Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Khảo sát, đánh giá trách nhiệm của lãnh đạo văn phòng trong công tác tổ chức, quản lý công tác văn thư, lưu trữ tại UBND Thị xã Quảng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.43 KB, 43 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Ths.
Nguyễn Đăng Việt giảng viên bộ môn Kỹ năng hoạch định trong Quản trị văn
phòng đã tận tâm hướng dẫn tôi qua từng bài giảng trên lớp cũng như những trao
đổi, hướng dẫn về vấn đề thực hiện đề tài .Cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình
của Thầy trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân đây ,cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo UBND Thị xã Quảng
Yên đặc biệt là các bộ,nhân viên Văn phòng HĐND và UBND Thị xã đã nhiệt tình
chỉ dẫn và tạo điều kiện cho tôi để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi đã gặp rất nhiều khó khăn,mặt khác
do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót.Vì thế tôi
rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài nghiên cứu của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Thị Tâm sinh viên lớp Đại học Quản trị văn phòng 13b.Tôi xin
cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện.Trong đề tài có tham khảo một số kết quả
đề tài nghiên cứu liên quan,sách giáo trình và sử dụng một số thông tin trong các
văn bản của các cơ quan nhà nước.
Tôi xin chịu trách nhiệm với đề tài nghiên cứu của mình .
Ký tên
Tâm
Phạm Thị Tâm

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT
1
2


3
4
5
6
7
8
10

Chữ viết tắt
HĐND
UBND
KHCN
KCN
CNC
LĐTB-XH
TCKH
CB,NV
TX

Chữ viết thường
Hội đồng nhân dân
Uỷ ban nhân dân
Khoa học công nghệ
Khu công nghiệp
Cụm công nghiệp
Lao động thương binh xã hội
Tài chính kế hoạch
Cán bộ, nhân viên
Thị xã



Mở đầu.
1.Lý do chọn đề tài.
Hoạch định là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn các giải pháp để hướng tới
mục tiêu đó trong khoảng thời gian nhất định.
Hoạch định là chức năng đầu tiên của quá trình quản trị và nó ảnh hưởng đến các
chức năng khác. Hoạch định nhân lực là quá trình dự báo nhu cầu về nguồn nhân
lực của một tổ chức để tiến hành các bước tiếp theo nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Hoạch định nguồn nhân lực là một tiến trình đảm bảo cho tổ chức có đủ số người
với những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc nhằm đạt được mục tiêu của
tổ chức.
Nhân sự trong cơ quan văn phòng có vai trò to lớn. Bất kỳ tổ chức nào cũng cần
đến một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là lao động. Lao động vừa là một yếu tố
tham gia cấu thành tổ chức (xét về mặt cơ cấu tổ chức), vừa là chủ thể trong quá
trình hoạt động của cơ quan, đơn vị (xét về địa vị các yếu tố, mối quan hệ nội tại
trong tổ chức). Bởi vì, lao động không chỉ tạo ra năng lực hoạt động theo số lượng
sức lao động hiện có mà còn chủ động sáng tạo làm cho năng lực hoạt động được
tăng cường hơn rất nhiều trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Cho dù các cơ
quan, đơn vị có đầu tư, trang bị các thiết bị hiện đại, tinh xảo đến đâu cũng phải
chịu sự điều khiển trực tiếp hay gián tiếp của người lao động. Do có vai trò trọng
trách như vậy nên các tổ chức, đơn vị luôn chú trọng đến công tác tổ chức nhân sự
nói chung, nhân sự cơ quan văn phòng nói riêng. Trong công tác hoạch định nhân
sự cho cơ quan, đơn vị nhà quản trị văn phòng có vai trò quan trọng.Nhà quản trị
văn phòng là người trực tiếp thực hiện việc thu thập các thông tin liên quan đến
vấn đề hoạch định nhân sự cơ quan, là người tổ chức thiết lập các mục tiêu của
hoạch định nhân sự, xây dựng và thực hiện các giải pháp để tiến hành hoạch định
nhân sự hiệu quả.Như vậy nhà quản trị có vai trò rất quan trọng, nếu nhà quản trị
văn phòng tuyển chọn được đúng người, sắp xếp đúng người, đúng việc, động viên
khuyến khích nhân viên, tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi thì công
tác quản trị nhân sự sẽ là động lực lớn giúp con người trong cơ quan đó đạt được

những kết quả mong muốn, và đoàn kết tập hợp được họ và thúc đẩy họ hoàn thành
công việc được giao.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hoạch định nhân sự trong văn phòng
Chánh Văn phòng HĐND và UBND TX.Quảng Yên luôn quan tâm và chú trọng
công tác hoạch định nhân sự.Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt
động tuyển dụng nhân sự, đào tạo, phát triển nhân sự, bố trí sử dụng nhân sự,đãi
ngộ nhân sự, kiểm tra, đánh giá nhân sự trong văn phòng hiệu quả.


Như vậy có thể thấy hoạch định nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với
cơ quan, đơn vị .Nó là yếu tố quyết định đến sự phát triển và thực hiện các mục
tiêu của tổ chức nói chung và của văn phòng nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài “ Khảo sát, đánh giá
về vai trò của Nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự tại
UBND Thị xã Quảng Yên” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Đối tượg, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1.Đối tượng nghiên cứu.
-Nhà Quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự tại UBND Thị xã
Quảng Yên.
2.2.Mục đích nghiên cứu.
-Khảo sát, đánh giá vai trò của nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định
nhân sự tại UBND Thị xã Quảng Yên .
-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nhân sự .
2.3.Nhiệm vụ nghiên cứu.
-Tìm hiểu khái quát về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của
UBND Thị xã Quảng Yên.
-Tìm hiểu và đánh giá vai trò của nhà Quản trị văn phòng trong công tác hoạch
định nhân sự tại UBND thị xã Quảng Yên.
-Đưa ra các ưu điểm, hạn chế của nhà Quản trị văn phòng trong công tác hoạch
định nhân sự.Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác hoạch định

nhân sự .
3. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
Dựa trên phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin Trong đó,các
nguyên lý triết học Mác—Lênin với tư cách là phương pháp luận chung của các
ngành khoa học cần phải được sử dụng như một công cụ tư duy quan trọng.
Nghiên cứu về vấn đề nhân sự của cơ quan tổ chức phải đứng trên qua điểm thực
tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn.Thực tiễn là nguồn gốc là động lực
của nhận thức ,là cơ sở và tiêu chuẩn của chân lý.
Nghiên cứu dựa trên tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ của
cán bộ, công chức viên chức.
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như :
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu
-Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
-Phương pháp phân tích và tổng hợp


-Phương pháp nghiên cứu hệ thống
-Phương pháp khảo sát và điều tra thực tế.
-Phương pháp lịch sử.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Qua việc nghiên cứu đề tài “khảo sát, đánh giá vai trò của nhà quản trị văn phòng
trong công tác hoạch định nhân sự tại UBND Thị xã Quảng Yên” đề tài làm sáng
tỏ vai trò của nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự của cơ
quan, đơn vị.Làm sáng tỏ vấn đề lý luận về vấn đề hoạch định nhân sự , làm rõ các
quy trình tuyển dụng nhân sự,quy trình đào tạo bồi dưỡng nhân sự tại UBND thị xã
Quảng Yên.Đề tài giúp cho sinh viên ngành quản trị văn phòng hiểu hơn về các
vấn đề liên quan định hoạch định nhân sự trong văn phòng.
Đề tài là nguồn tham khảo cho sinh viên ngành quản trị văn phòng và các ngành
khác.


