Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TAI MŨI HỌNG CỦA CHÓ, MÈO ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y QUẬN 2, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.65 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI – THÚ Y
****************

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TAI MŨI
HỌNG CỦA CHĨ, MÈO ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI
PHỊNG KHÁM THÚ Y QUẬN 2, TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ LINH PHƯƠNG
Lớp:

DH07DY

Ngành:

Dược Thú Y

Niên học:

2007-2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI – THÚ Y
****************



 
 

PHẠM THỊ LINH PHƯƠNG
 
 

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TAI MŨI
HỌNG CỦA CHĨ, MÈO ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI
PHỊNG KHÁM THÚ Y QUẬN 2, TP. HỒ CHÍ MINH
 
 
 

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Dược thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN NGHĨA

Tháng 08/ 2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: PHẠM THỊ LINH PHƯƠNG
Tên đề tài: "KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH TAI MŨI HỌNG THƯỜNG
GẶP TRÊN CHÓ MÈO ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM
THÚ Y QUẬN 2 TP. HỒ CHÍ MINH".

Đã hồn thành đề tài theo u cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi-Thú Y
ngày……….
Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN VĂN NGHĨA

 
 
 

ii


LỜI CẢM ƠN
 

Sau 5 năm học tập tại khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, ban giám hiệu nhà
trường, bạn bè cũng như các bác sĩ và anh chị cùng làm tại phòng khám thú y quận
2 đã giúp tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: "Khảo sát một số bệnh
tai mũi họng thường gặp trên chó, mèo được khám và điều trị tại phòng khám
thú y quận 2, TP. Hồ Chí Minh".
Thơng qua đề tài này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến:
Cha mẹ và người thân trong gia đình đã động viên, khuyến khích, ân cần
chăm sóc cũng như mang đến cho tơi nguồn động lực học tập trong suốt thời gian
qua.
Thầy Nguyễn Văn Nghĩa người đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Ni-Thú Y.
Cùng tồn thể q thầy cơ đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cảm ơn bác sĩ Huỳnh Thanh Kim Tâm, các anh chị, các bạn sinh viên cùng
thực tập chung tại phòng khám thú y quận 2 và tất cả các bạn lớp DH07DY đã luôn
chia sẻ, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Phạm Thị Linh Phương

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
 
Đề tài: "Khảo sát một số bệnh tai mũi họng thường gặp trên chó, mèo
được khám và điều trị tại phòng khám thú y quận 2 TP. Hồ Chí Minh".
Qua hơn 4 tháng khảo sát thực hiện đề tài từ ngày 06/02/2012 tới
15/06/2012 ghi nhận được 471 ca bệnh, trong đó có 142 ca bệnh về tai mũi họng
chiếm tỷ lệ 30,15 %. Trong số 142 ca bệnh trên tai mũi họng chúng tôi đã điều trị
khỏi hoàn toàn cho 131 ca đạt tỷ lệ 92,25 %.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng bệnh trên tai mũi họng được chia thành 4
nhóm sau: bệnh nội khoa (46,48 %), bệnh ngoại khoa (5,63 %), bệnh nấm da (4,23
%) và bệnh do ký sinh trùng (43,66 %). Nhóm bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất là
bệnh ngoại khoa (100 %) và bệnh do kí sinh trùng (100 %), kế tiếp là nhóm bệnh
nội khoa (84,85 %), bệnh nấm da có tỷ lệ chữa bệnh thấp nhất (83,33 %). Tỷ lệ
chữa khỏi từng bệnh trong các nhóm bệnh dao động từ 82,05 % tới 100 %. Bên
cạnh đó, do các bệnh khảo sát trên cả chó và mèo nên các nhóm bệnh trên cịn được
ghi nhận riêng biệt trên chó và mèo.
Trên chó có 116 ca bệnh trên tổng 392 ca chiếm 29,59 % trong đó: nhóm

bệnh nội khoa 55 ca chiếm 47,41 %, nhóm bệnh ngoại khoa 7 ca chiếm 6,03 %,
bệnh nấm da 6 ca chiếm 5,17 % và nhóm bệnh do kí sinh trùng 48 ca chiếm 41,38
%. Với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lần lượt là: bệnh ngoại khoa 100 %, bệnh do ký sinh
trùng 100 %, nhóm bệnh nội khoa 90,90 %, bệnh nấm da 83,33 %.
Trên mèo có 26 ca trên tổng 79 ca khảo sát chiếm 32,91 % trong đó: nhóm
bệnh nội khoa 11 ca chiếm 42,30 %, nhóm bệnh ngoại khoa 1 ca chiếm 3,85 %,
bệnh nấm da 0 ca chiếm 0 % và nhóm bệnh do kí sinh trùng 14 ca chiếm 53,85 %.
Với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh giảm dần: bệnh ngoại khoa 100 %, bệnh do ký sinh
trùng 100 %, nhóm bệnh nội khoa 54,55 %, bệnh nấm da 0 %.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .............................................................................................................i 
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .....................................................ii 
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii 
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...........................................................................................iv 
MỤC LỤC .................................................................................................................. v 
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. x 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .....................................................................................xi 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................... xiii 
Chương 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1 
1.2 Mục đích................................................................................................................2 
1.3 Yêu cầu..................................................................................................................2 
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3 
2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý bình thường trên chó, mèo ...............................................3 
2.1.1 Thân nhiệt (Đo ở trực tràng) ..............................................................................3 

