa hết…
HS: Trả lời.
- Điếu: Thương xót
GV: Đọc song song hai bản - Cổ kim: Quá khứ và hiện tại…
phiên âm và dịch nghĩa. vừa
đọc vừa lí giải.
2. Bố cục.
GV: Có thể phân chia bố cục - Có thể phân chia như sau:
bài thơ như thế nào?
+. Đề , thực, luận, kết.
HS: Trả lời.
+. Sáu câu đầu, hai câu cuối.

12



GV: Phát phiếu cho học sinh.

3. Phân tích.
a, Hai câu đề : Tâm trạng xót xa,u hoài
tiếc nuối.
“ Sông chìm giáo gãy
Gò đầy xương khô
Buồn vì cảnh thảm
Đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu” (1)
( Trương Hán Siêu- Phú sông Bạch Đằng)
“Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường” (2)
( Bà Huyện Thanh Quan- Thăng Long
Thành hoài cổ)
“Nhớ nước đau long con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” (3)
( Bà Huyện Thanh Quan- Qua Đèo Ngang)
“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.”

_______________________________________________________________
(1). Trương Hán Siêu- Phú sông Bạch Đằng- SGK- Ngữ Văn 10 Tập 2-NXBGD-2017- trang
4,5.
(2) Bà Huyện Thanh Quan- Thăng Long Thành hoài cổ.www.thivien.net.vn

(3) Bà Huyện Thanh Quan- Qua Đèo Ngang- SGK- Ngữ Văn 7 Tập 1-NXBGD- 2003-trang
102.

13


GV: Tâm trạng chung của - Tâm trạng ,cảm hứng chung: “Cảm
những đoạn trích này là gì?
hứng tang thương- tang điền -dâu bể- bãi
HS: Trả lời.
biển nương dâu- sự đổi thay trong cuộc
đời” (1). Tâm trạng bùi ngùi, xót xa , tiếc
nuối, nhớ thương, lưu luyến về một thời
vàng son đã mất, do quan niệm về thời gian
tuần hoàn. Cái đẹp là cái trong quá khứ. Đây
là quan niệm phổ biến trong thơ cổ.
Câu 1: “Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khưTây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang”

GV: Nêu biện pháp tu từ và
những hàm ý được tác giả gửi - Nghệ thuật:
gắm vào câu thơ đầu?
+. Đối lập: xưa ( cảnh đẹp ) >< nay ( gò
hoang)
+. Hoán dụ. Tây Hồ - nàng Tiểu Thanh.
+. Ẩn dụ: Không phải tả thực mà là mượn
hình ảnh để nói lên suy tư của tác giả.Tây
Hồ- cái đẹp- thanh xuân- hạnh phúc.
- Hàm ý :
+.Sự đổi thay nhanh chóng của cuộc đời.
+. Tâm sự nuối tiếc quá khứ.

+. “Tiếc thương cho một người con gái tài
sắc đã từng sống nơi đây- Tây Hồ, vậy mà
giờ đây tuyệt nhiên chẳng để lại một dấu vết
gì” (2).Không còn dấu vết cái đẹp nào. Tất cả
giờ đây hoang tàn đổ nát
- Nguyên nhân của quan niệm: Quan niệm
xuất phát từ chính cuộc đời tác giả, gia đình
GV: So sánh phiên âm với tác giả, triều đại mà tác giả sống. Quan niệm
phần dịch nghĩa dịch thơ và rút của thời đại.
ra nhận xét ở 3 bản dịch?
- Nhận xét: Bản dich thơ, chữ “tẫn” chưa
HS: Trả lời.
sát nghĩa.
_______________________________________________________________
(1) Kĩ năng đọc hiểu văn bản ngữ văn 10- Nguyễn Kim Phong chủ biên- NXBGD- 2007Trang 137.
(2) Để học tốt ngữ văn 10 tập 1- Lê A- Bùi Minh Toán- Hà Bình Trị NXBGD- 2007-Trang
169.

