Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

đề cương kỹ năng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.96 KB, 15 trang )

1. Phân tích những kỹ thuật của kỹ năng nghe
- Tập trung vào người nói. Nghe bằng toàn bộ các giác quan có thể, sử dụng ánh
mắt để biểu cảm, sử dụng tư thế đứng hoặc ngồi thoải mái, tự nhiên khi giao tiếp.
- Khuyến khích người nói. Sử dụng các động tác của bàn tay, các cụm từ có tính
chất khích lệ, tiếp tục tập trung vào người nói bằng giao lưu. Hưởng ứng người
nói. Sử dụng câu hỏi khuyến khích.
- Phản hồi lại thông tin. Diễn giải nội dung muốn trình bày , thể hiện ngắn gon
những cảm xúc cơ bản từ thông điệp.
- Đồng cảm với người nói. Lắng nghe một cách chủ động, hãy hướng sự chú ý vào
người nói. Tiếp tục sử dụng phản hồi bằng ánh mắt, nét mặt, cử chỉ,..để biểu lộ
những cảm xúc của mình trước thông tin tiếp nhận được.
2. Đừng tỏ ra quá thông minh()
- Đàm phán là hoạt động giao tiếp giữa các chủ thể với nhau về một lĩnh vực cụ thể
để đưa ra một giải pháp chung thống nhất.
- Thương lượng là hành vi và quá trình mà người ta muốn điều hòa mối quan hệ
giữa hai bên thông qua hiệp thương để đi đến ý kiến thống nhất.
- Khi tham gia đàm phán thương lượng, đừng tỏ ra quá thông minh
• Nguyên tắc này dựa trên cơ sở tâm lí, mỗi người thường sẵn sang hỗ trợ,
giúp đỡ người khác kém hơn mình.
• Trong khi đàm phán-thương lượng, bạn tỏ ra càng ít thông minh hơn đối tác
càng tốt. Thực hiện theo nguyên tắc này sẽ tạo ra thiện cảm và làm cho đối
tác giảm bớt sự cảnh giác đối với mình.
- Sau đây em xin đưa ra ví dụ: Trong cuộc đàm phán-thương lượng giữa A và B về
vấn đề đất đai. A muốn mua đất từ B để đầu tư xây dựng khu công nghiệp, nếu A
tỏ ra mình không quá hiểu biết về nhà đất( thực chất A là người nghiên cứu
chuyên sâu về vấn đề này), khi đó B sẽ thấu hiểu và hỗ trợ cho A trong vấn đề
mua nhà đất và A sẽ được lợi hơn rất nhiều.
Vì vậy, đừng tỏ ra quá thông minh trong đàm phán- thương lượng.
3. Phong cách giao tiếp dân chủ. VD.()
- Các thành viên tham gia trong giao tiếp biểu hiện sự nhiệt tình, thiện ý, tôn trọng,
lắng nghe, biết quan tâm.


- Ưu điểm: tăng khả năng sáng tạo của chủ thể gt, tạo mqh thân thiện.
- Nhược điểm: rời xa các lợi ích của tập thể.
- Ví dụ: buổi họp nhóm, các thành viên tham gia đóng góp ý kiến.
4. Kỹ thuật âm giọng, ngôn từ trong kỹ năng nói.()
- Âm giọng
• Tác động mạnh nhất đến cảm xúc, trạng thái của ng nghe.


-

5.
-

6.
-

-

-

-

-

• Tùy theo thái độ, cảm xúc và ý tứ của ng ns mà âm điệu thể hiện khác nhau.
• Để thu hút sự chú ý của ng nghe, giai điệu cần thay đổi.
Ngôn từ
• Nên sử dụng từ đẹp, thanh nhã, dung dị.
• Tránh những từ mạnh.
• Hạn chế tối đa dùng từ “ không” khi giao tiếp.

