Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA Sangrovit® LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) ĐỐI VỚI VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA Sangrovit®
LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) ĐỐI VỚI
VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ BÍCH LIỂU
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2008– 2012

Tháng 7/2012


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA Sangrovit®
LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) ĐỐI VỚI
VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri

Tác giả

LÊ THỊ BÍCH LIỂU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Nuôi Trồng Thủy Sản, chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn:


TS. NGUYỄN NHƯ TRÍ
KS. TRUYỆN NHÃ ĐỊNH HUỆ

Tháng 7 năm 2012
i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, con xin gửi lòng biết ơn vô hạn đến Cha Mẹ, những người thân
trong gia đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, động viên và luôn sát cánh bên con để con có
được như ngày hôm nay.
Trong suốt quá trình học tập, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng
toàn thể quý thầy cô trong và ngoài Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin gửi lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Như Trí, cô KS.
Truyện Nhã Định Huệ, người đã rất quan tâm, tận tình hướng dẫn, động viên và giúp
đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Chân thành cảm ơn anh Lê Hồng Ngọc - lớp CH10TS, cùng tất cả các bạn trong
và ngoài lớp DH08NY đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Do có những hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức nên khóa luận
này không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Đánh giá hiệu quả của Sangrovit® lên khả năng đề kháng của cá
tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) đối với vi khuẩn Edwardsiella

ictaluri” được tiến hành từ tháng 10/2011 đến tháng 3/2012 tại Trại Thực Nghiệm và
Phòng Thí Nghiệm Bệnh Học Thủy Sản, Khoa Thủy Sản Trường Ðại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, nhằm đánh giá hiệu quả của Sangrovit® lên khả năng đề
kháng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) đối với vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri.
Thí nghiệm được thực hiện trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống
khỏe mạnh sạch bệnh, trọng lượng trung bình ban đầu từ 9,15 ± 0,06g có nguồn gốc từ
trại cá giống Củ Chi. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri từ Phòng Thí Nghiệm Bệnh Học,
Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh được dùng để
gây bệnh trong thí nghiệm này.
Thức ăn ép đùn bổ sung Sangrovit® với hàm lượng 0, 25, 50, 75, 100 g/tấn thức
ănđược sử dụng trong thí nghiệm, tương ứng với thức ăn của các nghiệm thức đối
chứng, nghiệm thức 1, nghiệm thức 2, nghiệm thức 3, nghiệm thức 4.
Sau khi gây cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm vi khuẩn Edwardsiella
ictalurivới mật độ 3,39 x 105 CFU/mL, tỉ lệ chết ở các nghiệm thức có sự khác biệt có
ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05), cụ thể là ở nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức 1,
nghiệm thức 2, nghiệm thức 3, nghiệm thức 4 có tỉ lệ chết lần lượt là 88,89± 3,85%,
82,22± 3,85%, 86,67± 6,67%, 77,78± 3,85%, 80,00± 6,67%. Kết quả định danh vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri bằng bộ test IDS 14GNR (công ty Nam Khoa) cho thấy vi
khuẩn này chính là tác nhân gây chết cá ở các nghiệm thức tương ứng. Về triệu chứng
bệnh tích ở các nghiệm thức cũng tương tự nhau.
Sau khi cảm nhiễm cá được kiểm tra 2 chỉ tiêu của đáp ứng miễn dịch không
đặc hiệu là hoạt lực lysozyme và khả năng tiêu diệt vi khuẩn của huyết thanh. Kết quả
thu được cho thấy, cá ở nghiệm thức có bổ sung Sangrovit® với tỉ lệ 75, 100 g/tấn thức
ăn cho hiệu quả cao trong việc tăngkích thíchmiễn dịch không đặc hiệu thông qua sự
gia tăng hàm lượng của lysozymeở các nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức 3 và
nghiệm thức 4 lần lượt là 161,67 ± 34,03,381,67 ± 25,66 và 339,17 ± 61.Tuy nhiên,
iii



kết quả cho thấy việc bổ sung Sangrovit® vào thức ăn không mang lại hiệu quả gia
tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn của huyết thanh.

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................x
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ............................................................................................. xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI...............................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1 Sơ Lược Về Bệnh Gan Thận Mủ ...........................................................................3
2.1.1 Lịch sử bệnh và một số nghiên cứu bệnh do E. ictaluri gây ra .......................3
2.1.2 Tác nhân gây bệnh ...........................................................................................4
2.1.3 Dịch tễ bệnh .....................................................................................................5
2.1.4 Dấu hiệu bệnh lý ..............................................................................................6
2.1.5 Phòng bệnh ......................................................................................................7
2.1.6 Trị bệnh ............................................................................................................7
2.2 Sơ Lược Về Miễn Dịch Học Ở Cá Xương .............................................................7
2.2.1 Miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên) ..............................................8
2.2.2 Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được) ......................................................10
2.2.3 Các đáp ứng miễn dịch niêm mạc .................................................................12

