Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y DR. KIM THANH, QUẬN 9, TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.78 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP NGOẠI KHOA THƯỜNG
GẶP TRÊN CHÓ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y DR. KIM
THANH, QUẬN 9, TP.HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện :

PHẠM PHI YẾN

MSSV :

07112305

Lớp :

DH07TY

Ngành :

Thú y

Niên khóa :

2007 – 2012

Tháng 07/2012




BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


PHẠM PHI YẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP NGOẠI KHOA THƯỜNG
GẶP TRÊN CHÓ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y DR. KIM
THANH, QUẬN 9, TP.HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn

ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh

Tháng 07/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : Phạm Phi Yến
Tên đề tài : “Khảo sát các trường hợp ngoại khoa thường gặp trên chó tại
phòng khám thú y Dr. Kim Thanh, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.”
Đã hoàn thành đề tài theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét,
đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày……………………………

Giáo viên hướng dẫn

ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y cùng các quý thầy cô của khoa đã tận tình dạy bảo,
hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức hữu ích trong thời gian học tập tại trường,
tạo tiền để cho chúng tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Xin vô cùng cảm ơn Thạc sĩ Bùi Ngọc Thúy Linh đã luôn quan tâm, giúp đỡ,
tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi thực
hiện và hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn Thạc sĩ Phạm Ngọc Kim Thanh và các Bác sỹ thú y tại phòng
khám Dr. Kim Thanh đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ trong thời gian
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm tạ công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với tôi cho đến ngày
hôm nay.
Cuối cùng, xin cảm ơn tập thể lớp TY33 đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Vì thời gian làm đề tài có hạn nên không thể tránh khỏi sai sót, mong nhận
được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài tốt nghiệp được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Phạm Phi Yến

iii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài : “Khảo sát các trường hợp ngoại khoa thường gặp tại phòng
khám thú y Dr. Kim Thanh, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh” được thực hiện từ ngày
1/1/2012 đến ngày 31/5/2012.
Chúng tôi ghi nhận được có 199 ca ngoại khoa trong tổng số 1055 ca khảo
sát, trong đó có 134 ca sản khoa (tỉ lệ 67,34%) và 65 ca ngoại khoa khác bao gồm
nhét mắt - móc mắt 15 ca (chiếm 23,08%), cắt đuôi 29 ca (44,62%), và các ca tiểu
phẫu là 21 ca (32,31%).
Trong 134 ca sản khoa có : viêm tử cung là 32 ca (23,88%), mổ đẻ 22 ca
(20,15%), thiến cái 28 ca (20,9%), thiến đực 47 ca (35,07%). Kết quả khảo sát của
bệnh viêm tử cung thì giống chó ngoại chiếm tỉ lệ 18,55% và nhóm giống nội là
12%, và lứa tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là > 5 tuổi.
Đối với các ca đẻ khó, tỉ lệ đẻ khó của chó giống ngoại là 17,74% cao hơn
chó giống nội 6,67%, và lứa tuổi thường gặp nhất ở những ca đẻ khó là từ 2 - 5 năm
tuổi.
Chúng tôi nhận thấy chó được yêu cầu triệt sản xảy ra trên tất cả các giống
chó. Ở chó cái, thì giống chó ngoại chiếm tỉ lệ cao hơn do sở thích nuôi chó ngoại
của người dân thành phố. Triệt sản cũng xảy ra ở mọi nhóm tuổi, đối với chó cái thì
có khuynh hướng tăng theo độ tuổi, còn chó đực thì có xu hướng giảm theo tuổi.
Ngoài ra, đối với các vấn đề bệnh ở mắt cần can thiệp phẫu thuật, chúng tôi
cũng ghi nhận thường gặp ở nhóm chó Nhật, Bắc Kinh, những giống chó có cấu tạo
mắt lồi, và thường ở chó > 5 tuổi. Chó thường được yêu cầu cắt đuôi từ lúc còn nhỏ.
Hiệu quả can thiệp đối với những ca sản khoa là 95,52%, do viêm tử cung có
ba ca không thành công và đẻ khó cũng có ba ca không thành công, so với 134 ca
sản khoa. Đối với 65 ca ngoại khoa còn lại thì tỉ lệ thành công là 98,46%, do có một
ca cắt đuôi không thành công.

iv



MỤC LỤC
TRANG TỰA .............................................................................................................. i 
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... ii 
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ iii 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... iv 
MỤC LỤC .................................................................................................................. v 
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... x 
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xi 
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2 
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................ 2 
1.2.2 Yêu cầu .............................................................................................................. 2 
Chương 2 TỔNG QUAN............................................................................................ 3 
2.1 Đặc điểm sinh lý của chó...................................................................................... 3 
2.2 Một số đặc điểm sinh lý chó cái ........................................................................... 4 
2.2.1 Chỉ tiêu sinh sản ................................................................................................ 4 
2.2.2 Các giai đoạn sinh sản ...................................................................................... 4 
2.2.3 Cấu tạo cơ thể học cơ quan sinh dục của chó cái .............................................. 5 
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sản khoa trên chó cái : ................................... 6 
2.3 Cấu tạo hệ sinh dục chó đực ................................................................................. 7 
2.3.1 Bìu dái................................................................................................................ 7 
2.3.2 Dịch hoàn........................................................................................................... 8 

v


2.3.3 Phó dịch hoàn ................................................................................................... 8 

