Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nghiên cứu người cho chết não được gia đình hiến tạng tại Việt Nam giai đoạn 2342008 đến 1982016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.52 KB, 14 trang )

NGHIÊN CỨU NGƯỜI CHO CHẾT NÃO ĐƯỢC GIA ĐÌNH HIẾN TẠNG
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 23/4/2008 đến 19/8/2016
Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Thành Khiêm, Cao Mạnh Thấu Nguyễn Hàm Hội,
Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Thúy Hằng, Nghiêm Thúy Loan
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ghép tạng là một lĩnh vực được phát triển không lâu tại Việt Nam đặc biệt là
ghép tạng từ người cho chết não. Tại Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam đã thông qua "Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác"
tức luật số 75/2006/QH11 ngày 29/11/2006 [1]. Luật này có hiệu lực từ 01/07/2007
và tới năm 2008 ca ghép tạng đầu tiên từ người cho chết não đã được thực hiện. Cụ
thể:
Ngày 23 tháng 4 năm 2008 ca ghép thận đầu tiên từ người cho chết não được
thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Ngày 22 tháng 5 năm 2010 ca ghép gan đầu tiên từ người cho chết não được
thực hiện tại bệnh viện Việt Đức.
Ngày 17 tháng 6 năm 2010 tháng năm ca ghép tim đầu tiên từ người cho chết
não được thực hiện tại bệnh viện 103, Học viện quân Y, Bộ Quốc Phòng.
Ngày 25 tháng 4 năm 2011 ca ghép đa tạng: tim, gan, thận đầu tiên từ người
cho chết não được thực hiện tại bệnh viện Việt Đức
Ngày 01 tháng 3 năm 2014 ca ghép khối tụy thận đầu tiên được thực hiện tại
bệnh viện 103, Học viện Quân Y.
Ngày 22 tháng 7 năm 2015 ca ghép khối tim phổi đầu tiên từ người cho chết
não được thực hiện tại bệnh viện trung ương Huế
Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán giai đoạn cuối của các bệnh tim, phổi,
gan, thận...đang cần được cứu sống bằng phương pháp duy nhất là ghép tạng.
Trong khi đó nguồn tạng cho từ người chết não không phải ít nhưng số trường hợp
đồng ý hiến tạng từ người cho chết não lại rất hạn chế do nhiều nguyên nhân. Một
trong những nguyên nhân chính là người dân chưa hiểu hết vấn đề chết não và tính
nhân văn của cho tạng từ người cho chết não.
Nghiên cứu này ghi nhận các trường hợp cho tạng từ người cho chết não


được thực hiện tại Việt Nam giai đoạn 23/4/2008 đến 19/8/2016.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng: các bệnh nhân được chẩn đoán chết não có cho tạng (có thể cho một
tạng hoặc đa tạng và được ghép tạng) tại Việt Nam từ 23/4/2008 đến 19/8/2016.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Hồi cứu và tiến cứu mô tả.
- Phương pháp ghi nhận số liệu: nhóm nghiên cứu tập hợp các bệnh án người cho
chết não cụ tại bệnh viện Việt Đức, một số trường hợp tại bệnh viện Chợ Rẫy, và
bệnh viện 103. Các trường hợp không có bệnh án cụ thể thì chỉ ghi nhận số lượng
(trong chỉ tiêu nghiên cứu 1). Các trường hợp không có bệnh án cụ thể này được
xác nhận qua nhiều đồng nghiệp có tham gia thực hiện các ca ghép.


- Số liệu được xử lý theo phần mềm SPSS 20.0.
3. Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Số lượng bệnh nhân được chẩn đoán chết não cho tạng tại các bệnh viện trong
toàn quốc: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 103 - Học viện Quân Y, bệnh viện Trung
ương Huế, bệnh viện Chợ Rẫy.
- Tuổi, giới.
- Nguyên nhân chết não: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt.
- Tiền sử bệnh: bình thường, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,
nghiện rượu, động kinh, bệnh động mạch vành, viêm gan, ung thư, bệnh lý tim
mạch … được ghi nhận nếu có.
- Tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán chết não lần 1: hôn mê sâu theo thang điểm
Glasgow (GCS: dựa vào 3 đáp ứng: mắt (E), lời nói (V), vận động (M), thấp nhất 3
điểm, cao nhất 15 điểm); mất cử động; đồng tử giãn; mất phản xạ ánh sáng; mất
phản xạ giác mạc; mất phản xạ ho; phản xạ mắt – đầu, phản xạ mắt – tiền đình; test
ngừng thở dương tính.
- Tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán chết não lần 2: các triệu chứng lâm sàng nêu trên

được thực hiện 6 giờ sau chẩn đoán chết não lần 1.
- Tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán chết não lần 3: các triệu chứng lâm sàng nêu trên
được thực hiện 12 giờ sau chẩn đoán chết não lần 1.
- Các biện pháp cận lâm sàng đánh giá chết não: điện não đồ (EEG), siêu âm
doppler xuyên (TCD), chụp động mạch não (CA), chụp cắt lớp vi tính mạch não
(CTA), chụp đồng vị phóng xạ.
- Các mốc thời gian liên quan đến chẩn đoán chết não, lấy tạng: thời gian chẩn
đoán chết não (TGCD) là thời gian từ lúc vào viện đến lúc bắt đầu làm chẩn đoán
chết não; thời gian thông báo chết não (TGTB) là thời gian từ lúc bắt đầu chẩn
đoán chết não đến lúc công bố chết não; thời gian lấy tạng (TGLT) là thời gian từ
lúc bắt đầu đến lúc kết thúc lấy tạng.
- Số tạng được lấy từ người cho chết não: ghép thận, ghép gan, ghép tim, ghép
khối tim phổi, ghép tụy thận.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian từ 23/4/2008 đến 19/8/2016 chúng tôi ghi nhận tất cả 44
trường hợp bệnh nhân chết não cho tạng đã được ghép. Trong đó chỉ có 26 trường
hợp ghi nhận đầy đủ số liệu theo các chỉ tiên nghiên cứu. 100% bệnh nhân được
khẳng định chết não bằng lâm sàng, và ít nhất một phương tiện cận lâm sàng theo
luật định [2].
Bảng 1. Số bệnh nhân chết não cho tạng trên toàn quốc
từ 23/4/2008 đến 19/8/2016

