Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

báo cáo sư dụng nhân lực dược sở y tế tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.29 KB, 20 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, với diện tích tự nhiên
6.383,89km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh,
thành phố trên cả nước). Về vị trí địa lý, Lào Cai nằm chính giữa vùng Đông Bắc và
vùng Tây Bắc của Việt Nam. Phía Bắc của tỉnh Lào Cai giáp với tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc - với 203,5 km đường biên giới; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp
tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Năm 2015, dân số toàn tỉnh là 680.232
người, gồm 25 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,1% dân số trong tỉnh; mật
độ dân số 107 người/km2. Tỉnh Lào Cai được chia thành 8 huyện và 1 thành phố gồm
có 164 xã phường, thị trấn.
Cùng với sự phát triển về kinh tế- xã hội thì việc chăm sóc sức khỏe toàn diện
cho nhân dân luôn được đặt lên hàng đầu. Song hành cùng ngành Y, ngành Dược đóng
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh
tế khu vực. Thực tế cho thấy rằng, hiện nay nguồn nhân lực cho ngành dược đang có
số lượng tương đối cao, tuy nhiên lại chưa đảm bảo về chất lượng, và có sự phân bố
không đồng đều giữa các vùng miền, giữa thành phố và nông thôn, giữa bệnh viện
tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến huyện, giữa khối hành chính sự nghiệp và khối sản xuất
kinh doanh…
Vì vậy việc phân bổ hợp lý nguồn dược sĩ trong tỉnh đang là vấn đề bức thiết cần
giải quyết để đạt được hiệu quả cao nhất trong chăm sóc sức khỏe con người. Từ
những nội dung khách quan đó, cùng với thời gian thực tập tại Sở Y tế tỉnh Lào Cai,
em đã hoàn thành một bài báo cáo nhỏ về việc “ Khảo sát thực trạng nhân lực Dược
trong toàn tỉnh Lào Cai” với mục tiêu:
1. Khảo sát thực trạng nhân lực Dược toàn tỉnh Lào Cai
2. Một số thuận lợi, khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực y tế và các biện
pháp nâng cao số lượng và chất lượng nguồn lực y tế.


2
Phần 1. TỔNG QUAN


1.1. Tổng quan về nhân lực y tế
1.1.1 Một số khái niệm
Nhân lực y tế được coi là một thành phần rất quan trọng của hệ thống y tế, là yếu tố
chính bảo đảm hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế.
Quản lý và điều hành tốt nguồn nhân lực y tế không những giúp nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế mà còn tăng cường công bằng trong chăm sóc sức khỏe(CSSK) và
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Các đặc tính và tầm quan trọng của nguồn
nhân lực y tế trong việc đảm bảo hiệu quả, chất lượng và sự công bằng trong cung ứng
dịch vụ y tế đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp phù hợp để sử dụng nguồn
nhân lực y tế một cách hiệu quả nhất.
Các khái niệm về nguồn nhân lực
Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những
người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ ”. Theo đó, nhân
lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý và cả
nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp các dịch vụ y tế. Nó bao gồm CBYT
chính thức và cán bộ không chính thức (như tình nguyện viên xã hội, những người
CSSK gia đình, lang y...); kể cả những người làm việc trong ngành y tế và trong những
ngành khác (như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp) [7].
Theo định nghĩa nhân lực y tế của WHO, ở Việt Nam các nhóm đối tượng được
coi là “Nhân lực y tế” sẽ bao gồm các cán bộ, NVYT thuộc biên chế và hợp đồng đang
làm trong hệ thống y tế công lập (bao gồm cả quân y), các cơ sở đào tạo và nghiên cứu
khoa học y/dược và tất cả những người khác đang tham gia vào các hoạt động quản lý
và cung ứng dịch vụ CSSK nhân dân (nhân lực y tế tư nhân, các cộng tác viên y tế,
lang y và bà đỡ/mụ vườn). Khi xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo, sử dụng,
quản lý và phát huy nhân lực y tế, cần đề cập tất cả mọi người thuộc “nhân lực y tế”
theo định nghĩa đã nêu trên.
Có hai khái niệm thường được sử dụng khi bàn luận về nguồn nhân lực y tế. Khái
niệm Phát triển nguồn nhân lực liên quan đến cơ chế nhằm phát triển kỹ năng, kiến
thức và năng lực chuyên môn của cá nhân và về mặt tổ chức công việc. Bên cạnh đó,
cần quan tâm đến khái niệm quản lý nguồn nhân lực. Theo WPRO, “quản lý nguồn

nhân lực là một quá trình tạo ra môi trường tổ chức thuận lợi và đảm bảo rằng nhân


