Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LONG MỸ HUYỆN ĐẤT ĐỎ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN


BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ LONG MỸ - HUYỆN ĐẤT ĐỎ
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
ĐẾN NĂM 2020
GVHD

:

Th.S PHẠM HỒNG SƠN

SVTH

:

NGUYỄN HOÀNG NAM

MSSV

:

08124050


LỚP

:

DH08QL

KHÓA

:

2008 – 2012

NGÀNH

:

Quản Lý Đất Đai

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN


NGUYỄN HOÀNG NAM

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ LONG MỸ - HUYỆN ĐẤT ĐỎ

TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
ĐẾN NĂM 2020

Giáo viên hướng dẫn: Th.S PHẠM HỒNG SƠN
(Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)

Ký tên: …………………………………

– Tháng 7 năm 2012 –


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

LỜI CẢM ƠN
Mỗi chúng ta được sinh ra trên cuộc đời này là một điều hạnh phúc và còn
hạnh phúc hơn khi bên cạnh chúng ta luôn có sự động viên, khích lệ, dìu dắt của gia
đình, thầy cô và bạn bè trên con đường học tập cũng như trong cuộc sống.
Con xin cảm ơn Ba Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con khôn lớn đến ngày hôm
nay. Cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ con trong suốt quá trình
học tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh cùng với tất cả quý thầy cô khoa Quản lý đất đai và Bất động sản
đã tận tình truyền đạt và giảng dạy cho em những kiến thức quý báu để em có thể
hoàn thành tốt bài báo cáo của mình.
Em xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến thầyPhạm Hồng Sơn – giáo viên hướng
dẫn và các anh chị đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ
Địa chính - Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
em hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong suốt thời gian qua.

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại Phòng Tài
Nguyên và Môi Trường huyện Đất Đỏ cùng với UBND xã Long Mỹ đã tạo điều kiện
thuận lợi và tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Cuối cùng, xin cảm ơn đại gia đình lớp Quản lý đất đai khóa 2008 – 2012 đã
nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Do kiến thức và thời gian thực hiện còn hạn chế nên bài báo cáo tốt nghiệp của
em chưa thật sự hoàn thiện, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn
để bài báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Nam

Trang i


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam
TÓM TẮT

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Nam, khoa Quản lý đất đai& Bất động
sản, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa
bàn xã Long Mỹ - huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020”.
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Hồng Sơn.
Đề tài: “Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã
Long Mỹ - huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020” được thực hiện thông
qua quá trình khảo sát, thu thập số liệu, bản đồ đã đánh giá hiện trạng sử dụng và tiềm
năng đất đai của xã Long Mỹ làm cơ sở cho việc phân bổ quỹ đất một cách hợp lý,
hiệu quả và có phương án quy hoạch sử dụng đất thích hợp trong thời kỳ phát triển

kinh tế - xã hội của xã trong giai đoạn mới.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng quy trình hướng dẫn lập quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất của Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành năm 2009 và các văn bản
pháp quy khác.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu các nội dung: Điều tra, phân tích, đánh giá điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất,
kết quả thực hiện sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất; Xây dựng phương
án quy hoạch sử dụng đất; Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất
đến kinh tế, xã hội, môi trường; Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử
dụng đất kỳ đầu; Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp: phương pháp luận ( gồm: phương pháp cân
bằng tương đối, phương pháp kết hợp vĩ mô và vi mô), phương pháp nghiên cứu cụ thể
(phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp thống kê, phương pháp bản đồ, phương
pháp công cụ GIS, phương pháp định mức, phương pháp kế thừa, phương pháp dự báo…).
Long Mỹ là một xã gần biển, nằm phía nam huyện Đất Đỏ, tiếp giáp với huyện
Long Điền, nằm dọc theotỉnh lộ 44, cách trung tâm thị trấn 3km. Xã có tổng
1.298,84ha, chiếm 6,85% diện tích tự nhiên của huyện và được chia làm 03 ấp, là xã
thuần nông với nhiều loại cây trồng, đất đai tương đối tốt, có tiềm năng phát triển vùng
chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhìn chung, kinh tế xã chưa thực sự phát
triển mạnh, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã Long Mỹ là: đất nông nghiệp
có diện tích 1.011,85 ha chiếm 77,90 % diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp có
diện tích 286,99 ha chiếm 22,10% diện tích tự nhiên. Diện tích đất theo quy hoạch có
xu hướng tăng diện tích đất phi nông nghiệp và giảm diện tích đất nông nghiệp nhằm
phục vụ cho việc mở rộng các điểm dân cư nông thôn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các
mục đích kinh doanh phi nông nghiệp.
Kết quả đạt được của đề tài là việc bố trí, sử dụng tài nguyên đất một cách hợp
lý cho sự phát triển của xã nhằm khai thác hiệu quả và bền vững tiềm năng đất đai,
góp phần nâng cao thu nhập của người dân trong khu vực nông thôn và phát triển kinh

tế - xã hội của xã, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Trang ii


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................1 
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: ......................................................................................1 
Đối tượng nghiên cứu: .....................................................................................................1 
Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................................2 
Giới hạn đề tài: ................................................................................................................2 
PHẦN I ...........................................................................................................................3 
TỔNG QUAN ................................................................................................................3 
I.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................3 
I.1.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................................3 
I.1.2.Cơ sở pháp lý ..........................................................................................................9 
I.1.3.Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................10 
I.2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN 10 
I.2.1.Nội dung nghiên cứu .............................................................................................10 
I.2.2. Phương pháp thực hiện ........................................................................................10 
I.2.3. Quy trình thực hiện ..............................................................................................11 
PHẦN II........................................................................................................................12 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................................12 
II.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG .......................12 
II.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................12 
II.1.2 Các nguồn tài nguyên ..........................................................................................14 

II.1.3.Hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái .........................................17 
II.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ......................................17 
II.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................................17 
II.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế .............................................................17 
II.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ...............................................................20 
II.2.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn .................................................21 
II.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ....................................................................21 
II.2.6.Đánh giá chung về kinh tế - xã hội ......................................................................25 
II.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÃ LONG MỸ .......................26 
II.3.1. Tình hình quản lý đất đai ....................................................................................26 
II.3.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất và biến động các loại đất .................................28 
II.3.3 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước ..............................33 
II.4.ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI XÃ LONG MỸ ......................................35 
II.5 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 ...................39 
II.5.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch .........................39 
II.5.2.Phương án quy hoạch sử dụng đất .......................................................................42 
II.5.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội và
môi trường .....................................................................................................................51 
II.5.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất ..........................................................................54 
II.5.5.Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu ........................................................................55 
II.5.6. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ....................58 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................61 
KẾT LUẬN ..................................................................................................................61 
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................62 

Trang iii


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QH – KHSDĐ

Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

TT

Thông tư

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường



Nghị định

CP

Chính phủ


NQ

Nghị quyết



Quyết định

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

UBND

Ủy ban nhân dân

TCĐC

Tổng cục địa chính

TCQLĐĐ

Tổng cục quản lý đất đai

MNCD

Mặt nước chuyên dùng

DTTN


Diện tích tự nhiên

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

DT – NS – SL

Diện tích – Năng suất – Sản lượng

Trang iv


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.
Bảng 2.
Bảng 3.
Bảng 4.
Bảng 5.
Bảng 6:
Bảng 7.