5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận ,tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài có cấu
trúc chia làm 3 chương:
Chương 1:Tổng quan về UBND Thị xã Quảng Yên
Chương 2: Vai trò của nhà Quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự
tại UBND Thị xã Quảng Yên.
Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của nhà quản trị văn phòng trong công tác
hoạch định nhân sự.


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ QUẢNG YÊN
1.1.Vị trí địa lý.
Quảng Yên là thị xã ven biển nằm ở Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích
tự nhiên 31.4km2 và dân số năm 2015 là 137.422 người. Thị xã Quảng Yên có 19
đơn vị hành chính gồm 11 phường và 8 xã .
Thị xã Quảng Yên nằm giữa tam giác 3 thành phố và thị xã, cách thành phố Hạ
Long 40 km về phía Tây Nam, cách thành phố Uông Bí 18 km về phía Đông Nam
và cách thành phố cảng Hải Phòng khoảng 20 km về phía Đông.
Vị trí tọa độ:
- 20 độ 45’ 06’’ - 21 độ 02’ 09’’ độ vĩ Bắc.
- 106 độ 45’ 30’’ - 106 độ 0’ 59’’ độ kinh Đông.
Ranh giới:
- Phía Bắc giáp thị xã Uông Bí và huyện Hoành Bồ
- Phía Nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu.
- Phía Đông giáp thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long.
- Phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
Địa chỉ :
Số 18 - Trần Hưng Đạo - phường Quảng Yên
ảnh1:
1.2.Lịch sử hình thành và phát triển Thị xã Quảng Yên.

Thời phong kiến, đô thị Quảng Yên là một trong số ít những đô thị cổ của Quảng
Ninh, vừa là trung tâm thương mại, vừa là thủ phủ của một vùng. Trong một thời
gian dài, đây từng là trung tâm chính trị của một vùng đất rộng lớn từ Móng Cái
đến sông Bạch Đằng
-Năm 1802, vua Gia Long ra sắc lệnh thành lập trấn Yên Quảng bao gồm toàn
miền Đông Bắc Tổ quốc và lấy TX Quảng Yên làm trấn lỵ. Đến năm 1822, vua
Minh Mệnh đổi thành trấn Quảng Yên. Năm 1832, tỉnh Quảng Yên được thành lập


và trấn lỵ Quảng Yên đổi thành tỉnh lỵ Quảng Yên. Suốt thời nhà Nguyễn và thời
kỳ Pháp thuộc, Quảng Yên vẫn luôn là trung tâm hành chính cấp tỉnh.
-Ngày 24 - 8 - 1945, chính quyền cách mạng được thành lập ở Quảng Yên, vẫn lấy
thị xã Quảng Yên làm tỉnh lỵ. Do Quảng Yên chiếm giữ vị trí quan trọng ở khu
đông bắc, nằm gần 2 trục đường bộ chính, án ngữ vùng cửa ngõ đường thủy từ
vùng biển đông bắc vào trung tâm đất nước, nên khi Pháp quay trở lại miền Bắc đã
ngay lập tức tiến quân lên đánh chiếm vùng đất này. Pháp đã biến khu vực này
thành cửa ngõ của các hoạt động kinh tế giữa Hòn Gai với Hải Phòng.
-Theo hiệp định Giơnevơ, do nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp ở miền
Bắc trước khi rút vào miền Nam nên phải đến ngày 25 - 5 - 1955, người lính Pháp
cuối cùng mới rút khỏi Quảng Yên. Ngay sau đó, tháng 2 - 1955, khu Hồng Quảng
bao gồm Quảng Yên, Hồng Gai được thành lập. Quảng Yên vẫn tiếp tục giữ vai trò
là thị xã trung tâm của tỉnh Quảng Yên trong khu Hồng Quảng.
-Năm 1963, khu Hồng Quảng, tỉnh Hải Ninh sáp nhập thành tỉnh Quảng Ninh, tỉnh
lỵ lại được đặt tại thị xã Hòn Gai. Việc chọn Hòn Gai là tỉnh lỵ chứ không phải
Quảng Yên, có thể do các nguyên nhân sau đây: đô thị Quảng Yên chỉ là một đô thị
mang tính chất hành chính. Thương mại cũng khá phát triển vào thời kỳ đó, tuy
nhiên chỉ có một cảng nội địa. Trong khi đó Hòn Gai lại có một cảng lớn, quan
trọng hơn cả là việc khai thác than ở Hòn Gai đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn vào
thời kỳ đó. Còn lý do nữa là do vấn đề nguồn lực: giai cấp công nhân Quảng Ninh
là lực lượng nòng cốt của chính quyền, được tập trung đại đa số tại khu mỏ Hòn

Gai. Do vậy, có thể dễ hiểu vì sao năm 1963 sáp nhập tỉnh lại lựa chọn đặt bộ máy
chính trị, thủ phủ tại thị xã Hòn Gai.
-Ngày 2 - 7 - 1964, Hội đồng Chính phủ ra quyết định đổi thị xã Quảng Yên thành
thị trấn Quảng Yên, sáp nhập vào huyện Yên Hưng. Thị trấn Quảng Yên trở thành
huyện lỵ của huyện Yên Hưng. Lúc này, Yên Hưng là một trong 14 đơn vị hành
chính cấp huyện của tỉnh Quảng Ninh. Huyện có 19 đơn vị hành chính trực thuộc
(1 thị trấn, 18 xã), tổng diện tích tự nhiên 31.420,2ha. Các chính sách của tỉnh
Quảng Ninh đã không chú trọng tạo điều kiện để Quảng Yên phát huy được tiềm
năng, lợi thế của mình. Bên cạnh đó, trục giao thông chính xuyên suốt tỉnh Quảng
Ninh, nối với Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội là quốc lộ 18A lại chỉ đi qua thành
phố Hạ Long, Uông Bí, bỏ qua địa phận Quảng Yên nên đã khiến nơi đây trở thành
một vùng tối. Như vậy, sự thay đổi về hành chính, sự bất tiện về giao thông, sự đãi
ngộ thấp về chính sách là 3 nguyên nhân khiến cho trong một thời gian dài, vị thế
của Quảng Yên đã bị lu mờ trong bức tranh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Quảng Ninh nói riêng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói chung.
Trong những năm gần đây, Quảng Yên đã có bước tăng trưởng khá tương xứng với
tiềm năng, có sự hòa nhập về định hướng phát triển không gian đô thị, kinh tế, xã
hội, văn hóa với Hạ Long, Hải Phòng. Với những lợi thế về vị trí địa lý, không


gian, môi trường sinh thái, du lịch, các tuyến, công trình đầu mối của quốc gia đã,
đang hình thành, nhân lực, tài nguyên giàu có… Quảng Yên chứa đựng nhiều tiềm
năng để phát triển nhanh, bền vững, có thể liên kết không gian kinh tế với Hạ
Long, Hải Phòng để tạo thành trục kinh tế động lực ven biển Hải Phòng - Quảng
Yên - Hạ Long của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
-Tới nay, Quảng Yên còn lưu giữ được hơn 200 di tích các loại, trong đó có 43 di
tích được xếp hạng cấp quốc gia, 15 di xếp hạng cấp tỉnh và nhiều lễ hội dân gian
truyền thống, tiêu biểu như lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Tiên Công... Đáng chú ý,
Quảng Yên là địa phương duy nhất trong tỉnh có nhà bảo tàng trưng bày, lưu giữ
những giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương (Bảo tàng Bạch Đằng) - là minh

