Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

NGHIÊN CỨU TÁ C ĐỘ NG CỦ A SẢ N PHẨM CYANO CURB® LÊN VI KHUẨN LAM (Cyano bacteria) TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA SẢN PHẨM CYANO CURB®
LÊN VI KHUẨN LAM (Cyano bacteria) TRONG AO NUÔI
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei).

Họ và tên sinh viên: LÝ ANH THUẬT
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 08/2012


NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA SẢN PHẨM CYANO CURB ® LÊN
VI KHUẨN LAM (Cyano bacteria) TRONG AO NUÔI
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei)

Tác giả

LÝ ANH THUẬT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN PHÚ HÒA



Tháng 08 năm 2012
i


LỜI CẢM ƠN
Trong những tháng năm học tập trên ghế giảng đường, tôi đã được quý thầy cô
tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, tạo cho tôi nền tảng kiến
thức vững chắc trên con đường sự nghiệp sau này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả quý Thầy cô Khoa Thủy Sản
trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã hướng dẫn cho tôi những kiến thức lý thuyết
cũng như thực hành, giúp tôi có thể ứng dụng và phát huy trong công tác, nghề nghiệp
của mình.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Phú Hòa đã tận tình hướng dẫn ,
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt bài báo cáo khóa luận tốt
nghiệp.
Tôi xin cảm ơn Ba Mẹ đã động viên, ủng hộ tôi về mọi mặt vật chất cũng như
tinh thần để tôi có điều kiện được học tập tốt.
Tôi xin cảm ơn cô Đặng Thị Thanh Hòa , anh Hà Toàn Thông , công ty Vĩnh
Thịnh BIOSTADT, chị Phạm Ngọc Giàu tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp tôi.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp DH08NT, các anh cùng
các bạn trong Trại Thực Nghiệm Thủy Sản đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và kiến thức còn hạn chế nên không tránh
khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô,
các anh chị và các bạn.

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu tác động của sản phẩm Cyano CURB® lên vi khuẩn lam
(Cyanobacteria) trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” được
thực hiện từ ngày 01/02/2012 – 30/06/2012 tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, khoa
Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và các ao nuôi tôm tại huyện
Gò Công , tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu của chúng tôi

nhằm mục đích xác

định

LC50 – 72 h của sản phẩm Cyano CURB® trên tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn poslarvae và
khảo sát ảnh hưởng của sản phẩmlên vi khuẩn lam.
- Phần một xác định LC50 – 72 h của sản phẩm Cyano CURB® trên tôm thể chân
trắng ở giai đoạn poslarvae.
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức và 1 nghiệm thức đối chứng(NT I là nghiệm thức
đối chứng) với nồng độ sản phẩm khác nhau:
NT I: 0 ppm (nghiệm thức đối chứng); NT II: 300 ppm; NT III: 350 ppm; NT IV:
400 ppm; NT V: 450 ppm; NT VI: 500 ppm.
Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức được lập lại
ba lần.
Kết quả thu được như sau:
Ở NT I có tỷ lệ chết 0 %; NT II tỷ lệ chết 13,3 %; NT III (33,3 %); NT IV (51,7
%); NT V (64,2 %); NT VI ( 96,7 %). Giữa các nghiệm thức sai khác nhau rất có ý
nghĩa về mặt thống kê (P < 0,001). Từ kết quả của phần 1 và dựa vào phương trình
Lg(LC50 – 72 h ) = LgA +((50-C)/(D-C))*(LgB – LgA) chúng tôi tìm ra LC50 – 72 h của
395,15 ppm.
sản phẩm Cyano CURB® trên tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn poslarvae là
- Phần 2 đánh giá ảnh hưởng của sản phẩm Cyano CURB® lên sự phát triển
của vi khuẩn lam trong hơn 2 tuần theo dõi.

Phần đánh giá tác động này được chúng tôi thực hiện trên 4 ao với nồng độ sản
phẩm Cyano CURB® là 0,25 ppm và 1 ao không sử dụng sản phẩm dùng để so sánh.
Kết quả thu được như sau:
Ở ao không sử dụng sản phẩm Cyano CURB® thì mật độ vi khuẩn lam tăng dần
qua các ngày theo dõi, ngược lại ở bốn ao sử dụng sản phẩmCyano CURB® thì mật độ vi
khuẩn lam giảm dần qua các ngày kiểm tra
. Đặc biệt ở ao 3 và ao 4 sau 7 ngày sử dụng
iii


sản phẩm đã không còn quan sát thấy vi khuẩn lam trong ao
. Vậy từ kết quả nghiên cứu
của phần 2 chúng tôi nhận thấy sản phẩmCyano CURB® có ảnh hưởng ức chế lênsự
phát triển củavi khuẩn lam.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các hình .........................................................................................................vi
Danh sách các biểu đồ ...................................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các đồ thị .......................................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt Vấn Đề ................................................................................................................ 1