• Nên sử dụng các từ xưng hô mang tính lịch sự, tôn kính.
• Sử dụng từ có biểu cảm, hình ảnh, màu sắc.
• Khi muốn tăng sự chú ý và tạo sự thuyết phục cao có thể sử dụng từ mạnh.
Tạo sự thân thiện với đối tác.
Dựa trên tâm lí mọi ng sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ những ng họ thích và có thiện
cảm.
Có thể tạo ra sự thân thiện bằng cách chia sẻ các điểm chung ngay từ đầu phương
án hợp tác thay vì tranh chấp, không phê phán đối tác trong đàm phán-thương
lượng.
Thành phần trong gt.()
Thông điệp
• Thể hiện qua hình thức nói hoặc hình thức khác
• Chứa đựng trí tuệ , tình cảm của con ng
• Mã hóa: là nhiệm vụ của ng truyền tin
• Giải mã:là trách nhiệm của ng nhận tin
Ng gửi thông điệp
• Vừa là chủ thể và khách thể tiếp nhận thông tin phản hồi
• Để gt tốt nhất chúng ta cần tự tin
Ng nhận thông điệp
• Là khách thể tiếp nhận thông điệp
• Là chủ thể của quá trình phản hồi lại thông điệp
Kênh giao tiếp
• Gt chính thức: thông điệp đc truyền từ cấp trên xuống cấp dưới
• Gt không chính thức: gt không chính thống, không ràng buộc giữa ng gửi
và ng nhận thông điệp
Phản hồi
• Ng tiếp nhận thông tin có thể phản hồi bằng lời hoặc bằng các hình thức
khác
• Ng nhận tin luôn phải thể hiện thái độ , tình cảm, quan điểm trước thông tin
nhận được



-

7.
8.
9.
-

-

Môi trường
• Không gian, thời gian, ánh sáng, âm thanh, thời tiết…
• Hoạt động gt không hề tách khỏi mt
• Các chủ thể cần khai thác tối đa thế mạnh và khắc phục yếu tố gây nhiễu
của mt.
Vai trò kỹ năng nghe trong gt hằng ngày()
Thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng
Thu thập được nhiều thông tin
Tạo sự lien kết giữa ng nói và ng nghe
Giải quyết nhiều mâu thuẫn, xung đột
Hạn chế những sai lầm trong gt
Tạo bầu không khí lắng nghe trong gt
Kỹ thuật chuẩn bị phỏng vấn khi pv xin việc()
Xác định rõ mục tiêu pv
Hiểu rõ bản thân
Chuẩn bị tâm lí tự tin, sẵn sàng
Chuẩn bị bài giới thiệu bản thân ngắn gọn
Tìm hiểu nhà tuyển dụng
Tìm hiểu vị trí việc làm

Chuẩn bị các câu trả lời pv có thể
Có nên chuẩn bị các câu hỏi để hỏi lại nhà tuyển dụng hay không?
Chào hỏi trong gt công sở()
Ai chào trước
• Trong công sở:
✓ nhân viên chào sếp
✓ Ng nhỏ tuổi chào ng lớn tuổi
✓ Nam bằng tuổi nữ( nam có thể chào nữ trước hoặc ngược lại)
• Trong phòng làm việc
✓ Ng đến sau chào ng đến trước
✓ Trong TH ng đến sau là ng lớn tuổi, ng đến trước ( nhỏ tuổi hơn)
chào trước hoặc cả hai có thể cùng chào
• ở nhà hàng : nv chào khách hang
• đến làm khách: tùy vào hoàn cảnh có thể khách chào trước hoặc
chủ nhà chào trước
Các cách chào
• Chào bằng cử chỉ
• Chào bằng lời nói


10. Vai trò của giao tiếp()
- Phương diện xã hội
• Giao tiếp tạo một vị trí nhất định của mỗi các nhân trong qhxh
• Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà mỗi ng có một vị trí khác nhau trong xh
• Vai trò then chốt của mỗi cá nhân thường gắn với nghề nghiệp
- Phương diện cá nhân
• Gt tạo đk cho con ng hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách
• Gt giúp mở rộng qh
• Tự ý thức, đánh giá đc bản thân
11. Nd pc gt độc đoán