14


GV: Nguyễn Du viếng Câu 2: “ Độc điếu song tiền nhất chỉ thư- Thổn
nàng Tiểu Thanh trong thức bên song mảnh giấy tàn”
hoàn cảnh nào?
HS: Trả lời.
- Hoàn cảnh:
+. Đọc một tập sách về nàng Tiểu Thanh trước
khung cửa sổ.Khóc tập sách, khóc số mệnh, khóc
tâm hồn , nhân cách của Tiểu Thanh bị chà đạp.
+. Một mình- “ Độc điếu” duy chỉ có Nguyễn Du

thương xót.sự cô đơn của tác giả giữa cuộc đời.
Thiếu người tri âm tri kỉ vậy nên đó là một xã hội
vô cảm.
+. Âm dương cách biệt.
+.Thời gian cách biệt: Thời gian cách Nguyễn Du
hơn 200 năm.
+. Không gian cách biệt:Khác về dân tộc quốc gia
…..
+. Sự đổi thay : Cuộc đời đổi thay , con người đổi
thay….
GV: Qua hoàn cảnh đó
chứng tỏ ở Nguyễn Du điều - Vẻ đẹp của Nguyễn Du.
gì?( Nhận xét gì về con +. Nhạy cảm: Ở đây nhà thơ không phải đến
người Nguyễn Du chú ý Trung Quốc viếng mộ Tiểu Thanh rồi thương
chữ “độc” – một, chữ xót,mà ở đây Nguyễn Du đã đọc sách mà đồng
“điếu”- thương xót,”nhất ”– cảm thương xót cho Tiểu Thanh.
một)
+. Đa cảm : Tình cảm Nguyễn Du dành cho
HS: Trả lời.
người phụ nữ cho thân phận con người là vượt
không gian vượt thời gian, cõi âm cõi trần,vượt
rào cản quốc gia dân tộc.
+. Nhân cách lớn: Nỗi niềm hoài cổ giàu tính
nhân bản: nuối tiếc , xót xa trước cái đẹp bị quên
lãng.
GV: Điều gì khiến Nguyễn - Lí do: sự gặp gỡ, đồng cảm của hai tâm hồn cô
Du có tình cảm đặc biệt đơn của hai cảnh ngộ tương đồng: một lòng đau
như vậy với Tiểu Thanh?
tìm đến một hồn đau , một trái tim đau nhạy cảm
HS: Trả lời.

dễ bắt nhịp với nỗi đau của đồng loại.
HẾT TIẾT THỨ NHẤT
Hoạt động 3: Củng cố ,dặn - Củng cố dặn dò:
dò.
+.Qua hai câu thơ đầu cho thấy nhân cách cao cả
Thời gian : 2 phút .
của Nguyễn Du.
Phương pháp :Thuyết
+. Tìm những bài thơ câu thơ nói lên tình yêu
trình , vấn đáp…
thương con người của tác giả.

15


Hoạt động 1:
Thời gian : 5 phút
Phương pháp: Vấn đáp.

Tiến trình tiết thứ 2
Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút)
Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút) Đọc thuộc lòng bài
thơ và nêu khái nội dung , nghệ thuật của hai câu
thơ đầu.
- Lời dẫn: ( 1 phút) Tiết học trước chúng ta đã
thấy được phần nào số phận nàng Tiểu Thanh ,
thấy được nhân cách cao cả của Nguyễn Du đối
với những kiếp người tài hoa bạc mệnh. Vậy
quan điểm nhà thơ như thế nào trước sự bất công
đó và ông có nỗi niềm gì về chính bản thân

mình? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời
câu hỏi đó.