1.2 Mục Tiêu Đề Tài ....................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của vi khuẩn lam ..................................................................... 3
2.1.1 Phân loại ................................................................................................................. 3
2.1.2 Hình thái và cấu tạo. ............................................................................................... 4
2.1.2.1 Hình thái .............................................................................................................. 4
2.1.2.2 Cấu tạo ................................................................................................................. 4
2.1.3 Phân bố và sinh thái ................................................................................................ 5
2.1.4 Các hình thức dinh dưỡng ...................................................................................... 5
2.1.5 Sinh sản................................................................................................................... 5
2.1.6 Sự nở hoa ................................................................................................................ 6
2.1.7 Độc tố của Vi Khuẩn Lam ...................................................................................... 6
2.1.8 Một số nghiên cứu về vi khuẩn lam ....................................................................... 6
2.2 Sơ lược về sản phẩm Cyano CURB® ........................................................................ 8
2.2.1 Đặc điểm của sản phẩm .......................................................................................... 8
2.2.2 Cơ chế tác động của sản phẩm ............................................................................... 9
2.2.2 Tác dụng của sản phẩm ........................................................................................ 10
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 11
v


3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài ............................................................. 11
3.2 Vật Liệu và Trang Thiết Bị Nghiên Cứu ................................................................. 11
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 11
3.2.2 Vật liệu và trang thiết bị ....................................................................................... 11
3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 12
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu phòng thí nhiệm ........................................................... 12
3.3.1.2 Đánh giá tác động của sản phẩm trên tôm......................................................... 12
3.3.1.2 Xác định LC50 – 72 h ............................................................................................. 14
3.3.1.3 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm ....................................................................... 15

3.3.2 Nghiên cứu tác động của sản phẩm đến thành phần vi khuẩn lam trong ao ........ 15
3.3.2.1 Tiến hành theo dõi các ao nuôi .......................................................................... 15
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................. 18
3.3.3.1 Thông số môi trường ......................................................................................... 18
3.3.3.2 Các chỉ tiêu thành phần vi khuẩn lam ............................................................... 18
3.3.4 Phân tích thống kê ................................................................................................ 19
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................ 20
4.1 Xác định LC50 – 72 h cho tôm.................................................................................... 20
4.1.1 Các thông số môi trường trong thí nghiệm xác định LC50 – 72 h trên tôm ............ 20
4.1.2 Xác định LC50 – 72 h cho tôm................................................................................. 20
4.2 Đánh giá tác động của sản phẩm lên chất lượng nước trong ao tôm ...................... 22
4.2.1 Đặc điểm các ao nuôi tôm .................................................................................... 22
4.2.2 Kết quả theo dõi chất lượng nước khi xử lý sản phẩm......................................... 23
4.2.3 Kết quả theo dõi vi khuẩn lam trong các ao nuôi ................................................. 23
4.2.3.1 Thành phần loài vi khuẩn lam trong ao nuôi ..................................................... 23
4.2.3.2 Hiệu quả sử dụng sản phẩm............................................................................... 24
4.2.3.3 So sánh hiệu quả của sản phẩm trên từng ao ..................................................... 25
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 30
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 30
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sản phẩm Cyano CURB® ................................................................................8
Hình 2.2: Công thức cấu tạo của Bergenin......................................................................8
Hình 2.3: Công thức cấu tạo của Chebulic acid ..............................................................9
Hình 2.4: Công thức cấu tạo của Syringic acid ...............................................................9

Hình 3.1: Lưới lọc phiêu sinh ........................................................................................12
Hình 3.2: Một số test kiểm tra chất lượng nước ............................................................12
Hình 3.3: Postlarvae bố trí thí nghiệm..........................................................................13
Hình 3.4: Hệ thống thí nghiệm ......................................................................................14
Hình 3.5: Ao 1 ...............................................................................................................16
Hình 3.6: Ao 2 ...............................................................................................................17
Hình 3.7: Ao 3 ...............................................................................................................17
Hình 3.8: Ao 4 ...............................................................................................................18
Hình 4.1: Màu nước ao trước khi xử lý .........................................................................28
Hình 4.2:Màu nước ao sau khi xử lý 5 ngày .................................................................28
Hình 4.3: Hiệu quả xử lý vi khuẩn lam của sản phẩm Cyano CURB®
ở Ao 3............................................................................................................................29
Hình 4.4: Hiệu quả xử lý vi khuẩn lam của sản phẩm Cyano CURB® ở Ao 4 .............29

