Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Báo cáo lồng ghép môi trường môn sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.35 KB, 2 trang )

PHÒNG GD & ĐT VĨNH CỬU Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẾ VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT
MÔN : SINH HỌC THCS
I. NHẬN THỨC VỀ CHỦ TRƯƠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT CỦA BỘ
GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
1/ Chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành GD&ĐT về công tác BVMT:
- Luật BVMT (2005 Quộc hội nước CHXHCN Việt Nam 29.11.20005)
- 15.11.2004, Bộ Chính trị Nghị quyết 41/NQ/TW “BVMT trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- 17.10.2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 1363/QĐ-TTg “Đưa các nội dung
BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
- 02.12.2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 2563/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược
BVMT Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- 31.01.2005 Bộ GD&ĐT đã chỉ thị “Về việc tăng cường công tác GD BVMT”…
2/ Văn bản chỉ đạo:
+ Công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH, ngày 07/8/2008
+ Công văn số 2737/GDĐT-GDTrH, ngày 12/8/2008 “V/v tích hợp nội dung GDBVMT
vào các môn học cấp THCS và THPT”
3/ Nguyên tắc tích hợp: Chuyển tải các nội dụng BVMT vào bài học một cách tự
nhiên, phù hợp nội dung bài học; Làm bài học sinh động, gắn với thực tế hơn, không
làm quá tải bài học.
4/ Phương pháp: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS trong học
tập.
5/ Nội dung, địa chỉ tích hợp: Tài liệu GDBVMT môn sinh học THCS
6/ Kiểm tra đánh giá: Được lồng ghép trong KTĐG của môn học, cần chú ý kiểm tra
sự vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về BVMT trong cuộc sống thực tiễn.
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VIỆC TÍCH HỢP GD BVMT CỦA BGH NHÀ
TRƯỜNG
- BGH nhà trường họp triển khai nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào đầu
năm học.


- Tổ chuyên môn sinh hoạt phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Nhóm chuyên môn sinh hoạt 2 lần/ 1 tháng, trong đó có nội dung báo cáo, thảo luận về
những thuận lợi, khó khăn và kết quả thực hiện nội dung tích hợp GD BVMT.
- Các bộ phận liên quan báo cáo kết quả thực hiện với BGH vào cuối học kì và cuối
năm học.
III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi.
- Được sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp lãnh đạo. Phòng giáo dục và đào tạo huyện
Vĩnh Cửu.
- Sự hỗ trợ của phòng tài nguyên & môi trường huyện vĩnh cửu trong việc cung cấp các
tài liệu.
- Giáo viên môn sinh học nên có khả năng vận dụng và truyền đạt tốt những kiến thức
về môi trường.
- Học sinh có nhận thức đúng về vần đề cần thiết phải bảo vệ môi trường.
2. Khó khăn.
- Chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh đi tìm hiểu thực tế về thực trạng của môi
trường ở một số nơi.
- Hiện nay việc tìm tư liệu và cập nhật thông tin của giáo viên còn khó khăn.
- Các nguyên tắc cần đảm bảo khi khai thác các nội dung GDMT đòi hỏi phải: Không
làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học Giáo
dục môi trường. Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào chương
mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện. Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận
thức của HS và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS
tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Việc thực hiện các nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên
phải cập nhật tốt kiến thức về môi trường và có kinh nghiệm.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Thực hiện lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường vào các bài học môn sinh học của
cả 4 khối lớp 6,7,8 và 9.
- Trong bài kiểm tra 15 phút của cả hai học kì đều có 1 câu kiến thức bảo vệ môi trường
chiếm 1 điểm trong tổng số điểm bài làm.

- Thường xuyên kiểm tra học sinh bằng các câu hỏi liên hệ thực tế kiến thức môi
trường.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm và tìm hiểu các tài liệu, thông tin về môi trường
và thực trạng môi trường ở địa phương.
V. KIẾN NGHỊ.
- Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí tổ chức cho học sinh tham gia các buổi
tham quan thực tế một số nơi môi trường bị ô nhiễm để học sinh thấy rõ hậu quả của ô
nhiễm môi trường.
- Cập nhật thường xuyên các tài liệu về môi trường mới nhất, cung cấp các phim tư liệu
về giáo dục môi trường để phục vụ công tác tích hợp lồng ghép trong dạy học.
- Phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn kiến thức và phương
pháp tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường cho giáo viên.
- Nhà trường có thể tổ chức các buổi thi đố em hoặc hội vui học tập với kiến thức tìm
hiểu môi trường và bảo vệ môi trường.
Vĩnh cửu, ngày 13 tháng 06 năm 2009

×