Hoạt động 2:
Thời gian : 35 phút .
Phương pháp :Thuyết
trình, vấn đáp…
b, Hai câu thực
Câu 3: “ Chi Phấn hữu thần liên tử hậu -Son
phấn có thần chôn vẫn hận, ”
GV: Nêu biện pháp nghệ - Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ.
thuật và giải nghĩa các từ - Giải nghĩa:
“Son phấn,Có thần ,liên tử +. “Son phấn”- sắc đẹp- tuổi trẻ- tuổi xuân- Tiểu
hậu”?
Thanh- cho những con người có tâm hồn nhân
HS: Trả lời.
cách
GV: Theo em việc sau khi +. “Có thần”: Thần thái, tâm hồn , linh hồn
chết là việc gì?
+. “ liên tử hậu”- phải xót vì những việc sau khi
HS: Trả lời.
chết- Vợ cả ganh gét, đốt sách, hủy hoại tài năng.
GV: Nêu hàm ý của câu thơ - Hàm ý:
HS: Trả lời.
+.Tiểu thanh nếu linh thiêng chắc phải xót xa vì
sự tàn nhẫn của người vợ.
+.Người như Tiểu Thanh chết đi thì mãi mãi
khiến con người đau xót.
+. Những người có trái tim tâm hồn nhân cách sẽ
xót xa cho Tiểu Thanh cho sự tàn nhẫn của người

vợ
+. Khóc cho vẻ đẹp cho những chuẩn mực bị chà
đạp.
GV: Nêu biện pháp nghệ Câu 4: “Văn chương vô mệnh lụy phần dư- Văn
thuật và giải nghĩa các từ: chương không mệnh đốt còn vương.”
“vô mệnh ,lụy phần dư” ?
HS: Trả lời.
- Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ.
- Giải nghĩa
+. “Văn chương vô mệnh”- cái tài, tâm hồn ,
nhân cách không có số mệnh
+. “lụy phần dư”-Tâm hồn nhân cách làm gì có số
16


mệnh vậy tại sao cũng phải chịu những sự trù diệt
GV: Nêu hàm ý của câu của con người.
thơ?
- Hàm ý: Động từ “ chôn, đốt”
HS: Trả lời.
+.Người đã chết rồi mà vẫn không yên
+. Tâm trạng xót xa vì sự trù dập của con người
của chế độ của xã hội.
GV: Tìm những câu thơ +. Tố cáo chế độ phong kiến.
thể hiện sự ganh gét của
người đời?
“Trăm năm trong cõi người ta
HS: Trả lời.
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau….
“Lạ gì bỉ sắc tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” (Trích
Truyện Kiều Nguyễn Du-)

GV: Em hiểu như thế nào
về từ “ hận”?
HS: Trả lời.
GV: Em hiểu như thế nào
về “ cổ kim hận sự”? và
“thiên nan vấn “ ?
HS: Trả lời.
GV: Theo em vì sao mối
“hận” đó lại “ khó hỏi trời ”
vậy ? Câu hỏi trời bộc lộ
cảm xúc tâm trạng gì của
tác giả?
HS: Trả lời.

c, Hai câu luận
câu 5: “ Cổ kim hận sự thiên nan vấn - Nỗi hờn
kim cổ trời khôn hỏi,”
- Giải nghĩa:
+.“Hận”: Đau đớn , căm uất không bằng lòng thể
hiện sự bất lực
+ “ Cổ kim hận sự”- Từ trước đến nay. Mối hận
không phải ở hiện tại mà là có từ trong quá khứ.
Người tài sắc thì bạc mệnh, bị vùi dập.
+.“ Thiên nan vấn”: Khó hỏi trời được.
- Hàm ý:
+.Chứng tỏ mói oan khiên , bất công phi lí chưa
bao giờ được giả đáp.

+.Con người cực hiểm độc gây ra nỗi oan khiên
Trời cũng không hiểu được cái sự phi lí đó.
+. Nó là một quy luật bất biến, không thể thay đổi
, đấng linh thiêng, trời cao cũng không thể nào lại
hiểu được  Sự bế tắc của nhà thơ và thời đại