Đơn vị
Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện 103
Bệnh viện Trung ương Huế

Số lượng
29

5
1

Tỷ lệ (%)
65,91
11,36
2,28


Bệnh viện Chợ Rẫy
Tổng số

9
44

20,45
100

Bảng 2. Đặc điểm tuổi

Nhóm tuổi
Dưới 16 tuổi
Từ 16 đến 40
Từ 40 đến 60
Từ 60 đến 80
Trên 80
Tổng số
Tuổi trung bình

Số lượng

0
22
4
0
0
26

Tỷ lệ (%)
0
84,6
15,4
0
0
100
29,6 8,5

Bảng 3. Đặc điểm giới

Giới
Nam
Nữ
Tổng số

Số lượng
23
3
26

Tỷ lệ (%)
88,5

11,5
100

Bảng 4. Nguyên nhân chết não

Nguyên nhân chết não
Tai nạn giao thông
Tại nạn lao động
Tai nạn sinh hoạt
Khác

Số lượng
16
2
8
26

Tỷ lệ (%)
61,5
7,7
30,8
100


Bảng 5. Tiền sử bệnh

Tiền sử bệnh lý
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tăng huyết áp

0
0
Đái tháo đường
0
0
Rối loạn mỡ máu
0
0
Nghiện rượu
0
0
Động kinh
1
3,8
Bệnh động mạch vành
0
0
Viêm gan
1
3,8
Ung thư
0
0
Bệnh lý van tim, cơ tim, nhịp tim
0
0
Bình thường
24
92,4
Bảng 6. Triệu chứng lâm sàng chẩn đoán của chết não lần 1.

Triệu chứngchứng

Không
Tỷ lệ (%)
Hôn mê sâu
26
0
100
Mất cử động
25
1
96,2
Đồng tử giãn (>4mm)
25
1
96,2
Mất phản xạ ánh sáng
26
0
100
Mất phản xạ giác mạc
26
0
100
Mất phản xạ ho
26
0
100
Không có phản xạ mắt đầu
26

0
100
Phản xạ mắt tiền đình âm tính
26
0
100
Test ngừng thở dương tính
26
0
100
Bảng 7. Triệu chứng lâm sàng chẩn đoán của chết não 2.

Triệu chứngchứng
Hôn mê sâu
Mất cử động
Đồng tử giãn (>4mm)
Mất phản xạ ánh sáng
Mất phản xạ giác mạc
Mất phản xạ ho
Không có phản xạ mắt đầu
Phản xạ mắt tiền đình âm tính
Test ngừng thở dương tính


26
25
25
26
26
26

26
26
26

Không
0
1
1
0
0
0
0
0
0

Tỷ lệ (%)
100
96,2
96,2
100
100
100
100
100
100

Bảng 8. Triệu chứng lâm sàng chẩn đoán của chết não 3.

Triệu chứngchứng




Không

Tỷ lệ (%)


Hôn mê sâu
Mất cử động
Đồng tử giãn (>4mm)
Mất phản xạ ánh sáng
Mất phản xạ giác mạc
Mất phản xạ ho
Không có phản xạ mắt đầu
Phản xạ mắt tiền đình âm tính
Test ngừng thở dương tính

26
26
25
26
26
26
26
26
26

0
0
1

0
0
0
0
0
0

100
100
96,2
100
100
100
100
100
100

Bảng 9. Cận lâm sàng của chẩn đoán chết não.

Phương pháp
EEG
CA
TCD
CTA
Chụp đồng vị phóng xạ

Tỷ lệ dương
tính
100
100

96,2

Số lượng Chết não Không chết não
26
12
26
0
0

26
12
25
0
0

0
0
1
0
0

Bảng 10. Các mốc thời gian

Thời gian
Thời gian chẩn đoán
Thời gian thông báo
Thời gian lấy tạng

Tối đa
240 (giờ)

25 (giờ)
420 (phút)

Tối thiểu
4 (giờ)
7 (giờ)
100 (phút)

Trung bình
50,3  56,2
14,5  5,2
251,9  77,5

Bảng 11. Tổng hợp triệu chứng lâm sàng của 3 lần đánh giá chết não

Triệu chứngchứng
Hôn mê sâu
Mất cử động
Đồng tử giãn (>4mm)
Mất phản xạ ánh sáng
Mất phản xạ giác mạc
Mất phản xạ ho
Không có phản xạ mắt đầu
Phản xạ mắt tiền đình âm tính
Test ngừng thở dương tính