chứng cho lịch sử hình thành và phát triển của một vùng đất giàu truyền thống anh
hùng và văn hoá.
-Kinh tế, bộ mặt đô thị không ngừng đổi mới nhưng đến hôm nay, Quảng Yên vẫn
giữ nhiều công trình kiến trúc cổ như Dinh Tuần phủ, Dinh Công sứ Quảng Yên
(nay là trụ sở làm việc của HĐND, UBND thị xã). Rồi tới những nếp nhà tư, nhà
công theo phong cách Pháp nằm dọc bên các tuyến phố chính như Trần Khánh Dư,
Đinh Tiên Hoàng..
-Chỉ 10 tháng sau khi được công nhận là đô thị loại 4 vào ngày 25-1-2011, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 100/NĐ-CP về việc thành lập TX Quảng Yên và
các phường thuộc TX Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân
khẩu của huyện Yên Hưng.
Sau khi thành lập và chia cắtThị xã Quảng Yên có 19 đơn vị hành chính cấp xã,
trong đó bao gồm 11 phường và 8 xã .
11 Phường bao gồm:
- Thành lập phường Quảng Yên thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ 542,52
ha diện tích tự nhiên và 20.055 nhân khẩu của thị trấn Quảng Yên. Phường Quảng
Yên có 542,52 ha diện tích tự nhiên và 20.055 nhân khẩu. Địa giới hành chính
phường Quảng Yên: Đông giáp phường Cộng Hòa; Tây giáp phường Yên Giang;
Nam giáp phường Nam Hòa; Bắc giáp xã Hiệp Hòa.
- Thành lập phường Yên Giang thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ 373,22
ha diện tích tự nhiên và 2.943 nhân khẩu của xã Yên Giang.Phường Yên Giang có
373,22 ha diện tích tự nhiên và 2.943 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Yên
Giang: Đông giáp phường Quảng Yên; Tây giáp huyện Thủy Nguyên của thành
phố Hải Phòng; Nam giáp phường Nam Hòa (giới hạn bởi sông Chanh); Bắc giáp
xã Hiệp Hòa.
-Thành lập phường Cộng Hòa thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ 766,39 ha
diện tích tự nhiên và 6.611 nhân khẩu của xã Cộng hòa.Phường Cộng Hòa có
766,39 ha diện tích tự nhiên và 6.611 nhân khẩu.Địa giới hành chính phường Cộng



Hòa: Đông giáp phường Minh Thành và xã Tiền An; Tây giáp phường Quảng Yên
và xã Hiệp Hòa; Nam giáp xã Cẩm La; Bắc giáp xã Sông Khoai.
- Thành lập phường Đông Mai thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ 1.683,47
ha diện tích tự nhiên và 6.582 nhân khẩu của xã Đông Mai.Phường Đông Mai có
1.683,47 ha diện tích tự nhiên và 6.582 nhân khẩu.Địa giới hành chính phường
Đông Mai: Đông giáp phường Minh Thành; Bắc và Tây giáp thành phố Uông Bí;
Nam giáp xã Sông Khoai.
-Thành lập phường Minh Thành thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ
3.330,93 ha diện tích tự nhiên và 11.604 nhân khẩu của xã Minh Thành.Phường
Minh Thành có 3.330,93 ha diện tích tự nhiên và 11.604 nhân khẩu.Địa giới hành
chính phường Minh Thành: Đông giáp thành phố Hạ Long; Tây giáp phường Đông
Mai và phường Cộng Hòa; Nam giáp xã Tiền An; Bắc giáp huyện Hoành Bồ.
-Thành lập phường Hà An thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ 2.711,35 ha
diện tích tự nhiên và 8.297 nhân khẩu của xã Hà An.Phường Hà An có 2.711,35 ha
diện tích tự nhiên và 8.297 nhân khẩu.Địa giới hành chính phường Hà An: Đông
giáp xã Hoàng Tân; Nam và Tây giáp xã Liên Hòa và phường Phong Hải; Bắc giáp
xã Tiền An và phường Tân An.
-Thành lập phường Tân An thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ 1.445,12 ha
diện tích tự nhiên và 4.961 nhân khẩu của xã Tân An.Phường Tân An có 1.445,12
ha diện tích tự nhiên và 4.961 nhân khẩu.Địa giới hành chính phường Tân An:
Đông giáp xã Hoàng Tân; Tây giáp xã Tiền An; Nam giáp phường Hà An; Bắc giáp
phường Minh Thành.
-Thành lập phường Nam Hòa thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ 929,49 ha
diện tích tự nhiên và 5.175 nhân khẩu của xã Nam Hòa.Phường Nam Hòa có
929,49 ha diện tích tự nhiên và 5.175 nhân khẩu.Địa giới hành chính phường Nam
Hòa: Đông giáp xã Cẩm La; Tây giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
(giới hạn bởi sông Bạch Đằng); Nam giáp phường Yên Hải; Bắc giáp phường
Quảng Yên và phường Yên Giang.
-Thành lập phường Yên Hải thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ 1.460,59 ha
diện tích tự nhiên và 5.261 nhân khẩu của xã Yên Hải.Phường Yên Hải có 1.460,59

ha diện tích tự nhiên và 5.261 nhân khẩu.Địa giới hành chính phường Yên Hải:
Đông và Nam giáp phường Phong Cốc; Tây giáp Sông Rút; Bắc giáp phường Nam
Hòa.
-Thành lập phường Phong Cốc thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ 1.332 ha
diện tích tự nhiên và 6.043 nhân khẩu của xã Phong Cốc.Phường Phong Cốc có
1.332 ha diện tích tự nhiên và 6.043 nhân khẩu.Địa giới hành chính phường Phong
Cốc: Đông giáp xã Liên Hòa; Tây giáp phường Yên Hải; Nam giáp xã Liên Vị;
Bắc giáp xã Cẩm La và phường Phong Hải.
-Thành lập phường Phong Hải thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ 603,6 ha
diện tích tự nhiên và 7.961 nhân khẩu của xã Phong Hải.Phường Phong Hải có


603,6 ha diện tích tự nhiên và 7.961 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Phong
Hải: Bắc và Đông giáp phường Hà An; Tây giáp xã Cẩm La; Nam giáp phường
Phong Cốc và xã Liên Hòa.
8 xã bao gồm:
-Xã Cẩm La được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của
xã Cẩm La(thuộc huyện Yên Hưng cũ).
-Xã Hoàng Tân được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu
của xã Hoàng Tân(thuộc huyện Yên Hưng cũ).
- Xã Hiệp Hòa được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu
của xã Hiệp Hòa (thuộc huyện Yên Hưng cũ).
-Xã Liên Hòa được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu
của xã Liên Hòa (thuộc huyện Yên Hưng cũ).
-Xã Liên Vị được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của
xã Liên Vị (thuộc huyện Yên Hưng cũ).
-Xã Sông Khoai được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu
của xã Sông Khoai (thuộc huyện Yên Hưng cũ).
-Xã Tiền Phong được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu
của xã Tiền Phong(thuộc huyện Yên Hưng cũ).