2.3 Sản phẩm Sangrovit® ...........................................................................................12
v


2.3.1 Cây Plume poppy (Macleaya cordata) ..........................................................12
2.3.2 Sanguinarine ..................................................................................................13
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................18
3.1 Thời gian và địa điểm...........................................................................................18
3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................18
3.3 Vật liệu nghiên cứu ..............................................................................................18
3.3.1 Ðối tượng nghiên cứu ....................................................................................18
3.3.2 Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm ....................................................................19
3.3.3 Nguồn nước ...................................................................................................20
3.3.4 Thức ăn ..........................................................................................................20
3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu ....................................................................................20
3.4.1 Nuôi tăng trưởng và theo dõi sức khỏe cá trước khi gây cảm nhiễm ............20
3.4.2 Phương pháp kiểm tra ký sinh trùng..............................................................21
3.4.3 Phương pháp chuẩn bị huyền dịch vi khuẩn ..................................................22
3.4.4 Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn sống ................................................22
3.4.5 Phương pháp gây cảm nhiễm thực nghiệm ...................................................23
3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...............................................................32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................33
4.1 Kết Quả Kiểm Tra Sức Khỏe Cá Trước Khi Thí Nghiệm ...................................33
4.1.1 Kết quả kiểm tra ký sinh trùng ......................................................................33
4.1.2 Kết quả kiểm tra vi khuẩn..............................................................................34
4.1.3 Trọng lượng cá tiến hành thí nghiệm ............................................................34
4.1.4 Các chỉ tiêu môi trường nước trong quá trình thí nghiệm .............................34
4.2 Mật độ vi khuẩn ngâm cá .....................................................................................38
4.2.1 Mật độ vi khuẩn ngâm cá ở thí nghiệm 1 ......................................................38


vi


4.2.2 Mật độ vi khuẩn ngâm cá ở thí nghiệm 2 ......................................................38
4.3 Kết quả quá trình gây cảm nhiễm ở thí nghiệm 1 ................................................38
4.3.1 Kết quả định danh vi khuẩn ...........................................................................38
4.3.2 Tỉ lệ cá chết ở các nghiệm thức .....................................................................41
4.3.3 Triệu chứng, bệnh tích của cá thí nghiệm .....................................................43
4.4 Kết quả quá trình gây cảm nhiễm ở thí nghiệm 2 ................................................44
4.4.1 Hoạt lực lysozyme .........................................................................................44
4.4.2 Khả năng tiêu diệt vi khuẩn Edwardsiella ictaluri của huyết thanh .............47
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................50
5.1 Kết luận ................................................................................................................50
5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................51
PHỤ LỤC .....................................................................................................................54

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ESC:

Enteric Septicemia of Catfish

BHIA:

Brain Heart Infusion Agar

CFU:


Colony Forming Unit

cm:

centimeter

ctv:

cộng tác viên

g:

gram

kg:

kilogram

mg:

milligram

mL:

milliliter

mm:

millimeter


o

degree Celsius

µm:

micrometer

DO:

Dissolved Oxygen

pH:

Potential of hydrogen

NH3:

Ammonia

OD:

Optical Density

IDS 14 GNR

Indentification System with 14 biochemical reationsfor

C:


Indentification of non fastidious Gram Negative Rods.
ONPG:

Ortho-Nitrophenyl-β-galactoside.

PAD:

Phenyl Alanin Deaminnase.

VP:

Voges-poskauer

LDC:

Lysin decarboncylase

SD:

Standard deviation

XHGV:

Xuất huyết gốc vây

XHTT:

Xuất huyết toàn thân


BT:

Bình thường

MIC:

Minimal Inhibitory Concentration

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Nồng độ MIC (µg/mL) của một số alkaloid và chiết xuất từ M. cordata ......15
Bảng 3.1 Sơ đồ các bước thực hiện thí nghiệm .............................................................23
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí gây bệnh thí nghiệm 1 ................................................................24
Bảng 3.3 Số thứ tự các đĩa giấy trong các giếng ...........................................................27
Bảng 3.4 Sơ đồ bố trí gây bệnh thí nghiệm 2 ................................................................30
Bảng 4.1 Cường độ cảm nhiễm sán lá đơn chủ trung bình (sán/cung mang/cá) ...........33
Bảng 4.2 Trọng lượng trung bình của cá trước khi tiến hành gây bệnh ........................34
Bảng 4.3 Các chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi trước khi gây bệnh ............................35
Bảng 4.4 Kết quả các phản ứng sinh hóa của E. ictaluri...............................................40
Bảng 4.5 Tỉ lệ chết trung bình của cá thí nghiệmở các nghiệm thức ............................42
Bảng 4.6 Hoạt lực lysozyme huyết thanh cá ở các nghiệm thức...................................45
Bảng 4.7 Tỉ lệ vi khuẩn sống (%) sau khi tương tác với huyết thanh ...........................47

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Macleaya cordata ...........................................................................................13
Hình 2.2 Công thức hóa học Sanguinarine ....................................................................14
Hình 2.3 Cơ chế tác động của sanguinarine lên sự hoạt hóa NF-κB.............................17
Hình 3.1 Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ......................................................................19
Hình 3.2 Cá nuôi trong giai trước khi gây bệnh ............................................................21
Hình 3.3 Gây cảm nhiễm cho cá bằng phương pháp ngâm trong dung dịch vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri. ....................................................................................................25
Hình 3.4 Giải phẫu cá ....................................................................................................26
Hình 3.5 Thao tác thu máu cá ........................................................................................30
Hình 4.1 Sán lá đơn chủ ký sinh ở mang cá ..................................................................33
Hình 4.2 Đĩa cấy phân lập vi khuẩn sau 48 giờ ủ ở 30oC .............................................39
Hình 4.3 Kết quả bộ test IDS 14GNR đối với vi khuẩn E. ictaluri...............................40
Hình 4.4 Cá có biểu hiện lờ đờ, treo mình ở mặt nước .................................................43
Hình 4.5 Cá bệnh có biểu hiện xuất huyết.....................................................................43
Hình 4.6 Biểu hiện bệnh tích ở cá được gây cảm nhiễm ở các nghiệm thức ................44
Hình 4.7 Vi khuẩn E. ictaluri mọc trên đĩa thạch sau khi ủ 48 giờ...............................47