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thời gian tiến hành thu mẫu ở các ao ..........................................................16
Bảng 4.1: Thông số môi trường nước của thí nghiệm xác định LC50 – 72 h trên tôm.....20
Bảng 4.2 : Số tôm chết tích lũy sau 72 giờ ...................................................................21
Bảng 4.3: Thành phần loài vi khuẩn lam hiện diện trong ao nuôi ................................23
Bảng 4.4: Sự biến động mật độ vi khuẩn lam (tế bào/ml) trong ao nuôi ......................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................31

viii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Tỷ lệ tôm chết ..............................................................................................21

Đồ thị 4.2: Sự biến động mật độ vi khuẩn lam (tế bào/ml) trên ao nuôi .......................24
Đồ thị 4.3: Mật độ vi khuẩn lam ở ao 1 qua các đợt thu mẫu .......................................25
Đồ thị 4.4: Mật độ vi khuẩn lam ở ao 2 qua các đợt thu mẫu. ......................................26
Đồ thị 4.5: Mật độ vi khuẩn lam ở ao 3 qua các đợt thu mẫu. ......................................26
Đồ thị 4.6: Mật độ vi khuẩn lam ở ao 4 qua các đợt thu mẫu. ......................................27
Đồ thị 4.7: Mật độ vi khuẩn lam ở ao 5 qua các đợt thu mẫu. ......................................27

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Ngành nuôi trồng thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc đảm
bảo nguồn cung thực phẩm cho con người. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây
việc nuôi trồng với mật độ cao đã làm cho tình hình dịch bệnh trở lên phức tạp , ảnh
đến sự phát triển của ngành thủy sản tại Việt Nam , trong đó có nuôi tôm thẻ chân
trắng. Trong quá trình nuôi tôm thương phẩm việc quản lý chất lượng nước trong ao
nuôi là một công việc đóng vai trò rất quan trọng để có một ao nuôi thành công. Quản
lý chất lượng nước là một chuỗi việc làm có liên quan mật thiết với nhau. Trong đó
việc quản lý mật độ các loài vi khuẩn lam trong ao tốt sẽ làm ổn định pH, O2, độ trong,
việc này giúp tôm phát triển tốt.
Trong ao nuôi tôm thương phẩm sự lớn lên của tôm thường làm cho môi trường
nước trở nên xấu đi và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài tảo độc phát
triển, trong đó có vi khuẩn lam. Trong tự nhiên, vi khuẩn lam đa phần sống trong môi
trường nước ngọt. Tuy nhiên có một số loài vi khuẩn lam sống được trong môi trường
nước lợ và có khả năng gây ra sự nở hoa làm suy giảm chất lượng nước trong ao nuôi.
Khi vi khuẩn lam nở hoa trong ao có thể gây bệnh đốm nâu hoặc gây thiếu oxy
cục bộ vào ban đêm, từ đó dẫn đến hiện tượng thiếu oxy làm tôm chết hàng loạt.


1


Xuất phát từ những tác hại do vi khuẩn lam gây ra, chúng tôi đã được Ban chủ
nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cho phép
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của sản phẩm Cyano CURB

®

lên vi

khuẩn lam (Cyanobacteria) trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Xác định LC50 – 72 h của sản phẩm Cyano CURB® lên tôm thẻ chân trắng trong
giai đoạn postlarvae , và đánh giá tác động của sản phẩm

lên vi khuẩn lam

(Cyanobacteria) trên ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của vi khuẩn lam
2.1.1 Phân loại
Theo Hoek và ctv (1995), trích bởi Đặng Thị Thanh Hòa (2007) đối tượng mà
chúng tôi nghiên cứu có hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Cyanophyta

Lớp: Cyanophyceae
Bộ: Chroococcales
Bộ: Pleurocapsales
Bộ: Oscillatoriales
Bộ: Nostocales
Bộ: Stigonematales
Vi khuẩn lam (Cyanobacteria, được gọi là tảo lam) là một ngành vi khuẩn có
khả năng quang hợp. Chúng là những loài vi khuẩn đã có mặt trên Trái đất cách đây
khoảng 3,8 tỉ năm và đóng vai trò quan trọng các chu trình sinh địa hóa tự nhiên
(Schopf, 2000). Ngày nay, vi khuẩn lam đã có khả năng sống sót trong môi trường
thủy sinh dưới tác động của con người hay sự thay đổi môi trường của tạo hóa tự nhiên
(Huisman và ctv, 2005;Paerl and Fulton, 2006). Chúng có thể chiếm ưu thế ở nhiều hệ
thống sinh thái, từ các vùng biển ít chất dinh dưỡng cho đến các hồ chứa phú dưỡng,
từ vùng nhiệt đới cho đến địa cực (Potts and Whitton, 2000). Chúng có thể xuất hiện ở
dạng ký sinh trong vi khuẩn lam khuê, san hô, bọt biển, dương xỉ và nhiều loại sinh vật
khác (Rai và ctv, 2000). Vi khuẩn lam là loài có khả năng cố định nitrogen từ không
khí mà nó đảm bảo rằng có thể sinh sống ở những nơi có hà m lượng nitrogen giới hạn
và bất lợi cho sinh vật cạnh tranh ( Karl và ctv, 2002).

