Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN HỮU CƯỜNG

ĐẶC ĐIỂM SINH CẢNH VÀ PHÂN BỐ THÚ MÓNG GUỐC CHÂN
(ARTIODACTYLA)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HOÁ ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Đồng Nai, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN HỮU CƯỜNG

ĐẶC ĐIỂM SINH CẢNH VÀ PHÂN BỐ THÚ MÓNG GUỐC CHÂN
(ARTIODACTYLA)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HOÁ ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60 62 02 01



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KIỀU MẠNH HƯỞNG

Đồng Nai, 2017



i

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lập với bất kỳ công trình nào đã
công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận
văn của Hội đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày tháng năm 2017
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Hữu Cƣờng


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp theo chƣơng
trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 23, giai đoạn 2015 – 2017. Trong quá
trình thực hiện học viên luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ có hiệu quả của Phòng

Đào tạo Sau đại học, Phân hiệu trƣờng ĐHLN tại tỉnh Đồng Nai; Ban Giám
đốccùng công chức, viên chức trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng
Nai và Chi cục Kiểm lâm Bà Ria-Vũng Tàu, Hạt Kiểm lâm liên huyện Châu
Đức- Bà Rịa.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Kiều Mạnh
Hƣởng ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã dành nhiều công sức giúp đỡ
tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của
Ban Giám đốc cùng công chức, viên chức trong Khu Bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai, Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Bà Ria Vũng Tàu, Hạt Kiểm
lâm liên huyện Châu Đức- Bà Rịa. Đặc biệt, xin tỏ lòng biết ơn đến cha, mẹ
kính yêu, các anh, chị, em trong gia đình; vợ, các con luôn ủng hộ, động viên
và tạo tất cả các điều kiện tốt nhất giúp tôi vƣợt qua nhiều khó khăn, thử thách
để hoàn thành luận văn này.
Xin đƣợc tri ân tất cả những giúp đỡ đó.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do thời gian nghiên cứu còn có hạn và
bƣớc đầu làm nghiên cứu nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Học viên rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quý
thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.
Đồng Nai, ngày tháng năm 2017
Học viên

Nguyễn Hữu Cƣờng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT .................................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II
MỤC LỤC ....................................................................................................... III
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ VI

MỤC LỤC HÌNH ......................................................................................... VIII
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1....................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
1.1. Đặc điểm phân loại bộ móng guốc chẵn (Artiodactyla) ........................ 3
1.2. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở Việt Nam ......................................... 5
1.3. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở Khu Bảo tồn và lân cận .................. 7
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 10
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GHIÊN CỨU.................... 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 10
2.2. Đối tƣợngnghiên cứu ........................................................................... 10
2.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 11
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 11
2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa .................................................................... 12
2.5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn................................................................ 12
2.5.3. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp .............................................. 13
2.5.4. Phƣơng pháp nghiên cứu sinh cảnh của thú MGC ....................... 22
2.5.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................ 23
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 26
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................ 26
3.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 26


iv

3.2. Địa hình ................................................................................................ 26
3.3. Khí hậu, thủy văn ................................................................................. 26
3.4. Địa chất, thổ nhƣỡng ............................................................................ 29
3.4.1. Nhóm đất đen ............................................................................... 29

3.4.2. Nhóm đất xám .............................................................................. 29
3.4.3. Nhóm đất đỏ ................................................................................. 30
3.5. Hệ thực vật và động vật hoang dã ........................................................ 30
3.5.1. Thực vật ....................................................................................... 30
3.5.2. Động vật ....................................................................................... 31
3.6. Các dạng sinh cảnh chính..................................................................... 32
3.6.1. Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới (SC1).......................... 32
3.6.2. Rừng hỗn giao cây gỗ - tre nứa (SC2) ......................................... 34
3.6.3. Rừng tre nứa thuần loại (SC3) .................................................... 35
3.6.4. Rừng trồng, trảng cỏ-cây bụi và nƣơng rẫy (SC4) ..................... 35
3.6.5. Đất ngập nƣớc (SC5) ................................................................... 35
3.7. Dân số, dân tộc và phân bố dân cƣ ...................................................... 36
CHƢƠNG 4..................................................................................................... 41
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 41
4.1. Hiện trạng các loài thú móng guốc tại Khu Bảo tồn ............................ 41
4.2. Phân bố thú móng guốc theo sinh cảnh chính...................................... 44
4.2.1. Phân bố động vật theo sinh cảnh chính qua tuyến điều tra........... 44
4.2.2. Phân bố động vật theo sinh cảnh chính qua điểm điều tra............ 50
4.2.3. Chỉ số giám sát Cheo cheo theo ô ................................................. 56
4.3. Đặc điểm các dạng sinh cảnh của thú MGC ở KBT ............................ 59
4.3.1. Các dạng sinh cảnh chính của thú MGC....................................... 59
4.3.2.Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới (SC1)............................ 61
4.3.3.Sinh cảnh rừng hỗn giao cây gỗ - tre nứa (SC2)............................ 66