3
lực hoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử dụng các chiến lược nhằm xác
định và đạt được sự tối ưu về số lượng, cơ cấu và sự phân bố nguồn nhân lực với chi
phí hiệu quả nhất. Mục đích chung là để có số nhân lực cần thiết, làm việc tại từng vị
trí phù hợp, đúng thời điểm, thực hiện đúng công việc, và được hỗ trợ chuyên môn phù
hợp với mức chi phí hợp lý”[8]. Theo quan niệm trước đây, quản lý nguồn nhân lực
trước tiên chỉ tập trung vào việc tuyển dụng, xác định mức lương và cơ chế tăng
lương, quản lý bảo hiểm xã hội, đánh giá công việc về mặt hành chính có kèm theo
động lực khuyến khích, sa thải khi cần thiết, cũng như việc đào tạo và các nhiệm vụ
quản lý hành chính khác. Trách nhiệm của nhà quản lý là thực hiện các nhiệm vụ đó
hiệu quả, hợp pháp và đảm bảo sự công bằng và nhất quán. Tuy nhiên, theo quan niệm
hiện nay, quản lý nguồn nhân lực được hiểu rộng hơn, bao gồm cả nhiệm vụ phát triển
nguồn nhân lực.
1.1.2 Tình hình nhân lực y tế nước ta hiện nay
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cao, mô hình bệnh tật
thay đổi, một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng quay trở lại, các bệnh không truyền
nhiễm, tai nạn, thương tích ngày càng tăng, các dịch bệnh mới, bệnh lạ diễn biến khó
lường trước; ngày càng nhiều yếu tố như môi trường, biến đổi khí hậu, xã hội và lối
sống có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân; quy mô dân số vẫn tiếp tục gia tăng và
cơ cấu dân số đã có sự thay đổi lớn, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số.
Do đó nhu cầu về thuốc cũng ngày càng tăng cao đòi hỏi phải có một lực lượng y bác
sĩ, dược sĩ có kiến thức, chuyên môn, phối hợp nhịp nhàng trong các khâu điều trị để
mang lại hiệu quả tốt nhất, và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, theo báo
cáo tổng kết công tác y tế năm 2015 của Bộ Y tế:
- Số bác sĩ /vạn dân là 8,0
- Số dược sĩ đại học/vạn dân là 2,2 [1, 16]
Theo Quyêt định số 68/QĐ- TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính

phủ về việc “Phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đề ra mục tiêu:
- Tỉ lệ dược sĩ đại học/vạn dân đạt 2,5 trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%
- 50% bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện
tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng [4]
Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý, nguồn nhân lực y tế trình độ
cao là những mục tiêu hàng đầu của Ngành Y tế.


4
1.2 Sở Y tế tỉnh Lào Cai
1.2.1 Giới thiệu chung về Sở Y tế tỉnh Lào Cai
Sở Y tế tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai, có chức năng
tham mưu, giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi
chức năng, y dược cổ truyền, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, an
toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế, dân số, bảo hiểm y tế.
Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Trụ sở đặt tại: Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai [5]
1.2.2 Phòng nghiệp vụ dược
Phòng nghiệp vụ dược thuộc Sở Y tế tỉnh Lào Cai chịu sự quản lý trực tiếp của
Ban Giám đốc Sở Y tế, có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế trong việc thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực dược, mỹ phẩm có liên quan trực tiếp
đến sức khỏe con người trên địa bàn tỉnh [2].
Nhiệm vụ:
- Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Dược Việt Nam để xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành dược của tỉnh, trình Giám đốc sở và tổ
chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Phối hợp với phòng Kế hoạch- Tài chính, Nghiệp vụ Y, các đơn vị trực thuộc Sở và
các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch và biện pháp đảm bảo đủ
thuốc cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh, phòng chống thiên tai, thảm họa và dịch
bệnh tại địa phương.
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định
về quản lý dược và mỹ phẩm. Hướng dẫn, kiểm tra hành nghề Dược trên địa bàn tỉnh
theo quy định của Nhà nước và Bộ Y tế. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ của các tổ chức, cá
nhân liên quan đến các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực dược.
- Hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị thực hiện các quy chế chuyên môn về
dược trong sản xuất, bảo quản, cung ứng và xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu
thuốc.


