Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

“QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ HÒA HỘI, HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.18 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

“QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ HÒA HỘI, HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA
VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020”

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

ĐINH TRẦN ĐỨC THIỆN
08124075
DH08QL
2008 – 2012
Quản Lý Đất Đai

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012-



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

ĐINH TRẦN ĐỨC THIỆN

“QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ HÒA HỘI, HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA
VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 “

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Hải
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên: ………………………………)

- Tháng 6 năm 2012 -


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

LỜI CẢM ƠN

Mỗi chúng ta được sinh ra trên cuộc đời này là một điều hạnh phúc và còn
hạnh phúc hơn khi bên cạnh chúng ta luôn có sự động viên, khích lệ, dìu dắt của gia
đình, thầy cô và bạn bè trên con đường học tập cũng như trong cuộc sống.

Con xin cảm ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con khôn lớn đến ngày hôm
nay. Cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ con trong suốt quá trình
học tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ
Chí Minh cùng với tất cả quý thầy cô khoa Quản lý đất đai và Bất động sản đã tận tình
truyền đạt và giảng dạy cho em những kiến thức quý báu để em có thể hoàn thành tốt
bài báo cáo của mình.
Em xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến thầy Bùi Văn Hải – giáo viên hướng dẫn
và các anh chị đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa
chính - Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại Phòng Tài
Nguyên và Môi Trường huyện Xuyên Mộc cùng với UBND xã Hòa Hội đã tạo điều
kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Cuối cùng, xin cảm ơn đại gia đình lớp Quản lý đất đai khóa 2008 – 2012 đã
nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Do kiến thức và thời gian thực hiện còn hạn chế nên bài báo cáo tốt nghiệp của
em chưa thật sự hoàn thiện, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn
để bài báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đinh Trần Đức Thiện


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện


TÓM TẮT

Sinh viên thực hiện: Đinh Trần Đức Thiện, khoa Quản lý đất đai & Bất động
sản, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hòa Hội, huyện Xuyên
Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020”.
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Văn Hải.
Đề tài: “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu đến năm 2020” thực hiện được sự phân công nghiên cứu của khoa
Quản Lí Đất Đai và Thị Trường Bất Đông Sản trên cơ sở nắm bắt chương trình xây
dựng thí điểm nông thôn mới trên phạm vi cả nước nhằm khác phục những vấn đề còn
tồn tại trong phát triển nông thôn Việt Nam.
Đề tài được thực hiện dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn về quy hoạch
cũng như các cơ sở pháp lý về quy hoạch nông thôn mới đã được ban hành.
Các nội dung đã thực hiện trong đề tài bao gồm: thu thập tài liệu, điều tra, phân
tích, đánh giá điều kiện tự nhiên,kinh tế,xã hội, cơ sở hạ tầng, xác định tiêu chí đã đạt
được-chưa đạt được theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đánh giá
tiềm năng của xã, dự báo dân số lao động, đất đai,định hướng tổ chức không gian,
phân vùng chức năng sinh sống, xác định và phân bổ quỹ đất cho sản xuất, cơ sở hạ
tầng kinh tế-xã hội, xây dựng kế hoạch và giải pháp trong thời gian tới.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể (phương pháp khảo sát thực
địa, phương pháp thống kê, phương pháp bản đồ, phương pháp định mức, phương pháp kế
thừa, phương pháp dự báo…).
Xã Hòa Hội nằm ở phía Đông Bắc huyện Xuyên Mộc với tổng diện tích tự
nhiên 7.118,26ha. Trung tâm xã cách thị trấn Phước Bửu khoảng 12km. Có tỉnh lộ
329 chạy qua trung tâm xã, đây là con đường giao thông quan trọng phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội nói chung, mặt khác huyện Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam với nhiều tiềm năng lớn. Là 1
xã thuần nông với những điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, có cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội đang từng bước được đầu tư xây dựng phần nào đã đáp ứng được sản xuất

nông lâm ngư nghiệp và đời sống dân cư. Nhìn chung, kinh tế xã chưa thực sự phát
triển mạnh, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu đưa ra được những định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội
phấn đấu đến năm 2020 có được cở sở hạ tầng đật chuẩn quy hoạch xây dựng của bộ
xây dựng và bộ giao thông vận tải, cơ cấu lao động trong nông nghiệp giảm xuống
dưới 20%, thu nhập đạt 1,5 mức trung bình chung của tỉnh, trình độ dân trí không
ngừng được nâng cao đạt Đạt mục tiêu của Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/08/2008 của của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, về vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
Đề tài đưa ra đuọc những đánh giá tương đối đầy đủ về hiên trạng cũng như
tiềm năng và đưa ra những nội quy hoạch phù hợp với đặc thù của xã.


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ _______________________________________________________ 1
Mục tiêu nghiên cứu: ________________________________________________ 1
Đối tượng nghiên cứu: _______________________________________________ 2
Phạm vi nghiên cứu: _________________________________________________ 2
PHẦN I: TỔNG QUAN _______________________________________________ 3
I.1. Cơ sở lý luận: __________________________________________________
I.1.1. Cơ sở khoa học: ______________________________________________
I.1.2. Cơ sở pháp lý: _______________________________________________
I.1.3. Cơ sở thực tiễn: ______________________________________________


3
3
4
5

I.2. Khát quát địa bàn nghiên cứu: ____________________________________ 5
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện: ___________
I.3.1. Nội dung nghiên cứu: __________________________________________
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu: ______________________________________
I.3.3. Quy trình thực hiện: ___________________________________________

5
5
6
6

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ___________________________________ 7
II.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên: ________________ 7
II.1.1. Điều kiện tự nhiên: ___________________________________________ 7
II.1.2. Các nguồn tài nguyên _________________________________________ 8
II.2. Đánh giá các hiện trạng: _______________________________________
II.2.1. Hiện trạng kinh tế xã hội: _____________________________________
II.2.2. Đánh giá việc thực hiện các quy hoạch đã có: _____________________
II.2.3. Hiện trạng hạ tầng xã hội – kĩ thuật: ____________________________
II.2.4. Hiện trạng 19 tiêu chí nông thôn mới của xã Hòa Hội: ______________
II.2.5. Tình hình sử dụng đất thời gian qua: ____________________________
II.2.6. Đánh giá chung: ____________________________________________

