Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TỊNH BIÊN – TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN
TỊNH BIÊN – TỈNH AN GIANG”

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
CHUYÊN NGÀNH

: LÊ THỊ VINH
: 08146129
: DH08QL
: 2008-2012
: QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

LÊ THỊ VINH


“ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN
TỊNH BIÊN – TỈNH AN GIANG”

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Du
(Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)

(Ký tên : ………………………………)

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề này, em đã được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của nhiều cá
nhân, đơn vị. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
- Cha mẹ, gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ, động viên con cả về vật chất lẫn tinh
thần để con có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
- Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã
truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
- Thầy Nguyễn Du, giảng viên khoa, khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản,
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn,
giúp đỡ về mặt kiến thức, nguồn tài liệu, đóng góp ý kiến và tạo điều hết sức thuận lợi
để em hoàn thành đề tài này.
- Các anh chị ở Trung Tâm Điều Tra Đánh Giá Tài Nguyên Đất Phía Nam đã
trực tiếp cung cấp thông tin, tài liệu và hướng dẫn nhiệt tình để em hoàn thành đề tài
này.

- Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các bạn lớp DH08QL, các anh chị khoa Quản
Lý Đất Đai & Bất Động Sản đã giúp đỡ, động viên, cỗ vũ em trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thủ Đức, ngày 10 tháng 07 năm 2012

Trang i


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ VINH, niên khóa 2008-2012, khoa Quản Lý Đất
Đai và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Du, trường Đại Học Nông Lâm TP HCM.
Với mục tiêu đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang gồm những nội dung sau:
Xác định các tính chất đất đai cần thiết cho đánh giá thích nghi phục vụ sản xuất
nông nghiệp gồm các yếu tố như loại đất, độ dốc, độ sâu ngập, thời gian ngập, khả năng
tưới, TPCG, tầng dày, đê bao. Xác định các yếu tố hạn chế và yếu tố thích hợp làm cơ sở
cho việc sử dụng đất bền vững, tạo kết quả đánh giá đất đai để xác định quy mô, diện tích
của các mức độ thích hợp đất đai với các loại hình sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp
để phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và đề xuất hướng sử dụng đất phục vụ cho quy
hoạch sử dụng đất.
Việc ứng dụng phần mềm MapInfo trong việc chồng xếp 8 bản đồ đơn tính, ta thu
được 14 đơn vị bản đồ đất đai. Trong đó, nhóm đất phèn có 5 đơn vị, đất than bùn phèn

mặn có 2 đơn vị, nhóm đất xám 6 có đơn vị, đất xói mòn trơ sỏi đá có 1 đơn vị.
Kết quả đánh giá đất đai có 5 LUT. Các LUT không có diện tích thích nghi S1,
các LUT có diện tích thích nghi S2 gồm hoa màu: 98,05 ha, cây ăn quả: 98,05ha, lúa 3
vụ: 5.588,15 ha, lúa 2 vụ: 16.583,41 ha, 1 vụ lúa + 2 màu: 98,05ha. Các LUT này đều
là cây trồng chủ lực và mang lại hiệu quả kinh tế cao của vùng. Vì vậy nên duy trì và
phát triển ổn định các diện tích thích nghi của các LUT trên.
Qua nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ quy hoạch sử
dụng đất ta thấy có nhiều diện tích thích nghi S3 và N cụ thể: Các LUT có diện tích
thích nghi S3 gồm hoa màu: 14.534,67 ha, cây ăn quả: 10.157,95 ha, lúa 3 vụ: 297,42
ha, lúa 2 vụ: 14.163,91 ha, 1 vụ lúa + 2 màu: 10.157,95 ha. Các LUT có diện tích
không thích nghi gồm: hoa màu: 20.795,46 ha, cây ăn quả 25.172,18 ha, lúa 3 vụ:
29.542,61 ha, lúa 2 vụ: 4.680,86 ha, 1 vụ lúa + 2 màu: 25.172,18 ha. Do yếu tố hạn chế
là loại đất, không có đê bao, độ sâu ngập, thời gian ngập. Nên những diện tích trồng
những loại hình này sẽ cho năng suất thấp nhưng phí đầu tư cao. Vì vậy đề nghị nên
chuyển các loại hình này sang trồng rừng, tràm hoặc nuôi trồng thủy sản.
Diện tích đất phèn của huyện cũng khá lớn. Do đó địa phương cần có biện pháp
hợp lý nhằm biến những vùng đất phèn, thành những vùng đất nông nghiệp có giá trị
kinh tế cao.

Trang ii


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích


FAO (Food and Agriculture
Organization)
LUT (Land Use Type)
LUR (Land Use Requirement)
LUS (Land Use System)
LQ (Land Quatilities)
LC (Land Characteristics)
LMU (Land Mapping Units)
LUM (Land Use Mapping)
DTTN
DTĐG
GDP
TPCG
ĐVĐĐ
NGTK
HTX
KT – XH
CN – TTCN
BHYT
TDTT
THPT
THCS
GV
TĐTBQTK
TĐTBQ

Tổ chức Nông – Lương Quốc tế
Loại hình sử dụng đất
Yêu cầu sử dụng đất

Hệ thống sử dụng đất
Chất lượng đất đai
Đặc tính đất đai
Đơn vị bản đồ đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai
Diện tích tự nhiên
Diện tích đất đánh giá
Tổng sản phẩm quốc nội
Thành phần cơ giới
Đơn vị đất đai
Niên giám thống kê
Hợp tác xã
Kinh tế - xã hội
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Bảo hiểm y tế
Thể dục thể thao
Trung học phổ thông
Trung học cở sở
Giáo viên
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ
Tốc độ tăng bình quân

Trang iii


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... i 
TÓM TẮT........................................................................................................................ii 
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iii 
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv 
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................... vi 
PHẦN I. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ. ......................................................................................................... 1 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: .................................................................................. 2 
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ........................................................ 2 
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................... 2 
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2 
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................. 3 
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................................................. 3 
2.1.1. Đất đai và vai trò, ý nghĩa của đất đai ................................................................... 3 
2.1.2. Quan điểm đánh giá đất đai: .................................................................................. 6 
2.1.3. Nguyên tắc – nội dung đánh giá đất đai ................................................................ 8 
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 12 
2.2.1. Công tác đánh giá đất đai trên thế giới: .............................................................. 12 
2.2.2. Đánh giá đất đai ở Việt Nam ............................................................................... 12 
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 13 
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 13 
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 13 
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 16 
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT.................................................. 16 
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: ........................................................ 16 
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................................................. 18 
3.1.3. Hiện trạng và biến động sử dụng đất ................................................................... 32 
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ......................................... 41 