3


2.1.2 Hình thái và cấu tạo.
2.1.2.1 Hình thái
Vi khuẩn lam thường có hình dạng cố định bao gồm các dạng sau: dạng đơn
bào, dạng tập đoàn, dạng sợi chuỗi.
+ Dạng sống đơn lẻ các tế bào có thể là hình cầu

, hình trụ có đư ờng kính từ


0,6 – 30 µm.
+ Dạng tập đoàn gồm các tế bào sắp xếp có qui luật như đối xứng

, hay thành

dạng bản, hoặc không theo một qui luật nào.
+ Dạng sợi thường có cấu trúc gồm mao tản ở bên trong bao nhầy , đường kính
mao tản từ 0,4 – 45 µm, hoặc có thể lên đến 100 µm (Lưu Thị Thanh Nhàn, 2010)
2.1.2.2 Cấu tạo
Vách tế bào: Vi khuẩn lam dầy, gồm nhiều lớp bằng cellulose và pectin.
Vách tế bào được xem như là bộ xương giúp hình thành lên hình dạng của tế bào, và
có chức năng chống lại áp xuất thẩm thấu của môi trường bên trong và bên ngoài

tế

bào.
Nguyên sinh chất:
+ Vùng ngoài tập trung các phiến thylakoids chứa diệp lục tố , thể ri bô và các
thể hạt (có 2 loại là caroten là các hydrocarbon và xanthophyll là các dẫn xuất có chứa
O2), vùng này chứa các sắc tố xanh là phycocyanin và allophycocyanin, màu sắc của vi
khuẩn lam bị ảnh hưởng bởi nhiều loài sắc tố khác nhau . Vi khuẩn lam có thể thay đổi
màu để thích ứng vào môi trường. Vi khuẩn lam chỉ có diệp lục tố a (Lưu Thị Thanh
Nhàn, 2010).
+ Vùng trong chứa ADN.
Trong tế bào v i khuẩn lam có các không bào khí , những túi khí này cùng với
quá trình tổng hợp và phân giải đường trong tế bào làm cho tế bào vi khuẩn lam có thể
nổi lên hoặc chìm xuống trong môi trường nước.
Không bào khí là những phần tử màu hơi đen dưới ánh sáng yếu
dưới ánh sáng mạnh và dễ dàng được nhận ra trong tế bào


, màu hơi đỏ

. Ở ánh sá ng phản pha ,

chúng hơi sáng và nổi lên so với nền đen của nguyên sinh chất (Lưu Thị Thanh Nhàn,
2010).
4


Dị bào: là tế bào đặc biệt ở vi khuẩn lam dạng sợi, chúng có khả năng cố định
đạm, cố định nitơ trong không khí bởi enzyme nitrogenase thuộc hai bộ Nostocales và
Stigonematales (Lưu Thị Thanh Nhàn, 2010).
Dị bào là tế bào có vách dày, trong suốt. Chúng được sinh ra từ tế bào dinh
dưỡng nên hình dạng cũng giống tế bào dinh dưỡng.
2.1.3 Phân bố và sinh thái
Vi khuẩn lam phân bố khắp mọi nơi nhờ có tính rộng nhiệt, rộng độ mặn, độ pH
và có không bào khí. Vi khuẩn lam đa phần sống ở môi trường nước ngọt, một số sống
ở mô i trường nước mặn . Vi khuẩn lam có sức sống rất mãnh liệt , chúng hiện diện
trong tất cả môi trường: trên giá thể (trên mặt bùn của ruộng, mương; trên vỏ cây ẩm,
trên các viên đá...), trong nước, trong không khí. Ngay cả những nơi có điều kiện rất
khắc nghiệt suối nước nóng (trên 700C) hay trên những vùng núi tuyết (Lưu Thị Thanh
Nhàn, 2010).
2.1.4 Các hình thức dinh dưỡng.
Đa số v i khuẩn lam sống tự dưỡng, chúng tự tổng hợp chất hữu cơ cho mình
nhờ vào ánh sáng mặt trời . Tuy nhiên một vài loài vi khuẩn lam lại sống dị dưỡng hay
cộng sinh với loài khác.

2.1.5 Sinh sản.
Vi khuẩn lam sinh sản bằng hình thức sinh sản vô tính bao gồm: phân cách tế
bào, vi khuẩn lam đoạn và hình thành bào tử.