2.1.2 Nhịp tim .............................................................................................................3 
2.1.3 Tần số hô hấp ....................................................................................................3 
2.1.4 Tuổi trưởng thành động dục ..............................................................................4 
2.1.4.1 Trên chó ..........................................................................................................4 
2.1.4.2 Trên mèo .........................................................................................................4 
2.1.5 Chu kỳ lên giống ................................................................................................4 
2.1.5.1 Trên chó ..........................................................................................................4 
2.1.5.2 Trên mèo .........................................................................................................4 
2.1.6 Số con đẻ ra trong một lứa và tuổi cai sữa .........................................................4 
2.1.6.1 Trên chó ..........................................................................................................4 

v


2.1.6.2 Trên mèo .........................................................................................................4 
2.2 Phương pháp cố định chó, mèo .............................................................................5 
2.2.1 Phương pháp buộc mõm ....................................................................................5 
2.2.2 Phương pháp banh miệng ...................................................................................5 
2.2.3 Phương pháp giữ trên gáy ..................................................................................5 
2.2.4 Phương pháp khống chế thú trên bàn mổ...........................................................6 
2.2.5 Vòng đeo cổ .......................................................................................................6 
2.3 Phương pháp chẩn đốn bệnh trên chó, mèo ........................................................6 
2.3.1 Đăng ký hỏi bệnh ...............................................................................................6 
2.3.2 Chẩn đoán lâm sàng ...........................................................................................6 
2.3.3 Chẩn đoán phịng thí nghiệm .............................................................................7 
2.3.4 Các chẩn đốn đặc biệt .......................................................................................8 
2.4 Các liệu pháp điều trị trên chó, mèo .....................................................................8 
2.5 Cơ thể học vùng tai, mũi, họng .............................................................................9 
2.5.1 Tai.......................................................................................................................9 
2.5.1.1 Tai ngoài (vành tai hay loa tai) .......................................................................9 

2.5.1.2 Tai giữa .........................................................................................................10 
2.5.1.3 Tai trong ........................................................................................................11 
2.5.2 Xoang mũi ........................................................................................................12 
2.5.3 Họng .................................................................................................................13 
2.5.3.1 Cổ họng .........................................................................................................13 
2.5.3.2 Thanh quản ....................................................................................................14 
2.5.3.3 Khí quản và thực quản ..................................................................................15 
2.6 Dụng cụ khám tai mũi họng ................................................................................15 
2.7 Một số loại thuốc thường sử dụng trong các bệnh tai, mũi, họng.......................15 
2.7.1 Thuốc kháng sinh .............................................................................................15 
2.7.2 Thuốc kháng viêm ............................................................................................16 
2.7.3 Thuốc trợ lực, trợ sức. ......................................................................................16 
2.7.4 Thuốc rửa và nhỏ tai.........................................................................................16 

vi


2.7.5 Thuốc tiền mê ...................................................................................................16 
2.7.6 Thuốc gây mê ...................................................................................................17 
2.7.7 Thuốc trị kí sinh trùng ......................................................................................17 
2.8 Một số bệnh tai mũi họng trên chó, mèo.............................................................17 
2.8.1 Ghẻ tai ..............................................................................................................17 
2.8.1.1 Nguyên nhân .................................................................................................18 
2.8.1.2 Triệu chứng ...................................................................................................18 
2.8.1.3 Chẩn đoán......................................................................................................18 
2.8.1.4 Điều trị ..........................................................................................................18 
2.8.2 Viêm tai ............................................................................................................18 
2.8.2.1 Ngun nhân .................................................................................................19 
2.8.2.2 Chẩn đốn......................................................................................................19 
2.8.2.3 Điều trị ..........................................................................................................19 

2.8.2.4 Phịng bệnh ....................................................................................................20 
2.8.3 Tụ máu vành tai ................................................................................................20 
2.8.3.1 Nguyên nhân .................................................................................................21 
2.8.3.2 Chẩn đoán......................................................................................................21 
2.8.3.3 Điều trị ..........................................................................................................21 
2.8.4 Chấn thương vành tai .......................................................................................22 
2.8.4.1 Nguyên nhân .................................................................................................22
2.8.4.2 Điều trị ......................................................................................................... 22
2.8.5 Hở mũi.............................................................................................................. 22
2.8.5.1 Nguyên nhân .................................................................................................22 
2.8.5.2 Chẩn đoán......................................................................................................23 
2.8.5.3 Điều trị ..........................................................................................................23 
2.8.6 Viêm mũi ..........................................................................................................23 
2.8.6.1 Nguyên nhân .................................................................................................23 
2.8.6.2 Triệu chứng ...................................................................................................24 
2.8.6.3 Chẩn đoán......................................................................................................24 

vii


2.8.6.4 Điều trị ..........................................................................................................24 
2.8.7 Viêm thanh khí quản trên chó mèo ..................................................................25 
2.8.7.1 Nguyên nhân .................................................................................................25 
2.8.7.2 Chẩn đoán......................................................................................................25 
2.8.7.3 Điều trị ..........................................................................................................25 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................... 26 
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................26 
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................26 
3.3 Nội dung khảo sát................................................................................................26 
3.4 Dụng cụ chẩn đoán và vật liệu khảo sát ..............................................................26 

