Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

đề cương môn thân tộc (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.71 KB, 10 trang )

Chương I. THÂN TỘC
° Phương trình hợp xưng hoà vào nonlineal (không ghép nhóm theo dòng):
FZ = M = MZ
FB = F = MB
° Phương trình hoà vào / phân đôi nonlineal (không ghép nhóm theo dòng):
f / (FZ = M) ≠ MZ
m / (MB = F) ≠ FB
f / (FZ = MZ) ≠ M
m / (MB = FB) ≠ F
° Phương trình phân đôi / hoà vào lineal (ghép nhóm theo dòng):
f / FZ ≠ (M = MZ)
m / MB ≠ (F = FB)
° Phương trình biệt xưng phân đôi descriptive (không ghép nhóm):
FZ ≠ M ≠ MZ
FB ≠ F ≠ MB
Chú thích:
FZ : phía dòng cha
FB : phía dòng cha
MZ : phía dòng mẹ
MB : phía dòng mẹ
= : hòa vào
≠ : phân đôi

1° Phương trình hợp xưng hoà vào nonlineal (không ghép nhóm theo dòng):
FZ = M = MZ
FB = F = MB



Xác định các thành viên trong bảng sơ đồ hệ thống thân tộc





Viết phương trình hợp xưng và biệt xưng



Xác định nhóm loại hình thân tộc



So sánh các loại hình thân tộc trên thế giới
1. Hệ thống thân tộc Hawaii

Tất cả những thành viên thuộc thế hệ thứ nhất trên ego có khuynh hướng hòa vào
nhau theo cùng nhóm giới tính. Những người đàn ông thuộc về phía cha (Fa, FaBr) và
những người đàn ông thuộc về phía mẹ (MoBr) đều cùng chung một thuật ngữ thân
tộc; đồng thời cũng như vậy, những người đàn bà thuộc về phía cha (FaSi) và những
người đàn bà thuộc về phía mẹ (Mo, MoSi) cũng cùng chung một thuật ngữ thân tộc.
Ngoài ra, những thành viên cùng thế hệ với ego cũng có khuynh hướng hòa vào nhau
theo cùng nhóm giới tính. Ở đây, phân ra hai nhóm rõ rệt. Một thuật ngữ thân tộc
dùng để gọi chung cho tất cả anh em họ (FaBrSo, MoBrSo, FaSiSo, MoSiSo) cùng
với các anh em trai (Br) và một thuật ngữ thân tộc dùng để gọi chung cho các chị em
họ (FaBrDa, MoBrDa, FaSiDa, MoSiDa) với các chị em gái (Da).
° Đặc điểm của Hệ thống thân tộc Hawaii là sự kết hợp theo Phương trình hợp xưng
hợp xưng hoà vào:
 Hợp xưng trực hệ bàng hệ
 Hợp xưng bên cha, bên mẹ
 Biệt xưng thế hệ
 Biệt xưng nam – nữ.

FZ = M = MZ
FB = F = MB
2. Hệ thống thân tộc Eskimo
Trong hệ thống thân tộc của người Eskimo, ego chỉ được xem xét cùng với thành viên gia
đình hạt nhân như cha, mẹ, anh em trai, chị em gái. Những thuật ngữ dùng để chỉ những
thành viên ở ngoài đơn vị gia đình hạt nhân đều không có liên quan với ego. Vì vậy, thuật
ngữ thân tộc dùng để chỉ cha mẹ khác với thuật ngữ dùng để chỉ anh em trai của cha, anh
em trai của mẹ, chị em gái của cha, chị em gái của mẹ (FaBr, MoBr, FaSi, MoSi); tương
tự như vậy, thuật ngữ dùng để chỉ anh chị em ruột cũng khác với những thuật ngữ dùng
để chỉ anh chị em họ và đồng thời thuật ngữ chỉ các đứa con cũng khác với thuật ngữ
dùng để chỉ con gái của anh chị em (BrDa, SiDa), con trai của anh chị em (BrSo, SiSo).


