Tải bản đầy đủ (.docx) (152 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HÀNH VI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 152 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HÀNH VI TIÊU DÙNG
BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HÀ NỘI

HÀ NỘI, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HÀNH VI TIÊU DÙNG
BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN CÔNG THÀNH

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.”Tôi xin cam đoan luận văn


thạc sỹ: “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng bền vững của người dân tại Hà Nội” được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Công Thành, là công trình nghiên
cứu riêng của tôi. Các dữ liệu trong luận văn là trung thực, chính xác, các tài liệu
trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố
dưới bất kỳ hình thức nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Anh


LỜI CẢM ƠN
“Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, em đã nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của
nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép em
được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện
đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.”
“Trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Môi trường & Đô thị Trường Đại học Kinh tế quốc dân lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe cùng lời
cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm giảng dạy, chỉ bảo tận tình, chu đáo của thầy cô,
đến nay em có thể hoàn thành luận văn với đề tài: “Nghiên cứu khảo sát hành vi
tiêu dùng bền vững của người dân tại Hà Nội”.”
“Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo - Tiến
sĩ Nguyễn Công Thành đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt nghiên
cứu này trong thời gian vừa qua.”
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học kinh tế Quốc dân,
viện đào tạo sau đại học, các khoa phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cá nhân và tổ chức trên địa bàn
thành phố Hà Nội đã dành thời gian thảo luận và trả lời câu hỏi từ “phiếu điều tra về
hành vi tiêu dùng bền vững của người dân Hà Nội” trong nghiên cứu của em. Nếu
không có sự giúp đỡ của mọi người thì chắc chắn em sẽ không thể hoàn thành được
nghiên cứu này.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên em, động viên và khuyến khích em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.
“Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều
kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.”
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN..............................................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG. . .5
1.1 Các khái niệm liên quan đến tiêu dùng bền vững.........................................5
1.1.1 Khái niệm về hoạt động tiêu dùng..............................................................5
1.1.2 Tiêu dùng bền vững....................................................................................7
1.1.3 Tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững..................................................12
1.1.4 Những nhân tố chính thúc đẩy tiêu dùng bền vững..................................12
1.2 Kinh nghiệm quốc tế về tiêu dùng bền vững...............................................13
1.2.1 Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21).....................................................13
1.2.2 Hướng dẫn của Liên hợp quốc về tiêu dùng bền vững.............................16
1.2.3 Hoạt động tiêu dùng bền vững ở châu Á..................................................17
1.2.4 Tiêu dùng xanh ở Hoa kỳ.........................................................................18
1.2.5 Hành vi tiêu dùng năng lượng Xanh – Thụy Điển....................................18
1.2.6 Kinh nghiệm từ các nước ASEAN...........................................................19

1.3 Tổng quan một số nghiên cứu đã có.............................................................21
1.3.2 Các nghiên cứu quốc tế............................................................................21


1.3.2 Các nghiên cứu trong nước.......................................................................21
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu dùng bền vững..........................................23
1.4.1 Nhận thức về môi trường và biến đổi khí hậu..........................................24
1.4.2 Kiến thức, kỹ năng về tiêu dùng...............................................................25
1.4.3 Yếu tố nhận thức về tiêu dùng bền vững..................................................27
1.4.4 Yếu tố thái độ đối với hoạt động tiêu dùng bền vững...............................28
1.4.5 Ảnh hưởng của xã hội, cộng đồng............................................................29
1.4.6 Các chính sách của Chính phủ..................................................................30
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....31
2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu.....................................................................31
2.1.1 Vị trí địa lý...............................................................................................31
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội............................................................32
2.1.3 Đặc điểm dân cư.......................................................................................32
2.2 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................33
2.2.1 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp:.................................33
2.2.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi:......................................33
2.2.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:.............................................34
2.2.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:.......................................................34
2.2.5 Phương pháp phân tích và tổng hợp:........................................................38
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA
NGƯỜI DÂN TẠI HÀ NỘI....................................................................................40
3.1 Tổng quan về mẫu điều tra...........................................................................40
3.1.1 Giới thiệu về hoạt động điều tra...............................................................40
3.1.2 Đặc điểm của mẫu điều tra.......................................................................42
3.1.3 Đặc điểm các biến đo lường nhân tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng bền vững



48
3.1.4 Mức sẵn lòng chi trả thêm để sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường
49
3.2 Phân tích và đánh giá thang đo....................................................................52
3.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha...............................................................53
3.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA................................................55
3.2.3 Phân tích hồi quy......................................................................................58
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HÀNH VI TIÊU DÙNG
BỀN VỮNG..............................................................................................................68
4.1 Nhóm giải pháp về giáo dục và truyền thông..............................................68
4.1.1 Đưa các khóa học về môi trường trong các trường đại học và cao đẳng.........68
4.1.2 Truyền thông phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt trong cộng đồng dân cư.....69
4.1.3 Đẩy mạnh tổ chức sự kiện môi trường tại các trung tâm mua sắm...........70
4.1.4 Thúc đẩy các hoạt động tái chế và giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm
dùng một lần......................................................................................................72
4.1.5 Chú trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn.......74
4.1.6 Thành lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu về các vấn đề liên
quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường...................................................75
4.1.7 Giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm từ hoạt động sản xuất đồng thời có các
chương trình tiết kiệm nước và năng lượng.......................................................75
4.1.8 Cải thiện thói quen tiêu dùng hàng ngày và phong cách sống..................76
4.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý Nhà nước.........77
4.2.1 Hoàn thiện các quy định trong xây dựng các tiêu chí tiêu dùng bền vững
77
4.2.2 Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế gắn với tiêu dùng bền vững.......78
4.2.3 Sử dụng các công cụ kinh tế để phát triển việc sử dụng các sản phẩm


