Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ KĨ THUẬT TRONG NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthamus) THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - KĨ THUẬT TRONG NUÔI
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthamus) THƯƠNG PHẨM
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Họ và tên sinh viên: ĐẶNG HỒNG HẬU
Ngành: NGƯ Y
Niên khoá: 2008 – 2012

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2012


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - KĨ THUẬT TRONG NUÔI
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthamus) THƯƠNG PHẨM
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Tác giả

ĐẶNG HỒNG HẬU

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nuôi trồng thủy sản
chuyên ngành Ngư y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Minh Đức



Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2012
i


CẢM TẠ
Để hoàn thành được khoá luận này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi hoàn thành được khoá luận này. Qua đây tôi xin gửi lời cám ơn sâu
sắc đến:
Quý thầy cô Khoa Thuỷ Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã giảng
dạy, giúp đỡ và điều kiện thật tốt để tôi hoàn thành đề tài này.
Và đặc biệt, xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh Đức đã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Ban lãnh đạo Chi cục Thuỷ Sản tỉnh Đồng Tháp, các cô chú, anh chị đang làm
việc tại Chi cục và các Trạm thuỷ sản huyện Tam Nông, Thanh Bình, Hồng Ngự đã
hướng dẫn, cung cấp những dữ liệu, thông tin cần thiết để tôi hoàn thành báo cáo
trong suốt thời gian tiến hành điều tra.
Anh Huỳnh Chí Thiện (công ty Hùng Cá), Nguyễn Văn Lách (công ty Hoàng
Long) và các anh nhân viên kĩ thuật ở các công ty khác đã hướng dẫn, cung cấp số
liệu trong thời gian tiến hành điều tra.
Lời cám ơn trìu mến gởi đến các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như làm khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với tất cả những nỗ lực của
bản thân nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự cảm
thông, chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Xin chân thành cám ơn.

ii



TÓM TẮT

Đề tài “ Phân tích hiệu quả kinh tế - kĩ thuật trong nuôi cá tra (Pangasianodon
hypophthamus) thương phẩm tại tỉnh Đồng Tháp” được tiến hành từ tháng 4 đến
tháng 7 năm 2012. Qua khảo sát có được kết quả như sau:
Mật độ thả nuôi trung bình là 52,06 ± 12,7 con/m2. Kích cỡ cá giống chọn thả
nuôi trung bình là 1,8 ± 0,28 cm/con. Thức ăn sử dụng chủ yếu là thức ăn
công nghiệp, hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) từ 1,55-1,65. Độ sâu trung bình
là 4,2 ±1,23m. Các bệnh xuất hiện nhiều nhất là gan thận mủ, xuất huyết và
kí sinh trùng.
Năng suất trung bình của các hộ nuôi là 348 ± 82,2 tấn/ha. Tỉ lệ sống trung
bình là 77,1 ± 10,84 %. Kích cỡ thu hoạch trung bình là 887,5 ± 126,77 gam/con. Giá
bán trung bình là 24708,3 ± 1187 đồng/kg.
Trong 60 hộ điều tra thì có 52 hộ có lời và 8 hộ bị thua lỗ. Lợi nhuận trung
bình/ha là 569,15 ± 505,21 triệu đồng/ha. Tổng chi phí sản xuất trung bình là
8,076 ± 1,632 tỷ đồng/ha. Thu nhập trung bình của các hộ nuôi là 8,644 ± 2,121 tỷ
đồng/ha.
Các yếu tố kĩ thuật ảnh hưởng đến năng suất là mật độ, chi phí phòng bệnh và
chi phí thức ăn. Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến lợi nhuận là năng suất và giá bán.

iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
CẢM TẠ ......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề .............................................................................................................1

1.2

Mục tiêu đề tài ......................................................................................................2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp ...................................................................3
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp .........................................................4
2.2.1. Đất nông nghiệp: ...................................................................................................4
2.2.2. Tài nguyên khoáng sản: .........................................................................................5
2.2.3. Các tiềm năng kinh tế rừng, sông ngòi: .................................................................5
2.2.4 Du lịch: ...................................................................................................................6
2.3. Một số đặc điểm sinh học của cá tra: .......................................................................7
2.3.1. Phân loại cá tra: .....................................................................................................7
2.3.2. Phân bố ..................................................................................................................7
2.3.3. Đặc điểm hình thái: ...............................................................................................8
2.3.4. Đặc điểm sinh thái: ................................................................................................8
2.3.5. Đặc điểm sinh trưởng: ...........................................................................................9
2.3.6. Đặc điểm dinh dưỡng: ...........................................................................................9
2.3.7. Đặc điểm sinh sản:.................................................................................................9
iv