- Xã Tiền An được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của
xã Tiền An (thuộc huyện Yên Hưng cũ).
Sau khi thành lập thị xã Quảng Yên và thành lập các phường,xã thuộc thị xã
Quảng Yên
- Thị xã Quảng Yên có 31.420,20 ha diện tích tự nhiên và dân số 139.596 nhân
khẩu; có 19 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Quảng Yên, Yên
Giang, Cộng Hòa, Đông Mai, Minh Thành, Hà An, Tân An, Nam Hòa, Yên Hải,
Phong Cốc, Phong Hải và các xã: Hiệp Hòa, Sông Khoai, Tiền An, Hoàng Tân,
Cẩm La, Liên Hòa, Liên Vị, Tiền Phong.
1.3.Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân Thị xã Quảng Yên.
-Tổ chức bộ máy lãnh đạo bao gồm: 01chủ tịch, 03 phó chủ tịch và 3 ủy viên.
-Hoạt động của UBND thị xã được tổ chức phân giao cho 12 phòng chức năng:
+ Văn phòng
+ Phòng thanh tra
+ Phòng Nội Vụ
+ Phòng TCKH
+ Phòng Kinh tế
+ Phòng tài nguyên môi trường
+ Phòng văn hóa và thông tin
+ Phòng quản lý đô thị
+ Phòng LĐTB và XH
+ Phòng GD và ĐT
+ Phòng Tư pháp
+ Phòng y tế


1.4.Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân Thị xã Quảng Yên.
1.4.1.Chức năng.
Căn cứ theo sơ đồ bộ máy hệ thống quản lý hành chính nhà nước thì UBND Thị xã
Quảng Yên là cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện.

Tại Điều 2, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003
quy định như sau:
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng
nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo
đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung
ương tới cơ sở.
1.4.2.Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân Thị xã Quảng Yên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thị xã:Được quy định tại Mục 2, Chương IV Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ bản nhân dân ngày 26/11/2003 (từ điều 97 đến
điều 107). Theo đó thì nhiệm vụ quyền hạn của UBND được cụ thể như sau:
- Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân thị xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền
hạn sau đây:
-Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm
tra việc thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa
phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa
phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan
tài chính cấp trên trực tiếp.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban
nhân dân thị xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình
khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ

chức thực hiện các chương trình đó;
-Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản,


phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
-Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải
quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật;
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân thị xã thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng thị
trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện quy hoạch
xây dựng đã được duyệt;
-Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở
theo sự phân cấp;
-Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ
nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao, Uỷ
ban nhân dân thị xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin, thể
dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được
cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo
dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các
trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo
việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử;
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.Thực hiện Tổ chức
phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn
dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ thị xã.Thực hiện công tác tổ

chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự theo quy định .
Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân thị xã thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
-Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp
hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp
trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện
pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và
lợi ích hợp pháp khác của công dân;
Tiểu kết
Như vậy có thể thấy Thị xã Quảng Yên có vị trí quan trọng trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có mạng lưới giao thông nội địa thuận lợi, nằm sát


các cụm cảng của Hải Phòng, cách sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) khoảng
20km, có tuyến đường sắt nối dài từ TP Hạ Long đi Hà Nội. Đặc biệt có cao tốc Hạ
Long - Hải Phòng đang được đầu tư xây dựng và sẽ hoàn thành vào cuối năm
2017. Vị trí tự nhiên này đã hình thành những điều kiện lý tưởng cho các nhà đầu
tư lựa chọn. Bên cạnh đó, Quảng Yên có nhiều tiềm năng thế mạnh phát triển kinh
tế biển, như xây dựng cảng nước sâu và phát triển vận chuyển đường biển,
logistics, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, tiềm năng phát triển du lịch. Đất đai của
Quảng Yên phần lớn là đồng bằng và bồi tích ven biển chiếm hơn 80% diện tích, là
nguồn lực lớn về quỹ đất để phát triển các khu công nghiệp, khu dịch vụ... Bên
cạnh đó, Quảng Yên có lượng dân số khá trẻ, với nguồn lao động dồi dào. Đây là
yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của TX Quảng Yên và của tỉnh.
Với những lợi thế đó, Quảng Yên đã thu hút được nhiều dự án lớn đã và đang được
đầu tư triển khai trên địa bàn. Quy hoạch khu công nghiệp - cụm công nghiệp đã
hình thành và đang phát triển thu hút các dự án đầu tư (Khu công nghiệp Đông Mai
160ha, đã có 2 dự án thành phần của nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc; Khu công

nghiệp - dịch vụ Đầm Nhà Mạc 3.710ha đang có 3 dự án thành phần; Khu công
nghiệp Sông Khoai 700ha đang được nhà đầu tư Tập đoàn Amata nghiên cứu triển
khai trong năm 2016)...
Nắm vững tiềm năng, lợi thế của mình.Quảng Yên vẫn luôn tập trung đà phát triển,
đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát huy vai trò và vị trí đầu mối liên kết
giao thông, phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông hồng và tỉnh Quảng Ninh ,
khai thác những tiềm năng thế mạnh về kinh tế biển, đất đai, văn hóa, lịch sử, danh
lam thắng cảnh. Với tất cả sự nỗ lực và lãnh đạo của các cấp chính quyền Quảng
Yên sẽ không ngừng phát triển và đưa Thị xã Quảng Yên là điểm đến của những
nhà đầu tư trong và ngoài nước.


Chương 2. VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TRONG CÔNG TÁC
HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ
Đội ngũ cán bộ, công chức có vị trí quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ
quan hành chính, có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước, là người trực
tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi luật pháp, quản lý mọi mặt của đời
sống kinh tế - xã hội; tham mưu, hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm
tra việc thực thi các đường lối, chính sách.
Công tác hoạch định nhân sự trong văn phòng bao gồm nhiều nội dung, công việc
với các khâu: tuyển dụng, sử dụng, bố trí, giám sát, đánh giá, quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng, thực hiện chính sách chế độ đối với cán bộ, công
chức, xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng, đãi ngộ nhân tài,
thu hút nhân tài vào nền công vụ.Để hoạch định nguồn nhân sự trong văn phòng thì
chánh văn phòng HĐND và UBND Thị xã có vai trò quan trọng là người thiết kế
và xây dựng kế hoạch hoạch định nhân sự, đưa ra các mục tiêu hoạch định.Xây
dựng quy trình tuyển dụng nhân viên phù hợp với mục tiêu,đề xuất với lãnh đạo
các biện pháp,các chính sách thúc đẩy nhân viên làm việc, xây dựng môi trường
làm việc và trang bị các trang thiết bị phục vụ công việc hiện đại nhằm nâng cao
chết lượng CB,NV trong văn phòng.

2.1. Tổ chức thu thập thông tin làm căn cứ hoạch định.
Thu thập thông tin là quá trình tập hợp thông tin theo những tiêu chí cụ thể nhằm
làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan đến lĩnh vực nhất định. Thu thập thông
tin là quá trình xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, thực hiện tập
hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu đã được định trước..
Việc thu thập thông tin có vai trò quan trọng bởi:
-Thông tin là nguồn, là căn cứ để nhà quản trị văn phòng đưa ra những quyết định.
-Thu thập thông tin giúp nhà quản trị văn phòng nhận thức được vấn đề nhân sự
của tổ chức .Tổ chức cần bao nhiêu nhân sự ( số lượng nhân sự ), chất lượng nhân
sự cần tuyển dụng. Tuyển dụng nhân sự ở đâu? Tuyển dụng như thế nào?..
-Thu thập thông tin giúp nhà quản trị xây dựng các phương án để đảm bảo nguồn
nhân sự cho tổ chức hoạt động hiệu quả.
-Thông tin giúpnhà quản trị văn phòng nhận diện đúng bối cảnh tồn tại, các yếu tố
tác động đến nhân sự của tổ chức, những vấn đề tổ chức cần đối mặt, nhận diện
đúng đối tượng, điều kiện bảo đảm thực hiện của các quyết định đưa ra.