2.3.4 Ống dẫn tinh ...................................................................................................... 8 
2.3.5 Các tuyến sinh dục phụ...................................................................................... 8 
2.3.6 Tuyến tiền liệt .................................................................................................... 9 
2.3.7 Tuyến hành dương vật ....................................................................................... 9 
2.3.8 Dương vật .......................................................................................................... 9 
2.3.9 Xương dương vật và ống dẫn tiểu ..................................................................... 9 
2.4 Cấu tạo cơ thể học của mắt ................................................................................. 10 
2.4.1 Bộ phận bảo vệ ................................................................................................ 10 
2.4.2 Các lớp màng bọc nhãn cầu ............................................................................. 10 
2.4.3 Các môi trường trong suốt của nhãn cầu ......................................................... 10 
2.5 Nguyên tắc vô trùng trong phẫu thuật ................................................................ 11 
2.5.1 Vô trùng ........................................................................................................... 12 
2.5.2 Sát trùng........................................................................................................... 12 
2.5.3 Biện pháp khử trùng vật liệu dụng cụ ............................................................. 12 
2.5.3.1 Khử trùng bằng nhiệt độ ............................................................................... 12 
2.5.3.2 Khử trùng bằng hóa chất .............................................................................. 12 
2.5.4 Vi trùng học phẫu thuật ................................................................................... 13 
2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo vết thương ........................................ 13 
2.6.1 Do vô trùng và sát trùng .................................................................................. 13 
2.6.2 Do kỹ thuật mổ và may vết thương ................................................................. 13 
2.6.3 Do tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của thú................................................ 14 
2.6.4 Do yếu tố khác ................................................................................................. 14 
2.7 Phương pháp vô cảm .......................................................................................... 14 

vi


2.7.1 Gây tê ............................................................................................................... 14 
2.7.2 Gây mê ............................................................................................................. 15 
2.8 Sự lành sẹo của vết thương................................................................................. 16 

2.8.1 Giai đoạn viêm nhiễm ..................................................................................... 16 
2.8.2 Giai đoạn biểu mô hóa ..................................................................................... 17 
2.8.3 Giai đoạn tăng sinh sợi .................................................................................... 17 
2.8.4 Giai đoạn trưởng thành .................................................................................... 18 
2.9 Những tai biến trong và sau ca mổ ..................................................................... 18 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................... 20 
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 20 
3.2 Đối tượng khảo sát.............................................................................................. 20 
3.3. Nội dung khảo sát .............................................................................................. 20 
3.3.1 Khảo sát các trường hợp sản khoa can thiệp ngoại khoa ................................ 20 
3.3.2 Khảo sát các trường hợp ngoại khoa thường gặp khác trên chó ..................... 20 
3.4 Trang thiết bị và vật liệu ..................................................................................... 21 
3.4.1 Dụng cụ phẫu thuật .......................................................................................... 21 
3.4.2 Vật liệu ............................................................................................................ 21 
3.4.3 Một số dược phẩm được sử dụng .................................................................... 22 
3.5 Phương pháp khảo sát......................................................................................... 22 
3.5.1 Lập hồ sơ bệnh án ............................................................................................ 22 
3.5.2 Khám tổng quát ............................................................................................... 22 
3.5.3 Chuẩn bị thú .................................................................................................... 22 
3.6 Phương pháp thực hiện ....................................................................................... 23 
3.6.1 Cắt tử cung viêm.............................................................................................. 23 

vii


3.6.2 Mổ lấy thai ....................................................................................................... 24 
3.6.3 Thiến cái (cắt bỏ tử cung và buồng trứng ở chó cái)....................................... 26 
3.7 Thiến chó đực ..................................................................................................... 27 
3.8 Cắt đuôi............................................................................................................... 27 
3.9 Thủ thuật khoét bỏ nhãn cầu .............................................................................. 27 

3.7 Chăm sóc hậu phẫu ............................................................................................. 28 
3.7.1 Chăm sóc sau khi mổ ....................................................................................... 28 
3.7.2 Cách rửa vết thương ........................................................................................ 28 
3.8 Bảo vệ vết thương............................................................................................... 28 
3.9 Chỉ tiêu khảo sát ................................................................................................. 29 
3.10 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 30 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 31 
4.1 Tỉ lệ các trường hợp can thiệp ngoại khoa trong tổng số ca khảo sát ................ 31 
4.1.1 Tỉ lệ chung ....................................................................................................... 31 
4.1.2 Tỉ lệ các ca ngoại khoa theo giới tính và giống ............................................... 31 
4.2 Các nguyên nhân thường gặp cần can thiệp ngoại khoa và hiệu quả điều trị .... 32 
4.3 Các trường hợp sản khoa can thiệp ngoại khoa thường gặp .............................. 34 
4.3.1 Viêm tử cung ................................................................................................... 34 
4.3.1.1. Tỉ lệ chó viêm tử cung theo giống, tuổi....................................................... 34 
4.3.1.2 Tần số xuất hiện những triệu chứng viêm tử cung ....................................... 35 
4.3.1.3 Hiệu quả điều trị ........................................................................................... 36 
4.3.2 Đẻ khó.............................................................................................................. 37 
4.3.2.1 Tỉ lệ chó đẻ khó theo giống, tuổi .................................................................. 37 
4.3.2.2 Tỉ lệ xuất hiện những nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó .......................... 39 