2.4 Hiện trạng về tình hình nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp .........................................10
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................13
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: .........................................................................13
3.2 Nội dung nghiên cứu: ..............................................................................................13
3.3 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu: ...............................................................13
3.3.1 Phương pháp điều tra:...........................................................................................13
3.3.2 Thu thập số liệu: ...................................................................................................13
3.4. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu: .................................................................14
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................15
4.1 Thông tin chung về các nông hộ..............................................................................15
4.1.1 Trình độ học vấn ...................................................................................................15
4.1.2 Độ tuổi ..................................................................................................................16
4.1.3 Kinh nghiệm .........................................................................................................16
4.1.4 Các hình thức nuôi................................................................................................17
4.2. Thông tin về kĩ thuật nuôi ......................................................................................18
4.2.1. Cải tạo ao: ............................................................................................................18
4.2.2. Thả giống .............................................................................................................19
4.2.2.1 Nguồn giống: .....................................................................................................19
4.2.2.2 Kích cỡ và mật độ:.............................................................................................20
4.2.3. Thức ăn ................................................................................................................21
4.2.3.1 Loại thức ăn sử dụng: ........................................................................................21
4.2.3.2 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR): ......................................................................22
4.2.4 Quản lí nguồn nước ..............................................................................................23
4.2.4.1 Nguồn nước cấp .................................................................................................23
4.2.4.2 Độ sâu và lượng nước thay:...............................................................................24
4.2.4.3 Xử lí nước cấp: ..................................................................................................24
4.2.5 Tình hình dịch bệnh và phòng trị bệnh.................................................................25
4.2.5.1 Tình hình dịch bệnh ...........................................................................................25
4.2.5.1 Phòng bệnh ........................................................................................................25

4.2.5.2 Điều trị bệnh ......................................................................................................26
4.2.6 Thu hoạch .............................................................................................................27
v


4.3. Hiệu quả kinh tế......................................................................................................29
4.3.1. Chi phí .................................................................................................................29
4.3.1.1. Chi phí cố định .................................................................................................29
4.3.1.2 Chi phí biến đổi: ................................................................................................30
4.3.1.3 Chi phí cơ hội ....................................................................................................31
4.3.1.4 Tổng chi phí sản xuất và giá thành ....................................................................31
4.3.2 Lợi nhuận ..............................................................................................................32
4.4 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ .........33
4.4.1 Mô hình tương quan đa biến giữa các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong nuôi
cá tra thương phẩm ........................................................................................................34
4.4.1.1 Mật độ ................................................................................................................35
4.4.1.2 Chi phí phòng bệnh ...........................................................................................37
4.4.1.3 Chi phí thức ăn ..................................................................................................38
4.4.1.4 Năng suất tối đa .................................................................................................39
4.4.2 Mô hình tương quan đa biến giữa các yếu tố kĩ thuật ảnh hưởng đến lợi nhuận
trong nuôi cá tra thương phẩm ......................................................................................40
4.4.2.1 Mô hình tương quan đa biến giữa các yếu tố kĩ thuật ảnh hưởng đến lợi nhuận
của nông hộ....................................................................................................................40
4.4.2.1.1 Năng suất thu hoạch .......................................................................................41
4.4.2.1.2 Giá bán............................................................................................................42
4.4.2.2 Mô hình tương quan đa biến giữa các yếu tố tối ưu với lợi nhuận tối đa .........43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................46
5.1 Kết luận....................................................................................................................46
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47

PHỤ LỤC .....................................................................................................................49

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Tên đầy đủ

FAO:

Food and Agriculture Oganization (Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc)

FCR:

Food conversation ratio ( Hệ số chuyển đổi thức ăn)

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NSTB:

Năng suất trung bình

MĐTB:

Mật độ trung bình

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp ................................................................3
Hình 2.2: Hình dạng ngoài cá tra ....................................................................................7
Hình 4.1: Cơ cấu chi phí biến đổi .................................................................................31

viii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1: Trình độ học vấn ......................................................................................15
Biểu đồ 4.2: Số năm kinh nghiệm.................................................................................17
Biểu đồ 4.3: Các loại hoá chất sử dụng trong cải tạo ao ..............................................19
Biểu đồ 4.4: Các loại thức ăn sử dụng ..........................................................................22
Biểu đồ 4.5: Các loại bệnh thường gặp.........................................................................25
Biểu đồ 4.6: Các loại kháng sinh sử dụng ....................................................................27
Biểu đồ 4.7: Tương quan giữa năng suất trung bình và mật độ thả nuôi .....................36
Biểu đồ 4.8: Tương quan giữa chi phí phòng bệnh và tỉ lệ sống ..................................37
Biểu đồ 4.9: Tương quan giữa năng suất và chi phí thức ăn ........................................39
Biểu đồ 4.10: Tương quan giữa năng suất và lợi nhuận ...............................................42
Biểu đồ 4.11: Tương quan giữa giá bán và lợi nhuận...................................................43

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Độ tuổi của các hộ nuôi ................................................................................16
Bảng 4.2: Các hình thức nuôi .......................................................................................18
Bảng 4.3: Kích cỡ, mật độ và giá con giống.................................................................21

Bảng 4.4: Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và độ đạm ...............................................22
Bảng 4.5: Tỉ lệ sống, kích cỡ và năng suất thu hoạch ..................................................29
Bảng 4.6: Chi phí cố định .............................................................................................29
Bảng 4.7: Thành phần chi phí biến đổi .........................................................................30
Bảng 4.8: Tổng chi phí sản xuất và giá thành sản xuất cá tra.......................................32
Bảng 4.9: So sánh lợi nhuận/ha giữa 3 huyện .............................................................33
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất/ha của nông hộ ..35
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận/ha của nông hộ ..41

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thuỷ sản có những bước phát
triển nhảy vọt và đã được đánh giá là ngành có tiềm năng và triển vọng lớn ở nước ta.
Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược
phát triển kinh tế của đất nước. Các đối tượng chủ yếu hiện nay là các loài cá nước
ngọt và tôm biển. Nghề nuôi thủy sản nước ngọt phát triển rất mạnh mẽ ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong đó, cá tra (Pangasianodon hypophthamus) là loài
cá nước ngọt được nuôi phổ biến nhất. Đây là đối tượng có khả năng nuôi thâm canh
với mật độ cao cho năng suất cao do đó có giá trị kinh tế, góp phần mang lại nguồn
ngoại tệ cho đất nước, nâng cao đời sống người dân.
Tại ĐBSCL ngành hàng cá tra nhanh chóng vươn lên trở thành mặt hàng chiến
lược trong nghề nuôi thủy sản. Năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản đạt 5,136 tỷ USD ngành
hàng cá tra đóng góp 1,44 tỷ USD. Đến năm 2011 sản phẩm cá tra XK đạt khoảng
620.000 tấn, tương đương giá trị 1,8 tỷ USD và mặt hàng cá tra XK chiếm 49% về
khối lượng, 29% về giá trị trong các mặt hàng XK thủy sản của VN.
Đồng Tháp là một trong những địa bàn có diện tích nuôi cá tra thâm canh lớn

nhất ở ĐBSCL với diện tích nuôi 1.550 ha, tổng sản lượng là 347.689 tấn vào năm
2011 (theo Chi cục thuỷ sản Đồng Tháp, 2012). Việc nuôi cá tra thâm canh với mật
độ cao cho năng suất cao sẽ làm tăng nguồn cung ứng nguyên liệu cho chế biến xuất
khẩu, tăng nguồn thu nhập cho người nuôi, góp phần cải thiện kinh tế gia đình. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nghề nuôi cá tra thâm canh hiện nay đang đứng
trước những vấn đề về tình hình dịch bệnh, giá cả bấp bênh, chất lượng con giống

1


kém, môi trường ô nhiễm… đây là những khó khăn mà người nuôi cá tra ở ĐBSCL
nói chung và người nuôi cá tra ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng phải đối diện.
Đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế - kĩ thuật trong nuôi cá tra
(Pangasianodon hypophthamus) thâm canh tại tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện
nhằm mục đích phân tích, đánh giá các vấn đề về kĩ thuật và hiệu quả kinh tế của
nghề nuôi cá tra thâm canh hiện nay. Đồng thời, phân tích mối tương quan giữa các
yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, mật độ thả nuôi, diện tích nuôi, chi phí phòng
bệnh,… đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi cá tra thâm canh trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp. Từ đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm giải quyết những khó khăn
tồn đọng hiện nay và hướng phát triển bền vững nghề nuôi cá tra.
1.2