11

11
13
14
20
24
25

II.3. Các dự báo phát triển nông thôn: ________________________________ 26
II.3.1. Xác định các tiềm năng và định hướng phát triển nông thôn: _________ 26
II.3.2. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
phục vụ cho dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất: _____________________ 29
II.3.3. Dự báo dân số lao động: ______________________________________ 29
II.4. Nội dung quy hoạch nông thôn mới:______________________________
II.4.1. Định hướng quy hoạch tổng thể không gian toàn xã:________________
II.4.2. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020: __________________________
II.4.3. Quy hoạch phát triển sản xuất: _________________________________
II.4.4. Quy hoạch xây dựng: ________________________________________
Trang i

33
33
33
36
44


 
Ngành
Quản lý đất đai


SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

II.4.5. Quy hoạch khu trung tâm xã: __________________________________ 52
II.5. Dự kiến các chỉ tiêu đạt trong kì quy hoạch: _______________________ 54
II.6. Kinh phí và các dự án ưu tiên đầu tư _____________________________ 58
II.7. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch ________________________ 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ _________________________________________ 63

Trang ii


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CN TTCN

:

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

DTTN

:

Diện tích tự nhiên


KT - XH

:

Kinh tế - Xã hội

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

:

Ủy ban nhân dân

THCS

:

Trung học cơ sở

TDTT

:

Thể dục thể thao


PNN

:

Phi nông nghiệp

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp

QHSDĐ

:

Quy hoạch sử dụng đất

KHSDĐ

:

Kế hoạch sử dụng đất

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh


TMDV

:

Thương mại dịch vụ

VLXD

:

Vật liệu xây dựng

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

Trang iii


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

HỆ THỐNG BẢNG BIỂU, HÌNH MINH HỌA
Bảng 1.

Bảng 2.
Bảng 3.
Bảng 4.
Bảng 5.
Bảng 6.
Bảng 7.
Bảng 8.
Bảng 9.
Bảng 10.
Bảng 11.
Bảng 12.
Bảng 13.
Bảng 14.
Bảng 15.
Bảng 16.

Thống kê diện tích theo địa hình
Phân loại và thống kê diện tích các loại đất
Hiện trạng lao động xã Hòa Hội năm 2011
Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành
Các chỉ tiêu đã đạt chuẩn :
Các chỉ tiêu chưa đạt chuẩn:
Hiện trạng sử dụng đất xã Hòa Hội năm 2010
Dự báo quy mô đất, xây dựng cho các loại công trình
Dự báo dân số xã Hòa Hội đến năm 2020
Dự báo lao động xã Hòa Hội đến năm 2020
Phân bố các loại đất xã Hòa Hội đến năm 2020
Phân kì sử dụng đất xã Hòa Hội đến năm 2015
Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng trên địa bàn xã Hòa Hội
Dự báo chăn nuôi của xã Hòa Hội giai đoạn (2010-2015)

Bảng cân đối sử dụng đất khu trung tâm xã Hòa Hội
Dự kiến các chỉ tiêu đạt trong kì quy hoạch

Bảng 17.

Phân kỳ vốn thực hiện chương trình nông thôn mới

Biểu 1.
Biểu 2.
Biều 3.
Biều 4:
Biểu 5 :

Cơ cấu lao động xã Hòa Hội năm 2010
Hiện trạng sử dụng đất xã Hòa Hội năm 2010
Dự báo dân số - lao động xã Hòa Hội đến năm 2020
Dự báo cơ cấu lao động xã Hòa Hội đến năm 2020
Dự báo diện tích, sản lượng, năng suất cây trồng
xã Hòa Hội đến năm 2020

Hình 1.
Hình 2.
Hình 3.
Hình 4:
Hình 6:
Hình 5:
Hình 7.
Hình 8.
Hình 9.


Trụ sở UBND xã Hòa Hội
Trường THCS Hòa Hội
Nhà văn hóa xã Hòa Hội
Chợ Hòa Hội
Nhà ở dân cư xã Hòa Hội
Bưu điện văn hóa xã Hòa Hội
Trạm y tế ấp 1 xã Hòa Hội
Giáo xứ Hòa Hội
Tỉnh lộ 329 đoạn qua xã Hòa Hội

Trang iv


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hiện trạng 19 tiêu chí nông thôn mới của xã Hòa Hội
Phụ lục 2. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cấp xã
Phụ lục 3. Chỉ tiêu sử dụng đất hạ tầng xã hội
Phụ lục 4. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật
Phụ lục 5. Chỉ tiêu kỹ thuật ngành điện
Phụ lục 6. Tiêu chuẩn kỹ thuật về sử dụng nước sinh hoạt
Phụ lục 7. Bảng chỉ tiêu sử dụng đất khu trung tâm xã Hòa Hội
Phụ lục 8. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng trên địa bàn xã Hòa Hội

Trang v



 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây nền kinh tế nước nhà đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh
và mạnh mẽ, kéo theo tốc độ đô thị hóa ngày càng cao tạo ra sự phân hóa giữa thành
thị và nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển trong quá khứ và hiện tại đã mang lại hiệu
quả nhất định cho người dân nông thôn đã được thể hiện bởi tỷ lệ nghèo đã giảm
xuống. Bên cạnh đó nông thôn Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức khác,
ví dụ như vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn và vốn đầu tư.
Chủ trương, chính sách xây dựng phát triển nông thôn mới với nền sản xuất
hàng hóa trong cơ chế kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
hợp tác hóa và dân chủ hóa được nêu trong nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5 tháng 8
năm 2008 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Theo đó đặt ra cho từng địa
phương mô hình mẫu theo tiêu chí mới mà Chính phủ ban hành, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm nhân ra diện rộng.
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW trong đó xác định: xây dựng chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 21/6/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 với chỉ tiêu đến năm
2015 có 20% số xã và đến năm 2020 có 50% số xã đạt 19 tiêu chí NTM. Đồng thời xác
định 11 nội dung và phân công trách nhiệm cụ thể cho bộ, ngành trung ương, UBND
tỉnh (TP), UBND huyện (TX) và UBND xã có trách nhiệm triển khai thực hiện.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng phát triển
bền vững, thì phát triển nông thôn một cách toàn diện là nhu cầu tất yếu. Với ý nghĩa
nêu trên “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” bắt đầu thực hiện thí điểm và đến nay đã nhân
rộng thành chương trình mục tiêu quốc gia.
Xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc có tỉnh lộ 329 chạy qua, cách trung tâm huyện
Xuyên Mộc khoảng 12 km về hướng Tây Bắc và nằm trong tuyến du lịch Long Hải,
Bình Châu nối với các tuyến du lịch biển ở tỉnh Bình Thuận. Từ ảnh hưởng này, Hòa
Hội có khả năng phát triển tiểu thủ công nghiệp địa phương, dịch vụ du lịch. Nhưng
đến nay thu nhập chủ yếu vẫn từ nông nghiệp và trình độ sản xuất trung bình. Thấy
rằng sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, tôi quyết định chọn
đề tài “xây dựng xã nông thôn mới” tại xã Hòa Hội nhằm mục tiêu “Xây dựng nông
thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế phát triển ngày càng hiện đại” (Theo
Nghị quyết đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam)
Mục tiêu nghiên cứu:

- Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới là quy hoạch không gian và
hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững đáp ứng
được yêu cầu hiện đại hóa nông thôn về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp –
TTCN, phát triển dịch vụ.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải tạo và chỉnh trang làng xóm, phải
có cảnh quan đẹp, nâng cao hưởng thụ cho cư dân cộng đồng.
Trang 1


 
Ngành
Quản lý đất đai


SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

- Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, tập quán của địa phương, bảo vệ môi
trường sinh thái.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức quản lý, sản xuất và xây dựng theo
quy hoạch trên địa bàn xã.
Đối tượng nghiên cứu:

- Đất đai, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật.
- Động thái biến động về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và quy luật
phát triển kinh tế - xã hội của xã
Phạm vi nghiên cứu:

Ranh giới theo địa giới hành chính của xã:
Xã Hòa Hội cách thị trấn Phước Bửu 12km về phía đông bắc với tổng
diện tích tự nhiên 7.118,26ha. Ranh giới hành chính được xác định bởi:
+ Phía Bắc giáp xã Tân Lâm và Hòa Hiệp;
+ Phía Nam giáp xã Xuyên Mộc và xã Bông Trang;
+ Phía Đông giáp xã Bưng Riềng và xã Bình Châu;
+ Phía Tây giáp xã Hòa Hưng và xã Hòa Bình.
Mốc thời gian thực hiện quy hoạch: từ năm 2011-2020.

Trang 2


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện


PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận:
I.1.1. Cơ sở khoa học:
I.1.1.1. Các định nghĩa:
- Quy hoạch: là một hệ thống các biện pháp nhằm sắp xếp, bố trí, tổ chức các
không gian lãnh thổ quy hoạch, nó gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của
từng vùng, từng địa phương.
- Quy hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế
của Nhà nước về việc tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và
có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục
đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử
dụng đất cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất
đai và môi trường theo hướng phát triển bền vững.
- Nông thôn là thành phần lãnh thổ không thuộc nội thành nội thị, thành phố,
thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.
- Quy hoạch nông thôn mới bao gồm quy hoạch định hướng phát triển không
gian; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng
kinh tế- xã hội – môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới
và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn
hóa tốt đẹp.
I.1.1.2. Nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới:
- Quy hoạch nông thôn mới phải phù hợp với quyết định số 491/QĐ-TT ngày
16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
- Phải tuân thủ các đồ án quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt
- Công tác lập quy hoạch được thực hiện thống nhất theo Thông tư liên tịch số
13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT.
- Quy hoạch nông thôn mới được phê duyệt là cơ sở để quản lý sử dụng đất, lập
dự án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

I.1.1.3. Trình tự lập quy hoạch nông thôn mới:
- Trước khi tiến hành lập đồ án quy hoạch nông thôn mới, Ủy ban nhân dân xã
tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch và trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
- Sau khi nhiệm vụ quy hoạch được duyệt, Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập đồ
án quy hoạch, quy định quản lý theo quy hoạch và thông qua Hội đồng nhân dân xã
trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt đồ án. Đối với những xã thí điểm
không tổ chức Hội đồng nhân dân xã thì Ủy ban nhân dân xã tổ chức lấy ý kiến các
ban, ngành trong xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới và ban
hành Quy định quản lý theo quy hoạch được duyệt. Sau khi đồ án được phê duyệt, Ủy
ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý theo quy hoạch.

Trang 3


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

I.1.2. Cơ sở pháp lý:
- Luật đất đai 2003
- Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 7 về vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCXDVN01:
2008/BXD).
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn (QCVN14:
2009/BXD).
- Tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tư số

31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07/7/2009 của Bộ văn hóa thể thao
và du lịch ban hành Quy chuẩn trung tâm văn hóa thể thao xã.
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về ban hành
Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/08/2010 của Bộ Xây Dựng về quy định
việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch vàquản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28
tháng 10 năm 2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới.
- Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ Xây Dựng về việcHướng
dẫn xác định và quản lý chi phí, quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
- Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ Giao thông vận tải
hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn.
- Căn cứ Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày
28/10/2008 của Chính phủ và chương trình hành động số 24/CTr/TU ngày 21/10/2009
của Tỉnh ủy về thực hiện nghị quyết số 26/NQ-TW.
- Quyết định số 315/700QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ Giao thông vận
tải hướng dẫn lực chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương
trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.
- Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 15/6/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu về việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020.
- Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 của UBND tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu Ban hành Bộ tiêu chí về Nông thôn mới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Các văn bản, tài liệu, bản đồ và các dự án có liên quan của địa phương.
Trang 4


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

I.1.3. Cơ sở thực tiễn:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã theo kết quả kiểm kê năm 2010.
- Bản đồ đất và bản đồ thích nghi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Bản đồ địa chính 1/2.000 của xã Hòa Hội.
- Bản đồ và số liệu các dự án đang triển khai tại địa phương.
- Kết quả đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Ban quản lý xã.
- Các loại bản đồ chuyên ngành, niên giám thống kê, các báo cáo của xã và các
tài liệu có liên quan khác.
- Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản xã Hòa Hội năm
2011
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hòa Hội nhiệm kỳ 2010-2015.
- Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kì cuối
2006-2010 xã Hòa Hội
I.2. Khát quát địa bàn nghiên cứu:
Xã Hòa Hội nằm ở phía Đông Bắc huyện Xuyên Mộc với tổng diện tích tự
nhiên 7.118,26ha. Trung tâm xã cách thị trấn Phước Bửu khoảng 12km. Có tỉnh lộ
329 chạy qua trung tâm xã, đây là con đường giao thông quan trọng phục vụ phát triển