x


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Sự biến động nhiệt độ ở ao trong thời gian thí nghiệm. ............................35
Biểu đồ 4.2 Sự biến động DO ở ao trong thời gian thí nghiệm.....................................36
Biểu đồ 4.3 Sự biến động pH ở ao trong thời gian thí nghiệm. ....................................37
Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ cá chết tích lũy ở các nghiệm thức ....................................................41
Biểu đồ 4.5 Sự thay đổi hoạt lực lysozyme theo thời gian ............................................46
Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ sống sót của E. ictaluri sau khi tương tác với huyết thanh. ..............48


xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận khá cao,đóng góp
một phần quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Trước tình
hình nguồn thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, nhu cầu về các nguồn thủy sản nuôi
trồng ngày càng chiếm vị thế quan trọng không những ở thị trường trong nước mà còn
mở rộng ra thị trường nước ngoài, trong đó nghề nuôi cá nước ngọt, đặc biệt là cá tra,
cá ba sa, tỏ ra có tiềm năng và ưu thế hơn cả. Diện tích nuôi trồng không ngừng được
mở rộng, việc xuất khẩu cá tra cũng tăng cả về sản lượng và giá trị, mang lại nguồn
ngoại tệ khá lớn, cụ thể là: kim ngạch xuất khẩu tổng cộng hai tháng đầu năm 2008 đạt
551 triệu USD, tăng 30% so với cùng kì năm 2007, đến 2010 đạt trên 1 triệu tấn, có
giá trị xuất khẩu trên 1,4 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 180.000 lao động ở nông
thôn (De Silva và Nguyen, 2011).
Lợi nhuận cao cộng với điều kiện tự nhiên thuận lợi thúc đẩy phong trào nuôi
cá tra, ba sa tăng nhanh,dẫn đầu là đồng bằng Sông Cửu Long, cả về diện tích mặt
nước lẫn mật độ nuôi.Việc phát triển nhanh và chạy theo phong trào như thế đã dẫn
đến nhiều dịch bệnh xảy ra như bệnh gan thận mủ do Edwardsiella ictaluri, bệnh
nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas sp,…,bệnh do môi trường và bệnh do ký sinh trùng
gây ra… trong đó bệnh gan thận mủ làm thiệt hại kinh tế nặng nề nhất cho người nuôi.
Đi đôi với dịch bệnh là việc sử dụng thuốc để điều trị cho cá, trong đó đáng lo
ngại nhất là thói quen sử dụng kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh trong công tác
phòng và trị bệnh trên cá không tuân thủ đúng quy trình kéo theo nhiều hệ lụy khác
như ô nhiễm nguồn nước, chi phí sản xuất tăng,…nguy hại nhất là tình trạng lờn kháng
sinh, dư lượng kháng sinh trong cá thương phẩm.
Nền kinh tế nước ta đang trong thời kì hội nhập quốc tế. Để vươn ra thị trường
thế giới,đặc biệt là Mỹ và châu Âu,đòi hỏi chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu.

Tình trạng dư lượng kháng sinh trong sản phẩm cá nuôi xuất khẩu đã ảnh hưởng
không tốt đến uy tín, chất lượng của nghề nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản của nước ta
hiện nay cũng như gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Do đó, để đáp ứng được các
1


yêu cầu khắc khe của thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển bền vững nghề nuôi cá
nói riêng, nuôi trồng thủy sản ở nước ta nói chung, đòi hỏi người nuôi phải có biện
pháp chăm sóc an toàn, khoa học và thân thiện với môi trường.
Trước những yêu cầu đặt ra như thế, liệu pháp phòng bệnh cho cá bằng chế
phẩm sinh học được xem là phương pháp hữu hiệu nhất. Đặc biệt là sản phẩm
Sangrovit®với thành phần chính là sanguinarine, khi được sử dụng trên gia súc đã cho
kết quả trong việc kháng vi sinh vật, tác dụng tiết kiệm acid amin, điều hòa miễn dịch,
kháng viêm.Với những kết quả hữu hiệu như vậy, tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên
cứu cụ thể nào đối với động vật thủy sản. Vì vậy, với mục đích tìm ra giải pháp an
toàn và phát triển bền vững cho nghề nuôi cá tra, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài “Đánh giá hiệu quả của Sangrovit® lên khả năng đề kháng của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) đối với vi khuẩn Edwardsiella
ictaluri”.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đánh giá hiệu quả của Sangrovit® lên khả năng đề kháng của cá tra đối với vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ Lược Về Bệnh Gan Thận Mủ
2.1.1 Lịch sử bệnh và một số nghiên cứu bệnh do E. ictaluri gây ra