viii


4.3.2.3 Hiệu quả can thiệp ........................................................................................ 39 
4.3.3 Thiến cái trên chó ............................................................................................ 41 
4.3.3.1 Tỉ lệ thiến cái theo giống, tuổi ...................................................................... 41 
4.3.3.2 Hiệu quả can thiệp ........................................................................................ 42 
4.3.4 Thiến đực trên chó ........................................................................................... 42 
4.3.4.1 Tỉ lệ thiến đực theo giống, tuổi .................................................................... 43 
4.3.4.2 Hiệu quả can thiệp ........................................................................................ 44 

4.4 Các trường hợp ngoại khoa thường gặp khác..................................................... 44 
4.4.1 Cắt đuôi............................................................................................................ 44 
4.4.1.1 Tỉ lệ cắt đuôi theo giống, tuổi....................................................................... 44 
4.4.1.2 Hiệu quả can thiệp ........................................................................................ 45 
4.4.2 Các trường hợp ngoại khoa liên quan đến mắt ................................................ 46 
4.4.2.1 Tỉ lệ chó nhét mắt - móc mắt theo giống, tuổi ............................................. 46 
4.4.2.2 Hiệu quả can thiệp ........................................................................................ 46 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 47 
5.1 Kết luận............................................................................................................... 47 
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 49 
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 51 

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Chỉ tiêu sinh trưởng trên chó ...................................................................... 3 
Bảng 4.1 Tỉ lệ các trường hợp can thiệp ngoại khoa ............................................... 31 
Bảng 4.2 Tỉ lệ các ca ngoại khoa chia theo giới tính ............................................... 32 
Bảng 4.3 Tỉ lệ các trường hợp có can thiệp ngoại khoa và hiệu quả điều trị........... 33 
Bảng 4.4 Tỉ lệ chó viêm tử cung theo giống, tuổi.................................................... 34 
Bảng 4.5 Tần số xuất hiện các triệu chứng viêm tử cung ........................................ 36 
Bảng 4.6 Tỉ lệ thành công trong điều trị viêm tử cung ............................................ 36 
Bảng 4.7 Tỉ lệ chó đẻ khó theo giống, tuổi .............................................................. 38 
Bảng 4.8 Tỉ lệ xuất hiện những nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó ...................... 39 
Bảng 4.9 Tỉ lệ thành công trong mổ đẻ .................................................................... 40 
Bảng 4.10 Tỉ lệ thiến cái theo giống, tuổi : .............................................................. 41 
Bảng 4.11 Tỉ lệ thiến đực theo giống, tuổi............................................................... 43 
Bảng 4.12 Tỉ lệ các trường hợp ngoại khoa khác .................................................... 44 

Bảng 4.13 Tỉ lệ cắt đuôi theo giống, tuổi ................................................................. 45 
Bảng 4.14 Tỉ lệ chó bị nhét mắt - móc mắt theo giống, tuổi ................................... 46 

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cơ quan sinh dục chó cái ............................................................................ 5 
Hình 2.2 Cấu tạo hệ sinh dục chó đực ....................................................................... 7 
Hình 3.1 Dụng cụ phẫu thuật ................................................................................... 21 
Hình 4.1 Tử cung chó bị viêm tích dịch quá lâu...................................................... 35 
Hình 4.2 Một số ca mổ đẻ thành công ..................................................................... 40 

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong xã hội ngày nay, đời sống vật chất và tinh thần con người càng tăng
cao so với những thập niên trước đây, thì nhu cầu nuôi thú cưng cũng ngày càng
được phổ biến rộng rãi. Trong đó, chó là một trong những loài được ưa chuộng
nhất hiện nay, chúng được xem là những con vật cưng, là bạn tốt của con người, và
luôn được con người yêu thương, quan tâm và chăm sóc. Không những chúng rất
tinh khôn, trung thành mà chó còn được nuôi vì những mục đích khác nhau như
giữ nhà, tiêu khiển, thậm chí cả trong an ninh quốc phòng. Trong việc chăm sóc
thú cưng, ngoài việc chăm sóc làm đẹp cho thú cưng thì điều mà các chủ nuôi quan
tâm và lo ngại nhất là vấn đề sức khỏe, bệnh tật của vật nuôi, như các bệnh về mắt,
những vấn đề bệnh trên đường sinh dục như viêm tử cung, ung bướu,… Những
bệnh này rất dễ dàng điều trị nếu được phát hiện và can thiệp sớm, nhưng nếu để