Bảng 8.
Bảng 9.
Bảng 10.
Bảng 11.
Bảng 12:
Bảng 13.
Bảng 14.
Bảng 15.
Bảng 16.
Bảng 17.
Bảng 18.
Bảng 19.
Bảng 20.

Bảng phân loại đất phân theo độ dốc – tầng dày xã Long Mỹ
DT – NS - SL các loại cây trồng xã Long Mỹ đến năm 2011
Hiện trạng ngành chăn nuôi xã Long Mỹ đến năm 2011
Hiện trạng sử dụng đất năm 2011
Biến động sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2011
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất
Mô tả các đơn vị đất đai
Phân loại đất theo độ dốc và tầng dày
Đánh giá thích nghi các loại hình sử dụng đất
Dự báo tốc độ tăng trưởng KT xã Long Mỹ đến năm 2020
Dự báo lao động xã Long Mỹ đến năm 2020
Dự báo dân số, diện tích đất ở qua các năm đến năm 2020
Diện tích các loại đất nông nghiệp đến năm 2020
Diện tích các loại đất phi nông nghiệp đến năm 2020
Các tuyến đường xã nâng cấp, mở rộng trong thời gian tới
Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất trong kỳ quy hoạch xã Long Mỹ

Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng
Kế hoạch sử dụng kỳ đầu (2011 – 2015) xã Long Mỹ
Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng theo từng năm kế hoạch
Danh mục các công trình trọng điểm cấp xã giai đoạn 2011 - 2015

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.
Hình 2.
Hình 3.
Hình 4.
Hình 5.
Hình 6.

Sơ đồ vị trí xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Một số vật nuôi trên địa bàn xã Long Mỹ: dê, vịt
Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Long Mỹ
Trường Mẫu giáo Long Mỹ và Trường tiểu học Long Mỹ
Trạm y tế xã Long Mỹ
Hiện trạng trung tâm văn hóa học tập cộng đồng xã Long Mỹ

Trang v


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và
mạnh mẽ, đi cùng với đó là tốc độ đô thị hóa nhanh, nước ta đã có một bộ mặt thay đổi

rõ nét. Để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều vấn đề cấp thiết cần đặt ra,
trong đó có vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức sử
dụng và quản lý đất đai đầy đủ, khoa học, hợp lý có hiệu quả cao nhất thông qua việc
phân bổ quỹ đất đai, tổ chức sử dụng đất, kết hợp với bảo vệ đất và môi trường nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất cho xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992, tại Chương II, Điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo
quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như từng vùng, từng địa phương và
các đơn vị cơ sở.
Xã Long Mỹ nằm ở phía Tây Nam huyện Đất Đỏ, là một xã được tách ra từ xã
Phước Long Hội huyện Long Đất cũ. Xã Long Mỹ là một đơn vị hành chính trực
thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được tách ra và thành lập theo Nghị định
57/NĐ-CP ngày 23/7/1999 của Chính phủ theo địa phận số 364.Xã Long Mỹ nằm gần
tuyến du lịch ven biển: Vũng Tàu – Long Hải – Hồ Tràm – Hồ Cốc – Bình Châu; hơn
nữa, trên địa bàn xã Long Mỹ dự kiến cũng sẽ có một số điểm du lịch hấp dẫn trong
tương lai như: hồ Bút Thiền, hồ Sở Bông, núi Minh Đạm và khu trung tâm xã. Du lịch
phát triển sẽ tạo điều kiện cho nông – lâm – ngư nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng
hóa theo hướng phục vụ cho du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn của Bà Rịa Vũng
Tàu nói chung và Đất Đỏ nói riêng; nên xem đây là một kênh tiêu thụ nông sản – thủy
sản lớn và ổn định. Vì thế việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm bố trí phân
bổ quỹ đất một cách hợp lý cho các ngành trong những năm tới là nhiệm vụ trước mắt
cần thực hiện.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản, dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của Thầy Phạm Hồng Sơn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xây dựng
phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã Long Mỹ - huyện

Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020”.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Tổng hợp và đánh giá nguồn lực về đất đai của xã Long Mỹ.
- Phân bổ quỹ đất đai cân đối phù hợp với nhu cầu sử dụng đất cho các ngành
giai đoạn 2012 - 2020.

Đối tượng nghiên cứu:
- Đất đai: gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
- Quy luật phát triển kinh tế - xã hội của xã Long Mỹ.

Trang 1


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

Phạm vi nghiên cứu:
Toàn bộ quỹ đất gắn liền với mục đích sử dụng đất theo ranh giới hành chính
của xã Long Mỹ - huyện Đất Đỏ- tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Giới hạn đề tài:
Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã Long Mỹ huyện
Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2020.

Trang 2


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Các khái niệm
- Đất (Soil): là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt trái đất có độ sâu giới hạn ≤ 3m.Có
các thành phần hữu cơ và vô cơ, các thành phần này quyết định một thuộc tính quan
trọng của đất là độ phì của đất.
-Đất đai(Land): là phần không gian đặc trưng được xác định gồm các yếu tố:
thổ quyển, thạch quyển, sinh quyển, khí quyển và thuỷ quyển cùng các hoạt động quản
trị của con người từ quá khứ đến hiện tại và triển vọng tương lai.
-Quy hoạch: là một hệ thống các biện pháp nhằm sắp xếp, bố trí, tổ chức các
không gian lãnh thổ quy hoạch, nó gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của
từng vùng, từng địa phương.
-Quy hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế
của Nhà nước về việc tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và
có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục
đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử
dụng đất cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất
đai và môi trường theo hướng phát triển bền vững.
-Kế hoạch sử dụng đất: là sự chia nhỏ, chi tiết hoá QHSDĐ về mặt nội dung và
thời kỳ, được lập theo cấp lãnh thổ hành chính.Kế hoạch sử dụng đất nếu được duyệt
thì vừa mang tính pháp lý vừa mang tính pháp lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương
hoàn thành trong giai đoạn kế hoạch.
-KHSDĐ theo quy hoạch: là KHSDĐ được lập theo QHSDĐ ở 4 cấp: toàn quốc,
tỉnh, huyện, xã. KHSDĐ có thể là KHSDĐ dài hạn (5 năm) hay KHSDĐ ngắn hạn (1 năm).
I.1.1.2. Đặc điểm của QHSDĐ