Các thành viên tham gia gt không quan tâm đến đặc điểm riêng của đối tượng gt,
khó thiết lập mqh hợp tác.
12. Nguyên nhân cản trở quá trình nghe
- Thái độ nghe chưa tốt
- Không có sự chuẩn bị
- Tốc độ tư duy cao hơn tốc độ nói
- Sự phức tạp của vấn đề
- Thiếu kiên trì trong khi nghe
- Do không được luyện tập
- Thiếu sự quan sát bằng mắt
- Bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực
- Uy tín của ng nói
- Do những thói quen không tốt trong khi nghe
13. Trả lời pv trong pv xin việc
- Kết hợp ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ nói → làm rõ nghĩa, sinh động khi tl
- Thái độ tự tin, thẳng thắn, cần chuẩn bị tinh thần thật thoải mái
- Không nên tl”tôi k biết” hoặc”tôi k làm đc”
- Nên sd nụ cười trong khi tl pv
- Không nên nói những điều tiêu cực về nơi làm cũ đối vs th đã đi làm
- Có nên sd các câu hỏi đối vs nhà tuyển dụng k?
14. Vì sao phải tôn trọng đối tượng gt.
- Tôn trọng đối tượng gt
Thông qua hành vi, cử chỉ, luôn nói thật tâm
Phải giữ thể diện cho khách, không phân biệt, đối xử, bình đẳng trong gt
Nhớ tên đối tượng gt
15. Kỹ thuật phản hồi, đồng cảm trong kỹ năng nghe(câu 1)


CÂU HỎI:
NHÂN CÁCH

1. Những đặc điểm cơ bản của nhân cách.
2. Trình bày con đường hình thành nhân cách.
3. Trình bày các đặc điểm cơ bản của nhân cách người thầy thuốc.
STRESS
5. Các yếu tố gây stress.
6. Nêu các dấu hiệu và triệu chứng của stress. Bạn phải làm gì để đương đầu với stress.
7.Trình bày tác động liệu pháp tâm lý trong điều trị và chăm sóc nạn nhân.
GIAO TIẾP
8. Nêu vai trò ý nghĩa của giao tiếp và trình bày các hình thức giao tiếp.
9. Trình bày các hình thức giao tiếp? Bạn cần chú ý gì khi giao tiếp.


1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÂN CÁCH:
ĐỊNH NGHĨA NHÂN CÁCH:
Nhân cách là nói về người có tư cách là một thành viên của xã hội nhất định; là chủ
thể của các mối quan hệ, của giao tiếp và hoạt động có ý thức; là toàn bộ những đặc
điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân qui định giá trị xã hội và hành vi xã hội của
người đó.
Trong đời sống con người hằng ngày chúng ta thường nghe mọi người khi nói đến
chuyện về xử thế hoặc giao tiếp đều thường hay nhắc nhở đến hai tiếng nhân cách.
Hai tiếng nhân cách luôn luôn được nhắc nhở đến bất cứ nơi đâu, bất cứ trên
phương diện nào cũng vậy con người thường chú trọng vào nhân cách. Người ta sẽ
khâm phục, ngưỡng mộ hoặc coi thường, khinh khi con người thông qua hai tiếng
thông thường là nhân cách. Từ một chuyện thông thường trong giao tế đến một
chuyện to tát như quan hệ làm ăn, trong gia đình ... người ta thường chú trọng để ý
đến
hai
tiếng
nhân
cách.

Nhân cách là gì ? " Nhân cách là cách đối xử của con người đối với gia đình cũng
như ngoài xã hội, nhân cách là một hình thức xử thế cao đẹp hoàn toàn chứng ttỏ
cho mọi người thấy rằng con người mình là một con người có giáo dục, biết trải
nghiệm được những điều phải trái trên đời đồng thời nó cũng là một hình thức xã
giao tốt đẹp và nhiều lịch sự nhất của con người khi giao tiếp với nhau."
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÂN CÁCH:
TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA NHÂN CÁCH:
- Phẩm chất nhân cách bao giờ cũng ổn định trong thời gian không gian nhất định
- Sự thay đổi phẩm chất nhân cách trong giới hạn cho phép thì nhân cách còn tồn
tại. Ngược lại khi có những thay đổi lớn, các phẩm chất nhân cách biến đổi vượt ngoài
giới hạn dẫn đến sự thay đổi nhân cách có khi mất nhân cách.