Hay nói cách khác, sự biệt lập giữa những thành viên của gia đình hạt nhân với những
thành viên ở ngoài gia đình hạt nhân là đặc trưng cơ bản của hệ thống thân tộc Eskimo.
° Hệ thống thân tộc Eskimo thuộc về Phương trình hoà vào / phân đôi. Như vậy ở hệ
thống này :
 Biệt xưng trực hệ bàng hệ
 Hợp xưng nội ngoại
3. Sơ đồ hệ thống thân tộc Irquois
Đây là hình mẫu của sự phân đôi nhưng lại hòa vào . Mẹ của ego (Mo) ghép chung cùng
nhóm với những chị em gái của mẹ ego (MoSi) và cha của ego (Fa) ghép chung cùng
nhóm với những anh em trai của cha ego (FaBr). Đây là sự phân đôi thành hai phía (phía
cha và phía mẹ) nhưng cùng một phía thì lại hòa vào. Giới tính đối với những mối quan
hệ thân tộc trong hệ thống này rất quan trọng. Trong khi các anh chị em ruột song song
được kết thành nhóm cùng với cha mẹ, thì các anh chị em ruột chéo lại bị gạt sang một
bên khác.
° Hệ thống thân tộc Iroquois thuộc về Phương trình phân đôi / hoà vào:
 Hợp xưng trực hệ bàng hệ
 Biệt xưng nội ngoại

f / FZ ≠ (M = MZ): cha= anh =em của cha # anh em của mẹ
m / MB ≠ (F = FB): mẹ= chị em mẹ # chị em cha
4. Hệ thống thân tộc Sudan
Đối với loại hình hệ thống thân tộc của Sudan, mỗi thành viên thường có mỗi
thuật ngữ thân tộc riêng biệt.
° Hệ thống thân tộc Sudan thuộc về Phương trình biệt xưng phân đôi : ta nói
 Biệt xưng trực hệ - bàng hệ
 Biệt xưng giới tính
 Biệt xưng nội ngoại ( cha- mẹ)
 Biệt xưng thế hệ


FZ ≠ M ≠ MZ
FB ≠ F ≠ MB
5. Hệ thống Omaha
Hệ thống thân tộc Ohama là loại hình hệ thống thân tộc có mối quan hệ thân thuộc theo
phụ hệ, do đó, chúng ta có thể tìm thấy loại hình này ở trong các tộc người theo chế độ
dòng họ phụ hệ. Những thành viên thuộc dòng phụ hệ với mẹ ego có sự phân đôi về giới
tính, có nghĩa là anh em trai của mẹ (MoBr) và những đứa con trai thuộc nhiều thế hệ
khác nhau tính theo trực hệ với người anh em trai của mẹ (MoBrSo, MoBrSoSo) được
gọi chung một thuật ngữ thân tộc, song song với nó là chị em gái của mẹ (MoSi) và
những đứa con gái thuộc nhiều thế hệ khác nhau tính theo trực hệ với người chị em gái
của me (MoSiDa, (MoSiDaDa) cũng được gọi chung một thuật ngữ thân tộc; còn những
đứa con của người đàn bà có quan hệ thân thuộc với ego theo phụ hệ thì lại dùng thuật
ngữ thân tộc khác: một thuật ngữ thân tộc dùng để gọi cho các thành viên thuộc giới tính
nam và một thuật ngữ thân tộc dùng để gọi cho các thành viên thuộc giới nữ.
° Hệ thống thân tộc Ohama thuộc về Phương trình phân đôi / hoà vào:
f / FZ ≠ (M = MZ)
m / MB ≠ (F = FB)
6. Hệ thống thân tộc Crow.