5
- Phối hợp với Phòng nghiệp vụ Y, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế theo dõi, giám sát
hoạt động thông tin, quảng cáo, giới thiệu thuốc và mỹ phẩm. Hướng dẫn sử dụng
thuốc am toàn, hợp lý và hiệu quả.
- Chủ trì , phối hợp với các ngành hữu quan trong việc phòng chống sản xuất, lưu
thông thuốc giả, thuốc kém phẩm chất, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc và
lạm dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trong ngành y tế.
- Tham mưu về công tác đấu thầu thuốc, dược liệu của của ngành y tế. Hướng dẫn các
đơn vị thực hiện các quy định về đấu thầu thuốc, dược liệu theo đúng các quy định của
pháp luật.
- Tham mưu cho lãnh đạo Sở hoặc xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về quản lý
dược, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng theo quy định của Nhà nước và Bộ Y tế.
- Thống kê, tổng hợp báo cáo công tác Dược theo quy định.
- Thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
Cơ cấu tổ chức Phòng Nghiệp vụ dược:
- Lãnh đạo: 01 Trưởng phòng và từ 1 đến 2 Phó trưởng phòng
- Biên chế: Do Giám đốc Sở Y tế quyết định trong tổng biên chế hành chính của Sở Y

tế.


Phòng
nghiệp vụ
dược

TP:
TP:
BS. CKI
DS. CKI
Nguyễn Hải Phạm Hồng
Sơn
Thanh

Phòng
nghiệp vụ y
Phó tránh
tranh tra sở
TP:
DS. Hoàng BS. Hoàng
Quốc Miêng Quốc
Hương

Thanh tra sở Phòng tổ
Y tế
chức cán bộ

TP:
BS. CKI

Nguyễn
Ngọc Quân

Phòng kế
hoạch tài
chính

Chánh văn
phòng
CN: Trần
Thị Hồng
Thúy

Văn Phòng

BAN GIÁM ĐỐC
BS. Nông Tiến Cương – GĐ
BS. Đàm Thị Liên – PGĐ
DS. Trần Thị Minh – PGĐ
BS. Nông Đình Hùng – PGD

Trưởng ban:
KS: Đoàn
Quang Vinh

BQL
Các công
trình
XDCB


6

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu, tổ chức Sở Y tế tỉnh Lào Cai


7
Phần 2. NỘI DUNG
2.1 Thực trạng nhân lực Dược toàn tỉnh Lào Cai
2.1.1 Thống kê nhân lực dược trong toàn tỉnh Lào Cai
Tổng số lượng cán bộ dược hiện có tại tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ dược của tỉnh Lào Cai năm 2014 và 2015
Số lượng
So sánh

Năm 2014
734

Năm 2015
775
Tăng
5,59%

Năm 2016
777
Tăng

Đơn vị
Cán bộ
%


0,26%

Năm 2015, toàn tỉnh Lào Cai có 775 cán bộ dược bao gồm các trình độ: Dược sĩ
đại học và sau đại học, dược sĩ cao đẳng, dược sĩ trung học và dược tá, tăng 5,59 % so
với năm 2014
Năm 2016, toàn tỉnh Lào cai có 777 cán bộ dược bao gồm các triình độ: Dược sỹ
đại học và sau đại học, dược sỹ cao đẳng, dược sỹ trung học và dược tá, tăng 0,26 %
so với năm 2015 và tăng 5,85 % so với năm 2014
Số lượng cán bộ dược trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo trình độ qua 3 năm gần đây
được trình bày ở bảng 2.2
Bảng 2.2: Số lượng cán bộ dược theo trình độ năm 2014, 2015, 2016 của tỉnh Lào
Cai
STT

Trình độ chuyên môn
Năm
2014

1

Dược sĩ đại học và sau

2

đại học
Dược sĩ cao đẳng

3
4


Dược sĩ tr ung học
Và Kỹ thuật viên dược
Dược tá
Tổng số:

