Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Nhà máy xử lý rác thải Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.61 MB, 89 trang )

PHẦN 2
THÔNG TIN DỰ ÁN


MỤC LỤC
1. Sự cần thiết phải đầu tư: ............................................................................................................... 2
2. Loại chất thải sử dụng tại nhà máy, khả năng cung cấp ................................................ 3
3. Quy mô dự án ...................................................................................................................................... 3
4. Phương án kỹ thuật, công nghệ ................................................................................................. 4
5. Phương án đấu nối hạ tầng kỹ thuật .....................................................................................71
6. Phương án lắp đặt thiết bị..........................................................................................................72
7. Phương án quản lý thi công và vận hành ............................................................................91
8. Phương án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật........................................................................................91
9. Phương án phòng cháy chữa cháy .........................................................................................91
10. Tổng mức đầu tư dự án ...............................................................................................................92

1


1.

Sự cần thiết phải đầu tư:
* Đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của thành phố Cần Thơ
- Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và
thành phố Cần Thơ nới riêng, lượng rác thải sinh hoạt đô thị tại các thành phố ngày
một tăng lên. Tại thành phố Cần Thơ, lượng rác thải sinh hoạt tăng với tốc độ nhanh
từ 8-10% mỗi năm, gây ra mối nguy hại lớn cho môi trường thành phố và cuộc sống
của người dân. Do vậy, xây dựng dự án xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) hiệu quả là
nhu cầu cấp bách đối với thành phố Cần Thơ.
- Hiện nay, phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt đô thị ở Việt Nam chủ yếu là
chôn lấp. Do việc chôn lấp còn đơn giản, còn nhiều bãi rác thải lộ thiên, thiếu các biện


pháp xử lý cần thiết nên gây ra ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và nguồn nước
ngầm của thành phố. Công nghệ đốt rác phát điện tiên tiến giúp giảm thiểu tối đa tác
động tiêu cực với môi trường so với các phương pháp truyền thống khác.
* Đốt rác phát điện là công nghệ tiên tiến, an toàn và mang lại nhiều lợi ích kinh
tế - xã hội
- Đốt rác phát điện là công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, đang phát triển mạnh ở
các nước phát triển. Tại các nước phát triển, việc xử lý rác thải luôn phát triển theo
hướng “tài nguyên hóa” nhằm tạo ra nhiều nguồn năng lượng và sản phẩm có ích từ rác
thải.
- Phương pháp chôn lấp truyền thống gây ra mối nguy hại rất lớn đối với bầu
không khí, đất đai, nguồn nước và môi trường xung quanh. Công nghệ đốt rác phát
điện có thể vô hại hóa rác thải do rác thải được đốt ở nhiệt độ cao, có thể đốt hầu hết
các vật chất, bao gồm một số vật chất có hại. Ở nhiệt độ này, các chất điôxin cũng bị
phân hủy, không thể phát tán vào bầu không khí. Xét từ hiệu quả lâu dài và tiêu chí
tổng hợp, lợi ích xã hội và kinh tế của việc xử lý rác thải theo “công nghệ xanh” đốt rác
phát điện là rất lớn.
* Các lợi ích kinh tế - xã hội do dự án mang lại:
- Lợi ích quan trọng đầu tiên dự án mang lại là lợi ích xã hội, đó là: giải quyết
nhu cầu cấp bách về xử lý nguồn rác thải cho thành phố Cần Thơ, giảm lượng rác thải,
giảm ô nhiễm cho thành phố, tiết kiệm tối đa diện tích đất chôn lấp rác theo phương
pháp truyền thống, từ đó cải thiện môi trường sống cho người dân thành phố và nâng
2


cao cảnh quan đô thị. Ngoài ra, dự án còn tạo thêm cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực
môi trường cho nguồn lao động của thành phố, tạo cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến
cho nguồn nhân lực trẻ của địa phương.
- Về mặt lợi ích kinh tế: biến rác thành nguồn tài nguyên sản xuất ra điện và
tổng hợp tái chế ra sản phẩm hữu ích cho cuộc sống. Dựa vào đặc điểm rác của thành
phố Cần Thơ, dự tính mỗi một tấn rác có thể sản xuất ra 300 - 400 kWh điện.

- Hiện nay ở thành phố Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung chưa có nhà
máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) theo công nghệ “Đốt rác phát điện” đi vào hoạt
động. Vì vậy việc vận hành thành công nhà máy sẽ trở thành hình mẫu để giới chuyên
môn nghiên cứu, từng bước làm chủ công nghệ và áp dụng cho các địa bàn khác trên
thành phố Cần Thơ cũng như trên cả nước.
2.

Loại chất thải sử dụng tại nhà máy, khả năng cung cấp
- Loại chất thải sử dụng để đốt tận thu nhiệt phát điện sử dụng tại Nhà máy là

nguồn rác thải sinh hoạt.
- Khả năng cung cấp: Theo số liệu thu thập và nghiên cứu của Nhà đầu tư về
lượng rác sinh hoạt của người dân thành phố Cần Thơ khoảng từ 0,69 0,78kg/người/ngày với dân số năm 2016 của thành phố Cần Thơ 1.603.543 người
trong đó dân cư thành thị chiếm 69,25%. Với lượng rác thải sinh hoạt của thành phố
Cần Thơ, việc vận hành nhà máy sẽ luôn đảm bảo lượng rác thải theo công suất định
mức nhà máy, đảm bảo nhà máy hoạt động, vận hành liên tục.
3.