- Tính lịch sử - xã hội:thúc đẩy lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
QHSDĐ là một bộ phận của phương thức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất phát triển.
- Tính tổng hợp: tổng hợp tất cả các nhu cầu sử dụng đất trong vùng nghiên
cứu, điều hoà mâu thuẫn và phân bổ hợp lý cho các ngành, các lĩnh vực.
- Tính dài hạn:thời kỳ quy hoạch là 10 năm, do đó phải căn cứ vào dự báo dài hạn về
phát triển kinh tế - xã hội từ đó bố trí sử dụng đất phù hợp cho giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: phân bổ quỹ đất cho từng ngành, mang tính
chất tổng quát không nên chi tiết hoá vì QHSDĐ nói riêng và quy hoạch nói chung
càng chi tiết hoá thì quy hoạch càng dễ bị phá vỡ.
- Tính chính sách:gắn với chủ trương, chính sách của Đảng về đất đai, chính
sách chủ trương thay đổi thì quy hoạch thay đổi theo.
- Tính khả biến: khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ,
chính sách và tình hình kinh tế - xã hội thay đổi, các dự kiến của QHSDĐ không còn
phù hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh các biện pháp là
cần thiết.
Trang 3


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

I.1.1.3. Nguyên tắc lập QH, KHSDĐ
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
-Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng và an ninh.
-Được lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp
dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, kế hoạch sử
dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền quyết định, xét duyệt.
-Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng
đất của cấp dưới.
-Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
-Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
-Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh.
-Dân chủ và công khai.
-Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt
trong năm cuối của kỳ trước đó.
I.1.1.4. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất. Tuy
nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc những cơ sở chung như sau:
nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch, số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy
hoạch, phạm vi lãnh thổ quy hoạch cũng như nội dung và phương pháp quy
hoạch.Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai được phân theo nhiều cấp vị
khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai từ tổng thể đến chi
tiết.
QHSDĐ ở nước ta hiện nay có 2 loại hình: theo lãnh thổ và theo ngành.
 QHSDĐ theo lãnh thổ chia ra các dạng:
- QH tổng thể sử dụng đất cả nước.
- QHSDĐ cấp huyện.
- QHSDĐ cấp xã.
 QHSDĐ theo ngành chia ra các dạng:
- QHSDĐ nông nghiệp.
- QHSDĐ lâm nghiệp.
- QHSDĐ ở đô thị.
- QHSDĐ các khu dân cư nông thôn.
- QHSDĐ chi tiết khu kinh tế, khu công nghệ cao.
- QHSDĐ chuyên dùng.
I.1.1.5. Vài nét về công tác quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước

1. Sơ lược công tác quy hoạch sử dụng đất ở các nước trên thế giới
Quy hoạch sử dụng đất không chỉ có vai trò quan trọng đối với nước ta mà còn
đối với tất cả các nước trên thế giới.Các nước đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất từ
Trang 4


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

nhiều năm trước đây, hiện nay công tác này đang được chú trọng và phát triển, đặc biệt
là trong sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống QHSDĐ ra đời ở Liên Xô từ thập niên 30 và phát triển liên tục cho
đến nay. Hệ thống QHSDĐ gồm có 4 cấp:
-Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn liên bang.
-Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và nước cộng hoà.
-Quy hoạch vùng và huyện.
-Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp.
Ở các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, Úc...gần đây là các nước Thái
Lan, Malayxia, Philipin đã có cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn
chỉnh và ngày càng tiến bộ.
Trên thế giới có hai trường phái quy hoạch chính sau:
Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo hài hoà sự phát triển đa
mục tiêu, sau đó mới đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêu biểu cho trường
phái này là Đức và Úc.
Ngoài ra ở một số nước khác còn có những phương pháp quy hoạch đất đai
mang tính đặc thù và riêng biệt.
Ở Pháp, quy hoạch đất đai được xây dựng theo hình thức mô hình hoá nhằm đạt
hiệu quả kinh tế cao.
Ở Hungari, quy hoạch đất đai được coi là vấn đề đặc biệt tồn tại. Sự thay đổi từ

một hệ thống tập chung sang cơ chế lập quy hoạch phi tập chung cùng với việc hướng
tới tư nhân hoá mang lại những thay đổi lớn về kinh tế, cơ cấu, tổ chức và xã hội.
Ở Angieri, việc quy hoạch đất đai được dựa trên nguyên tắc nhất thể hoá, liên
hợp hoá và kỷ luật đa phía.
Ở Nam Phi, đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do Chính phủ
thiết kế với sự tham gia của chính quyền các tỉnh (cấp trung gian).
Ở Canada, Chính phủ liên bang đã can thiệp vào quy hoạch cấp trung gian (cấp
bang) đang được giảm bớt.
Ở Philipin: Có 3 cấp lập quy hoạch. Cấp quốc gia sẽ hình thành những chỉ đạo
chung, cấp vùng trển khai một khung chung cho quy hoạch theo vùng và cấp quận,
huyện chịu trách nhiệm triển khai các đồ án tác nghiệp.
Ở Thái Lan, việc quy hoạch đất đai được phân theo 3 cấp: quốc gia, vùng, và á
vùng hay địa phương .
Ở các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia công tác quy hoạch đất đai đã bắt đầu
phát triển nhưng mới dừng lại ở tổng thể các ngành, không tiến hành quy hoạch ở các
cấp nhỏ như ở Việt Nam.
2. Sơ lược công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
-Trước năm 1975:
Hai miền Nam Bắc chưa có khái niệm về QHSDĐ.
+Miền Bắc: thành lập Bộ Nông Trường: quản lý nông trường quốc doanh ở
miền Bắc Việt Nam. Chỉ đạo cho các nông trường lập quy hoạch sản xuất.
Trang 5


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

+Miền Nam: sau ngày hòa bình thì thành lập dự án quy hoạch phát triển kinh tế
hậu chiến.