Vào năm 1976, tại Hoa Kỳ, bệnh được ghi nhận, phân lập và định danh đầu tiên
trên cá nheoIctalurus punctatus (Hawke, 1979).
Đến năm 1979, những triệu chứng và bệnh tích đặc trưng của bệnh được mô tả
khá đầy đủ, tuy nhiên chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh (Hawke, 1979).
Vào năm 1981, nguyên nhân bệnh được xác định lần đầu tiên là do vi khuẩn
gây nên. Vi khuẩn được đặt tên là Edwardsiella ictaluri. Tên bệnh là Enteric
Septicemia of Catfish - ESC, được dịch là “Bệnh nhiễm trùng huyết và viêm ruột”, hay
có tên gọi làHole In The Head Disease, được gọi là “Bệnh lỗ đầu”.
Năm 1987, ở Thái Lan đã xảy ra dịch bệnh trên cá trê Clarias batrachusdo vi
khuẩn E. ictaluri gây ra.
Cho đến năm 1992, cá tra, cá basa nuôi ao, bè ở Việt Nam thường bị bệnh với
đốm hoại tử trên gan, thận, lách nhưng không rõ tác nhân gây bệnh.
Vào cuối năm 1998, bệnh xuất hiện và được mô tả lần đầu tiên trên cá tra nuôi
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (Ferguson và ctv., 2001).
Bệnh thường được gọi tên là bệnh gan thận mủ hay bệnh mủ gan.
Fugerson và ctv (2001) đã có công trình nghiên cứu đầu tiên mô tả về bệnh gan
thận mủ trên cá tra nuôi tại Việt Nam. Vi khuẩn được định danh là Bacillus sp.
Tuy nhiên đến năm 2002, các nhà nghiên cứu đã đính chính lại nguyên nhân
gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt Nam là do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
(Crumlish và ctv., 2002).
Khi bị nhiễm bệnh tỉ lệ cá chết cao, từ 10 - 90% tùy theo cách quản lý và cỡ cá
nuôi (Từ Thanh Dung và ctv., 2003).
Khi cá bị nhiễm bệnh trên gan, thận và tỳ tạng xuất hiện nhiều đốm trắng có
đường kính từ 1 – 3 mm, bên trong chứa dịch màu trắng đục nên người ta còn gọi là
bệnh mủ gan.
3


Khi nghề nuôi cá tra phát triển mạnh với mật độ nuôi thâm canh dày đặc, bệnh
xuất hiện nhiều và bắt đầu được chú ý tới.

Bệnh xảy ra cả trong mô hình nuôi bè và nuôi ao đất.
Những khu vực bị ảnh hưởng chủ yếu là những vùng có nghề nuôi cá tra phát
triển mạnh, mang tính chất công nghiệp như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh
Long, sau đó lây lan sang các vùng lân cận. Đặc biệt những năm gần đây bệnh này
cũng xuất hiện ở một số tỉnh mới phát triển nghề nuôi cá tra như Trà Vinh, Bến Tre và
Sóc Trăng (Từ Thanh Dung và ctv., 2004).
Năm 2004, ở Thổ Nhĩ Kỳ, bệnh xuất hiện trên cá hồi vân Oncorhynchus mykiss.
Phát hiện mới đây cho thấy vi khuẩn cũng gây bệnh trên cá Plecoglossus altivelis.
2.1.2 Tác nhân gây bệnh
2.1.2.1 Phân loại
Edwardsiella ictaluri thuộc:
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gamma proteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Giống: Edwardsiella
Loài: Edwardsiella ictaluri
2.1.2.2 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa
Edwardsiella ictaluri là vi khuẩn yếm khí tùy nghi và cũng là vi khuẩn gây
bệnh bắt buộc.
Vi khuẩn E. ictaluri là trực khuẩn gram âm, có kích thước 0,7 x 1,25 µm. Vi
khuẩn thường đứng riêng lẻ, một số tạo thành chuỗi 2 - 3 tế bào và bắt màu hồng nhạt
(Nguyễn Hữu Thịnh, 2007). Vi khuẩn di động yếu, có thể khảo sát tính di động của vi
khuẩn ở 28oC. Vi khuẩn không sinh bào tử, cho phản ứng Oxidase âm tính, Catalase
dương tính, lên men trong môi trường O/F glucose, H2S âm tính, Indol âm tính.
E. ictaluri là vi khuẩn yếu, nuôi cấy phát triển chậm trên môi trường dinh
dưỡng thông thường. Trên môi trường giàu dinh dưỡng như BHIA, ở nhiệt độ 28 30oC, khuẩn lạc sau 24 giờ ủ trong suốt và nhỏ li ti; sau 36 - 48 giờ ủ, khuẩn lạc phát
4



triển rõ hơn, có màu trắng hơi trong, lồi, tròn với đường kính 0,5 - 2 mm. Vi khuẩn
tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng ở 37oC (Valerie và ctv., 1994).
2.1.2.3 Đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn E. ictaluri
Edwardsiella ictaluri thuộc nhóm vi khuẩn gây bệnh bắt buộc.
Khả năng tồn tại của vi khuẩn trong môi trường nước không cao, khoảng 8
ngày (Hawke, 1979). Tuy nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại trong bùn đáy ao khoảng 95
ngày ở 18oC hay 25 oC (Plumb và Quinlan, 1993).
Vi khuẩn tồn tại trong gan, thận, não cá sau khi cá khỏi bệnh được vài tháng.
(Nguyễn Hữu Thịnh, 2007)
Vi khuẩn có khả năng ký sinh tùy nghi trong tế bào cơ thể cá. Vi khuẩn có thể
xâm nhập trực tiếp từ ruột, mũi, mang vào cơ thể cá. Một số nghiên cứu cho thấy, vi
khuẩn trong nước có thể qua đường mũi của cá xâm nhập vào cơ quan khứu giác, di
chuyển vào thần kinh khứu giác, sau đó vào não (Miyazaki và Plumb, 1985; Shotts và
ctv.,1986),sau đó lan rộng từ màng não đến sọ và da. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhiễm
qua đường tiêu hóa, qua niêm mạc ruột vào máu gây nhiễm trùng máu (Shotts và
ctv.,1986). Tiếp đến, vi khuẩn vào mao mạch trong biểu bì gây hoại tử và mất sắc tố
da.
Vi khuẩn được bài thải từ phân và từ xác cá chết vào nước, do đó, bệnh có thể
lây trực tiếp từ cá sang cá trong môi trường nước có vi khuẩn hay do cá khỏe ăn cá
bệnh chết. Chim, động vật, người, dụng cụ sử dụng như lưới, vợt dùng chung cho các
ao cũng làm lây lan mầm bệnh.
2.1.2.4 Khả năng cảm nhiễm E. ictaluriđối với một số loài cá nuôi
Cá tra nhiễm bệnh, tỉ lệ chết có thể lên đến 100% với các triệu chứng, bệnh tích
điển hình (Nguyễn Hữu Thịnh, 2007).
Cá trê, lăng, rô phi bị nhiễm bệnh và chết, tuy nhiên tỉ lệ chết thay đổi, không
có triệu chứng, bệnh tích rõ nét.
Cá chép, mùi cũng bị nhiễm bệnh nhưng không chết.
2.1.3 Dịch tễ bệnh
Cỡ cá mắc bệnh thường có trọng lượng khoảng từ 0,2 g/con đến 0,3 kg/con (cá
giống và cá thịt). Tuy nhiên, cá giống có tỉ lệ chết cao hơn cá thương phẩm.Tỉ lệ cá