Quy mô dự án
- Công suất thiết kế: 400 tấn rác thải sinh hoạt/ngày
- Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 5.3 ha
- Quy mô kiến trúc, diện tích xây dựng: 14,401.9 m2;
- Tổng diện tích sàn xây dựng: 18,363.6m2
Các thông số chính:
Nội dung

Thông số

Tổng diện tích đất (m2)
Trong đó


Diện tích xây dựng (m2)
Diện tích đường (m2)
3

Tỷ lệ %
53.333

100%

14.401,9

27%

10.520

20%


Diện tích sân bãi (m2)

12.411,1

23%

16.000

30%

Diện tích xây xanh (m2)

Tổng diện tích sàn XD (m2)

18.363,6

Thống kê diện tích chi tiết các hạng mục xây dựng:
Stt

Diện tích
xây dựng
(m2)

Tên hạng mục

1

Khu vực nhà máy chính

7.530,9

2

Ống khói

3

Đường xe rác

954

4


Trạm bơm nước tổng hợp

717

5

Tháp làm mát

428

6

Nhà bơm dầu

230

7
8

Trạm cân
Nhà cân

9
10

Tổng DT
sàn XD
(m2)


Số tầng

15.483,6

5

42

Độ cao
(m2)
42.8
80,2

575

1

6,6

1

10,3

25

1

4,3

120

40

40

1

3,8

Phòng bảo vệ
Trạm xử lý nước rỉ rác

40
3.000

40
900

1
1

3,8
8,9

11

Kho chứa tro bay tạm thời

1.200

1.200


1

7,3

12

Kho Acetylen
Tổng cộng

100
14.401,9

100
18.363,6

1

3,8

- Diện tích đất xây dựng các công trình chỉ cần 1,44ha (tương đương 27%) trên
tổng số diện tích đất cho dự án là 5,3 ha. Toàn bộ phần diện tích còn lại (73%) được
dành cho cây xanh cảnh quan, hồ nước, đường nội bộ và diện tích dự trữ cho việc mở
rộng quy mô nhà máy thêm 01 modul 400 tấn/ngày. Trong đó ưu tiên lựa chọn những
loại cây xanh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng (đất có độ phèn cao) và có khả năng
khử mùi, khử độc.
4.
Phương án kỹ thuật, công nghệ
4.1 Phân tích và lựa chọn phương án công nghệ:
Hiện nay trên thế giới có các phương án xử lý chất thải rắn như sau:

Chôn lấp vệ sinh
Độ hiệu quả Tin cậy cao
tin cậy
Được áp

Đốt rác
phát điện

Phân
compost

Tin cậy cao
dụng Được áp dụng
4

Tin cậy
Hiệu quả

Khí hoá Plasma
Tin cậy thấp do nhiệt độ lò đốt
yêu cầu cao, có thể lên đến


nhiều

thương mại 9.0000C
kinh tế không Hiệu quả thương mại thấp, do
cao
tổng mức đầu tư cao, thường
xuyên phải sửa chữa, bảo

dưỡng, đội ngũ vận hành yêu
cầu kỹ thuật cao dẫn đến chi
phí vận hành cao.
Ít được áp dụng (hiện tại trên
thế giới có rất ít dự án plasma
khí hoá xử lý rác thái sinh
hoạt)

nhiều nhât

Diện tích Lớn, 500 - 900 Nhỏ, 60 - 100 TB, 110-150 Rất nhỏ,
chiếm đất
m2/tấn
m2/tấn
m2/tấn
30 - 60 m2/tấn
Yêu cầu địa Khó, yêu cầu cao Dễ, có thể xây
điểm xây về địa hình địa dựng gần khu
dựng
chất, phải cách khu vực thành phố
vực thành phố
đông dân cư ít
nhất 10 km

Dễ, có thể Dễ, có thể xây dựng gần khu
xây dựng gần vực thành phố
khu
vực
thành phố


Loại
rác Thành phần vô cơ Hỗn hợp vô cơ
phù hợp
>40%
và hữu cơ có
nhiệt trị >4180
kJ/kg

Thành phần Tất cả các loại rác
hữu cơ có
thể phân huỷ
sinh
học
>40%

Sản phẩm Khí metan
sau xử lý

Điện, xỉ lò và Phân
tro bay
compost

Ảnh hưởng Tác động xấu đến
phụ
chất lượng đât,
nước ngầm và có
mùi hôi

Khí thải (có thể
được hạn chế

bằng
tiêu
chuẩn thiết kế
và vận hành
cao)

Tác động xấu Khí thải (có thể hạn chế bằng
đến
chất tiêu chuẩn thiết kế và vận
lượng nước hành cao)
mặt, không
khí và đất ít

Giá thành

Trung bình

Thấp

Thấp nhất

Gas tự nhiên, nhiên liệu lỏng,
nhiệt và điện

Rất cao

Công nghệ chôn lấp vệ sinh được sử dụng rộng rãi, thao tác quản lý vận hành
đơn giản nhưng chiếm diện tích sử dụng lớn. Quá trình chôn lấp chất thải rắn sản sinh
lượng lớn nước rỉ rác, khí gây ô nhiễm môi trường.