lâu hay không phát hiện kịp thời thì chúng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe vật nuôi
thậm chí là gây tử vong và rất khó khăn trong việc điều trị cho vật nuôi.
Đối với những chó trong giai đoạn sinh sản, nhất là đối với những giống chó
nhỏ (như Chihuahua) hay những giống chó quý hiếm, thì chủ nuôi thường đem tới
phòng khám thú y để can thiệp ngoại khoa (mổ đẻ), như vậy sẽ hạn chế đến mức
thấp nhất những rủi ro trong quá trình sinh sản. Ngoài ra, những gia đình nuôi chó
nhưng không muốn cho sinh sản, có thể chọn phương pháp triệt sản. Phẫu thuật là
môn khoa học đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, và phải nắm vững những nguyên tắc kỹ
thuật cơ bản, hiểu rõ cơ thể học và đòi hỏi bác sĩ phải luôn học hỏi tìm tòi, cập nhật
những kiến thức chuyên môn mới để bổ sung kiến thức và tiến bộ hơn về mặt kỹ
thuật để đáp ứng nhu cầu xã hội.

1


Được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh, bộ môn Nội dược dưới sự hướng dẫn của Th.S Bùi Ngọc Thúy Linh,
chúng tôi thực hiện đề tài : “Khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên
chó thường gặp tại phòng khám thú y Dr. Kim Thanh, quận 9, Tp. Hồ Chí
Minh”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát các trường hợp có can thiệp ngoại khoa. Theo dõi và ghi nhận kết
quả điều trị từng ca để rút ra kết luận về hiệu quả điều trị khi dùng phương pháp
phẫu thuật trong các trường hợp can thiệp ngoại khoa.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa
Phân loại số ca theo giống, tuổi.
Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị tại phòng khám.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lý của chó
Theo Trần Thị Dân – Dương Nguyên Khang, chó có một số đặc điểm sinh lý sau:
Thân nhiệt (đo ở trực tràng)
Chó trưởng thành: 37,9 – 39,50.
Chó non lúc sơ sinh: 35,6 – 36,50, sau 1 tuần tăng lên 37,80.
Nhiệt độ cơ thể chó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như : tuổi, giống, giới tính, sự
hoạt động, nhiệt độ môi trường.
Nhịp thở, Nhịp tim :
Chó trưởng thành: 10 – 40 lần/phút, nhịp tim : 70 – 120 lần/phút.
Chó con: 15 - 35 lần/phút, nhịp tim : 200 – 220 lần/phút.
Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai
Chó đực: 7 – 10 tháng.
Chó cái: 8 – 12 tháng.
Ngoài ra, tuổi thành thục của chó còn tùy thuộc vào giống và cá thể : giống
chó nhỏ con thường thành thục vào 6 – 8 tháng tuổi, còn giống chó lớn con thường
thành thục muộn hơn, vào khoảng 18 - 24 tháng. Thời gian mang thai từ 58 - 62
ngày. Trên chó cái thường có hiện tượng mang thai giả, kéo dài khoảng 70 ngày.
Tùy theo giống lớn hay nhỏ thông thường là 3 – 10 con/lứa.
Chó mẹ độ tuổi từ 2 – 3,5 tuổi có số con đẻ ra và nuôi sống con tốt nhất.
Một vài chỉ tiêu về sự sinh trưởng :
Bảng 2.1 Chỉ tiêu sinh trưởng trên chó
Chỉ tiêu

Mở mắt


Mọc răng

Thay răng

Tuổi thọ

Thời gian

15 ngày

4 tuần

4 -5 tháng

10 -14 năm

( Nguyễn Văn Biện, 2001)

3


2.2 Một số đặc điểm sinh lý chó cái
2.2.1 Chỉ tiêu sinh sản
Mỗi năm chó thường lên giống 2 lần.
Chu kỳ động dục: 120 – 135 ngày.
Thời gian động dục: trung bình từ 12 – 20 ngày.
Thời gian thuận tiện phối giống là từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 kể từ khi có
biểu hiện lên giống đầu tiên.
Giai đoạn động dục : chia làm 4 giai đoạn :
Giai đoạn tiền động dục :

Biểu hiện : Sự gia tăng kích thước âm hộ, dịch âm hộ có máu, thu hút chó đực
lại gần, giai đoạn này thường kéo dài khoảng từ 7 - 8 ngày.
Phối giống tốt nhất khoảng từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13.
Giai đoạn động dục :
Biểu hiện : dịch âm hộ nhợt nhạt, giảm chảy dịch, có sự rụng trứng và thu hút
chó đực nhiều hơn.
Giai đoạn sau động dục:
Biểu hiện : kích thước âm hộ trở lại bình thường, chó cái không chịu gần chó
đực, không cho chó đực nhảy lên lưng, tiết dịch ít.
Thời gian kéo dài từ 6 – 10 tuần.
Giai đoạn nghỉ ngơi :
Là giai đoạn dài nhất trong chu kỳ động dục, khoảng 15 tuần.
Biểu hiện : chó cái không có dấu hiệu động dục, buồng trứng và thể vàng teo
dần.
2.2.2 Các giai đoạn sinh sản
Giai đoạn 1 (mở cổ tử cung) : kéo dài từ 2 - 12 giờ, tử cung co bóp tạo áp
lực lên dịch ối và cổ tử cung dãn rộng, dịch ối được phóng thích. Thú có biểu hiện
không yên, đứng lên ngồi xuống. Thú tơ có thời gian dãn cổ tử cung nhiều hơn thú
đã đẻ nhiều lứa.