3.2. PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ ĐẶC TÍNH ĐẤT ĐAI, ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI. .............. 42 
3.2.1. Phân loại đất ........................................................................................................ 42 
3.2.2. Mô tả tính chất các đơn vị đất: ............................................................................ 42 
Trang iv


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

3.2.3. Các yếu tố xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ......................................................... 44 
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LỰA CHỌN CÁC LOẠI HÌNH
SỬ DỤNG ĐẤT ............................................................................................................ 53 
3.3.1. Hệ thống sử dụng đất ........................................................................................... 53 
3.3.2. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp ...................................... 54 
3.4. ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI: .................................................................. 59 
3.5. ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT: ................................................................................ 65 
3.5.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của huyện đến 2020: .................................. 65 
3.5.2. Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tịnh Biên: ...................... 65 
3.5.3. Đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng: ...................................................... 65 
3.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG- LÂM NGHIỆP. .............................................................. 66 
3.6.1. Tiết kiệm đất đai .................................................................................................. 66 
3.6.2. Ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất...................................... 66 
3.6.3. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất ......................................................... 67 
3.6.4. Chính sách về huy động vốn ............................................................................... 67 
3.6.5. Quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường ................... 68 
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 69 
4.1. KẾT LUẬN: .......................................................................................................... 69 
4.2. KIẾN NGHỊ: .......................................................................................................... 69 

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 71 

Trang v


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1 : Các cấp và hạng của đất theo FAO. ................................................................ 10 
Hình 2: Quy trình đánh giá đất theo FAO (1983). ........................................................ 11 
Hình 3: Quy trình đánh giá đất và nghiên cứu lãnh thổ ................................................ 15 
Hình 4: Sơ đồ vị trí huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang ................................................... 16 
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 (%) .............................................. 19 
Bảng 2: Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành và lĩnh vực (Theo giá hiện hành) .............. 19 
Bảng 3: Lao động công nghiệp trên địa bàn huyện ....................................................... 22 
Bảng 4: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn ........................................ 23 
Bảng 5: Dân số huyện Tịnh Biên năm 2010 ................................................................. 26 
Bảng 6: Một số chỉ tiêu chủ yếu về lao động - việc làm ............................................... 27 
Bảng 7: Diện tích, cơ cấu đất đai theo loại hình sử dụng năm 2010 ............................. 32 
Bảng 8: Diện tích, sản lượng thủy sản giai đoạn 2005 - 2010 ...................................... 34 
Bảng 9: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tịnh Biên năm 2010 ............ 35 
Bảng 10: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Tịnh Biên năm 2010 .... 37 
Bảng 11 : Biến động diện tích đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng ....................... 38 
Bảng 12: Quy mô và cơ cấu các loại đất huyện Tịnh Biên ........................................... 42 
Bảng 13: Chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Tịnh Biên ............................ 48 

Bảng 14: Ðơn vị bản đồ đất đai huyện Tịnh Biên ......................................................... 49 
Bảng 15: Hệ thống sử dụng đất và loại hình sử dụng đất của huyện Tịnh Biên ........... 53 
Bảng 16: Năng suất các loại cây trồng qua các năm của huyện Tịnh Biên................... 54 
Bảng 17:Yêu cầu sử dụng đai của một số loại hình sử dụng đất được lựa chọn........... 58 
Bảng 18: Kết quả đánh giá khả năng thích nghi đất đai của một số LUT: ................... 59 
Bảng 19: Tổng hợp các kiểu thích nghi đất đai huyện Tịnh Biên ................................. 60 
Bảng 20: Kiểu sử dụng đất nông nghiệp theo từng đơn vị đất ...................................... 62 
Bảng 21 :Diện tích cấp thích nghi của từng loại hình sử dụng đất ............................... 64 
Bảng 22: Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp .................................................................. 66 
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế huyện tịnh biên .................................................................... 20 
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo 3 khu vực .................................................................. 27 
Biểu đồ 3: Cơ cấu các nhóm đất năm 2010 ................................................................... 32 
Biểu đồ 4: Năng xuất lúa từ năm 2006 đến 2010 .......................................................... 55 
Biểu đồ 5: Năng xuất cây hoa màu từ năm 2006 đến năm 2010 ................................... 55 
Biểu đồ 6: Năng suất cây ăn trái từ năm 2006 đến năm 2010 ....................................... 56 
Trang vi


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người.Qua hàng triệu năm biến đổi với sự vận động không ngừng của tạo hoá.Sự
tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên, xã hội con người vẫn tiếp tục sống, sinh
hoạt, và làm việc trên bề mặt của lớp vỏ trái đất. Đất là vật chất chịu tác động của các
yếu tố ngoại cảnh trong đó có tác động của con người. Nhưng độ phì nhiêu của đất