+ Phân cách tế bào : là điển hình của v i khuẩn lam đơn bào nhằm gia tăng mật
độ bằng sự phân cắt tế bào từ 1 tế bào tạo ra 2,4,8...tế bào.
+ Vi khuẩn lam đoạn (hormogonies) là hình thức phổ biến ở các vi khuẩn lam
hình sợi. Tản đứt ra nhiều đoạn ngắn, tách rời tản mẹ và mọc thành sợi khác: các đoạn
tản sinh sản vô tính như vậy gọi là vi khuẩn lam đoạn.
+ Hình thành bào tử:
- Bào tử nghỉ (akinetes): là những tế bào to, chất tế bào đậm đặc và có một vách
rất dày. Nhờ có vách tế bào dày mà bào tử nghỉ chịu đựng được thời tiết bất lợi, và khi
gặp điều kiện thuận lợi bào tử sẽ nẩy mầm cho ra một tản mới.
- Nội bào tử (endospores) là những bào tử hình thành ở bên trong tế bào. Nội
bào tử là kiểu sinh sản của bộ Pleurocapsales.
5


- Ngoại bào tử (exospores) hình thành ở bên ngoài tế bào.
2.1.6 Sự nở hoa
Nở hoa là hiện tượng sinh khối của phiêu sinh thực vật cao hơn so với mức
trung bình của thủy vực, đa phần sự nở hoa phản ánh điều kiện môi trường thủy vực
phú dưỡng. Lúc đó, một số loài vi sinh thực vật phát triển trong điều kiện thuận lợi và
dễ dàng chiếm ưu thế trong thủy vực đó.
Một số loài

vi khuẩn lam

thường gặp

trong hiện tượng nở hoa

như:


Oscillatoria, Anabaena. Ở các vùng khí hậu khác nhau thì thời điểm xuất hiện và thời
gian kéo dài của hiện tượng nở hoa là khác nhau (Lưu Thị Thanh Nhàn.2010).
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hiện tượng nở hoa như: tỷ lệ Nitơ/ phospho
nếu nhỏ hơn 5 thì trong ao nuôi tôm thương phẩm sẽ dễ gây ra hiện tượng nở hoa (Lưu
Đức Hiền & ctv, 2011).
2.1.7 Độc tố của Vi Khuẩn Lam
Tảo lam có khả năng tiết ra độc tố , chúng có mùi vị khó chịu , thường gây độc
trên gan và trên hệ thần kinh.
Cơ chế của độc tố vi khuẩn lam rất đa dạng và ph ạm vi tác động là từ việc gây
ra những ảnh hưởng lên gan , lên da , lên hệ thần kinh cho tới việc ức chế tổng hợp
protein. Độc tố của vi khuẩn có thể chia thành 3 nhóm dựa vào cấu trúc hóa học là:
- Nhóm peptides vòng: gồm các microcystin và nodularin
- Nhóm alkaloids: gồm anatoxi n - a, anatoxin- a(S), aplysiatoxins,
cylindrospermop-sin, lyngbyatoxin-a và saxitoxins
- Lipopolysaccharides (Lưu Thị Thanh Nhàn, 2010).
2.1.8 Một số nghiên cứu về tảo lam
Theo Dương Đức Tiến và Trịnh Tam Kiệt (2004), ở hầu hết các thủy vực đã
khảo sát (Hồ Tây và các hồ ở Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Huế, Đà Nẵng, hồ chứa Cấm sơn (Bắc Giang), hồ Đá Bàn (Khánh Hòa), hồ Dầu Tiếng
(Tây Ninh) ở các thời điểm khác nhau từ 2000-2002, ở bất cứ điểm thu mẫu nào cũng
bắt gặp vi khuẩn lam, có nơi có mật độ từ 4-7 x 106 tế bào/1 lít, có nơi ít hơn với thành
phần loài khác nhau. Các loài viridis (A. Br. Lemm), aeruginosa Kutz, flosaquae
(Wittr) Kirchn sản sinh ra độc tố microcystin gây tác hại đến gan. Ở các thủy vực miền
Bắc Việt Nam, phát triển từ tháng 2 đến tháng 10, còn ở miền Nam thì phát triển
6


quanh năm trong môi trường nước có pH từ 6 - 7, nước trong, có mùi tanh, hàm lượng
N và P trên giới hạn cho phép.
Năm 2005, Đặng Hoàng Phước Hiền, Đặng Đình Kim và cộng sự trong báo cáo

