Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

Báo cáo Kinh tế môi trường Khung Phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 28 trang )

KHUNG PHÂN TÍCH
GVHD: HUỲNH VIỆT KHẢI
1. Nguyễn Kỳ Minh Anh
B1505475
2. Nguyễn Quỳnh Vân Anh
B1505476
3. Phùng Bảo Châu
B1505479
4. Trần Thị Kim Chi
B1505480
5. Đặng Thị Hằng
B1505483
6. Ngô Thị Thu Huỳnh
B1505485
7. Võ Phương Khánh
B1505486


NỘI DUNG
I

II

III

Phân tích lợi ích chi phí

Phân tích hiệu quả chi phí

Phân tích tác động môi trường



PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ

KHUNG
PHÂN TÍCH
CƠ BẢN

Chiết khấu
và lựa chọn
dự án cùng
mục tiêu
chính sách

Quy mô và
quan điểm

Vai trò của
ngân sách
chính phủ và
lựa chọn nhiều
phương án

Nhập lượng
và xuất
lượng

Lựa chọn suất
chiết khấu
Chiết khấu và các
thế hệ tương lai


Đo lường
lợi ích – chi
phí

So sánh lợi
ích – chi phí
và cách tính
lợi ích ròng

Vấn đề
phân phối

Sự không
chắc chắn


I. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ
• Phân tích lợi ích - chi phí dành cho khu vực công và đánh giá giá
trị xã hội, trong khi phân tích lời lỗ dành cho doanh nghiệp tư
nhân.
• Hai khác biệt quan trọng:
- Phân tích lợi ích - chi phí là công cụ giúp đưa ra các quyết định
chính sách công dựa trên quan điểm xã hội thay vì quan điểm của một
doanh nghiệp.
- Nó dựa trên sự đánh giá dưới góc độ xã hội tất cả nhập lượng và
xuất lượng liên quan đến dự án dù cho chúng có được trao đổi trên thị
trường tư nhân hay không.



I. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ
 Một thách thức quan trọng đối với phân tích lợi ích - chi phí là làm thế
nào định giá cho những chi phí và lợi ích không có giá cả thị trường.
 Những kỹ thuật phát triển cho phân tích lợi ích - chi phí bắt đầu với
những giá trị cá nhân và tính toán các giá trị xã hội khi có sự chênh
lệch giữa hai giá trị này, thường thấy trong vấn đề môi trường.
Có 2 loại ứng dụng có quan hệ mật thiết với nhau:
- Giữa những nhà thực hành, những nhà kinh tế học trong và ngoài khu
vực công, những người đã phát triển các kỹ thuật, cố gắng thu thập những
thông tin tốt hơn và mở rộng phạm vi phân tích.
- Giữa những nhà chính trị và những nhà quản lý, những người lập nên
các quy tắc và quy trình sử dụng phân tích lợi ích - chi phí cho việc ra các
chính sách công.


 Khung phân tích cơ bản
Các bước của một phân tích lợi ích - chi phí:
B1. Nhận dạng dự án hay chương trình, bao gồm phạm vi và
bối cảnh nghiên cứu.
B2. Mô tả theo hướng định lượng các nhân tố nhập lượng và
xuất lượng của chương trình.
B3. Ước tính các chi phí và lợi ích xã hội của các nhân tố.
B4. So sánh những lợi ích và chi phí.


Quy mô và quan điểm của một dự án hay một
chương trình phân tích lợi ích - chi phí :
Trước hết xác định phạm vi nghiên cứu là cấp quốc gia, vùng hay địa
phương, kế đó là mô tả chi tiết các yếu tố chính của chương trình: địa điểm,
thời gian, các nhóm liên quan, mối liên kết với các chương trình khác...

Có hai loại chương trình môi trường cần thực hiện phân tích lợi ích - chi
phí:
- Các dự án sản xuất: sản xuất trực tiếp các dịch vụ công.
- Các chương trình quản lý: nhằm mục đích thi hành quy định pháp luật
về môi trường.


Làm thế nào xác định phạm vi của dự án?
Quy mô có hiệu quả về
mặt xã hội tối đa hóa lợi
ích xã hội ròng của dự án.
Lợi ích xã hội ròng tối đa
hóa khi MAC = MD.
Khi không xác định được MAC
và MD, có thể thực hiện một quy
trình gọi là phân tích độ nhạy.
Có nghĩa là tính toán lại lợi ích
chi phí tại mức cao hơn và thấp
hơn mức mục tiêu đã lựa chọn.