kinh tế - xã hội nói chung, mặt khác huyện Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam với nhiều tiềm năng lớn.
Về quản lý hành chính xã được chia thành 07 ấp gồm ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp
5, ấp 6 và ấp 7. Hiện tại toàn xã có 10.345 người đang sinh sống tại địa phương với
2.702 hộ/2.688 căn nhà, dân sống tập trung dọc theo tỉnh lộ 329. Ranh giới được xã
định như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Tân Lâm và Hòa Hiệp;
+ Phía Nam giáp xã Xuyên Mộc và xã Bông Trang;
+ Phía Đông giáp xã Bưng Riềng và xã Bình Châu;
+ Phía Tây giáp xã Hòa Hưng và xã Hòa Bình.
Xã có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế của xã với các xã lân cận vì có
nhiều đường giao thông liên xã, liên huyện đi qua địa bàn xã như: đường Hòa Bình –
Hòa Hội - Bình Châu, đường này còn nối tiếp qua huyện Châu Đức và huyện Tân
thành (là khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh) đường Hòa Hưng – Hòa Hội, đường
Bông trang – Hòa Hội, đường Bưng Riềng – Hòa Hội, đường Hòa Hội – Bình Châu...
đây là một lợi thế tiềm năng của xã cần được nghiên cứu và phát huy, nếu xã trở thành
một trung điểm giao lưu kinh tế của khu vực thì ngành thương mại dịch vụ của xã sẽ
có cơ hội phát triển mạnh trong thời kỳ 2010 - 2020.
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện:
I.3.1. Nội dung nghiên cứu:
+ Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội hạ tầng
kĩ thuật của xã
+ Xác định quy mô diện tích, cơ cấu ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu đối với
hệ thống công trình công cộng, dịch vụ, đất ở, đất sản xuất, đất xây dựnghạ tầng kĩ
thuật và nhu cầu phát triển

Trang 5


 

Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

+ Xác định các hệ thống công trình công cộng cấp xã và hệ thống dân cư tập
trung trên địa bàn hành chính xã phù hợp với đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa của
địa phương
+ Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất, sinh sống,các
vùng có tính đặc thù
+ QHSDĐ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng phục vụ sản
xuất kèm theo, mạng lưới hạ tầng kĩ thuật bố trí dân cư và hạ tầng công cộng theo
chuẩn nông thôn mới.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp điều tra thu thập số liệu
 Điều tra thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hộiảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thực trạng phát triển nông nghiệp
thành phố từsau khi thực hiện chínhsáchĐổi mới Kinh tế năm 1986.
 Điều tra khảo sát thực địa, thu thập thông tin từ địa phương về các mô hình
sản xuất có hiệu quả và triển vọng. Tiến hành điều tra bằngmẫuphiếu điều
tra;
 Trao đổi ý kiến các nhà quản lý và chuyên môn địa phương;
 Trao đổi, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học.
+ Phương pháp tổng hợp, xử lý phân tích số liệu, viết báo cáo tổng hợp
 Xử lý kết quả điều tra trên cơ sở thống kê tóan học;
 Phân tích thống kê, đánh giá kết quả;
 Thể hiện về không gian, địa điểm các mô hình sản xuất trên bản đồ;
 Tổng hợp, viết báo cáo thuyết minh.
I.3.3. Quy trình thực hiện:
Thu thập tài liệu số liệu và hệ thống bản đồ sẵn để đánh giá sơ bộ về địa bàn

nghiên cứu, khoanh vùng điều tra thực địa.
Dựa trên bản đồ sẵn có tiến hành khảo sát thực địa thu thập các thông tin cần
thiết.
Tổng hợp, phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng sử
dụng đất xác định thuận lợi khó khăn cho mục tiêu phát triển của xã. (Đánh giá địa
hiện trạng xã theo 19 tiêu chí)
Định hướng không gian, phân vùng chức năng sinh sống, sản xuất.
Xác định quy mô, cơ cấu và ranh giới sử dụng đất cho các mục đích trong thời
kì quy hoạch.

Trang 6


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên:
II.1.1. Điều kiện tự nhiên:
II.1.1.1. Địa hình
Hòa Hội có địa hình đồi lượn sóng chia cắt nhẹ và thuộc dạng đồi thấp. Phần
địa hình thấp phân bố dọc theo các suối. Địa hình có chiều hướng thấp dần từ đông
bắc xuống tây nam. Cao trình cao nhất ở Đông bắc 50-55m, thấp nhất ở Tây nam 2530m. Hầu hết diện tích đều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
II.1.1.2. Địa chất
Đá bazan: chủ yếu là phun trào bazan của hệ tầng Xuân Lộc (QII xl). Đá
Bazan có tốc độ phong hóa nhanh khá nhanh, thường tạo ra những tầng đất rất dày.
Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxyt sắt cao (10-11%), oxyt magiê từ 710%, oxyt canxi 8-10%, oxyt photpho 0,5-0,8%, hàm lượng Natri cao hơn kali một

chút. Các đất hình thành trên đá bazan là nhóm đỏ vàng (Ferralsols) và nhóm đất đen
(Luvisols).
Mẫu chất phù sa cổ : Tầng dầy của phù sa cổ từ 2-3 đến 5-7 mét, vật liệu
phong hóa có màu nâu vàng, lên gần tầng mặt chuyển sang màu xám. Cấp hạt thường
thô, tạo cho đất có cấp hạt cát là chủ yếu (Cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình). Các
loại đất hình thành trên phù sa cổ do có thành phần cơ giới nhe, cùng với điều kiệnï
nhiệt đới gió mùa, mưa lớn và tập trung, làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng
chất và có hoạt tính thấp.
Trầm tích Holocen (Cát biển): Các thành tạo cát biển Việt Nam về căn bản
có tuổi Holocene (5.000-10.000 năm) nhưng có tuổi thay đổi tuỳ theo loại cát và tuỳ
theo khu vực phân bố. Thường cát vàng phân bố dọc theo chiều dài bờ biển có tuổi trẻ
nhất.
Bảng 1.Thống kê diện tích theo địa hình
Độ dốc
< 3o
3-8o
8-15o
Sông, suối, hồ
TỔNG

Xã Hòa Hội
Ghi chú
(ha)
(%)
3977,98 55,88 Rất thuận lợi cho sử dụng đất
2670,16 37,51 Rất thuận lợi cho sử dụng đất
415,13 5,83 Thuận lợi cho sử dụng đất
54,97 0,77
7118,26 100,00