4


Giai đoạn 2 (tống thai) : co thắt cơ tử cung do tác dụng của oxytocin đẩy thai
xuống âm đạo. Khi ấy, sự co thắt tử cung được hỗ trợ thêm bởi sự co thắt cơ thành
bụng. Trong giai đoạn cuối của trục thai, cuống rốn có thể bị ép giữa thai và thành
âm đạo nên giảm cung cấp oxy cho thai, và có thể gây chết thai trong vài trường
hợp.
Giai đoạn 3 (tống nhau) : tử cung tiết PGF2α, chất này cùng Oxytocin gây co
thắt cơ tử cung để đẩy nhau thai ra ngoài. Thông thường, nhau thai được bài ra

trong 1 khoảng thời gian ngắn sau khi sinh. Tuy nhiên, nhau có thể đi kèm theo thú
con, hoặc trong vài trường hợp lại được tống ra trước thai.
2.2.3 Cấu tạo cơ thể học cơ quan sinh dục của chó cái

Hình 2.1 Cơ quan sinh dục chó cái
( 19 giờ ngày 24 tháng 6 năm 2012).
Hệ sinh dục chó cái gồm có : buồng trứng, dây rộng tử cung, ống dẫn trứng,
tử cung, âm đạo, tiền đình âm đạo và âm hộ (Trần Thị Dân và Dương Nguyên
Khang, 2007).
Buồng trứng (hay còn gọi là noãn sào) : có hình hạt đậu nằm ở 2 bên xoang
bụng và sau thận. Noãn sào là nơi sản xuất ra trứng và kích thích tố sinh dục cái.

5


Dây rộng tử cung : có hai sợi ở sát hai bên tử cung và có những nếp gấp phúc
mạc treo cấu tạo sinh dục bên trong. Gồm màng treo buồng trứng, màng treo ống
dẫn trứng, và màng treo ống dẫn tử cung.
Ống dẫn trứng : có hai ống ngoằn ngoèo, nối từ buồng trứng tới tử cung.
Càng tới gần buồng trứng thì càng mở rộng và bao phủ phần lớn buồng trứng. Phần
này còn được gọi là phễu ống dẫn trứng, là nơi hứng trứng rụng để đi vào ống dẫn
trứng và tử cung.
Tử cung : là ống cơ rỗng có hình dáng chữ Y, kích thước rất dễ thay đổi, tùy
thuộc vào tầm vóc của thú, số lần mang thai, tình trạng bệnh lý sinh sản, thú có
mang thai không. Tử cung gồm ba phần: cổ tử cung, thân tử cung, sừng tử cung.
Âm đạo : là bộ phận để giao phối, có cấu tạo là một ống cơ và có thể giãn nở
rất lớn. Phần sau của âm đạo là tiền đình.
Tiền đình : là phần tiếp giáp của âm đạo (trước) và âm hộ (sau). Tiền đình
nằm từ lỗ ống đái cho đến mép của âm hộ. Tiền đình được che phủ bởi một lớp
nhày trơn, có một đám thần kinh trải dài trên màng nhày tiền đình.

Âm hộ : là phần nằm ngoài cơ quan sinh dục cái và nối tiếp với âm đạo, nằm
dưới hậu môn, bên ngoài được bao bọc bởi lớp da có sắc tố. Âm hộ gồm hai môi,
một ống niệu dục, một khe hẹp, một thể tròn nằm trong xoang nhỏ ở mép dưới gọi
là âm vật.
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sản khoa trên chó cái :
 Giống và tuổi.
 Chu kỳ động dục.
 Yếu tố môi trường.
 Yếu tố dinh dưỡng và chăm sóc.
 Các biện pháp ngừa thai bằng thuốc.
 Phẫu thuật không đảm bảo ở điều kiện vô trùng.
 Can thiệp ngoại khoa để lại di chứng và biến chứng.

6


2.3 Cấu tạo hệ sinh dục chó đực

Hình 2.2 Cấu tạo hệ sinh dục chó đực
(Nguồn : Phan Quang Bá, 2004, Giáo trình Cơ thể học gia súc)
Cơ quan sinh dục chó đực bao gồm : bìu dái, dịch hoàn , phó dịch hoàn, ống
dẫn tinh, tuyến sinh dục phụ, dương vật và ống dẫn tiểu.
2.3.1 Bìu dái
Là một túi màng có hai xoang, được ngăn cách bằng một vách ngăn nằm
phía ngoài cơ thể, mỗi xoang chứa một dịch hoàn và một phó dịch hoàn, chúng
được nối ra ngoài bằng thừng dịch hoàn. Trên chó bìu dái nằm ở vị trí khoảng 2/3
tính từ chỗ mở ra của qui đầu đến lỗ hậu môn, dịch hoàn trái nằm lệch so với dịch
hoàn phải, thông thường thì dịch hoàn trái thấp hơn dịch hoàn phải, nên chúng dễ
dàng trượt lên nhau.
Cấu trúc : màng ngoài của bìu dái có chứa sắc tố đen, được bao phủ bởi một

lớp lông thưa, chất nhờn và tuyến ống của bìu dái rất phát triển, cấu tạo bởi nhiều
lớp màng, sự co thắt của những lớp màng này giúp cho bìu dái co và kéo dịch hoàn
lại gần cơ thể.