91
23

Số lượng
Năm
Năm
2015

2016

113

127

3,95

52

12,6

32
568

52
734


So sánh
Tăng %

576
53
775

Giảm
%

556

3,47%

42
777

22,2%

Qua bảng trên, nhận thấy số lượng dược sĩ đại học, sau đại học, dược sĩ cao đẳng,
dược sĩ trung học, kỹ thuật viên dược, dược tá của năm 2016 đều tăng so với 2014. Số
lượng dược sĩ trung học chiếm tỉ lệ cao nhất (Năm 2014: 568/734 cán bộ, Năm 2015:
576/775 cán bộ),( Năm 2016 : 556/777 cán bộ)


8
Thống kê số lượng dược sĩ đại học được thể hiện ở bảng 2.3
Bảng 2.3: Số lượng dược sĩ đại học của tỉnh Lào Cai năm 2014 và 2015
Toàn tỉnh ( DSĐH/ 10.000 dân)

Khối hành chính sự nghiệp

Năm 2014
1,35
0,89

Năm 2015
1,66
1,18

Năm 2016

( DSĐH/ 10.000 dân)
Trạm y tế có cán bộ dược
127/164
129/164
Bệnh viện có DSĐH
13/13
12/13
Phòng y tế có DSĐH
2/9
4/9
Hiện toàn tỉnh có 1,66 DSĐH/10.000 dân, tăng so với năm 2014 (0,31 DSĐH/
10.000 dân), trong đó khối hành chính sự nghiệp có 80 DSĐH đạt 1,18 DSĐH/ 10.000
dân (năm 2014 có 60 DSĐH, đạt 0,89 DSĐH/10.000 dân). có 129/164 trạm y tế có cán
bộ dược, đạt 79% ( năm 2014 có 127/164 trạm y tế có cán bộ dược). Hiện tại 12/13
bệnh viện có dược sĩ đại học, giảm 01 so với 2014 (BVĐK huyện Mường Khương),
04/9 phòng y tế có cán bộ dược sĩ đại học (năm 2014 có 02/9 phòng y tế có cán bộ
dược sỹ đại học) [ 3 ].
2.1.2 Sự phân bố nhân lực dược tại tỉnh Lào Cai năm 2015

Tính đến ngày 31/12/2015 toàn tỉnh Lào Cai có 775 cán bộ dược, trong đó:
Khối kinh doanh dược có 336, khối hành chính sự nghiệp có 439. Khối hành chính sự
nghiệp bao gồm các cán bộ làm việc và công tác trong Ban lãnh đạo Sở; phòng Nghiệp
vụ Dược; thanh tra Dược; Trung tâm KNDPMP tỉnh; phòng y tế, huyện, thành phố;
các cán bộ làm việc tại Bệnh viện tuyến tỉnh; trung tâm (trạm) chuyên khoa tỉnh; Bệnh
viện Đa khoa huyện; Trung tâm y tế huyện, thành phố và các Trạm y tế xã, phường.
Khối kinh doanh bao gồm các Doanh nghiệp nhà nước ( hoặc đã cổ phần hóa có vốn
nhà nước); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Công ty cổ phẩn, công ty TNHH,
doanh nghiệp tư nhân; Nhà thuốc; Quầy thuốc; Đại lý bán lẻ thuốc; Hộ cá thể sản xuất
thuốc, buôn bán dược liệu và Đại lý bán vắc xin, sinh phẩm y tế.
Bảng 2.4: Phân bố nhân lực dược theo khối ngành năm 2015
Số lượng (cán bộ)
Khối kinh doanh dược
336
Khối hành chính sự 439

Tỉ lệ ( % )
43,35
56,65

nghiệp
Tổng số:

100

755

Số lượng cán bộ dược làm trong khối hành chính sự nghiệp cao hơn nhiều so với số
cán bộ dược làm trong khối kinh doanh.