5


Thiết bị xử lý phân compost đơn giản nhưng quá trình ủ lên men dễ phát sinh
mùi hôi thối, khó đảm bảo các điều kiện môi trường, khó đảm bảo vận hành an toàn,
ổn định, liên tục, lâu dài. Chất lượng sản phẩm phân compost kém, khó bán ra thị
trường. Hiện nay các công trình vận hành thương mại hoá rất ít.
Công nghệ khí hoá Plasma là công nghệ mới được nghiên cứu lên gần đây
nhưng còn rất nhiều vấn đề nổi cộm chưa giải quyết được, hiện nay vẫn trong giai
đoạn nghiên cứu thí điểm. Vì các lý do sau khiến công nghệ này khó có thể thương
mại hoá:
 Thiết bị phức tạp, đầu tư 1 lần lớn, khó được thị trường chấp nhận.
 Công nghệ khí hoá Plasma có quy trình phức tạp, kỹ thuật yêu cầu cao,
chi phí vận hành rất cao.
 Công nghệ này cho xỉ, nhưng những kim loại nặng trong xỉ ở một số điều
kiện có thể rò rỉ ra ngoài, tạo thành mối đe doạ tiềm tàng với môi trường.
 Thành phần khí thoát ra từ công nghệ khí hoá Plasma tương đối phức
tạp, phải có công nghệ xử lý phức tạp.
 Trong quá trình tan chảy có một lượng lớn kim loại và khí có tính axit
thoát ra, sinh ra một lượng lớn tro bay tan chảy, gánh nặng xử lý khí thải
và tro bay tan chảy là rất lớn.
Hiện nay công nghệ khí hoá Plasma được ứng dụng nhiều trên thế giới là công
nghệ của công ty Westinghouse Electric Mỹ, chủ yếu được ứng dụng để xử lý rác thải
nguy hại và tro bay, ứng dụng trong xử lý rác thải sinh hoạt rất ít. Công ty
Westinghouse Electric có đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt xử
dụng công nghệ khí hoá Plasma công suất 1000 tấn/ngày đêm ở Anh nhưng do
nguyên nhân kỹ thuật, dự án phải tuyên bố dừng hoạt động.
Công nghệ đốt rác phát điện được phát triển trong 30 năm trở lại đây, kỹ thuật
quản lý vận hành tương đối hoàn thiện. Từ những năm 70 của thế kỷ 20 đến nay, do
ảnh hưởng của sự thiếu hụt tài nguyên và năng lượng trầm trọng, các nước phát triển

đều có phương châm biến rác thành nguồn tài nguyên, các công nghệ đều phát triển
theo hướng tài nguyên hoá nguồn rác. Chính vì vậy rác phát điện được phát triển thần
tốc tại các nước phát triển và được ứng dụng nhiều ở các nước Châu Âu. Rác phát
điện không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà quan trọng hơn là đem lại lợi ích xã hội vô
cùng to lớn. Cụ thể, rác phát điện đã biến rác trở thành nguồn tài nguyên, giảm khối
lượng rác thải, khiến chúng thành vô hại, nhiệt lượng được sinh ra khi đốt rác được
6


chuyển thành năng lượng điện. Rác thải sinh hoạt của Việt Nam có nhiệt trị ở khoảng
3300-6200 kJ/kg, phù hợp với công nghệ đốt rác phát điện. Đốt 1 tấn rác thải sinh
hoạt có thể phát ra 300 - 400kWh điện.
Đốt rác phát điện chủ yếu sử dụng để xử lý rác thải rắn vô hại, biến rác thải
thành nguồn tài nguyên, có lợi trong việc bảo vệ tài nguyên đất, nước, có lợi cho sự
phát triển bền vững của thành phố, phù hợp với mục tiêu phát triển của Thành phố
Cần Thơ.
Công nghệ đốt rác phát điện có sự khác biệt rõ rệt tùy theo từng khu vực trên
thế giới. Cụ thể:
 Công nghệ đốt rác phát điện của châu Âu, Mỹ, Nhật: phù hợp với rác đã
được phân loại và có độ ẩm thấp, khi áp dụng vào Việt Nam đều cần phải
bổ sung thêm thiết bị phân loại.
 Công nghệ của Công ty TNHH Everbright International: có thể xử lý tốt
rác chưa phân loạivà có độ ẩm cao do có văn hóa, tập quán sinh hoạt
tương đồng với Việt Nam nên cực kỳ phù hợp.
Qua các phân tích đánh giá trên, Công ty TNHH Everbright International lựa
chọn phương án sử dụng công nghệ “Đốt rác phát điện” do chúng tôi tự nghiên cứu
phát triển trên cơ sở tiếp thu công nghệ của Bỉ. Công nghệ này hoàn toàn phù hợp với
đặc tính rác của Thành phố Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung, đảm bảo hiệu
quả kinh tế - xã hội cao nhất.


7


4.2.

Nguyên lý công nghệ:

13


 Thuyết minh công nghệ:
Theo thiết kế bố trí công nghệ tổng thể nhà máy, hệ thống chủ yếu của dự án
sẽ được tiến hành triển khai và hoàn thiện theo quy trình công nghệ chủ yếu là xử
lý rác thải. Vì vậy, tuyến công nghệ được chia thành 3 phần: hệ thống chính, phụ và
ngoại vi. Trong đó:
Hệ thống chính được cấu thành từ các hệ thống sau:
- Hệ thống nhận rác và cấp liệu
- Hệ thống đốt rác
- Hệ thống phụ trợ nhiên liệu đốt
- Hệ thống tận dụng nhiệt thừa
- Hệ thống lọc khói
- Hệ thống lưu tro xỉ
- Hệ thống điều khiển đồng hồ đo tự động
- Hệ thống điện
Hệ thống phụ được cấu thành từ các hệ thống sau:
- Hệ thống cấp nước ngoài nhà máy
- Hệ thống cấp nước cứu hoả
- Hệ thống thông gió
Hệ thống ngoại vi được cấu thành từ các hệ thống sau:
- Trạm ép tro bay