Hạn chế: chủ yếu phục vụ cho nông trường và hợp tác xã nông nghiệp.
-Giai đoạn 1975-1978:
Sau khi nước ta giải phóng hoàn toàn, chúng ta thành lập ban chỉ đạo phân
vùng kinh tế Nông Lâm Trung Ương, ban phân vùng kinh tế các tỉnh, thành.
Kết quả:
+Quy hoạch nông lâm nghiệp 7 vùng kinh tế.
+Quy hoạch nông lâm 44 tỉnh, thành phố TW.
+Nội dung QHSDĐ, phân bố đất đai dàn trải nhưng chưa thành phần mục trong
báo cáo.
Hạn chế:
+Đối tượng đất đai chủ yếu là đất nông lâm.
+ “Quy hoạch pháo đài” (nội lực) chủ yếu phía trong thành, không xét với các
trung tâm phát phát triển lân cận (vùng ngoại lực).
+ Tình hình tài liệu điều tra cơ bản thiếu và không đồng bộ.
+ Kết quả quy hoạch 3 triệu ha không thực hiện được.
+ Chưa lượng toán vốn đầu tư.
+ Nội hàm QHSDĐ chưa được quan tâm.
-Giai đoạn 1981-1986
Văn kiện Đại hội Đảng lần V nêu: xúc tiến công tác điều tra cơ bản, làm cơ sở
lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng phát triển toàn quốc (quy hoạch cấp
quốc gia), sơ đồ phân bố và phát triển lực lượng sản xuất của các tỉnh thành TW và các
bộ ngành TW (quy hoạch cấp tỉnh).
Giai đoạn lập quy hoạch rầm rộ, rộng khắp trong cả nước.
Kết quả:
Đối tượng đất đai trong quy hoạch được mở rộng (có thêm đất chuyên dùng, đất
khu công nghiệp, đất ở...).
+Các chương trình điều tra cơ bản khá phong phú, đồng bộ.
+Có đánh giá nguồn lực (nội lực và ngoại lực: mối quan hệ vùng với trung tâm
phát triển) và xét trong mối quan hệ vùng.
+Có lượng toán vốn đầu tư hiệu quả của quy hoạch.

+Nội dung QHSDĐ chính thức trở thành một chương mục trong báocáo quy hoạch.
Hạn chế:chưa có quy hoạch cấp xã, huyện.
-Giai đoạn 1987-1993
- Luật đất đai đầu tiên (1987) ra đời.
- Luật đã xác định nội dung QHSDĐ là một nội dung trong quản lý Nhà nước
về đất đai. Đây chính là cơ sở pháp lý cho công tác lập QH, KHSDĐ.
- Thực tiễn: giai đoạn công tác lập quy hoạch im vắng.
Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành Thông tư 106/QH-KH/RĐ ngày
15/04/1991 về hướng dẫn Luật đất đai và QH, KHSDĐ cấp xã. Năm 1992 ban hành tài
Trang 6


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

liệu tập huấn và hướng dẫn lập QHSDĐ cấp xã ( đã lập quy hoạch cho 300 xã/10.000
xã tập trung ở miền Bắc).
Hạn chế:
Công tác lập quy hoạch trầm lắng mặc dù có cơ sở pháp lý là do: chịu ảnh
hưởng các nước trong khối XHCN bị tan rã, có quan điểm kinh tế thị trường không
cần quy hoạch và do nó điều tiết.
-Giai đoạn 1993-2003:
Luật đất đai 1993 và các văn bản dưới luật được ban hành (NĐ 34/CP xác định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục địa chính).
+Cấp tỉnh thành lập sở địa chính.
+Cấp huyện thành lập phòng địa chính.
+Cấp xã có địa chính cơ sở.
NĐ 68/CP (ban hành 2001): NĐ đầu tiên của Việt Nam do CP ban hành: lập
QH, KHSDĐ các cấp.

TT 1814/ TCĐC: lập quy hoạch cho các cấp.
TT 1842/ TCĐC: thay cho Thông tư 1814.
Thuận lợi về mặt pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình và nội dung phương pháp
lập QHSDĐ các cấp, đã xúc tiến công tác lập quy hoạch rộng khắp.
Kết quả:
+Cấp toàn quốc: lập KHSDĐ 5 năm của cả nước được Quốc Hội phê duyệt.
+Lập QHSDĐ định hướng toàn quốc đến năm 2010.
+Đất Quốc Phòng do bộ Quốc Phòng lập QHSDĐ Quốc Phòng: đã lập 8 quân khu.
+Đất An Ninh do bộ Công An lập QHSDĐ An Ninh.
+ Lập QHSDĐ cấp tỉnh (59/61), huyện (369/633), xã (3597/11602).
Hạn chế:
+Tổng cục địa chính ban hành quy trình, nội dung, phương pháp chưa phải là
một quá trình kinh tế chặt chẽ.
+Định mức chỉ tiêu sử dụng đất chưa thống nhất trên toàn quốc phụ thuộc vào
chỉ tiêu của các bộ ngành liên quan.
+Khu vực nông thôn QHSDĐ bao trùm.
+Khu vực đô thị có sự tranh chấp QHSDĐ và quy hoạch xây dựng.
Chất lượng quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch chưa cao vì thông qua quy
trình của Tổng cục về vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất do quy hoạch mang lại,
giải pháp tổ chức thực hiện, lượng toán vốn đầu tư trong quy trình đề cập một cách
chung chung.
Kinh phí lập quy hoạch: quy hoạch đất toàn quốc, TW, đất An Ninh: kinh phí
TW, còn quy hoạch 3 cấp còn lại là ngân sách của tỉnh.
-Giai đoạn 2004 đến nay:
Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành 01/7/2004.
Văn bản dưới Luật:
- NĐ 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật đất đai.
Trang 7



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên
Môi Trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định QH, KHSDĐ.
- Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 về việc ban hành quy trình
lập va điều chỉnh QH, KHSDĐ.
- Quyết định 10/2005/ QĐ-BTNMT ngày 24/10/2005 về ban hành định mức
kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh QH, KHSDĐ.
Kết quả:
Việc lập QH, KHSDĐ đã dần đi vào nề nếp và trở thành công cụ quan trọng
của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất,
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên việc lập và
xét duyệt QH, KHSDĐ các cấp nhất là cấp huyện, cấp xã còn chậm.Quy hoạch các cấp
cùng một quy trình, cùng một nội dung.Công tác dự báo chưa đầy đủ nên chất lượng
QHSDĐ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, vì vậy phải điều chỉnh
nhiều.Một số địa phương chưa bố trí thỏa đáng kinh phí, nguồn nhân lực để lập QH,
KHSDĐ.
-Nghị định 69/2009 ngày 13/08/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ về quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Hiện nay các tỉnh thành trên cả nước đều triển khai đồng loạt, chỉ tiêu các cấp
quy hoạch thể hiện khác nhau về quy trình và nội dung.Cấp trên mang tính chất tổng
thể, cấp dưới mang tính chất chi tiết.
3.Quy trình lập QHSDĐ của FAO & BTNMT
 Quy trình QHSDĐ của FAO(1993) . Gồm 10 bước:

1. Xác định các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
2. Lập kế hoạch thực hiện.
3. Cấu trúc vấn đề và cơ hội.
4. Xác định các loại hình sử dụng đất (LUTs).
5. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai
6. Đánh giá tổng hợp.
7. Luận chứng và lựa chọn phương án tối ưu.
8. Quy hoạch sử dụng đất.
9. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
10. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

Trang 8


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

 Quy trình QHSDĐ của Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Trình tự triển khai lập QHSDĐ, KHSDĐ chi tiết của xã gồm 6 bước:
1. Công tác chuẩn bị.
2. Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
3. Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất và
tiềm năng đất đai.
4. Xây dựng và lựa chọn phương án QHSDĐ chi tiết.
5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất chi tiết.
 So sánh quy trình của FAO & BTNMT

FAO

Bộ TNMT

Quy trình do Liên Hiệp Quốc đưa ra cho Gắn với luật pháp Việt Nam, phạm vi
nhiều vùng, lãnh thổ trên thế giới, chủ thực hiện ở Việt Nam, các cấp, các ngành
yếu là về nghiên cứu.
phải thực thi, vừa mang tính khả thi vừa
mang tính pháp lý cao.
Sử dụng nhiều phương pháp chủ yếu, Sử dụng nhiều phương pháp chủ yếu, ít
nhiều phương pháp trung gian nên kết phương pháp trung gian, vì vậy tính
quả mang tính khách quan cao.
khách quan của kết quả không cao bằng
quy trình của FAO.
Đối tượng đất đai là đất nông nghiệp, Đối tượng đất đai: bao gồm tất cả các loại
đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng nhưng đất.
có hướng chuyển sang nông nghiệp =>
chưa toàn diện.
Bước 1 – 2: tiền quy hoạch
Bước 3 – 8: thực hiện quy hoạch
Bước 9 – 10: hậu quy hoạch

Bước 1: tiền quy hoạch
Bước 2 –6( cấp xã): thực hiện quy hoạch

I.1.2.Cơ sở pháp lý
-Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1992.
-Luật Đất Đai 2003 và các văn bản dưới Luật có liên quan đến đất đai.
-Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật
Đất Đai.

-Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 về hướng dẫn thống kê, kiểm
kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
-Nghị Định 69/2009 ngày 13/08/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ về quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư.
-Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
Trang 9


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

-Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về định mức kinh tế- kỹ thuật, lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
- Căn cứ QCVN 14: 2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Quy hoạch xây
dựng nông thôn.
-Căn cứ công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/08/2009 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).
I.1.3.Cơ sở thực tiễn
- Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Long Mỹ giai đoạn 2000 - 2005
-Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyệnĐất đỏ đến năm 2010.
-Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất xã Long Mỹ đến năm 2010.
-Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội – an ninh, quốc phòng
năm 2011 xã Long Mỹ.
-Quy hoạch phát triển các ngành huyện Đất đỏ.

-Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010xã Long Mỹ.
- Số liệu thống kê đất đai năm 2011 xã Long Mỹ.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Long Mỹ.
I.2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
I.2.1.Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện sử
dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá tiềm năng đất đai.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội,
môi trường.
-Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
I.2.2. Phương pháp thực hiện
-Phương pháp thống kê: sử dụng số liệu thống kê tương đối và số liệu thống kê
tuyệt đối để phân tích và đánh giá biến động đất đai.
-Phương pháp bản đồ: phản ánh kết quả quy hoạch kế hoạch thông qua các loại
bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch.
-Phương pháp công cụ GIS: ứng dụng công nghệ tin học thông qua các phần
mềm chuyên ngành để xử lý, biên tập, xuất vẽ bản đồ.
-Phương pháp chuyên gia: được thể hiện từ công tác tổ chức, báo cáo chuyên đề
đóng góp ý kiến...đều thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm.
-Phương pháp định mức: kết hợp định hướng và dự báo để xác định các loại đất
biến động trong tương lai.
Trang 10


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

-Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát, thu thập thông tin để phục vụ cho
công tác nội nghiệp.
-Phương pháp kế thừa: kế thừa những tài liệu có liên quan và chọn lọc để làm
cơ sở đánh giá các chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất.
-Phương pháp dự báo: sử dụng các phương pháp dự báo nhằm dự báo dân số và
các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai.
-Phương pháp cân bằng tương đối: xem xét và cân bằng các chỉ tiêu kinh tế, xã
hội một cách tương đối.
-Phương pháp kết hợp vĩ mô và vi mô.
I.2.3. Quy trình thực hiện
Quy trình QHSDĐ được thực hiện theo Thông tư 19/2009/TT – BTNMT của
Bộ Tài nguyên & môi trường, gồm 6 bước:
1. Khảo sát thực địa, điều tra cơ bản, thu thập số liệu, tài liệu bản đồ có liên quan.
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã
hội tác động đến việc sử dụng đất.
3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất.
Biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
4. Đánh giá tiềm năng đất đai.
5. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và các giải pháp thực hiện.
6. Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh số liệu, tài liệu, bản đồ.

Trang 11


Ngnh Qun lý t ai

SVTH: Nguyn Hong Nam


PHN II
KT QU NGHIấN CU
II.1.IU KIN T NHIấN, TI NGUYấN V MễI TRNG
II.1.1. iu kin t nhiờn
II.1.1.1. V trớ a lý



huyện
châu đức

huyện
xuyên mộc



Xã long
long tân
tân

thị xã
b rịa





Xã p.
p. long
long thọ

thọ


Xã láng
láng Di
Di

tt
tt đất
đất đỏ
đỏ




xã lộc
lộc an
an


huyện
long điền


xã phớc
phớc hội
hội





xã long
long mỹ
mỹ



bb ii ểể n
n đ
đô
ôn
ng
g

tt
tt phớc
phớc hải
hải

Hỡnh1:S v trớ xó Long M, huyn t , tnh B Ra - Vng Tu


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

Xã Long Mỹ nằm ở phía Tây Nam huyện Đất Đỏ, là một xã được tách ra từ xã
Phước Long Hội huyện Long Đất cũ. Xã Long Mỹ là một đơn vị hành chính trực
thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được tách ra và thành lập theo Nghị định
57/NĐ-CP ngày 23/7/1999 của Chính phủ theo địa phận số 364, có ranh giới tiếp giáp