9
Cụ thể, Bảng 2.5 dưới đây mô tả chi tiết số lượng cán bộ dược trong khối Hành
chính sự nghiệp
Bảng 2.5 : Nhân lực dược trong đơn vị hành chính, sự nghiệp năm 2015
Số lượng ( cán bộ)
Tên đơn vị

Tiến

Thạc





dược dược

Ban lãnh đạo Sở
Phòng Nghiệp vụ

năng
-BV YHCT
Trung tâm (trạm)
chuyên khoa tỉnh
-TT kiểm dịch y tế
quốc tế
-TTYT dự phòng
-TTPC sốt rét
-TT chăm sóc SKSS

-TTPC HIV/AIDS
-TT pháp y
-Chi cục DS-KHHGĐ
-Chi cục VSATTP
BV Đa khoa huyện

I

II

DSĐH DSCĐ DSTH

KTV

Dược

Dược



0

2
1
1

0

0


1
2

dược
Thanh tra dược
Trung tâm KNDPMP
Phòng y tế huyện,
thành phố
Bệnh viện tuyến tỉnh
-BVĐK tỉnh
-BV Sản nhi
-BV Nội tiết
-BV Phục hồi chức

DSCK DSCK

2

1
1

0

0

1

0

0


0

0

0

8

1

1
18

4

2

7

26
14
5
1

7
2
1
1


49
28
9
2

2

1

2

4

2

8

4

0

17

1

4

1

5

2
2
2
1

1
1

1
18

8

86

7

5

2

15

5

2

112

6


5

2

112

6

Trung tâm y tế
huyện, thành phố

Trạm y tế xã,
phường
-Cán bộ hưởng lương
ngân sách


10
-Cán bộ không hưởng
lương ngân sách
Các đơn vị khác (TT
Dân sốKHHGĐ,Trung tâm
VSATTP,Phòng khám

2

1

15


74

23

320

1

sức khỏe cán bộ tỉnh,
Trường trung học y tế
tỉnh)
Tổng số:

0

1

5

0

0

16

Trong khối hành chính sự nghiệp, chỉ có duy nhất 1 thạc sĩ và 5 Dược sĩ chuyên
khoa I, dược sĩ trình độ đại học và sau đại học tập trung chủ yếu ở các đơn vị sở y tế,
thanh tra dược, nghiệp vụ dược, trung tâm kiểm nghiệm và bệnh viện đa khoa tỉnh.
Những đơn vị tại các huyện, xã có ít dược sĩ trình độ cao. Hiện còn 5/9 phòng y tế

chưa có cán bộ dược sĩ đại học. [ 3 ].

Bảng 2.5 : Nhân lực dược trong đơn vị hành chính, sự nghiệp năm 2016
Số lượng ( cán bộ)
Tên đơn vị

Tiến

Thạc





dược dược

Ban lãnh đạo Sở
Phòng Nghiệp vụ

I

II

DSĐH DSCĐ DSTH

KTV

Dược

Dược




0

1

1

dược
Thanh tra dược
Trung tâm KNDPMP
Phòng y tế huyện,
thành phố
Bệnh viện tuyến tỉnh
-BVĐK tỉnh
-BV Sản nhi
-BV Nội tiết

DSCK DSCK

0

1
1

2

2


1
1

8

1

18

3

3

6

25
13
5
1

7
2
1
1

46
28
9
2


0

0

1


11
-BV Phục hồi chức
năng
-BV YHCT
Trung tâm (trạm)
chuyên khoa tỉnh
-TT kiểm dịch y tế

0

0

0

0

quốc tế
-TTYT dự phòng
-TTPC sốt rét
-TT chăm sóc SKSS
-TTPC HIV/AIDS
-TT pháp y
-Chi cục DS-KHHGĐ

-Chi cục VSATTP
BV Đa khoa huyện

2

1

2

4

2

5

6

0

14

2

3

1

5
2
2

1
1

1
1
1

0

0

24

10

73

7

6

1

17

7

3

112


3

7

3

112

3

2

1

10

1

74

23

320

Trung tâm y tế
huyện, thành phố

Trạm y tế xã,
phường

-Cán bộ hưởng lương
ngân sách
-Cán bộ không hưởng
lương ngân sách
Các đơn vị khác (TT
Dân sốKHHGĐ,Trung tâm
VSATTP,Phòng khám
sức khỏe cán bộ tỉnh,
Trường trung học y tế
tỉnh)
Tổng số:

0

1

4

0

0

16

Trong khối hành chính sự nghiệp, chỉ có duy nhất 1 thạc sĩ và 5 Dược sĩ chuyên
khoa I, dược sĩ trình độ đại học và sau đại học tập trung chủ yếu ở các đơn vị sở y tế,


12
thanh tra dược, nghiệp vụ dược, trung tâm kiểm nghiệm và bệnh viện đa khoa tỉnh.