phân bố không đồng đều, cũng như số lượng đất đai loại đất ít nhiều khác nhau. Đất
được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự quản lý Nhà Nước và kế
hoạch, biện pháp khai thác của người quản lý, sử dụng đất.
Đất đai có độ màu mỡ tự nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo hợp lý thì
đất đai không bị thoái hoá mà ngược lại đất đai lại càng tốt hơn. Đất đai là có hạn, con
người không thể sản xuất được đất đai mà chỉ có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục
đích này sang mục đích khác.
Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối
quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng. Những sai lầm của
con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang
làm hủy hoại môi trường đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi. Ở Việt Nam,
cho đến khi Luật Đất đai 1993 ra đời, nhà nước ta mới coi đất đai như là một hàng hóa
đặc biệt. Hiện nay nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng do đó đất đai ngày càng trở nên
khan hiếm, đặc biệt là đất ở đô thị, khu dân cư nông thôn và đất sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá đất đai là bước quan trọng để quy hoạch sử dụng đất tốt. Góp phần đảm
bảo cho việc sử dụng đất hiệu quả và hợp lý, làm tăng giá trị kinh tế của đất, giảm giá thành
sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh, và gớp phân phát triển một nền nông nghiệp bền vững,
bảo vệ môi trường.
Tịnh Biên là huyện biên giới, dân tộc, miền núi của tỉnh An Giang, phần lớn
diện tích của huyện được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Do đó việc đánh giá đất
đai, lựa chọn các hình thức sử dụng đất phù hợp nhất trên từng đơn vị đất nhầm nâng
cao hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp, gia tăng cả về sản lượng và giá trị, tạo việc làm
và thu nhập cho người dân là vấn đề rất cần thiết.
Thấy được tầm quan trọng của nhiệm vụ trên, được sự phân công của Khoa Quản
Lý Đất Đai và Thị Trường Bất Động Sản, sự đồng ý của thầy hướng dẫn, tôi thực hiện đề
tài: “Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện
Tịnh Biên – tỉnh An Giang”.

Trang 1



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Làm cơ sở cho công tác lập các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn
nghiên cứu.
- Là nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn giúp sử dụng hợp lý, có hiệu quả các
nhóm đất tại địa phương.
- Cung cấp các thông tin cơ bản và khả năng thích nghi đất đai cho loại hình sử
dụng đất trên địa bàn huyện nhằm giúp nhân dân, các nhà đầu tư, doanh nghiệp hiểu rõ
tiềm năng đất đai để lựa chọn cơ hội đầu tư phát triển sản xuất.
- Quá trình đánh giá tình hình sử dụng đất giúp nâng cao hiệu quả sử dụng, góp
phần hoàn thiện công tác quản lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn.
- Phát hiện tiềm năng đất đai chưa sử dụng.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Các yếu tố về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên liên quan đến tính chất của đất
và vấn đề sử dụng đất.
- Các loại đất chính trên địa bàn huyện.
- Các loại hình sử dụng đất (Land-use types), các hệ thống sử dụng đất (Land
use Systems) trong nông nghiệp .
- Các số liệu về khả năng sinh lợi của đất đối với từng LUT cụ thể.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang,
đánh giá đất đai nhằm xác định khả năng đất đai cho các loại hình sử dụng đất.
- Thời gian nghiên cứu:01/3 đến 30/6/2012.
- Số liệu thu thập:
+ Số liệu cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành và lĩnh vực năm 2000-2010.

+ Số liệu một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn năm 2000- 2010
+ Số liệu một số chỉ tiêu chủ yếu về lao động - việc làm năm 2000- 2010
+ Số liệu lao động công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2005- 2010.
+ Số liệu diện tích, sản lượng thủy sản giai đoạn 2005 – 2010
+ Số liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế 2006-2010
+ Số liệu hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp,
chưa sử dụng năm 2010.

Trang 2


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Đất đai và vai trò, ý nghĩa của đất đai
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai:
- Hiện nay trên thế giới để chỉ về đất người ta dùng hai thuật ngữ riêng biệt là
đất( soil) và đất đai( land). Ở các nước tiên tiến thì hai khái niệm này được phân biệt
rõ ràng, còn ở Việt Nam thì hai thuật ngữ trên không được phân biệt rõ ràng và chỉ
được gọi chung một cách không đầy đủ là đất. Để hiểu sự khác nhau giữa đất và đất
đai ta cần tìm hiểu hai khái niệm.
- Đất (soil): Theo nghĩa Hán – Việt đất là thổ nhưỡng và được Docustraev
(1990), người đặt nền móng cho khoa học thổ nhưỡng định nghĩa: “ Đất là một thực
thể tự nhiên có lịch sử riêng biệt và độc lập, có quy luật phát sinh và phát triển rõ ràng,
được hình thành dưới tác động tương hổ của 5 yếu tố: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh
vật và tuổi địa phương”. Sau này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần bổ sung một số
yếu tố khác cho định nghĩa về đất, đặc biệt là con người. Chính do tác động của con

người, nhiều tính chất của đất thay đổi, tạo nên những đặc tính mới. Như vậy đất có
liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và phát triển của vỏ phong hóa. Có thể nói
đất tồn tại trong tự nhiên một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người và
những thuộc tính của đất trong nghiên cứu và đánh giá đất đai chúng ta có thể đo
lường hay ước lượng được, ( FAO, 1985).
- Đất đai (Land): Là một vùng đất mà đặc tính của nó bao gồm những đặc
trưng cả về tự nhiên và kinh tế-xã hội, quyết định đến khả năng và mức độ khai thác
của vùng đất đó. Đặc tính của đất đai gồm có khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, giới động
thực vật và những tác động quá khứ cũng như hiện tại của con người.
Theo hai nhà đánh giá đất đai Brinkman và Smith(1973) thì đất đai là “một vạt
đất xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích của bề mặt Trái đất với các thuộc tính
tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh
quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: Không khí, đất( soil), điều kiện địa
chất, điều kiện thuỷ văn, thực động vật cư trú, những hoạt động trước đây và hiện nay
của con người ở chừng mực mà thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử
dụng vạt đất của con người hiện tại và tương lai”.
Như vậy ta thấy đất chỉ là một phần, một bộ phận quan trọng của đất đai, muốn
xác định giá trị hay đánh giá tiềm năng đất đai của một khu vực thì người ta phải có ít
nhất ba nguồn tư liệu về khí hậu, thổ nhưõng, kinh tế - xã hội.
Trong đề tài này chúng tôi đề cập đến thuật ngữ đất đai.