với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Đông giáp xã Phước Hội, đường tỉnh 44A.
- Phía Tây giáp xã Tam Phước và Thị trấn Long Hải huyện Long Điền, đây là
một trong những khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phía Nam giáp Thị trấn Phước Hải và căn cứ núi Minh Đạm, một trong
những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phía Bắc giáp xã Phước Hội và đường tỉnh 44B.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía nam, là
một vùng đông dân cư, có tốc độ phát triển kinh tế khá cao; đặc biệt là các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Trên địa bàn vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam khá
nhiều viện, trường và các trung tâm khoa học kỹ thuật lớn. Với vị trí này, huyện Đất
Đỏ nói chung và xã Long Mỹ nói riêng hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế về vốn đầu
tư, tiềm lực khoa học công nghệ và đặc biệt là độ lớn và tính đa dạng của thị trường,
kể cả thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Xã Long Mỹ nằm gần tuyến du lịch ven biển: Vũng Tàu – Long Hải – Hồ Tràm
– Hồ Cốc – Bình Châu; hơn nữa, trên địa bàn xã Long Mỹ dự kiến cũng sẽ có một số
điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai như: hồ Bút Thiền, hồ Sở Bông, núi Minh Đạm
và khu trung tâm xã. Du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện cho nông – lâm – ngư nghiệp
sản xuất các sản phẩm hàng hóa theo hướng phục vụ cho du lịch, một ngành kinh tế
mũi nhọn của Bà Rịa Vũng Tàu nói chung và Đất Đỏ nói riêng; nên xem đây là một
kênh tiêu thụ nông sản – thủy sản lớn và ổn định.
Diện tích tự nhiên của toàn xã: 1.298,84ha, chiếm 6,85% diện tích tự nhiên của
huyện. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 1.135,11ha; Diện tích đất phi nông
nghiệp: 163,73ha.
Đường địa giới hành chính chủ yếu theo đường nhựa, kênh mương, bờ ruộng và
triền núi được xác định bởi các cột mốc hành chính. Địa bàn xã có 03 ấp: Mỹ An, Mỹ
Hòa và Mỹ Thuận.
II.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Long Mỹ được phân bố ở các dạng địa hình như sau:
- Đồi lượn sóng cấp mạnh phù hợp với cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và

trồng rừng.
- Đồi lượn sóng nhẹ phù hợp với cây màu, cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Thềm phù sa cho cây lúa và cây màu.
- Giồng cát thuộc ấp Mỹ Hòa trước đó dân làm ruộng một vụ lấy nước từ thiên
nhiên từ năm 2002 đến nay không còn canh tác được, đã chuyển sang trồng cây ăn quả
và trồng rừng.
II.1.1.3. Khí hậu
- Xã Long Mỹ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió chịu ảnh hưởng của khí hậu đại
dương. Một năm chia làm 02 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10,
Trang 13


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

thời gian này có gió mùa Tây Nam; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C, tháng thấp
nhất khoảng 24,80C, tháng cao nhất khoảng 28,60C. Tình hình thời tiết - khí hậu xã
Long Mỹ có đặc trưng như sau:
+ Nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm (26,30C), tổng tích ôn lớn (9.5590C),
số giờ nắng cao (2.600 giờ/năm). Nền nhiệt cao, năng lượng bức xạ lớn (395 - 521
cal/cm2), nên ngành nông nghiệp có thể trồng được nhiều vụ cây ngắn ngày/năm, cây
lâu năm cho năng suất và chất lượng cao, đặc biệt ở các vùng đất xám, đất cát có thể
trồng 5 - 6 vụ rau, hoa, cây cảnh/năm.
+ Lượng mưa thấp (trung bình 1.352 - 1.537 mm/năm) và phân bố không đều,
một năm có 02 mùa rõ rệt, lượng mưa trong mùa mưa khoảng 80 - 85% lượng mưa cả
năm, mùa khô, nắng hạn kéo dài, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp.
- Lượng mưa trong mùa mưa thấp (1.100 - 1.200mm), số ngày trong mùa mưa
thật sự (từ 24 tháng 5 đến 13 tháng 10) chỉ có 142 ngày sẽ là trở ngại rất lớn nếu sản

xuất 02 vụ cây ngắn ngày trong năm mà không có nguồn nước tưới bổ sung, đặc biệt
trong điều kiện đất có thành phần cơ giới nhẹ (đất cát, đất xám…).
- Mưa phân bố tập trung vào tháng 9 và tháng 10 (200 - 500 mm/tháng), kết
hợp với địa hình trũng gây úng cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Mùa khô kéo dài (>180 ngày) với nhiệt độ cao, nắng và gió làm tăng khả năng
bốc hơi nước nên vào mùa khô sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
là trên đất cây hàng năm, sản xuất thường bị ngưng trệ.
- Hầu như không có bão và các giá trị thời tiết cực đoan khác.
- Ở huyện Đất Đỏ nói chung và xã Long Mỹ nói riêng rất ít các giá trị và hiện
tượng thời tiết cực đoan như: nhiệt độ quá lạnh (<150C) hoặc quá nóng (>400C), tuyết
hoặc sương muối quá nặng…mà chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ của dông nhiệt hoặc bão. Nên
xem đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.
II.1.2. Các nguồn tài nguyên
II.1.2.1. Tài nguyên đất
Đất trên địa bàn xã Long Mỹ chủ yếu gồm 5 nhóm đất chính là đất xám, đất đỏ
vàng, đất cát, đất dốc tụ và đất khác.
+ Nhóm đất xám: Là nhóm đất có diện tích lớn nhất, chiếm 41,96% tổng diện
tích trên địa bàn. Nhóm đất xám được phân bố ở phía Tây Bắc của xã đoạn từ hồ Bút
Thiền đến hồ Sở Bông thuộc khu vực ấp Mỹ Hòa.
+ Nhóm đất đỏ vàng: Chiếm khoảng 23,61% diện tích tự nhiên, đất đỏ vàng
phân bố toàn bộ trên khu vực núi, gần 60% diện tích nhóm đất đỏ vàng có độ dốc trên
150 chỉ có thể trồng rừng, trong tương lai sẽ là khu du lịch sinh thái hấp dẫn.
+ Nhóm đất cát: Chiếm khoảng 24,95% diện tích, nhóm đất cát phân bố chủ
yếu ở phía Đông Nam của xã, hướng sử dụng của nhóm đất này là trồng các loại cây
hàng năm như rau, hoa, phục vụ cho khách du lịch, trồng điều, cây rừng tạo cảnh quan,
trồng cỏ phục vụ nuôi bò và là nguồn đất dự trữ cho các dự án du lịch.
+ Đất dốc tụ: Chiếm khoảng 2,46% đất dốc tụ, hình thành và phát triển từ các sản
phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở các khe. Đất dốc tụ hiện đang trồng lúa 01 vụ
năng suất thấp phân bố ở hai bên tuyến kênh chính của hồ Sở Bông. Trong tương lai hướng
sử dụng của loại đất này là đào ao nuôi trồng thủy sản, xây dựng mô hình VAC….