Lần 1
100
96,2
96,2

100
100
100
100
100
100

Lần 2
100
96,2
96,2
100
100
100
100
100
100

Lần 3
100
100
96,2
100
100
100
100
100
100

Bảng12. Kết quả số tạng được ghép


Cơ sở ghép tạng

Ghép
thận

Ghép
gan

Ghép
Tim

Ghép Tim
phổi

Ghép tuy
thận


Bệnh viện Việt Đức

53

27

13

0

0


Bệnh viện Chợ Rẫy

16

2

0

0

0

Bệnh viện Quân Y 103

9

1

2

0

1

Bệnh viện Trung ương Huế

2

0


1

1

0

80

30

16

1

1

n
Tổng sô ca ghép

128

BÀN LUẬN

1. Các cơ sơ pháp lý của ghép tạng từ người cho chết não
Theo báo cáo của WHO, phẫu thuật ghép tạng đã bắt đầu được tiến hành thử
nghiệm từ sau Thế chiến thứ Hai. Trong 50 năm sau đó, hoạt động hiến và ghép
tạng đã được phát triển lan rộng trên toàn thế giới và đã cải thiện được chất lượng
cuộc sống cho hàng trăm nghìn bệnh nhân. Với sự phát triển vượt bậc về kỹ thuật
và trang thiết bị cùng với những thành công trong nghiên cứu liệu pháp ức chế

miễn dịch, phẫu thuật ghép tạng đã trở thành lựa chọn cho nhiều bệnh nhân suy
tạng giai đoạn cuối. Tuy nhiên, để quản lý, định hướng và phát triển phẫu thuật
ghép tạng, người ta cần dựa vào các khung pháp lý được xác định trong các văn
bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến ghép tạng.
Tại Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua "Luật hiến,
lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác" tức luật số 75/2006/QH11
ngày 29/11/2006 [1]. Luật này có hiệu lực từ 01/07/2007. Tiếp đến là quyết định số
32/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về
tiêu chuẩn lâm sàng, cận lâm sàng chết não và các trường hợp không áp dụng tiêu
chuẩn lâm sàng để xác định chết não [2]. Sự ra đời khung pháp lý này đã tạo điều
kiện cần thiết cho hàng loạt ca ghép thực nghiệm được tiến hành thành công và đến
ngày 23 tháng 4 năm 2008 ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực
hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy. Sau thành công của trường hợp ghép thận từ người cho
chết não đầu tiên, với sự đầu tư phát triển về mặt kỹ thuật ghép tạng, hồi sức ghép
tạng và miễn dịch ghép tạng, chỉ trong thời gian gần 1 năm từ ngày 17/6/2010 đến
ngày 25/4/2011 ca ghép tim từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại bệnh
viện 103, Học viện quân Y, Bộ Quốc Phòng, đặc biệt là ca ghép đa tạng: tim, gan,
thận đầu tiên từ người cho chết não được thực hiện tại bệnh viện Việt Đức.
Sự thành công của hàng loạt ca ghép tạng từ người cho chết não, ngành ghép
tạng của Việt Nam đã tạo tiếng vang lớn. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân được chẩn
đoán giai đoạn cuối các bệnh thận, tim, gan còn rất lớn. Ngày 10/11/2011, Thủ
tướng chính phủ ra quyết định số 2002/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm Điều
phối quốc gia về ghép bộ phẩn cơ thể người trực thuộc Bộ Y Tế. Trung tâm có tư
cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy
định của pháp luật, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội và có tổ chức mạng lưới
trên toàn quốc [3]. Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia được Bộ Y Tế tổ chức


lễ ra mắt hoạt động chính thức ngày 29/06/2013 tại Hà Nội. Hiện trung tâm đặt trụ
sở tại số 40, Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

[4].
Ngày 20/01/2014, Bộ trưởng Bộ Y Tế đã ra quyết định số 239/QĐ-BYT về
việc công nhận Ban vận động thành lập Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể
người Việt Nam [6]. Ngày 4/3/2015, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ đã ra quyết định số
127/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể
người Việt Nam [7].
Sau sự ra đời các khung pháp lý ghép tạng chết não, trung tâm điều phối
ghép tạng quốc gia và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, tính
đến thời điểm hiện tại, trên cả nước đã có 16 trung tâm ghép tạng trên cả nước.
Ghép thận đã trở thành phẫu thuật thường quy ở một số trung tâm lớn như bệnh
viện Việt Đức, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện 103 –
học viện Quân Y. Lấy việc lấy và ghép đa tạng từ người cho chết não đã được thực
hiện. Đặc biệt vai trò của trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia trong việc phối
hợp giữa bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện thành công 2 ca ghép
tạng xuyên việt diễn ra ngày 4/9/2015 và ngày 27/4/2016. Ngày 22/7/2015, trường
hợp ghép khối tim phổi đầu tiên từ người cho chết não cũng được thực hiện giữa
bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viên Trung ương Huế. Và gần đây nhất là 4 trường hợp
ghép tạng được thực hiện thành công từ người cho chết não tại Học viện Quân Y
103 và bệnh viện Việt Đức diễn ra ngày 27/7/2016.
2. Nguồn tạng chết não và tiềm năng cho tạng từ người cho chết não
Tới tháng 8 năm 2016 trên cả nước có 16 bệnh viện có khả năng ghép tạng,
tuy nhiên mới chỉ có 4 bệnh viện ghép tạng từ người cho chết não gồm: bệnh viện
Việt Đức, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện trung ương Huế, bệnh viện quân Y 103, và
bệnh viện có khả năng lấy đa tạng từ người cho chết não còn hạn chế. Nghiên cứu
của chúng tôi trong thời gian từ 23/4/2008 đến 19/8/2016 trên toàn quốc (bảng 1)
cho thấy chỉ có tổng số 44 trường hợp chết não cho tạng. Cụ thể : nhiều nhất là
bệnh viện Việt Đức với 29 trường hợp chiếm 65,91%, đứng thứ hai là bệnh viện
Chợ Rẫy với 9 trường hợp chiếm 20,45%. Bệnh viện 103 và Trung ương Huế với 5
trường hợp và 1 trường hợp chiếm tỷ lệ ương ứng là 11,36% và 2,28%.
Đây là số liệu rất nhỏ so với tiềm năng cho tạng từ người cho chết não tại