v

4.3.4.Sinh cảnh rừng lồ ô thuần loại (SC3)............................................. 66
4.3.5. Sinh cảnh Rừng trồng, trảng cỏ-cây bụi và nƣơng rẫy (SC4) ...... 67
4.3.6. Sinh cảnh đất ngập nƣớc ven thủy vực lớn (SC5) ........................ 67

4.4. Mối đe dọa chính đến thú móng guốc chẵn ......................................... 68
4.4.1. Tác động đe dọa đến động vật tại tuyến điều tra .......................... 68
4.4.2. Tác động đe dọa đến động vật tại điểm điều tra ........................... 69
4.4.3. Tác động đe dọa đến thú MGC tại Khu Bảo tồn trong thời gian qua
................................................................................................................. 70
4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn thú MGC ....................................... 72
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 74
1. Kết luận ................................................................................................... 74
2. Tồn tại ..................................................................................................... 74
3. Khuyến nghị ............................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76


vi

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
KBT

Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai

WWF

Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới

MAB


Ủy ban Quốc gia Chƣơng trình Con ngƣời và sinh quyển
Việt Nam

VCF

Quỹ Bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam

VQG

Vƣờn quốc gia

NĐ32

Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30 tháng 3 năm 2006

CITES
IUCN
KDTSQ

Công ƣớc quốc tế về buôn bán động vật, thực vật quốc
tế
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
Khu dự trữ Sinh quyển

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND

Ủy Ban nhân dân

EX


Extinct (tuyệt chủng)

UV

Vulnerable (bị đe dọa, sắp nguy cấp)

CR

Critically Endangered (cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ
tuyệt chủng)

NT

Near Threatened (sắp bị đe dọa hoặc nguy cơ nhẹ)

EN

Endangered( nguy cấp cao)

LC

Least Concern (ít quan tâm)

NE

Not Evaluated (không phân loại hoặc không đánh giá)

EW


Extinct in the Wild (tuyệt chủng trong tự nhiên)

DD

Data Deficient (không dủ dữ liệu)

hPa

Áp xuất không khí( %)


vii

ĐDSH

Đa dạng sinh học

SC1

Sinh cảnh 1: Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới

SC2

Sinh cảnh 2: Rừng hỗn giao cây gỗ - tre nứa

SC3

Sinh cảnh 3: Rừng tre nứa thuần loại

SC4


Sinh cảnh 4: Rừng trồng, trảng cỏ-cây bụi và nƣơng rẫy

SC5

Sinh cảnh 5: Đất ngập nƣớc (sông, suối, hồ, bàu sình)


viii

MỤC LỤC HÌNH
Hình 2. 1. Bản đồ tuyến điều tra thú MGC tại KBT ...................................... 14
Hình 2. 2. Bản đồ các điểm điều tra tại KBT ................................................. 17
Hình 2. 3. Sơ đồ ô mẫu điều tra ..................................................................... 18
Hình 3. 1. Bản đồ quy hoạch các phân khu của KBT .................................... 27
Hình 4.1. Bản đồ Phân bố các loài thu MGC theo tuyến ............................... 49
Hình 4. 2. Phân bố các loài thú MGC theo điểm ........................................... 54
Hình 4.3. Bản đồ phân bố thú MGC tại KBT ................................................ 55
Hình 4.4. Bản đồ vị trí lập OTC giám sát Cheo cheo .................................... 57
Hình 4. 5. Bản đồ hiện trạng các dạng sinh cảnh ở KBT .............................. 61


ix

MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 4. 1. Tần suất bắt gặp thú MGC (cá thể/ km) theo tuyến ................. 47
Biểu đồ 4. 2. Tần suất bắt gặp thú MGC (cá thể/giờ) theo tuyến .................. 47
Biểu đồ 4. 3. Tần suất bắt gặp thú MGC (cá thể/điểm) điều tra .................... 53
Biểu đồ 4. 4. Tần suất bắt gặp thú MGC (cá thể/h) theo điểm ...................... 53
Biểu đồ 4. 5. Biểu đồ phân bố số cây theo đk (n/D1.3) của trạng thái rừng

