Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ƯỚC LƯỢNG CHẤT THẢI VÙNG NUÔI TÔM THÂM CANH HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ƯỚC LƯỢNG CHẤT THẢI VÙNG NUÔI TÔM THÂM CANH
HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

Họ và tên sinh viên: CÙ MINH TRÍ
Ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 7/2012


ƯỚC LƯỢNG CHẤT THẢI VÙNG NUÔI TÔM THÂM CANH HUYỆN
THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

Tác giả

CÙ MINH TRÍ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Nuôi trồng thủy sản, chuyên ngành Ngư y

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. Nguyễn Văn Trai

Tháng 7 năm 2012

i




TÓM TẮT
Đề tài “Ước lượng chất thải vùng nuôi tôm thâm canh huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến
Tre”, được tiến hành tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, thời gian từ tháng 3 năm 2012
đến tháng 7 năm 2012.
Đề tài đã tiến hành thu số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn 48 nông hộ và số liệu
thứ cấp từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú, cũng như kết
quả nghiên cứu về chất và lượng chất thải phát sinh từ nuôi tôm thâm canh từ nhiều tác
giả khác nhau, nhằm phân tích và mô tả hệ thống nuôi tôm tại vùng khảo sát, đồng thời
ước lượng chất thải từ vùng nuôi tôm thâm canh huyện Thạnh Phú và thảo luận các tác
động của chất thải lên môi trường và những biện pháp để quản lý giảm thiểu các tác động
xấu do chất thải gây ra.
Kết quả cho thấy, 100 % các trại khảo sát không thay nước trong suốt vụ nuôi, con
giống được thả với mật độ 30 - 40 con/m2, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, sau
mỗi vụ thu hoạch nước từ ao nuôi được xả ra môi trường. 100 % các trại khảo sát không
có ao xử lý nước thải trước khi xả ra ngoài.
Mỗi ha ao nuôi tôm sau mỗi vụ sẽ xả ra môi trường lượng nước thải là 15.021 ±
1.466 m3 (dao động từ 12.000 – 20.000 m3); và lượng bùn đáy là 435,2 ± 172,4 m3 (dao
động từ 200 – 866,7 m3). Trong đó lượng TN và TP từ nước thải được ước tính lần lượt là
213,8 ± 57,1 đến 848,3 ± 226,3 kg/ha/vụ và từ 26,3 ± 7,1 đến 327,9 ± 87,4 kg/ha/vụ;
lượng BOD5, COD, TSS lần lượt là, 1.846,4 ± 492,6 kg/ha/vụ, 5.482,2 ± 1.462,6 kg/ha/vụ
và 8.830,9 ± 2.225,3 kg/ha/vụ. Việc xả nước thải ra môi trường tự nhiên có khả năng tạo
ra những tác động tiêu cực, gây phú dưỡng hóa, ô nhiễm vùng nước tiếp nhận, làm suy
giảm chất lượng nước cấp của vùng nuôi.
Giảm thiểu lượng thức ăn đầu vào, thiết kế ao lắng, tái sử dụng nước và bùn thải là
những đề xuất khả quan nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh và các tác động môi
trường tại vùng nuôi.
ii



CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và toàn thể quý
Thầy Cô Khoa Thủy sản đã tận tâm tận lực truyền đạt các kiến thức khoa học cho chúng
tôi trong những năm học vừa qua.
Lòng biết ơn sâu sắc gửi đến:
Gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình học tập.
Thầy Nguyễn Văn Trai đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Anh Cao Tùng, anh Tạo, anh Thẳng, anh Hưởng, anh Muôn, anh Trường và các
anh công tác tại trạm Khuyến Nông và Khuyến Ngư huyện Thạnh Phú đã tận tình hỗ trợ
chúng tôi trong quá trình điều tra tại địa phương.
Anh Nam và các chú, các bác công tác tại phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn huyện Thạnh Phú.
Xin chân thành cảm ơn bạn Huỳnh Tấn Lợi, Trần Văn Lập, Nguyễn Minh Quân,
Nguyễn Công Bằng và các bạn sinh viên trong lớp đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong
quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này không
thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy
cô và các bạn.

iii


MỤC LỤC
Trang

TRANG TỰA ................................................................................................................................... i


TÓM TẮT.............................................................................................................................ii
CẢM TẠ ............................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. viii
Chương 1 MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ................................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
2.1 Tình hình nuôi tôm biển thế giới .................................................................................... 3
2.2 Tình hình nuôi tôm biển ở Việt Nam ............................................................................ 4
2.3 Tình hình nuôi tôm ở Bến Tre ........................................................................................ 6
2.4 Tác động môi trường của nghề nuôi tôm biển................................................................ 7
2.4.1 Vấn đề ô nhiễm ............................................................................................................ 7
2. 4.2 Sự hình thành chất thải trong ao tôm....................................................................... 10
2.5 Vùng nuôi tôm huyện Thạnh Phú................................................................................ 13
2.5.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 13
2.5.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................................. 13
2.5.1.2 Địa hình .................................................................................................................. 14
2.5.1.3 Khí hậu ................................................................................................................... 14
2.5.1.4 Chế độ thủy văn ...................................................................................................... 15
2.5.1.5 Thổ nhưỡng ............................................................................................................ 16
2.5.2 Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................. 16
2.5.3 Vùng nuôi tôm huyện Thạnh Phú.............................................................................. 17
iv


Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 20
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ........................................................................ 20