Việt Nam. Hiện nay bệnh nhân chết não tại Việt Nam rất lớn, theo thống kê của
Cục Cảnh sát giao thông năm 2015 cả nước xảy ra 22.827 vụ, làm chết 8.727
người, trong đó có rất nhiều bệnh nhân chấn thương sọ não chưa tính đến các bệnh
nhân chết não do nguyên nhân khác [28]. Theo nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn và
cộng sự chỉ tính trong một năm (2014), riêng số trường hợp tử vong – nặng về liên
quan đến sọ não là 734 trường hợp, trong đó có 623 bệnh nhân liên quan đến chấn
thương sọ não và 111 bệnh nhân liên quan đến bệnh lý [13]
Cũng theo nghiên cứu tình hình tai nạn thương tích tại bệnh viện Việt Đức
giai đoạn 2010 – 2014 của Trịnh Hồng Sơn và cộng sự [12] cho thấy: tổng số tai
nạn thương tích là 155.864 trường hợp, trong đó nguyên nhân tai nạn giao thông là


nguyên nhân hàng đầu chiếm 62,87% và chấn thương vùng sọ não – hàm mặt – cổ
chiếm đa số 56,83% [12].
Tại Hồng Kông, một nước nhỏ hơn Việt Nam rất nhiều, từ năm 1996-2009
có 1183 tạng được ghép từ 438 người cho chết não trong đó có 308 gan được ghép,
chiếm 26% [29]. Tại Bỉ năm 2012-2013 có 1310 người chết cho tạng, có 47,8%
người cho đủ tiêu chuẩn để lấy tạng ghép, trong đó 79% từ người cho chết não.
Trong số bệnh nhân chết não chỉ có 13,4% gia đình từ chối cho tạng [30]. Tại Hoa
Kỳ năm 2013 có 8267 người cho chết (chết não và chết ngừng tim), với 11161 thận,
6203 gan, 2531 tim, 1922 phổi được ghép. Riêng tại thành phố New York năm
2013 có 356 người cho chết não [31].
Theo nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Thành Khiêm và cộng sự
năm 2014 tại bệnh viện Haupierre, Strasbourg, Cộng hòa Pháp [16] cho thấy chỉ
tính riêng trong 1 năm, tại một trung tâm của Pháp đã có 74 trường hợp chết não
cho tạng đã được thực hiện thành công. Tiêu chuẩn chẩn đoán chết não tại cộng hòa
Pháp được ghi nhận trong sắc luật số 96-1041 tháng 12 năm 1996 bao gồm tiêu
chuẩn về lâm sàng (mất hoàn toàn tri giác và mất hết các phản xạ) và tiêu chuẩn
cận lâm sàng (2 điện não đồ khẳng định não đẳng điện và không hoạt động ở
khoảng thời gian tối thiểu 4 giờ, được khuếch đại tối da và ghi trong suốt 3 giờ và

chụp mạch não cho thấy ngừng tuần hoàn). Ngày nay với sự phát triển của chụp
chẩn đoán hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CLVT) dựng hình mạch đã thay thế chụp
mạch não. Tại Việt nam trong giai đoạn ban đầu thực hiện lấy tạng ghép từ người
cho chết não chúng tôi đang áp dụng những tiêu chuẩn rất chặt chẽ theo luật hiến,
lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (2006) và quy định của Bộ Y Tế. Các tiêu chuẩn lâm sàng
và cận lâm sàng trên được thực hiện độc lập và chứng thực riêng bởi 1 bác sỹ hồi
sức, 1 bác sỹ ngoại thần kinh, 1 bác sỹ nội thần kinh và 1 bác sỹ giám định pháp y
được Giám đốc bệnh viện phê duyệt (theo điều 27 của luật số 75/2006/QH11) [1].
Tóm lại, nguồn chết não còn nhiều tuy nhiên số lượng bệnh nhân chết não
cho tạng và số tạng được ghép còn rất hạn chế trong khi đó yêu cầu ghép tạng rất
cao. Trong tương lai cần đơn giản hóa chẩn đoán chết não, cần sự vào cuộc của
nhiều cơ quan ban ngành để có nhiều người tình nguyện hiến tạng hơn khi chết não.
3. Yếu tố tuổi, giới người cho tạng chết não
Tuổi lý tưởng của người cho tạng (trong tiêu chuẩn cơ bản) là nhỏ hơn 40.
Các nghiên cứu cơ bản cho thấy thể tích gan giảm từ 17-28% từ 40-65 tuổi, và gan
mất 25% thể tích từ năm 20 tuổi đến năm 70 tuổi. Nhìn chung tuổi tác sẽ làm ảnh
hưởng một phần khối lượng gan, tưới máu gan và tăng xơ nhẹ [14]. Nghiên cứu về
khả năng cho tạng ở người cao tuổi, P. Le Conte và cộng sự thấy số lượng bệnh
nhân cao tuổi (60-85 tuổi) chết tại các khoa cấp cứu có khoảng 7% có tiềm năng
cho tạng [15]. Trong nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Thành Khiêm và
cộng sự tại bệnh viện Haute-pierre, Strasbourg, Cộng hòa Pháp trong năm 2014
[16] cho thấy có 74 trường hợp chết não được lấy gan để ghép thấy người cho già