5


giống chết có thể cao đến 100% sau 5 ngày mắc bệnh, cá thương phẩm mắc bệnh chết
30 - 50% sau một đợt dịch (Nguyễn Hữu Thịnh, 2007).
Bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ và kéo dài đến mùa khô. Thời điểm
bùng phát bệnh khác nhau tùy theo từng năm. Cao điểm bệnh thường xảy ra khoảng
tháng 9 đến tháng 12 hàng năm vào thời kỳ thời tiết chuyển mát. Bệnh bộc phát mạnh
khi nhiệt độ nước thấp, khoảng 20 - 28oC, đặc biệt khi nhiệt độ 25 - 28oC, nhưng khi
nhiệt độ nước khoảng 30oC trở lên, cá bệnh sẽ tự động hết bệnh và tỉ lệ chết giảm
xuống.
2.1.4 Dấu hiệu bệnh lý
Khi nhiễm bệnh, cá thường lờ đờ, tấp bờ, bơi xoay vòng và treo lơ lửng cơ thể
trên mặt nước.
Giảm ăn hay bỏ ăn sau khi nhiễm khuẩn.
2.1.4.1 Triệu chứng bên ngoài
Cá bệnh thường thấy có xuất huyết quanh hậu môn, miệng, hàm dưới, bụng, các
vây và các gốc vây. Cá có thể xuất huyết điểm trên thân hay xuất huyết toàn thân.
Có hiện tượng phù đầu do tích dịch dưới da vùng sọ. Khi dịch quá nhiều sẽ
chảy xuống hốc mắt và gây lồi mắt.
Do vi khuẩn có khả năng dung huyết làm mất máu nên khi quan sát thường thấy
mang nhạt màu.
2.1.4.2 Bệnh tích bên trong
• Bệnh tích đại thể
Gan, thận, lách cá bệnh sưng rất to, thận thường bị nhũn.
Trên bề mặt gan, thận, lách xuất hiện các đốm trắng hoại tử, với đường kính 0,5
- 2 mm. Khi cá bệnh nặng, trên gan, thận, lách có thể xuất hiện các mảng trắng hoại tử
hay cá có tích dịch mủ trắng trong xoang bụng.
Nhiều vùng mô hoại tử ở gan hóa lỏng.
Cá bệnh có thể có xuất huyết điểm ở ruột, cơ và mỡ, lòng ruột chứa dịch có lẫn

máu. Dịch viêm xoang bụng trong, hơi vàng, có khi có lẫn máu.
• Bệnh tích vi thể

6


Mô bệnh học trên cá tra thể hiện nhiều thay đổi về cấu trúc, đặc biệt gan, thận
và tỳ tạng có hiện tượng xung huyết, xuất huyết và hoại tử trầm trọng ở hầu hết các
vùng chức năng của các cơ quan này. Đồng thời vi khuẩn cũng được tìm thấy trên mẫu
mô. Những vi khuẩn này tạo thành bó ở rìa các vết hoại tử (Từ Thanh Dung và ctv.,
2003).
2.1.5 Phòng bệnh
Chọn con giống khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh.
Cải tạo ao đúng quy trình.
Trong quá trình nuôi, phải đảm bảo sức khỏe cá luôn tốt để cá ít bị cảm nhiễm
với mầm bệnh, tránh gây stress cho cá. Đặc biệt, vào thời gian có nhiệt độ nước thích
hợp cho sự phát triển của vi khuẩn, không sử dụng một số hóa chất có khả năng gây
stress cho cá như hóa chất diệt ký sinh trùng CuSO4,…
Khi thấy cá bệnh nên giảm lượng thức ăn hoặc ngưng cho ăn để giảm ô nhiễm
nước ao và giảm khả năng lây lan vi khuẩn.
Đối với cá bệnh, cá yếu nên vớt và chôn hố có rải vôi.
Dụng cụ nên sử dụng riêng cho mỗi ao và nên phơi nắng hay ngâm chlorine để
tiêu diệt mầm bệnh.
2.1.6 Trị bệnh
Bệnh gan thận mủ có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh dùng để trị vi khuẩn
gram âm như Chloramphenicol (nay đã cấm sử dụng), Florfenicol,...hay sử dụng
kháng sinh phổ rộng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, do việc sử dụng kháng
sinh tràn lan không đúng quy định dẫn đến vi khuẩn kháng kháng sinh, làm cho việc
lựa chọn kháng sinh sử dụng hiện nay rất khó khăn. Thêm vào đó, những tiêu chuẩn
nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm đang hạn chế, cấm sử dụng kháng sinh

trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, việc phòng bệnh là đòi hỏi cấp thiết nhất để đảm bảo
sức khỏe cho cá nuôi.
2.2 Sơ Lược Về Miễn Dịch Học Ở Cá Xương
Cũng như các loài động vật có xương sống khác hệ thống miễn dịch ở cá cũng
được chia làm 2 nhóm: miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên) và miễn dịch
đặc hiệu (miễn dịch thu được).
7


2.2.1 Miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên)
Đây là loại miễn dịch có sẵn khi cơ thể cá được sinh ra, và nó được di truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
Những yếu tố cấu thành nên miễn dịch không đặc hiệu ở cá gồm có:
2.2.1.1 Các hàng rào bảo vệ đầu tiên
Da của cá là một hàng rào bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên
ngoài. Nhớt trên da có chức năng loại thải những vật lạ, cùng với nhớt mang và ruột,
chúng chứa các chất kháng khuẩn như lysozyme, bổ thể, protein C phản ứng (C
reactive protein, một chỉ số để nhận biết tình trạng viêm nhiễm của cơ thể; Do gan tiết
ra, khi có viêm thì nó được tiết ra nhiều hơn), lectins và các glubulin miễn dịch
(Fletcher, 1982; Ellis, 1989; Yano, 1996).
Các loại bạch cầu ở cá nhìn chung tương tự như động vật hữu nhũ mặc dù có
một ít khác biệt nhỏ về hình dạng giữa các loài cá khác nhau hoặc giữa cá và động vật
hữu nhũ đặc biệt là sự khác biệt về loại bạch cầu hạt hiện diện (Ellis, 1977; Rowley và
ctv., 1988; Hine, 1992)
2.2.1.2 Các yếu tố dịch thể không đặc hiệu
Ở cá, một số các yếu tố thể dịch không đặc hiệu tham gia vào việc tăng cường
khả năng kháng bệnh tự nhiên của cá. Chúng hoạt động theo nhiều cách khác nhau với
mục đích kiềm chế sự tăng trưởng và lan truyền của các tác nhân gây bệnh. Một trong
số những yếu tố được nghiên cứu nhiều nhất là một loạt các protein có trong huyết
thanh hay còn được biết như là các bổ thể.

Bổ thể chịu trách nhiệm điều hòa các phản ứng viêm, opsonin hóa các tiểu thể
và phân giải màng tế bào. Bổ thể thứ 3 (C3) trong loạt các bổ thể là thành phần quan
trọng của hệ thống bổ thể. Bổ thể C3 hiện diện ở tất cả các động vật có xương sống.
C3b là yếu tố kích thích sự thực bào (opsonin) chủ yếu ở cá cũng như ở động vật hữu
nhũ và các thụ thể của bổ thể đã được chứng minh trên đại thực bào và bạch cầu trung
tính của nhiều loài cá xương (Yanno, 1996). Một số nghiên cứu cho thấy quá trình
opsonin hóa bị tác động bởi chỉ một mình bổ thể trong khi một số nghiên cứu khác cho
thấy sự hiện diện của kháng thể là cần thiết (Matsuyana và ctv., 1992). Cũng giống
như ở động vật hữu nhũ, hệ thống bổ thể ở cá xương tạo nên một phức hợp tấn công
8


màng tận cùng (Terminal membrane attack complex) để gây nên sự phân giải tế bào
đích (Nonaka và ctv., 1984).
Lysozyme là enzyme tìm thấy trong huyết thanh, dịch nhầy và trứng cá.
Enzymenày cũng được liên kết với các bạch cầu và các mô chứa nhiều bạch cầu. Bạch
cầu và các mô chứa nhiều bạch cầu được cho là nguồn lyzozyme (Fletcher và White,
1973a). Lysozyme tác động lên thành phần peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn,
đặc biệt là ở vi khuẩn G+, gây nên sự phân giải bởi hoạt động của enzyme muramidase
(một loại lysozyme). Nó cũng có thể hoạt động giống như một opsonin (Salton, 1957).
Trong trường hợp vi khuẩn G-, lysozyme có thể trở nên có hiệu lực sau khi bổ thể và
các enzyme khác đã phá vỡ màng tế bào bên ngoài làm phơi bầy lớp peptidoglycan
bên trong.
Protein C phản ứng là một protein phổ biến trong huyết thanh, hàm lượng
protein này sẽ gia tăng đáng kể khi có sự phơi nhiễm với nội độc tố của vi khuẩn.
Protein này sử dụng chức năng phòng vệ của nó thông qua khả năng gắn kết lên bề
mặt của vi khuẩn và khởi sự quá trình kích hoạt của hệ thống bổ thể. Ví dụ là chúng
hoạt động như một opsonin (Nakanishi và ctv., 1991).
Lectins liên quan đến sự ngưng kết vi sinh vật hoặc sự kết tủa các chất hòa
tan.Chúng là các protein hoặc glycoprotein có nguồn gốc không có tính miễn dịch và