- Trang thiết bị bảo vệ môi trường
- Trang thiết bị sửa chữa bảo dưỡng thiết bị
- Trang thiết bị phục vụ sinh hoạt văn phòng
4.3 Quy trình công nghệ xử lý rác thải của dự án
4.3.1. Hệ thống tiếp nhận, lưu trữ và vận chuyển rác thải
4.3.1.1.
Quy trình hệ thống và cơ sở vật chất cấu thành
Quy trình của hệ thống này là: Xe vận chuyển rác sau khi đưa đến nhà máy
trải qua quá trình kiểm tra và cân đo sẽ được đưa vào sảnh tiếp nhận rác đổ xuống
bể chứa lưu trữ tạm thời, đồng thời sau khi sử dụng xe cẩu rác trộn hỗn hợp rác
thải xong, rác sẽ được đưa vào lò đốt. Hệ thống bao gồm các cơ sở vật chất sau:
trạm cân, sảnh tiếp nhận rác, cửa dỡ rác tự động, bể chứa rác, cẩu rác và hệ thống
đo đếm tự động.
4.3.1.2.
Kiểm tra và cân đo
Xây dựng sàn kiểm tra bên cạnh cửa vào trạm bơm, sắp xếp nhân viên
chuyên trách và trang bị các công cụ, máy móc cần thiết. Lắp đặt biển báo kiểm tra
14


xe phía trước sàn kiểm tra, khi nhân viên kiểm tra nhận thấy xe vận chuyển rác có
điều bất thường có thế yêu cầu phương tiện đó tiến vào khu vực dừng xe của sàn
kiểm tra để tiến hành kiểm tra.
Tần suất vận chuyển rác thải sinh hoạt cho quy mô xử lý 400 tấn/ngày và tro
xỉ sản sinh ra trong quá trình sản xuất cũng như các vật liệu khác nhiều nên cần lắp
đặt hệ thống trạm cân điện tử tự động. Mức cân từ 0-60 tấn, phân độ nhỏ nhất 20
kg, mỗi trạm cân bao gồm các bộ cảm ứng cân nặng (loadcell) và có thể vận hành
tự động hoàn toàn, thời gian thao tác từ khi đọc số liệu đến khi hoàn thành không
vượt quá 15 giây, lắp đặt đèn báo tín hiệu phía trước mỗi trạm cân để điều chỉnh
lưu lượng xe ra vào trạm cân. Lắp đặt hệ thống máy tính để bàn xử lý số liệu cho

mỗi trạm cân, có thể hoàn thành hàng loạt các công tác hai bên đã thỏa thuận như
thống kê số lượng, lũy kế và in phiếu. Ngoài ra còn lắp đặt một máy tính công
nghiệp phía trong phòng cân để tiến hành ghi chép lưu trữ hồ sơ, trong điều kiện
hoạt động bình thường còn có chức năng giám sát điều khiển, có thể đồng thời
kiểm soát chức năng in ấn bảng biểu, để sẵn đầu nối thông tin số liệu và được kết
nối với phòng điều khiển trung tâm.
Trạm cân sử dụng sê-ri SCS nổi (không hố móng) hoàn toàn tự động, chủ yếu
được cấu tạo bởi thân cân, cảm ứng cân nặng (loadcell) và máy hiển thị trọng
lượng cân. Đặc điểm và chức năng chính: Module hóa, không hố móng, lắp đặt đơn
giản thuận tiện; có cơ cấu truyền lực đặc biệt, có thể tự động duy trì trạng thái chịu
lực thẳng đứng để làm giảm xung kích, bảo đảm giới hạn; Cảm ứng kín hoàn toàn
chống ẩm, chống nước, độ chính xác cao và ổn định lâu dài. Đồng hồ hiển thị trọng
lượng thông minh có thể hiện thị trọng lượng cả bì, trọng lượng bì, trọng lượng
tịnh, có thể cài đặt trước trọng lượng trừ bì, lưu trữ và ghi nhớ thời gian dài, đa
chức năng, độ chính xác cao, tốc độ hiển thị nhanh; Có sẵn đầu nối ra (ouput) liên
tiếp tiêu chuẩn và đầu nối ra (ouput) cho máy in, có thể kết nối với máy tính, máy
in và thực hiện đấu nối hiển thị ra màn hình lớn.

15


16


Server mạng internet
Windows NT/2000
Trạm làm việc

ADSL


Nền tảng
Parkeasy

Trạm
làm việc
từ xa
Trạm làm
việc trạm
cân

Máy in bảng
biểu kế toán

Đồng hồ cân đầu
ra

Đồng hồ cân đầu
vào

Bộ điều
khiển

Bộ điều
khiển
Lưu trữ
Cryptag

Cân
đầu
vào


Bộ đọc thẻ
đầu vào

Lưu trữ
Cryptag

Cân
đầu
ra

Bộ đọc
thẻ đầu ra

Cửa
vào

Cửa
ra

Cảm ứng
xe đầu vào

Cảm ứng
xe đầu ra

Sơ đồ kết cấu mạng lưới phần cứng trạm cân
Mỗi trạm cân đều có các hạng mục công trình độc lập, bao gồm nhà quản lý,
trạm cân, khu vực xe chờ vào trạm cân và lối ra khẩn cấp. Nhà quản lý có lắp đặt
điều hòa, phòng tắm rửa dành cho nhân viên quản lý và lái xe sử dụng.

4.3.1.3.
Sảnh dỡ rác
Sau khi xe chở rác được cân nặng xong, xe chở rác theo tuyến đường chỉ dẫn
và tín hiệu đèn đưa rác vào sảnh dỡ rác. Sảnh dỡ rác dùng để đưa xe rác vào, quay
đầu xe, bốc dỡ rác và đưa xe ra, cũng như để kiểm tra sửa chữa tạm thời xe vận
chuyển.
17


Tại phòng điều khiển cẩu rác có lắp đặt bảng điều khiển cửa rác, nhân viên
thao tác cẩu rác dựa vào tình hình chứa rác của bể chứa rác để lựa chọn chỉ dẫn xe
chở rác vào cửa số mấy để dỡ rác, thông qua đèn tín hiệu để chỉ dẫn cho xe chở rác
quay đầu tới sàn dỡ rác chỉ định, lúc này cửa dỡ rác tại bể chứa rác tự động khởi
động đưa rác đổ xuống bể chứa.