nhất là 87 tuổi, tỷ lệ người cho trên 40 tuổi lên tới 80% và tỷ lệ người cho trên 60
tuổi chiếm hơn một nửa (51.5%); có tới 12.16% người cho lớn hơn 80 tuổi [16].
Điều này cho thấy Khoa phẫu thuật gan mật tụy- Bệnh viện Haute-pierre cũng là
trung tâm ghép gan mà không giới hạn tuổi người cho. Tuy nhiên các tác giả người
Ý Quirino Lai và cộng sự nghiên cứu sự khác nhau giữa gan cho ở các nhóm tuổi

trên 188 trường hợp cho thấy nhóm ghép gan được lấy ở bệnh nhân trên 70 tuổi có
kết quả tồi hơn so với nhóm trẻ. Tác giả kết luận rằng việc sử dụng gan ở nhóm
bệnh nhân cho trên 70 tuổi cần phải rất cẩn trọng và chỉ nên tiến hành khi được lựa
chọn kỹ càng [17]. Nghiên cứu của Bodi trên 9 trung tâm thần kinh và ghép tạng tại
Tây Ban Nha thấy tuổi trung bình của bệnh nhân chết não 53,3  19,1 tuổi, nam
giới chiếm 60,2% [18]. Bảng 2 cho thấy, trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung
bình còn rất trẻ 29,6 8,5 trong đó tuổi khoảng 16-40 chiếm 84,6%, đây là độ tuổi
thích hợp nhất cho việc hiến tạng. Chỉ có 4 trường hợp độ tuổi từ 40 đến 60 chiếm
15,4%. Nam giới chiếm tỷ lệ lớn 88,5%, tỷ lệ nam/nữ là 7,7/1 (bảng 3).
4. Nguyên nhân chết não
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bảng 4 cho thấy nguyên nhân chết não
chính là tai nạn giao thông 61,5%, tai nạn sinh hoạt 30,8% tiếp theo là tai nạn lao
động 7,7%. Nghiên cứu tình hình tai nạn thương tích tại bệnh viện Việt Đức giai
đoạn 2010 – 2014 của Trịnh Hồng Sơn và cộng sự [12] cho thấy: tổng số tai nạn
thương tích là 155.864 trường hợp, trong đó nguyên nhân tai nạn giao thông là
nguyên nhân hàng đầu chiếm 62,87%. Theo thống kê của cục cảnh sát giao thông
trong 7 tháng đầu năm 2015, trên địa bản cả nước đã xảy ra 12.910 vụ tai nạn giao
thông, làm 5.167 người chết và 3.221 người bị thương [28]. Điều này khác với
nguyên nhân ở các nước tiến tiến. Bodi và cộng sự thấy trong các nguyên nhân chết
não tại Tây Ban Nha: tai biến mạch não chiếm tới 40,6% trong khi đó chấn thương
sọ não chỉ chiếm 20,3% [18].
Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Thành Khiêm và cộng sự thấy
nguyên nhân chết não chính ở bệnh viện Hauterpierre, Strasbourg là tai biến mạch
não chiếm 62.2% trong khi chấn thương sọ não chỉ chiếm có 20.3% [16]. Tiêu
chuẩn cơ bản chỉ chọn bệnh nhân trẻ bị chấn thương sọ não để các tạng bị ít ảnh
hưởng nhất do các bệnh lý và tình trạng toàn thân, bệnh nhân tai biến mạch não
thường thuộc nhóm bệnh nhân già và thường có các bệnh tim mạch, rối loạn
chuyển hóa đường mỡ kèm theo. Đây là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất
lượng tạng. Tuy nhiên ở một nước phát triển như Pháp với tỷ lệ tai nạn giao thông
rất ít trong khi đó tai biến mạch máu não lại nhiều thì việc tận dụng nguồn tạng cho

ở nhóm bệnh nhân này là tất yếu. Thống kê của UNOS (United Network for Organ
Sharing) với số liệu 86000 người cho tạng từ năm 1989 tới 2008 cho thấy nguyên
nhân chết não chủ yếu là đột quỵ, chấn thương và ngạt thở chiếm 97%. Nghiên cứu
về ảnh hưởng của nguyên nhân chết não tới chất lượng của tạng cho thống kê trên
cũng đưa ra một số kết quả: tạng lấy từ người cho chết não do tai biến mạch não có
thời gian sống ngắn hơn so với các nguyên nhân khác; nguyên nhân chết não dường