-Xây dựng các phương án để bố trí, sắp xếp, sử dụng nhân lực và phân
bổ các nguồn lực của tổ chức.
-Nhận thức các vấn đề liên quan tới động cơ thúc đẩy nhân viên .
-Nhận thức các vấn đề liên quan tới việc thiết kế mô hình cơ cấu tổ
chức, phân công phân nhiệm vụ và giao quyền.
2.1.1.Thu thập các căn cứ hoạch định.
Hoạch định nhân sự trong khu vực hành chính nhà nước có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với sự thành bại của tổ chức công bởi nhân sự trong tổ chức là nguồn lực
có giá trị nhất, quyết định thành bại của các chủ trương, chính sách, kế hoạch công
tác. Để có nguồn nhân lực chất lượng thì khi tiến hành hoạch định phải thu thập
các căn cứ liên quan đến vấn đề hoạch định nhân sự. Chánh văn phòng có vai trò
quan trọng trong việc tổ chức công tác thu thập các căn cứ để phục vụ công tác
hoạch định nhân sự cơ quan, đơn vị.Đối với công tác hoạch định nhân sự tại

UBND Thị xã Quảng Yên thì Chánh văn phòng là người có vai trò quan trọng
trong việc thu thập và tổ chức thu thập các căn cứ liên quan đến vấn đề nhân sự của
cơ quan, đơn vị.
Để tiến hành hoạch định nhân sự cho văn phòng HĐND và UBND Thị xã Quảng
Yên Chánh văn phòng đã tiến hành thu thập các thông tin, các căn cứ sau:
-Đầu tiên là căn cứ pháp lý : đó là những thông tin những quy định của nhà nước
có liên quan đến vấn đề nhân sự của cơ quan.Để hoạch định nhân sự cho văn
phòng HĐND và UBND Thị xã Quảng Yên Chánh văn phòng đã tiến hành tìm
hiểu và thu thập các văn bản của nhà nước liên quan đến vấn đề nhân sự.Tìm hiểu
những văn bản, hướng dẫn, quy định của nhà nước về vấn đề tuyển dụng, sử dụng
nhân sự của cơ quan.Đây là căn cứ quan trọng bởi Uỷ ban nhân dân Thị xã Quảng
Yên là cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện.Việc tuyển dụng, sử dụng nhân sự
phải theo quy định của cơ quan nhà nước.Số lượng nhân sự sử dụng phải theo quy
định bởi lương chia trả cho cán bộ, công chức được lấy từ nguồn ngân sách nhà
nước.Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức Thị xã thực hiện theo
các văn bản sau :
Luật cán bộ, công chức 2008.
Luạt viên chức 2012
Nghị định số:29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý viên chức.
Nghị định số : 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên
chế công chức.
Nghị định số : 24/1010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức.


Nghị định số: 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 của Chính phủ quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh.
Nghị định số:68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về việc thực hiên

chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị
sự nghiệp.
Nghị định số :27/2012/NĐ-CP Ngày 06/4/2012 của Chính Phủ quy định xử lý kỷ
luật viên chức và trách nhiệm bồi thường , hoàn trả của viên chức.
Ngoài ra còn một số văn bản khác có liên quan.Quy định này khác với vấn đề nhân
sự ở các doanh nghiệp.Doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự không cần phải thực
hiện theo các quy định này.
-Các căn cứ thực tiễn: Căn cứ vào tình hình thực tế của cơ quan.
+Căn cứ vào quy mô của cơ quan, quy mô văn phòng của cơ quan: Uỷ ban nhân
dân Thị xã Quảng Yên là cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện.Cơ cấu tổ chức
bao gồm 12 phòng chức năng.Biên chế nhân sự theo quy định của cấp trên. Khi
tiến hành hoạch định nhân sự tại văn phòng HĐND và UBND Chánh văn phòng
luôn luôn dựa trên quy mô của văn phòng quy mô của cơ quan để hoạch định nhân
sự chính vì thế mà việc hoạch đinh nhân sự được thực hiện tốt.Chánh văn phòng
tiến hành thu thập các thông tin , kế hoạch phát triển của cơ quan, đơn vị để từ đó
có kế hoạch nhân sự phù hợp.
+Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, của văn phòng:Khi tiến hành hoạch
định nhân sự tại văn phòng HĐND và UBND Thị xã Quảng Yên Chánh văn phòng
luôn tìm hiểu và nắm rõ chức năng, nhiệm vụ mà cơ quan phải thực hiện để từ đó
tiến hành hoạch định nhân sự hiệu quả.Đề ra các chức danh, các công việc mà cán
bộ, nhân viên phải thực hiện để hoàn thành đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan,
đơn vị.
+ Căn cứ mục tiêu của cơ quan, tổ chức:Mục tiêu là định hướng phát triển của mỗi
cơ quan, tổ chức.Là yếu tố mang tính chất quyết định của mỗi cơ quan.Để có thể
thực hiện được các mục tiêu đặt ra thì nguồn nhân sự phải có chất lượng, đáp ứng
yêu cầu của cơ quan .Từ mục tiêu thì có thể xác định được nguồn nhân sự cần có
của cơ quan , tổ chức.Đây là căn cứ quan trọng chính vì thế chánh văn phòng luôn
luôn phải nắm vững về mục tiêu của cơ quan, đơn vị.Mục tiêu đó bao gồm mục
tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
+Căn cứ vào trang thiết bị của cơ quan: Trang thiết bị, cơ sở vất chất cũng là yếu tố

quyết định trong quá trình hoạch định nhân sự.Trong quá trình hoạch định nhân sự
chánh văn phòng Thị xã luôn quan tâm, tìm hiểu và nắm vững các thông tin về
trang thiết bị cơ quan. Chánh văn phòng là người hiểu rõ vấn đề này bởi văn phòng
là đơn vị đảm bảo hậu cần cho cơ quan, đơn vị.Để vận hành các trang thiết bị máy
móc của cơ quan đạt hiệu quả thì phải xây dựng một đội ngũ nhân sự phù hợp.


+Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo : Lãnh đạo là người đứng đầu,
những người có trình độ , có tầm nhìn xa ,là người đưa tổ chức phát triển theo đúng
hướng .Trong quá trình hoạch định nhà quản trị văn phòng phải thực hiện lấy ý
kiến của lãnh đạo và phải căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để thực hiện. Khi
tiến hành hoạch định Chánh văn phòng xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thị
xã Quảng Yên về việc sử dụng và phân bổ cán bộ, công chức viên chức trong văn
phòng.
Ngoài ra khi hoạch định còn phải căn cứ vào sự thay đổi của tổ chức.Khi tổ chức
sáp nhập, chia cắt thì nhân sự cũng thay đổi.
Căn cứ có vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định.Việc hoạch định nhân sự
có hiệu quả hay không là do quá trình thu thập thông tin làm căn cứ của nhà quản
trị văn phòng có chuẩn xác hay không.Để quá trình hoạch định nhân sự hiệu quả
nhà quản trị văn phòng phải tiến hành thu thập và xử lý thông tin chính xác, nhanh
chóng và kịp thời.
2.2.Tổ chức thiết lập mục tiêu.
Mục tiêu của quản trị nhân sự văn phòng là nhằm cung cấp cho bộ máy văn
phòng cơ quan một lực lượng lao động có hiệu qủa để làm được điều đó thì nhà
quản trị văn phòng phải thiết lập các mục tiêu khi tiến hành hoạch định nhân
sự.Chánh văn phòng HĐND và UBND Thị xã xây dựng mục tiêu về số lượng
nhân sự làm công tác văn phòng và mục tiêu về chất lượng, trình độ nhân sự trong
văn phòng.
2.2.1.Mục tiêu về số lượng nhân sự làm công tác văn phòng.
Để xác định số lượng nhân sự cần thiết vào các thời điểm cần thiết để tạo thuận