7


2.3.2 Dịch hoàn
Nằm trong bìu dái, dịch hoàn của chó có hình bầu dục, hơi dẹp, hai đầu đều
tròn, đầu sau tự do, đầu trước có nhiều ống nhỏ (ống ly dịch hoàn), là các ống liên
hệ giữa dịch hoàn và phó dịch hoàn. Dịch hoàn của gia súc bao gồm những ống
xoắn hình trụ gọi là ống sinh tinh, bao quanh là mô kẽ, dịch hoàn gồm hai thành
phần:
Mô sinh tinh : bao gồm hai loại tế bào có chức năng khác nhau trong quá trình
hình thành tinh trùng là tế bào sinh tinh và tế bào phủ.
Mô kẽ có chứa tế bào Leydig.
2.3.3 Phó dịch hoàn
Là một thể thon, dài, nằm ở mặt trên của dịch hoàn, được chia làm ba phần :
Đầu phó dịch hoàn nằm ở phần đầu của dịch hoàn.
Thân phó dịch hoàn bám vào mặt lưng của dịch hoàn.
Đuôi phó dịch hoàn chứa một lượng lớn tinh trùng, nếu không được phóng tinh,
tinh trùng sẽ bị tiêu hủy và cuốn theo nước tiểu, được bài tiết khi tiểu.
Chiều dài phó dịch hoàn và sự di chuyển chậm chạp của tinh trùng giúp cho
tinh trùng có thời gian hoàn thiện dần dần trước khi phóng tinh, cho nên phó dịch
hoàn là nơi đảm bảo cho sự sống còn, di chuyển và hoàn thiện của tinh trùng. Tiến
trình này trên chó mất 20 ngày (theo Thái Thị Mỹ Hạnh, 2005).
2.3.4 Ống dẫn tinh
Là ống thẳng kéo dài của phần đuôi phó dịch hoàn, nó chạy dọc theo rìa lưng
dịch hoàn vào trong xoang bụng, song song với mạch máu và cơ bìu dái, khi qua
kênh bẹn hai ống dẫn tinh nhập lại và đổ vào ống dẫn tiểu. Trên một con chó nặng

12,5 kg ống sinh tinh có chiều dài từ 17 - 18cm và có đường kính từ 1,6 - 3cm.
(theo Thái Thị Mỹ Hạnh, 2005).
2.3.5 Các tuyến sinh dục phụ
Trên chó có hai tuyến sinh dục phụ, chất tiết của các tuyến sinh dục phụ
đóng góp khoảng ¾ lượng tinh trùng trong mỗi lần xuất. Nó tạo nên môi trường để

8


duy trì sự sống còn của tinh trùng, ngoài ra dịch tiết của các tuyến này có tính kiềm
nên nó trung hòa được tính acid của nước tiểu có trong ống dẫn tiểu.
2.3.6 Tuyến tiền liệt
Là một khối các tế bào hạt nhầy bao quanh ống dẫn tiểu, đoạn gần cổ bàng
quang, trọng lượng và kích thước của tuyến này thay đổi tùy theo tuổi, giống và
trọng lượng cơ thể chó. Chất tiết của tuyến tiền liệt trong suốt có mùi hăng, pH
trung tính hay hơi kiềm, có chứa nhiều protein để hấp thụ CO2 trong môi trường
niệu đạo, đồng thời có tác dụng pha loãng, tăng hoạt tính tinh trùng, trung hòa độ
acid trong niệu đạo.
Tuyến tiền liệt còn có chức năng nội tiết, tiền liệt tuyến tiết PGF2α có vai trò
làm co cơ trơn ống dẫn tinh, xoang chứa tinh và cơ trơn niệu đạo, giúp thực hiện tốt
động tác phóng tinh trên thú đực, còn khi vào đường sinh dục cái nó làm tử cung co
bóp đẩy tinh trùng vào sâu trong đường sinh dục.
2.3.7 Tuyến hành dương vật
Tuyến này chỉ tìm thấy trên chó, nằm cạnh ống dẫn tiểu, phía trước xương
tọa, thuộc mặt bụng của thân dương vật.
2.3.8 Dương vật
Là cơ quan giao cấu của chó đực, dương vật gồm ba phần : gốc dương vật,
thân dương vật, phần qui đầu gồm hành dương vật và bao qui đầu. Gốc và thân
dương vật có cấu tạo chính là thể hang dương vật định vị ở mặt lưng dương vật và
thể xốp dương vật định vị ở mặt bụng của phần thân dương vật.