Trang 3


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

2.1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của đất đai
Luật đất đai 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất

đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở
kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng”. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn
bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay
.Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt
quan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của quá trình sản xuất, là nơi
tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi sinh tồn của xã hội loài người.
Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng
như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô
cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên
trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai
là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao
thông, thuỷ lợi và các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấp nguyên liệu cho
ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ... .
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định. Là thước
đo sự giàu có của một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm
về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực
cho các mục đích tiêu dùng.
2.1.1.3. Các khái niệm liên quan đến đánh giá đất đai.
- Khái niệm đánh giá: Đánh giá là thể hiện giá trị của tự nhiên đối với một yêu
cầu kinh tế cụ thể, là biểu hiện thái độ của chủ thể đối với khách thể về phương diện
giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng của khách thể.Trong đó chủ thể là yêu cầu
kinh tế-xã hội, khách thể là tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nói cách
khác đánh giá là xem xét mối quan hệ giữa đối tượng đánh giá là các đơn vị đất đai với
chủ thể là yêu cầu kinh tế-xã hội ( cây trồng nông-lâm nghiệp). Khi đánh giá tốt hay
xấu, thích hợp hay không thích hợp là kết quả sự so sánh tự nhiên đó đối với một yêu
cầu cụ thể của con người. Đặc điểm của tự nhiên là đơn vị, giá trị kinh tế của đặc điểm
đó là giá trị. Một điều kiện của tự nhiên có thể không thích hợp với hoạt động này
nhưng lại có thể thích hợp với hoạt động khác ( Trần An Phong, 1995).

- Đánh giá đất đai (Land Evaluation – LE): Theo FAO (1976): “Đánh giá đất
đai là quá trình so sánh đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với
tính chất của đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu cần phải có”. Vùng đất nghiên
cứu được chia thành các đơn vị bản đồ đất đai đó là những vạt đất được xác định trên
bản đồ với những thuộc tính riêng như độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới…

Trang 4


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

- Đơn vị đất đai (Land Units-LU): Đơn vị đất đai là một thuật ngữ dùng để chỉ
diện tích đất đai với những điều kiện môi trường đặc trưng riêng được phân biệt nhờ
các đặc tính riêng: Đặc điểm đất đai, chất lượng đất đai. Đơn vị đất đai được xem như
là một đơn vị tự nhiên cơ sở nghiên cứu đất đai, việc đánh giá đất đai được thực hiện
dễ dàng hơn nên các đơn vị đất đai được xác định trên bản đồ sử dụng các tư liệu có
một số lượng lớn về đặc tính của đất.
Đơn vị đất đai hoặc đơn vị bản đồ đất đai (LMU) là những vùng có đặc tính và
chất lượng đủ để tạo nên sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác nhằm bảo đảm sự
thích hợp với các loại đất sử dụng khác.Trong thực tế các đơn vị đất đai được xác định
trên bản đồ chồng lên nhau thể hiện các mặt khác nhau.
- Tính chất đất đai (Lan Characterristic-LC): Là thuộc tính của đất đai có
thể đo đếm và ước lượng được trong quá trình điều tra bao gồm cả sử dụng viễn thám,
điều tra thông thường cũng như bằng cách thống kê tài nguyên thiên nhiên.
Ví dụ: lượng mưa hằng năm, độ sâu lớp đất, thành phần cơ giới của đất…
- Chất lượng đất đai (Land Quality-LQ): Là tính chất phức tạp của đất đai
thể hiện những mức độ thích hợp khác nhau cho nhiều LUT. Nó phản ánh tương tác
của rất nhiều LC.

Ví dụ: chế độ nhiệt, chế độ ẩm, khả năng thoát nước của đất....
- Bản đồ đơn vị đất đai (Lan Unit Map-LUM): Là bản đồ thể hiện một tập
hợp nhiều đơn vị đất đai của một lãnh thổ hay khu vực nhất định.
LUM được xây dựng trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều
kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai.Các khoanh /vạt đất trên LUM sau
khi chồng xếp là LMU.
- Loại hình sử dụng đất đai (LUT): Loại hình sử dụng đất được mô tả hoặc xác
định ở mức độ chi tiết thực trạng sử dụng đất của một vùng với những phương thức
quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế -xã hội và kỹ thuật được xác định.
- Loại hình sử dụng đất chính: Bao gồm hệ thống sử dụng đất chính được mô
tả tổng quát. Loại hình sử dụng đất này thường đựoc dùng trong các nghiên cứu đánh
giá đất ở mức độ sơ bộ và chỉ dùng ở dạng định tính.
- Hệ thống sử dụng đất đai (Land Use System-LUS): Là sự kết hợp của đơn
vị bản đồ đất đai và loại hình sử dụng đất (hiện tại hoặc tương lai)
- Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirement-LUR): Là những đòi hỏi về
đặc điểm về tính chất đất đai đảm bảo cho LUT phát triển bền vững.
- Hiện trạng sử dụng đất đai: Là kết quả của quá trình sử dụng đất trong quá khứ
và hiện tại làm tiền đề cho hướng phát triển trong tương lai. Hiện trạng sử dụng đất đai phản
ánh khả năng sử dụng đất đai, đồng thời cũng là một trong những tiền đề cho việc đề xuất
sử dụng đất đai phù hợp với thực tế.
Trang 5


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

- Quy hoạch sử dụng đất đai: Là hệ thống các biện pháp của nhà nước (thể
hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế ) về tổ chức sử dụng đất
đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoan

định cho các mục đích và các ngành ) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của
xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai môi trường.
2.1.2. Quan điểm đánh giá đất đai:
Khoảng gần 4 thập niên trở lại đây, công tác đánh giá phân hạng đất đai đã trở
thành phổ biến và đạt nhiều kết quả cả ở trên thế giới và ở nước ta.
Các nhà khoa học thổ nhưỡng đã và đang đi sâu vào nghiên cứu các đặc tính liên
quan đến đất đai như đặc tính cấu tạo, các quy luật hình thành đất, điều tra lập các bản
đồ thổ nhưỡng theo các tỷ lệ khác nhau và đã tổng hợp và đã xây dựng bản đồ đất đai
trên thế giới tỷ lệ 1: 500.000 ( FAO – UNESCO – 1998), áp dụng những kết quả đạt
được qua thực tế lao động sản xuất trên đồng ruộng, các nhà khoa học và người dân đã
đi sâu vào nghiên cứu và xem xét tới nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp từng vạt
đất( Land).
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Lanscape Ecology) coi đất đai là vật
mang (Carrier) của hệ sinh thái (Ecosystem). Trong đánh giá đất đai được định nghĩa
rõ hơn: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của Trái đất với
những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán
được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều
kiện địa chất, thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước
đây của con người, ở chừng mực mà thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc
sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai” (Christian và Stewart,
1968; Smith, 1973).
Như vậy, việc đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rộng bao gồm cả
không gian và thời gian, tự nhiên, kinh tế-xã hội. Trong đánh giá và phân hạng có
nhiều đặc điểm nhưng đôi khi chỉ chọn ra những đặc điểm chính có vai trò tác động
trực tiếp và có ý nghĩa đất đai của vùng nghiên cứu.
2.1.2.1. Quan điểm tổng hợp:
Theo Docustraev: “Đất là thành phẩm của sự tác động đồng thời, tương hổ của
đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thủy văn…”. Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá đất đai
phải xem xét tất cả các điều kiện hình thành. Mặt khác càng phải thấy rằng, sự tác
động của đất đai đối với cây trồng, vật nuôi là từ tổng thể nhiều đặc tính của đất như