3.2. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu .................................................................... 20
3.2.1 Phương pháp điều tra ................................................................................................. 20
3.2.2 Thu thập số liệu ......................................................................................................... 20
3.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 21
3.4 Phân tích và xử lý số liệu. ............................................................................................ 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 23
4.1 Mô tả quy trình kỹ thuật nuôi tôm ở huyện Thạnh Phú ............................................... 23
4.2 Ước tính lượng nước thải từ vùng nuôi tôm huyện Thạnh Phú ................................... 26
4.2.1 Ước lượng nước thải .................................................................................................. 26
4.2.2 Ước tính hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước thải .......................................... 27
4.3 Ước lượng bùn thải và cách xử lý ................................................................................ 30
4.4 Các biện pháp quản lý hiện hành .................................................................................. 32
4.5 Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường ........................................................... 33
4.5.1 Giảm thiểu lượng chất thải phát sinh......................................................................... 33
4.5.1.1 Kiểm soát cho ăn .................................................................................................... 33
4.5.1.2 Nuôi kết hợp ........................................................................................................... 34
4.5.2 Xử lý và tái sử dụng chất thải .................................................................................... 35
4.5.2.1 Xử lý và tái sử dụng nước ...................................................................................... 35
4.5.2.2 Xử lý và tái sử dụng bùn ........................................................................................ 36
4.5.2.3 Sử dụng hệ thống rừng ngập mặn........................................................................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 39
5.1 Kết luận......................................................................................................................... 39
5.2 Đề nghị ......................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 41
PHỤ LỤC 1- Thông tin cơ bản các trại khảo sát............................................................... 44
PHỤ LỤC 2- Bảng câu hỏi khảo sát.................................................................................. 46
PHỤ LỤC 3- Một số hình ảnh khảo sát ............................................................................ 51
v



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
DO: Dissolved Oxygen
TN: Total Nitrogen
TP: Total Phosphorus
BOD5: Biochemical Oxygen Demand
COD: Chemical Oxygen Demand
TSS: Total Suspended Solid
N-NH3: Nitrogen ammonia
FCR: Food Conversion Ratio
VASEP: Vietnam Association Of Seafood Exporters and Producers

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Biểu đồ tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2011 .....................................5
Hình 2.2: Biểu đồ phân bố các trại nuôi theo địa lý của vùng nuôi tôm huyện Thạnh Phú . 17
Hình 2.3: Bản đồ quy hoạch vùng nuôi tôm huyện Thạnh Phú ............................................ 18
Hình 2.4: Biểu đồ diện tích nuôi tôm thâm canh huyện Thạnh Phú giai đoạn 2009 - 2011 19
Hình 4.1: Sơ đồ một dạng ao nuôi phổ biến tại Thạnh Phú .................................................. 24
Hình 4.2: Biểu đồ phương pháp xử lý bùn đáy tại các trại khảo sát ..................................... 31
Hình 4.3: Sơ đồ hệ thống ao nuôi tôm thâm canh ................................................................ 36
Hình 4.4: Biểu đồ phân bố diện tích vùng nuôi theo địa lý ................................................. 37

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 : Cân bằng nitơ và phốt pho trong hệ thống nuôi tôm từ nhiều nguồn tác giả
khác nhau ............................................................................................................................ 11
Bảng 2.2: Lượng chất thải phát sinh khi sản xuất mỗi tấn tôm (đơn vị: kg/tấn tôm) ........ 12
Bảng 2.3: Lượng chất thải phát sinh trên mỗi đơn vị sả xuất (ha) ..................................... 13
Bảng 4.1: Lượng nước thải trung bình của các trại khảo sát (m3/ha): ............................... 27
Bảng 4.2: Hàm lượng các chất có trong nước thải phát sinh khi sản xuất mỗi tấn tôm
thương phẩm (kg/tấn tôm) tại vùng khảo sát ...................................................................... 27
Bảng 4.3: Ước lượng chất thải trung bình (đơn vị: kg/ha) ................................................ 29
Bảng 4.4: So sánh lượng bùn đáy với vùng nuôi tôm thâm canh tại Thái lan ................... 31

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nghề nuôi tôm ven biển đã đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế
nước ta bởi sự phát triển của nghề nuôi cả về quy mô, mức độ thâm canh và nguồn thu
ngoại tệ từ xuất khẩu. Tuy nhiên sự phát triển quá mức cũng như yếu kém trong quản lý
đã gây những vấn đề môi trường đáng lo ngại, trong đó ô nhiễm nguồn nước do chất thải
từ các trại nuôi là một trong những lý do chính.
Theo nhiều nghiên cứu (Trai và ctv, 2007; Nguyễn Thanh Long và Võ Thành
Toàn, 2008; Anh và ctv, 2009,…), các trại nuôi tôm ở Việt Nam cũng có thể dẫn đến
nguy cơ ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, nồng độ BOD5, COD, Nitơ và Phospho từ dư
lượng thức ăn, thường được xả trực tiếp xuống kênh rạch và các con sông gây ra sự thiếu
oxy và phú dưỡng hóa. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nuôi tôm thâm canh nói riêng
đã góp phần lớn nhất vào tác động môi trường trong hầu hết các hệ thống sản xuất tôm,

gây hiện tượng phú dưỡng và làm ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận (Dierberg và
Kiattisimkul, 1996).
Theo Anh và ctv (2009) để sản xuất ra mỗi tấn tôm thương phẩm tại Cần Giờ, hệ
thống nuôi sẽ thải ra môi trường khoảng 259 kg BOD5, 769 kg COD, 1170 kg TSS, 30 kg
Nitơ và 3,7 kg Phospho chứa trong nước thải. Tương tự như vậy, kết quả tổng hợp từ
nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác khác nhau cũng cho thấy rằng việc sản
xuất một tấn tôm thương phẩm thì chất thải chứa từ 70 - 102 kg Nitơ và 13 - 46 kg
Phospho ra ngoài môi trường (Briggs và Funge-Smith, 1994; Thakur và Lin, 2003).
Jackson và ctv (2003) thì cho rằng trong nuôi tôm thâm canh 90 % Nitơ được cung cấp
vào ao từ thức ăn, trong số đó chỉ 22 % được chuyển hóa trong tôm thu hoạch, 14 % tích
tụ trong trầm tích và khoảng 57 % theo nước thải xả ra môi trường.