“Nghiên cứu vi khuẩn lam độc ở hồ Ba Bể tiến hành nghiên cứu độc tính và độc tố của
chủng vi khuẩn M. aeruginosa BB1 bằng phương pháp thử sinh học trên Artemia
salina và phương pháp ức chế Enzym protein photphatase 2A (PP2A). Kết quả cho
thấy độc tính của chủng này rất cao đối với artemia với giá trị LC50 – 72 H là 8,29
mg.ml-1 và M. Aeruginosa BB1 chứa ít nhất hai loại độc tố Microcystin là MC-LR và
MC-RR với tổng lượng là 4,39 mg.g-1. Cùng trong thời gian này, nhóm tác giả trên
bước đầu phân lập và sử dụng kĩ thuật đa hình các đoạn DNA được nhân bản ngẫu
nhiên và kĩ thuật nhân đoạn gen 16s rARN nhằm tìm hiểu sự đa dạng di truyền của 6
chủng vi khuẩn lam nước ngọt thuộc hai loài M. Aeruginosa và M. Wessenbergii (trích
bởi Hồ Thị Thu Hoài, 2007).
Theo Hồ Thị Thu Hoài (2007), 14 chủng của 4 loài khuẩn lam trong chi là: M.
Aeruginosa, M. Botrys, M. Panniformis thu thập từ hồ Trị An – tỉnh Đồng Nai đã được
phân lập. Trong điều kiện thí nghiệm các loài có sự thay đổi hình thái theo từng giai
đoạn phát triển. Hầu hết các loài có hình dạng không ổn định ở giai đoạn tàn lụi và có
hình dạng đặc trưng thường xuất hiện ở giai đoạn trưởng thành. Bằng kĩ thuật hấp thụ
miễn dịch liên kết với Enzyme (ELISA) đã xác định được sự hiện diện của độc tố
microcystin có trong 13 trên tổng số 14 chủng với giá trị dao động từ 2,5 đến
4613,7 µg/L. Trong đó, chủng Mp1 có nồng độ cao nhất và chủng Mp4 có nồng độ
thấp nhất. Đặc biệt 2 chủng Mw và Mw2 của loài M. Wessenbergii đều phát hiện có
độc tố microcystin với nồng độ tương ứng là 19,5 µg/L và 1077,2 µg/L.
Trong thời gian khảo sát tại các ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ
từ tháng 2 – 6 năm 2011, Nguyễn Thị Vân Huyền và Đặng Thị Thanh Hòa (Khoa
Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm TP HCM) báo cáo thành phần họ loài vi khuẩn
lam cyanophyta chiếm 16,3% trong tổng số thành phần vi khuẩn lam trong các ao nuôi
với mật độ 2.875 – 9.718 tb/lít. Và trong sông Đồng Tranh, cửa sông Xoài Rạp, thành
phần họ loài vi khuẩn lam chiếm 17,7% trong tổng số loài vi khuẩn lam hiện diện
trong thủy vực tự nhiên với mật độ từ 1.078 – 1.481 tế bào/lít.
7



2.2 Sơ lược về sản phẩm Cyano CURB®
2.2.1 Đặc điểm của sản phẩm
Sản phẩm có bản chất acid thực vật chứa thành phần polyphenolic, có nguồn
gốc tự nhiên và tá dược . Polyphenolic có chứa các acid hữu cơ trihydroxy benzoic
acid.

Hình 2.1: Sản phẩm Cyano CURB®
Một số a cid hữu cơ Trihydroxy benzoic như: Bergenin, Chebulic acid, Ethyl
gallate, Eudesmic acid, Gallic acid, Norbergenin, Phloroglucinol carboxylic acid,
Syringic acid, Theogallin.
Bergenin

IUPAC name
(2R,3S,4S,4aR,10bS)-3,4,8,10-tetrahydroxy-2-(hydroxymethyl)-9-methoxy-3,
4,4a,10b-tetrahydro-2H-pyrano[3,2-c]isochromen(C14H16O9)
Hình 2.2: Công thức cấu tạo của Bergenin

8


Chebulic acid

IUPAC name
(2R)-2-[(3S)-3-carboxy-5,6,7-trihydroxy-1-oxo-3,4-ihydroisochromen-4yl]butanedioic acid (C14H12O11)
Hình 2.3: Công thức cấu tạo của Chebulic acid
Syringic acid

IUPAC name
4-hydroxy-3,5-dimethoxybenzoic acid(C7H6O5)
Hình 2.4: Công thức cấu tạo của Syringic acid

2.2.2 Cơ chế tác động của sản phẩm
Dựa trên cảm ứng stress hoá của vi khuẩn lam, sản phẩm hòa tan vào nước một
phần xâm nhập vào tế bào kích thích tế bào vi khuẩn lam sản sinh ROS.
+ ROS (Reactive Oxygen Species) – phân tử hoạt động hóa học mạnh có chứa
oxy. ROS là sản phẩm của quá trình trao đổi chất của tế bào có vai trò quan trọng
trong tín hiệu tế bào và cân bằng nội môi. Tuy nhiên, trong thời gian chịu áp lực của
môi trường (ví dụ, tia cực tím hoặc tiếp xúc với nhiệt), các ROS có thể được sinh ra
đáng kể và gây thiệt hại cho cấu trúc tế bào. Đặc biệt, chất ôxy được sản sinh nhiề u
nhất là hydrogen peroxide (H2O2), được chuyển đổi từ superoxide rò rỉ từ các ty thể, có
khả năng chống lại xâm nhập của mầm bệnh hoặc vật thể lạ.