thân thiện với môi trường..................................................................................79

4.2.4 Tăng cường thiết bị và kỹ thuật chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi
trường................................................................................................................80
4.3 Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp.........................................................80
4.3.1 Quảng bá về các sản phẩm thân thiện với môi trường..............................80
4.3.2 Thúc đẩy các nhãn sinh thái trong các cửa hàng và siêu thị.....................82
4.3.3 Điều chỉnh phù hợp mức giá sản phẩm thân thiện với môi trường với
mức giá gần với sản phẩm thường dùng............................................................83
4.3.4 Tăng cường dịch vụ hậu mãi đối với sản phẩm thân thiện với môi trường
83
4.3.5 Chú trọng đến thương hiệu và nhãn sinh thái, cung cấp đầy đủ và thích
hợp thông tin sinh thái về sản phẩm..................................................................84
4.4 Nhóm giải pháp về phương tiện đi lại..........................................................84
4.4.1 Cải thiện giao thông đô thị bằng khai thác vận tải tối ưu..........................84
4.4.2 Sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.....................84
4.4.3 Bảo dưỡng phương tiện định kỳ...............................................................85
KẾT LUẬN..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................89
PHỤ LỤC.................................................................................................................91


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH
ĐLC
ĐTB
HVTD
HVTDBV
TDBV

: Biến đổi khí hậu
: Độ lệch chuẩn

: Điểm trung bình
: Hành vi tiêu dùng
: Hành vi tiêu dùng bền vững
: Tiêu dùng bền vững


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:

Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chính sách mua sắm xanh của
một số nước ASEAN..........................................................................20

Bảng 3.1:

Các giai đoạn của quá trình điều tra...................................................42

Bảng 3.2:

Giá trị trung bình các chỉ tiêu của khảo sát........................................49

Bảng 3.3

Mức sẵn lòng chi trả thêm để sử dụng các sản phẩm thân thiện với
môi trường của người dân tại Hà Nội.................................................52

Bảng 3.4:

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến.....................................55

Bảng 3.5:


Kết quả kiểm định KMO lần 1...........................................................56

Bảng 3.6:

Kết quả kiểm định KMO lần 2...........................................................57

Bảng 3.7:

Kết quả kiểm định KMO lần 3...........................................................57

Bảng 3.8:

Bảng phân nhóm và đặt tên nhân tố...................................................58

Bảng 3.9:

Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu...............61

Bảng 3.10:

Quy ước tạo biến giả từ một số biến nhân khẩu học trong mô hình
nghiên cứu..........................................................................................64

Bảng 3.11:

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính của mô hình.............................67

Bảng 3.12:


Kết quả phân tích ANOVA của mô hình.............................................71


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:

Các giai đoạn của quá trình tiêu dùng..................................................5

Hình 1.2:

Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu dùng bền vững.................................23

Hình 2.1:

Bản đồ Thành phố Hà Nội năm 2013.................................................32

Hình 2.2:

Tốc độ tăng GRDP của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016....33

Hình 3.1:

Đặc điểm giới tính của người trả lời trong mẫu điều tra....................43

Hình 3.2:

Độ tuổi của người trả lời trong mẫu điều tra......................................44

Hình 3.3:


Thời gian sống ở Hà Nội của người trả lời trong mẫu điều tra...........44

Hình 3.4:

Học vấn của mẫu điều tra...................................................................45

Hình 3.5:

Kích cỡ hộ gia đình của người trả lời trong mẫu điều tra ( Ở Hà Nội)
...........................................................................................................46

Hình 3.6:

Số lượng xe trong gia đình của mẫu điều tra......................................46

Hình 3.7:

Phương tiện đi làm chủ yếu của mẫu điều tra.....................................47

Hình 3.8:

Nghề nghiệp của mẫu điều tra............................................................47

Hình 3.9:

Tiền điện hàng tháng của mẫu điều tra...............................................48

Hình 3.10:

Thu nhập hàng tháng của mẫu điều tra...............................................49


Hình 3.11:

Mô hình hiệu chỉnh từ kết quả nghiên cứu định lượng.......................60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----------

-----------

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HÀNH VI TIÊU DÙNG
BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI, 2016