Sảnh dỡ rác
Sảnh dỡ rác được bố trí khép kín, khu dỡ rác trong nhà có bố trí quạt cắt gió
(rèm không khí), để phòng tránh mùi hôi thối tại khu vực dỡ rác thoát ra ngoài và
ruồi muỗi bay vào. Để đảm bảo an toàn, tiến hành lắp đặt ngưỡng chắn tại cửa dỡ
rác nhằm tránh xe rác bị lật vào bể chứa rác.

18


Sàn dỡ rác sử dụng loại cao, khép kín; xe vận chuyển rác sau khi được cân
xong, đi qua đường dốc tiến vào sàn dỡ rác.
Sàn dỡ rác có độ dốc 1% chiều rộng, hướng dốc về phía kho rác, nước rỉ rác
từ xe chở rác chảy xuống thoát sàn lắp đặt trước cửa kho rác, thông qua đường
ống đưa đến bể thu nước rác.
4.3.1.4.

Cửa dỡ rác tự động
Thiết kế của phương án này đã phá vỡ phương thức xây dựng thông thường
của cửa dỡ rác, làm giảm số lượng cửa dỡ rác. Dưới yêu cầu đảm bảo xe rác có thể
dỡ rác một cách thuận lợi, có lợi cho việc tăng lượng trữ rác trong bể chứa rác, có
lợi cho việc làm giảm mùi hôi thối trong bể rác thoát ra ngoài khi dừng lò và có lợi
trong việc tiết kiệm mức đầu tư.
Sàn dỡ rác nhằm đảm bảo việc vận chuyển rác tốc độ nhanh, thuận tiện cho
việc xe ra vào dỡ rác. Trước cửa dỡ rác có lắp đặt đèn tín hiệu chỉ thị cho xe dỡ rác.
Có xây dựng các hạng mục công trình như ngưỡng chắn xe nhằm tránh xe rác bị
trượt lật vào bể chứa rác cũng như tường, cột nhằm tránh cho xe đâm vào cửa. Để
đảm bảo cho việc vận hành hài hòa giữa cửa dỡ rác và gầu xúc rác, tín hiệu mở của
cửa dỡ rác được truyền đến phòng thao tác gầu xúc rác. Để phòng tránh tiếng ồn,
mùi hôi thối độc hại và bụi từ bể chứa rác khuếch tán vào không khí, cửa dỡ rác
được thiết kế kín khí, chịu được mài mòn và va chạm.
Do thực hiện điều khiển tự động và biện pháp an toàn thuận lợi, thời gian xe
rác dỡ rác (từ khi bắt đầu cân đo tại trạm cân đến sảnh dỡ rác, dỡ rác đến khi xe
không ra khỏi trạm cân) không vượt quá 10 phút, thông thường chỉ trong vòng 5
phút hoàn thành.
Phương thức điều khiển của cửa dỡ rác là cửa nâng bán tự động, và có thể
thực hiện phương thức điều khiển từ xa.

4.3.1.5. Bể chứa rác

19


Bể chứa rác lưu trữ rác thải, điều tiết khối lượng rác thải, có thể sử dụng để
tiến hành xử lý trộn rác, khử nước và hỗn hợp, điều tiết chất lượng rác. Thiết kế bể
chứa rác cần tính toán đến việc mở rộng trong tương lai.
Xác định dung tích bể chứa rác, thứ nhất cần tính toán cân bằng lượng rác

cung ứng hàng ngày có thể có thay đổi lớn, thứ hai cần xem xét đến rác nguyên
sinh đưa vào nhà máy có hàm lượng nước lớn, không thích hợp cho việc đưa trực
tiếp vào lò đốt, cần phải tích chứa trong bể chứa rác 7 ngày trở lên để cho nước rác
thoát ra, đảm bảo cho việc đốt rác ổn định của lò đốt. Để giảm thiểu diện tích
chiếm hữu của bể chứa rác, làm tăng dung tích hữu ích của hầm chứa, nên bể chứa
rác được thiết kế theo hình thức chất đống cao một bên.
Bể chứa rác cho dự án có kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu bán ngầm, khép
kín, có chức năng chống thấm chống ăn mòn, và là bể bê tông cốt thép luôn hoạt
động trong trạng thái áp suất âm.
Không khí trong bể chứa rác được quạt gió nhất thứ hút tới lò đốt nhằm
kiểm soát mùi hôi thối thoát ra ngoài và việc tích tụ khí mê tan, đồng thời đảm bảo
áp suất âm trong bể chứa.
Phía trên bể chứa rác có lắp đặt phòng điều khiển máy cẩu, trong phòng
được thông gió tốt, lưu thông không khí liên tục với bên ngoài, cách ly hoàn toàn
với bể chứa rác. Nhân viên thao tác điều khiển máy cẩu có tầm nhìn bao quát toàn
bộ bể chứa rác.
Do hàm lượng nước trong rác tương đối cao nên trong quá trình tích chứa sẽ
có nước rác rỉ ra, vì thế thiết kế bể chứa rác cần phải có lợi cho việc thoát nước rỉ
rác, thiết kế chống thấm đối với đáy bể chứa rác, có độ dốc nhất định, phần chân
tường phía trước bể chứa có lưới thép không gỉ nhằm làm cho nước rỉ rác được thu
gom đến bể chứa, nước rỉ rác sau khi thu gom được bơm tới trạm xử lý nước rác
để xử lý.
Bể chứa rác, rãnh thu gom nước rỉ rác và bể thu gom nước rác được xử lý
chống ăn mòn nhằm tránh nước rỉ rác ăn mòn bê tông chân tường. Rãnh thu gom
nước rỉ rác và bể thu gom nước rỉ rác còn trang bị thêm thiết bị hút gió nhằm hút
mùi vào bể chứa rác khi tiến hành sửa chữa.
Lắp đặt camera thích hợp trong bể chứa để giám sát tình hình vận hành bể
chứa, và gửi tín hiệu đến phòng điều khiển trung tâm.
Độ cao đường ray xe cẩu phía trên được thiết kế đầy đủ không gian để xe
cẩu vận hành thao tác trộn, hỗn hợp và chất đống; Thiết kế sàn kiểm tra sửa chữa