3.4.1 Dụng cụ chẩn đoán ...........................................................................................26 
3.4.2 Vật liệu khảo sát ...............................................................................................26 
3.5 Phương pháp tiến hành ........................................................................................27 
3.5.1 Khám tổng quát ................................................................................................27 
3.5.2 Chuẩn bị thú .....................................................................................................27 
3.6 Phân loại theo từng nhóm bệnh ...........................................................................27 
3.7 Theo dõi kết quả điều trị .....................................................................................28 
3.8 Cơng thức tính .....................................................................................................28 
3.9 Xử lý số liệu ........................................................................................................28 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 29 
4.1 Tỷ lệ các bệnh tai mũi họng ................................................................................30 
4.1.1 Tỷ lệ tai mũi họng trên chó ..............................................................................31 
4.1.2 Tỷ lệ tai mũi họng trên mèo .............................................................................32 
4.2 Tỷ lệ các bệnh tai mũi họng trên chó mèo theo nhóm ........................................32 
4.2.1 Bệnh nội khoa ..................................................................................................33 
4.2.1.1 Viêm tai .........................................................................................................34 
4.2.1.2 Viêm mũi .......................................................................................................34 
4.2.2 Bệnh ngoại khoa ...............................................................................................36 
4.2.2.1 Tụ máu vành tai .............................................................................................36 

viii


4.2.2.2 Chấn thương vành tai ....................................................................................37 
4.2.2.3 Hở mũi...........................................................................................................37 
4.2.3 Bệnh nấm da .....................................................................................................38 
4.2.4 Bệnh do kí sinh trùng .......................................................................................39 
4.2.4.1 Ghẻ tai ...........................................................................................................39 
4.2.4.2 Demodex ........................................................................................................40 
4.2.4.3 Ve, bọ chét ....................................................................................................41 

4.2.5 Tỷ lệ các bệnh tai mũi họng trên chó theo nhóm bệnh ....................................41 
4.2.5.1 Bệnh nội khoa trên chó .................................................................................42 
4.2.5.2 Bệnh ngoại khoa trên chó ..............................................................................42 
4.2.5.3 Bệnh nấm da trên chó....................................................................................43 
4.2.5.4 Bệnh do ký sinh trùng trên chó .....................................................................43 
4.2.6 Tỷ lệ các bệnh tai mũi họng trên mèo theo nhóm bệnh ...................................44 
4.2.6.1 Bệnh nội khoa trên mèo ................................................................................44 
4.2.6.2 Bệnh ngoại khoa trên mèo.............................................................................44 
4.2.6.3 Bệnh nấm da ..................................................................................................44 
4.2.6.4 Bệnh do kí sinh trùng ....................................................................................45 
4.3 Tỷ lệ các bệnh tai mũi họng trên chó và mèo theo giới tính ...............................45 
4.3.1 Tỷ lệ các bệnh tai mũi họng trên chó theo giới tính.........................................46 
4.3.2 Tỷ lệ các bệnh tai mũi họng trên mèo theo giới tính .......................................48 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................... 50 
5.1 Kết luận ...............................................................................................................50 
5.2 Đề nghị ................................................................................................................50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 52 

ix


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
IM:

Intramuscular injection

Tiêm bắp

IV:


Intravenous injection

Tiêm tĩnh mạch

SC:

Subcutaneous injection

Tiêm dưới da

PO:

Oral, per os

Đường uống

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang  
Bảng 2.1 Một số loại thuốc kháng sinh dùng trong tai, mũi, họng ..........................15
Bảng 2.2 Một số thuốc kháng viêm dùng trong tai, mũi, họng ................................16
Bảng 2.3 Một số thuốc trợ lực, trợ sức .....................................................................16
Bảng 4.1 Tỷ lệ bệnh đã khảo sát ...............................................................................29
Bảng 4.2 Tỷ lệ bệnh trên chó đã khảo sát .................................................................29
Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh trên mèo đã khảo sát................................................................30
Bảng 4.4 Tỷ lệ bệnh và điều trị các bệnh tai mũi họng thường gặp trên chó, mèo ..30
Bảng 4.5 Tỷ lệ bệnh và điều trị các bệnh tai mũi họng thường gặp trên chó ...........31
Bảng 4.6 Tỷ lệ bệnh và điều trị các bệnh tai mũi họng thường gặp trên mèo ..........32