1


Để giải quyết những vấn đề môi trường xuất phát từ nuôi tôm thâm canh, điều
quan trọng trước hết là phải hiểu được bản chất và lượng của các vật chất thải ra từ trại
tôm (Phillips, 1995). Từ đó có thể đánh giá tác động của nghề nuôi tôm đối với môi
trường, đề xuất các biện pháp tại chỗ cũng như lâu dài nhằm giảm thiểu những tác động
môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nghề nuôi. Như vậy, việc xác định
chất và lượng những vật chất hữu cơ có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường xung
quanh bắt nguồn từ hệ thống nuôi tôm là điều cần thiết, nhằm có giải pháp quản lý phù
hợp để giảm thiểu ô nhiễm. Được sự cho phép của Khoa Thủy sản trường Đại học Nông
Lâm Thanh Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Ước lượng chất thải vùng nuôi tôm thâm canh huyện Thạnh Phú tỉnh Bến
Tre”
1.2 Mục tiêu đề tài
- Mô tả sơ lược vùng nuôi tôm thâm canh tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
- Ước lượng chất thải vùng nuôi tôm thâm canh ven biển tại vùng khảo sát.
- Thảo luận các tác động môi trường do nguồn chất thải ao tôm gây ra và đề xuất

các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động môi trường.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi tôm biển thế giới
Nghề nuôi tôm thương phẩm được hình thành từ rất sớm trên thế giới với hình thức
quảng canh (Primavera, 1985),tuy nhiên nó chỉ thật sự phát triển mạnh mẽ từ thập niên
1970. Năm 1975, Ecuador đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản lượng tôm nuôi ở
Tây Bán Cầu còn Đài Loan và Trung Quốc dẫn đầu ở Đông Bán Cầu.
Năm 1980, Indonesia, Trung Quốc và Ecuador là những nước sản xuất tôm lớn
nhất thế giới. Trong 30 năm qua, sản lượng tôm của khu vực Đông Á đã tăng nhanh
chóng. Mặc dù, vào năm 1980, Trung Quốc và Ecuador cạnh tranh nhau ở vị trí nhà sản
xuất tôm lớn thứ hai thế giới nhưng từ lâu Trung Quốc đã vượt qua tất cả các nước khác
và chiếm 38 % sản lượng tôm thế giới. Năm 1992, Thái Lan trở thành nước có sản lượng
tôm đứng đầu thế giới và tiếp tục duy trì đến giữa thập niên 1990 (,
2012).
Năm 2009, Trung Quốc là nước duy nhất sản xuất hơn 1 triệu tấn tôm. Các nước
Đông Á khác cũng phát triển nhanh chóng. Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Lương Nông
Liên Hiệp quốc (FAO), năm 2009, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đã sản
xuất ba phần tư sản lượng tôm nuôi thế giới. Trong khi đó, 13 nước sản xuất tôm lớn nhất
Trung và Nam Mỹ chỉ chiếm chưa đến một phần năm (18 %) sản lượng toàn cầu
(, 2012).
Sản lượng tôm trên thế giới gia tăng đặc biệt mạnh mẽ từ đầu thế kỷ 21. Năm
2009, sản lượng tôm thế giới là 3.495.972 tấn, gấp 50 lần so với sản lượng năm 1980 với
71.897 tấn tôm (bao gồm tất cả các loài).

3



2.2 Tình hình nuôi tôm biển ở Việt Nam
Nuôi tôm ở Việt Nam bắt đầu từ cuối thập niên 1990 để đáp ứng nhu cầu thị
trường thế giới và có sự thay đổi chính sách ở các vùng ven biển. Hiện nay, 90 % trang
trại nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôm sú (Penaeus
monodon) chiếm ưu thế với sản lượng là 289.000 tấn sản phẩm năm 2008 (MARD, 2009
trích dẫn bởi Anh và ctv, 2010). Những năm gần đây, người nuôi tôm Việt Nam chuyển
đổi một phần diện tích sang nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) thay thế tôm sú
với mong đợi sẽ giúp duy trì sản lượng cao của nền công nghiệp tôm, hiệu quả hơn trong
việc cung cấp nước sử dụng, tỉ lệ chuyển đổi thức ăn thấp, tỉ lệ sống sót cao, và quá trình
tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, đã có những lo ngại về những tác động môi trường, sự lây
lan các mầm bệnh mới từ loài tôm thẻ ngoại nhập. Tôm sú vẫn được ưa chuộng trên thị
trường thế giới hơn nữa còn là loài quan trọng trong các trang trại nuôi tôm vùng nhiệt
đới.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong năm 2011, sản lượng

tôm nuôi tiếp tục tăng cao, đạt 632.900 tấn, tăng 6,8 % so với cùng kỳ năm 2010. Cũng
trong năm 2011, mô hình nuôi tôm sú theo hướng thân thiện với môi trường tiếp tục phát
triển tại các địa phương, nên sản lượng thu hoạch trên phần diện tích này ổn định và tăng
khá. Trong đó, Cà Mau đạt 106 nghìn tấn, tăng 10,3 % so với năm trước; Kiên Giang 26
nghìn tấn, tăng 10 %; Tiền Giang 11 nghìn tấn, tăng 16 %.
Ngược lại, trên phần diện tích nuôi công nghiệp, tôm sú bị ảnh hưởng nhiều từ dịch
bệnh do người nuôi tự phát đào ao mở rộng diện tích, trong khi cơ sở hạ tầng chưa được
đầu tư đúng mức và đầy đủ. Do đó, sản lượng tôm sú năm 2011 giảm 3,7 % so với năm
2010. Một số địa phương có sản lượng tôm sú giảm là: Sóc Trăng giảm 37,6 %; Bến Tre
giảm 23 %; Bạc Liêu giảm 0,7 %.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong cả sản xuất lẫn xuất khẩu nhưng kết thúc năm
2011, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn đạt tới con số đầy khích lệ 2,396 tỷ USD, tăng 13,7 %
so với năm 2010 (, 2012). Tôm Việt Nam được xuất sang 91 thị

trường, trong đó Nhật vẫn đứng đầu với giá trị trên 600 triệu USD, chiếm 25,3 % tỷ trọng.