xe cẩu tại hai đầu bể chứa rác, phía trên xe cẩu rác có lắp đặt tời điện để sử dụng
20


khi sửa chữa cẩu. Trong bể có thiết kế hệ thống cứu hỏa và chống cháy nổ; Cường
độ của tường biên và đáy bể có thể chịu được va chạm của gầu xúc.

4.3.1.6. Hệ thống thu gom và vận chuyển nước rỉ rác
Do hàm lượng nước trong rác cao, trong quá trình tích chứa rác làm cho một
bộ phận nước rỉ ra từ rác thải, vì thế thiết kế bể chứa rác cần có lợi cho việc dẫn
chảy nguồn nước này, phần đáy bể chứa rác có thiết kế chống thấm, phần đáy
tường trước bể chứa rác cần lắp đặt lưới thép không gỉ để nước rỉ rác chảy vào bể
thu gom nước rỉ tích chứa tạm thời. Khi nước rỉ rác được thu gom đạt đến khối
lượng nhất định sẽ được bơm đến trạm xử lý nước rỉ rác để xử lý.
Hàm lượng nước trong rác thải sinh hoạt lớn, rác tích chứa trong bể chứa sẽ
sinh ra một lượng nước nhất định, được rỉ ra từ lưới thép bố trí tại đáy bể chứa rác.

21


Sơ đồ thu gom nước rỉ rác
4.3.2. Hệ thống nhiên liệu đánh lửa phụ trợ
Hệ thống đánh lửa lò hơi được cấu thành bởi hệ thống dầu nhiên liệu, bộ
đốt của lò, bộ phận đánh lửa, đầu dò ngọn lửa cũng như bộ điều khiển và thiết bị
đảm bảo an toán.
Hệ thống dầu nhiên liệu được cấu thành bởi thùng dầu, bộ lọc dầu và bơm
cấp dầu, sử dụng ống cái kiểm soát, ống cái cung cấp và thu hồi dầu được nối tới
bộ đốt của lò.
Dự án này có lắp đặt 1 thùng dầu chôn ngầm, dung tích 25m3, 2 máy bơm
dầu, 1 dùng 1 dự phòng, áp lực xả dầu 2.5MPa.

4.3.3. Hệ thống đốt rác
4.3.3.1.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu rác phía trước lò đốt
22


Lò đốt rác lắp đặt phễu cấp liệu, máng trượt và máy cấp liệu, rác bên trong
phễu cấp liệu chảy xuống qua máng trượt, được máy cấp liệu đưa lên ghi lò một
cách đồng đều. Máy cấp liệu căn cứ theo phụ tải của lò hơi tận dụng nhiệt thải và
tính chất của rác thải để điều chỉnh tốc độ cấp liệu.
Phần đáy phễu cấp liệu có lắp đặt cửa van cách ly khép kín, trong trường
hợp bắt buộc có thể cách ly phễu cấp liệu với cửa vào lò đốt rác. Phía dưới máy cấp
liệu lò đốt có thiết kế phễu thu gom nước rỉ rác. Nước rỉ được thu gom thông qua
đường ống chuyển tới bể thu gom nước rỉ tiến hành xử lý tập trung. Điều khiển của
máy cấp liệu được đưa vào DCS.
Hệ thống cấp liệu lò đốt được cấu thành bởi phễu cấp liệu, máng trượt (gồm
đoạn giãn nở) và máy cấp liệu.

Phễu
cấp liệu

Máng
trượt

Máy
cấp liệu

(1)Phễu cấp liệu
Có chức năng tiếp nhận rác từ gầu xúc của cẩu rác, lợi dụng trọng lượng bản
thân của rác thải để tiến hành cấp rác liên tục cho lò đốt. Phễu cấp liệu được làm

thành khung hình thang, hình dạng và kích thước của phễu đảm bảo khi gầu xúc
mở hoàn toàn không làm cho rác thải bị rơi vãi ra ngoài. Mặt trong của phễu có bề
mặt trơn bóng để rác thải được lưu động một cách dễ dàng và giảm tiếng ồn. Thiết
kế phễu cấp liệu không được để xảy ra hiện tượng bắc cầu để cho rác thải có kích
thước lớn cũng có thể được đưa vào dễ dàng.
(2)Máng trượt rác
23