9


+ Ảnh hưởng của ROS vào quá trình trao đổi chất của tế bào, gồm không chỉ có
vai trò trong quá trình tiêu diệt tế bào mà còn tác động tích cực như cảm ứng của bộ
máy Golgi, gen và huy động của các hệ thống vận chuyển ion.
+ Polyphenol là chất chống oxy hóa tế bào ngăn chặn hình thành ROS.
Sản phẩm Cyano CURB® gây ra sản xuất các loại phản ứng ROS trong vi khẩn
lam đồng thời kích thích tế bào sản sinh ra enzyme và các chất giúp ngăn chặn ROS.
Vi khuẩn lam rất là nhạy cảm với các loại phản ứng ROS so với các loài tảo khác. Và
quá trình quang hợp II bị ức chế do sự căng thẳng oxy hoá và tổn thương phân tử làm
vi khuẩn lam chết.
2.2.2 Tác dụng của sản phẩm
Sản phẩm Cyano CURB ® sản sinh thành phần ức chế hoạt động, khả năng sinh
trưởng và phát triển tế bào của vi khuẩn lam.
Sản phẩm tác động tốt trong cả môi trường nước ngọt và nước mặn cũng như
các điều kiện thủy lý hóa khác nhau.
Tính an toàn của s ản phẩm là không chứa thuốc trừ sâu, dư lượng hormone.
Kim loại nặng, dư lượng kháng sinh.

Sản phẩm Cyano CURB® đã khống chế và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn lam .
Không làm biến động môi trường, không gây ô nhiễm khi vi khuẩn lam chết, tảo có lợi
vẫn phát triển bình thường. (Theo Cyano CURB® – the proven “Natural Solution For
Blue Green Algae” Kannan,R.,Rajaleksmi, M.and Gnanamani,T).

10


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài
- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ 10/03/2012 đến ngày 30/06/2012.
- Địa điểm: Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, trường Đại Học
Nông Lâm Tp.HCM và theo dõi tại huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
3.2 Vật Liệu và Trang Thiết Bị Nghiên Cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Vi khuẩn lam trong những ao nuôi tôm của các hộ nuôi (Ao chú Cầu, ao chú
Cảnh, ao chú Toàn, ao chú Nỡ, ao chú Bình) thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
3.2.2 Vật liệu và trang thiết bị
- Sản phẩm Cyano CURB® của công ty Vĩnh Thịnh.
- Lưới lọc phiêu sinh, chai nhựa nhỏ , vợt vớt tôm, vở ghi chép, dung dịch
formol 4 %, xô.
- Buồng đếm vi khuẩn lam Sedgewick Rafter (có dung tích 1ml, với 1000 ô
đếm.
- Cân điện tử.
- Máy chụp ảnh, kính hiển vi điện tử.
- Nhiệt kế, giấy đo pH, khúc xạ kế, bộ test kiểm tra chất lượng nước, đĩa secchi.

11



Một số hình dụng cụ trong nghiên cứu

Hình 3.1: Lưới lọc phiêu sinh

Hình 3.2: Một số test kiểm tra chất lượng nước
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu phòng thí nhiệm
Nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm và trại Thực nghiệm Thủy
Sản, thuộc Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
3.3.1.2 Đánh giá tác động của sản phẩm trên tôm
Tỷ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản của tôm phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố
môi trường. Do đó trong quá trình thí nghiệm LC50 – 72 h chúng tôi đảm bảo chất lượng
nước tốt, không để tôm bị sốc do ảnh hưởng của yếu tố môi trường.
12


Tôm được mua về khoảng post larvae 12, sau đó được nuôi dưỡng trong thời
gian một tuần để tôm quen với điều kiện môi trường thí nghiệm . Giai đoạn này chúng
tôi sử dụng artemia để nuôi tôm.
Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức được bố trí trong các bể kính có kích thước
40x30x30 cm, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Mỗi bể cho 10 lít biển có độ măn
10 o/oo vào và được gắn hệ thống sục khí . Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên, mỗi nghiệm thức tương ứng với một nồng độ sản phẩm Cyano CURB®.
Nghiệm thức đối chứng: Không sử dụng sản phẩm Cyano CURB®.
Nghiệm thức 1: Sử dụng sản phẩm Cyano CURB với liều 300mg/ 10 lít nước.
Nghiệm thức 2: Sử dụng sản phẩm Cyano CURB với liều 350mg/ 10 lít nước.
Nghiệm thức 3: Sử dụng sản phẩm Cyano CURB với liều 400mg/ 10 lít nước.
Nghiệm thức 4: Sử dụng sản phẩm Cyano CURB với liều 450mg/ 10 lít nước.
Nghiệm thức 5: Sử dụng sản phẩm Cyano CURB với liều 500mg/ 10 lít nước.