lợi cho đạt mục tiêu của tổ chức. xác định rõ khoảng cách giữa hiện tại và định
hướng tương lai về nhu cầu nhân lực của văn phòng; chủ động thấy trước được các
khó khăn và tìm các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực đó.Để đảm bảo về
số lượng nhân sự văn phòng thì Chánh văn phòng HĐND và UBND Thị xã
Quảng Yên đã tổ chức tiến hành tìm hiểu và xác định các vấn đề sau:
- Số lượng thực tại của cán bộ văn phòng HĐND và UBND Thị xã hiện tại là
bao nhiêu ?
- Số lượng thực tại có phù hợp với quy mô của văn phòng , quy mô của cơ
quan hay chưa?
- Số lượng hiện tại có đáp ứng được công việc của văn phòng HĐND và
UBND Thị xã hay không?
- Trong thời gian tới nếu UBND Thị xã phát triển về quy mô thì số lượng cán
bộ của văn phòng phải là bao nhiêu?
- Trong thời gian tới nếu cơ quan sáp nhập hay thu nhỏ về quy mô thì số
lượng cán bộ của văn phòng cần là bao nhiêu?


- Nếu cán bộ văn phòng đến tuổi nghỉ hưu, hoặc thuyên chuyển thì số lượng
cán bộ cần bù là bao nhiêu
Như vậy đây là quá trình xác định số lượng cán bộ cần là bao nhiêu để phù
hợp với quy mô của văn phòng.

Tại UBND Thị xã Quảng Yên hiện tại văn phòng có 17 nhân sự với các chức
danh công việc sau:
STT
Họ và Tên
Chức danh
1
Phạm Tuấn Cường
Chánh văn phòng HĐND và

UBND
2
Vũ Minh Đức
Phó Chánh văn phòng HĐND và UBND
3
Nguyễn Thị Thúy
Phó Chánh văn phòng HĐND và UBND
Hồng
4
Nguyễn Văn Mạnh
Phó chánh văn phòng HĐND và UBND
5
Nguyễn Văn Tuyền
Chuyên viên Tổng hợp
6
Phạm Minh Thép
Chuyên viên Tổng hợp
7
Nguyễn Đình Hoàng Chuyên viên CNTT
8
Trần Thị Huệ
Cán bộ Văn thư
9
Phạm Thị Huyền
Chuyên viên Lưu Trữ
Phương
10
Nguyễn Minh Hằng
Nhân viên vi tính
11

Mạc Thị Hằng
Kế toán
12
Lê Thị Tuyết Nhung Kế toán
13
Nguyễn Xuân Hải
Lái xe
14
Phạm Văn Long
Lái xe
15
Phạm Thu Huyền
Tạp vụ
16
Nguyễn Văn Hoan
Bảo vệ
17
Trần Văn Tùng
Bảo vệ


Từ việc xác định tình hình cơ quan, số lượng nhân sự văn phòng cần để đáp ứng
công việc.Chánh văn phòng sẽ đưa ra phương pháp để đạt được mục tiêu về số
lượng cán bộ, công chức văn phòng:
-Nếu số lượng nhân sự thiếu ,chưa đáp ứng được các công việc của cơ quan, chưa
đáp ứng quy mô cơ quan, quy mô văn phòng thì cần tuyển dụng thêm cán bộ làm
công tác văn phòng.
-Nếu số lượng nhân sự dư thừa thì sẽ Thuyên chuyển sang bộ phận khác hoặc cắt
giảm biên chế.
-Thu hút , thuyên chuyển cán bộ từ các bộ phận khác nhau.

2.2.2.Chất lượng, trình độ nhân sự trong văn phòng.
Để văn phòng cơ quan có đội ngũ nhân sự chất lượng, đảm bảo hoạt động cơ quan
diễn ra hiệu quả thì ngoài vấn đề đảm bảo số lượng nhân sự thì đội ngũ nhân sự
phải là những người có trình độ, tiêu chuẩn nhất định.Mục tiêu về chất lượng được
Chánh văn xây dựng bao gồm các vấn đề sau:
-Mục tiêu về trình độ chuyên môn của nhân viên văn phòng HĐND và UBND Thị
xã Quảng yên
-Mục tiêu về trình độ học vấn của CB,NV văn phòng,
-Mục tiêu về kỹ năng nghề nghiệp của CB,NC văn phòng.
-Mục tiêu về kinh nghiệm làm việc
-Mục tiêu về thái độ, phong cách làm viêc
-Mục tiêu về sức khỏe, độ tuổi, giới tính.
Qúa trình xác định mục tiêu về chất lượng và trình độ của cán bộ văn phòng cần
đảm bảo các mục tiêu trên phải phù hợp với đặc điểm ngành, lĩnh vực mà cơ quan
hoạt động.Văn phòng UBND và HĐND thị xã Quảng yên đã xây dựng các tiêu
chuẩn mục tiêu cụ thể đối với từng chức danh.Việc xác định các mục tiêu trên dựa
vào chức năng, nhiệm vụ của văn phòng và của cơ quan.Đây là cơ quan hành chính
nhà nước cấp huyện nên nó khác với các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.Bởi
doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động, ngành nghề khác cho nên văn phòng doanh
nghiệp có những đặc điểm khác với văn phòng UBND và HĐND thị xã.
Để hướng tới mục tiêu về chất lượng, trình độ chuyên môn của cán bộ văn phòng
chánh văn phòng đã đưa ra phương pháp sau:
-Tuyển dụng những cán bộ văn phòng có chất lượng và trình độ mà mục tiêu đã đề
ra.
-Đào tạo , hướng dẫn, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho
cán bộ văn phòng.
-Cử các cán bộ văn phòng đi học để nâng cao trình độ .
-Thu hút lao động từ các bộ phận đơn vị khác trong cơ quan.
-Ấn định thời gian để đạt được mục tiêu về chất lượng, trình độ chuyên môn của
cán bộ văn phòng.



-Ban hành quy chế làm việc
-Kiểm tra, đánh giá quá trình làm việc của cán bộ, nhân viên văn phòng.
-Kiểm tra sức khỏe, khám định kỳ cho cán bộ, nhân viên .
Theo thống kê trình độ cán bộ công chức ,viên chức của Văn phòng HĐND và
UBND Thị xã Quảng Yên như sau:
-Trình độ học vấn.
Có 2/17 người tốt nghiệp THCS chiếm 11,76%; có 15/17 người tốt nghiệp THPT
chiếm 88,24%;
-Trình độ chuyên môn
Có 2/17 người chưa qua bồi dưỡng về trình độ chuyên môn chiếm 11,76%.Có 3/17
người có trình độ trung cấp chiếm 17,64%.có 12/17 người có trình độ đại học –sau
đại học chiếm 70,6%.
-Trình độ lý luận chính trị
Có 3/17 người chưa qua bồi dưỡng lý luận chính trị chiếm 17,64%.Có 3/17 người
có trình độ sơ cấp chiếm 17,64%.Có 11/17 người đạt trình độ trung cấp chiếm
64,72%.
-Trình độ tin học:Số công chức có bằng tin học là 14/17 người chiếm 82,35%.Cón
lại là 3/17 người chưa có bằng tin học chiếm 17,65%.
-Trình độ ngoại ngữ
Số công chức có bằng ngoại ngữ là 11/17 người chiếm 64,70%.Còn lại là 6/17
người chưa có bằng ngoại ngữ chiếm 35,29%.
Nhìn chung thì Cán bộ, công chức,viên chức văn phòng HĐND và UBND Thị xã
Quảng Yên là những người có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ ,có kiến
thức , có sức khỏe, đạo đức tốt để có thể thực hiện hoạt động thu thập xử lý thông
tin, thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn cho các cấp lãnh đạo.Hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ công việc theo bản tiêu chuẩn công việc của vị trí , chức danh quy
định.
2.3.Tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp.