độ dày, mùn, thành phần cơ giới… và cả mức độ thực thi biện pháp cải tạo đặc tính
đất. Vì thế khi đánh giá để đề xuất loại hình sử dụng đất cần phải xem xét đồng thời,
tổng hợp nhiều chỉ tiêu.
Tuy nhiên, đứng trên quan điểm này cũng cần thấy rõ rằng, các yếu tố cấu
thành đất và mức độ phù hợp cho loại hình sử dụng có vai trò không giống nhau: có
Trang 6


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

những yếu tố có vai trò lớn và mang tính đại diện hoặc phản ánh gián tiếp các yếu tố
khác nên khi nghiên cứu đánh giá không nhất thiết phải nghiên cứu đánh giá đầy đủ
mà có thể lựa chọn các yếu tố đại biểu để đánh giá.
2.1.2.2. Quan điểm lãnh thổ:
Sự phân hóa theo không gian là đặc tính điển hình của lớp vỏ cảnh quan. Trong
cấu trúc cảnh quan, đất và sinh vật được các nhà khoa học coi là tấm gương phản chiếu
của cảnh quan – phản ánh mối quan hệ cấu trúc bên trong. Vì thế khi nghiên cứu đất
cần phải phát hiện được sự sai biệt theo không gian. Mặt khác, sự sai biệt đất sẽ kéo
theo sự sai biệt về loại hình sử dụng hợp lý tương ứng. Vì thế muốn đánh giá đất đai
phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất cần phải đứng trên quan điểm lãnh thổ
2.1.2.3. Quan điểm hệ thống:
Đất là một yếu tố cấu thành hệ thống tự nhiên luôn tồn tại trong mối quan hệ hữu
cơ biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống động lực hổ trợ điều chỉnh và cân bằng
động. Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lý là nghiên cứu các cấu
trúc và mối quan hệ. Mặt khác địa hệ sinh thái nông-lâm nghiệp là một hệ thống với
cấu trúc thẳng đứng: địa hình, khí hậu, tính chất đất, chế độ nước… và cấu trúc thẳng
đứng bao gồm các hệ địa sinh thái nhỏ phân hóa theo không gian. Việc nghiên cứu vấn
đề theo quan điểm hệ thống là đồng nghĩa với việc xác định các cấu trúc tồn tại tại khu

vực nghiên cứu và các mối quan hệ thông qua các đường trao đổi vật chất và năng
lượng.
2.1.2.4. Quan điểm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại
nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai; có sự kết
hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế, phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự
tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm
nghèo, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người dân; khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.Việc
quản lý, sử dụng đất phải vừa đảm bảo quỹ đất phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng vừa đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi
trường, an ninh lương thực. Chiến lược và quy hoạch sử dụng đất phải có tầm nhìn dài
hạn; tránh chạy theo mục tiêu phát triển trước mắt nhưng khai thác cạn kiệt tài nguyên
đất, để lại hậu quả xấu về kinh tế, xã hội và môi trường cho các thể hệ mai sau phải
gánh chịu. Chính sách, pháp luật đất đai phải góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo
dân chủ, bình đẳng và công bằng xã hội.
2.1.2.5. Quan điểm lịch sử:
Các yếu tố hình thành đất không những phân hóa theo không gian mà còn vận
động theo thời gian qua đó làm cho đất cũng không ngừng thay đổi. Vì thế khi đánh
Trang 7


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

giá, nhất là định hướng quy hoạch sử dụng phải dựa vào sự vận động của đất để từ đó
định hướng mới có giá trị lâu dài
2.1.3. Nguyên tắc – nội dung đánh giá đất đai

2.1.3.1. Nguyên tắc đánh giá đất đai
Dựa vào sáu nguyên tắc cơ bản:
- Khả năng thích nghi đất đai được đánh giá và được phân loại cho các loại đất sử
dụng dùng rất cụ thể. Khả năng thích nghi đất đai được thể hiện theo hệ thống đánh
giá: Bộ thích hợp, bộ không thích hợp, mỗi bộ được chia làm hai hoặc ba lớp theo thứ
tự (rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp, không thích hợp hiện tại, không thích hợp
vĩnh viễn).
- Việc đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần
thiết trên các loại đất khác nhau.
- Yêu cầu phải có sự phối hợp đa ngành, nghĩa là phải có sự phối hợp và tham gia
đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội.
- Việc đánh giá đất đai phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và
chính trị của lãnh thổ nghiên cứu.
- Khả năng thích nghi dựa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững.
- Đánh giá bao gồm so sánh từ hai loại sử dụng đất đai được chọn trở lên.
2.1.3.2. Nội dung chính của đánh giá đất đai
- Lựa chọn các loại đất và xây dựng yêu cầu cần dùng đất của các loại đất lựa
chọn.
- Mô tả các đơn vị đất đai trong phạm vi các đặc điểm và chất lượng đất đai.
- Đánh giá khả năng thích nghi của từng loại đất sử dụng đã chọn trên từng đơn vị
đất đai.
2.1.3.3. Các bước chính trong đánh giá đất đai
Theo tài liệu “Đánh giá đất đai vì sự nghiệp phát triển của FAO” (1986), đã chỉ
dẫn tiến trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất được thực hiện qua 9 bước,
các bước này không tách rời mà kết hợp hài hòa với nhau.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Đây là bước quan trọng trong quá trình đánh giá vì nó liên quan đến thời gian và
kinh phí thực hiện. Bước này bao gồm:
- Khảo sát sơ bộ để xác định các loại hình sử dụng đất.
- Điều tra nhu cầu của người sử dụng đất.