4


Hình 2.1: Biểu đồ tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2011
(Nguồn: Vasep, 2012)
Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc là 5 thị trường
nhập khẩu lớn nhất, chiếm 81,7 % tỷ trọng giá trị xuất khẩu tôm cả nước. Trong đó, Nhật
Bản đứng đầu với giá trị đạt 607,2 triệu USD, chiếm 25,3 % tỷ trọng xuất khẩu, tiếp đến
là Mỹ (558,5 triệu USD), EU (412,8 triệu USD), Trung Quốc (223,6 triệu USD) và Hàn
Quốc (157,5 triệu USD) (Vasep, 2012).
Nhìn chung cũng như các nước trên thế giới, nghề nuôi tôm biển ở nước ta cũng
đang gặp phải nhiều trở ngại lớn về vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và biến động
gia cả thị trường.
Sự phát triển của nghề nuôi tôm đã mang lại những lợi ích kinh tế cho đất nước,
tuy nhiên nuôi tôm thâm canh đã gây ra những vấn đề lo ngại đối với môi trường. Các
nghiên cứu hiện tại dường như đều đồng ý rằng các vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất
của nuôi tôm thâm canh đều liên quan đến việc sử dụng nước và gây ô nhiễm nước. Nước
thải từ ao nuôi tôm thâm canh có hàm lượng nitơ, phospho , hợp chất hữu cơ cao, vì vậy
hàm lượng BOD5, COD cao, thêm vào đó trong nước thải có thể có các hợp chất hóa học
và mầm bệnh (Phillips, 1995; Nguyễn Thanh Long và Võ Thanh Toàn, 2008; Anh và ctv,
2010). Một số nghiên cứu của các tác giả tại vùng nuôi tôm Cần Giờ cho thấy việc xả
nước từ các ao nuôi tôm thâm canh có khả năng gây ra những vấn đề môi trường nghiêm
trọng (Trai và ctv, 2007; Anh và ctv, 2010).
5


Trong xu hướng chung của thế giới, hiện nay nước ta đang đẩy nhanh ứng dụng
các qui định về nuôi GAP (Good Aquaculture Practice), BMP (Better Aquacculture

Practice) và nuôi tôm có trách nhiệm trong nuôi tôm. Bên cạnh đó các mô hình nuôi kết
hợp và thân thiện với môi trường như nuôi kết hợp với rừng ngập mặn, nuôi luân canh với
ruộng lúa, nuôi tôm kết hợp với các đối tượng thủy sản khác như cá, cua, nhuyễn thể,…
đang được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh nghiên cứu để cải thiện năng suất và hiệu quả, góp
phần phát triển đa dạng mô hình và đối tượng nuôi, cũng như giúp nghề nuôi phát triển
bền vững.
2.3 Tình hình nuôi tôm ở Bến Tre
Bến Tre là một tỉnh ven biển nằm trong trong khu vực châu thổ ĐBSCL với điều
kiện tự nhiên giàu tiềm năng cho các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản. Vì thế,
trong những năm gần đây diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đã có tăng liên tục, với
tốc độ tăng trung bình là vài trăm ha. Các huyện ven biển vẫn là những khu vực giàu tiềm
năng, có diện tích nuôi và tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tập trung ở các huyện như Thạnh
Phú, Ba Tri, Bình Đại chỉ tính riêng 3 huyện này đã chiếm khoảng 90% tổng diện tích
nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh. Đây là những khu vực phổ biến nuôi các loại thủy sản
môi trường mặn, lợ như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nghêu,… với hình thức nuôi khá đa
dạng từ thâm canh công nghiệp, bán thâm canh đến các hình thức nuôi xen canh, xen canh
giữa các loài hoặc xen canh với lúa (Phan Hoàng Tân và ctv, 2011).
Năm 2010, tổng diện tích nuôi thủy sản của tỉnh ước đạt 42.564 ha. Trong đó, diện
tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh đã thả giống khoảng 6.045 ha trong đó tôm sú
thâm canh, bán thâm canh là 4.827 ha, tôm thẻ chân trắng là 1.218 ha (UBND tỉnh Bến
Tre, 2011).
Các huyện ven Biển Bến Tre có những điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển nghề
nuôi trồng thủy sản, có thể quy hoạch nuôi tôm thâm canh đạt chất lượng cao. Bến Tre
cũng là tỉnh có hệ thống quan trắc chất lượng nước hỗ trợ nghề nuôi tôm có hiệu quả.
Sau khi tiến hành rà soát và lập phương án phát triển tôm chân trắng, theo Quyết
định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 20/02/2009, kế hoạch của tỉnh là sẽ phát triển 3.080 ha
nuôi tôm chân trắng vào năm 2015 với sản lượng 32.880 tấn và đến năm 2020 là 5.450
6