Hệ thống thân tộc Crow ở trong cộng đồng tộc người theo chế độ mẫu hệ. Đây là loại
hình hệ thống thân tộc phân đôi hai dòng mẫu hệ có quan hệ thân tộc quan trọng đối với
ego: dòng mẫu hệ của chính ego và dòng mẫu hệ của cha ego. Giống như hệ thống thân
tộc Iroqua, giới tính trong mối quan hệ thân tộc rất quan trọng, do đó, cha mẹ và các anh
chị em ruột của cha mẹ trong hệ thống thân tộc của Crow luôn luôn có khuynh hướng qui
thành nhóm cùng giới tính với nhau. Có nghĩa là cha (Fa) và anh em trai (FaBr) của cha
cùng một nhóm, còn mẹ (Mo) và chị em gái của mẹ (MoSi) cùng một nhóm. Tương tự
như vậy, những người anh chị em họ song song với ego cũng qui thành nhóm cùng giới
tính với anh chị em ruột ego. Hay nói cách khác, chị em gái họ song song (MoSiDa) ghép
cùng nhóm với chị em gái ruột ego (Si) và anh em trai họ song song (FaBrDa) ghép cùng
nhóm với anh em trai ruột ego (Br).
° Hệ thống thân tộc Crow thuộc về Phương trình phân đôi / hoà vào:
f / FZ ≠ (M = MZ): cha= anh em trai của cha # mẹ = chị em gái chủa mẹ


m / MB ≠ (F = FB) mẹ = chị em gái chủa mẹ # cha= anh em trai của cha
anh em ruột=con trai của chú/bác= con trai của dì
chị em ruột Ego= con gái của chú/ Bác= con gái dì
Chương

III. HÔN NHÂN

1. Khái niệm:
Hôn nhân và gia đình là các thiết chế xã hội rất đa dạng và phức tạp phản ánh mối
quan hệ sinh học và xã hội, vật chất và tinh thần, tư tưởng và tâm lí.
Hôn nhân là một thể chế xã hội, luôn là đối tượng của sự kiểm soát xã hội, còn
trong xã hội có giai cấp là đối tượng của luật pháp.
 Hôn nhân là sự kết hợp giới tính tuân thủ những nguyên tắc quy định, thủ tục, lễ
nghi,,,theo tập quán pháp hay pháp luật để được cộng đồng xã hội thừa nhận là
hợp pháp và có giá trị lâu dài, trên cơ sở đó hình thành nên gia đình với những

chức năng nhất định. Hôn nhân luôn là đối tượng kiểm soát xã hội và diễn ra theo
nhiều hình thái khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội và những yếu tố
văn hóa tộc người, vừa phản ánh quy luật chung sự phát triển của xã hội loài người
qua các giai đoạn lịch sử, vừa mang những đặc thù của văn hóa tộc người.
2. Chức năng của hôn nhân: có 4 chức năng
a. Hôn nhân kiểm soát và hợp thức hóa quan hệ giới tính nhằm dẫn đến sự kết hợp và
cân bằng trong toàn bộ xã hội .
b. Hôn nhân xác định quyền lợi và trách nhiệm cho những người liên quan.
c. Hôn nhân là phương phức tạo dụng mạng lưới liên minh xã hội.
d. Hôn nhân là phương thức thực hiện sự kiểm soát của xã hội.
3. Các hình thái hôn nhân
a. Hình thái đơn hôn hôn nhân một vợ một chồng.
Có hai loại đơn hôn khác nhau:
+ Đơn hôn trong chế độ phụ hệ: Con gái đi lấy chồng theo chồng, thờ cúng tổ tiên bên
nhà chồng, con theo họ cha, người đàn ông là chủ tuyệt đối của vợ mình và những đứa
con,


+ Đơn hôn trong chế độ mẫu hệ :Người con gái đi lấy chồng nhưng vẫn phụ thuộc vào
dòng họ mình, hôn nhân , con cái, quyền lợi thuộc về người vợ, anh em người vợ quản
cháu chắt chứ không phải người cha
Ngoài ra còn có hình thức hôn nhân với chị em họ chéo và chị em họ song song. Chị em
họ chéo là chị em con cô- con cậu. đây là hình thức hôn nhân được ưu tiên thậm chí là
bắt buộc ở nhiều nơi.
Chị em họ song song là chị em con chú con bác / con dì.
-

Trong đơn hôn còn hình thái hôn nhân chị em vợ ,anh em chồng đây là hình thái
hôn nhân mà nhiều nhà nhân học xem là vàu là đơn hôn vừa phức hôn.
b. Hình thái phức hôn- hôn nhân cho phép có nhiều vợ nhiều chồng.