Trang 14


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

+ Nhóm đất khác: Chiếm khoảng 7,02% bao gồm các loại như sông, suối và mặt
nước chuyên dùng, ao hồ nuôi trồng thủy sản và khu vực khai thác vật liệu xây dựng.
Tóm lại đất đai ở xã Long Mỹ không được đánh giá là điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp bởi quy mô diện tích tự nhiên nhỏ (chỉ có
1.298,84ha) chất lượng đất không tốt. Tuy nhiên, nếu có nguồn nước tưới và có
phương pháp cải tạo đất tốt vẫn có thể lựa chọn những cơ cấu cây trồng cho hiệu quả
kinh tế cao (điển hình là phong trào trồng xoài cát đang lên nhanh).
Bảng 1: Bảng phân loại đất phân theo độ dốc – tầng dày xã Long Mỹ
Đơn vị : cm
Diện tích đất phân theo độ dốc tầng dày

NHÓM VÀ LOẠI
ĐẤT


hiệu

I.NHÓM ĐẤT CÁT

Tổng
cộng

Độ đốc

I (0-30)
T.Dày
cấp 1
(>100 )

324,00

324,00

1. Đất cát biển

C

221,00

221,00

2. Đất cát gley

Cg

103,00

103,00

545,00

480,00

II.NHÓM ĐẤT

XÁM
3. Đất xám trên phù
sa cổ

X

290,00

290,00

4. Đất xám trên
Granit

Xa

105,00

40,00

5. Đất xám gley

Xg

150,00

150,00

III.NHÓM ĐẤT
ĐỎ VÀNG


306,62

6. Đất đỏ vàng trên đá
Fa
Granit

306,62

IV.NHÓM ĐẤT
DỐC TỤ
7. Đất dốc tụ

D

Độ đốc
II (3-80)

T.Dày
cấp 2
(70-100)

T.Dày
cấp 2
(70- 100)

Độ đốc
Độ đốc
0
III(8-15 ) V (15-250)
T.Dày

cấp 3
(50-70)

T.Dày
cấp 5
(0-30)

65,00

65,00

32,00

32,00

84,62

54,00

168,00

32,00

32,00

84,62

54,00

168,00


V.NHÓM ĐẤT
KHÁC

91,22

TỔNG DTTN

1.298,84

(Nguồn : UBND xã Long Mỹ)

Trang 15


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

II.1.2.2.Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Trên địa bàn xã Long Mỹ có 02 hồ thủy lợi được coi như
02 nguồn nước mặt quan trọng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt:
+ Hồ Bút Thiền: Nằm ở phía Tây Bắc xã, hồ được xây dựng năm 1980 với
dung tích chứa khoảng 2,4 triệu m3 nước, dung tích hữu ích khoảng 1,4 triệu m3 nước.
Hiện tại, hồ không chỉ cung cấp nước tưới cho xã Long Mỹ mà còn cung cấp một phần
cho xã Phước Hội. Tuy nhiên, do nguồn sinh thủy hạn chế nên hồ chỉ cung cấp nước
bổ sung cuối mùa mưa, các tháng mùa khô hồ hầu như bị cạn kiệt.
+ Hồ Sở Bông: Nằm ở phía Tây Nam xã, ngay chân núi Châu Viên, hồ được
xây dựng năm 1984 với dung tích chứa 0,68 triệu m3 nước, dung tích hữu ích 0,4 triệu
m3 nước. Lượng nước đến hồ ngày càng ít, diện tích được tưới ngày càng bị thu hẹp,

dự kiến trong tương lai hồ chỉ còn là tác dụng tạo cảnh quan, môi trường.
Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có hồ Bàu Tây do khai thác vật liệu xây dựng mà
thành, hồ sâu, mặt nước rộng, rất thuận tiện để hình thành điểm du lịch sinh thái.
- Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu điều tra - đánh giá trữ lượng nước ngầm
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của đoàn Địa chất 707 cho thấy: Xã Long Mỹ là xã có nguồn
nước ngầm ở mức trung bình, trên bản đồ phân bố, trữ lượng nước ngầm giảm dần
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với 5 vùng nước ngầm như sau:
+ Vùng có lưu lượng nước ngầm giàu: Phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc xã,
diện tích khoảng 370ha (chiếm 24% DTTN). Độ chứa nước ở các lỗ khoan QKT
thường lớn hơn 15 m3/h. Tỷ lưu lượng ở các giếng đào Q > 0,51/sm. Với lưu lượng
nước này, người dân hoàn toàn có thể đào hoặc khoan giếng khai thác nước phục vụ
sinh hoạt và cho sản xuất nông nghiệp.
+ Vùng có lưu lượng nước ngầm trung bình: Phân bố về phía Tây Nam của
vùng giàu nước ngầm, diện tích khoảng 240ha (chiếm 18% DTTN). Độ chứa nước ở
các lỗ khoan QKT từ 7 - 15 m3/h. Tỷ lưu lượng ở các giếng đào Q từ 0,2 - 0,51/sm.
Với lưu lượng nước này, người dân có thể đào hoặc khoan giếng khai thác nước phục
vụ sinh hoạt và một phần cho sản xuất nông nghiệp.
+ Vùng có nguồn nước ngầm nghèo: Diện tích khoảng 295ha (chiếm 22%
DTTN). Độ chứa nước ở các lỗ khoan QKT từ 2 - 7 m3/h. Tỷ lưu lượng ở các giếng
đào Q từ 0,1 - 0,21/sm. Với lưu lượng nước này, người dân chỉ có thể đào hoặc khoan
giếng khai thác nước phục vụ sinh hoạt và một phần cho sản xuất nông nghiệp. Song
chi phí sẽ khá tốn kém và khả năng khai thác sẽ bị hạn chế.
+ Vùng có nguồn nước ngầm rất nghèo: Diện tích khoảng 215ha (chiếm 16%
DTTN). Độ chứa nước ở các lỗ khoan QKT từ < 2 m3/h. Tỷ lưu lượng ở các giếng đào
Q từ < 0,11/sm. Với lưu lượng nước này, người dân chỉ có thể đào hoặc khoan giếng
khai thác nước phục vụ sinh hoạt và một phần cho sản xuất nông nghiệp
+ Vùng không có nguồn nước ngầm: Rộng khoảng 270ha, toàn bộ thuộc khu
vực núi Châu Viên.
Tóm lại, xã Long Mỹ được đánh giá là xã có khá nhiều nguồn nước (có 02 hồ
thủy lợi, nguồn nước ngầm đa dạng). Song nhìn chung về số lượng vẫn là khan hiếm