Bảng 4.7 Tỷ lệ nhóm bệnh chung .............................................................................33
Bảng 4.8 Tỷ lệ bệnh nội khoa chung trên chó mèo ..................................................33
Bảng 4.9 Tỷ lệ bệnh ngoại khoa chung trên chó mèo ..............................................36
Bảng 4.10 Tỷ lệ bệnh nấm da chung trên chó mèo ..................................................38
Bảng 4.11 Tỷ lệ bệnh do kí sinh trùng chung trên chó, mèo ....................................39
Bảng 4.12 Tỷ lệ nhóm bệnh trên chó........................................................................41
Bảng 4.13 Tỷ lệ bệnh nội khoa trên chó ...................................................................42
Bảng 4.14 Tỷ lệ bệnh ngoại khoa trên chó ...............................................................42
Bảng 4.15 Tỷ lệ bệnh nấm da trên chó .....................................................................43
Bảng 4.16 Tỷ lệ bệnh do ký sinh trùng trên chó.......................................................43
Bảng 4.17 Tỷ lệ nhóm bệnh trên mèo ......................................................................44
Bảng 4.18 Tỷ lệ bệnh nội khoa trên mèo ..................................................................44
Bảng 4.19 Tỷ lệ bệnh ngoại khoa trên mèo .............. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.20 Tỷ lệ bệnh do kí sinh trùng trên mèo ......................................................45
Bảng 4.21 Tỷ lệ bệnh theo giới tính trên chó và mèo...............................................45
Bảng 4.22 Tỷ lệ các bệnh tai mũi họng trên chó và mèo theo giới tính ...................46
Bảng 4.23 Tỷ lệ bệnh theo giới tính trên chó .........................................................466

xi


Bảng 4.24 Tỷ lệ các bệnh tai mũi họng trên chó theo giới tính................................47
Bảng 4.25 Tỷ lệ bệnh theo giới tính trên mèo ..........................................................48

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cách buộc mõm chó ....................................................................................5 

Hình 2.2 Cấu tạo trong và ngồi tai............................................................................9 
Hình 2.3 Cấu tạo họng. .............................................................................................13 
Hình 2.4 Dụng cụ khám tai mũi họng ......................................................................15 
Hình 2.5 Trứng ghẻ tai .............................................................................................17 
Hình 2.6 Otodectes cynotis .......................................................................................17
Hình 2.7 Tụ máu vành tai trên chó ...........................................................................20 
Hình 4.1 Viêm tai trên chó .......................................................................................34 
Hình 4.2 Mèo con bị chảy mũi .................................................................................35 
Hình 4.3 Sử dụng máy xông mũi trong điều trị bệnh trên chó mèo ......................... 35
Hình 4.4 Nặn máu đơng ........................................................................................................... 36 
Hình 4.5 Điều trị tụ máu vành tai .............................................................................36
Hình 4.6 Mèo hở mũi trước phẫu thuật ....................................................................37 
Hình 4.7 Mèo hở mũi sau khi phẫu thuật .................................................................37 
Hình 4.8 Dịch màu nâu đen trong tai chó.................................................................40 
Hình 4.9 Demodex ..................................................................................................................... 40
Hình 4.10 Chó bị Demodex tồn thân ...................................................................... 40
Hình 4.11 Chó bị ve..................................................................................................41 

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay với tốc độ phát triển của đất nước, cuộc sống của người dân ngày
càng đi lên khơng chỉ ở khía cạnh đời sống vật chất hay nhu cầu sinh hoạt mà còn
về đời sống tinh thần. Hiện nay, đời sống tinh thần được đáp ứng bởi nhiều lĩnh vực
giải trí khác nhau trong đó có thể nói đến việc ni thú cưng góp phần ảnh hưởng
rất quan trọng và ngày càng được nhiều người quan tâm ưa thích. Trong các loại thú
kiểng, chó, mèo là hai động vật rất gần gũi được con người nuôi dưỡng cưng quý và

xem chúng như người bạn thân thiết, một thành viên trong gia đình. Song song với
việc nuôi, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe và bệnh tình của chúng để
hạn chế những thiệt hại cho những người ni chó, mèo. Vì trên thực tế phần lớn
chó, mèo chỉ được ni với mục đích trơng nhà hay giải trí nên người ni cịn
thiếu sự quan tâm, quản lý nên đã có rất nhiều bệnh xảy ra và gây thiệt hại rất lớn
như: bệnh truyền nhiễm, ngoại khoa, nội khoa, ký sinh trùng... Trong đó bệnh trên
tai mũi họng tuy gây thiệt hại khơng lớn, nhưng nó ảnh hưởng khơng ít đến sức
khỏe và vẻ đẹp thẩm mỹ của thú nuôi.
Xuất phát từ thực tế trên cùng với sự yêu thích và ham muốn học hỏi, tìm
hiểu và rút ra kinh nghiệm trong việc chẩn đốn, chăm sóc và điều trị bệnh tai mũi
họng trên chó, mèo có hiệu quả hơn, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi-Thú Y
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn
Nghĩa, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: " Khảo sát một số bệnh tai mũi họng
thường gặp trên chó mèo được khám và điều trị tại phòng khám thú y quận 2,
TP. Hồ Chí Minh ".