-

Hôn nhân nhất phu đa thê (polygyny)

Hình thức này cho phép một người đàn ông lấy nhiều vợ, có khi những người vợ là chị
em ruột với nha( đa thê tỉ muội). Hình thức này nhằm tăng cường mối quan hệ của tập thể
dân tộc. đa thê thường thấy ở các xã hội còn ở trình độ thấp, chưa có chữ viết..xã hội săn
bắn hái lươm.. những việc này người đàn ông phụ trách.
Những nguyên nhân dẫ đến tình trạng đa thê:
+ lí do kinh tế: nhiều vợ chứng tỏ sự sung túc.
+ lí do chính trị: người vợ là đại diện cho ng chồng
-

Hôn nhân nhất thê đa phu ( polyandry)

Là hình thức một người đàn bà có thể cưới một số anh em của một gia đình làm chồng,
gọi là đa phu huynh đệ, còn khi một người đàn bà cưới những người đàn ông không phải
là anh em làm chồng gọi là đa phu kết hợp.
• Hôn nhân đa phu huynh đệ: anh em trong nhà lấy chung 1 người phụ nữ nhằm
đảm bảo tài sản và sức lao động không bị chia nhỏ


Hôn nhân đa phu két hợp: là hình thức những người chồng là những người đàn
ông không nhất thiết phải là anh em với nhau, ở những thời khác nhau hoặc cùng
một lúc

 phân tích chức năng hôn nhân- đưa ra suy nghĩ bản thân ??



CHƯƠNG IV . GIA ĐÌNH
1. Khái niệm
Gia đình là một tập hợp những người chung sống với nhau trong cùng mái nhà,
liên kết với nhau bằng quan hê hôn nhân và quan hệ huyết thống được chính thức
công nhật bởi pháp luật hay luật tục, có quan hệ kinh tế với nhau, có trách nhiệm
cùng nhau thực hiên các chức năng sinh học, kinh tế, văn hóa , xã hội, đạo đức ,
tín ngưỡng … Gia đình là một phạm trù lịch sử, một thiết chế xã hội, thay đổi
cùng với sự phát triển của xã hội.
-

Tiêu chí phân loại: 2 tiêu chí:
+ Mối quan hệ giữa các thành viên
+ Chức năng gia đình
Vậy nên bất kì loại hình gia đình nào cũng là một nhóm xã hội, liên kết bởi quan
hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống , theo cả hai phía cha hoặc mẹ. Huyết thống
có thể là thực tế hoặc thay thế , huyết thống theo chiều ngược , theo chiều xuôi và
theo chiều ngang và một đơn vị kinh tế, cùng cộng tác sản xuất, chung sống dưới
một mái nhà hay cùng một nơi cư ngụ và cùng chung một số dịch vụ.

2. Quan điểm các nhà nhân học
a. Ph.Engel cho rằng; Gia đình là một tập hợp trong đó bao gồm một số thếheej của
ông bố cùng con cái họ, thêm vào đó cùng sống chung một nhà, cùng lao động
trên những mảnh đất chung, cùng hưởng thụ những thành quả lao động của mình
b. M.O.Kosven cho rằng: Đặc thù của công xã gia đình là gòm từ ba bốn năm thế hệ,
đôi khi là nhiều hơn, có những họ hàngthaan thuộc theo trực hệ hoặc bàng hệ.
Theo ông 2 giai đoạn phát triển của gia đình : 1 giai đoạn dân chủ mà dặc chưng là
sở hữu tập thể về của cải , cùng làm chung, ăn chung, ; tiếp theo là giai độc tài còn
gọi là phụ hệ, đặc trưng cơ bản là biến người chủ gia đình thành chủ sở hưuz có
toàn quyền với các thành viên khác trong gia đình.
c. Geonge Mủdock theo ông “ gia đình là một nhóm xã hội được xác định bởi một

nơi trú ngụ chung, sự cộng tác và tái sản xuất kinh tế(bao gồm ) những người
trưởng thành của cả hai giới, trong đó có ít nhất 2 người duy trì mối quan hệ tín