TÍNH THỐNG NHẤT CỦA NHÂN CÁCH:
- Các hiện tượng tâm lý trong nhân cách có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua
lại với nhau. Mặt khác mỗi nhân cách lại tạo cho mình những mối quan hệ thống nhất với
hoàn cảnh và môi trường xung quanh.
- Sự thống nhất của nhân cách tạo thành một hệ thống cân bằng động - thống nhất trọn vẹn
trong sự vận động và phát triển nhân cách. Khi hệ thống cân bằng-động bị phá vỡ, nhân
cách sẽ bị chia cắt, mất tính thống nhất thì nhân cách bị tổn thương, không bình thường
hoặc bị mất nhân cách.
TÍNH TÍCH CỰC CỦA NHÂN CÁCH:
Thể hiện khả năng chủ động tích cực của chủ thể nhân cách nhằm cải tạo thế giới và hoàn
thiện bản thân.
TÍNH GIAO LƯU:
Giữa các nhân cách có sự ảnh hưởng và tác động qua lại. Thông qua giao tiếp và hoạt động
chủ thể nhân cách dần dần trưởng thành và hoàn thiện mình, phát triển.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------2. CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH


Khi bắt đầu bước vào cuộc sống, con người mới chỉ là cá nhân chưa phải là một nhân
cách. Trong quá trình sống nhân cách dần dần được hình thành, phát triển và hoàn thiện


Các yếu tố góp phần hình thành nhân cách:
- Yếu tố cơ thể:
Bao gồm yếu tố di truyền, bẩm sinh, đặc điểm sinh lý giải phẩu của cơ thể và nhất là hệ
thần kinh, nội tiết. Những yếu tố sinh vật này chính là tiền đề, là cơ sở cho sự hình thành
và phát triển nhân cách.
- Yếu tố hoàn cảnh sống:
Yếu tố tự nhiên (đất đai thổ nhưỡng, sông núi khí trời...), yếu tố xã hội (dân tộc, tôn giáo,
kinh tế, chính trị ...) Các yếu tố này giữ vai trò quan trong, quyết định sự phát triển nhân
cách. Trong các yếu tô xã hội, yếu tố giáo dục đóng vai trò chủ đạo, yếu tố tập thể và yếu
tố giao lưu đóng vai trò cơ bản quyết định sự hình thành và hoàn thiện nhân cách.
- Yếu tố tâm lý cá nhân:
Ý thức hoạt động các nhân đóng vai trò trực tiếp quyết định hình thành và phát triển nhân
cách.
Ngoài các yếu tố trên, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình liên quan tới
việc giáo dục, hoạt động, giao lưu và tập thể của chủ thể nhân cách.
- Giáo dục nhân cách:
Theo quan điểm tâm lý học duy vật thì giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội giữ
vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách theo nhu cầu xã hôi trong những giai
đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục có tác động trực tiếp (trong trường học) và gián tiếp
(ngoài trường học). Dân gian ta có câu: "Không thầy đố mày làm nên" để khẳng định vai
trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách. Trong các trường học có các khẩu
hiệu: "Tiên học lễ, hậu học văn" cũng ể nhấn mạnh sứ mệnh thiêng liêng của giáo dục
đối với việc hình thành nhân cách một con người.
- Hoạt động và nhân cách:
Hoạt động cá nhân là con đường trực tiếp hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt đông
của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức, có tính xã hội và tính tập thể được thể

hiện bằng những thao tác công cụ nhất định đòi hỏi con người phải có những phẩm chất
tâm lý nhất định. Quá trình tham gia hoạt động của con người hình thành và phát triển
những phẩm chất năng lực cần thiết theo đó nhân cách được hình thành, phát triển và
hoàn thiện.
- Giao lưu và nhân cách:
Trong giao lưu chủ thể tác động qua lại với tổng thể tâm lý phức tạp sống động có điều
kiện phát huy tính chủ động, bản sắc cá nhân hình thành những phẩm chất phù hợp với xã