- Đề ra mục tiêu đánh giá và xếp hạng ưu tiên.

Trang 8


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

Bước 2: Thu thập tài liệu
Bao gồm các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường. Để hạn
chế thời gian và kinh phí trong quá trình thu thập thường dùng các phương pháp sau:
- Tổng hợp và chọn lọc tối đa các tài liệu sẵn có.
- Tập trung thu thập số liệu cần thiết trong đánh giá.
- Sử dụng công nghệ mới.
- Đối chiếu và chỉnh sửa các tài liệu trong các thời kỳ cho phù hợp với hiện
trạng.
Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất
Trên cơ sở lãnh thổ nghiên cứu lớn hay nhỏ mà lựa chọn các loại hình sử dụng
đất khác nhau:
- Đối với lãnh thổ rộng: Loại hình sử dụng đất đai chỉ xác định đến loại hình sử
dụng chủ yếu( Major of land use) như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,…
- Đối với lãnh thổ hẹp: Mức độ nghiên cứu chi tiết hơn thì các loại hình sử dụng
đất phải được xác định kỹ lưỡng đến cấp kiểu sử dụng đất ( Land use type – LUT) như
đất cây lúa, đất cây ăn quả, đất cây trồng cạn,…
Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ chi tiết mà có thể xác định loại sử dụng đất đến
cấp sử dụng đất. Tuy nhiên, việc xác định loại hình sử dụng đất cần phải căn cứ vào
nhu cầu sinh lý và sinh thái của các loại cây trồng, tập quán canh tác của địa phương
và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng nghiên cứu.
Bước 4: Xác định đơn vị đất đai

Đơn vị đất đai là một khoanh đất cụ thể được xác định trên bản đồ. Nó là kết quả
của sự chồng ghép các bản đồ đơn tính như bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ độ dốc, bản đồ
địa hình…Tùy thuộc vào phạm vi lãnh thổ nghiên cứu và mức độ chi tiết của công tác
đánh giá mà chọn các yếu tố chủ đạo khi vạch ranh giới các đơn vị đất đai.
Bước 5: Đánh giá các mức độ thích nghi
Mức độ thích hợp của đất đai là sự phù hợp của đơn vị đất đai nhất định với một
loại hình sử dụng đất cụ thể và được xem xét cả trong hiện tại và tương lai.

Trang 9


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

Theo FAO, 1976 thì đất đai được phân thành các cấp, hạng theo sơ đồ sau:
Rất thích hợp (S1)
Thích
hợp (S)

Thích hợp (S2)
Ít thích hợp (S3)

Đất đai
Không thích hợp hiện tại (N1)
Không thích hợp (N)
Không thích hợp vĩnh viễn (N2)

Hạng (classes)


Cấp (categories)

Hình 1 : Các cấp và hạng của đất theo FAO.
Bước 6:Xác định môi trường và kinh tế - xã hội
Đánh giá đất đai không chỉ dừng lại ở việc xác định các đơn vị đất đai và đánh
giá mức độ thích nghi sinh thái mà cần phải xác định hiệu quả kinh tế-xã hội và môi
trường của từng loại hình sử dụng đất.
Đối với kinh tế - xã hội có các chỉ tiêu như: Giá trị kinh tế, yêu cầu vốn và kỹ
thuật, tính khả thi của loại hình sử dụng đất.
Đối với môi trường bao gồm khả năng bồi dưỡng tái tạo đất, khả năng điều tiết
nước của cây trồng, khả năng chống xói mòn và khả năng thiết lập về mặt sinh thái.
Bước 7: Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất
Đơn vị đất đai được đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi cho từng nhóm
hoặc từng loại cây trồng cụ thể. Yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình đã được các
nhà nghiên cứu thống kê và ghi chép thành sách để tra cứu như: sổ tay cây công
nghiệp ngắn ngày, sổ tay cây công nghiệp dài ngày,…
Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch sử dụng đất là bao gồm toàn bộ các bước đánh giá. Trong
quá trình này thường tập trung đánh giá tiềm năng đất đai cho từng đơn vị đất đai riêng
lẻ và cho từng loại hình sử dụng đất khác nhau nhưng việc quy hoạch sử dụng đất lại
được tiến hành trên quy mô tổng thể.

Trang 10


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

Bước 9: Ứng dụng kết quả đánh giá.

Mục đích cuối cùng của đánh giá và quy hoạch sử dụng đất là áp dụng các kết
quả đó vào thực tiễn sản xuất nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác này rất đa
dạng, phức tạp và sẽ tạo nên một hệ thống sử dụng đất phù hợp với hệ thống cây trồng
vật nuôi, có thể xen kẻ hay riêng lẻ.
1.Xác định mục tiêu

2. Thu thập tài liệu

3. Xác định các loại
hình sử dụng đất

4. Đánh giá khả năng
thích hợp

5. Đánh giá mức độ thích nghi

6. Xác định môi trường và kinh tế – xã hội

7. Xác định loại hình sử dụng hợp lý nhất

8. Quy hoạch sử dụng đất

9. Ứng dụng đánh giá đất đai

Hình 2: Quy trình đánh giá đất theo FAO (1983).