(Nguồn:Báo cáo điều chỉnh QHSDĐ và KHSDĐ kì cuối 2006-2010 xã Hòa Hội )
II.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu huyện Xuyên Mộc nói chung và khu vực xã Xuyên Mộc nói riêng có
đặc thù chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, có hai mùa, với nền nhiệt độ cao đều là điều kiện bảo đảm nhiệt lượng cao cho
cây trồng phát triển quanh năm.
Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước: trên 130 Kcalo/cm2/năm. Thời kỳ có
cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và 4, đạt 300-400 calo/cm2/ngày. Trên nền đó
Trang 7


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

cán cân bức xạ có trị số lớn 70-75 kcalo/ cm2/năm. Từ nguồn năng lượng đó chế độ
nhiệt cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm 23,6 - 27,3oC (Trạm Xuân Lộc)
và 24,7-28oC (Trạm Vũng Tàu). Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 30oC và nhiệt
độ trung bình tối thấp không dưới 20oC. Tổng tích ôn trung bình rất cao 8.50010.000oC/năm. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.500 giờ/năm; trong đó có đến 7
tháng có số giờ nắng lớn hơn 200 giờ/tháng.
Mùa khô kèo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp
chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm. Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã
làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt. Điều đó đẩy nhanh sự phá huỷ chất hữu
cơ, dung dịch đất hòa tan các Secquioxyt sắt nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên
và bị oxy hóa tạo thành kết von, đá ong rất phổ biến trong lãnh thổ.
Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng
mưa trong 06 tháng mùa mưa chiếm 87-90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 04
tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62-63% lượng mưa cả năm. Ngược lại

lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô, khi đó cán cân ẩm ở Xuân Lộc là
+1.616 mm. Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh,
lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hóa phẫu diện và dẫn tới
nhiều biến đổi quan trọng trong phân hóa vỏ thổ nhưỡng.
Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp.
Mùa mưa (vụ Hè thu và vụ Mùa) cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính,
ngược lại mùa khô (vụ Đông xuân), cây cối khô cằn phát triển rất kém. Vì vậy, ngoại
trừ những diện tích đất được tưới (khoảng 15% đất canh tác), còn lại hầu hết chỉ sản
xuất được trong mùa mưa.
II.1.2. Các nguồn tài nguyên
II.1.2.1. Tài nguyên nước
1. Nguồn nước mặt
Hòa Hội có suối Đá bắt nguồn từ phía bắc huyện Xuyên Mộc, đoạn qua trung
tâm xã suối chạy theo hướng từ bắc xuống nam với chiều dài khoảng 10km. Suối rộng
trung bình 10m, lượng nước khá dồi dào. Ngoài suối Đá, còn có các suối Sóc Bắc Nam cũng góp phần cung cấp nước tưới cho cây trồng.
Chế độ thuỷ văn tại Hòa Hội nói riêng và Xuyên Mộc nói chung phân hóa theo
mùa:
+ Mùa khô: kéo dài từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau, lượng nước chỉ xấp xỉ
20% lượng nước cả năm. Mùa khô lượng dòng chảy nhỏ nước trên các suối xuống
thấp, nên khả năng cung cấp nước bị hạn chế đã gây tình trạng thiếu nước cho sinh
hoạt và nông nghiệp.
+ Mùa mưa: Vào các tháng 7 đến tháng 10 thường xuất hiện những trận mưa
lớn có năm gây hiện tượng ngập úng ở khu vực địa hình thấp thuộc hạ lưu.
2. Nguồn nước ngầm
Kết quả nghiên cứu về nước ngầm cho thấy ở Xuyên Mộc nước dưới đất thuộc:
- Tầng chứa nước bazan và các trầm tích bở rời.
- Tầng chứa nước trầm tích đệ tứ hệ tầng Bà Miêu.
Cả 2 tầng chứa nước trên đều có lưu lượng nước thấp nhưng chất lượng rất tốt.

Trang 8



 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

II.1.2.2. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất huyện Xuyên Mộc trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 do viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng và
kết quả khảo sát tại địa phương năm 2005 cho thấy trên địa xã Hòa Hội có 05 nhóm
đất chính và 06 đơn vị phát sinh như sau:
Bảng 2. Phân loại và thống kê diện tích các loại đất

Hiệu
C
X
Fk
Fk
Rk
D

TÊN ĐẤT
I. NHÓM ĐẤT CÁT
1. Đất cát biển
II. NHÓM ĐẤT XÁM
2. Đất xám trên phù sa cổ
III. NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG
3. Đất nâu đỏ trên đá bazan

4. Đất nâu đỏ trên đá bazan
IV. NHÓM ĐẤT ĐEN
5. Đất đen bồi tụ trên bazan
V. NHÓM ĐẤT DỐC TỤ
6. Đất dốc tụ
VI. SÔNG SUỐI VÀ MẶT NƯỚC
TỔNG DIỆN TÍCH

DIỆN TÍCH
(ha)
(%)
374,46
5,26
374,46
5,26
3733,78
52,45
3733,77
52,45
2578,29
36,22
958,13
13,46
1620,16
22,76
50,44
0,71
50,44
0,71
326,32