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Yêu cầu phát triển bền vững đã bắt đầu được hình thành từ những năm 1980,
khi mọi người đã nhận thức được những vấn đề mang tính toàn cầu, ví dụ như ô
nhiễm môi trường, sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, dân số quá đông, biến đổi
khí hậu, hạn hán và đói kém. Tại Việt Nam, “năm 2012 Chính phủ đã ban hành
Quyết định 1393/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh.
Đầu năm 2014, Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 20142020 được ban hành tại Quyết định 403/QĐ-TTg.”Thúc đẩy tiêu dùng bền vững
được xác định là một trong các nhiệm vụ của Tăng trưởng xanh tại Việt Nam

(nhiệm vụ 11).
Tại Hà Nội, kinh tế Thủ đô tiếp tục trên đà phát triển và đạt được tăng trưởng
khá trong 5 năm qua (từ 2011-2015). Thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu“tiêu dùng
ngày càng tăng, những yêu cầu về các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng,
thân thiện với môi trường đã và đang là một đòi hỏi thiết yếu của người dân.”
Tuy nhiên, ý thức tiêu dùng bền vững của một bộ phận lớn cư dân thành phố
Hà Nội còn chưa cao. Tiêu dùng không hợp lý, lãng phí ngày càng phổ biến trong
một số bộ phận dân cư, đi ngược lại với lối sống tiết kiệm, gần gũi và thân thiện với
thiên nhiên. “Trong sinh hoạt và giao thông vận tải, việc tiêu dùng năng lượng tăng
dẫn đến việc tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn so với trước đây đã làm tăng
mức độ ô nhiễm môi trường.”Trong khi đó, các dạng năng lượng sạch có tiềm năng
lớn ở Việt Nam như năng lượng mặt trời, gió và có thể sử dụng phổ biến tại quy mô
gia đình còn ít được nghiên cứu, ít ứng dụng và chưa phổ cập.
“Việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một mặt sẽ tạo điều kiện cho việc cải
thiện đời sống dân cư, mặt khác sẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng lớn hơn, đặc biệt
là các hàng hóa sử dụng nhiều nguyên liệu và năng lượng. Do đó lượng chất thải
vào môi trường ngày càng lớn hơn. Việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu mở ra


2

nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, song cũng chính từ đó ẩn chứa
các nguy cơ nhập khẩu và xuất khẩu các loại hàng hóa không thân thiện với môi
trường”.
Để thúc đẩy sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người dân theo xu
hướng bền vững, cần có những nghiên cứu, khảo sát về thực trạng hành vi tiêu dùng
bền vững của người dân, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Vì vậy, em đã lựa chọn thực
hiện đề tài “Nghiên cứu khảo sát hành vi tiêu dùng bền vững của người dân tại
Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu sẽ có thể giúp cung cấp thông tin về những nhân tố
ảnh hưởng tới việc thực hiện hành vi tiêu dùng bền vững của người dân, từ đó đề

xuất những hướng giải pháp thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững tại các đô thị
của Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Làm rõ cơ sở lý thuyết về tiêu dùng
bền vững và các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững; Đánh giá thực
trạng hành vi tiêu dùng bền vững ở Hà Nội; Phân tích các yếu tố tác động tới hành
vi tiêu dùng bền vững của người dân; Đề xuất các kiến nghị và gợi ý chính sách
thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược
và Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn đến năm 2020.
Nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp thu thập và phân tích tài liệu
thứ cấp, điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia, thống kê,
xử lý số liệu và phân tích, tổng hợp số liệu.
Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào các vấn đề sau đây:“Khái niệm về Tiêu
dùng bền vững, tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững; Các nhân tố ảnh hưởng tới
hành vi tiêu dùng bền vững là gì và chúng có ảnh hưởng như thế nào tới hành vi
tiêu dùng bền vững; Đo lường đánh giá các nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng
bền vững như thế nào. Thực hiện phân tích thực trạng hành vi tiêu dùng bền vững
và các nhân tố ảnh hưởng tại Hà Nội để từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách
thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền vững của người dân tại Hà Nội.”


3

3. Kết cấu luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIÊU DÙNG
BỀN VỮNG.
“Các khái niệm về tiêu dùng bền vững bao gồm:“tiêu dùng bền vững, tầm
quan trọng của tiêu dùng bền vững, những vấn đề chính thúc đẩy tiêu dùng bền
vững và hướng dẫn của Liên hợp quốc về tiêu dùng bền vững.””
“Sơ lược kinh nghiệm quốc tế về tiêu dùng bền vững mở đầu là Chương