được nhận biết bởi khả năng tương tác với các carbohydrate. Với đặc điểm này, chúng
được xem là các phân tử nhận diện (Yano, 1996).
Transferrin là một glycoprotein liên kết với sắt. Sắt là một nguyên tố quan trọng
cần thiết cho sự tăng trưởng của vi sinh vật và do đó transferrin hoạt động bằng cách
sử dụng khả năng liên kết mạnh của chúng với sắt để ức chế sự phát triển của vi sinh
vật bằng cách cô lập chất dinh dưỡng thiết yếu này.
Anti-proteases là những chất ức chế enzyme, hoạt động theo cách trung hòa các
ngoại độc tố protease được tạo ra bởi vi sinh vật. Các anti-protease được tìm thấy ở cá
bao gồm chất đồng đẳng của α2-macroglobulin trên động vật hữu nhũ được phân lập
từ cá Bơn (Starkey và ctv., 1982) và một protein tương tự α1-antitrypsin ở cá Tuyết
(Hielmeland, 1983). Trên cá Hồi, α2-macroglobulin cho thấy có khả năng ức chế hoạt
động phân giải protein của protease ở vi khuẩn Aeromonas salmonicida, điều này cho

9


thấy vai trò của α2-macroglobulin trong việc phòng vệ chống lại sự lây nhiễm của vi
khuẩn này (Ellis, 1987).
Interferins tạo nên một họ protein không đồng dạng để tạo nên sự bảo vệ chống
lại sự lây nhiễm của virus. Chúng gồm 3 nhóm: interferon α, β và γ. Các interferon
hiện diện để tham gia vào các cơ chế dẫn đến sự loại thải sự nhiễm bệnh do virus
(Renault và ctv., 1991).
Eicosanoids bao gồm prostaglandin, thromboxane và leukotriene. Leukotriene
và lipoxin có thể làm gia tăng sự thực bào và hoạt động như các chất hấp dẫn hóa học
đối với các bạch cầu trung tính (Rowley, 1991; Secombes, 1996).
2.2.1.3 Các yếu tố miễn dịch tế bào không đặc hiệu
Bạch cầu đơn nhân và đại thực bào là các tế bào sơ khởi tham gia vào quá trình
thực bào và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh sau khi có sự nhận diện lần đầu và sự
nhiễm bệnh sau đó.
Bạch cầu trung tính là các tế bào đầu tiên tham gia vào các giai đoạn đầu của

phản ứng viêm, sản xuất ra cytokine để lôi kéo các tế bào miễn dịch đến các vùng bị
tổn thương hoặc bị nhiễm trùng (Phạm Duy Tân, 2010)
Tế bào tiêu diệt tự nhiên có thểsử dụng các thụ thể để gắn kết với các tế bào
đích và ly giải chúng. Nhiều tác giả cho rằng chúng có vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ cơ thể đề kháng virus, ký sinh trùng.
2.2.2 Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được)
Loại miễn dịch này được hình thành và đáp ứng với cấu trúc phân tử của nhân
tố kích thích tạo nên nó và có liên quan đến sự biến đổi thích ứng của hệ thống lympho
bào dẫn đến sự hình thành kí ức miễn dịch. Các phân tử có khả năng tạo nên đáp ứng
miễn dịch đặc hiệu tức là sự sản sinh kháng thể (antibody) được gọi là các kháng
nguyên (antigen).
Một khía cạnh quan trọng của miễn dịch đặc hiệu là tính nhớ, hình thành bởi
những biến đổi thích ứng của các quần thể tế bào lympho, nhờ đó mà khi tiếp xúc lại
với cùng loại kháng nguyên, cơ thể sẽ hình thành nên đáp ứng miễn dịch thứ cấp đặc
trưng bởi thời gian phản ứng nhanh với cường độ mãnh liệt hơn.Người ta vận dụng
tính chất này trong việc điều chế vaccine phòng bệnh cho người và vật nuôi.
10


Miễn dịch đặc hiệu gồm 3 khía cạnh: Miễn dịch dịch thể, miễn dịch qua trung
gian tế bào và kí ức miễn dịch.
2.2.2.1 Miễn dịch dịch thể
Là sự phản ứng của kháng thể đối với các kháng nguyên lạ, liên quan đến việc
sản sinh các kháng thể hòa tan (globulin miễn dịch (Ig)). IgM bề mặt của tế bào B hoạt
động như thụ thể trong việc nhận diện kháng nguyên và có cùng tính chất đặc hiệu như
phnâ tử kháng thể sẽ được sản sinh ra (Janway và Traver, 1994).
Khi có kháng nguyên đi vào cơ thể tế bào lympho T hỗ trợ sẽ hỗ trợ cho tế bào
lymho B biệt hóa thành tế bào plasma và sinh ra kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên
đã kích thích. Kháng thể có vai trò trong việc vô hiệu hóa các nhân tố gây bệnh.
2.2.2.2 Miễn dịch qua trung gian tế bào