dục được xã hội công nhận và một hoặc nhiều đứa trẻ là con đẻ hay con nuôi của
những người trưởng thành có quan hệ như vợ chồng với nhau.
d. Yvonne Castellan coi gia đình như mọt cộng đồng có quan hệ huyết thống, chung
sống dưới một mái nhà hay cùng một nơi cư ngụ và cùng chung một số dich vụ
e. Trost cho rằng một gia đình có hai quan hệ chủ yếu nhất là “ quan hệ vợ chồng” và
“ quan hệ bố mẹ- con ” vì vậy gia đình là một nhóm bao gồm ít nhất một đơn vị bố
mẹ con hoặc ít nhất một đơn vị bạn đời kể cả trường hợp không cùng chung sống
với nhau.
f. ở ViệtNam theo Phan Xuân Biên, Phan Anh, Phan Văn Dốp trong tác phẩm ‘ văn
hóa Chăm’ cho rằng bản chất của gia đình là loại hình chung sống của cặp nam nữ
được liên kết nhờ hôn nhân nhằm để tái sản xuất, cùng nhau thực hiện những chức
năngtrong các lĩnh vực đời sống.
g. Trong từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê định nghĩa là “tập hợp những người cùng
sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ
hôn nhân và dòng máu thường gồm có vợ chồng cha mẹ và con cái”.
h. Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì : gia dình là thiết chế xã hội dựa trên cơ cở
kết hợp những thành viên khác giới , thông qua hôn nhân, để thực hiện chức năng
sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng… khi các gia đình đã có con cái, thì
các thành viên khác trong gia đình liên kết với nhau vừa bằng quan hệ hôn nhân,
vừa bằng quan hệ huyết thống. Gia đình là một phạm trù lịch sử, thay đổi cùng sự
phát triển của xã hội.
3. Cấu trúc gia đình
là toàn bộ nói chung những quan hệ bên trong giữa các thành viên tạo nên một chỉnh thể.
a. Vấn đề phân loại gia đình.
• Theo R.linton 2cos 2 loại gia đình:
+ Gia đình kết hôn : hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân

+ Gia đình huyết tộc: hình thành trên cơ sở huyết tộc
• Trên cơ sở đó nhân học phân loại gia đình:
+ gia đình xuất thần: là gia đình mà bản thân được sinh ra từ đó


+ Gia đình sinh sôi: là gia đình do bản thân kết hôn mà hình thành
• Quan điểm các nhà khoa học Liên Xô cũ
+ Gia đình lớn và gia đình nhỏ
• Các viện sĩ viện hàn lâm khoa học Ju.Bromlei và TS. Kaxuva :
+ Gia đình đơn giản: bao gồm một cặp vợ chồng và những đứa con chưa thành niê hoặc
chưa có con
+ Gia đình phức hợp: bao gồm hai hay nhiềuhown gia đình đơn giản. Trong gia đình
phức hợp chia thành hai loại.
1 gia đình đa tuyến: điển hình là những anh em trai, hay chị em gái đã xây dựng gia đình
nhưng vẫn cùng chung sống
2 gia đình đơn tuyến.

b. Gia đình nhỏ: là gia đình gồm một cặp vợ chồng và những đứa con chưa lấy vợ
lấy chồng của họ- đay là loại gia đình hạt nhân.
Có hai loại:
+ Gia đình nhỏ không hoàn chỉnh: là gia đình đầy đủ hai thế hệ nhưng ở thế trên thiếu
vắng cha hoặc mẹ.
Gia đình nhỏ chỉ có thế hệ trên mà chưa có thế hệ dưới
Dia đình nhỏ chỉ có thế hệ dưới – cha mẹ mất sớm chỉ còn anh chị em sống với nhau mad
chưa có ai xây dựng gia đình
+ Gia đình nhỏ mở rộng: gồm đầy đủ hai thế hệ và có cha hoặc mẹ của vợ chồng cùng
chung sống.
gồm đầy đủ hai thế hệ và có thêm người anh em/chị em của chồng vợ cùng sinh sống.
c. Gia đình lớn.
Là gia đình có từ hai cặp vợ chồng chở lên, mà mỗi cặp có khả năng tồn tại như một

gia đình hạt nhân. Trong gia đình có từ 2,3,4 hoặc nhiều hơn các thế hệ cùng sinh
sống.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×