trình Nghị sự 21 (Agenda 21) – tính bền vững được thực hiện trong tất cả các nội
dung gồm sử dụng hợp lý tài nguyên, duy trì đa dạng sinh học, phương thức tiêu
thụ, vai trò của khoa học công nghệ là những động lực trước tiên dẫn đến sự biến
đổi môi trường. Yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện chương trình là tất cả mọi
người đều có vai trò: các chính phủ, các nhà kinhdoanh, các hiệp hội thương mại,
các nhà khoa học, các nhà giáo,các người dân bản xứ, phụ nữ, thanh niên và trẻ em.
trình bày các khái niệm liên quan đến tiêu dùng bền vững và các nhân tố ảnh hưởng
tới tiêu dùng bền vững.”
Tiếp theo là “Chương trình môi trường khu vực SWITCH – Asia đặt mục
tiêu thúc đẩy sự thích ứng Sản xuất và tiêu thụ bền vững trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ và các nhóm người tiêu thụ ở khu vực châu Á.”
Tại Hoa Kỳ, một trong các dự án hết sức thành công đó là “Các công cụ mới
chống lại sự ô nhiễm môi trường” (2002) được tài trợ bởi Viện hàn lâm khoa học
quốc gia Hoa Kỳ. Kết quả thực hiện dự án đã nâng cao được nhận thức của người
dân về vai trò và ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh đối với môi trường và sức khỏe
của cá nhân, cộng đồng, đưa ra được mô hình hành vi tiêu dùng xanh và các chương
trình tập huấn kĩ năng hành vi tiêu dùng xanh cho các giám đốc doanh nghiệp,
người dân ở một số bang. Bằng việc sử dụng các công cụ kinh tế, Mỹ đã đi đầu
trong việc phát triển việc sử dụng năng lượng tự nhiên, góp phần tích cực bảo vệ
môi trường xanh.
Nhà tâm lý học Thụy Điển Svenskeneri đã nghiên cứu đề tài “Hành vi tiêu
dùng năng lượng xanh, nghiên cứu trên người tiêu dùng Thụy Điển” (2008) đã làm
rõ các yếu tố thúc đẩy hành vi tiêu dùng năng lượng xanh của người tiêu dùng Thụy
điểm là: Nhận thức về môi trường, trách nhiệm của người tiêu dùng đối với việc bảo


4

vệ môi trường và điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của từng địa phương. Trên thực
tế năng lượng xanh (gió, năng lượng mặt trời..) ở Thụy Điển có giá cao hơn năng

lượng điện từ Cacbon, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy vai trò của các công ty sản
xuất điện và chính quyền địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng tới quyết định
tiêu dùng năng lượng xanh của người dân.
“Hiện nay, các nước ASEAN chưa ban hành luật riêng về mua sắm xanh
tuy nhiên, Chính phủ nhiều nước đã có khuyến khích bằng các chính sách thúc
đẩy phát triển tiêu dùng bền vững và nền kinh tế tái sử dụng khởi động bằng việc
thực hiện 3R: tái sử dụng (Reuse), giảm thiểu (Reduce), tái chế (Recycle) và dán
nhãn sinh thái.”
Thông qua lược khảo một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài, mô hình
các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu dùng bền vững thông qua các giai đoạn của quá
trình tiêu dùng (nhu cầu và mong muốn, tìm kiếm thông tin, đánh giá và lựa chọn
sản phẩm, mua, sử dụng, sau khi sử dụng) được xây dựng bao gồm những nhân tố
như sau: Nhận thức về môi trường và biến đổi khí hậu, kiến thức và kỹ năng tiêu
dùng chung, nhận thức về tiêu dùng, thái độ về tiêu dùng, ảnh hưởng của xã hội –
cộng đồng, các chính sách của Chính phủ và một số biến nhân khẩu học.
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
“Địa bàn nghiên cứu được chọn tại Hà Nội. Tính đến Quý 1, 2016: (GRDP)
tăng 6,95%, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 9,5%; tổng mức bán hàng hoá và
doanh thu dicc̣h vu c̣tiêu dùng xã hội tăng 9,9%; kim ngacc̣h xuất khẩu tăng 2,3%, chỉ
số giá tiêu dùng được kiểm soát.” Tốc độ đô thị hóa rất nhanh, dân số tăng cao, cơ
sở hạ tầng quá tải, chưa đồng bộ, thiên tai, biến đổi khí hậu toàn cầu. Về đặc điểm
dân cư: Ước tính đến 31/12/2015 là 7.558.965 người - chiếm hơn 8% dân số cả
nước, mức sinh thay thế - TFR: 2,03 con - Đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng,
đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh, các mô hình nâng cao chất lượng dân số đã
được triển khai trên toàn địa bàn.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phương pháp thu thập và
phân tích tài liệu thứ cấp; phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi; phương