Những đơn vị tại các huyện, xã có ít dược sĩ trình độ cao. Hiện còn 5/9 phòng y tế
chưa có cán bộ dược sĩ đại học. [ 3 ].


13

Bảng 2.6: Phân bố nhân lực dược trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh năm
2015
Số lượng ( cán bộ)
Tên đơn vị

Tiến

Thạc





dược dược

DN Nhà nước hoặc đã
cổ phần hóa có vốn

DSCK DSCK
I

2

II


DSĐH DSCĐ DSTH

5

4

61

KTV

Dược

Dược



2


14
nhà nước
DN có vốn đầu tư
nước ngoài
Công ty CP, Công ty

17

TNHH, DNTN
Nhà thuốc

Đại lý bán lẻ thuốc
Hộ cá thể SX thuốc,

1

1

5

168

4

7
27

1

31

256

1

37

buôn bán dược liệu
Đại lý bán vắc xin,
sinh phẩm y tế
Tổng cộng:


0

1

3

0

29

9

Tại tỉnh Lào Cai hiện có các cơ sở kinh doanh thuốc là: DN Nhà nước (hoặc đã cổ
phần hóa có vốn nhà nước); Các công ty CP, TNHH, DNTN; Nhà thuốc và các Đại lý
bán lẻ thuốc. Trong đó, chỉ có 1 thạc sĩ, 3 Dược sĩ chuyên khoa I, còn lại chủ yếu là
DSĐH, DSTH, KTV Dược và dược tá. [ 3 ].

Bảng 2.7: Phân bố nhân lực dược trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh năm
2016
Số lượng ( cán bộ)
Tên đơn vị

Tiến

Thạc






dược dược

DSCK DSCK
I

II

DSĐH DSCĐ DSTH

KTV

Dược

Dược



DN Nhà nước hoặc đã
cổ phần hóa có vốn

2

5

6

57

1


19

20

184

9

nhà nước
DN có vốn đầu tư
nước ngoài
Công ty CP, Công ty
TNHH, DNTN
Nhà thuốc
Đại lý bán lẻ thuốc
Hộ cá thể SX thuốc,

1

11
19

20


15
buôn bán dược liệu
Đại lý bán vắc xin,
sinh phẩm y tế

Tổng cộng:

0

1

2

0

35

26

241

19

30

Tại tỉnh Lào Cai hiện có các cơ sở kinh doanh thuốc là: DN Nhà nước (hoặc đã cổ
phần hóa có vốn nhà nước); Các công ty CP, TNHH, DNTN; Nhà thuốc và các Đại lý
bán lẻ thuốc. Trong đó, chỉ có 1 thạc sĩ, 2 Dược sĩ chuyên khoa I, còn lại chủ yếu là
DSĐH, DSTH, KTV Dược và dược tá. [ 3 ].

2.2: Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý và xây dựng lực lượng
cán bộ dược trong toàn tỉnh
2.2.1 Thuận lợi:
- Để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong cả nước nói chung và
tỉnh Lào Cai nói riêng, các đơn vị y tế trong tỉnh đã quan tâm cử cán bộ đi đào tạo

nâng cao trình độ, đặc biệt quan tâm đào tạo dược sĩ đại học, tham gia các khóa đào
tạo về dược lâm sàng tại Trường Đại học dược Hà Nội.
Theo “Báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2015 và phương hướng công tác Dược
năm 2016” của Sở Y tế tỉnh Lào Cai, năm 2015 được các đơn vị y tế quan tâm cử đi
đào tạo tại các trường Đại học y dược trong nước, tỉnh đã có 11 cán bộ thi đỗ và được
cử đi đào tạo Dược sĩ chuyên khoa I: 01, Dược sĩ đại học: 08 và Dược sĩ cao đẳng: 02
- Số lượng cán bộ dược trong toàn tỉnh cao( 775 cán bộ), Số lượng dược sĩ đại học/
10.000 dân đang tăng dần, năm 2015 đạt 1,66; 12/13 bệnh viện có dược sĩ trình độ đại
học, giảm 01 so với năm 2014 (BVĐK huyện Mường Khương)
- Số lượng dược sĩ thuộc khối hành chính sự nghiệp cao, gấp 1,31 lần so với số lượng
thuộc khối kinh doanh dược.