1


1.2 Mục đích
Tìm hiểu một số bệnh tai mũi họng thường xảy ra trên chó, mèo; theo dõi
kết quả điều trị tại phòng khám, nâng cao sự hiểu biết của bản thân và học hỏi kinh
nghiệm từ thực tế.
1.3 Yêu cầu
Khảo sát một số bệnh tai mũi họng trên chó, mèo.
Ghi nhận cách điều trị và theo dõi kết quả điều trị tại phòng khám.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
 

2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý bình thường trên chó, mèo
2.1.1 Thân nhiệt (Đo ở trực tràng)
Chó: 38 ºC - 39,5 ºC
Mèo: 38 oC - 39,5 oC
Nhiệt độ của cơ thể chó, mèo bình thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
như: tuổi tác (thú non cao hơn thú già), phái tính (thú cái cao hơn thú đực), sự hoạt
động (thú hoạt động cao hơn thú nghỉ ngơi), nhiệt độ xung quanh. Thông thường,
nhiệt độ buổi sáng sớm thấp hơn buổi chiều. Sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể giữa
hai buổi khoảng 0,2 - 0,5 % (Nguyễn Ngũ Yến, 2011).
2.1.2 Nhịp tim
Chó trưởng thành: 70 - 120 lần/ phút.
Chó con: trên 200 lần/ phút.
Mèo trưởng thành: 110 - 130 lần/ phút.
Mèo con: 200 - 220 lần/ phút.
2.1.3 Tần số hơ hấp
Chó trưởng thành: 10 - 40 lần/ phút.
Chó con: 15 - 35 lần/ phút.
Chó thở thể ngực, giống chó lớn con tần số hơ hấp thấp hơn chó nhỏ con.
Mèo trưởng thành: 16 - 18 lần/ phút.
Mèo con: 18 - 20 lần/ phút.
Tần số hô hấp thay đổi do các yếu tố sau: nhiệt độ bên ngoài, thời gian trong
ngày, tuổi tác, thú mang thai, những hoạt động (Nguyễn Ngũ Yến, 2011).

3



2.1.4 Tuổi trưởng thành động dục
2.1.4.1 Trên chó
Chó đực: 7 - 10 tháng.
Chó cái: 6 - 12 tháng.
Thời gian mang thai của chó: 58 - 63 ngày.
Ngồi ra, sự trưởng thành sinh dục thường xuất hiện muộn ở những giống
chó lớn và sớm ở những giống chó nhỏ (Võ Đăng Khôi, 2011).
2.1.4.2 Trên mèo
Mèo đực: 7 - 10 tháng.
Mèo cái: 6 - 9 tháng.
Thời gian mang thai của mèo: 58 - 62 ngày (Nguyễn Ngũ Yến, 2011).
2.1.5 Chu kỳ lên giống
2.1.5.1 Trên chó
Chu kì rụng trứng là 180 ngày, mỗi năm chó có 2 chu kì lên giống. Thời gian
động dục trung bình từ 12 - 20 ngày. Thời kì phối giống thích hợp từ ngày 9 - 13 kể
từ khi chó có biểu hiện đầu tiên. Khi phối giống thì nên phối 2 lần cách nhau 1 ngày
để đảm bảo sự thụ tinh chắc chắn (Võ Đăng Khôi, 2011).
2.1.5.2 Trên mèo
Mèo động dục theo chu kì 2 - 3 tuần. Mèo khơng có biểu hiện hành kinh như
trên chó, trong q trình giao phối nếu có đủ kích thích ở âm đạo thì sự rụng trứng
mới xảy ra (Nguyễn Ngũ Yến, 2011).
2.1.6 Số con đẻ ra trong một lứa và tuổi cai sữa
2.1.6.1 Trên chó
Phụ thuộc vào giống lớn hay nhỏ con, thông thường số con dao động trong
khoảng 3 - 15 con/ lứa với chó (Võ Đăng Khơi, 2011).
2.1.6.2 Trên mèo
Số con đẻ ra trong một lứa và tuổi cai sữa dao động từ 2 - 5 con và tuổi cai
sữa là 8 - 9 tuần tuổi ( Nguyễn Ngũ Yến, 2011).

4



2.2 Phương pháp cố định chó, mèo
2.2.1 Phương pháp buộc mõm
Phương pháp này được áp dụng đối với những chó hung dữ, để tránh nguy
hiểm cho bác sĩ thú y trong lúc chẩn đốn và điều trị.