5

pháp tham khảo ý kiến chuyên gia; phương pháp thống kê, xử lý số liệu và phương
pháp phân tích và tổng hợp. Trong đó phương pháp phân thống kê và xử lý số liệu
được thực hiện bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 cho thống kê mô tả, kiểm định
hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory
Factor Analysis), phân tích hồi quy đa biến, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và
kiểm định ANOVA sự phù hợp của phương trình hồi quy.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HÀ NỘI
Bảng hỏi là phiếu điều tra gồm có 3 phần chính: Lời ngỏ; nhóm câu hỏi khảo
sát các yếu tố liên quan hành vi tiêu dùng bền vững và thông tin cá nhân của người
tham gia khảo sát. Các thang đo được sử dụng để kiểm định mô hình là các thang đo
đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, được dịch sang tiếng Việt và điều
chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát của nghiên cứu này. Cụ thể, nghiên cứu
này sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ tương ứng với từng câu hỏi khác nhau.
Nội dung các chỉ báo được trình bày ở phần kiểm định thang đo. Quá trình điều tra
thực hiện thông qua hai giai đoạn điều tra gồm thử nghiệm và chính thức. Với mục
đích khẳng định tính phù hợp và tính thực thi của bảng hỏi trên diện rộng dựa trên
các nội dung: Thử thang đo, lời lẽ của câu hỏi, cấu trúc phiếu hỏi, độ dài, ảnh hưởng
của ngoại cảnh…, giai đoạn thử nghiệm thực hiện từ 10/05/2016 – 20/05/2016 tại
một số quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Ba Đình bằng cách phỏng vấn trực tiếp 12
người, thu về 11 phiếu đạt kết quả và góp ý tích cực cho bảng hỏi chính thức. Từ kết
quả của giai đoạn thử nghiệm, hoàn thiện bảng hỏi chính thức và điều tra chính thức
từ 25/05/2016 – 30/07/2016 tại các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội với 230
người là những người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, tuổi từ 20 trở lên và sống tại
Hà Nội từ 2 năm trở lên. Bằng cách phỏng vấn trực tiếp; phát phiếu điều tra để
người trả lời tự điền; Điều tra trực tuyến (xây dựng bảng hỏi bằng google
.com/form, sau đó gửi link khảo sát qua email, mạng xã hội, các diễn đàn trên
internet) đã thu về được 217 phiếu, trong đó có 200 phiết đạt kết quả yêu cầu.

Sử dụng thống kê mô tả, thống kê được kết quả các biến nhân khẩu học bao
gồm: giới tính, tuổi, thời gian sống ở Hà Nội, học vấn, số lượng người và xe ở Hà


6

Nội, phương tiện đi lại, nghề nghiệp, tiền điện hàng tháng, thu nhập hàng tháng và
điểm trung bình của các biến đo lường nhân tố ảnh hưởng tới tiêu dùng bền vững.
Mức sẵn lòng chi trả thêm để được sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường của
người dân tại Hà Nội chiếm tỷ lệ tương đối lớn chiếm 92% và chỉ có mức 8% người
dân không sẵn lòng chi trả.
Phân tích thang đo, Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo
đều lớn hơn 0.7, đồng thời tất cả các biến đều có tương quan biến tổng đều cao và
lớn hơn 0,3 nên các biến đạt yêu cầu và độ tin cậy. Quyết định giữ nguyên tất cả các
biến quan sát trong tất cả các thang đo. Sử dụng phương pháp trích Principal
Components với phép xoay Varimax cho 28 biến quan sát, sau 3 lần phân tích EFA,
tác giả loại 2 biến gồm KTKN4 và CSCP4 và hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu.
Phân tích tương quan cho kết quả các biến nguyên nhân (Nhận thức về môi trường
và biến đổi khí hậu, Kiến thức và kĩ năng tiêu dùng, Nhận thức về tiêu dùng, Thái
độ về tiêu dùng, Ảnh hưởng của xã hội/ cộng đồng, Chính sách của Chính phủ) đều
có tương quan tuyến tính khá mạnh với biến kết quả (Hành vi tiêu dùng bền vững
của người dân), các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (p < 0.01). Thực hiện
đặt biến giả với các biến nhân khẩu học gồm Phương tiện đi lại, giới tính, nghề
nghiệp, mức sẵn lòng chi trả thêm để sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường;
đưa vào hồi quy các biến giả, biến tuổi, trình độ học vấn, thu nhập và các biến đo
lường nhân tố ảnh hưởng tới tiêu dùng bền vững, thu được kết quả không có hiện
tượng đa cộng tuyến, R2 = 0.502 thể hiện mức độ phù hợp của mô hình ở mức tốt,
tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu, phương trình hồi quy chuẩn
hóa như sau:
HVTDBV = 0.313*NTMT + 0.183 CSCP + 0.172*AHXH + 0.170*TDTD +

+0.168*NTTD + 0.078*HV + 0.058*PT + 0.042*MSLCT
Như vậy, mức độ quan trọng của các biến ảnh hưởng tới Hành vi tiêu dùng
bền vững của người dân (HVTDBV) theo thứ tự sau: thứ nhất Nhận định về môi
trường và biến đổi khí hậu (NTMT), thứ hai là Chính sách của Chính phủ (CSCP),
thứ ba là Ảnh hưởng của xã hội/ cộng đồng (AHXH), thứ tư là Thái độ về tiêu dùng
(TDTD), thứ năm là Nhận thức về tiêu dùng (NTTD), thứ sáu là Học vấn (HV), thứ
bảy Phương tiện đi lại (PT) và cuối cùng là Mức sẵn lòng chi trả thêm để sử dụng