Máng trượt kết nối giữa phễu cấp liệu và lò đốt, máng trượt chia làm hai
đoạn trên và dưới, giữa hai đoạn này có khớp giãn nở kim loại dùng để hấp thụ
giãn nở do nhiệt. Rác thải trong máng trượt cung cấp đầy đủ lượng cho lò đốt,
đồng thời lợi dụng độ dày bản thân của rác thải để hình thành lớp bịt kín để tránh
không khí lọt vào lò và khói thải thoát ra ngoài, có tác dụng cách ly nòng lò đốt với
môi trường bên ngoài.
(3)Máy cấp liệu
Sàn cấp liệu lắp đặt bên dưới máng trượt, xe con cấp liệu có cơ cấu thủy lực
hoạt động chạy trượt qua lại trên sàn, đưa rác thải vào ghi lò một cách đồng đều.
Đồng thời, khi thiết kế cần tính toán đến đặc tính rác thải nhiệt lượng thấp, mật độ
cao, đảm bảo lúc cao điểm phụ tải không làm cho máy cấp liệu bị quá tải, bánh xe
và đường ray của máy cấp liệu không bị mài mòn nghiêm trọng.
Rác thải trong quá trình cấp liệu dưới tác động bị chèn nén sẽ sinh ra một
lượng nước rỉ nhất định, vì thế cần lắp đặt phễu thu gom bên dưới máy cấp liệu lò
đốt. Bố trí lắp đặt phễu thu gom nước rỉ cho mỗi lò đốt. Nước rỉ rác này được thu
gom tập trung tới bể thu gom nước rỉ rác qua đường ống chính.
4.3.3.2.
Lò đốt rác
Hệ thống lò đốt rác là nòng cốt của nhà máy đốt rác phát điện, tính năng của
nó ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu phát thải tổng hợp của xử lý đốt rác và hiệu
suất vận hành của toàn bộ hệ thống thiết bị. Phương án này tạm thời được biên

tập dựa trên loại lò ghi xích cơ khí đa cấp.
Thông số chính của lò đốt rác
Max 7900 kJ/kg
Nhiệt trị thấp của rác thải
Min 4187kJ/kg
Mức thiết kế 6280 kJ/kg
Hàm lượng nước hàng năm
≤50%
Hàm lượng tro bụi hàng năm
≤25%
Công suất xử lý định mức một lò
400 t/d
Công suất xử lý lớn nhất một lò
440 t/d
Nhiệt độ gió nhất thứ
~220℃
Nhiệt độ gió nhị thứ
~45℃

24


Ghi lò đốt

25


Tấm ghi dạng trượt, lật và cố định

Hệ thống điều khiển lò đốt

4.3.3.3.
Hệ thống không khí đốt
Hệ thống không khí phụ trợ đốt cháy
Hệ thống không khí phụ trợ đốt cháy bao gồm miệng hút gió nhất thứ, nhị
thứ, ống gió, miệng xả gió nhất thứ, nhị thứ và gió nhất thứ, gió nhị thứ.

26


Gió nhất thứ
Gió nhị thứ

Bộ sấy

Hệ thống gió nhất thứ, nhị thứ đều được cấu thành bởi quạt gió, bộ sấy, ống
gió và giá đỡ. Để sấy khô rác thải và đạt hiệu quả hỗ trợ đốt, gió nhất thứ trước khi
được đưa vào lò đốt sẽ được cho đi qua bộ sấy không khí bằng hơi nước, sau đó
đưa gió từ phía dưới ghi lò. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả đốt cháy và duy trì
nhiệt độ trong buồng đốt, tiến hành đưa gió nhị thứ vào lò từ phía trước và phía
sau nhằm tăng cường sự mất ổn định (hỗn loạn) của hơi khói, kéo dài tiến trình đốt
cháy của hơi khói, làm cho không khí và hơi khói được trộn đều, đảm bảo rác thải
được đốt cháy triệt để. Lưu lượng gió nhất thứ, nhị thứ tương đối lớn, nên có thể
lắp đặt máy tiêu âm để làm giảm tiếng ồn. Sử dụng bộ sấy không khí bằng hơi nước
để làm nóng gió nhất thứ.
Gió nhất thứ được hút từ bể chứa rác, gió nhị thứ được lấy từ cửa hút gió
thiết kế phía trên phòng lò hơi. Phương thức lấy gió: Gió nhất thứ đưa vào nòng lò
thông qua lỗ gió trên tấm ghi lò, làm khô và sấy rác thải, đồng thời cũng có tác
dụng làm mát tấm ghi lò.
Tường hai bên của lò đốt tiếp xúc trực tiếp với rác thải, nhiệt độ cục bộ
tương đối cao. Sử dụng phương pháp gió làm mát để bảo vệ tường. Tường được

xây từ gạch chịu lửa, mặt ngoài tường có thiết kế lớp bảo ôn. Gió làm mát được
đưa vào từ phía dưới tường, thổi qua gạch chịu lửa, đạt đến mục đích làm mát bảo
27


vệ tường. Gió làm mát được cung cấp từ quạt gió thiết kế riêng biệt, thuận tiện cho
việc điều khiển chạy, dừng lò. Gió làm kín được dùng để làm kín khe hở giữa các
cấu kiện của lò đốt với khung phía trước ghi lò.
Để đảm bảo nhiệt độ hơi khói trong nòng lò luôn trên >8500C, thời gian
dừng nghỉ trên 2s, nòng lò hơi tận dụng nhiệt thải cần thiết kế ít nhất 3×3 điểm đo
nhiệt độ, tức là tiến hành bố trí 3 lớp trong vùng khói nhiệt độ cao trong nòng lò,
mỗi lớp ít nhất có 3 điểm đo nhiệt độ.
Bộ sấy không khí
Để làm cho rác thải nhiệt trị thấp có thể đốt cháy tốt, không khí dùng để đốt
cháy cần đi qua bộ sấy trước khi đưa vào lò đốt. Không khí đưa vào nòng lò đốt cần
duy trì nhiệt độ ổn định, nhiệt độ này phải được duy trì thông qua điều chỉnh lưu
lượng hơi nước hoặc lượng gió. Khi thiết kế cần tính toán đến phương thức căn
chỉnh giữa bộ sấy và ống gió cũng như vấn đề giãn nở do nhiệt của mặt chịu nhiệt.
Bộ sấy không khí - hơi nước tận dụng hơi nước làm nóng không khí, hơi nước
lưu động trong đường ống, không khí lưu động phía ngoài đường ống, từ đó có
hiệu quả trong việc phòng tránh hiện tượng tích bụi trong bộ sấy không khí, và làm
nóng được không khí đến giá trị thiết kế; Để thuận tiện cho việc sửa chữa và làm
sạch nên thiết kế cửa sửa chữa phía trên tấm bảo vệ của bộ sấy không khí. Ngoài
ra, thiết kế đường ống nước phía dưới bộ sấy. Bộ sấy cần có biện pháp bảo ôn và
chống ăn mòn.
4.3.3.4.
Khởi động hệ thống đánh lửa và đốt cháy phụ trợ
Hệ thống đốt cháy phụ bao gồm thiết bị đánh lửa và đốt cháy phụ, nhiên liệu
là dầu diesel nhẹ 0#.
Khi giá trị nhiệt trị của rác thải sinh hoạt thấp hơn 4400kJ/kg thì cần thêm