(02 hồ dung tích đều nhỏ và có đến 58% DTTN từ nghèo, đất không có nước ngầm).
Khó khăn này đòi hỏi ngành nông nghiệp xã Long Mỹ phải nhanh chóng chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tiết kiệm nước, hiệu quả.
Trang 16


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam

II.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản:Chủ yếu là khai thác cát và vật liệu xây dựng.
II.1.3.Hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái
II.1.3.1. Cảnh quan môi trường
Long Mỹ là xã sống chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề
nông thôn và đang trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ
nên các ngành kinh tế - xã hội trong xã chưa phát triển mạnh nên môi trường sinh thái
cơ bản vẫn giữ được bản sắc tự nhiên. Tuy nhiên, môi trường ở một số khu vực dân cư
ít nhiều bị ô nhiễm bởi hoạt động của con người do việc chăn nuôi, xử lý rác, chất
thải…trong các khu dân cư chưa được đồng bộ, kịp thời.
Để đảm bảo môi trường sinh thái phát triển bền vững trong thời gian tới cần
chú trọng phát triển và bảo tồn hệ thực vật xanh nhất là trồng rừng và quản lý rừng. Có
chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
trong từng xóm ấp và cộng đồng dân cư.
II.1.3.2. Các hệ sinh thái
- Tài nguyên rừng và động vật rừng: Xã Long Mỹ có rừng phòng hộ tự nhiên
(núi) chiếm một diện tích khá lớn. Động vật rừng còn khá đa dạng như nhím, chồn,
mển, rắn, trăn, khỉ….
- Các loại cây trồng, vật nuôi quý hiếm có giá trị kinh tế cao:
+ Cây trồng trong nông nghiệp gồm: Điều, giống địa phương, giống điều cao sản
PN1…; Cây lâu năm khác như xà cừ, tràm bông vàng, gió bầu…; Giống cây ăn quả như

nhãn, xoài, mít, chuối, đu đủ, mãng cầu…mỗi loại cây có từ 3 - 5 loại giống khác nhau.
+ Giống cây ngắn ngày khá đa dạng, phong phú bao gồm lúa, bắp, khoai mì,
khoai lang, thuốc lá, rau, dưa, đậu…mỗi loại cây có từ 5 - 8 loại giống.
+ Giống vật nuôi: Gồm trâu địa phương, bò ta vàng, bò lai sind, heo lai F1, heo
lai 2 - 3 máu ngoại (Yorkshire, Landrace, Duroc), dê Bách thảo, gà ta, gà Lương
phượng, vịt tàu, vịt cỏ, vịt siêu thịt…
- Qua quá trình canh tác, nông dân đã lưu giữ và chọn lọc được một số giống tốt
như nhãn xuồng cơm vàng, tiêu sẻ, điều PN1, bắp lai D9K888, bắp lai VN10, khoai mì
KM94, bò lai sind, heo lai 2 - 3 máu ngoại, dê bách thảo…
II.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
II.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 116,9 tỷ đồng. Trong đó: Khu vực nông lâm
nghiệp đạt 52,13 tỷ đồng, khu vực tiểu thủ công nghiệp – thương mại – dịch vụ đạt
64,77 tỷ đồng.
Xã Long Mỹ là một xã nông nghiệp nông thôn thuần nông chủ yếu là trồng trọt
và chăn nuôi.Nông nghiệp được xác định là thế mạnh chủ yếu của địa phương. Cơ cấu
kinh tế hiện nay của địa phương được xác định như sau: “Nông nghiệp - công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp - thương mại, dịch vụ” với tỷ lệ 50,43% - 47,55% - 2,02%.
II.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
II.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Giữ vai trò khá quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chiếm tỷ trọng trên 50% tổng
giá trị sản xuất các ngành kinh tế, tỷ trọng chăn nuôi tăng dần trong sản xuất nông
nghiệp. Trong những năm gần đây nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản
Trang 17


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hoàng Nam


xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp nên tình hình sản
xuất nông nghiệp khá ổn định.
1. Lĩnh vực trồng trọt:
Diện tích canh tác các loại cây trồng gồm các loại cây hàng năm như: cây lúa
190ha, cây bắp 11ha, cây đậu phộng 13,5ha, cây rau các loại 135ha, cây đậu các loại
18ha, khoai mỳ 116ha, cây thuốc lá 8ha; cây lâu năm: cây điều 8ha, cây ăn quả 85ha.
Bảng 2:DT – NS - SL các loại cây trồng xã Long Mỹ đến năm 2011
TT

Cây trồng

ĐVT

2005

2007

2008

2009

2010

2011

Cây lúa
1

- Diện tích gieo trồng


Ha

255,0

119,0

196,0

100,0

187,0

190,0

2,2

1,5

3,0

3,0

3,7

3,8

- Năng suất

tấn/ha


- Sản lượng

tấn

560,0

181,0

588,0

300,0

683,0

728,0

Ha

20,0

23,0

22,0

15,0

10,0

11,0


- Năng suất

tấn/ha

2,7

1,7

1,3

4,0

4,3

4,5

- Sản lượng

tấn

53,0

40,0

28,0

60,0

42,5


49,0

Ha

25,0

138,0

135,0

- Năng suất

tấn/ha

12,0

11,9

12,0

- Sản lượng

tấn

300,0

1.639,5

1.620,0


Ha

4,0

16,5

18,0

- Năng suất

tấn/ha

1,1

1,0

0,9

- Sản lượng

tấn

4,4

15,9

16,0

ha


85,0

116,0

- Năng suất

tấn/ha

15,0

25,0

- Sản lượng

tấn

1.275,0

2.900,0

Cây bắp (ngô)
2

- Diện tích gieo trồng

Cây rau các loại
3

- Diện tích gieo trồng


Cây đậu các loại
4

- Diện tích gieo trồng

Cây Khoai mỳ
5

- Diện tích gieo trồng

Cây đậu phộng
6

- Diện tích gieo trồng

ha

5,0

7,0

13,0

5,0

12,0

13,5

- Năng suất


tấn/ha

0,6

0,6

0,8

0,9

1,0

0,9

- Sản lượng

tấn

3,0

4,0

10,0

4,5

11,8

12,2


ha

2,0

3,0

2,0

12,0

12,8

8,0

- Năng suất

tấn/ha

2,5

5,3

15,5

1,8

2,0

2,2


- Sản lượng

tấn

5,0

16,0

31,0

21,0

25,6

17,6

Cây thuốc lá
- Diện tích gieo trồng
7

Trang 18


×