hội, với cộng đồng, hình thành ý thức đạo đức cá nhân lành mạnh. Vai trò của giao lưu
là:
+ Chia xẻ nỗi buồn vui và gắn bó với con người với xã hội
+ Không giao lưu con người trở nên cô độc
+ Qua giao lưu con người tiếp thu kinh nghiệm xã hội, tiếp thu lịch sử văn hóa, tinh thần
để hoàn thiện mình và xã hội.
- Tập thể và nhân cách:
Trong quá trình sống con người phải giao lưu trực tiếp với người khác thông qua cá nhân
tiếp xúc hoặc nhóm tiếp xúc. Nhóm là một tập thể người được thống nhất lại theo một
mục đích sau. Bất kỳ ai cũng sinh sống hoặc hoạt động trong những nhóm nhất định (gia
đình, cơ quan...). Có nhóm theo số lượng cá nhân có nhóm theo mức độ thân tình theo
các nguyên tắc và chuẩn mực riêng. Hình thức phát triển cao nhất của nhóm là tập
thể. Tập thể thường xuyên thay đổi, phát triển và hoàn thiện.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------3. TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÂN CÁCH NGƯỜI THẦY THUỐC

Phẩm chất nhân cách người thầy thuốc là sự kết hợp hài hòa các phẩm chất đạo đức,
phẩm chất nghề nghiệp và phẩm chất tâm lý cá nhân.
- Phẩm chất đạo đức:
Bao gồm các phẩm chất có liên quan đến nghề nghiệp, một nghề đặt hạnh phúc của con
người lên trên, hết lòng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ tính mạng nạn nhân. Vì vậy thầy

thuốc cần có những đức tính như sau:
+ Lòng nhân ái, giản gị, khiêm tốn, ngay thẳng, chính trực, tế nhị, yêu lao động, biết tôn
trọng mọi người.
+ Đặt lợi ích người bệnh lên trên lợi ích cá nhân.


+ Yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, ngoài các chuẩn mực đạo đức cần có trong giai đoạn
hiện nay người thầy thuốc cần có tinh thần phấn đấu cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
- Các phẩm chất nghề nghiệp:
+ Yêu nghề say mê lao động nghề nghiệp, có kiến thức sâu rộng lĩnh vực mình đang công
tác.
+ Làm chủ kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao không ngừng trình độ và năng lực chuyên
môn. Năng lực quản lý, năng lực tổ chức.
+ Có năng lực giao tiếp, xử lý tốt các mối quan hệ trong lĩnh vực nghề nghiệp (thầy thuốc
- bệnh nhân, thầy thuốc-đồng nghiệp...)
+ Có tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tôn trọng người bệnh.
+ Thực sự cầu thị và giữ gìn bí mật nghề nghiệp
- Các phẩm chất tâm lý khác:
Có tinh thần trách nhiệm (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với bệnh nhân và nhân
dân nói chung, trách nhiệm với cấp uỷ chính quyền và với bản thân), tính trung thực, lòng
dũng cảm, tính nguyên tắc, tính khiêm tốn.
- Ham học hỏi nghiên cứu và cầu tiến.
- Phong thái bên ngoài: niềm nở, khiêm tốn, bình tĩnh; ăn mặc đàng hoàng, sạch sẽ đứng
đắn, có sức khoẻ tâm hồn gây cảm tình và sự kính trọng đối với bệnh nhân.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------STRESS
Stress là những biến đổi sinh, lý, hóa của con người đối với những thay đổi liên tục và
không ngừng của môi trường. Trong đó môi trường tâm lý có vai trò cực kỳ quan trọng.
Stress không phải là một bệnh, mà là nguồn gốc phát sinh hàng loạt bệnh khác nhau : suy
nhược thần kinh, rối loạn thần kinh tim, lo âu, trầm cảm … và nó còn thông qua quan hệ

hữu cơ giữa não và các phủ tạng gây ra các tổn thương thực sự, với các hậu quả chết
người như xơ mở động mạch, cao huyết áp vô căn, hen suyễn, tiểu đường và cả ung thư
CÁC YẾU TỐ GÂY STRESS
Các yếu tố chính:
- xung đột với với nhân cách và môi trường xung quanh.
- Mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và yêu cầu xã hội: vỡ nợ, mất tài sản, khó khăn kinh
tế.