ha, sản lượng dự kiến 63.500 tấn ở các huyện ven biển. Tuy nhiên, Bến Tre vẫn xem còn
tôm sú là đối tượng nuôi chủ lực và tôm chân trắng chỉ nuôi ở một giới hạn cho phép.
Một vấn đề thách thức đáng lo ngại đối với nghề nuôi đó là ô nhiễm môi trường.
Vì thế cần có những nghiên cứu nhằm đánh giá và đề ra những biện pháp nhằm giảm
thiểu những tác động môi trường có thể phát sinh từ sự phát triển nghề nuôi của vùng.
2.4 Tác động môi trường của nghề nuôi tôm biển
2.4.1 Vấn đề ô nhiễm
Nghề nuôi tôm biển có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của hiều quốc gia.
Tuy nhiên , tác động tiêu cực của nghề nuôi tôm cũng rất đáng lo ngại (Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Theo Boyd (2003), nuôi trồng thủy sản ven biển đặc biệt là nuôi tôm thâm canh sẽ
làm nảy sinh các vấn đề môi trường, trong đó sự ô nhiễm vùng nước ven biển bởi nước
thải và chất thải từ ao tôm thâm canh là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia.
Ngoài hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng như nghề nuôi tôm thâm canh, phát triển
đô thị và hoạt động nông nghiệp cũng thải một lượng lớn hóa chất, chất hữu cơ và các
chất dinh dưỡng và môi trường nước ven biển. Các dòng chất thải này có thể bao gồm hóa
chất, chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng, vi khuẩn, BOD5, COD có thể gây ô nhiễm cho
vùng nước tiếp nhận và lần lượt các vùng ô nhiễm trở nên nguy hại cho các sinh vật dưới
nước (Trai và ctv, 2007).
Bên cạnh, nước thải từ nuôi trồng thủy sản ven biển cũng là một mối lo ngại về ô
nhiễm môi trường. Nguồn chất thải từ nuôi trồng thủy sản thường bao gồm các vật chất
kim loại, các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ phân, thức ăn dư thừa và dư lượng các loại
hóa chất. Graslund và Bengtsson (2001) báo cáo rằng có hàng trăm loại hóa chất được sử
dụng trong nuôi tôm ở Đông Nam Á. Các dư lượng hóa chất này thải ra môi trường sẽ có
tác động tiêu cực hoặc rất độc hại đối với các quần thể động vật thủy sản, thậm chí nguy
hại đối với con người bởi lượng hóa chất tích lũy trong cơ thể các động vật thủy sản
hoang dã.
Đối với nghề nuôi tôm biển, lượng chất thải vào môi trường nước ven biển phụ
thuộc vào mức độ thâm canh.
7



- Nuôi quảng canh đặc trưng bởi mật độ nuôi thấp, ít hoặc không không sử sụng
thức ăn bổ sung. Kết quả là các trại tôm quảng canh thường không tạo ra một lượng đáng
kể chất thải bao gồm các vật chất dinh dưỡng và hữu cơ. Thực tế là các đầm tôm quảng
canh ở Indonesia và Việt nam trong nhiều thập kỉ qua đã chứng minh cho tiềm năng và
tính bền vững của nó (Cholik và Poenomo, 1987; Phillips và ctv, 1993).
- Nuôi tôm bán thâm canh thì thả mật độ thưa, sử dụng phân bón và thức ăn bổ
sung. Còn trại tôm thâm canh sử dụng hoàn toàn con giống nhân tạo, thả mật độ cao, bón
phân và sử dụng thức ăn viên công nghiệp. Vì vậy mức độ thâm canh càng cao thì lượng
chất thải phát sinh càng lớn, làm gia tăng mối các vấn đề môi trường phát sinh từ nuôi
tôm thâm canh.
Các chất thải từ ao nuôi tôm thâm canh gây ra những tác động tiêu cực lên môi
trường nước và hệ sinh thái ven biển, chúng phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như: (a)
lượng chất thải, (b) thành phần của chất thải: các thành phần hóa học, chất rắn lơ lửng,
các dưỡng chất, các vật chất hữu cơ,.. (c) và, tính chất của nguồn nước tiếp nhận: tốc độ
làm loãng các vật chất, thời gian lưu nước và chất lượng nguồn nước tiếp nhận (PaezOsuna, 1996).
Các dòng chất thải từ trại tôm giàu các chất dinh dưỡng, hóa chất và chất rắn lơ
lửng khi được xả vào môi trường, trước tiên sẽ gây độ đục cao tại vùng nước tiếp nhận.
Độ đục cao, sự xâm nhập của ánh sáng vào cột nước giảm gây tác động tiêu cực đối với
các sinh vật dưới nước mà trước hết là các thực vật thủy sinh quang dinh dưỡng. Tiếp
theo đó là sự suy giảm DO trong nước và sự làm giàu các chất dinh dưỡng. Dù các chất
dinh dưỡng là nguồn cần thiết cho sản xuất sơ cấp, nhưng sự quá tải của chúng trong môi
trường nước sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các quần thể sinh vật, bao gồm cả
các quần thể cá. Bên cạnh đó, sự có mặt sẵn có của các độc chất trong nước thải và cả từ
sự phân hủy các dưỡng chất như NH3, NO2, H2S, CH4,… là những độc chất có hại cho
động vật thủy sản.
Tác động từ trầm tích và bùn đáy cũng rất nghiêm trọng. Bùn đáy và trầm tích nếu
không được xử lý đúng cách, được xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây ra những tác động
tiêu cực nghiêm trọng cho vùng nước tiếp nhận bao gồm cả sự bồi lắng ở khu vực nước