Mục tiêu đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình hình nuôi cá tra thương phẩm hiện nay ở tỉnh Đồng Tháp thông
qua quá trình khảo sát. Từ đó, đưa ra nhận định về thực trạng của nghề nuôi cá tra
thâm canh hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn và
hướng phát triển bền vững nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long trong
tương lai.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích các vấn đề về hiệu quả kinh tế như chi phí đầu tư, thu nhập, lợi nhuận…
Đồng thời, phân tích mối tương quan của các yếu tố kĩ thuật đến năng suất và lợi
nhuận của nghề nuôi cá tra thâm canh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long với vị trí:
- Cách thành phố Hồ Chí Minh: 165 km về phía Tây Nam.
- Bắc và Tây Bắc: giáp tỉnh Prây Veng (Campuchia), đường biên giới 48,7 km.
- Nam và Đông Nam: giáp tỉnh Vĩnh Long.
- Đông: giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An.
- Tây: giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với
mặt biển. Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền
(có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương
đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam); vùng phía Nam sông Tiền (có
3


diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng
lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa).
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh,

có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày.
Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 –
95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp toàn diện.
Tỉnh Đồng Tháp có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt; nhiều ao, hồ
lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều
dài 132km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường
liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300km đường bộ và một mạng lưới sông rạch
thông thương. Ngoài sông Tiền, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ
bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một
số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này
cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã
hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào
đồng ruộng.
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp
2.2.1. Đất nông nghiệp
Đồng Tháp có tiềm năng lớn về nông nghiệp, là vùng trọng điểm lương thực
của cả nước, là một trong những vựa lúa lớn nhất ở Đồng Bằng sông Cửu Long. tổng
diện tích đất nông nghiệp là 206.784 ha, trong đó cây ngắn ngày 191.908 ha, cây dài
ngày 14.959 ha. Đất đai được thiên nhiên ưu đãi rất màu mỡ, cây cối xanh tươi, nước
ngọt quanh năm. Hai con sông Tiền và sông Hậu, hàng năm mang khối lượng lớn phù
sa 600-1000gr/m3 nước, cùng với hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh bồi đắp cho đồng
ruộng. Đất Đồng Tháp rất thích hợp cho sự phát triển của các loại cây ăn trái với sản
lượng lớn như cam, quýt, bưởi, chanh, xoài, chôm chôm, nhãn,… Diện tích khoảng
trên 10.000 ha với sản lượng khoảng 100.000 tấn.

4



2.2.2. Tài nguyên khoáng sản
Đồng Tháp có một số loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu là:
Than bùn: có ở Tam Nông, Tháp Mười dưới dạng vỉa và dạng lòng sông cổ
thuộc bưng biền. Vỉa mỏ nằm dưới lớp đất mặt từ 0,5-1,2 m. trữ lượng khoảng
2.000.000 m3, nhiệt lượng cháy từ 4.100-5700 kcal/kg.
Cát sông: được phân bố dọc theo bờ sông Tiền, trong đó có nhiều ở vùng đầu
nguồn là huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng. Cát sông ở dạng trầm tích theo dòng
chảy theo dòng chảy được bổ sung liên tục từ dòng chảy của sông Mêkông.
Sét cao lanh: có nhiều ở huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và Tam Nông. Bề dày mỏ
khoảng 1-1,5m, nằm dưới lớp mặt từ 0,6-1,3 m. đây là nguồn nguyên liệu cho công
nghiệp sành sứ và gốm mỹ nghệ.
Sét gạch ngói hiện diện trong lớp đất phù sa mới với trữ lượng lớn, hiện đã
được khai thác, sử dụng cho việc sản xuất gạch ngói xây dựng.
2.2.3. Các tiềm năng kinh tế rừng, sông ngòi
Rừng Đồng Tháp hiện tại có gần 10.000 ha tập trung ở các huyện Tân Hồng, Tam
Nông, Tháp Mười và Cao Lãnh, trong đó có Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện
Tam Nông được công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Vườn Quốc gia
này diện tích trên 7.580 ha. Đây là một trong 8 khu vực bảo tồn các loài chim quan
trọng nhất của Việt Nam với hơn 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147
loài chim nước. Đặc biệt, nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như sếu đầu đỏ, te
vàng, bồ nông, gà đãy Java… liên tục xuất hiện nhiều ở Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Đồng Tháp không có biển như bù lại thiên nhiên ưu đãi cho nguồn nước ngọt vô
tận từ sông Tiền. Đây là một lợi thế cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản, hiện tại
đã có trên 2.000 ha mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản và trên 1.000 bè cá
nuôi dọc theo bờ sông Tiền. Ngoài ra, Đồng Tháp còn có khả năng khai thác hàng
năm khoảng trên 30.000 tấn tôm cá nước ngọt từ tự nhiên.