2.3.1.Tuyển dụng nhân sự.
Tuyển dụng nhân sự là quá trình đảm bảo cho tổ chức có đủ số lượng và chất
lượng nhân sự cần thiết để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức, là một
trong những chức năng cơ bản của quản lý nguồn nhân lực. Với bất cứ tổ chức
nào, hoạt động tuyển dụng nhân lực cũng đóng một vai trò quan trọng.Đây là quá
trình tìm kiếm, lựa chọn nhân sự để đáp ứng nhu cầu lao động của đơn vị về số
lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức trong một thời kỳ nhất định.
2.3.1.1.Mục tiêu của tuyển dụng nhân sự .
-Lựa chọn được những cán bộ văn phòng có chất lượng phù hợp với yêu cầu, tiêu
chuẩn tuyển chọn.Đáp ứng các tiêu chí mà chánh văn phòng đề ra .


-Lựa chọn được đủ số lượng cán bộ đáp ứng nhu cầu công việc của văn phòng và
phù hợp với thực tiễn hoạt động của cơ quan, đơn vị.
2.3.1.2.Phương pháp thực hiện mục tiêu tuyển dụng.
-Trên cơ sở các mục tiêu về chất lượng và số lượng cán bộ văn phòng thì chánh
đạo văn phòng HĐND và UBND Thị xã xây dựng các tiêu chuẩn, yêu cầu đồi với
người được tuyển dụng.Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp…
VD:Nếu vị trí tuyển dụng là văn thư, lưu trữ, thư ký văn phòng … thì người được
tuyển dụng phải là người có trình độ đòa tạo đúng chuyên môn về các nghiệp vụ
văn thư – lưu trữ, thư ký…
VD: Nếu vị trí tuyển dụng là cán bộ làm việc ở các bộ phận quản trị, lái xe, bảo
vệ… thì phải là những người được đào tạo cơ bản về lái xe, vệ sỹ…
-Cán bộ văn phòng phải là người có sức khỏe tốt. Có sức khoẻ thể chất và tinh thần
tốt, có khả năng làm việc liên tục và khả năng làm chủ trong các tình huống căng
thẳng.
-Có kinh nghiệm trong công tác văn phòng.Điều này đảm bảo cho công việc được
thực hiện một cách dễ dàng, hạn chế chi phí đạo tào và nâng cao chất lượng công
việc.
-Tiêu chuẩn yêu cầu về giới tính.Cần đặt ra tiêu chuẩn giới tính cụ thể theo vị trí

nhân sự cần tuyển dụng để có thể có nguồn nhân sự đúng yêu cầu công việc, phù
hợp với công việc đặt ra,
-Phải là người có nếp sống lành mạnh, đạo đức trong sáng .Đây là một tiêu chuẩn
quan trọng đối với CB, CC, họ phải là người hết lòng trong công việc, vì sự nghiệp
phục vụ nhà nước, là công bộc của nhân dân, có đạo đức tốt, có tư cách đúng đắn
trong thực thi công vụ. Người CB, CC trước tiên phải có một lịch sử bản thân rõ
ràng, có một lý lịch phản ánh rõ ràng mối quan hệ gia đình và xã hội. Chúng ta
chống lại quan niệm cũ kỹ, duy ý chí về thành phần chủ nghĩa, nhưng như thế
không có nghĩa là không xem xét đến đạo đức của con người cụ thể biểu hiện trong
quan hệ tương tác với gia đình, xã hội và trong lịch sử bản thân. nếu không xem
xét kỹ điều đó sẽ dẫn đến việc tuyển dụng những con người thiếu tư cáchvà trong
thực thi công vụ họ sẽ lợi dụng chức quyền đẻ mưu cầu lợi ích cá nhân.Chánh văn
phòng HĐND và UBND Thị xã luông đặt phẩm chất CB,CC lên hang đầu trong
khi tuyển chọn và hoạch định nhân sự cho cơ quan, đơn vị mình.
Ví dụ về việc xây dựng tiêu chuẩn đối với nhân viên văn thư tại UBND Thị xã
Quảng Yên
Chức danh : nhân viên văn thư.
1.Độ tuổi: có độ tuổi từ 25-30 tuổi.
2.Trình độ học vấn: Tốt nghiệp đại học hệ chính quy chuyên ngành văn thư- lưu
trữ .
3.Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ đại học Văn thư, lưu trữ . Sau khi được


tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung
cấp hành chính).
4.Kỹ năng: Biết sử dụng thành thạo tin học văn phòng ( word, excel)
- Trung thực, năng động, có kỹ năng giao tiếp tốt
5.Phẩm chất đạo đức:Có phẩm chất đạo đức tốt.
6.Trình độ ngoại ngữ: giao tiếp thành thạo tiếng anh cơ bản
7.Sức khỏe: Có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu công việc.Chịu được áp lực công

việc.

2.3.1.3.Xác định nguồn tuyển dụng.
Dựa trên việc xây dựng số lượng, chất lượng tuyển dụng, tiêu chuẩn tuyển
dụng.Các quy định của nhà nước, ý kiến chỉ đạo của cấp trên Chánh văn phòng xác
định nguồn tuyển dụng nhân sự phù hợp đối với từng vị trí, công việc của cơ quan,
đơn vị.
-Nguồn tuyển dụng tại các cơ sở đào tạo về cán bộ văn phòng , các trường đại học,
cao đẳng ( Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Học viện Hành chính quốc gia…)
-Nguồn tuyển từ các cơ quan, tổ chức khác.
-Nguồn tuyển là các lao động tự do…
-Cán bộ từ các đơn vị khác trong cơ quan.
2.3.1.4.Quy trình tuyển dụng.
Chánh văn phòng HĐND và UBND thị xã có vai trò kết hợp với bộ phận nhân sự
trong cơ quan để tiến hành tuyển dụng nhân sự theo quy trình.Chánh văn phòng
đưa ra các thông tin liên quan đến vấn đề nhân sự tại đơn vị mình .Tại UBND Thị
xã quảng yên thì Chánh văn phòng sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thị
xã về vấn đề nhân sự ở đơn vị mình.Chủ tịch UBND tổ chức Hội đồng thi tuyển để
tiến hành tuyển dụng nhân sự dưới sự giám sát của Sở Nội vụ Quảng Ninh.Quy
trình tuyển dụng tại UBND thị xã Quảng Yên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng.
Căn cứ chỉ tiêu biên chế và nhu cầu đăng ký tuyển dụng của các đơn vị, Hội đồng
tuyển dụng công chức của Thị xã xây dựng Kế hoạch tuyển dụng. Việc tuyển
dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên
chế của các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng nhân sự.
Cơ quan , đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc
làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công
chức.