Hình 2.1 Cách buộc mõm chó
(Lê Văn Thọ, 2009)
Có thể dùng dây buộc vải mềm (dây dù) hay dây nilon để thắt chặt mõm chó,
để nút cột nằm trên mũi, sau đó đưa hai đầu dây xuống hàm dưới rồi làm thêm một
nút đơn giản dưới cằm. Sau đó đưa hai sợi dây lên cổ và làm nút để cố định ở ngay
sau tai.
Phương pháp này áp dụng trên mèo (Lê Văn Thọ, 2009).
2.2.2 Phương pháp banh miệng
Dùng trong trường hợp khám vùng miệng chó, thường chó kháng cự khi ta
mở miệng chúng để đưa dụng cụ vào, vì thế việc dùng thuốc an thần, thuốc mê là
cần thiết. Trong trường hợp khơng có dụng cụ banh miệng, ta có thể dùng hai vịng
dây cho vào hàm trên và hàm dưới rồi kéo mạnh về hai phía để mở miệng chó ra
(Lê Văn Thọ, 2009).
Phương pháp này ít áp dụng trên mèo.
2.2.3 Phương pháp giữ trên gáy
Động tác này áp dụng đối với những chó, mèo hung dữ và khơng có chủ bên
cạnh lúc điều trị. Dùng lúc khám, đo thân nhiệt, chích thuốc, tránh trường hợp chó,
mèo quay lại cắn.

5


Cần chú ý đối với những giống chó mõm ngắn, mắt lồi (như giống chó Bắc

Kinh) vì dễ gây tổn thương mắt của chúng.
2.2.4 Phương pháp khống chế thú trên bàn mổ
Khi buộc mèo trên bàn mổ cần thao tác nhẹ nhàng, tránh gây kích động stress
cho chó, mèo. Tùy mục đích cuộc giải phẫu và vị trí vết mổ mà buộc chó, mèo theo
nhiều cách: nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng một bên (Lê Văn Thọ, 2009).
2.2.5 Vòng đeo cổ
Dùng để ngăn ngừa chó mèo cắn, liếm vào vết thương. Vịng có thể được
làm bằng tấm bìa cứng. Ở giữa cắt một vòng tròn lớn hơn cổ thú, đặt cổ thú vào
vịng trịn sau đó uống cong tấm bìa như hình chiếc phễu ơm vào đầu thú. Có thể
làm thêm các nút cài để có thể thay đổi kích thước vịng (Lê Văn Thọ, 2009).
2.3 Phương pháp chẩn đốn bệnh trên chó, mèo
Việc khám bệnh trên chó, mèo cần được tiến hành theo một trình tự với nội
dung dưới đây, sẽ giúp cho việc chẩn đốn bệnh được chính xác hơn và khơng thiếu
sót, nhờ đó xác định liệu pháp điều trị có hiệu quả.
2.3.1 Đăng ký hỏi bệnh
Lập bệnh án riêng cho mỗi ca đến khám để theo dõi: Ghi lại ngày đến khám,
tên thú, giống, tuổi, giới tính, trọng lượng và ghi tên chủ ni, địa chỉ, số điện thoại
liên lạc khi cần. Hỏi chủ nuôi về nguồn gốc của thú, lịch tẩy ký sinh trùng, lịch tiêm
phịng, cách chăm sóc ni dưỡng, tình trạng ăn uống, thời gian mắc bệnh, những
biểu hiện triệu chứng khi chó, mèo bệnh, đã điều trị ở đâu chưa và kết quả như thế
nào để có hướng chẩn đốn và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp.
2.3.2 Chẩn đốn lâm sàng
Khám chung:
Khám tổng quát: kiểm tra thân nhiệt (đo ở trực tràng), quan sát thể trạng
cách đi đứng, khám niêm mạc, lông da và các hạch bạch huyết.
Khám cục bộ: sờ nắn vùng nghi bệnh để phát hiện dấu hiệu bất thường của tổ
chức.

6



Khám hệ hô hấp:
Kiểm tra tần số hô hấp, thể hơ hấp và tính cân đối khi hơ hấp (thể hơ hấp
bình thường là thể ngực).
Kiểm tra mũi, dịch mũi (màu sắc, mùi), gương mũi.
Kiểm tra khí quản, phế quản, phản xạ ho.
Quan sát, sờ nắn, nghe vùng phổi và xem phản ứng của thú.
Khám tim mạch
Nghe tim để phát hiện những tiếng tim bất thường.
Sờ nắn vùng tim để xem phản xạ đau của thú.
Khám hệ tiêu hóa:
Khám miệng, lưỡi, nướu răng, mùi của miệng, các rối loạn về nhai, nuốt.
Quan sát, sờ nắn vùng bụng để biết cảm giác đau và những bất thường về cơ
quan tiêu hóa. Hỏi về chế độ ăn uống hàng ngày, điều kiện sống của chó, mèo.
Quan sát về màu sắc, độ đặc lỏng, mùi của phân, số lần đi phân trong ngày.
Khám niệu dục
Quan sát những bất thường khi thú đi tiểu, kiểm tra màu và lượng nước tiểu.
Sờ nắn vùng thận, bàng quang, bào thai và xem phản ứng của thú.
Đối với thú cái xem âm hộ có chảy nước hay rỉ dịch.
Đối với thú đực kiểm tra dương vật.
Khám cơ quan cảm giác và phản xạ thần kinh
Khám mắt: khám niêm mạc và chất tiết từ mắt, độ co dãn đồng tử bằng đèn
soi mắt, thử phản xạ mắt, nhạy cảm thần kinh trong bệnh dại hay tầm nhìn của mắt.
Khám tai: quan sát vành tai, màu sắc của dịch tai. Quan sát những cử động
bất thường như: lắc đầu, gãi tai….
Thử các phản xạ đau, phản xạ co duỗi, phản xạ của chi trước và chi sau
(Nguyễn Văn Phát, Nguyễn Tất Tồn, 2010).
2.3.3 Chẩn đốn phịng thí nghiệm
Tùy theo hướng nghi ngờ bệnh lí của thú mà chúng ta tiến hành chẩn đốn
phịng thí nghiệm.