7

sản phẩm thân thiện với môi trường (MSLCT).
Kết quả kiểm định ANOVA như sau: Giá trị sig = 0.00 <0.05 của trị F của
mô hình rất nhỏ, suy ra bác bỏ giả thuyết H 0, tức là không tồn tại biến độc lập nào
có mối quan hệ với biến phụ thuộc, do đó mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể
suy rộng ra cho toàn tổng thể.
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HÀNH VI TIÊU
DÙNG BỀN VỮNG
Nhóm giải pháp về giáo dục và truyền thông
Thực hiện nhóm giải pháp về giáo dục và truyền thông nhằm mục đích tăng
cường sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hành vi tiêu dùng bền vững của người dân
bao gồm: Nhận định về môi trường và biến đổi khí (NTMT), Thái độ về tiêu dùng
(TDTD), Nhận thức về tiêu dùng (NTTD) và Học vấn (HV) có ý nghĩa thống kê
trong mô hình khảo sát, các giải pháp cần được thực hiện bao gồm: Đưa các khóa
học về môi trường trong các trường đại học và cao đẳng; Truyền thông phân loại,
thu gom rác thải sinh hoạt trong cộng đồng dân cư; Đẩy mạnh tổ chức sự kiện môi
trường tại các trung tâm mua sắm; Thúc đẩy các hoạt động tái chế và giảm thiểu
việc sử dụng các sản phẩm dùng một lần; Chú trọng công tác giáo dục và đào tạo
nguồn nhân lực có chuyên môn, hiểu biết có thể áp dụng thiết kế, chất lượng, giá cả,
khuyến mại và phân phối sản phẩm theo hướng thúc đẩy bảo vệ môi trường; Thành

lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu về các vấn đề liên quan đến sản
phẩm thân thiện với môi trường; Giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm từ hoạt động sản
xuất đồng thời có các chương trình tiết kiệm nước và năng lượng; Cải thiện thói
quen tiêu dùng hàng ngày và phong cách sống để góp phần bảo vệ môi trường.
Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý Nhà nước
Trong mô hình khảo sát, các yếu tố: Ảnh hưởng của xã hội, cộng đồng (dựa
trên tâm lý đám đông, Ví dụ: mọi người mua thì tôi cũng mua sản phẩm môi
trường...) và Chính sách Chính phủ có ý nghĩa thống kê. Do vậy để gia tăng sự ảnh
hưởng của các yếu tố đó, cần thực hiện một số giải pháp sau: Hoàn thiện các quy
định trong xây dựng các tiêu chí tiêu dùng bền vững, sản phẩm thân thiện với môi
trường, nhãn sinh thái; Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế gắn với tiêu dùng bền


8

vững; Sử dụng các công cụ kinh tế để phát triển việc sử dụng các sản phẩm thân
thiện với môi trường; Tăng cường thiết bị và kỹ thuật chứng nhận sản phẩm thân
thiện với môi trường.
Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp
Vì mức sẵn lòng chi trả thêm để sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường
(MSLCT) có ý nghĩa thống kê trong mô hình khảo sát, nên việc gia tăng mức sẵn
lòng chi trả thêm để sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường thì cần thực hiện
một số giải pháp sau: Quảng bá về các sản phẩm thân thiện với môi trường để tăng
sự nhận thức của người sử dụng về hiệu quả của chúng; Thúc đẩy các nhãn sinh thái
trong các cửa hàng và siêu thị thông qua băng rôn, tờ rơi và các tài liệu quảng cáo;
Điều chỉnh phù hợp mức giá sản phẩm thân thiện với môi trường với mức giá gần
với sản phẩm thường dùng; Tăng cường dịch vụ hậu mãi đối với sản phẩm thân
thiện với môi trường; Chú trọng đến thương hiệu và nhãn sinh thái, cung cấp đầy đủ
và thích hợp thông tin sinh thái về sản phẩm.
Nhóm giải pháp về phương tiện đi lại

Phương tiện đi lại (PT) có ý nghĩa thống kê trong mô hình khảo sát nên để
tăng cường sự ảnh hưởng của phương tiện đi lại tới hành vi tiêu dùng bền vững của
người dân Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp sau: Cải thiện giao thông đô thị
bằng khai thác vận tải tối ưu; Sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi
trường; Bảo dưỡng phương tiện định kỳ.”
“Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này em đã đưa ra một cách tổng quan
nhất về sản phẩm thân thiện với môi trường và cơ sở lý luyết về tiêu dùng bền
vững. Từ đó xây dựng nên mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng
bền vững cho nghiên cứu tại Hà Nội. Bằng cách lập phiếu điều tra với các câu hỏi
liên quan đến nội dung từng yếu tố tác động, em đã thu thập được số liệu khảo sát
tại địa bàn Hà Nội trong thời gian nghiên cứu để đánh giá thực trạng tiêu dùng bền
vững của người dân nơi đây, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS.“Thông qua
mô hình phân tích hồi quy ta biết được các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0 cho thấy
các biến độc lập có quan hệ thuận chiều với hành vi tiêu dùng bền vững của người
dân tại Hà Nội theo thứ tự: thứ nhất là Nhận thức về môi trường và bến đổi khí
hậu, Thứ hai là Rào cản về môi trường, thứ ba là Ảnh hưởng của xã hội/cộng