Hàng năm, văn phòng xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan
quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định của nhà nước.
Bước 2.Thành lập hội đồng tuyển dụng.
Thành lập Hội đồng tuyển dụng: Hội đồng tuyển dụng bao gồm 05 hoặc 07 thành
viên, làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số.
hội đồng tuyển dụng thông báo công khai kế hoạch tuyển dụng; thể lệ, quy chế;
tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển; hồ sơ cần thiết của người dự tuyển; môn thi, hình
thức thi (nếu là thi tuyển), thời gian, địa điểm. Hội đồng tuyển dụng tổ chức việc ra
đề thi, thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi.
Bước 3: Thông báo tuyển dụng.
Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử
của UBND tỉnh , trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Quảng Ninh, Báo Quảng
Ninh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, Đài Truyền thanh Truyền hình của
Thị xã và niêm yết công khai (về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời
hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển)tại trụ sở làm việc
Phòng Nội vụ Thị xã ; người đăng ký dự tuyển trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Phòng
Nội vụ thị xã Quảng Yên, thời gian nhận hồ sơ ít nhất là 30 ngày kể từ ngày thông
báo tuyển dụng.
Bước 4:Tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng.
Cán bộ Phòng Nội vụ UBND thị xã Quảng Yên trực tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ,
nếu hồ sơ của người dự tuyển không đủ điều kiện sẽ trả hồ sơ hoặc hồ sơ chưa đầy
đủ theo quy định đề nghị người dự tuyển tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
Hồ sơ dự tuyển công chức bao gồm các thành phần sau :
-Đơn đăng ký dự tuyển công chức( Theo mẫu thống nhất)
-Bản sơ yếu lý lịch tự thuật dùng cho người đăng ký dự tuyển công chức(Theo mẫu
thống nhất) có dán ảnh đóng dấu giáp lai , có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
-Bản sao giấy khai sinh.
-Bản chụp văn bằng chuyên môn, bảng điểm kết quả học tập chuyên môn.
-Bản chụp chứng chỉ ngoại ngữ , tin học.

-Bản chụp chứng chỉ khác phù hợp với yêu cầu vị trí cần tuyển ( nếu có).
-Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30
ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
-giấy chứng nhận được ưu tiên trong tuyển dụng thi công chức được cơ quan có
thẩm quyền chứng thực ( nếu có)
-Bản sao được cơ quan có thẩm quyền chứng thực giấy công nhận văn bằng của
Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo ( đối với
văn bằng cơ sở đào tạo tại nước ngoài ).
-4 phong bì có dán tem , ghi rõ địa chỉ liên lạc; 2 ảnh 4+6


Người đăng ký dự tuyển phải trực tiếp nọp 2 bộ hồ sơ dự tuyển tại phòng Nội vụ
thị xã trong thời hạn nhận hồ sơ ( Hồ sơ không trả lại)
-Khi nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, người có trách nhiệm được giao
nhận hồ sơ phải ký vào phiếu giao nhận hồ sơ với người người dự tuyển ( theo
mẫu trong hồ sơ đăng ký dự tuyển ).
-Trường hợp hồ sơ của người đăng ký dự tuyển không đủ yêu cầu theo quy định thì
người nhận hồ sơ nếu rõ lý do không đủ điều kiện, nếu hồ sơ thiếu thì hướng dẫn
người dự tuyển bổ sung.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì sẽ tiến hành trình Sở Nội vụ xem xét đưa ra ý kiến chỉ
đạo.
Bước 5: Hội đồng tuyển dụng tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển; tổ chức sơ
tuyển (nếu có); công bố danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự
tuyển. Chậm nhất 7 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Phòng nội
vụ niêm yết công khai danh sách người đủ điều kiện dự tuyển tại trụ sở làm việc.
Bước 6: Tổ chức thi tuyển, xét tuyển.
Cơ quan có chỉ tiêu tuyển dụng tổ chức thi, chấm thi hoặc xét tuyển tổng hợp kết quả, gửi
Hội đồng tuyển dụng công chức của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả.
Việc tổ chức thi tuyển xét tuyển phải theo quy định của Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày
15/03/2010 của Chính phủ quy định về quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý

công chức.
Bước 7.Hoàn thiện các thủ tục tuyển dụng
Thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển công khai tại Phòng Nội vụ, UBND thị
xã , đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng. Đồng thời thông báo kết quả trúng tuyển hoặc
không trúng tuyển bằng văn bản đến người dự tuyển.
Ban hành Quyết định tuyển dụng đối với người trúng tuyển và tổ chức chấm phúc
khảo bài thi (nếu có).
Thông báo trúng tuyển. Kiểm tra hồ sơ dự tuyển của người trúng tuyển.Ra quyết
định tuyển dụng.Hợp đồng lao động đối với người trúng tuyển.
Trên đây là quy trình tuyển dụng nhấn sự của UBND Thị xã Quảng Yên. Việc
tuyển dụng nhân sự được thực hiện thoe quy định của nhà nước và chỉ đạo của cấp
có thẩm quyền.Lãnh đạo văn phòng kếp hợp với bộ phận tuyển dụng thực hiện
tuyển dụng nhân sự cho đơn vị đúng quy định và đạt hiệu quả cao.
2.3.2.Đào tạo phát triển nhân sự.
Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng), được hiểu là hoạt động học tập
nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng,
nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các
kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách hoàn
hảo hơn.


Phát triển là hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt, liên quan
tới việc nâng cao khả năng trí tuệ và cảm xúc cần thiết để thực hiện các công việc
tốt hơn hoặc mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng
tương lai của tổ chức.
Nếu đào tạo có định hướng, chú trọng vào công việc hiện thời của cá nhân sẽ giúp
các cá nhân có ngay các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại. Còn
phát triển nhân viên nhằm chú trọng lên các công việc tương lai trong tổ chức hay
cơ quan, đơn vị. Khi một người được thăng tiến lên những chức vụ mới, họ cần có
những kiến thức, kỹ năng mới theo yêu cầu của công việc. Công tác phát triển

nhân viên sẽ giúp các cá nhân chuẩn bị sẵn các kiến thức, kỹ năng cần thiết đó.
Chánh văn phòng có vai trò trực tiếp chỉ đạo việc đào tạo và phát triển nhân viên
của đơn vị mình.Chánh văn phòng chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch đào tạo và phát
triển các nhân viên, đưa ra phương pháp đào tạo theo đúng năng lực, chuyên môn,
công việc của các cá nhân.Kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo và phát triển của
nhân viên.
2.3.2.1.Vai trò của đào tạo và phát triển nhân sự .
-Đào tạo và phát triển giúp giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các
cá nhân và giữa công đoàn với các nhà quản trị, đề ra các chính sách quản lý nguồn
nhân lực của đơn vị, cơ quan dễ dàng hơn.
- Phát triển nhân sự không chỉ nhằm có được nguồn nhân lực đủ về số lượng, bảo
đảm về chất lượng mà còn là một hình thức đãi ngộ nhân sự thông qua việc làm.
Nó góp phần giúp cho người lao động ổn định và cải thiện được đời sống của bản
thân và gia đình họ.
- Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho
các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết.
- Thoả mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên: Được trang bị những kỹ năng chuyên
môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều
thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn, có
nhiều cơ hội thăng tiến hơn, đồng thời thoả mãn được nhu cầu cá nhân của nhân
viên, hay nhu cầu công danh của nhân viên. Từ đó, khích lệ sức khuấy động để cho
nhân viên phát huy được đầy đủ tiềm lực nội tại của mình.
- Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thực
hiện công việc không được đáp ứng các tiêu chuẩn mẫu hoặc khi nhân viên nhận
công việc mới.
2.3.2.2.Mục tiêu của đào tạo phát triển nhân sự .
Khi tiến hành đào tạo phát triển nhân sự Chánh văn phòng HĐND và UBND Thị
xã đã đề ra các mục tiêu để nhằm thực hiện quá trình đúng mục tiêu, định hướng đề
ra.Việc đào tạo, phát triển nhân sự trong văn phòng HĐND và UBND thị xã nhằm
các mục tiêu sau:



×