8


tiếp nhận, ảnh hưởng đến môi trường sống của các quần thể sinh vật dưới nước thậm chí
gây ra sự mất mát về đa dạng sinh học ở vùng nước tiếp nhận.
Chất thải từ nuôi tôm không chỉ gây những tác động đến môi trường mà có những
ảnh hưởng ngược đến cả nghề nuôi tôm ven biển. Có bằng những chứng gián tiếp mạnh
mẽ rằng suy thoái môi trường đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các
vấn đề dịch bệnh ảnh hưởng đến các ao nuôi tôm ở châu Á. Những thiệt hại nghiêm trọng
từ dịch bệnh đã được báo cáo ở một số nước trong khu vực.
Tại Đài Loan, sản lượng tôm giảm từ 90.000 tấn trong năm 1987 còn 20.000 tấn
vào năm 1989 vì dịch bệnh. Suy thoái môi trường ven biển tại Đài Loan có liên quan đến
việc tăng cường nuôi tôm và sự quá tải của các vùng nước ven biển bởi nước thải ao và
nước thải công nghiệp (Lin, 1989; Chen, 1990; trích dẫn bởi Phillips, 1995).
Ở Trung Quốc, sản lượng tôm năm 1993 giảm 75 % so với năm 1992 do dịch bệnh
bùng phát và thủy triều đỏ.Báo cáo chưa được xác nhận ban đầu cho thấy thiệt hại kinh tế
là 750 triệu USD. Tại Indonesia, sản xuất ở Trung và Đông Java đã giảm 30 % vào năm
1993 còn ở Medan và Sumatra, trên 80 % ao nuôi bị bỏ hoang vào năm 1993 do mất mùa
(Phillips, 1995).
Các trang trại tôm ở Samut Songkhram, Samut Prakan, và tỉnh Samut Sakhon ven
Vịnh Thái Lan, một diện tích rộng lớn tôm thâm canh đã bị chết hàng loạt và bị bỏ hoang.
Tự ô nhiễm và sự phát tán nước thải từ các ao tôm đã dẫn đến các bệnh do vi khuẩn. Diện
tích ao nuôi bị bỏ hoang ít nhất là 10.100 ha vào năm 1991 và đem lại một thiệt hại kinh
tế trị giá 180 triệu USD xuất khẩu tôm mỗi năm (FAO-NACA, 1994 trích dẫn bởi
Phillips, 1995).
Mối quan tâm của người nuôi tôm hiện nay là kiểm soát môi trường, quản lý sức
khỏe, dịch bệnh trên tôm nuôi, những vấn đề về môi trường phát sinh từ nuôi tôm ít được
quan tâm. Nhưng trong tương lai ngành công nghiệp nuôi tôm cũng có thể bị ảnh hưởng
bởi nhận thức của thị trường tiêu thụ tôm về các vấn đề liên quan đến môi trường. Người
nông dân nuôi tôm xuất khẩu có thể thúc đẩy khả năng cạnh tranh của con tôm trên thị

trường tôm quốc tế, lợi thế thương mại thông qua việc tiếp thị con tôm như là một sản
phẩm “xanh” thân thiện với môi trường. Một yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo tính bền
9


vững của nghề nuôi. Bên cạnh đó thực hành quản lý trong trại nuôi tôm cần được hướng
tới sự hài hòa và có kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào và đầu ra, giữa hệ sinh thái môi
trường ao nuôi với các hệ thống địa phương, hệ thống vùng, hệ thống quản lý quốc gia và
cả hệ thống quản lý toàn cầu (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
2. 4.2 Sự hình thành chất thải trong ao tôm
Thức ăn viên đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm thâm canh, chiếm 50-60% chi
phí sản xuất trong phần lớn các trại tôm (Chanratchakool và ctv, 1999) và cũng đóng
không nhỏ trong việc phát sinh và tích lũy chất thải trong ao tôm thâm canh. Thức ăn
thừa, phân tôm và quá trình chuyển hoá dinh dưỡng là nguồn gốc chủ yếu của các chất ô
nhiễm hữu cơ ở các trại nuôi tôm, và trình độ quản lý yếu kém có khả năng làm cho lượng
các chất này gia tăng đáng kể. Nitơ và Phospho là những nguyên tố chủ yếu trong chất
thải bắt nguồn từ thức ăn. Việc cho thức ăn quá nhiều, tính chất nguồn nước không ổn
định, thức ăn dễ tan, thức ăn khó hấp thu và khả năng duy trì nitơ vv… là những yếu tố
liên quan với nước thải có chứa nhiều nitơ và phospho.
Trong nuôi tôm sú thâm canh lượng đạm và lân từ thức ăn cho tôm chiếm lần lượt
93 % và 51% tổng lượng đạm và lân đầu vào của ao nhưng lượng đạm và lân tích lũy
trong tôm lại rất thấp, lần lượt là 16,7 - 21 % và khoảng 6,4 % tổng đạm và lân đầu ra
(Primavera,1998; Nguyễn Thanh Long và Võ Thành Toàn, 2008).
Nghiên cứu của Tharkun và Lin (2003), đối với hệ thống nuôi tôm sú khép kín thì
nguồn dinh dưỡng đầu vào chủ yếu là từ thức ăn, cung cấp 76 - 92 % nitơ tổng số (TN),
và 70 - 91 % phospho tổng số (TP), trong số đó tôm chỉ đồng hóa 23- 31 % nitơ và 10 15 % phospho so với TN và TP đầu vào. 14 - 53 % nitơ và 39 - 67 % phospho tích lũy
trong bùn đáy, còn trong nước thải chiếm 14 – 28 % nitơ và 19 - 29 % phospho trong nitơ
và phospho tổng số. Tương tự như vậy theo Jackson và ctv (2003), 90 % nitơ được cung
cấp vào ao từ thức ăn, trong số đó chỉ 22 % được chuyển hóa trong tôm thu hoạch, 14 %
tích tụ trong trầm tích và khoảng 57 % theo nước thải xả ra môi trường.