Trang 11


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Lê Thị Vinh

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Công tác đánh giá đất đai trên thế giới:
Cho đến nay, công tác đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sản xuất nông-lâm
nghiệp đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Nó trở thành một trong những
chuyên ngành nghiên cứu quan trọng và đặc biệt gần gủi với những nhà quy hoạch,
hoạch định chính sách đất đai cũng như người sử dụng.
Ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu từ năm 1960 việc phân hạng và đánh giá
đất đai đã được thực hiện bao gồm 3 bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng.
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai.
- Đánh giá kinh tế đất đai.
Bước sang những năm 1970 nhiều quốc gia đã cố gắng phát triển hệ thống đánh
giá đất đai.Ở Mỹ việc đánh giá đất đai được thực hiện trong các chương trình của Bộ
Nông nghiệp Mỹ. Ở Châu Âu đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận, kết quả thảo luận đầu
tiên ra đời( FAO 1972). Sau đó được Briskiman và Smith soạn lại. Năm 1975 cuộc
thảo luận đi đến thống nhất hình thành nội dung phương pháp đầu tiên của FAO về
đánh giá đất đai.
Những năm sau đó công tác đánh giá đất đai được tiến hành bởi các chuyên gia
của FAO – UNESCO như Dentyang Dentanthony và nhiều tác giả khác: Đánh giá
thích nghi có tưới, phân loại khả năng thích nghi đất đai lâm nghiệp, đánh giá đất đai
cho nền nông nghiệp nhờ mưa…
2.2.2. Đánh giá đất đai ở Việt Nam
Công tác đánh giá đất đai được thực hiện từ những năm trước cách mạng tháng
Tám do nhiều nhà khoa học Pháp nghiên cứu như: “ Đất Đông Dương”. Công trình
nghiên cứu đất đỏ ở miền Nam Việt Nam (để phát triển đồn điền cao su). Nhưng phát
triển mạnh nhất là những năm sau giải phóng. Có nhiều công trình nghiên cứu quan
trọng như “ Bản đồ đất” đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc( 1984). Công

trình của viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp của Tôn Thất Chiểu, Bùi Quốc Toản.
Chương trình quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long, một nghiên cứu nhằm
khai thác khả năng sử dụng đất đai toàn vùng đồng bằng của Van Men Sroost và
Nguyễn Văn Nhân (1993). Chuyên đề nghiên cứu sử dụng đất phèn mặn ở đồng bằng
sông Cửu Long trong dự án VIE 87/031 đã sử dụng phương pháp đánh giá đất đai định
lượng của FAO (1983).
Trong những năm gần đây công tác đánh giá đất đai đã và đang được nghiên cứu
và phát triển nhằm phục vụ cho việc quy hoạch và sử dụng đất. Hiện nay mối quan hệ
Việt Nam với tổ chức, các nhà khoa học quốc tế ngày càng tốt nên việc tiếp thu những
tiến bộ kỹ thuật trong đánh giá phân hạng đất của FAO ngày càng cao. Nhờ vậy mà
công tác đánh giá đất đai đã thu được một số kết quả đặc biệt, đã vận dụng thành công
Trang 12


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

các bước đi trong đánh giá đất. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã kịp thời
tổng kết và vận dụng các kết quả này vào chương trình “Đánh giá và đề xuất sử dụng
tài nguyên đất trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững thời kỳ 1996 – 2010”.
Đây là cơ sở để vận dụng vào đánh giá đất đai huyện Tịnh Biên.
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, và tài nguyên thiên nhiên liên quan đến tính chất
đất và vấn đề sử dụng đất
- Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội gây áp lực lên quá trình sử dụng đất đai.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất và lựa chọn các loại hình sử dụng đất.
- Xây dựng hệ thống khả năng thích nghi đất đai đối với từng đơn vị sử dụng đất.
Phân tích, đánh giá, so sánh hiệu quả sản xuất của nó đồng thời tiến hành xây dựng

bản đồ đánh giá đất đai.
- Xác định tiềm năng sử dụng đất và đề xuất cơ cấu sử dụng đất
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Tiến hành thu thập những tài liệu liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu về tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội và các báo
cáo khoa học về đặc điểm đất đai, thủy văn trong vùng nghiên cứu đựơc thu thập, kiểm
tra và đánh giá.
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
+ Hiện trạng và biến động sử dụng đất
+ Bản đồ đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Phương pháp thực địa: Nhằm thu thập thông tin điều tra làm cơ sở cho công
tác xử lý nội nghiệp.
+ Khảo sát thực địa một số khu vực điển hình trên địa bàn huyện.
+ Đánh giá sơ bộ các vấn đề về đất đai và loại hình sử dụng đất.
+ Tìm hiểu tình hình sản xuất một số hộ nông dân trên địa bàn huyện.
- Phương pháp so sánh: So sánh điều kiện thích nghi của các loại hình sử dụng
với điều kiện thực tế của huyện để tìm ra mức thích nghi.
- Phương pháp phân tích thống kê: Dùng phần mềm EXCEL thống kê diện tích
đất theo các chỉ tiêu phân cấp như loại đất, độ dốc, tầng dày…
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin về hiệu quả kinh tế của các loại
hình sử dụng thông qua phỏng vấn trực tiếp và gửi mẫu phiếu điều tra đến những
người am hiểu.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc những bản đồ, tài liệu có liên quan
đến địa bàn nghiên cứu.
Trang 13


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh


Để thực hiện việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện
Tịnh Biên, trong đề tài này chúng tôi sử dụng các bản đồ sau:
+ Bản đồ đất của Phân Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp năm 2003.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Tịnh Biên (Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Tịnh Biên).
+ Các bản đồ hành chính, giao thông, thủy văn...
+ Các báo cáo, văn kiện Đại hội Đảng, biểu số liệu có liên quan.
+ Mẫu đất, kết quả phân tích và bản tả các loại đất chính của huyện.
- Phương pháp bản đồ: Phản ánh kết quả đánh giá đất.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin thuộc tính bản đồ.
+ Tổng hợp, chỉnh lý và xây dựng các bản đồ đơn tính ( loại đất, độ dốc, tầng
dày, cơ giới…), bản đôg đơn vị đất đai, bản đồ thích nghi đất đai bằng phần mềm
MAPINFO.
- Phương pháp phân tích hệ thống
Từ quan niệm xác định đối tượng nghiên cứu là- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên, kinh tế-xã hội của huyện. Các loại đất trên địa bàn và hiện trạng sử dụng
đất của huyện.
Chính tầm quan trọng của mỗi yếu tố tự nhiên trong hệ thống, các điều kiện sinh
thái đã làm cho con người có biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý. Áp dụng phương
pháp này để nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phục vụ cho việc định hướng phát triển
sản xuất nông-lâm nghiệp huyện Tịnh Biên.
- Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO:
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu đề tài
này. Trên cơ sở quy trình đánh giá đất đai của FAO, tôi đã vận dụng linh hoạt vào
nghiên cứu lãnh thổ nghiên cứu. Như việc chọn chỉ tiêu, lựa chọn đơn vị cơ sở…
Nhận định tầm quan trọng của việc đánh giá phân hạng đất đai làm cơ sở cho
quy hoạch sử dụng đất, tổ chức Nông-lương của Liên Hợp Quốc với sự tham gia của
các nhà khoa học đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước xây dựng nên bản đề
cương đánh giá đất đai( FAO, 1976). Tài liệu được cả thế giới quan tâm thử nghiệm,