2.3.9 Xương dương vật và ống dẫn tiểu
Xương dương vật định vị ở phần thân dương vật kéo dài đến phần qui đầu có
dạng dài và mảnh, hơi dày ở phần lưng, đoạn cuối của xương hơi nhỏ lại. Xương
dương vật có tác dụng giữ cho dương vật đủ cứng để đưa dương vật vào trong âm
đạo chó cái khi mà dương vật chưa cương cứng cực độ.
Ống dẫn tiểu là nơi đổ ra của nước tiểu và tinh dịch.

9


2.4 Cấu tạo cơ thể học của mắt
Mắt là cơ quan thu nhận ánh sáng, nó hoạt động nhờ các bộ phận phụ thuộc
bao quanh có nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ gồm :
2.4.1 Bộ phận bảo vệ
Hốc mắt : chứa và bảo vệ nhãn cầu, giữa nhãn cầu và hốc mắt là tổ chức mô
đệm và nguồn cung cấp chủ yếu cho hốc mắt là động mạch.
Mi mắt : ngăn bớt ánh sáng, ngoại vật, các sự va chạm vào mắt và dàn đều
nước mắt để tống vật lạ ra ngoài.
Kết mạc : là một lớp niêm mạc trong suốt lót mặt sau mi mắt và mặt trước
nhãn cầu. Ở trong góc mắt, kết mạc hơi dày nhô thành cục lệ và gấp lại thành một
nếp gấp bán nguyệt rất phát triển gọi là mí mắt thứ ba. Mí mắt thứ ba gồm lớp sụn
và mô bạch mạch, đây là màng bảo vệ cơ học phụ cho mắt.
2.4.2 Các lớp màng bọc nhãn cầu
Củng mạc : là lớp màng ngoài của nhãn cầu, ít có mạch máu, rất chắc, màu
trắng đục ánh sáng không đi xuyên qua được. Độ cứng của nhãn cầu là do áp suất
của các dịch chứa bên trong. Củng mạc có nhiệm vụ bảo vệ cho các lớp màng và
các môi truờng bên trong. Củng mạc do dây thần kinh mi chi phối.
Màng bồ đào ( màng mạch nho): là lớp lót bên trong củng mạc, giàu mạch
máu gồm ba phần từ trước ra sau : mống mắt, thể mi, hắc mạc. Mống mắt và thể mi
gọi là màng bồ đào trước còn hắc mạc gọi là màng bồ đào sau. Màng bồ đào có

nhiệm vụ là nuôi dưỡng nhãn cầu và điều hòa nhãn áp.
Võng mạc : là màng trong nhất của nhãn cầu do các sợi thần kinh thị giác
tỏa ra bọc lấy toàn bộ mặt trong mạch mạc. Hệ thống mạch máu trong võng mạc rất
phong phú, võng mạc tiêu thụ oxy nhiều nhất so với bất kỳ mô nào trên cơ thể nên
có hai hệ thống tuần hoàn : 1/3 phía ngoài được cung cấp bởi tuần hoàn mạch mạc,
2/3 phía trong nhận dinh dưỡng từ tuần hoàn võng mạc. Về cấu tạo mô học, võng
mạc có 10 lớp tế bào, quan trọng nhất vẫn là lớp tế bào thị giác.
2.4.3 Các môi trường trong suốt của nhãn cầu
Bao gồm giác mạc, thủy dịch, thủy tinh thể và thể pha lê.

10


Giác mạc : chiếm 1/5 trước của của vỏ ngoài nhãn cầu, trong suốt có độ
cong và hơi lồi ra phía trước. Mặt trước giác mạc lồi, mặt sau lõm và mặt trước nhỏ
hơn mặt sau. Mặt trước giác mạc được bao phủ bởi 5 - 6 lớp tế bào biểu mô có tác
dụng kháng lại sự nhiễm trùng hơn những lớp sau của giác mạc. Mặt sau giác mạc
cũng được bao phủ bởi một lớp tế bào nội mô, có chức năng làm thoát lượng nước
thừa từ giác mạc, nên khi bị tổn hại lớp này thì giác mạc sẽ bị phù và đục.
Giác mạc không có mạch máu và bạch mạch, có cấu tạo gồm 5 lớp từ ngoài
vào trong : lớp biểu mô, màng Bowman, nhu mô, màng Descemet và nội mô.
Thủy dịch : là chất lỏng trong suốt do thể mi tiết ra, có cấu tạo giống dịch
não tủy, có nhiệm vụ nuôi dưỡng các tổ chức vi mạch của nhãn cầu như giác mạc,
thủy tinh thể. Thủy dịch còn đóng vai trò quan trọng trong điều hòa nhãn áp do thể
mi tiết ra.
Thủy tinh thể : là thấu kính trong suốt có tính đàn hồi, hai mặt lồi, mặt sau
lồi hơn mặt trước, nằm sau mống mắt và đồng tử. Thủy tinh thể không có mạch máu
và dây thần kinh, nó được nuôi dưỡng bằng sự thẩm thấu của thủy dịch và có nhiệm
vụ hội tụ ánh sáng trên võng mạc.
Thể pha lê : chiếm 4/5 thể tích nhãn cầu, không có mạch máu, là một chất