Đối với tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), thức ăn là nguồn chủ yếu của nitơ
và phospho đầu vào, chiếm 61,24 % ni tơ và 81,08 % phospho trong TN và TP đầu vào.
Trong đó chỉ có 32,94 % nitơ và 14,23 % phospho được tôm chuyển hóa; lần lượt 74,37
10


% và 64,85 % ni tơ và phospo trong trầm tích trong tổng số TN và TP đầu ra; 12,2 % ni tơ
và 11,4 % phospho trong nước thải được xả ra môi trường (Xia và ctv, 2003).
Bảng 2.1 : Cân bằng nitơ và phốt pho trong hệ thống nuôi tôm dựa vào thức ăn cung cấp,
tổng hợp từ nhiều nguồn tác giả khác nhau
Long và Toàn,

Jackson và

Tharkun và Lin,

2008

ctv, 2003

2003

Xia và ctv,
2003

TN

TP

TN


TP

TN

TP

TN

TP

16

9

22

-

23 - 31

10 - 15

32,94

14,23

29

2


57

-

14 - 28

19 - 29

12,26

11,4

28

40

14

-

14 - 53

39 - 67

74,37

64,85

27


49

3

-

-

-

-

-

Tích lũy trong
tôm (%)
Nước thải (%)
Bùn đáy (%)
Thất thoát (%)

Các nguồn khác của chất thải hữu cơ là mảnh vụn thực vật phù du hoặc tảo dạng
sợi và chất lắng đọng hoặc chất hữu cơ hoà tan, huyền phù do nước lấy vào mang theo.
Chất thải nuôi tôm còn có chứa một ít dư lượng của các chất kháng sinh, thuốc trị liệu và
các loại hóa chất.
Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, phospho và các chất dinh dưỡng
khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng và rộng dinh dưỡng, kèm theo sự tăng sức sản xuất ban
đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ sẽ làm
giảm DO và tăng BOD5, COD, sulfit hydrrogen, ammoniac và hàm lượng methan
trong vực nước tự nhiên. Paez- Osuna (1996), đặc thù của chất thải từ ao tôm thâm canh

đó là giàu BOD, COD các dưỡng chất, chất rắn lơ lửng (TSS),… Nghiên cứu của Phạm
Thị Anh (2009) tại huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) thì mỗi ha mặt nước ao tôm thâm
canh sẽ thải ra khoảng 1373 kg BOD5, 4077 kg COD, 6201 kg TSS, 159 kg TN, 20 kg TP
và 26 kg Ammoniac- ni tơ (N-NH3). Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu về lượng

11


chất thải từ nuôi tôm thâm canh tại các vùng nuôi tôm khác nhau. Tất cả đều cho thấy
nước thải từ nuôi tôm mang những nguy cơ ô nhiễm cho môi trường nước tiếp nhận.
Bảng 2.2: Lượng chất thải phát sinh khi sản xuất mỗi tấn tôm (đơn vị: kg/tấn tôm)
(nguồn: nhiều tác giả)
Tác giả (năm)
Anh và ctv (2010)

Vùng

TN

TP

BOD5

COD

TSS

Cần Giờ

30


3,7

259

769

1170

Bạc Liêu

118-120

30-33

-

-

-

Australia

71,9

Thái Lan

38 - 44

-


-

-

-

-

53,1

-

111

-

-

-

-

Thái Lan

102

46

-


-

-

nghiên cứu

Nguyễn Thanh Long
và Võ Thành Toàn
(2006)
Christopher Jackson
(2003)
Briggs và Funge
Smith (1994)
Philip (1994)
Robertson và Philip
(1995)
Tharkun và Lin
(2003)

12


Bảng 2.3: Lượng chất thải phát sinh trên mỗi đơn vị sản xuất (ha) (Nguồn: nhiều tác giả)
Tác giả (năm)
Phạm Thị Anh
(2010)
Dierberg (2001)
Songsangjinda
(1993)

Islam (2003)
Briggs và Funge
Smith (1994)

Vùng nghiên

TN

TP

BOD5

COD

TSS

Cần Giờ

159

20

1373

4077

6021

Thái Lan


178

15,7

-

-

6650

Thái Lan

205,2

33,73

1351

8452

-

Thái Lan

198,4

64,3

-


-

-

Thái Lan

175 - 194

-

-

-

-

cứu

Để có cái nhìn khái quát hơn nữa về những tác động đối với môi trường từ nuôi
tôm thâm canh, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước. Vùng nuôi tôm thâm canh tại huyện
Thạnh Phú, một trong ba huyện nuôi tôm ven biển của tỉnh Bến Tre nơi có nhiều tiềm
năng phát triển về quy mô lẫn diện tích, được chúng tôi lựa chọn và tiến hành khảo sát,
nghiên cứu trên cơ sở ước lượng các chỉ tiêu ô nhiễm. Qua đó đánh giá khả năng ô nhiễm
và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế những tác động môi trường có thể có thể xảy ra từ
vùng nuôi tôm thâm canh của địa phương trong tương lai.
2.5 Vùng nuôi tôm huyện Thạnh Phú
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm tự nhiên của huyện Thạnh Phú gồm những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ
với những giồng cát và những khu rừng ngập mặn. Ở ven biển, ven sông là những dải
rừng ráng, chà là, dừa nước, bần, mắm, đước, vẹt vv...

2.5.1.1 Vị trí địa lý
Là một trong 3 huyện duyên hải của tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú nằm ở cuối cù
lao Minh, chân đạp sóng biển Đông (với bờ biển dài 25 km, tính từ Vàm Rỏng đến Khâu

13


Băng), phía tây giáp huyện Mỏ Cày, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn cách bởi con sông
Cổ Chiên, phía bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung là con sông Hàm Luông.
Diện tích chung toàn huyện là 41.180 ha, phần lớn đất đai do ảnh hưởng thủy triều
của biển Đông nên bị nhiễm mặn, còn các xã từ thị trấn Thạnh Phú trở lên giáp với huyện
Mỏ Cày thuộc vùng nước lợ. Việc phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa, gặp nhiều khó
khăn, năng suất thường bấp bênh.
2.5.1.2 Địa hình
Huyện Thạnh Phú nằm trong khu vực tương đối thấp của tỉnh Bến Tre. Địa hình
huyện bằng phẳng mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long do gần biển
nên địa hình ở đây hơi nghiêng về phía biển Đông. Độ cao trung bình của huyện so với
mặt nước biển từ 0,75 - 1 m. Cũng do gần biển nên địa bàn của huyện có nhiều hệ thống
đê bao cùng với nhiều hệ thống kênh rạch dày đặc nên bề mặt của huyện bị chia cắt khá
mạnh. Với địa hình như trên đã tạo điều kiện rất thuân lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.
2.5.1.3 Khí hậu
Nhiệt độ
Do huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của tỉnh Bến Tre thuộc đồng bằng
sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng của biển nên nhiệt độ khá cao và ổn định.
- Nhiệt độ trung bình hằng năm là 27,2 oC
- Nhiệt độ cao nhất là 36,28 oC
- Nhiệt độ thấp nhất là 18,5 oC
Biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm là 10 oC
Lượng mưa và bốc hơi