như có ảnh hưởng tới tỷ lệ thải ghép và tỷ lệ thải ghép ở tạng lấy từ người cho bị
ngạt thở thấp hơn so với nhóm chấn thương và tai biến mạch não [31].
5. Tiền sử bệnh
Bảng 5 cho thấy, trong nghiên cứu của chúng tôi, trong 26 trường hợp cho
tạng chết não, bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh chiếm chủ yếu 92,4%. Chỉ có 2
trường hợp có bệnh lý kèm theo: 01 trường hợp có tiền sử động kinh và 1 trường
hợp bị viêm gan B chiếm 3,8%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn khác với kết quả nghiên cứu ở
bệnh viện Hauterpierre với tiền sử khỏe mạnh rất thấp. Tại Bệnh viện Hauterpierre
người cho tạng chết não với tiền sử khỏe mạnh rất thấp và nguyên nhân chủ yếu do
mắc bệnh lý: tai biến mạch não (62,2%). Tỷ lệ tai nạn giao thông, chấn thương sọ
não trong nhóm bệnh nhân cho tạng thấp (20,3%) [16]. Qua đó chúng ta thấy rằng,
ở hoàn cảnh của Việt Nam hiện này, số người trẻ, tiền sử khỏe mạnh, nguồn tạng
với chất lượng tốt ở nhóm tử vong và nặng về do tai nạn giao thông rất cao. Nên
chúng ta hơn lúc nào hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền chết não, đưa vấn đề
cho tạng chết não vào tận trường học để một bộ phận lớn người dân có thể hiểu, ý
thức được tầm quan trọng, vai trò của nguồn tạng từ người cho chết não.
Theo nghiên cứu trên 74 trường hợp chết não tại bệnh viện Hauterpierre, tỷ
lệ các bệnh lý mạn tính chiếm tỷ lệ cao như tiền sử tăng huyết áp gặp 26 bệnh nhân
chiếm 54,1%, đái tháo đường chiếm 21,6%, rối loạn mỡ máu chiếm 20,3%. Các
bệnh lý khác: bệnh phổi mạn tính, bệnh lý động mạch vành, nghiện rượu, bệnh lý
động mạch chủ, bệnh lý van tim, cơ tim, nhịp tim. Đặc biệt trong nghiên cứu có tới

2,7% bệnh nhân có bệnh lý ung thư (01 trường hợp ung thư da, 01 trường hợp ung
thư tiền liệt tuyến). Theo tiêu chuẩn lựa chọn người cho chết não tại Việt Nam, chỉ
trừ ung thư não, tất cả các loại ung thư khác đều nằm trong chống chỉ định lấy tạng.
Tuy nhiên theo nghiên cứu trên 74 trường hợp lấy tạng từ người chết não năm 2014
tại bênh viện Hauterpierre, có 1 trường hợp ung thư da và 1 trường hợp ung thư
tiền liệt tuyến vẫn được lấy tạng và ghép thành công [16].
6. Liên quan chẩn đoán chết não
Theo “Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác” số
75/2006/QH11 của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [1] và quy
định của bộ y tế về “ Tiêu chuẩn lâm sàng, cận lâm sàng và các trường hợp không
áp dụng tiêu chuẩn lâm sàng để xác định chết não” (ban hành kèm quyết định số
32/2007/QĐ-BYT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của bộ trưởng Bộ Y Tế). Chết não
được xác định khi bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán chết não về lâm
sàng, cận lâm sàng và thời gian. Các tiêu chuẩn lâm sàng được thực hiện và chứng
thực độc lập bởi 1 bác sỹ hồi sức, 1 bác sỹ ngoại khoa thần kinh và 1 bác sỹ giám
định pháp y được giám đốc phê duyệt [2]. Tiêu chuẩn chẩn đoán chết não tại bệnh
viện đa khoa Masachutsetts- Mỹ [31] lại chỉ quan tâm đến các yếu tố lâm sàng là
chủ yếu, các phương tiện cận lâm sàng chỉ áp dụng khi có các yếu tố có thể gây
nhầm lẫn. Các nước vùng Bắc Mỹ khác cũng dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng là chính
sau khi đã loại trừ các nguyên nhân như hạ nhiệt độ, thuốc an thần, giảm đau. Các


thăm dò cận lâm sàng không bắt buộc nhưng có thể được sử dụng khi tiêu chuẩn
lâm sàng không chắc chắn, không thể thực hiện test ngừng thở hoặc muốn làm
giảm ngắn thời gian đánh giá chết não[31]. Tiêu chuẩn chết não tại Pháp quy định
nếu: mất hoàn toàn tri giác hoặc vận động tự phát, mất tất cả các phản xạ thân não,
mất hoàn toàn tự thở, đặc điểm hủy hoại não không hồi phục được thiết lập bởi ghi
2 EEG cách nhau 4 giờ hoặc chụp mạch (CA hoặc CTA) cho thấy ngừng tuần hoàn
não [21], [25].
Quy định của Việt Nam thời gian chết não ít nhất 12h kể từ khi người bệnh

đủ tiêu chuẩn lâm sàng và không hồi phục mới được chẩn đoán chết não. Đánh giá
được thực hiện ở 3 thời điểm: bắt đầu xác định chết não và 2 thời điểm tiếp theo 6
giờ và 12 giờ. Qua nghiên cứu 26 bệnh nhân chúng tôi thấy triệu chứng lâm sàng
được đánh giá như sau (bảng 11):
Trong nghiên cứu, có một trường hợp 2 lần đầu cấu cựa tay trái rất nhẹ,
nhưng lần thứ 3 thì mất cử động hoàn toàn, bác sỹ chuyên khoa sọ não cho rằng
đây là phản xạ tự động chứ không phải có chỉ huy từ sọ não. Trường hợp này chúng
tôi cũng rất cẩn thận khi làm cả EEG, TCD và CA trước khi thông báo chết não.
Một trường hợp đồng tử giãn, không còn phản xạ ánh sáng tuy nhiên chưa đến
4mm.
Quy đinh về tiêu chuẩn cận lâm sàng để đánh giá chết não tại Việt Nam gồm
ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
- Ghi điện não: mất sóng điện não.
- Chụp cắt lớp vi tính động mạch não: chụp cắt lớp vi tính sọ não có bơm
thuốc cản quang tĩnh mạch nhưng không thấy mạch máu não ngấm thuốc.
- Siêu âm doppler xuyên sọ: không thấy sóng doppler của hình ảnh siêu âm
hoặc mất dòng tâm trương chỉ còn các đỉnh sóng tâm thu nhỏ khởi đầu kỳ tâm thu.
- Chụp X-quang đông mạch não: không thấy động mạch não ngấm thuốc cản
quang
- Chụp đồng vị phóng xạ: bơm chất đồng vị vào máu nhưng không thấy hình
ảnh chất phóng xạ trong não ở phút thứ 30, phút thứ 60 và phút thứ 120 sau khi
bơm.
Bảng 9 cho thấy, trong nghiên cứu của chúng tôi EEG, TCD được thực hiện
100%. Như vậy ở Việt Nam, 2 phương tiện chính vẫn là EEG và TCD. EEG vẫn
được dùng ở nhiều nước và vẫn là một trong những thăm dò cận lâm sàng bổ sung
để xác định chết não có giá trị nhất. Không có hoạt động điện não nào trong >30
phút ghi với độ nhạy được tăng lên tối thiểu 2V, tối thiểu 8 điện cực da đầu và
khoảng cách giữa các điện cực >= 10cm với trở kháng giữa các điện cực 1001000 mới được coi đẳng điện não [2], [24]. TCD cũng là một phương pháp có ưu
điểm không xâm lấn, an toàn, dễ sử dụng, có sẵn ở nhiều bệnh viện, có thể dùng tại
giường bệnh nhân. Một nghiên cứu đa trung tâm công bố năm 2006 đánh giá 684