4,58
326,32
4,58
54,97
0,77
7118,26
100,00

(Nguồn: Báo cáo điều chỉnh QHSDĐ và KHSDĐ kì cuối 2006-2010 xã Hòa Hội )
- Nhóm đất cát: Nhóm đất cát có 01 đơn vị bản đồ, với diện tích 374,46ha,
chiếm 5,26% tổng diện tích toàn xã. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cát thạch anh
chiếm đến 85-90%, trong đó chủ yếu là hạt cát trung bình đến mịn, có độ mài tròn khá
cao, sét chỉ khoảng 3-4% cao lắm cũng chỉ lên đến 7-8%; chua vừa đến chua, độ chua
hoạt tính (pHH2O) và trao đổi (pHKCl) theo thứ tự khoảng 4,9-5,1 và 4,2-4,4 đơn vị.
Ngoài ra, các tính chất lý- hóa và nông học còn lại của đất cát biển đều ở mức thấp,
đặc biệt các yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng như mùn, đạm, lân, kali; trong đó, mùn
(OM) chỉ khoảng 0,5-1,0%; đạm tổng số: 0,04-0,05%; lân tổng số: 0,05-0,07% và kali
tổng số là 0,13-0,14%. Hàm lượng dễ tiêu của các chất vừa nêu cũng rất thấp, ở lớp
đất mặt, tính theo mg/100gđ chỉ đạt 2,8 N; 3,2 P2O5 và 1,2 K2O. Tuy nhiên, đất cát có
khả năng thấm thoát nước tốt, không chứa độc tố và khả năng giữ chặt dinh dưỡng
kém nên ở một số khu vực, rừng cây trên đất cát rất tốt.
Mặc dù đất cát không phải là loại đất tốt nhưng rất phong phú các loại hình sử
dụng đất, bao gồm cây rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và hoa màu lương
thực. Tuy nhiên khi sản xuất yêu cầu đầu tư cao.
- Nhóm đất xám: Nhóm đất xám chỉ có 01 đơn vị phát sinh là đất xám trên
phù sa cổ, diện tích 3.733,78ha chiếm 52,45% DTTN. Đất xám phân bố trên địa hình
cao. Đất có xám sáng hoặc xám vàng, thành phần cơ giới nhẹ, chua vừa và hàm lượng
dinh dưỡng thấp. Tỷ lệ cấp hạt cát ở tầng đất mặt lên đến 65-70%, trong khi cấp hạt
sét chỉ khoảng 18-20%. Độ chua hoạt tính (pHH2O) đạt 5,4-5,6 đơn vị. Mùn, đạm, lân,
kali tổng số và dễ tiêu rất thấp, CEC: 4,8-5,9 me/100gđ. Tuy nhiên đất xám không có

độc, có cơ giới nhẹ, dễ cải tạo, lại được phân bố ở địa hình khá bằng phẳng thuận lợi
Trang 9


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

cho việc thực hiện các biện pháp canh tác. Vì vậy nó có thể thích hợp với nhiều loại
cây trồng cạn nhiệt đới.
Hầu hết đất xám trên phù sa cổ đang được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp,
Nhiều loại cây trồng cạn hàng năm hoặc lâu năm khác nhau đang được trồng trên đất
xám như: cao su, điều, tiêu, mãng cầu, xoài, sầu riêng, bưởi, cam, chôm chôm, nhãn,
chuối, bắp, đậu đỗ, khoai mì,... Điều đó cho thấy đất xám có phổ thích nghi rộng và
khá cao với các cây trồng cạn. Tuy nhiên hạn chế chính của đất xám là có dinh dưỡng
thấp và khả năng giữ phân kém, nên trong sử dụng đất cần chú ý bổ sung phân hữu cơ,
đồng thời chỉ bón vừa đủ các loại phân hóa học theo yêu cầu của từng loại cây trồng.
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 2.578,29ha chiếm 36,32% DTTN; có 02 đơn vị
đất là đất nâu đỏ và đất nâu vàng trên Bazan. Đất nâu đỏ trên đá bazan là đất có quá
trình feralit mạnh và quá trình tích mùn bề mặt với lớp vỏ phong hóa dầy. Về hình thái
phẫu diện, đất có tầng đất dầy, đồng nhất suốt phẫu diện đất, cấu tượng viên hạt, tơi
xốp. Tầng đất mặt khá giàu mùn và có màu nâu đậm, càng xuống sâu mức độ tơi xốp
càng cao, với màu nâu đỏ đồng nhất.
Đất đỏ trên bazan có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng sét vật lý luôn đạt
>50%. Cấu trúc viên, hạt khá tơi xốp, khả năng thấm và giữ nước rất tốt.
Đất nâu đỏ trên đá bazan có độ phì nhiêu tương đối cao, hàm lượng mùn tầng
mặt 3-4%OM, đạm tổng số cao (0,15-0,20%N) và giảm rất chậm theo chiều sâu phẫu
diện. Đặc biệt đất đỏ trên bazan có lân tổng số rất giàu (0,10-0,15% P2O5), tuy vậy đất

nghèo kali và các cation kiềm trao đổi. Phản ứng dung dịch đất chua suốt phẫu diện
(pHKCl: 4,5-5,0), dung tích hấp thu và độ no bazơ thấp (CEC: 16-25 me/100 gam,
BS:20-35%).
Hiện nay đất đỏ bazan sử dụng chính để trồng các cây lâu năm như cà phê, cây
ăn quả, điều. Về lâu dài nên giành riêng đất này cho các loại cây dài ngày, đặc biệt là
những cây có giá trị kinh tế cao và phù hợp với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, khi sử
dụng đất này cần có biện pháp chống xói mòn rửa trôi.
- Nhóm đất dốc tụ: Đất dốc tụ có điện tích 54,98ha (0,77% DTTN). Đất hình
thành và phát triển từ các sản phẩm bồi tụ ở các chân sườn dốc. Vật liệu feralit hóa
được dòng nước mang từ đồi núi lân cận tập trung về nơi thấp của địa hình. Những vật
liệu này thường có lượng chất hữu cơ khá cao. Nước mặt đọng trong thời gian dài làm
cho đất bị gley, lớp thực vật mọc dầy đặc bị vùi lấp có thể hiện diện trong phẫu diện
đất. Do quá trình tích tụ nên đất có độ phì nhiêu khá cao. Đất có phản ứng chua, giàu
mùn, đạm tổng số, lân và kali. Đất phân bố trên địa hình thấp, ngập nước nhiều ngày
trong năm, nên khả năng sử dụng chủ yếu cho việc trồng và thâm canh lúa nước.
II.1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê hiện trạng 2010, diện tích đất lâm nghiệp của xã Hòa Hội
là 2.297,49ha, chiếm 32,28% DTTN. Phần đất lâm nghiệp do Lâm trường Xuyên Mộc
quản lý, chủ yếu là rừng trồng sản xuất. Tuy diện tích đất rừng lớn nhưng trữ lượng
rừng không đáng kể, một phần diện tích đất lâm nghiệp bị xâm canh trồng cây công
nghiệp dài ngày và cây ngắn ngày.
Rừng nói chung, ngoài nhiệm vụ che phủ bảo vệ đất còn có vai trò rất lớn trong
việc phòng hộ, bảo vệ môi trường và điều tiết khí hậu trong khu vực... Vì vậy cần phải
tăng cường các biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi, khôi phục và trồng rừng mới.