GV: Vì sao Nguyễn Du tự
coi mình cùng một hội với Câu 6 :“ Phong vận kì oan ngã tự cư- Cái án
Tiểu Thanh?
phong lưu khách tự mang. ”
HS: Trả lời.
- Nghệ thuât: Phép đối của hai câu thơ
- Chuyển từ thương người sang thương mình
Nguyễn Du thấy mình cùng chung số phận với
kiểu người Tài hoa bạc mệnh.Qua cuộc đời ông ta
thấy được những thang trầm đo. “ Tráng niên,
ngã diệc vi tài giả.” Nhưng rồi phải sống trong sự
GV : Nét độc đáo tiến bộ bất hạnh.
17


của Nguyễn Du trong câu - Hàm ý :
thơ này là gì?
+. Ý thức được tài năng phẩm chất cá nhân đề
HS: Trả lời.
cao ý thức cá nhân, khẳng định “ cái tôi” của
mình.Trân trọng yêu quý chính mình. Có thể nói
.
Nguyễn Du thuộc những nhà thơ đầu tiên ở Việt
Nam nghĩ về thân phận những người nghệ sĩ

trong xã hội phong kiến. Ý thức đó như phát súng
hiệu lệnh đầu tiên , mở đường cởi trói, góp phần
vào tiếng nói đấu tranh dành lại sự công bằng.
+. Thấu hiểu nỗi đau. Đồng cảm sâu sắc với Tiểu
Thanh .
+. Tố cáo chế độ hiện tại tác giả đang sống
+. Tiếng thở dài đau xót , lên án xã hội bất công
GV: Căn nguyên của sự bất tàn ác
công là do đâu?
- Căn nguyên sự bất công:
HS: Trả lời.
+. Căn nguyên chính là sự ích kỉ của con người.
dù ở chế độ nào nhưng con người còn ích kỉ nhỏ
nhen thì thì còn có sự oan khiên.
+.“Chữ Tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen.”
(Trích Truyện Kiều Nguyễn DuGV: Ai khóc cho Đạm )
Tiên? Ai khóc cho Kiều? Ai d, Hai câu kết
khóc cho Từ Hải?
HS: Trả lời.
- Tác giả đã khóc cho nhiều người.
- Nghệ thuật: Câu hỏi . Thể hiện sự day dứt băn
GV: Hình thức hai câu thơ khoăn đau xót tủi hờn.
cuối là gì? Tác dụng là gì? - Giải nghĩa:Liệu chế độ sau 300 năm nữa có ai
HS: Trả lời.
khóc cho mình.
- Hàm ý:
+. Những băn khoăn lo lắng liệu chế độ sau 300
GV: Con số 300 năm nói năm nữa , rất rất lâu nữa liệu có đổi thay nào đem
lên hàm ý gì? Thể hiện điều đên sự công bằng, người tài hoa sẽ không bạc

tâm sự gì của Nguyễn Du? mệnh.
+. Con số 300 năm là con số ước lệ thể hiện sự
hoài nghi, tuyệt vọng, sự mất niềm tin vào tương
lai.
+. Thể hiện sự lạc long cô đơn buồn tủi của
Nguyễn Du trước cuộc đời hiện tại vì hiện tại
không có ai thương xót cho mình. Chưa tìm thấy
ai để đồng cảm với mình.Đồng cảm với kiếp
người tài hoa bạc mệnh.
18


+.Khao khát được chia sẻ, tri âm, tri kỉ ở đời.
=> Qua đó ta thấy ý thức cá nhân chính đáng
mang tư tưởng nhân văn sâu sắc.
GV: Nếu được trả lời câu
hỏi của Nguyễn Du, em sẽ - Hiện tại: Xã hội chúng ta đã biết trân trọng đề
nói gì?
cao tài sắc. Tất cả xã hội đã tri âm tri kỉ cùng
HS: Trả lời.
Nguyễn Du. Đã giải tỏa nỗi âu lo của Nguyễn Du
hai trăm năm trước.
Hoạt động 3: Tổng kết ,
“ Hỡi người xưa của ta nay
Luyện tập , rút kinh
Khúc vui xin lại so dây cùng người……”
nghiệm, dặn dò.
( Tố Hữu- Kính gửi cụ Nguyễn Du- SGK Ngữ văn
Thời gian : 3 phút .
12-NXBGD 2006- trang 105)