IIIA2 ................................................................................................................ 63
Biểu đồ 4. 6: Biểu đồ phân bố số cây theo đk (n/D1.3) của trạng thái rừng
IIIA1 ................................................................................................................ 64
Biểu đồ 4. 7. Biểu đồ phân bố số cây theo đk (n/D1.3) của trạng thái rừng IIB
......................................................................................................................... 66


x

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Danh lục những loài thú MGNC nghiên cứu ............................... 11
Bảng 3. 1. Bảng tổng hợp hành phần dân tộc trong KBT .............................. 37
Bảng 4. 1. Số lƣợng cá thể thú MGC quan sát đƣợc theo tuyến, điểm.......... 42
Bảng 4. 2. Phân bố động vật tại các sinh cảnh chính trên tuyến.................... 45
Bảng 4. 3. Tấn suất bắt gặp thú MGC (cá thể/km) theo tuyến ...................... 46
Bảng 4. 4. Tấn suất bắt gặp thú MGC (cá thể/h) theo tuyến ......................... 46
Bảng 4. 5. Phân bố thú MGC tại các sinh cảnh chính theo điểm .................. 50
Bảng 4. 6. Tần suất bắt gặp thú MGC (cá thể/điểm) theo điểm .................... 51
Bảng 4. 7. Tần suất bắt gặp thú MGC (cá thể/h) theo điểm .......................... 52
Bảng 4. 8. Chỉ số giám sát cheo cheo theo ô tiêu chuẩn điều tra động vật... 58
Bảng 4. 9. Các dạng sinh cảnh chính của thú MGC ở KBT ......................... 60
Bảng 4. 10. Tổng hợp các mối đe dọa đến sinh cảnh tại tuyến điều tra ....... 69
Bảng 4. 11.Tổng hợp các mối đe dọa đến sinh cảnh tại điểm điều tra ......... 70
Bảng 4. 12. Tổng hợp các vụ vi phạm trong các năm 2009 đến 2016........... 71
Bảng 4. 13. Tổng hợp dụng cụ bẫy thú trong các năm 2009 đến 2016 ......... 71


xi



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong 16 nƣớc có tính đa dạng sinh học cao trên thế
giới. Đây là tiềm năng thực sự góp phần làm nền tảng cho chiến lƣợc bảo vệ
và phát triển bền vững ĐDSH Việt Nam. Hệ động vật đóng vai trò hết sức
quan trọng về nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, cơ chế sinh
học, sinh lý học, phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ
cộng đồng, còn là ngân hàng gen sống vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban
tặng cho con ngƣời.Trong khoảng 20 năm trở lại đây với những thành tự đáng
khích lệ nhƣ phát hiện đƣợc nhiều loài động vật cỡ lớn và trung bình mới cho
khoa học. Trong đó có 5 loài thú, 3 loài chim và 2 loài cá...
Bên cạnh đó, thì mức độ đe dọa nghiêm trọng đối với các loài động vật
hoang dã nói chung và các loài thú móng guốc ngón chẵn nói riêng ở Việt
Nam đáng báo động. Đặc biệt, một số loài nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa và
có nguy cơ suy giảm nhiều về số lƣợng, chúng đang đứng trƣớc nguy cơ bị
tuyệt chủng.Theo Sách đỏ Việt Nam năm 1992 [5] mới chỉ có 721 loài động,
thực vật bị đe dọa ở các mức khác nhau thì đến năm 2007 [6] số loài này đã
lên đến 882. Năm 2011, cá thể Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus
annamiticus) cuối cùng của Việt Nam đã bị tuyệt chủng, một số loài khác
đang bị đe đọa tuyệt chủng nhƣ Voi, Hổ, Báo... Việt Nam hiện có 18 loài thú
móng guốc ngón chẵn (thú MGNC) thì có tới 08 loài đang có nguy cơ bị tiêu
diệt toàn cầu gồm: Bò xám (Bos sauveli), Bò rừng (Bos javanicus) Sao la
(Pseudoryx nghetinhensis), Sơn dƣơng (Capricornis sumatraensis), Bò tót
(Bos frontalis, Hƣơu cà toong (Rucervus eldii), Hƣơu xạ (Moschus
moschiferus) và Lợn Java (Sus verrucosus)… Một trong những nguyên nhân
chủ yếu là do tình trạng khai thác, lấn chiếm đất rừng trái phép dẫn đến diện
tích rừng tự nhiên bị suy giảm mạnh, các hệ sinh thái, mất rừng, đất ngập