Trang 10


 
Ngành

Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

II.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trong địa bàn xã Hòa Hội chủ yếu là các đất sỏi sạn
hoặc đất cát sử dụng trong xây dựng. Hiện có vài điểm ở ấp 1 và ấp 2 đang được khai
thác để lấy đất san nền.
II.2. Đánh giá các hiện trạng:
II.2.1. Hiện trạng kinh tế xã hội:
II.2.1.1. Hiện trạng dân số lao động
Toàn xã hiện có 2.702 hộ với 10.345 nhân khẩu, mật độ dân số 146 người/km2,
được phân bố sống tập trung trên điạ bàn 7 ấp nằm dọc theo tỉnh lộ 329 và các tuyến
đường quanh khu trung tâm xã. Toàn xã có 6.256 lao động trong độ tuổi (chiếm
60,47% dân số xã). Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi qua đào tạo đạt 60%. Thu nhập
bình quần đầu người năm 2011 đạt 16,05 tr.đ/người/năm.
+ Lao động thuộc khu vực I (nông + lâm + ngư nghiệp): 1.237 hộ với 2.800 lao
động chiếm 44,76% lao động trong độ tuổi.
+ Lao động thuộc khu vực II (công nghiệp + TTCN + xây dựng): 752 hộ với
1.844 lao động chiếm 29,47% lao động trong độ tuổi.
+ Lao động thuộc khu vực III (dịch vụ + thương mại + HCSN): 1.392 hộ với
1.392 lao động chiếm 22,25% lao động trong độ tuổi.
+ Lao động lĩnh vực khác: 112 hộ với 259 lao động, chiếm 4,14% lao động
trong độ tuổi.
Bảng 3 . Hiện trạng lao động xã Hòa Hội năm 2011
Lao động
STT

Đơn vị


Tổng cộng
1
Ấp 1
2
Ấp 2
3
Ấp 3
4
Ấp 4
5
Ấp 5
6
Ấp 6
7
Ấp 7

Dân số
10.345
1.479
1.370
1.649
1.272
1.599
1.572
1.404

Tổng
6.256
744
863

962
823
1.088
896
880

Nông
nghiệp
2.800
399
603
474
655
669

Công
nghiệp
1.844
76
602
86
95
959
13
13

Dịch vụ
1.355
231
219

250
205
87
191
172

Lao động
khác
257
38
42
23
49
42
37
26

(Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản xã Hòa Hội 2011)

Trang 11


 Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

004%
022%

045%


Nông nghiệp
Công nghiệp

029%

Dịch vụ
Lao động khác

Biểu 1. Cơ cấu lao động xã Hòa Hội năm 2010
Ấp 1 có nguồn thu nhập lớn từ các ngành nông nghiệp 210 hộ, dịch vụ khác 84
hộ, xây dựng 30 hộ, thương nghiệp 28 hộ và các ngành còn lại 61 hộ.
Ấp 2 có nguồn thu nhập lớn từ các ngành dịch khác 73 hộ, thương nghiệp 19
hộ, công nghiệp 238 hộ, và các ngành còn lại 41 hộ.
Ấp 3 có nguồn thu nhập lớn từ các ngành nông nghiệp 260 hộ, dịch vụ khác 63
hộ, thương nghiệp 33 hộ, xây dựng 27 hộ, và các ngành còn lại 39 hộ.
Ấp 4 có nguồn thu nhập lớn từ các ngành nông nghiệp 112 hộ, lâm nghiệp 83
hộ, dịch vụ khác 40 hộ, thương nghiệp 35 hộ, và các ngành khác 69 hộ.
Ấp 5 có nguồn thu nhập lớn từ các ngành dịch vụ khác 20 hộ, công nghiệp 340
hộ, hộ khác 16 hộ, còn lại các ngành khác 38 hộ.
Ấp 6 có nguồn thu nhập lớn từ các ngành nông nghiệp 302 hộ, dịch vụ khác 85
hộ, hộ khác 16 hộ và các ngành còn lại 9 hộ.
Ấp 7 có nguồn thu nhập lớn từ các ngành nông nghiệp 257 hộ, dịch vụ khác 65
hộ, hộ khác 10, còn lại các ngành khác 6 hộ.
Đến cuối năm 2011, toàn xã còn 572 hộ nghèo, trong đó có 158 hộ nghèo theo
chuẩn quốc gia (chiếm 5,84%).
Nhìn chung, chất lượng lao động còn thấp, đa số là lao động phổ thông chưa
được đào tạo qua trường lớp, trình độ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội trong tương lai.
II.2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế:

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã năm 2010 đạt 132 tỷ đồng (theo giá hiện
hành). Trong đó: giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 95,5 tỷ đồng (chiếm 72,35% cơ cấu
kinh tế của xã), giá trị thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp là 36,5 tỷ đồng
(chiến 17,65% cơ cấu kinh tế của xã). Cơ cấu giá trị sản xuất của xã hiện nay là
“Nông nghiệp, thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp”.


 
Ngành
Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

Bảng 4. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành
Số
TT

Giá trị sản xuất
(tỷ đồng)

Hạng mục

Tỷ lệ
(%)

1

Nông nghiệp

95,5


72,35

2

Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

36,5

17,65

132

100,00

Tổng cộng

(Nguồn: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hòa Hội nhiệm kỳ 2010-2015 )
Hiện nay, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất
của địa phương. Tuy nhiên, tình hình sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn còn manh
mún, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chưa hình
thành vùng sản xuất tập trung nên chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh về đất đai.
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Tính theo giá hiện hành, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 95,5 tỷ
đồng. Sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết đại
hội Đảng bộ nhiệm kỳ trước đề ra. Nhiều sản phẩm hàng hóa như hạt điều, bắp, đậu
các loại, trái cây cao su vừa đáp ứng yêu cầu đời sống và tham gia thị trường tạo nên
những chuyển biến mới trong tiến trình hội nhập.
Về trồng trọt: Mức tăng trưởng bình quân của ngành trồng trọt đạt 4,38%/năm.
Hiện nay nhân dân giảm dần diện tích cây điều chất lượng, năng suất kém, lúa 1 vụ

chuyển sang trồng cây ăn trái, cây cao su tạo ra bước đột phá trong những năm tới về
ngành trồng trọt.
Về chăn nuôi: Trong những năm qua, do ảnh hưởng dịch bệnh, giá cả thị
trường không ổn định Mặt khác người chăn nuôi có xu hướng giảm số lượng phát
triển chăn nuôi bò. Tuy vậy, ngành chăn nuôi vẫn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân
tăng 12,21%/năm chủ yếu phát triển số lượng đàn heo. Bên cạnh đó, mạng lưới thú y
phát triển rộng, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi.
Hội nông dân xã phối hợp với trung tâm khuyến nông huyện mở nhiều lớp tập huấn về
kỹ thuật chăn nuôi.
Địa thế xã Hòa Hội có tiềm năng khá lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Nhưng nhân dân chưa mạnh dạn đầu tư, do đó diện tích nuôi trồng thủy sản vẫn còn ở
mức 14-15ha, sản lượng hàng năm đạt từ 10-12 tấn. Tốc độ tăng giá trị sản lượng thủy
sản đạt 87,72%.
b. Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ:
Toàn xã có 203 hộ dịch vụ thương nghiệp, 6 hộ dịch vụ vận tải và 94 hộ hoạt
động sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
đạt 36,5 tỷ đồng. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng 265% so với năm
2009 góp phần quan trọng cho sự phát triển của xã.
II.2.2. Đánh giá việc thực hiện các quy hoạch đã có:
- QHSDĐ giai đoạn 2011 – 2020: Đang được đơn vị tư vấn là Phân viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp triển khai thực hiện và sẽ trình các cấp có thẩm quyền
phê duyệt trong năm 2012.