bệnh nhân được thực hiện TCD, bao gồm 10 nghiên cứu trong khoảng thời gian
1980-2004. Trong đo có 2 bài báo chất lượng cao cho thấy độ nhạy của phương


pháp này 95%, độ đặc hiệu 99%. Phân tích gộp thêm 8 bài báo có chất lượng kém
hơn thấy độ nhạy giảm xuống 88% trong khi độ đặc hiệu vẫn giữ nguyên 99% [22].
TCD cũng có một số nhược điểm trong chẩn đoán chết não. TCD ở những bệnh
nhân có thay đổ cấu trúc hộp sọ (mổ, vỡ xương…) có độ nhạy rất thấp, tuy nhiên
độ đặc hiệu không thay đổi. Do vậy trong số bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi
có những lần siêu âm khó đánh giá chính xác hoàn toàn nên chỉ định CA thêm để
khẳng định. CA từ lâu đã được coi như tiêu chuẩn vàng trong xác định chết não và
sự mất dòng chảy của các mạch máu trong hộp sọ luôn đồng nghĩa với chết não.
Lợi ích của phương pháp này dễ đọc hình ảnh nhưng nhược điểm là một phương
pháp xâm nhập, tiêm thuốc cản quang nhiều có thể ảnh hưởng đến tạng, tắc mạch
và phải vận chuyển đến phòng chụp mạch trong thời gian dài, ít có cơ sở thực hiện
được [25].
Ngày nay với sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh, CTA đã thay thế CA. Lợi
ích của phương pháp này có thể thực hiện ở nhiều bệnh viện, dễ đọc kết quả, thời
gian thực hiện ngắn, là phương pháp có xâm lấn nhưng ít hơn CA do chỉ tiêm thuốc
cản quang vào tĩnh mạch chứ không phải động mạch nên ít độc với thận hơn. Tại
Pháp chụp CTA lần đầu tiên sử dụng cho mục đích này năm 1998 và được hiệp hội
y sinh học Pháp thông qua sử dụng như một phương pháp để chẩn đoán chết não
năm 2000 [15]. Trong nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn tại Strasbourg năm 2014 chỉ
có một bệnh nhân được chụp CA theo phương pháp cổ điển, trong khi đó có tới
77% được chụp CTA. Trong nghiên cứu này việc xác định chết não cũng không
chặt chẽ như luật pháp của nước Pháp đã quy định, chỉ có 4% bệnh nhân được
khẳng định chết não trên cận lâm sàng bằng cả EEG và một phương tiện chẩn đoán
hình ảnh; 17,6% số bệnh nhân chỉ được xác định chết não bằng hai EEG số còn lại
xác định bằng chụp CTA (có thể kết hợp với TCD) [5]. Còn nghiên cứu của J.C
Orban và cộng sự trên 188 bệnh nhân chết não tại các đơn vị hồi sức ở Pháp thấy

chụp CTA thực hiện 95%, tiếp theo điện não đồ 54%, rất ít bệnh nhân được chụp
mạch [14]. Tại Hà Lan, CTAđược coi là kỹ thuật thích hợp nhất xác định sự không
có tuần hoàn não khi xác định chết não [27].
Công bố chết não tại Việt Nam được thực hiện khi đủ 3 lần khám lâm sàng
cách nhau 6 giờ một lần, và ít nhất có một thăm dò cận lâm sàng kết luận chết não
[2], [24]. Thời gian từ khi bắt đầu xác định chết não đến khi thông báo chính thức
chết não trong nghiên cứu của chúng tôi 14,5  5,2 giờ. Trong khi đó ở Pháp hầu
hết các thăm dò cận lâm sàng được làm trước 6 giờ khi có chẩn đoán lâm sàng [14].
Còn các nước Bắc Mỹ thậm chí còn không cần sử dụng phương tiện cận lâm sàng
để kết luận chết não mà chỉ cần khám lâm sàng [31]. Qua trên cho thấy hiện nay
pháp luật của Việt Nam quy định rất chặt chẽ quy trình chẩn đoán chết não do đó
thời gian chẩn đoán chết não còn kéo dài. Trong giai đoạn đầu chúng tôi ủng hộ
việc đánh giá chặt chẽ này nhưng trong tương lai chúng ta có thể xem xét lại để rút
ngắn quá trình chẩn đoán chết não giúp giảm thời gian hồi sức chết não và có chất
lượng tạng được tốt hơn.