5



2.2.4 Du lịch
Những năm qua, kinh tế du lịch của Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả tích cực,
kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề hỗ trợ khác. Đặc biệt, văn hóa bản địa
đặc thù của Đồng Tháp có cơ hội được quảng bá, giao lưu với văn hóa vùng, miền
trong cả nước và khu vực. Số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đồng
Tháp ngày càng tăng. Năm 2010, du lịch Đồng Tháp đã đón tiếp trên 1,1 triệu lượt
khách, trong đó có gần 21.000 khách nước ngoài với tổng doanh thu đạt khoảng 118
tỷ đồng.
2.2.5 Dân số, lao động và kinh tế:
Dân số năm 2010 là 1.670.500 người, mật độ dân số là 495 người/km². Cơ cấu
dân tộc của dân số Đồng Tháp khá đơn giản, gồm các dân tộc Kinh, Khơ me, Hoa.
Riêng dân tộc Kinh chiếm đa số với tỉ lệ 99,3%. Đồng Tháp có nguồn nhân lực dồi
dào, hiện tại khoảng 760 ngàn lao động, có 5.207 lao động có trình độ đại học và trên
đại học. Số lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 10.500 người và trên
6.000 công nhân kĩ thuật.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phân bố rộng khắp trên
toàn tỉnh. Công nghiệp phân bố chủ yếu ở Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh. Nhưng phân
bố nhiều nhất vẫn là ở thị xã Sa Đéc, với 3 khu công nghiệp A, C và C mở rộng.
Thương mại- dịch vụ phân bố chủ yếu ở thị xã Sa Đéc, Thành phố Cao Lãnh, và các
trung tâm huyện. Hiện nay các trung tâm thương mại, các khu đô thị mới và các siêu
thị lớn đều tập trung ở thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc.

6


2.3. Một số đặc điểm sinh học của cá tra
2.3.1. Phân loại cá tra
Trong hệ thống phân loại, cá tra thuộc nhóm cá da trơn, họ cá Tra (Pangasiidae)
có ở hạ lưu sông Mêkông. Được xác định vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chordata

Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Pisces
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)

Hình 2.2: Hình dạng ngoài cá tra
(Pangasianodon hypophthamus)
2.3.2. Phân bố
Cá tra phân bố ở khu vực Mêkông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp chúng ở lưu vực sông Chao Phraya. Ở
nước ta, cá tra phân bố trên sông Tiền, sông Hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Trên thế giới, cá tra được du nhập vào Inđônêsia và Malaysia.

7


Cá tra thuộc loài cá lớn trong họ cá tra (Pangasiidae). Họ này gồm những loài
cá có kích thước lớn, cá trưởng thành đạt 20-30 cm, phần lớn chúng có kích thước
trên 50 cm.
Trong các loài cá da trơn, cá tra được nuôi phổ biến do khả năng thích nghi tốt
của loài cá này. Cá tra thuộc loại cá ăn tạp, có sức tăng trưởng nhanh, là đối tượng có
giá trị kinh tế cao (Phạm Văn Khánh, 2000).
2.3.3. Đặc điểm hình thái
Cá tra là loài cá da trơn không vẩy có thân dài, dẹp bên về phía đuôi, đầu và
mõm hơi dẹp bằng. Mắt nằm hai bên và nửa trước đầu. Miệng rộng có hai đôi râu. Vây
lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau, vây mỡ nhỏ, vây đuôi phân
thuỳ nông, mút cuối nhọn và tương đương nhau. Thân màu xám nhạt, phần lưng thẫm
hơn phần bụng (Phạm Văn Khánh, 2000).