nhiên liệu đốt phụ trợ. Dựa trên tình hình cung ứng nhiên liệu tại địa phương, dự
án này sẽ sử dụng dầu diesel nhẹ 0# làm nhiên liệu khởi động và đốt cháy phụ. Mỗi
lò đốt có 6 bộ đốt, trong đó 4 bộ đốt khởi động, 2 bộ đốt phụ.
Bộ đốt khởi động bố trí lắp đặt tại tường bên nòng lò, có tác dụng tăng nhiệt
khi khởi động lò đốt lúc lạnh và để giảm nhiệt độ khi dừng lò đốt. Sau khi lò đốt
khởi động, bộ đốt khởi động được đưa vào làm việc, làm cho nòng lò đốt từ trạng
thái lạnh được làm nóng đồng đều lên trên 8500C. Bộ đốt khởi động bố trí tại gần
họng phía trên nòng lò đốt, cách xa ghi lò nên không làm cho ghi lò bị quá nóng.
Đồng thời, trong quá trình khởi động có thể mở nhẹ gió nhất thứ làm mát ghi lò để
bảo vệ ghi lò không bị quá nóng.

28


Bộ đốt phụ bố trí tại tường sau của nòng lò đốt, có tác dụng: khi nhiệt trị của
rác thải sinh hoạt thấp hơn 4400kJ/kg, đảm bảo nhiệt độ hơi khói trong nòng lò
luôn trên 8500C, thời gian dừng nghỉ trên 2s. Khi nhiệt trị của rác thải thấp, bộ đốt
cháy phụ có thể hoạt động tự động dựa trên tình hình nhiệt độ tại buồng đốt. Bộ
đốt cháy phụ có tính năng tự động rút ra khỏi nòng lò khi không hoạt động.
4.3.3.5.
Hệ thống khử tro xỉ
Xỉ lò sau khi đốt cháy hoàn toàn được đưa vào máy khử tro xỉ qua cửa xả xỉ;
Tro xỉ của lò đốt được thu gom và đưa đến máy khử tro xỉ, cuối cùng được đưa đến
hố tro xỉ, và được xe cẩu chuyển lên xe vận chuyển tới khu sử dụng tổng hợp; tro
bụi tích tụ của lò hơi tận dùng nhiệt thải cũng được đưa vào hệ thống khử tro xỉ
thông qua đường ống chuyên dụng.
Hệ thống khử tro xỉ lò hơi được cấu thành bởi hệ thống thu gom, làm sạch
tro xỉ và hệ thống ống khói làm sạch lò hơi tận dụng nhiệt thải.
4.3.3.6.
Hệ thống làm sạch xỉ lò

Hệ thống làm sạch sử dụng phương thức vận chuyển cơ khí.
Tại mỗi miệng xả phễu tro xỉ phía dưới ghi lò đều có thiết kế lắp đặt van khí
xả tro hai lớp và khớp giãn nở kim loại. Sử dụng máy gạt vận chuyển xỉ mỗi lần ghi
lò ra xỉ. Mỗi lò đốt lắp đặt hai máy gạt vận chuyển xỉ. Xỉ sau khi đi qua máy gạt đưa
tới máy khử xỉ.
4.3.3.7.
Hệ thống khử xỉ
Máy khử xỉ được lắp đặt phía dưới cửa xả xỉ tại đuôi ghi lò, dùng để làm mát
và xả tro xỉ sau khi đốt rác, tro bụi trên phễu ghi lò và tro xỉ thu gom từ lò hơi.
Máy khử xỉ là loại đòn bẩy thủy lực, dùng nước làm mát tro xỉ. Số lượng và
công suất máy khử xỉ phải phù hợp với lượng xỉ sản sinh của quá trình đốt. Lưu
lượng nước làm mát có thể tự động điều chính, thiết kế tín hiệu cảnh bảo mực
nước cao, thấp. Cần xem xét biện pháp chống ăn mòn và hư hỏng cho máy khử xỉ.
Máy khử xỉ sử dụng phương thức chắn nước, nước trong máy tiến hành dập
lửa và làm mát kịp thời tro xỉ sau khi đốt cháy, đồng thời có thể đảm bảo nòng lò
luôn được cách ly với môi trường bên ngoài, hơi nước sản sinh trong quá trình làm
mát tro xỉ không bị truyền ra bên ngoài thiết bị. Đầu đẩy thủy lực truyền động qua
lại bên trong nòng máy khử xỉ, tro xỉ sau khi được làm mát được đẩy lên từ từ theo
chuyển động của đầu đẩy, sau quá trình chuyển động và tách nước, tro xỉ sẽ được
thải máy khử xỉ. Mặt trong máy khử xỉ được thiết kế chống mài mòn, nâng cao tuổi
thọ sử dụng; Có lắp đặt bộ điều chỉnh mực nước để vừa đảm bảo sự vận hành ổn
định của máy khử xỉ vừa tiết kiệm nước.
29


×