Các mốc thời gian liên quan đến chẩn đoán chết não, lấy tạng: Bảng 10 cho
thấy, trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian từ khi vào viện đến khi bắt đầu làm
chẩn đoán chết não 50,3  56,2 giờ, thời gian nhanh nhất 4 giờ, lâu nhất 240 giờ.
Nghiên cứu tại Strasbourg năm 2014 thấy 55.4% bệnh nhân nằm viện từ 1-3 ngày.
Số bệnh nhân nằm viện từ 7 ngày trở lên chiếm 10.8%, thời gian nằm viện dài nhất
là 21 ngày [16]. Việc nằm điều trị kéo dài tại phòng hồi sức sẽ làm giảm chức năng
mảnh ghép: nhịn ăn kéo dài và nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên việc kéo dài thời
gian nằm viện quá 4 ngày hiện cũng không phải là chống chỉ định cho lấy tạng, đa
số trung tâm chấp nhận nếu thời gian không quá 7 ngày [16]. Nghiên cứu của Bodi
và cộng sự thấy chết não xẩy ra trung bình sau 2 ngày nhập viện [18].
7. Số tạng được ghép từ người cho chết não trên toàn quốc
Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2016 trên cả nước mới chỉ có 4 bệnh viện
ghép tạng từ người cho chết não gồm: bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Chợ Rẫy,

bệnh viện trung ương Huế, bệnh viện quân Y 103. Bảng 12 cho thấy, trong nghiên
cứu của chúng tôi trong thời gian từ 23/4/2008 đến 19/8/2016, với tổng số 44
trường hợp chết não cho tạng, tổng số 128 số ca ghép tạng từ người cho chết não
được thực hiện, trong đó có 80 trường hợp ghép thận, 30 trường hợp ghép gan, 16
trường hợp ghép tim, 1 trường hợp ghép khối tim phổi và 1 trường hợp ghép thận
tụy. Tổng số ca ghép từ người cho chết não tại bệnh viện Việt Đức là 93 trường hợp
chiếm 72,66%, bệnh viện Chợ Rẫy ghép tổng số 18 trường hợp chiếm 14,06%,
bệnh viện Quân Y 103 thực hiện 13 trường hợp chiếm 10,16%, đặc biệt trong số ca
ghép của học viện Quân Y có trường hợp ghép tim từ người cho chết não đầu tiên
(ngày 17/06/2010), và ca ghép khối tụy thận đầu tiên tại Việt Nam (01/03/2014).
Tổng số ca ghép tạng từ người cho chết não của bệnh viện Trung ương Huế là 4 ca
chiếm 3,12%, đặc biệt trong đó có ca ghép khối tim phổi đầu tiên tại Việt Nam
(22/7/2015).
Trong tổng số 30 ca ghép gan từ người cho chết não trong cả nước, có 27 ca
được thực hiện tại bệnh viện Việt Đức chiếm 90%, trong tổng số 16 ca ghép tim
được thực hiện, có 13 ca ghép tại bệnh viện Việt Đức. Tại Hồng Kông, một nước
nhỏ hơn Việt Nam rất nhiều, từ năm 1996-2009 có 1183 tạng được ghép từ 438
người cho chết não trong đó có 308 gan được ghép, chiếm 26% [29]. Tại Bỉ năm
2012-2013 có 1310 người chết cho tạng, có 47,8% người cho đủ tiêu chuẩn để lấy
tạng ghép, trong đó 79% từ người cho chết não. Trong số bệnh nhân chết não chỉ có
13,4% gia đình từ chối cho tạng [30]. Tại Hoa Kỳ năm 2013 có 8267 người cho
chết (chết não và chết ngừng tim), với 11161 thận, 6203 gan, 2531 tim, 1922 phổi
được ghép. Riêng tại thành phố New York năm 2013 có 356 người cho chết não
[31].
KẾT LUẬN

Với sự ban hành luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy
xác, khung pháp lý ghép tạng chết não cũng như sự ra đời trung tâm điều phối ghép
tạng quốc gia và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã tạo cơ
sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để phát triển ngành ghép tạng Việt Nam. Qua



nghiên cứu 44 trường hợp cho tạng từ người cho chết não được thực hiện tại Việt
Nam giai đoạn 23/4/2008 đến 19/8/2016 với 128 số ca ghép tạng từ người cho chết
não được thực hiện (80 ghép thận, 30 ghép gan, 16 ghép tim, 1 ghép khối tim phổi
và 1 ghép thận tụy, chúng tôi có nhận xét: bệnh viện Việt Đức có số người chết não
cho tạng nhiều nhất (65,91%), tuổi trung bình 29,6, nam giới chiếm đa số(88,5%),
nguyên nhân chết 100% do chấn thương trong đó tai nạn giao thông chiếm vượt
trội (61,5%), chỉ có 1 trường hợp viêm gan B cho người nhận viên gan B, thời gian
từ khi vào viện đến khi bắt đầu làm chẩn đoán chết não trung bình 50,3 giờ. Cần rút
ngẵn quy trình chẩn đoán chết não để hoàn toàn đảm báo chính xác chết não nhưng
tiết kiệm thời gian liên quan chất lượng tạng ghép. Bệnh viện Việt Đức là nơi có số
lượng ghép gan, ghép thận, ghép tim nhiều nhất từ người cho chết não.
TÀI LIỆU THAM KHẢO



×