dịch dạng keo giống lòng trắng trứng. Thể pha lê nếu mất đi, sẽ không tái tạo lại
được, có nhiệm vụ dẫn truyền ánh sáng sau khi hội tụ ở thủy tinh thể vào đến võng
mạc. Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ dinh dưỡng của thủy tinh thể và võng mạc
2.5 Nguyên tắc vô trùng trong phẫu thuật
Từ lâu, nhiễm trùng đã là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là nhiễm trùng
trong phẫu thuật. Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con người
hiểu biết nhiều hơn  ngành  phẫu thuật có những bước tiến nhảy vọt làm giảm
thiểu một cách đáng kể sự nhiễm trùng cũng như giảm thiểu tối đa tử vong trong
phẫu thuật. Vì vậy, việc ngăn ngừa nhiễm trùng là mục tiêu hàng đầu trong vô
trùng phẫu thuật hiện nay.

11


2.5.1 Vô trùng
Vô trùng là biện pháp bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn
trong phẫu thuật. Muốn vô trùng tốt cần đảm bảo các nguyên tắc sát trùng thật tốt.
2.5.2 Sát trùng
Sát trùng là việc sử dụng các phương pháp vật lý, hóa học để tiêu diệt vi
trùng và bào tử của chúng.
2.5.3 Biện pháp khử trùng vật liệu dụng cụ
2.5.3.1 Khử trùng bằng nhiệt độ
Khử trùng bằng nước đun sôi
Khử trùng bằng hơi nóng khô
Khử trùng bằng hơi nước dưới áp suất cao của nồi hấp : là phương pháp khử
trùng autoclave.
Theo Lê Văn Thọ, (2009), phương pháp khử trùng bằng autoclave, là phương
pháp sử dụng máy autoclave để khử trùng dụng cụ. Đây là phương pháp an toàn và
sử dụng nhiều nhất vì ở áp suất cao sẽ làm tăng nhiệt độ của hơi nước, hơi nước
nóng sẽ làm đông đặc protein của vi khuẩn mà không làm hư hại dụng cụ.

Hoạt động của autoclave : sắp xếp dụng cụ và vật liệu vào với thời gian 13
phút trong hơi nước 120oC, áp suất 1atm là tiêu chuẩn an toàn tối thiểu. Thời gian
được tính từ lúc nhiệt độ trong autoclave đạt đến mức cần thiết.
Phương pháp này diệt được vi khuẩn và bào tử trong thời gian ngắn. Tuy
nhiên không được sử dụng với dịch dầu và bột phấn.
2.5.3.2 Khử trùng bằng hóa chất
Alcohol : có tác dụng duy trì sự khử trùng sau khi đã được khử trùng bằng
các phương pháp khác. Dùng được trên da, diệt được vi khuẩn, nhưng không diệt
được bào tử, không dùng cho các dụng cụ bằng plastic, dễ gây rỉ sét dụng cụ bằng
kim loại, không làm mất độc tố, không bền và dễ bay hơi.
Dung dịch iode : sát trùng tốt không tổn thương da, có thể gây tổn thương
mô, kích thích màng nhày và ăn mòn dụng cụ bằng kim loại.

12


Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất để sát trùng dụng cụ sẽ không đạt hiệu quả
kinh tế cao nếu dùng hóa chất không theo nồng độ khuyến cáo hoặc dụng cụ bị dính
bẩn (máu, mủ, dầu mỡ).
2.5.4 Vi trùng học phẫu thuật
Bình thường, da thú nguyên vẹn có thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn,
nhưng khi da bị tổn thuơng vi sinh vật sẽ dễ dàng xâm nhập vào. Các vi khuẩn
thường gặp trong phẫu thuật là :
 Staphylococcus : tụ cầu gây mủ màu vàng lợt hoặc trắng như kem.
 Streptococcus : liên cầu tạo mủ lỏng như nước.
 Pseudomonas : trực khuẩn mủ xanh lợt hôi mùi mốc.
 Mycobacterium tuberculosis : gây lao phổi, lao xương và các hạch bạch
huyết.
 Nấm Candionia : gây bệnh trên lông.
 Clostridium tetanus : gây uốn ván.

2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo vết thương
Theo Lê Văn Thọ, (2009) có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo của vết
thương :
2.6.1 Do vô trùng và sát trùng
 Sát trùng vật liệu và dụng cụ chưa đúng kỹ thuật.
 Chuẩn bị vùng giải phẫu không đúng cách.
 Vị trí giải phẫu không phù hợp.
 Che đậy da không đúng khi phẫu thuật.
 Mặc áo phẫu thuật, đội nón, đeo găng tay, mang khẩu trang thiếu kỹ lưỡng.
 Vi khuẩn theo hơi thở xâm nhập vào vết thương.
 Rách bao tay trong lúc phẫu thuật.
2.6.2 Do kỹ thuật mổ và may vết thương
 Cắt mô, cầm máu không đúng cách.
 Vị trí may đóng kín vết thương không phù hợp
 Chọn kim may không phù hợp

13


×