Trang 13


 Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện


- Quy hoạch khu trung tâm xã: Khu trung tâm xã đã được UBND huyện phê
duyệt và đang triển khai thực hiện. Tuy nhiên, các hạng mục trong khu trung tâm xã
đến nay hầu như chưa được thực hiện. Trong kỳ quy hoạch nông thôn mới sắp đến sẽ
có một số hạng mục trong khu trung tâm xã như: sân vận động, trường học, giao
thông... sẽ được triển khai thực hiện.
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn xã đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2015: đã được áp dụng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã phát sinh
những yếu tố mới, đòi hỏi phải xây dựng quy hoạch nông nghiệp nông thôn trong thời
gian tới, trong đó bố trí QHSDĐ hợp lý tạo động lực phát triển ở địa phương.
II.2.3. Hiện trạng hạ tầng xã hội – kĩ thuật:
II.2.3.1. Hạ tầng kinh tế xã hội:
1) Trụ sở UBND xã

Hình 1. Trụ sở UBND xã Hòa Hội
Trụ sở xã Hòa Hội đóng trên địa bàn ấp 2, diện tích khuôn viên 7.012m2, bao
gồm khối nhà làm việc xây dựng hai tầng và hội trường (diện tích 400m2), còn lại là
sân. Nhìn chung, chất lượng phòng ốc đến nay còn khá tốt.
2) Trường học:
Hiện nay toàn xã có 9 trường, trong đó: 1 trường THPT, 1 trường THCS, 4
trường TH, 3 trường mầm non. Trong đó chỉ có 2 trường đạt tiêu chuẩn là trường
mầm non Hòa Hội và trường tiểu học Hòa Hội, các trường còn lại đã xuống cấp cần
được nâng cấp hoặc xây dựng mới.
+ Bậc mầm non: bao gồm trường mầm non Hòa Hội đã đạt chuẩn, diện tích
5.000m2 với 8 phòng học, 6 phòng chức năng; trường mầm non Đội 2 - Đội 5 (Ấp 6,
ấp 7) chưa đạt chuẩn, diện tích 4.148m2 với 6 phòng học, 4 phòng chức năng; trường
mầm non 19/5 chưa đạt chuẩn, diện tích 2.032m2, với 4 phòng học, không có phòng
chức năng. Theo TCVN 3907/2011 – Yêu cầu thiết kế trường mầm non thì nhu cầu
diện tích của bậc mầm non đã đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng còn thiếu 3 phòng học, 4
phòng chức năng.



 Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

Hình 2. Trường THCS Hòa Hội
+ Bậc tiểu học: gồm trường tiểu học Hòa Hội đã đạt chuẩn, diện tích 10.000m2,
với 20 phòng học, 5 phòng chức năng; Trường tiểu học Kim Đồng chưa đạt chuẩn,
diện tích 5.322m2 với 8 phòng học, chưa có phòng chức năng; Trường tiểu học Đội 2
chưa đạt chuẩn, diện tích 3.033m2 với 3 phòng học, 2 phòng chức năng; Trường tiểu
học Đội 5 chưa đạt chuẩn, diện tích 7.000m2 với 3 phòng học và 2 phòng chức năng.
Theo TCVN 8793/2011 – Yêu cầu thiết kế trường tiểu học thì nhu cầu diện tích và
nhu cầu phòng học bậc tiểu học đã đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng còn thiếu 8 phòng chức
năng (Trường tiểu học Kim Đồng thiếu 4 phòng, trường tiểu học Đội 2 thiếu 2 phòng
và trường tiểu học Đội 5 thiếu 2 phòng).
+ Bậc THCS: trường THCS Hòa Hội chưa đạt chuẩn, diện tích 8.640m2, bao
gồm 24 phòng học (trong đó 16 phòng đạt chuẩn, 8 phòng còn lại đã xuống cấp), 5
phòng chức năng. Theo TCVN 8794/2011 – Yêu cầu thiết kế trường trung học thì quy
mô của trường THCS Hòa Hội đã đáp ứng đủ nhu cầu của xã, thời gian tới cần nâng
cấp 8 phòng xuống cấp cho đạt chuẩn.
3) Cơ sở vật chất văn hóa

Hình 3. Nhà văn hóa xã Hòa Hội
Xã có 1 trung tâm học tập cộng đồng với tổng diện tích 4.371m2, trong đó có 1
hội trường đa năng, 1 thư viện có tổng diện tích sử dụng 320m2 có trang bị âm thanh,
ánh sáng, máy vi tính và cột sân khấu ngoài trời phục vụ văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt,
học tập tại trung tâm. Mỗi ấp đều có 1 nhà sinh hoạt với diện tích 80 m2 và được trang
bị âm thanh nhưng chưa có sân thể thao ấp.



 Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Đinh Trần Đức Thiện

4) Chợ

Hình 4: Chợ Hòa Hội
Xã Hòa Hội có 1 chợ, hiện trạng chợ có 1 nhà lồng chợ rộng 300m2 dùng để
buôn bán các loại hàng hóa khô sạch và 300m2 phía ngoài chợ dùng để buôn bán hàng
thực phẩm. Chợ chưa đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng.
5) Bưu điện

Hình 5: Bưu điện văn hóa xã Hòa Hội
Toàn xã có một bưu điện văn hóa đảm bảo tốt việc lắp đặt, sửa chữa các hệ
thống thông tin liên lạc trong xã và có 3 điểm dịch vụ internet để thanh thiếu niên và
nhân dân trong xã truy cập.


×