16
2.2.2 Khó khăn:
- Số lượng cán bộ dược tương đối cao và tăng qua các năm, nhưng chủ yếu là trình độ
cao đẳng và trung học, cán bộ có chuyên môn cao và được đào tạo chuyên sâu chưa
nhiều.
- Tỉ lệ dược sĩ đại học trên vạn dân vẫn ở mức thấp so với cả nước.
- Sự phân bố cán bộ dược tại các trung tâm, cơ sở trong tỉnh chưa được hợp lý: hiện tại
còn 5/9 phòng Y tế huyện, thành phố chưa có cán bộ có trình độ dược sĩ đại học nên
khó khăn cho công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và triển khai thực hiện công tác tại
cơ sở. Chưa có bệnh viện có dược sỹ lâm sàng, cán bộ làm công tác dược lâm sàng
kiêm nhiệm, do đó công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc bị hạn chế. Một số trạm y
tế xã, phường, thị trấn thiếu cán bộ dược do đó công tác quản lý thuốc tại tuyến xã,
phường, thị trấn gặp nhiều khó khăn. Theo Báo cáo tổng kết dược năm 2015 của Sở Y
tế tỉnh Lào Cai, hiện còn 35/164 trạm y tế xã, phường, thị trấn chưa có cán bộ có trình
độ chuyên môn về dược quản lý, cấp phát thuốc tại trạm.
- Sử dụng, đãi ngộ nhân lực y tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề, trong đó thu nhập của cán bộ
còn thấp. Đây cũng là một nguyên nhân gây thiếu nhân lực y tế dẫn đến sự phân bố bất

hợp lý, dịch chuyển nhân lực ở một số vùng địa lý và lĩnh vực công tác. Đối với vùng
nông thôn, miền núi … mặc dù đã có các phụ cấp đặc thù, nhưng so với những nhân
viên y tế ở các bệnh viện thì vẫn thấp hơn rất nhiều (do các nhân viên bệnh viện có
nguồn thu nhập thêm đáng kể từ nguồn thu do thực hiện tự chủ của bệnh viện và từ
làm thêm). Một số đơn vị y tế cơ sở, y tế dự phòng được đánh giá là hoạt động tốt
thường là những nơi tự tổ chức thành công các dịch vụ làm thêm để tăng thu nhập cho
nhân viên. Điều đáng quan tâm là phát triển một số dịch vụ có thu phí này ảnh hưởng
đến các nhiệm vụ khác của đơn vị, đến hiệu quả chung của hệ thống y tế và lợi ích của
người dân.
Thực tế cho thấy việc triển khai một số chính sách còn gặp nhiều khó khăn và hiệu
quả chưa cao. Cụ thể, việc triển khai Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ
cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập đã
gặp khó khăn trong việc phân loại đối tượng ở tuyến huyện, vì trên thực tế hầu hết các
cán bộ đều phải làm kiêm nhiệm nhiều công việc do thiếu nhân lực.
- Công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho nhân viên y tế cũng gặp một số khó khăn
về nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện.


17
Về mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo hiện nay cho một số
đối tượng là chưa phù hợp. Chưa có hệ thống kiểm định trong các trường đào tạo y
khoa. Chất lượng đào tạo tăng chưa tương xứng với trình độ phát triển của kỹ thuật và
nhu cầu chất lượng chăm sóc của cộng đồng đang tăng nhanh. Chương trình đào tạo
liên tục cũng vẫn chưa được chú trọng. Kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước
cho các cơ sở đào tạo vẫn còn rất hạn hẹp. Bên cạnh đó, ngành y tế còn thiếu định
hướng chiến lược và cơ chế điều phối trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực y tế.