2

nƣớc đã làm mất nơi cƣtrú, mất sinh cảnh sống. Cùng với đó,tình hình săn
bắn, mua, bán, nuôi nhốt, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật
hoang dã, thú chơi động vật rừng ngày cáng gia tăng. Ngƣợc lại công tác quản
lý rừng, bảo vệ động vật hoang dã chƣa thực sự có hiệu quả, ý thức ngƣời dân
còn nhiều hạn chế.
Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (Khu Bảo tồn), trực thuộc
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích tự nhiên hơn 100.000 ha
nằm ở phía Bắc của tỉnh Đồng Nai thuộc tiểu vùng Bảo tồn sinh thái lƣu vực
sông Đồng Nai nằm trong hệ sinh thái Trƣờng Sơn, là một trong 13 vùng ƣu
tiên bảo tồn của khu vực Đông Nam Á (Baltzer et al và cộng sự,2001). Theo
kết quả điều tra danh lục động, thực vật của Khu Bảo tồn năm (2009),
[8]bƣớc đầu ghi nhận: Thực vật có 1.552 loài thuộc 663 chi, 166 họ, 95 bộ và
6 ngành thực vật khác nhau. Động vật có: 1.711 loài, gồm: 85 loài thú, 284
loài chim, 64 loài bò sát, 33 ếch nhái, và 1.245 loài côn trùng. Ngoài ra còn có
108 loài cá và 12 loài tôm nƣớc ngọt.
Để từng bƣớc thúc đẩy khả năng phục hồi và bảo tồn các loài động vật
hoang dã quy hiếm này, Khu Bảo tồn cùng các nhà khoa học đã và đang triển
khai nhiều giải pháp kỹ thuật. Tuy nhiên, do chƣa có những hiểu biết đầy đủ
và đồng bộ về các loài động vật thuộc nhóm guốc chẵn, khả năng phân bố
theo từng sinh cảnh của chúng. Do đó, các dẫn liệu về các loài động vật hoang
dã quý hiếm ở đây còn ít, thiếu tính hệ thống và chuyên sâu.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi chọn thực hiện đề tài: “ Đặc điểm
sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chẵn (Artiodactyla) tại Khu Bảo tồn
Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai” Đề tài thực hiện nhằm bổ sung dữ liệu mới
nhất về đặc điểm sinh cảnh và tình trạng quần thể các loài thuộc nhóm guốc
chẵn để làm cơ sở cho công tác bảo tồn.



3

Chƣơng 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm phân loại bộ móng guốc chẵn (Artiodactyla)
Hiện nay các nghiên cứu về phân loại động vật hoang dã nói chung và
thú móng guốc nói riêng, đã đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên
cứu điển hình nhƣ một số tác giả.
Theo Don E. Wilson, Dee Ann M. Reeder (1992), thú móng guốc ngón
chẵn trên thế giới có 263 loài đƣợc xếp vào 9 họ.
G B Corbet and J. E. Hill (1992), thú móng guốc ngón chẵn ở vùng Ấn
Độ - Mã Lai có 59 loài đƣợc xếp vào 6 họ nếu kể 4 loài mới đƣợc phát hiện
tại Việt Nam thì con số là 63 loài.
Francis, C. (2008) [42] Sách hƣớng dẫn nhận diện một số loài thú Đông
Nam Á
Các nghiên cứu về thú móng guốc thú móng guốc chẵn (MGC) đã chỉ ra
rằng, thú MGC gồm các loài thú có kích thƣớc cơ thể từ rất lớn tới trung bình.
Hà mã (Hippopotamus amphibius) loài có kích thƣớc và trọng lƣợng cơ thể
lớn nhất, nặng tới 4.500 kg và loài nhỏ nhất là Cheo cheo lƣng bạc (Tragulus
versicolor), nặng khoảng 1,5 - 2,5 kg. Các chân đều mang số ngón chẵn (2
hoặc 4 ngón), có guốc. Thú MGC thƣờng đi bằng đầu ngón chân thứ III và
thứ IV nên các ngón này rất lớn và có kích thƣớc gần bằng nhau. Ngón thứ
nhất đã bị tiêu biến, ngón thứ II và thứ V bị tiêu giảm về kích thƣớc. Chỉ ở
một số loài (họ Lợn Suidae) cả 4 ngón đều hoạt động, còn ở hầu hết các loài
khác chỉ có 2 ngón (thứ III và IV) hoạt động, 2 ngón khác nhỏ và hầu nhƣ
không chạm đất, trừ khi đất quá xốp và mềm. Theo Đặng Huy Huỳnh (1986)
[25], Lekagul et al. (1988) [45], Hutchins et al. (2004) [44], Đặng Huy Huỳnh
và cs. (2008) [28], Nguyễn Xuân Đặng và cs. (2009) [14], Đặng Huy Huỳnh
và cs. (2010) [29].