2.3.4. Đặc điểm sinh thái:
Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho cá tăng trưởng giao động trong khoảng 2632oC. cá tra là loài chịu lạnh kém vì chúng là một trong những loài đặc trưng ở vùng
nhiệt đới. Ở 15oC thì cường độ bắt mồi của cá giảm nhưng cá vẫn sống; ở 39oC cá sẽ
không bơi lội bình thường.
pH: cá có khả năng chịu đựng pH từ 5-11, nhưng pH thích hợp cho cá phát
triển là 6,5-7,5. Ở pH=5, cá có biểu hiện mất nhớt, các đôi râu teo dần, hoạt động
chậm chạp. Khi pH=11, cá sẽ hoạt động lờ đờ và mất nhớt (Mai Đình Yên và
ctv..,1992).
Ôxy hoà tan (DO): cá tra chịu được hàm lượng ôxy hoà tan thấp (0,5mg/l) do
cá có cơ quan hô hấp phụ, có thể thở bằng bóng khí và da. Do đó, cá có thể nuôi
được trong các ao nước tù, nơi có nhiều chất hữu cơ hay nuôi trong bè mật độ dày
(Mai Đình Yên và ctv..,1992).
Khả năng chịu mặn: cá tra là loài sống chủ yếu ở nước ngọt, không sống được ở
vùng nước mặn. Tuy nhiên, cá tra có khả năng sống trong vùng nước lợ, chịu được độ
mặn thấp hơn 10%0 (Mai Đình Yên và ctv,1992).

8


2.3.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Khi còn nhỏ cá tăng nhanh về
chiều dài. Cá sau khi nở và tiêu hết noãn hoàng chiều dài từ 1,3-1,6 mm. Sau 14 ngày
ương, cá có thể đạt được chiều dài trung bình từ 2-3 cm, trọng lượng trung bình là
1-2 g. Sau 2 tháng nuôi, cá đạt chiều dài 12-14 cm và khối lượng trung bình là
14-15 g. Cá từ khoảng 300-400 g/con thì tăng nhanh về chiều dài cũng như trọng
lượng. Nuôi trong ao 1 năm cá có thể đạt trọng lượng 1,5 kg. Những năm kế tiếp cá có
thể tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt 5-6 kg/con tuỳ vào môi trường sống và sự cung
cấp thức ăn có nhiều đạm hay ít. Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng nhanh hơn
so với chiều dài cơ thể . Cá trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm, trọng lượng 18 kg.
2.3.6. Đặc điểm dinh dưỡng

Cá tra là loài háu ăn, ăn tạp thiên về động vật. Khi hết noãn hoàng thì thích ăn
mồi tươi sống, ăn động vật phù du có kích thước vừa cỡ miệng. Cá tra bột còn có tính
ăn thịt lẫn nhau trong bể ương nuôi. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp
thiên về động vật, phổ thức ăn rộng hơn và cũng có thể dễ dàng chuyển đổi loại
thức ăn.
Ở giai đoạn cá bột và cá hương chúng thích ăn mồi sống nhưng theo quá trình
phát triển cá dần thích ăn mồi chết. Dạ dày của cá phình to có dạng hình chữ U và co
giãn được. Ruột cá tra ngắn, không gấp khúc mà dính vào màng treo ruột ngay dưới
bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá ăn tạp thiên về
động vật. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể ăn những loại thức ăn bắt buộc khác
như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật (Phạm Văn Khánh, 2000).
Khi nuôi trong ao bè thì cá tra có thể thích nghi với nhiều loại thức ăn có hàm
lượng protein thấp do con người cung cấp như cám vụn, bí đỏ, ngô, thức ăn chế biến,
phân gà, vịt,… đặc điểm này có quan trọng trong nuôi thương phẩm loài cá này
(Phạm Văn Khánh, 2000).
2.3.7. Đặc điểm sinh sản
Việc thành thục cá tra cái diễn ra vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Đối với
con đực thì sự sản sinh trùng không cùng với sự thành thục của con cái.
9


Ngoài tự nhiên, vào khoảng tháng 1-4, cá có tập tính di cư ngược dòng sông
Mêkông sang Campuchia để tìm bãi sinh sản. Cá đẻ tự nhiên trên sông ở những khúc
sông có điều kiện sinh thái thích hợp. Cá không đẻ ở phần sông của Việt Nam. Ở
Campuchia, bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp hai con sông Mêkông và
Tonselap, từ Sombor, tỉnh Crachê trở lên (Phạm Văn Khánh, 2000).
Tuổi thành thục của cá khoảng 2-3 tuổi, trọng lượng trung bình 3-4 kg/con với
chiều dài tối thiểu là 60 cm. Cá tra có thể tái phát dục 1-2 lần trong năm. Cá tra cùng
tuổi thì cá cái thường có trọng lượng lớn hơn cá đực 30-40%. Mùa vụ sinh sản của cá
tra trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-6 dương lịch. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường

là rễ cây, sau 24 giờ thì nở thành cá bột. Trong sinh sản nhân tạo, người ta có thể nuôi
cá thành thục và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên. Cá tra nuôi vỗ trong ao có thể sinh
sản gần như quanh năm. Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ nên có hình dáng bên
ngoài khó phân biệt được đực và cái (Phạm Văn Khánh, 2000).
Đặc điểm buồng trứng cá: buồng trứng cá khi thành thục tương đối lớn. Hệ số
thành thục cá đực thấp hơn 1,97%, còn ở cá cái có thể đạt tới 20%. Số lượng trứng
đếm được trong buồng trứng của cá tra gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản
tương đối là số trứng có được của 1 kg cá cái (dao động từ 70 ngàn đến 150 ngàn
trứng). Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra có thể từ 200 ngàn cho đến vài triệu trứng
(Phạm Văn Khánh, 2000).
2.4 Hiện trạng về tình hình nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp
Theo báo cáo của Chi cục thủy sản tỉnh Đồng Tháp, nuôi thủy sản là thế mạnh
nông nghiệp đứng thứ hai sau cây lúa, năm 2011 đã có hơn 6.700 ha diện tích nuôi
thủy sản trong đó cá tra đạt diện tích 1.400ha, tôm càng xanh 1.200 ha và hơn 4.000 ha
nuôi các loại cá khác. Tổng sản lượng thủy sản nuôi ước đạt 360 nghìn tấn, sản lượng
khai thác tự nhiên đạt 13 nghìn tấn, đạt 100% kế hoạch năm 2011. Trong thời gian qua
việc nuôi thủy sản gặp nhiều khó khăn, bất lợi do thời tiết, giá vật tư, thức ăn thủy sản
tăng nhanh, nhất là tình trạng giá cá tra nguyên liệu lên xuống thất thường, gây tâm lí
lo ngại cho người nuôi trong việc đầu tư sản xuất.

10


Đồng Tháp được đánh giá là địa phương có sự phát triển hài hòa, cân đối giữa
sản xuất thức ăn thủy sản và người nuôi với các nhà máy chế biến thủy sản. Bên cạnh
đó công tác sản xuất giống cũng được tỉnh quan tâm phát triển. Mỗi năm các cơ sở
cung cấp từ 1,2 đến 1,3 tỷ con cá tra giống cho người nuôi, đối với giống tôm càng
xanh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng.
Về tình hình xuất khẩu, năm 2010 lượng cá tra xuất khẩu của tỉnh Đồng Tháp
ước đạt gần 117.080 tấn, kim ngạch ước đạt 299,2 triệu USD, tăng 29,9% về lượng

và 32,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2011, chỉ tiêu sản xuất cá tra của
Đồng Tháp là 300.000 tấn, nhưng sản lượng thu hoạch cuối cùng sản lượng thu
hoạch là 360.000 tấn vượt chỉ tiêu đặt ra trước đó. Lượng thuỷ sản xuất khẩu của
Đồng Tháp quý I năm 2012 ước đạt 36.537 tấn, kim ngạch ước đạt 102,5 triệu USD,
về lượng tăng 11,8%, về giá trị tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2011 (Theo số liệu
Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp).
Qua Hình 2.2 có thể thấy rằng, diện tích thả nuôi cá tra của tỉnh có nhiều biến
động. Cụ thể, diện tích thả nuôi năm 2011 giảm so với năm 2010 do lúc đó giá cá tra
giảm mạnh gây thua lỗ nên nhiều hộ đã ngưng đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, năm 2011
là năm người nuôi cá tra cảm thấy phấn khởi bởi giá bán của cá tra nguyên liệu cao
nên người nuôi có lãi. Cho nên, theo kế hoạch năm 2012 toàn tỉnh thả nuôi với diện
tích 2176 ha cá tra thương phẩm và 1023 ha cá giống, diện tích thả nuôi tăng lên rất
nhiều so với năm 2011. Hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL nói chung và người
nuôi cá tra tỉnh Đồng Tháp nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn do giá bán cá tra
nguyên liệu đang giảm mạnh và các doanh nghiệp cũng không muốn thu mua mặc dù
giá bán rất thấp. Đây là một vấn đề hết sức nan giải và là hiện trạng của nghề nuôi cá
tra ở ĐBSCL hiện nay.