Hình 6-1. Quy mô hiệu quả xã hội của
một dự án công


Mô tả nhập lượng và xuất lượng của chương trình
- Vấn đề thời gian là quan trọng: vì các dự án môi trường thường
kéo dài qua nhiều năm.
- Nhà phân tích phải dự đoán các giá trị cho từng năm trong suốt
vòng đời của dự án.
VD: Chương trình thông tin để thông báo cho công chúng về

mức độ sử dụng năng lượng của thiết bị gia dụng về phòng
chống ô nhiễm.


Đo lường lợi ích và chi phí của chương trình
- Các nhà kinh tế học đo lường lợi ích và chi phí bằng tiền, đơn vị đo
lường bằng tiền rất hữu ích trong việc đưa ra quyết định.
- Đơn vị tiền tệ cung cấp một thước đo duy nhất mà theo đó chúng ta
có thể thay đổi tất cả các tác động của dự án để từ đó các lợi ích và chi
phí có thể so sánh với nhau và so với các dự án khác.

So sánh lợi ích và chi phí
- Tính lợi ích ròng của dự án hoặc chương trình:
Lợi ích ròng là phần chênh lệch giữa tổng lợi ích và tổng chi
phí. Tổng lợi ích là tổng thiệt hại được giảm đi (diện tích nằm
dưới đường MD), và tổng chi phí là tổng chi phí xử lý phải chịu
(diện tích nằm dưới đường MAC).


Cách tính lợi ích ròng
Ví dụ: Chương trình kiểm soát chất thải của các nhà máy giấy.


Chiết khấu và lựa chọn giữa các dự án có cùng mục tiêu
chính sách
VD: Đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đô thị
- Giả sử mục đích là cải thiện chất lượng nước bằng cách đầu tư nâng
cấp hệ thống xử lý nước thải của cộng đồng.
• Xử lý nước bậc cao: nước sau xử lý sẽ không còn chất thải sinh hoạt,
vi trùng hay vi khuẩn

• Xử lý thông thường: nước sau xử lý sẽ không còn chất sinh hoạt,
nhưng có thể chứa một số vi trùng hay vi khuẩn
• Xử lý sơ cấp: xử lý hầu hết chất thải sinh hoạt nhưng có thể còn vi
trùng hay vi khuẩn.

Lợi ích ròng là quan trọng đối với xã hội chứ không phải là tổng lợi
ích. Tỉ số lợi ích chi phí chỉ nói lên rằng lợi ích lớn hơn chi phí.


Bảng 6-1: Lợi ích và chi phí của 3 phương án nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đô
thị
Chi phí (triệu đô la/năm)

Lợi ích(triệu đô la/năm)


• Khi chi phí và lợi ích khác nhau theo thời gian, phải chiết khấu
trước khi tính tổng và so sánh.
• Công thức chiết khấu tổng quát:
Giá trị hiện tại = m/(1 + r)t
m là giá trị ở một thời điểm tương lai, r là lãi suất, và t là thời
điểm phát sinh giá trị tương lai.
* Nếu một dự án kéo dài mãi mãi, công thức tính giá trị hiện tại là
PV = m/r


Phân tích độ nhạy
Để xem khi thay đổi giả định thì kết quả phân tích lợi ích chi phí thay
đổi như thế nào?
Ví dụ vừa rồi có 2 giả định:

1. Suất chiết khấu là 5%
2. Dự án kết thúc vào thời điểm 5 năm sau khi hoàn tất việc xây dựng
Nếu thay đổi giả định thì thứ hạng của các phương án có thể thay đổi.


Vai trò của ngân sách chính phủ và lựa chọn nhiều
phương án

Phân bổ nguồn lực theo cách lợi ích ròng là tối đa với một
nguồn ngân sách cố định.


Lựa chọn suất chiết khấu
 Chiết khấu là cách tính tổng của một dòng lợi ích ròng trong
tương lai thành giá trị tương đương ở hiện tại. Trong nhiều dự
án, giá trị này phụ thuộc rất lớn vào suất chiết khấu được lựa
chọn.
Cần phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực để áp dụng vào
việc tính chi phí và lợi ích theo thời gian.
- Lãi suất danh nghĩa: quan sát được trên thị trường
- Lãi suất thực: lãi suất danh nghĩa đã được điều chỉnh lạm phát.