Lượng mưa trung bình hằng năm của huyện vào khoảng 1.371,5 mm và tập trung
vào các tháng 5 - 11 và bị ngắt quãng bởi thời gian hạn “ Bà Chằn” vào cuối tháng 7 và
đầu tháng 8. Trong khi đó lượng bốc hơi bình quân là 1632 mm, lượng bức xạ là 159
Kcal/cm2, khiến đất bị kiệt nước trong mùa khô làm tăng độ phèn mặn, khoáng hóa kéo
dài thời gian phèn mặn ở một số xã.
14


Chế độ gió
Huyện Thạnh Phú trong năm có 2 mùa mưa và khô rõ rệt:
- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành là gió
Tây Nam, sức gió cấp 3 - 4 từ tháng 5 đến tháng 9.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau hướng gió thường là Bắc đến
Đông Bắc sức gió cấp 2.
Đặc biệt từ tháng 2 - 3 có gió chướng hướng gió gần như song song với sông Hàm
Luông và sông Cổ Chiên đã đưa nước mặn vào sâu trong nội đồng. Vào cuối mùa mưa
gió chướng thường kết hợp với triều cường gây ra hiện tượng nước dâng cao dọc bờ biển
Thạnh Phú.
Độ ẩm
Độ ẩm của vùng liên quan chặt chẽ với chế độ mưa trong năm. Trong mùa mưa độ
ẩm cao, từ 83 - 90 %, mùa khô thấp từ 75 - 85 %, độ ẩm không khí trung bình là 79 %.
Với độ ẩm như trên thì huyện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản.
Tuy nhiên những năm gần khí hậu của huyện có nhiều xáo trộn và biến đổi thất
thường, không theo quy luật chung do ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu. Điều này đã
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và hoạt động nuôi trồng thủy sản của
vùng.
2.5.1.4 Chế độ thủy văn
Thạnh Phú là huyện ven biển Đông chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều, biên độ
dao động từ 1,2 - 2,4 m. Nguồn nước của huyện được cung cấp chủ yếu từ hai con sông

lớn là sông Hàm Luông (phía Đông Bắc) và Cổ Chiên (phía Tây Nam) với hệ thống sông
rạch ăn sâu vào nội đồng.
Nguồn nước trên sông Hàm Luông và Cổ Chiên bắt đầu bị nhiễm mặn từ tháng 3 5, với hệ thống sông ngòi trên rất thuận lợi cho giao thông thủy, làm muối và đăc biệt là
nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ. Nhưng bất lợi cho giao thông đường bộ, tưới tiêu và
nguồn nước ngọt sinh hoạt của dân cư.

15


2.5.1.5 Thổ nhưỡng
Về mặt thổ nhưỡng, Thạnh Phú được hình thành từ đất phù sa của hai con sông
Hàm Luông và Cổ Chiên bồi tụ nên qua nhiều thế kỷ và hiện nay, bãi biển Thạnh Phú vẫn
lấn dần ra phía biển Đông. Nhiều cồn cát nhô lên ngoài khơi báo hiệu diện tích tương lai
của huyện sẽ còn mở rộng thêm ra. Một ví dụ: trước đây mười năm, cồn Lợi còn cách xa
bờ biển 1 km, nay đã dính với đất liền.
2.5.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Huyện Thạnh Phú được chia thành 18 đơn vị hành chính bao gồm 17 xã và 1 thị
trấn. Theo thống kê của cục thống kê tỉnh Bến Tre năm 2010, diện tích tự nhiên của
huyên Thạnh Phú là 412 km2, dân số năm 2001 là 134.590 người, mật độ dân số 326,67
người/km2.
Từ sau ngày giải phóng, đặc biệt trong khoảng 10 năm cuối của thế kỷ 20 (1990 –
2000) qua một quá trình thể nghiệm, điều chỉnh nhiều lần, đến nay huyện Thạnh Phú đã
hình thành rõ nét 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng 1: gồm 9 xã phía bắc của huyện giáp với huyện Mỏ Cày là Phú Khánh,
Đại Điền, Quới Điền, Thới Thạnh, Hòa Lợi, Mỹ Hưng, Bình Thạnh, Tân Phong và một
phần thị trấn Thạnh Phú, là vùng lúa 2 vụ/năm, có diện tích hơn 6.000 ha.
- Tiểu vùng 2: tức vùng giữa của huyện gồm các xã Mỹ An, An Thạnh, An Qui,
An Thuận, An Điền và một phần của thị trấn Thạnh Phú, xấp xỉ 7.000 ha, được qui hoạch
luân canh một vụ tôm vào mùa nắng và một vụ lúa vào mùa mưa, đã đem lại hiệu quả rõ
rệt.

- Tiểu vùng 3: vùng ven biển, gồm các xã An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong,
Thạnh Hải là vùng chuyên nuôi tôm. Diện tích ao nuôi tôm thâm canh đến năm 2012 là
838 ha. Khả năng có thể mở rộng diện tích nuôi trong những năm sắp tới.
Là một huyện nằm ở cuối dòng sông Cửu Long, đất đai phần lớn bị nhiễm mặn, lại
bị chiến tranh tàn phá nặng nề, việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của dân gặp
không ít khó khăn. Tuy nhiên, thế mạnh về tiềm năng kinh tế của huyện đã bước đầu
được xác định và đã có kế hoạch đầu tư cho cây lúa và con tôm.

16


×