4

Một số nghiên cứu về phân loại thì Thú MGC đƣợc chia thành 2 nhóm:
nhóm có sừng và nhóm không có sừng. Nhóm không có sừng gồm các loài
thuộc họ Cheo cheo (Tragulidae), họ Lợn (Suidae), họ Lợn Taya
(Tayassuidae) và họ Hƣơu xạ (Moschidae). Các loài này có răng nanh phát
triển dài để thực hiện chức năng bảo vệ thay cho sừng. Nhóm có sừng bao
gồm các họ còn lại. Tuy nhiên, kích thƣớc và nguồn gốc sừng có khác nhau.
Sừng của các loài họ Hƣơu nai (Cervidae) đặc và rụng hàng năm sau mỗi
mùa động dục (còn gọi là gạc). Sừng của các loài họ Trâu bò (Bovidae) rỗng
trong và không rụng, phát triển liên tục suốt đời. Chức năng chủ yếu của sừng
và răng nanh là làm vũ khí đấu tranh trong loài (tranh giành vị trí đầu đàn,
tranh giành thú cái trong mùa động dục,..), sau đó mới đến chức năng chống
lại thú ăn thịt hoặc các loài khác (Hutchins et al. 2004) [44]. Các cá thể đực
thƣờng có sừng hoặc răng nanh lớn hơn so với cá thể cái. Tùy loài, các cá thể
cái có thể có sừng nhƣ ở họ Trâu bò hoặc không có sừng nhƣ ở họ Hƣơu nai.
Bộ răng thích nghi với chế độ ăn của mỗi nhóm loài. Lợn rừng có răng
nanh trên rất dài, thò ra khỏi môi và mặt răng hàm có nhiều u, mấu nhỏ. Các
loài nhai lại không có răng nanh trên, mặt răng hàm có nhiều gờ nhai sắc hình
lƣỡi liềm. Số lƣợng răng từ 32 - 44 chiếc. Tất cả các loài trong các họ
Tragulidae, Moschidae, Cervidae và Bovidae đều không có răng cửa hàm
trên. Công thức răng: (i 0–3/3, c 0–1/1, pm 2–4/2–4, m 3/3) x 2 = 30–44.
Theo Đặng Huy Huỳnh và cs, 1986 [30] và Lekagul B. and McNeeley J.
A. 1988) [45]. Thú MGC ăn thực vật và có dạ dày thích nghi với việc tiêu hóa
chất xenluloza thực vật. Dạ dày đƣợc cấu tạo có 1 đến 3 ngăn, dạ dày giả nằm
phía trƣớc dạ dày thật (abomasum). Họ Lợn (Suidae) ăn tạp, dạ dày ít chuyên
hoá, chỉ có 2 ngăn. Các họ khác có dạ dày phức và ruột tịt nhỏ. Họ Cheo cheo
(Traguliadae) có dạ dày 3 ngăn, các họ khác có dạ dày 4 ngăn. Trong dạ dày