Dùng để tiêu diệt các mầm bệnh nội bào (ví dụ như vi khuẩn, virus, ký sinh
trùng). Nhờ vào sự tiếp của các vật lạ xâm nhập với sự hiện diện tiếp theo cùa một
kháng nguyên có cùng phức hệ phù hợp với tổ chức chủ yếu (MHC – Major
Histocompatibility Complex I hoặc II) đối với các tế bào trợ giúp T. Một khi các tế
bào trợ giúp T được kích hoạt, chúng sẽ sản sinh cytokine là chất kích thích hoạt động
của các đại thực bào.
Quá trình này rất hữu hiệu để chống lại vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri (Shoemaker và ctv., 1999)
2.2.2.3 Kí ức miễn dịch
Thể hiện thông qua hiện tượng đáp ứng miễn dịch thứ phát mà điển hình là thời
gian hình thành kháng thể sớm hơn và cường độ phản ứng mãnh liệt hơn so với đáp
ứng miễn dịch nguyên phát.
Không giống như giáp xác, ở cá có quá trình ghi nhớ miễn dịch (Arkoosh và
Kaattari, 1991).
Kí ức miễn dịch mang tính đặc hiệu đối với kháng nguyên. Tuy nhiên hàm
lượng kháng thể cực đại hình thành trong đáp ứng miễn dịch thứ phát so với hàm
lượng này trong đáp ứng miễn dịch nguyên phát ở cá nhìn chung vẫn còn thấp hơn
nhiều so với động vật có vú và phụ thuộc vào nhiệt độ.

11


2.2.3 Các đáp ứng miễn dịch niêm mạc
Trong lớp niêm mạc của hệ tiêu hóa và hô hấp có sự tụ tập của nhiều tế bào
lympho và tế bào trình diện kháng nguyên có vai trò khởi động đáp ứng miễn dịch đối
với kháng nguyên đường tiêu hóa (ăn vào) và hô hấp (hít vào). Cũng giống như da, lớp
niêm mạc là hàng rào quan trọng ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật.
Các đáp ứng miễn dịch trên bề mặt da và niêm mạc ruột ở cá vẫn còn ít được
chú ý nghiên cứu mặc dù tầm quan trọng của các đáp ứng này rất rõ rệt.
Ruột: Niêm dịch ruột là nơi cư trú của rất nhiều tế bào bạch cầu bao gồm các

đại thực bào, lympho bào, tương bào,... Ở cá chép, đoạn ruột sau chứa nhiều đại thực
bào nội biểu mô hơn đoạn ruột trước. Vị trí này được coi là vùng miễn dịch quan trọng
ở cá xương (Phạm Duy Tân, 2010).
Các đáp ứng miễn dịch dịch nhầy: Gây miễn dịch bằng cách cho ăn hoặc ngâm
có thể kích thích việc hình thành các đáp ứng kháng thể trong lớp dịch nhầy mà không
làm gia tăng kháng thể trong huyết thanh (Joosten, 1997).
2.3 Sản phẩm Sangrovit®
Sangrovit® là sản phẩm chứa những hợp chất tự nhiên được chiết xuất từ cây
Macleaya cordata hoặc Sanguinaria canadensis (Viena và ctv., 2007). Sangrovit® có
chứa các benzo phenanthridine alkaloid bậc 4 như là sanguinarine, chelerythrine, với
lượng sanguinarine chuẩn là 1,5% (Zdarilova và ctv., 2008). Hiện naySangrovit®được
dùng làm chất bổ sung trong thức ăn cho lợn, bò, gia cầm và cá (Juskiewicz và ctv.,
2010; Vieira và ctv., 2008).
Sangrovit® có tác dụng làm tăng tiết enzyme trong ruột, ức chế vi khuẩn, làm
giảm chất nhầy và có tác dụng kháng viêm, ức chế các enzyme phân giải acid amin
đồng thời tăng độ khả dụng đối với lysine và tryptophan (Lindermayer, 2005; trích bởi
Viena và ctv., 2007).
2.3.1 Cây Plume poppy (Macleaya cordata)
Macleaya cordatalà một loại thảo mộc thuộc họ anh túc (Papaveraceae), đã
được sử dụng lâu đời ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc, do có hoạt tính sinh học
rộng lớn, bao gồm kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và chống sưng. Sanguinarine
và chelerythrine là hai isoqiunoline alkaloid bậc 3 và bậc 4 và cũng là hai thành phần
chính tạo nên hoạt tính của M.cordata (Psotova và ctv., 2006; Stiborova, 2008; trích
12


bởi Ouyang và ctv., 2010). Thành phần Isoquinoline alkaloid trong M.cordata được sử
dụng làm chất chống cao răng trong kem đánh răng và nước súc miệng (Psotova và
ctv., 2006; trích bởi Ouyang và ctv., 2010). Nó còn là thành phần chính của chế phẩm
Sangrovit® - chất bổ sung trong thức ăn động vật để thay thế kháng sinh (Stiborova,

2008; trích bởi Ouyang và ctv., 2010).

Hình 2.1 Macleaya cordata
Thành phần
Macleaya cordata mang một số alkaloid như: oxysanguinarine, protopine,
protopine-N-oxide, sanguinarine,… (Duke, 1992; Kiryakov và ctv., 1967; trích bởi
Vienna và ctv., 2007). Nghiên cứu của Kosina và ctv (2010) cho thấy hàm lượng
sanguinarine và chelerythrine cao nhất ở vỏ cây. Protopine và allocryptopine là các
alkaloid chủ yếu ở cuống. Thêm vào đó ezyme sanguinarine reductase – ezyme điều
hòa cân bằng sanguinarine/dihydrosanguinarine cũng được tìm thấy trong protein hòa
tan từ lá.
2.3.2 Sanguinarine
Sanguinarine là một benzo[C] phenanthidine alkaloid bậc 4 (Mackraj và ctv.,
2008), tồn tại ở các cây họ anh túc (Papaveraceae), họ lam cận (Fumariaceae) và họ
cam (Rutaceae). Nguồn sanguinarine chủ yếu ở các loài cây Chelidonium majus,
Macleaya cordata và Sanguinaria canadensis (Dvorak và Simanek, 2007).
13


×