11


Biểu đồ 2.1: Diện tích nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp
(Nguồn: Theo Chi cục Thuỷ Sản Đồng Tháp, 2012)
Về tình hình dịch bệnh, theo báo cáo của Chi cục thuỷ sản Đồng Tháp về tình
hình dịch bệnh trên cá tra năm 2011 thì hiện nay dịch bệnh xuất hiện quanh năm,
bệnh xảy ra và gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá, tập trung nhiều và gây
tỉ lệ hao hụt lớn là ở gian đoạn cá giống, trên cùng một ao nuôi cá nuôi có thể nhiễm
bệnh nhiều lần trong quá trình nuôi. Những bệnh xảy ra trên cá tra gồm bệnh xuất
huyết kết hợp gan thận mủ (80%), bệnh gan thận mủ (5%), bệnh kí sinh trùng và các
bệnh khác (5%).

Hiện nay, bệnh trên cá tra rất khó điều trị và các dòng vi khuẩn đã có dấu hiệu
kháng thuốc. Các loại kháng sinh đặc trị không cón nhiều, một phần là bị cấm và một
phần là do vi khuẩn đã kháng. Theo Chi cục thuỷ sản Đồng Tháp thì một số loại
kháng sinh đã kém hiệu quả như Erythromycin, Neomycin, Ampicillin, Peniciline,
Oxacillin, Lincomycin. Một số kháng sinh đang điều trị phổ biến và có hiệu quả tại
thời điểm hiện nay là Florfenicol, Amoxycline, Doxycyclin, Gentamycin,
Norfloxacin.

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2012.
Địa điểm thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu các yếu tố về kinh tế - xã hội của các hộ nuôi cá tra tỉnh Đồng Tháp.
Tìm hiểu các yếu tố kĩ thuật trong nuôi cá tra.
Phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ được điều tra.
Những thuận lợi và khó khăn của người nuôi cá tra.
3.3 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu
3.3.1 Phương pháp điều tra
Sau khi chọn địa điểm chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộ nuôi cá tra thương
phẩm tại các huyện của tỉnh gồm: Thanh Bình, Tam Nông và Hồng Ngự.
Phương pháp chọn mẫu điều tra: chọn 60 hộ của 3 huyện trong tỉnh (tuỳ từng
huyện có số hộ nuôi nhiều ít mà phân ra để chọn điều tra).
3.3.2 Thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra và phỏng vấn trực
tiếp 60 hộ nuôi của 3 huyện ở tỉnh Đồng Tháp với mẫu điều tra được chuẩn bị trước.

Tại huyện Thanh Bình: phỏng vấn 29 hộ.
Tại huyện Tam Nông: phỏng vấn 13 hộ.
Tại huyện Hồng Ngự: phỏng vấn 18 hộ.
Số liệu thứ cấp: thu thập số liệu thứ cấp từ Chi cục thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp,
các Trạm thuỷ sản huyện Thanh Bình, TX Hồng Ngự, Tam Nông và các tài liệu liên
quan đã được xuất bản, các nghiên cứu trong và ngoài nước, các sách báo đã xuất bản
có liên quan đến vùng nghiên cứu.

13


3.4. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, phân tích và mã hoá trước khi nhập
vào máy tính. Sử dụng phần mềm Excel để nhập số liệu vào máy tính để kiểm tra và
hoàn chỉnh bổ sung cũng như tính toán trước khi xử lý và phân tích các biến. Phần
mềm SPSS 16.0 được sử dụng để chạy mô hình tương quan hồi qui, so sánh. Phần
mềm Word được dùng kết hợp với Excel để viết báo cáo.
Phương pháp phân tích theo thống kê mô tả để trình bày các chi tiết, sử dụng
các giá trị trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất, độ lệch chuẩn, tần suất các biến nghiên cứu.
Công thức tính hiệu quả kinh tế bình quân trên 1 ha ao nuôi
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Chi phí sản xuất
Tổng doanh thu = Sản lượng x Đơn giá bán
Chi phí sản xuất = Tổng biến phí + chi phí cố định + chi phí cơ hội
Tổng biến phí = Thức ăn + Giống + Thuốc và hoá chất + Hút bùn + Chi phí
khác
Khấu hao phí cố định = (Trị giá tài sản ban đầu – trị giá tài sản sau khi sử
dụng)/Số năm sử dụng.
Chi phí khác = Lương lao động + Lương quản lí + Chi phí thu hoạch + Năng
lượng.
Tỷ lệ lợi nhuận = lợi nhuận thu được/ Chi phí sản xuất


14


×