5

có hệ sinh vật và ký sinh trùng cộng sinh phong phú giúp phân hủy xeluloza.
Đa số các loài có đặc điểm nhai lại thức ăn.
Một số tác giảSimpson 1945, Mckenna et al 1997, Janis and Scott 1987,
trong Lekagul et al. 1988) [45] chia bộ MGC thành 3 phân bộ:
- Phân bộ Không nhai lại (Non-ruminantia) hoặc Phân bộ Lợn (Suina):
Răng hàm có mấu, răng nanh lớn sinh trƣởng liên tục, dạ dày đơn, ngón II và
ngón V phát trển. Phân bộ này có 3 họ là họ Lợn (Suidae), Hà mã
(Hippopotamidae) và họ Lợn Taia (Tayassuidae).
- Phân bộ Nhai lại (Ruminantia): Răng hàm có nếp sắc hình bán nguyệt,
thiếu răng cửa và thƣờng thiếu cả răng nanh. Dạ dày phức tạp chia 4 ngăn.
Phân bộ này có 05 họ: họ Hƣơu nai (Cervidae), họ Hƣơu cao cổ (Giraffidae),
họ Trâu bò (Bovidae), họ Cheo cheo (Tragulidae) và họ Linh dƣơng
(Antilocapridae).
- Phân bộ Chân chai (Tylopoda): gồm các loài Lạc đà. Thiếu răng nanh
và răng cửa ở cả hai hàm, răng hàm có mặt nhai phẳng, dạ dày tƣơng đối
phức tạp. Ngón I, II và V thiếu. Chỉ có 1 họ Lạc đà (Camelidae) phân bố ở sa
mạc Trung Á.
Ba họ có số loài lớn nhất là: họ Trâu bò với 143 loài, họ Hƣơu nai với
51 loài và họ Lợn với 19 loài. Các họ còn lại đều có dƣới 10 loài. Wilson et
al. (2005) [52] chia họ Trâu bò thành 8 phân họ (Aepycerotinae,
Alcelaphinae, Bovinae, Cephalophinae, Hippotraginae, Atilopinae, Caprinae
và Reduncinae) và chia họ Hƣơu nai thành 3 phân họ (Capreolinae, Cervinae
và Hydropotinae).
1.2. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở Việt Nam
Nghiên cứu thú MGC ở Việt Nam đƣợc bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đầu thế
kỷ 20 cùng với lịch sử nghiên cứu thú (Mammalia) của Việt Nam, Đặng Huy
Huỳnh và cs 2007) [27]. Trƣớc năm 1955, các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài



6

khảo sát nhằm phát hiện và mô tả các loài thú ở Việt Nam. Từ sau năm 1955,
nhà khoa học Việt Nam tham gia nghiên cứu thú MGC ngày càng nhiều và
phạm vi nghiên cứu dần đƣợc mở rộng ra nhiều vùng miền khác nhau của cả
nƣớc. Các nghiên cứu tập trung vào 2 hƣớng chính là: thống kê thành phần
loài thú MGC ở các vùng miền và nghiên cứu sinh học, sinh thái của một số
loài có giá trị kinh tế hoặc giá trị bảo tồn cao. Về thống kê thành phần loài có
các công trình lớn nhƣ:
- Van Peenen và cs (1969),Thống kê đƣợc 11 loài thú MGC ở các tỉnh
miền Nam Việt Nam [50].
- Đặng Huy Huỳnh và cs. (1981), Thống kê đƣợc 8 loài thú MGC ở các
tỉnh miền Bắc Việt Nam [24].
- Đào Văn Tiến (1985),[38] Thống kê đƣợc 7 loài thú MGC ở các tỉnh
miền Bắc Việt Nam.
- Đặng Huy Huỳnh và cs (1994),Thống kê đƣợc ở Việt Nam có 15 loài
thú MGC [26].
- Đặng Ngọc Cần và cs (2008),Thống kê đƣợc ở Việt Nam có 19 loài thú
MGC [11].
Nhƣ vậy, cho đến nay các nhà khoa học đã thống kê đƣợc ở Việt Nam có
19 loài thú MGC thuộc 12 giống và 5 họ. Có thể danh sách này đã thống kê
tƣơng đối đầy đủ các loài thú MGC có phân bố ở Việt Nam. Tuy nhiên, phạm
vi các khu vực cƣ trú của mỗi loài, cũng nhƣ tình trạng quần thể, sinh cảnh ƣa
thích, điều kiện sống của chúng ở các địa phƣơng đều chƣa đƣợc khảo sát,
đánh giá đầy đủ.
Nghiên cứu về sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài thú MGC ở Việt
Nam không có nhiều, một số công trình nghiên cứu đáng chú ý nhất thuộc
hƣớng này có:



7

- Lê Hiền Hào (1973),Mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái của 6 loài thú
MGC (Lợn rừng, Hƣơu xạ, Hoẵng, Nai đen, Hƣơu sao và Sơn dƣơng) [18].
- Đặng Huy Huỳnh (1986),Mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái của 13 loài
thú MGC ở Việt Nam (Bò tót, Bò rừng, Bò xám, Trâu rừng, Sơn dƣơng, Nai
đen, Nai cà tông, Hƣơu vàng, Hƣơu sao, Hoẵng, Hƣơu xạ, Cheo cheo kanchil,
Lợn rừng). Đây là chuyên khảo đầy đủ nhất về sinh học, sinh thái các loài thú
MGC Việt Nam [25].
- Đặng Huy Huỳnh và cs. (2008, 2010) [28,29]Cập nhật thông tin về sinh
học, sinh thái của 16 loài thú MGC (Bò tót, Bò rừng, Bò xám, Trâu rừng, Sơn
dƣơng, Sao la, Nai đen, Nai cà tông, Hƣơu vàng, Hƣơu sao, Hoẵng, Mang
lớn, Mang trƣờng sơn, Hƣơu xạ, Cheo cheo kanchil, Lợn rừng) [31]. Ngoài
ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác nhƣng chƣa đƣợc công bố thành
chuyên khảo nhƣ: Hoàng Minh Khiên (1987),[35]về sinh học, sinh thái của 3
loài thú MGC (Nai đen, Hoẵng, Cheo Cheo kanchil) ở vùng Kon Hà Nừng
(Gia Lai); Đặng Ngọc Cần (1996),[12] về sinh học, sinh thái của Hƣơu sao
trong điều kiện nuôi; nghiên cứu của Trần Hồng Việt (1995), [40] về sinh
học, sinh thái của Hƣơu xạ; Phạm Hữu Khánh (2010), [33] về Bò tót ở VQG
Cát Tiên;
Tóm lại, đã có một số công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái của
một số loài thú MGC ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chƣa nhiều
và chƣa đầy đủ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác bảo tồn và sử dụng
bền vững các loài thú MGC nguy cấp, quý, hiếm và có giá trị kinh tế, bảo tồn
cao ở Việt Nam.
1.3. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở Khu Bảo tồn và lân cận
Vùng nghiên cứu của đề tài thuộc Khu Bảo tồn với tổng diện tích là
100.304 ha, gồm 67.904 ha đất lâm nghiệp và 32.400 ha mặt nƣớc hồ Trị An

[9]Có hệ sinh thái rừng đặc trƣng của vùng miền Đông Nam Bộ và là diện


8

tích rừng mƣa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam Việt Nam. Cho
đến nay, còn hạn chế công trình nghiên cứu chuyên sâu về tình trạng quần
thể, sinh học, sinh thái và bảo tồn của các loài thú MGC với các sinh cảnh ƣa
thích, thƣờng xuyên hoặc định kỳ trong Khu Bảo tồn.
Tổ chức WWF (2003). Tiến hành điều tra tổng thể về đa dạng sinh học
của ba Lâm trƣờng Hiếu Liêm, Mã Đà và Vĩnh An để đề xuất thành lập Khu
Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu (nay là KBT). Trong đợt điều tra
này, Lê Trọng Trải và Nguyễn Xuân Đặng (2001) [15] đã ghi nhận có 5 loài
thú MGC gồm: Lợn rừng (Sus scrofa), Nai đen (Rusa unicolor), Mang
(Muntiacus muntjak), Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil) và Bò tót (Bos
frontalis).
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, thuộc Viện Khoa học và Công
nghệ Quốc gia (2003) [7]. Đã ghi nhận có 6 loài thú MGC, gồm: Bò tót (Bos
frontalis), Bò rừng (Bos javanicus), Nai đen (Rusa unicolor), Hoẵng
(Muntiacus muntjak), Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil) và Lợn rừng (Sus
scrofa) tại Khu Bảo tồn.
KBT (2007 – 2009). đã phối hợp với các Viện nghiên cứu, các trƣờng
Đại học trong nƣớc và các tổ chức quốc tế tiến hành điều tra về tài nguyên đa
dạng sinh học của Khu Bảo tồn. Các cuộc khảo sát đã ghi nhận 7 loài thú
MGC phân bố trong Khu Bảo tồn, gồm: Lợn rừng, Cheo cheo kanchil, Hƣơu
vàng, Mang thƣờng, Nai đen, Bò tót và Bò rừng (Phân viện ĐTQHR 2004
[8], Phân viện ĐTQHR 2009 [8]
Ở các khu vực lân cận Khu Bảo tồn, nghiên cứu về thú nói chung và thú
MGC nói riêng tập trung chủ yếu ở VQG Cát Tiên và một số lâm trƣờng xung
quanh nhƣ Lâm trƣờng La Ngà (Đồng Nai); Lâm trƣờng Nghĩa Trung, Lâm

trƣờng Tân Lập (Bình Phƣớc). Về điều tra thành phần loài thú MGC có các
nghiên cứu của Ling (2000) [43], Murphy (2001)[41], Nguyễn Xuân Đặng và