Hình 3.3: Postlarvae bố trí thí nghiệm

13


3.3.1.2 Xác định LC50 – 72 h

Hình 3.4: Hệ thống thí nghiệm

Tiến hành đưa tôm vào bể để tôm thích nghi với điều kiện thí nghiệm trong 1
giờ, sau đó kiểm tra và vớt bỏ những con tôm yếu ra ngoài. Tiếp theo cho sản phẩm
Cyano CURB® đã được pha thành dung dịch vào bể, ghi lại thời gian để x ác định thời
điểm đếm tôm, kiểm tra thông số môi trường trước 1 giờ.
Thí nghiệm kéo dài trong 72 giờ, trong quá trình theo dõi đếm số tôm sống sót,
chuyển tôm chết ra khỏi bể ở các thời điểm 3, 6, 9, 12, 24, 48, 72 h.
Các điều kiện về sục khí, nhiệt độ và các thông số môi trường được duy trì như
nhau giữa các nghiệm thức.
Chỉ tiêu theo dõi: ghi nhận lượng tôm chết trong các thời điểm 3, 6, 9, 12, 24,
48, 72 h để xác định nồng độ gây chết > 50% tôm trong 72 giờ, và nồng độ gây chết
tôm < 50% tôm trong 72 giờ.
Phương pháp tính: Chúng tôi thống kê số lượng tôm chết tích lũy. LC50 – 72 h
được tính theo công thức:
Lg(LC50 – 72 h ) = LgA +((50-C)/(D-C)) * (LgB – LgA) (1)
Trong đó:
14


A: Nồng độ Cyano CURB® gây chết tôm dưới 50%.
B: Nồng độ Cyano CURB® gây chết tôm trên 50%.

C: Tỷ lệ tôm chết tích lũy 72 h ở nồng độ A.
D: Tỷ lệ tôm chết tích lũy 72 h ở nồng độ B.
Theo phương trình tuyến tính ta tính được nồng độ gây chết 50% tôm.
Dựa vào số tôm chết tích lũy để vẽ đồ thị hàm số theo log (nồng độ), từ đồ thị
chúng tôi suy ra phương trình tuyến tính, sau đó thế giá trị gây chết 50% tôm để tìm
được log (nồng độ) rồi suy ngược lại nồng độ sản phẩm gây chết 50% tôm.
3.3.1.3 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm
Trong quá trình chăm sóc chúng tôi sử dụng duy nhất một loại thức ăn dạng
mảnh của công ty Uni President có hàm lượng protein 40%. Mỗi ngày chúng tôi cho
tôm ăn 3 lần vào lúc 8 giờ, 16 giờ và 20 giờ, với lượng từ 1-2% trọng lượng thân, tuy
nhiêm trước 4 giờ và sau 4 giờ bố trí thí nghiệm thì không cho ăn. Các nghiệm thức có
cùng một chế độ chăm sóc quản lý, thức ăn như nhau.
3.3.2 Nghiên cứu tác động của sản phẩm đến thành phần vi khuẩn lam trong ao
3.3.2.1 Tiến hành theo dõi các ao nuôi
Trước khi đánh giá tác động sản phẩm 1 ngày, chúng tôi tiến hành thu mẫu để
định lượng và định tính thủy sinh thực vật hiện diện trong các ao. Mẫu được thu vào
các buổi sáng ở những thời điểm như nhau và được định danh, đếm trong phòng thí
nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm.
Ao chú Cầu (ao 1) thuộc ấp Năm Châu , xã Bình Đông , thị xã Gò Công Đông
với diện tích 4000 m2, độ sâu 1,2 m với mật độ thả tôm 120 con/m2.
Ao chú Toàn (ao 2) thuộc ấp Bến Chùa xã Phước Trung huyện Gò Công Đông
với diện tích 4000 m2, độ sâu 1,2 m với mật độ thả tôm 120 con/m2.
Ao chú Cảnh (ao 3) thuộc ấp Thanh Nhung , xã Phước Trung huyện Gò Công
Đông với diện tích 4000 m2, độ sâu 1,3 m với mật độ thả tôm 120 con/m2.
Ao chú Nỡ (ao 4) thuộc ấp Cây Bàng, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông với
diện tích 2000 m2, độ sâu 1,2 m với mật độ thả tôm 150 con/m2.
15



×