9

đồng, thứ tư là Chính sách của Chính phủ, thứ năm là Thái độ và cuối cùng là
Nhận thức. Từ thực trạng đó, nghiên cứu đã nêu lên một số giải pháp từ phía Nhà
nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng gắn liền với từng nhóm yếu tố tác động
đến hành vi tiêu dùng bền vững của người dân tại Hà Nội. Đây thực sự là những
giải pháp gần gũi và khả thi, tất cả chỉ với mục đích đưa sản phẩm thân thiện với
môi trường được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.””
Do giới hạn về thời gian và địa bàn nghiên cứu cũng như kinh phí hạn hẹp
nên mẫu điều tra hành vi tiêu dùng bền vững của người dân tại Hà Nội chưa cao.
Việc chọn mẫu ngẫu nhiên và nghiên cứu chỉ được thực hiện tập trung khảo sát
trong vòng hai tháng nên khả năng tổng quát của đề tài nghiên cứu chưa cao. Bên

cạnh đó, các số liệu thống kê của nghiên cứu chưa hoàn toàn đủ tin cậy, có thể nhận
thấy người dân ở các khu vực khác nhau trong cùng địa bàn Hà Nội cũng có những
đặc thù khác nhau trong hành vi tiêu dùng bền vững. Phương pháp thống kê, xử lý
số liệu và phân tích, tổng hợp số liệu chỉ sử dụng phần mềm SPSS 20 và phân tích
dựa trên một số nghiên cứu trước đây để nghiên cứu hành vi tiêu dùng bền vững,
chưa so sánh được với các mô hình khác để kiểm tra kết quả.
Bên cạnh những phát hiện rút ra từ nghiên cứu, đề tài nghiên cứu này có một
số giới hạn và từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như sau: Thứ nhất đề tài đã
không điều tra những nhân tố khác có thể tác động đến hành vi tiêu dùng bền vững
của người dân như phong cách sống, văn hóa – xã hội. Hy vọng trong tương lai, các
nghiên cứu mới sẽ đưa các biến này vào phạm vi nghiên cứu. Thứ hai, nghiên cứu
chọn mẫu thuận tiện, khảo sát ngẫu nhiên nên chưa mang tính tổng quát. Đề xuất
trong các nghiên cứu tiếp theo là chon mẫu đại diện hơn để tăng khả năng tổng quát.
Thứ ba, nghiên cứu mới chỉ thực hiện đối với người dân ở Hà Nội. Vì vậy đề xuất
một số nghiên cứu khác thực hiện tại các khu vực tỉnh thành khác hoặc trên địa bàn
lãnh thổ Việt Nam.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----------

-----------

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HÀNH VI TIÊU DÙNG
BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG


Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN CÔNG THÀNH

HÀ NỘI, 2016


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Tiêu dùng được hiểu là bền vững khi việc tiêu dùng đó đáp ứng được các
nhu cầu cơ bản, đồng thời đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho con người và
giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các vật liệu độc hại,
giảm thiểu lượng chất thải và các chất ô nhiễm phát thải trong vòng đời sản phẩm,
nhằm tránh gây nguy hại đến các nhu cầu của các thế hệ sau. Hiểu theo cách đơn
giản nhất, tiêu dùng bền vững là hành vi và phong cách tiêu dùng sao cho ít gây tác
hại nhất đến môi trường, kinh tế, xã hội và cả sức khỏe con người.”
Yêu cầu phát triển bền vững đã bắt đầu được hình thành từ những năm 1980,
khi mọi người đã nhận thức được những vấn đề mang tính toàn cầu, ví dụ như ô
nhiễm môi trường không kiểm soát được, sự khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, dân số quá đông, biến đổi khí hậu, hạn hán và đói kém. Chính vì vậy, tiêu
dùng bền vững ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong nỗ lực nhằm hướng tới
phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng cuộc sống của con người,
bảo vệ tài nguyên – môi trường và giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu,
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, “năm 2012 Chính phủ đã
ban hành Quyết định 1393/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng
xanh. Đầu năm 2014, Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn
2014-2020 được ban hành tại Quyết định 403/QĐ-TTg. Thúc đẩy tiêu dùng bền
vững được xác định là một trong các nhiệm vụ của Tăng trưởng xanh tại Việt Nam
(nhiệm vụ 11).”

Tại Hà Nội, kinh tế Thủ đô tiếp tục trên đà phát triển và đạt được tăng trưởng
khá trong 5 năm qua (từ 2011-2015). Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội (GRDP) bình
quân 5 năm ước tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung trên cả nước. Quy
mô GRDP năm 2015 đạt khoảng 27,6 tỷ đô la, bình quân thu nhập đầu người hơn 70
triệu đồng, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010. “Thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tiêu
dùng ngày càng tăng, những yêu cầu về các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất
lượng, thân thiện với môi trường đã và đang là một đòi hỏi thiết yếu của người dân.”
“Tuy nhiên, ý thức tiêu dùng bền vững của một bộ phận lớn cư dân thành
phố Hà Nội còn chưa cao. Tiêu dùng không hợp lý, lãng phí ngày càng phổ biến