- Mâu thuẫn kéo dài trong công tác, cơ quan: mất việc, bị đuổi việc, về hưu, thay đổi điều
kiện công tác, bị cấp trên trù dập.
- Mâu thuẫn trong đời sống cá nhân, gia đình: Bệnh tật, tang tóc của người thân, con bỏ
nhà ra đi, hư hỏng, bệnh tật, có thai ngoài ý muốn, cha mẹ bất hoà, ly hôn, kết hôn không
tự nguyện, trục trặc trong hôn nhân, vợ chồng không hoà hợp, thất vọng trong tình yêu,
con cái bị tàn tật, thay đổi hoàn cảnh sống.
Những yếu tố thuận lợi gây stress:
- Nhân cách yếu (tính tình, năng lực, khí chất...); Bệnh (nhiễm khuẩn mạn tính); Bệnh
nhiễm độc; thiếu dinh dưỡng lâu ngày; thiếu ngủ lâu dài; lao động trí óc quá căng thẳng,
nơi sống làm việc có nhiều nhân tố kích thích.
- Những rối loạn cảm xúc mạnh: sự thất vọng, lo lắng, sợ hãi, buồn rầu, mâu thuẫn nội
tại, tức giận.
NÊU CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA STRESS, ĐƯƠNG ĐẦU VỚI
STRESS

- Những dấu hiệu về tâm lý: hay cáu giận, nhạy cảm với tin đồn, chỉ trích, phê phán mọi
người "giận cá, chém thớt"; gây sự, gây gỗ, hung hăng; Lo gắng, buồn rầu; Không muốn
tiếp xúc với mọi người; bỏ nhà đi lang thang; Hút thuốc; Uống rượu nhiều; Khó tính,
không vừa lòng với ai; Không ăn,chán ăn, có khi ăn nhiều.
- Dấu hiệu thực thể:
+ tim mạch: tim đập nhanh, tăng huyết áp

+ Hô hấp: thở nhan


+ Tiêu hóa: Miệng đắng, khô, biếng ăn, buồn nôn, ăn không ngon, không có cảm giác
vừa miệng
+ Cơ xương khớp: Rùng mình, đau mình mẩy, cảm giác rã rời tay chân.
+ Tiết niệu: đái buốt, đái gắt, lãnh khí, đau bụng kinh, khả năng sinh dục giảm
+ Nội tiết: Tăng tiết serotonin, adrenalin, toát mồ hôi.
Nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, giảm trí nhớ, suy nghĩ miên man.
Nếu stress nặng sẽ dẫn đến tâm thần
ĐƯƠNG ĐẦU VỚI STRESS
Là việc con người cố gắng đáp ứng và thích nghi với môi trường, hay hoàn cảnh gây nên
stress.
Khả năng đương đầu với stress tuỳ theo từng người, tuỳ thuộc vào các yếu tố sau:
+ kinh nghiệm, vốn sống
+ khả năng, trí thông minh
+ nghị lực sống có bản lĩnh để đương đầu với stress.
TÁC ĐỘNG LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC NẠN
NHÂN
Khái niệm liệu pháp tâm lý:
Liệu pháp tâm lý cần được áp dụng ngay từ khi bệnh nhân mới vừa đặt chân đến bệnh
viện và tiếp tục được áp dụng trong suốt thời gian bệnh nhân nằm viện cho đến khi ra
viện. Bất kỳ cán bộ y tế và đội ngũ nhân viên phục vụ cũng cần biết để có sự tác động
tâm lý đối với bệnh nhân và người thân của họ thông qua các hành vi giao tiếp, dù chỉ là
những hành vi nhỏ nhặt nhất.
Trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân, người cán bộ y tế thường khai thác tối đa
yếu tố tâm lý để giúp quá trình bệnh tiến triển tốt hơn. Người cán bộ y tế có mối quan hệ
tốt đối với bệnh nhân, cung cách khám chữa bệnh và chăm sóc đúng mực, nói năng nhẹ
nhàng, thân tình, giải thích rõ ràng, cặn kẽ...vv..sẽ giúp việc điều trị và chăm sóc đạt
kết quả nhanh, hiệu quả hơn. Đã có một số phương thức điều trị không dùng thuốc mà