vận dụng và chấp nhận làm phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp
đó là hàng loạt tài liệu hướng dẫn đã được xuất bản như đánh giá đất nông nghiệp nhờ
trời ( FAO, 1983), cho các vùng rừng (1984), cho các vùng nông nghiệp được tưới (
1985) và hướng dẫn quy hoạch và sử dụng đất đai (1988). Tuỳ theo điều kiện từng nơi
mà vận dụng cho phù hợp đề cương đánh giá của FAO.
Có thể khẳng định nội dung và phương pháp đánh giá đất đai của FAO là sự kết
tinh nhiều thành quả và kinh nghiệm trên thế giới. Việt Nam đã và sẽ vận dụng cho
Trang 14


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

phù hợp với từng điều kiện cụ thể và với từng tỷ lệ bản đồ để tiến tới hoàn thiện nội
dung phương pháp và quy trình đánh giá phân hạng đất trong điều kiện Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã vận dụng phương pháp đánh giá đất đai
của FAO trong điều kiện phù hợp với đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu, thời gian, kinh
phí thực hiện cũng như trình độ của bản thân, trong đề tài này tôi đánh giá đất theo quy
trình gồm 7 bước như sau:
1.Xác định mục tiêu

2. Thu thập tài liệu

3. Xác định các loại hình
sử dụng đất

4. Đánh giá khả năng
thích hợp


5. Đánh giá mức độ thích nghi

6. Xác định loại hình sử dụng hợp lý nhất

7. Định hướng quy hoạch sử dụng đất

Hình 3: Quy trình đánh giá đất và nghiên cứu lãnh thổ
huyện Tịnh Biên.
Trang 15


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
3.1.1.1. Vị trí địa lý:
Huyện Tịnh Biên có diện tích tự nhiên 35.489,09 ha chiếm 10,04 % so với diện
tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó diện tích đất nông nghiệp của huyện là 29.996,91 ha,
chiếm 84,53 % tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có diện tích 4.890,99 ha,
chiếm 13,78 % tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng có diện tích 601,19 ha chiếm
1.69% tổng diện tích tự nhiên.
Huyện Tịnh Biên có tuyến Quốc lộ 91, Tỉnh lộ 948, Tỉnh lộ 55A chạy qua tạo
điều kiện thuận lợi trong giao thương trao đổi hàng hoá góp phần quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Địa giới hành chính của huyện Tịnh Biên
được xác định như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Vương quốc Cam Pu Chia;

- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tri Tôn;
- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Châu Phú và thị xã Châu Đốc;

Hình 4: Sơ đồ vị trí huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang
Trang 16


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Vinh

Huyện Tịnh Biên được chia thành 14 đơn vị hành chính ( 3 thị trấn và 11 xã)
bao gồm: thị trấn Nhà Bàng, thị trấn Tịnh Biên, thị trấn Chi Lăng, xã An Cư, xã An
Hảo, xã An Nông, xã An Phú, xã Tân Lợi, xã Tân Lập, xã Thới Sơn, xã Núi Voi, xã
Nhơn Hưng, xã Văn Giáo và xã Vĩnh Trung.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Có thể chia thành 3 vùng:
- Vùng đồi núi: Cao trình > + 30m có diên tích khoảng 6.330ha chiếm 17,81% diện
tích của huyện. Vùng này có tiềm năng khoáng sản, vật liệu xây dựng, phù hợp cho
việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với nhiều đồi núi, danh thắng đẹp.
- Vùng ven chân núi: Cao trình từ +5 đến + 30m, có diện tích 8.953 ha, chiếm
khoảng 25,19% diện tích tự nhiên. Vùng này có khả năng trồng cây ăn trái, trồng lúa
đặc sản và phát triển trang trại chăn nuôi đàn gia súc.
- Vùng đồng bằng: Vùng này có diện tích 20.260 ha chiếm tỷ lệ 57% diện tích.
Vùng này thuận lợi trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và rừng ngập nước (trồng tràm).
3.1.1.3. Khí hậu
Huyện Tịnh Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang những đặc
tính chung của khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ
bình quân hàng năm 25oC -290C, nhiệt độ cao nhất từ 36oC - 38oC, nhiệt độ thấp nhất
dưới 18oC

Khí hậu hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
trùng với gió mùa Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió
mùa Đông Bắc, lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 mm.
Khí hậu, thời tiết huyện Tịnh Biên có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, thích nghi đối với các loại cây trồng đặc biệt là cây lúa và cây màu,
huyện ít chịu sự ảnh hưởng của gió bão nhưng chịu sự tác động mạnh của chế độ thủy
văn gây nên hiện tượng ngập lụt…
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Phân bố thổ nhưỡng trên địa bàn huyện chủ yếu là đất phèn hoạt động sâu và
đất xám thích hợp phát triển sản xuất nông -lâm -thủy sản. Đất xói mòn trơ sỏi đá thích
hợp trồng rừng và khai thác vật liệu xây dựng. Thành phần cơ giới từ sét đến thịt nặng,
thịt nhẹ và cát. Tình trạng sử dụng đất tại huyện Tịnh Biên chủ yếu là đất nông nghiệp
(chiếm 84,53 %), đất thổ cư chiếm tỷ lệ thấp (chiếm khoảng 4,18%).
3.1.1.5. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt trên địa bàn rất phong phú, Tịnh Biên có công trình kênh Vĩnh
Tế, kênh Trà Sư cùng với hệ thống kênh tưới đã cung cấp một lượng lớn nước phục vụ
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Ngoài ra kênh Vĩnh Tế còn có giá trị
lớn lao về mặt trị thủy, giao thông, thương mại, biên phòng.
Trang 17


×