2

trong một số bộ phận dân cư, đi ngược lại với lối sống tiết kiệm, gần gũi và thân
thiện với thiên nhiên.”Trong sinh hoạt và giao thông vận tải, “việc tiêu dùng năng
lượng tăng dẫn đến việc tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn so với trước đây đã
làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, các dạng năng lượng sạch có
tiềm năng lớn ở Việt Nam như năng lượng mặt trời, gió và có thể sử dụng phổ biến
tại quy mô gia đình còn ít được nghiên cứu, ít ứng dụng và chưa phổ cập. Bên cạnh
đó, tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên cho một số nhu cầu chưa hợp lý cũng bắt
đầu phổ biến trong tiêu dùng hàng hóa. Việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng hàng
xa xỉ có số lượng tăng lên với tốc độ không tương xứng so với mức sống còn thấp
và mức thu nhập của dân cư. Chưa kể đến tình trạng các loại nguyên vật liệu không
tái chế, khó phân hủy thải ra ngày càng nhiều.”
“Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tình trạng
hiện tại cho biết mỗi ngày đêm, Hà Nội phát sinh gần 5.400 tấn chất thải rắn từ sinh
hoạt, trong đó tại khu vực các quận, thị xã là 3.200 tấn, còn lại là trên địa bàn khu
vực các huyện, với khối lượng trên 2.000 tấn, trong đó rác thải nilon chiếm đến 78%, đáng chú ý là lượng túi nilon này tăng theo từng năm; nước sinh hoạt bẩn
chiếm 1,1 triệu m3 nhưng chỉ 100m3 là được xử lý trong số đó, còn lại xả thẳng ra
sông, hồ... Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đó vào

các khu xử lý tập trung chỉ đạt gần 3.900 tấn, chiếm khoảng 72%; hiện tại chỉ có 3
trạm xử lý nước thải Hà Nội. Bên cạnh đó, bệnh viện có xử lý nước thải chỉ chiếm
khoảng 30%, số còn lại xả thẳng vào hệ thống chung (Sở Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội, 2016).”
“Việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một mặt sẽ tạo điều kiện cho việc cải
thiện đời sống dân cư, mặt khác sẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng lớn hơn, đặc biệt là
các hàng hóa sử dụng nhiều nguyên liệu và năng lượng. Do đó lượng chất thải vào
môi trường ngày càng lớn hơn. Việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu mở ra nhiều
cơ hội lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, song cũng chính từ đó ẩn chứa các nguy
cơ nhập khẩu và xuất khẩu các loại hàng hóa không thân thiện với môi trường”.
Để thúc đẩy sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người dân theo xu
hướng bền vững, cần có những nghiên cứu, khảo sát về thực trạng hành vi tiêu dùng
bền vững của người dân, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Vì vậy, em đã lựa chọn thực


3

hiện đề tài “Nghiên cứu khảo sát hành vi tiêu dùng bền vững của người dân tại
Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu sẽ có thể giúp cung cấp thông tin về những nhân tố
ảnh hưởng tới việc thực hiện hành vi tiêu dùng bền vững của người dân, từ đó đề
xuất những hướng giải pháp thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững tại các đô thị
của Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
− Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về tiêu dùng bền vững và các nhân tố ảnh
hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững;
− Phân tích các yếu tố tác động tới hành vi tiêu dùng bền vững của người dân
− Đề xuất các giải pháp và gợi ý chính sách thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền
vững, góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia
về Tăng trưởng xanh giai đoạn đến năm 2020.
3. Câu hỏi nghiên cứu

− Tiêu dùng bền vững là gì? Tại sao tiêu dùng bền vững lại quan trọng?
Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững là gì và chúng có ảnh hưởng
như thế nào tới hành vi tiêu dùng bền vững? Đo lường đánh giá các nhân tố tác
động tới hành vi tiêu dùng bền vững như thế nào?
− Thực trạng hành vi tiêu dùng bền vững và các nhân tố ảnh hưởng tại Hà
Nội? Các khuyến nghị chính sách thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền vững là gì?
4. Đối tượng, phạm vi
− Đối tượng nghiên cứu: Hành vi tiêu dùng bền vững của người dân tại Hà
Nội.
− Đối tượng khảo sát là người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, tuổi từ 20 trở
lên và sống ở Hà Nội từ 2 năm trở lên. Đây là độ tuổi có sự chủ động trong quyết
định tiêu dùng, đồng thời họ cũng được tiếp cận với nhiều thông tin cập nhật trên
thế giới nên việc biết đến sản phẩm thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững
sẽ nhiều hơn. Việc sống ở Hà Nội từ 2 năm trở lên bởi lẽ Hà nội là nơi phấn phối
các sản phẩm thân thiên với môi trường phổ biến hơn các khu vực khác và những
người sống và làm việc tại đây dài hạn mới có điều kiện biết đến những địa điểm
bán các sản phẩm thân thiện với môi trường và tiếp cận chúng.
− Phạm vi nghiên cứu: số liệu khảo sát năm 2016.
− Phạm vi khảo sát: Việc thực hiện khảo sát phỏng vấn được tiến hành
phỏng vấn người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc thu thập mẫu nghiên cứu


×