dựa vào yếu tố tâm lý như thôi miên, tự kỷ ám thị, thiền định
v.v...nhằm mục đích ổn định tâm lý.
Nếu stress đã được chứng minh có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể thì ngược lại,
những biện pháp làm ổn định tâm lý, sảng khoái về mặt tinh thần sẽ giúp nâng cao sức đề
kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật. Các rối loại liên quan đến các triệu chứng cơ năng


(như bệnh suy nhược thần kinh) rất dễ chữa khỏi bằng cách tác động đến tâm lý bệnh
nhân.
Khi bệnh nhân được cho dùng một chất không phải là thuốc nhưng tin tưởng tuyệt đối đó
là thuốc thật thì có thể làm giảm bệnh. Đó là hiệu ứng placebo, placebo còn gọi là giả
dược, xuất phát từ tiếng anh có nghĩa là "be pleased" có nghĩa là "làm vừa lòng" (thầy
thuốc tác động đến tâm lý bệnh nhân, tạo cho họ sự tin tưởng, phấn khởi để nhanh hồi
phục).
Tuy nhiên, chúng ta nên xem chữa bệnh bằng yếu tố tâm lý chỉ là biện pháp hỗ trợ, chứ
không thay thế cho tất cả các phương thức trị liệu y học chính thống. Trong quá trình
điều trị, thầy thuốc có thể cho một thứ thuốc nào đó để khai thác hiệu năng của placebo.
Các loại liệu pháp tâm lý:
- Liệu pháp tâm lý gián tiếp
Là loại liệu pháp cần áp dụng cho tất cả các loại bệnh nhân, ở tất cả các chuyên khoa. Có
thể nói liệu pháp gián tiếp bao gồm toàn bộ công tác tổ chức và các qui tắc, chế độ trong
bệnh viện nhằm mục đích tạo điều kiện cho bệnh nhân sinh hoạt, vui chơi thoải mái, yên
tâm điều trị, tin tưởng vào công tác chuyên môn và từ đó có thể mất đi các triệu chứng
thứ phát do lo nghĩ, buồn rầu, sợ hãi, hiểu lầm gây ra.
+ Cách xây dựng bệnh viên, khoa phòng, buồng bệnh:
- Cần được xây dựng nơi yên tĩnh, tránh ồn ào.
- Cần rộng rãi, thoáng mát, có nhiều cây xanh, vườn hoa để bệnh nhân có thể dạo chơi,
nhất là khi bệnh đã thuyên giảm.
- Có cấu trúc đẹp, sạch sẽ, màu sắc hài hòa, thường dùng màu lạnh (màu mát), tránh dùng
các màu nóng (đỏ, nâu, đen..) Các bức tranh trang trí trong bệnh viện, khoa phòng nên có

màu sắc êm dịu, tránh kích thích, thường là tranh phong cảnh thiên nhiên.
+ Các thủ thuật phải chính xác:
- Trước khi tiến hành các thủ thuật trên bệnh nhân, cần trao đổi về mục đích, ý nghĩa và
cách thức tiến hành thủ thuật với bệnh nhân và người nhà.
- Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, tránh tình trạng vừa làm vừa tìm vừa lấy thêm dụng cụ.
- Tiến hành thủ thuật gọn gàng và chính xác. Tránh thực hiện nhiều lần làm bệnh
nhân đau đớn và thêm lo lắng.
+ Bảo đảm một môi trường "vô trùng về tâm lý" cho bệnh nhân:


Phải thận trọng trong lời an, tiếng nói với bệnh nhân và người nhà cũng như với đồng
nghiệp (trước mặt bệnh nhân). Tránh để bệnh nhân phải nghe những thông tin không có
lợi ho họ. Môi trường bệnh viện cần tránh những hình ảnh, thông tin có thể có tác động
tiêu cực đến bệnh nhân.
- Liệu pháp tâm lý trực tiếp:
Là những liệu pháp dùng lời nói tác động trực tiếp vào tâm lý bệnh nhân nhằm mục đích
chữa bệnh. Những liệu pháp tâm lý trực tiếp sau thường được áp dụng trong thực tế.
+ Giải thích hợp lý:
Dùng lời nói giải thích cho bệnh nhân thấy rõ tình trạng bệnh tật của mình và gợi cho họ
có thái độ hợp lý đổi với bệnh cảnh của mình. Nội dung trình bày phải phù hợp với từng
đối tượng, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng, nhân cách.
+ Ám thị khi thức:
Dùng lời nói để giải thích một cách hợp lý và khoa học. Sử dụng thêm một số biện pháp
hỗ trợ để tăng lòng tin của bệnh nhân như dùng thuốc, châm cứu, vật lý trị liệu v.v..
+ Ám thị trong giấc ngủ thôi miên
Thôi miên là một trạng thái ức chế không hoàn toàn của vỏ não, là một trạng thái trung
gian giữa thức và ngủ. Bệnh nhân ngủ nhưng trên vỏ não vẫn còn một số điểm thức (hay
còn gọi là điểm cảnh tỉnh). qua điểm cảnh tỉnh này, bệnh nhân tiếp nhận những lời ám
thị của thầy thuốc.
Trong trạng thái thôi miên, tính chịu ám thị của bệnh nhân tăng lên rất cao so với với khi

thức. Do đó, ám thị trong giấc ngủ thôi miên có hiệu quả hơn rất nhiều và thường được
áp dụng khi phương pháp ám thị khi thức ít hoặc không có hiệu quả.
Có nhiều phương pháp tạo ra trạng thái thôi miên, phương pháp đơn giản và thông dụng
nhất là trong một căn phòng hơi tối, im lặng hoàn toàn; người thầy thuốc dùng lời nói đều
đều ám thị cho bệnh nhân có trạng thái mệt mỏi rồi dùng lời nói ám thị bệnh nhân để làm
giảm hoặc mất đi các triệu chứng chức năng như nói lắp, nấc, mờ mắt, run v.v..
+ Tự ám thị:
Bệnh nhân thương tự ám thị cho mình một cách tự phát về kết quả điều trị và tiến triển
bệnh. Có người lạc quan cho rằng bệnh của mình nhẹ, không đáng quan tâm, cũng có
người lại quá lo lắng, bi quan, cho rằng bệnh của mình quá nặng, không thể chữa khỏi. Vì
vậy, nhiệm vụ của người thầy thuốc và nhân viên y tế là giúp cho bệnh nhân tự ám thị
theo hướng có lợi nhất cho sức khoẻ của bản thân họ.


-------------------------------------------Nêu vai trò ý nghĩa của giao tiếp và trình bày các hình thức giao tiếp.
Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. Trong giao
tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao đổi thông tin
với người khác. Qua giao tiếp con người tự hiểu mình và hiểu tâm tư ý nghĩ, nhu cầu
của người khác.
Các hình thức giao tiếp:
Giao tiếp không lời: ăn mặc lịch sự, hòa đồng, cử chỉ điệu bộ ánh mắt, giọng nói biểu lộ
sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe; phong thái thoải mái; vị trí đứng, ngồi phù hợp, không
có vật cản giữa người đối diện.
Giao tiếp có lời: Dùng lời nói diễn đạt cảm xúc, ý nghĩa và tình cảm vui buồn mệt mỏi
thích thú.
Trình bày các hình thức giao tiếp? Bạn cần chú ý gì khi giao tiếp.
- Đặt lợi ích của tập thể, của xã hội lên trên hết, thống nhất giữa giữa lời nói và việc làm.
- Linh hoạt trong giao tiếp, áp dụng nguyên tắc một cách mềm dẻonhưng cũng




×