Phần 3. KẾT LUẬN
Nhân lực dược nói riêng và nhân lực y tế nói chung là một thành phần quan trọng
và cũng là một yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của ngành y tế. Trong

những năm qua, được sự chỉ đạo, quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Y tế tỉnh Lào
Cai, ngành y tế của tỉnh đã có nhiều tiến bộ, nguồn nhân lực y tế tăng cả về số lượng
và trình độ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng nhiều hơn, chất lượng chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân đạt mức cao. Đặc biệt, nguồn nhân lực dược là thành phần


18
không thể thiếu của ngành y tế và có vai trò quan trọng tương đương với nhân lực y
bác sĩ. Năm 2015, toàn tỉnh Lào Cai có 775 cán bộ dược, tăng 5,59% só với năm 2014.
Số lượng DSĐH và sau đại học tăng, đạt 1,66 DSĐH/vạn dân năm 2015 (năm 2014 là
1,35 DSĐH/vạn dân). Tuy nhiên, số cán bộ có trình độ chuyên môn cao tập trung chủ
yếu tại Sở Y tế, các bệnh viện tuyến tỉnh. Ở các huyện số DSĐH còn thấp, chủ yếu là
dược sĩ trình độ trung cấp.
Để phát triển nguồn nhân lực y tế, cần phải có những chính sách, chiến lược phát
triển, quản lý, điều hành đúng đắn, cụ thể:
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực rõ ràng, linh hoạt, có chế độ chính sách đào
tạo, thu hút, đãi ngộ cán bộ:
+ Chế độ đào tạo: Tỉnh hỗ trợ kinh phí, học phí, tài liệu, sinh hoạt phí trong suốt thời
gian học tập trung. Cần tăng thêm độ tuổi cử đi học sau đại học đối với ngành y tế do
cán bộ y tế phải chờ có đủ người thay thế công việc tại chỗ mới được đi học.
+ Thu hút, đãi ngộ: Có chế độ thu hút đủ mạnh đi đôi với chế độ đãi ngộ hợp lý để giữ
chân và động viên cán bộ y tế toàn tâm, toàn ý với công việc.
- Tăng cường khả năng cập nhật kiến thức, tay nghề thông qua học tập liên tục, đào tạo
sâu về chuyên môn.
- Nguồn nhân lực phải được đào tạo, sử dụng và điều phối tốt nhất để có mức chi phí
thấp nhất nhưng vẫn có được hiệu quả mong muốn. Bảo đảm sự cân đối hài hòa về cơ
cấu chuyên môn của nguồn lực để không lãng phí nhân lực, không lãng phí thiết bị,
thuốc và không lãng phí ngân sách.
- Cán bộ y tế cần giữ vững lòng tin cộng đồng, đảm bảo y đức nhằm làm cho cộng
đồng ngày càng hài hòa hơn.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến công tác phát triển, sử dụng,
quản lý nhân lực, tính sẵn có và sự phù hợp của trang thiết bị và dược phẩm, nhằm hỗ
trợ nhân lực y tế đáp ứng được với nhu cầu.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu phát triển chuyên
môn kỹ thuật của đội ngũ y tế. Có chính sách viện phí phù hợp, tạo điều kiện cho Bệnh
viện bảo đảm thu nhập của cán bộ y tế ổn định.
Tóm lại, để có nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
nhân dân phải có giải pháp đồng bộ: Vừa đào tạo, thu hút, đãi ngộ, vừa đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đầy đủ, đồng thời phải có chính sách viện phí phù hợp


19
và phải quan hệ hợp tác tốt với tuyến trên, tranh thủ sự giúp đỡ của các đơn vị chuyên
khoa đầu ngành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Y tế (2015), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2015.
2. Sở Y tế tỉnh Lào Cai (17/05/2013), Quyết định số 334/QĐ-SYT về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Nghiệp vụ dược thuộc
Sở Y tế tỉnh Lào Cai.


20
3. Sở Y tế tỉnh Lào Cai (2016), Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2015, phương
hướng công tác dược năm 2016.
4. Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định số 68/QĐ-TTg về việc Phê duyệt chiến
lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030.
5. UBND tỉnh Lào Cai (2009), Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND Ban hành quy định

vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Y tế tỉnh Lào
Cai.
6. Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2014 - Xuất bản năm 2015 - Nhà xuất bản
thống kê, Hà Nội.
Tiếng Anh
7. WHO (2006), The world Health Report: Working together for health
8. WHO-WPRO (2006), Regional Strategy on Human Resources for Health 20062015.



×