Chiết khấu và các thế hệ tương lai
Hình 6-2: Tác động của chiết khấu trong 100 năm

(năm nhận được lợi ích)
Giá trị hiện tại của $100 nhận được
trong tương lai


(suất chiết khấu )
Giá trị hiện tại của $100 nhận được
sau 100 năm


Chiết khấu và các thế hệ tương lai
Hình 6.2 cho thấy tác động của suất chiết khấu qua thời gian.
Thời điểm xảy ra lợi ích và chi phí càng xa hiện tại thì giá trị
hiện tại của chúng càng nhỏ.
Một nguyên nhân mà các nhà môi trường nhìn chiết khấu một
cách ngờ vực là chiết khấu làm giảm đi những thiệt hại xảy ra
trong tương lai do những hoạt động kinh tế hiện nay gây ra.
Trong điều kiện chiết khấu chứa đựng sự không chắc chắn khi
đánh giá những tác động môi trường dài hạn, cần sử dụng thêm
tiêu chí khả năng bền vững để đánh giá dự án.


Vấn đề phân phối
Liên quan đến việc ai nhận được lợi ích và ai phải gánh chịu chi phí
=> vấn đề công bằng.
+ Công bằng ngang: đối xử như nhau đối với các cá nhân trong cùng
một hoàn cảnh, thường là nói về thu nhập.
Cá nhân A Cá nhân B Cá nhân C
Thiệt hại môi trường giảm
($/năm)

60

80


120

Chi phí giảm ô nhiễm ($/năm)

40

60

80

Chênh lệch

20

20

40


+ Công bằng dọc: đối xử khác nhau với các cá nhân có thu nhập khác nhau.
 Bảng 6-3: Công bằng dọc
Cá nhân A

Cá nhân B

Cá nhân C

5.000

20.000


50.000

Thiệt hại giảm

150 (3,0)

300 (1,5)

600 (1,2)

Chi phí xử lý

100 (2,0)

100 (0,5)

100 (0,2)

Chênh lệch

50 (1,0)

200 (1,0)

500 (1,0)

Thiệt hại giảm

150 (3,0)


1.400 (7,0)

5.500 (11,0)

Chi phí xử lý

100 (2,0)

800 (4,0)

3.000 (6,0)

Chênh lệch

50 (1,0)

600 (3,0)

2.500 (5,0)

Thiệt hại giảm

700 (14,0)

2.200 (11,0)

3.000 (6,0)

Chi phí xử lý


300 (6,0)

1.000 (5,0)

1.500 (3,0)

Chênh lệch

400 (8,0)

1.200 (6,0)

1.500 (3,0)

Thu nhập
Chương trình 1

Chương trình 2

Chương trình 3


Sự không chắc chắn:
• Khi áp dụng phân tích lợi ích chi phí cho tài nguyên thiên nhiên
và môi trường  không biết chắc chắn về chi phí và lợi ích tương
lai: kết quả của tương lai có tính xác suất.
• Nếu biết xác suất của các sự kiện có thể xảy ra  trị số trung bình
của các sự kiện  ước tính chi phí và lợi ích dựa trên trị số trung
bình này.

• Nếu không biết xác suất của các sự kiện có thể xảy ra thì phải tiến
hành phân tích tình huống.
• Nhưng không phải lúc nào cũng dựa trên giá trị dự kiến để làm cơ
sở cho quyết định, đặc biệt đối với những trường hợp chỉ xảy ra
một lần.


Sự không chắc chắn:
Số vụ tràn dầu

Xác suất

Giá trị kỳ vọng

0

0.77

0

1

0.12

0.12

2

0.07


0.14

3

0.03

0.09

4

0.01

0.04

Nhiều hơn 4

-

Giá trị kỳ vọng: 0.39

Giá trị kỳ vọng là giá trị trung bình có trọng số, là số lần một hiện
tượng xảy ra nhân với xác suất xảy ra tương ứng, và tính tổng cho
tất cả số lần có thể xảy ra.


II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
• Phân tích tác động môi trường (EIA) là nhận dạng và nghiên
cứu tất cả những tác động môi trường quan trọng phát xuất từ
một đường lối hành động.
• Nhiều quốc gia có luật môi trường đòi hỏi phải có phân tích tác

động môi trường khi xét duyệt các chương trình và dự án công
quan trọng, cũng như các dự án tư trong một số trường hợp.
• Đây thường là công việc của các nhà khoa học tự nhiên.
• Các nhà kinh tế cũng đóng một vai trò riêng trong EIA.


II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


×