7


Kiểm tra máu: đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, thực hiện các phản ứng
huyết thanh học. Kiểm tra một số chỉ tiêu sinh hóa máu (blood urea nitrogen,
creatinine, alkaline phosphatase, protein tổng số, albumin, bilirubin, glucose….).
Kiểm tra nước tiểu: quan sát màu sắc, đo tỷ trọng, độ nhớt, độ pH, glucose,
nitrit, xét nghiệm vi sinh vật, sự hiện diện bạch cầu, hồng cầu, cặn nước tiểu.
Kiểm tra phân: kiểm tra ký sinh trùng đường ruột bằng phương pháp phù nổi
với nước muối bão hòa.
Kiểm tra dịch chọc dò: để xác định lượng protein trong dịch chọc dò, để phân
biệt dịch thẩm xuất hay dịch thẩm thấu bằng phản ứng Rivalta.
Kiểm tra chất cạo từ lông, da và dịch mũi.
Kiểm tra ký sinh trùng trên da.
Xét nghiệm dịch mũi, nuôi cấy, phân lập, thử kháng sinh đồ.
2.3.4 Các chẩn đoán đặc biệt
Chẩn đốn hình ảnh bằng chụp X- quang, siêu âm.
2.4 Các liệu pháp điều trị trên chó, mèo
Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh: liệu pháp này có hiệu quả điều trị rất
cao nhưng phải xác định nguyên nhân gây bệnh thật chính xác.
Điều trị theo cơ chế sinh bệnh: từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đến
khi gây thành bệnh, cơ thể thú trải qua nhiều thời kì. Điều trị theo cơ chế sinh bệnh
là dùng các biện pháp điều trị để cắt đứt bệnh ở một khâu nào đó nhằm ngăn chặn
hậu quả kế tiếp xảy ra.
Điều trị theo triệu chứng: nhằm ngăn chặn các triệu chứng nguy kịch có khả
năng đe dọa đến con vật.
Liệu pháp hỗ trợ: đây là liệu pháp rất quan trọng được áp dụng điều trị trong
các bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch và tạo mọi thuận
lợi cho thú vượt qua bệnh, đặc biệt là trong bệnh truyền nhiễm (Nguyễn Như Pho,

2000).

8


2.5 Cơ thể học vùng tai, mũi, họng
2.5.1 Tai
Đôi tai là một trong các giác quan quan trọng của cơ thể, được đặt trên và đối
xứng ở hai bên đầu. Tai bên ngồi được xác định bởi phần có thể nhìn thấy tai. Các
giống chó mèo khác nhau có kích thước và hình dạng tai ngồi khác nhau: ngắn,
dài, đứng hay cụp xuống.

(Nguồn : ‐health‐handbook.com/dog‐ear.html ) 
Hình 2.2 Cấu tạo trong và ngồi tai
Mỗi tai có cấu trúc và chức năng như nhau. Chức năng thứ nhất của tai là
nghe. Hệ thống thính giác bao gồm 3 phần: tai ngồi, tai giữa và tai trong. Thông
thường, cả hai tai (loa tai) hoạt động đồng thời để định vị nguồn gốc âm thanh,
hướng âm thanh và tách âm thanh này với âm thanh khác. Chức năng thứ hai của tai
là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta thay đổi chuyển động trong khơng gian,
hệ thống tiền đình ảnh hưởng tới sự chuyển động của mắt và vị trí cơ thể (vì chúng
ta chuyển động trong khơng gian). Ngoại trừ tai ngồi, cấu trúc của tai nằm hoàn
toàn trong xương thái dương của sọ.
2.5.1.1 Tai ngoài (vành tai hay loa tai)
Vành tai bao gồm sụn, lớp da và lơng phủ bên ngồi. Cấu tạo sụn ở mỗi lồi
thú rất khác nhau, vì thế có con có vành tai rất cứng nhưng cũng có con có vành tai
rất mềm. Vành tai có rất ít mạch máu và lớp mỡ bảo vệ.