9

cs. (2001) [15Error! Reference source not found.], Hayes (2004) [43]. Các
nghiên cứu này đã ghi nhận đƣợc 9 loài thú MGC có phân bố ở VQG Cát
Tiên, gồm Lợn rừng, Cheo cheo kanchil, Nai đen, Hƣơu vàng, Hoẵng, Bò tót,
Bò rừng, Trâu rừng (Bubalus arnee) và Sơn dƣơng (Capricornis
milneedwardsii). Trong đó, có 3 loài (Hƣơu vàng, Trâu rừng và Sơn dƣơng)
ghi nhận chƣa khẳng định thông qua phỏng vấn ngƣời dân.
Nguyễn Hoàng Hảo (2016)[20] Nghiên cứu bảo tồn quần xã thú móng
guốc chẵn (Artiodactyla) ở Khu Bảo tồn.
Tóm lại, công tác nghiên cứu thú MGC ở Khu Bảo tồnvà vùng lân cận
mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát phát hiện thành phần loài. Các nghiên cứu
đã xác nhận khẳng định sự hiện diện của 6 loài thú MGC ở Khu Bảo tồnvà
vùng lân cận, chiếm 31,6% tổng số các loài thú MGC hiện biết ở Việt Nam.
Điều đó cho thấy vùng nghiên cứu có vai trò rất quan trọng trong bảo tồn đa
dạng sinh học khu hệ thú MGC ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
sinh cảnh sống của từng loài của các loài thú MGC trong vùng nghiên cứu
còn rất hạn chế và không thƣờng xuyên. Đây là một trở ngại đáng kể cho
công tác quản lý, bảo tồn thú MGC trong Khu Bảo tồnvà vùng lân cận.


10

Chƣơng 2.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Cung cấp nguồn dữ liệu quan trọng về loài và sinh cảnh của chúng làm
cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn loài tại Khu Bảo tồn.
2.1.2. Mục tiêu chi tiết
- Ghi nhận đƣợc hiện trạng loài thú móng guốc chẵn tại Khu Bảo tồn;
- Xác định đƣợc kiểu sinh cảnh và kiểu phân bố của chúng;
- Xác định đƣợc mối đe dọa chính tới ba loài thú móng guốc chẵn;
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp bảo tồn loài thú móng guốc chẵn tại
Khu Bảo tồn.
2.2. Đối tƣợngnghiên cứu
Do giới hạn về thời gian cũng nhƣ nội dung nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu 5 loài đại diện cho thú móng guốc chẵn là: Lợn rừng (Sus
scrofa.),Bò tót (Bos frontalis.), Nai đen (Rusa unicolor.),Cheo cheo(Tragulus
kanchil.)và Hoẵng nam bộ (Muntiacus muntjak annamensis).


11

Bảng 2. 1. Danh lục những loài thú MGNC nghiên cứu
Tình trạng bảo tồn
Đối tƣợng

Sách Đỏ Việt

ò tót (Bos frontalis)

Nam, 2007

IUCN, 2011


32/CP

EN

VU

IIB

Cheo cheo (Tragulus kanchil)

VU

Nai (Cervus unicolor)

VU

Hoẵng

nam

bộ

(Muntiacus

muntjak annamensis)

Danh lục Đỏ Nghị định

IIB


VU

Lợn rừng (Sus scrofa.),
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi: Nghiên cứu về số lƣợng, phân bố, sinh cảnh và mối đe dọa tới
5 loài thú trên tại Khu Bảo tồn.
- Phạm vi về không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại 3 khu vực (Mã Đà,
Hiếu Liêm và Vĩnh An) thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian điều tra ngoại nghiệp từ tháng 11 năm
2016 tới tháng 5 năm 2017.
2.4. Nội dung nghiên cứu
(1) Hiện trạng (Số lượng, và phân bố) loài thú móng guốc chẵn tại Khu
Bảo tồn.
(2) Đặc trưng kiểu sinh cảnh của năm loài thú móng guốc chẵn;
(3) Các mối đe dọa chính đến thú móng guốc chẵn tại Khu Bảo tồn.
(4) Đề xuất một số biện pháp bảo tồn.
2.5. Phương pháp nghiên cứu


×