Phương pháp :Thuyết
III. Tổng kết ( Học sinh đọc ghi nhớ)
trình , vấn đáp…
1. Nghệ thuật
GV: Đánh giá chung về nội 2. Nội dung
dung , nghệ thuật?
IV. Luyện tập
HS: Trả lời
Hãy giải thích vì sao Nguyễn Du đặc biệt quan
- Giáo viên Dặn dò :
tâm tới những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh?
+. Nắm vững nội dung
- Trả lời:
nghệ thuật của tác phẩm.
+. Nguyễn Du là nhà thơ có trái tim rất đỗi nhân
+. Nắm lại cách đọc- hiểu
hậu..
thơ chữ Hán.
+. Những người phụ nữ tài hoa có chung kiếp bạc
+.Phong cách ngôn ngữ
mệnh với Nguyễn Du dễ tạo sự đồng cảm của nhà
sinh hoạt
thơ.v,v…
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
4.1. Kết quả từ quan sát thực tế
Ở lớp 10A3 dạy học theo phương pháp truyền thống ,không khí lớp học
trầm, học sinh khó khăn trong việc phát hiện vấn đề. ở lớp 10 A4, 10a7 dạy học
theo phương pháp đã đề xuất học sinh , tích cực phát biểu , thảo luận sôi nổi ,
phát hiện vấn đề nhanh .
4.2. Kết quả qua kiểm tra đánh giá .( Bài kiểm tra 15 phút)

Lớp
10A3
10A4
10a7

SS

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
S.L %
S.L %
S.L %
S.L %
S.L
43
3 6,97 %
7 16,27 % 28 65,11 % 5 11,62 %
42
6 14,28 % 13 30,95 % 21 50 %
2 4,76 %
41
7 17 %
11 26,82 % 20 48,78 % 3 7,31 %

Kết quả thể nghiệm cho thấy ,với cách dạy đã đề xuất thì điểm khá giỏi
cao hơn, điểm trung bình và yếu thấp hơn so với cách dạy truyền thống.
19



III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận .
Với cách dạy này chúng ta đã đang góp phần thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 8: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.”
Dạy đọc -hiểu không phải là cung cấp cho học sinh về kiến thức tác phẩm
mà dạy cho học sinh cách thức, phương pháp để đi tìm kiến thức đó,dạy cho
học sinh cách khám phá giá trị của văn bản thông qua thế giới nghệ thuật ngôn
từ.
Dạy học môn ngữ văn nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại nói riêng cần
bám sát đặc trưng thể loại, đặc điểm thi pháp. đặc trưng thể loại
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ các chú giải, giải thích cụ thể rõ ràng đúng lúc
đúng chỗ để học sinh có thể dễ dàng tiếp cận giá trị của văn bản.
Giờ đọc văn phải lấy học sinh làm đối tượng trung tâm. Giáo viên đóng vai
trò là người hướng dẫn, tổ chức học sinh chiếm lĩnh tác phẩm.
2-Kiến nghị
Đối với Sở Giáo Dục: Sở cần có những đợt tập huấn chuyên môn để giáo
viên các trường THPT trong Tỉnh có điều kiện giao lưu học hỏi . Những sáng
kiến kinh nghiệm mang tính thiết thực cần được phổ biến rộng rãi.
Đối với nhà trường : Cần bổ sung những tài liệu dạy học mới hiện nay, Cần
tổ chức nhiều hơn nữa những buổi hội thảo chuyên môn cấp trường .
Hoạt động tổ chuyên môn cần đi sâu bàn bạc những vấn đề vướng mắc
trong giảng dạy của giáo viên đặc biệt là những vấn đề khó trong chương trình.
Phù hợp với cách thức đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay.
Dạy học ngữ văn đã khó dạy thơ trung đại lại càng khó khăn.Mặc dù đã cố
gắng, nỗ lực rất nhiều trong quá trình thực hiện, nhưng do điều kiện nghiên cứu,
hiểu biết của bản thân nên sáng kiến kinh nghiệm này không tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Vì thế rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của những
người trực tiếp quản lý chuyên môn, của các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng

dạy để sáng kiến này được hoàn thiện và mang tính khả thi hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2018
TÔI XIN CAM KẾT SKKN NÀY DO
ĐƠN VỊ
MÌNH TỰ LÀM KHÔNG COPY CỦA AI.

20


21


22



×