9



Tai bên ngoài bao gồm loa tai và tai kênh bên ngồi (cịn gọi là ống tai). Loa
tai là một cấu trúc hình phễu thu thập âm thanh và hướng nó vào trong ống tai
ngồi. Loa tai được phủ bởi da, các khía cạnh bên ngồi hoặc trong được phủ bởi
lơng. Ống tai bên ngồi mở rộng từ loa tai xuống và hướng vào bên trong màng nhĩ.
Ống tai ngoài hình chữ L và chữ L nằm ở thành của ống tai ngồi. Tai kênh tạo
thành một góc gần 90 độ giữa 2 phần: phần đứng bên ngoài và phần ngang bên
trong.
Hình dạng các tai bên ngồi phụ thuộc vào các giống chó, nó có thể lớn và rũ
xuống như giống Bloodhound hay thẳng đứng và di động như giống Collie, hoặc
thu nhỏ lại như giống Bulldog, Shar pei.
2.5.1.2 Tai giữa
Tai giữa bao gồm màng nhĩ và khoang xương nhĩ (xương bulla), nằm ngay
qua màng nhĩ. Những rung động đã được gửi từ tai bên ngoài được tập trung và
khuếch đại ở trong tai giữa.
Xoang nhĩ
Trong xoang nhĩ, có 3 xương nhỏ thính giác có khả năng rung động được khi
bị kích thích bởi sóng âm thanh. Những xương nhỏ này được gọi là nhi chùy, xương
bàn đạp và miếng xương nhỏ trong lỗ tai (thường được gọi là xương búa, xương bàn
đạp và xương đe do sự giống nhau giữa chúng). Ba xương này tạo thành một chuỗi
trên tai giữa kéo dài từ màng nhĩ tới cửa sổ hình bầu dục của tai trong. Xương bàn
đạp là xương nhỏ nhất trong cơ thể với chiều dài khoảng 2mm.
Màng nhĩ
Màng nhĩ là lớp đường phân chia giữa tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ có
hình bầu dục, hơi lồi, giống như một hình nón với các phần rỗng của nón quay ra
phía ngồi, và nghiêng một góc 30 độ so với đáy ống tai. Màng nhĩ bình thường có
màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám hồng, mỏng như giấy nhưng rất chắc. Màng
nhĩ có ba lớp: lớp da của ống tai, một lớp sợi cứng và lớp bên trong được gọi là
màng nhầy, nằm ở khoang tai giữa.

10



Ở thú nhỏ, màng nhĩ mỏng và có độ đàn hồi, trở nên dày hơn và cứng hơn
khi trưởng thành. Vịng hình khun giữ màng nhĩ cố định tạo thành một lớp màng
khơng thấm nước và kín giữa tai giữa và tai ngoài. Sự rung động của âm thanh,
năng lượng âm thanh, được tăng dần bởi vành tai và sự cộng hưởng của ống tai, làm
cho màng nhĩ dễ di chuyển ra sau và ra trước đáp ứng với những rung động. Màng
nhĩ được gắn với xương búa ở tai giữa. Ở tai bình thường, xương búa treo từ đầu
màng nhĩ tới điểm khoảng 2/3 màng nhĩ hướng xuống. Tại điểm đầu xương búa gắn
với màng nhĩ, màng nhĩ được kéo về phía tai giữa, tạo thành chóp phía trong của
hình nón. Tai giữa được tiếp giáp với tai trong thơng qua cửa sổ hình bầu dục, nằm
chống lại xương bàn đạp.
2.5.1.3 Tai trong
Tai trong nằm trong xương thái dương, là một mê cung xương bên trong
chứa các ống chất lỏng. Các rung động được truyền tới tai trong thông qua miếng
xương nhỏ trong lổ tai và xương bàn đạp được chuyển đổi thành các xung thần kinh
sẽ được truyền tới đây. Tai trong chứa ba cấu trúc riêng biệt: ốc tai (ống xoắn ốc),
tiền sảnh, và ba ống bán nguyệt.
Ốc tai
Các phần xương của tai trong có hình giống như vỏ ốc, bên trong là một lõi
rỗng, chứa các dây thần kinh ốc tai. Tầm quan trọng của ốc tai có thể được hiểu, khi
người ta nhận ra rằng nó có chứa khoảng 10.000 tế bào lơng, đáp ứng với âm thanh
sóng và kích thích các tế bào thần kinh gửi thông điệp tới não. Đây là một trong
những cách tai thay đổi rung động của khơng khí để nhận các tín hiệu điện.
Tiền sảnh và các ống bán nguyệt
Tiền sảnh xương kết nối với các ống bán nguyệt tạo thành các lỗ nhỏ chứa
các dây thần kinh của khu vực này. Tiền sảnh và các ống bán nguyệt chịu trách
nhiệm cho việc duy trì sự cân bằng. Những mô này được cung cấp bởi hai nhánh
của dây thần kinh sọ 8, truyền các xung điện liên quan đến âm thanh và cân bằng
trở lại não.


11


×